SA CHI LỆ: HỒI KÝ HÀNH TRÌNH TỊ NẠN-MỘT THỜI CÚI MẶT

 SA CHI LỆ: HỒI KÝ HÀNH TRÌNH TỊ NẠN                                 MỘT THỜI CÚI MẶT

HỒI KÝ HÀNH TRÌNH TỊ NẠN (tập 8 ) TỪ TRANG 98-112

  *Đối thoại ngắn với người Hà Nội vào Nam mưu sinh:

 -Cô mới vào à?

 -Vâng! Anh hiệu trưởng trường Sư Phạm Hà Nội, giới thiệu cho em tạm trú ở đây (cư xá giáo viên của trường Trung học Nguyen trung Truc, RG).

 -Ngoài đó, cô ở tỉnh nào?

 -Thái Bình, anh ạ!

 -Vào đây, cô đi cùng với gia đình?

 -Không! Mỗi một mình!

 -Vé xe đò hay tàu hỏa?

 -Em đi bằng tàu thủy. Phải đăng ký gần 1 tháng  mới mua được vé.

 -Vé đắc lắm không?

 -Dạ! 160 đồng. Đó là tiền dành dụm và bán thêm ít đồ mới đủ tiền cho em vào Nam. Em đi cho bớt gánh nặng gia đình. Vì nghe vài người thân vô Nam từ tiếp thu, kể lại: Trong Nam, dễ sống, là miền đất hứa. Cả gia đình em ao ước được vào đây, nhưng thiếu tiền lộ phí. Chắc em phải tích luỹ 5, 6 năm, để lần lượt đưa người nhà vào…

-Xin lỗi. Cô tên gì?

-Dạ. Em tên Nhượng. Anh cứ gọi tên, em thích hơn.

-Ngoài ấy, Nhượng học đến lớp mấy?

-Lớp 7 thôi.

 -Nhượng đã được giới thiệu làm cơ quan nào chưa?

-Em xin học sư phạm cấp I.

-Nhượng có buồn khi rời miền Bắc, nhận miền Nam là quê hương?

-Trái lại anh ạ! Em rất phấn khởi, náo nức khôn tả, lúc cầm được vé tàu. Đi về nhà như bay. Ba em cũng sung sướng. Mấy anh chị em có vẻ ghen hờn lẫn ao ước. Em từ giả bà con láng giềng, ai cũng trầm trồ, chúc mừng. Cảm tưởng của em, ngày vào Nam như là ngày lên xe hoa, vinh hạnh nhất đời em.

-Trước tiếp thu, Nhượng nghĩ về miền Nam thế nào?

-Em nghĩ trong Nam thống khổ gấp trăm lần dưới gót giày xâm lược, tàn bạo của đế quốc Mỹ. Dù chúng em, sau một ngày lao động quần quật ở nông trường, tối đến phải học tập chính trị hoặc họp để kiểm thảo, sửa sai…Do đó, nồng độ căm thù Mỹ của dân miền Bắc rất cao. Mỗi khi máy bay Mỹ điên cuồng ngông ngạo lao xuống nhà máy, nông trường trút bom, lúc đó em xung phong vác đạn, tiếp tế lương thực…

   Em sung sướng quá, khi thấy miền Nam được giải phóng. Mỹ cút, Ngụy nhào! Đất nước chúng ta, thống nhất-Độc Lập-Hòa Bình-Tự Do. Miền Nam quả là Thiên Đàng của chúng em!

-H đã hỏi một đảng viên Tập Kết về cuộc sống ở miền Bắc. Mặt ông ta vênh váo hãnh diện nói:

-Miền Bắc đã xóa bỏ chế độ người bóc lột người...

-Nhân dân thực sự làm chủ đất nước.

-Giàu nghèo không còn chênh lệch mấy. 

-Mọi người bình đẳng, hưởng đủ thứ tự do.

-Như vậy, đúng không Nhượng?

-Những thắc mắc của anh tương tự những người khác. Em nghĩ, một người như anh hiểu hơn ai hết những điều đó!

Cô không ngại, tiếp:

 -Hơn 30 năm, MB tiến lên XHCN, Cuộc sống vẫn chưa khả quan. Chúng em phải thi đua làm việc suốt ngày. Cưỡng bách lao động 5 năm đối với thanh niên nam nữ. Lao động Sản xuất 2 năm. Làm xong nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ quân sự, mới xin vào học các ngành nghề hay làm việc cơ quan.

-Lao động sản xuất, con gái gánh 25 kg đất, phân.

Trai, 50 kg. Mang đến ruộng, đê, khoảng cách từ 300-500m.

-Ruộng làm tập thể, xong mùa chia. Gia đình em chẳng đủ ăn. Đôi khi phải độn thêm 60% đến 90%, những thứ như khoai, ngô, bo bo, khoai ngứa. Ăn ngứa cả miệng vẫn cố nuốt mà sống.

-Nuôi heo, con nào to nhất 30 kg chỉ cho ăn rong.

-Em thấy trong nầy, bỏ đất hoang nhiều quá. Ngoài em, đất quý như vàng. Nhà cửa chen chúc nhau, lợp toàn rơm rạ. Lợp lá, tranh là nhà khá. Quanh nhà trồng đủ các thứ rau cải. Tận dụng phân người, phân chuồng, nước tiểu. Phân Uré thì hiếm.

-Xe ô tô rất ít. Toàn xe đạp. Sau tiếp thu, nhiều con buôn trong Nam mang Honda, Tivi, tủ lạnh, máy may…ra Bắc bán. Giá rất đắt.

-Nhượng vô đây lập nghiệp, muốn có chồng Nam không?

Cô trả lời không chút e thẹn:

-Đó là điều hy vọng của em, nhờ anh giới thiệu nhé!

-Ồ! Được mà!

*Một hôm, qua người quen, Nhượng gửi vài kg khô tạp về Bắc. Bố hồi âm những lời lẻ quá đỗi vui mừng:

-Quý hóa thay! Con nhớ gửi thêm cho bố nhé!

*Đảng viên, Cán bộ, Bộ đội, Công nhân viên A chi viện ở Rạch Giá đua nhau gửi quà về gia đình: mua cá biển chà bông, tôm khô, ít hộp sữa, búp bê, đồ chơi trẻ con…

 *HÀ NỘI THIÊN ĐÀNG-THỜI BAO CẤP:

         *Lao động xã hội chủ nghĩa.

         Mua thực phẩm & đồ gia  dụng phải đăng ký:


        

-Xe đạp một chiếc giá:  3.000đ –  4.000đ

-Honda            10.000đ - 15.000đ

-Nhà lợp rơm, rạ, vách đất. Nấu ăn, không củi đốt.

-Lao động suốt 7 ngày.

-Hằng năm, phiếu mua 4m vải thô.

-1 tháng, cửa hàng bán cá con sình 1 lần.

-1 năm, phiếu mua thịt 1 kg.

-1 năm, phiếu mua 1 lít nước mắm.

-Sinh đứa con thứ 2, Cán bộ tới thăm giảng về

 kế hoạch hóa.

-Sinh đứa thứ 3, bị khiển trách.

-Ngoài đường điện đóm lờ mờ.

-Cảng Hải Phòng chì có 1 tiệm kem, muốn ăn, xếp

 hàng cả giờ.

-Đường hàng không Hà Nội-Saigon. Xếng hàng 1

 tuần mới đến lượt đăng ký-10 ngày có vé.

-Tuyến đường thủy – xe đò, đăng ký, một tháng sau nhận vé.


 

-Có một trung tâm bán phân người. Một thùng phuy

 phân giá 10đ.

-Đến chơi, chủ nhà vui khi khách đi cầu nhà mình.

-Con cốm, kẹ khoái mặc đồ hippi.

-Mê nhạc Ngụy.

 

20-7-1979 Rạch-Giá 

  Một Cán bộ học xong Đại Học Cấp Tốc. Nghỉ phép 40 ngày về quê Hà Nội. Ty lương thực cho mang theo 5kg gạo ăn dọc đường. Anh phải mượn thêm 15kg làm quà cho gia đình.

   H đạp xe cọc cạch từ bến Hà Tiên qua đường Mạc Cừu, vô cùng ngạc nhiên trước hiện tượng nhiều người Miên đang dẫn bò hướng phía Hà Tiên. Họ hối hả đi, trông phấn khởi lắm như dân Do Thái đang hồ hỡi về miền đất Hứa.

 (Điều này làm tôi chợt nhớ sáng sớm ngày 30-4-1975, trên đường từ Chi Khu Phước Ninh đến Phước Tân, đầy ắp người Miên gồng gánh, mang vác đồ đạc mà gương mặt ai cũng rạng rỡ. Tôi thấy lạ, thắc mắc hỏi một bác Miên già:

 -Các ông đi đâu, VC tràn ngập Bến Sỏi rồi, không sợ à?...

 Cụ trả lời bằng tiếng Việt gọng nghịu:

-Chúng tôi về nhà mà!

Đến trưa thì Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.)

 *Tình cờ quen một kỹ sư hóa học, tu nghiệp Đông Đức 2 năm, anh kể: -Làm giám đốc công ty bột giặt Tico từ tiếp thu đến nay. Hiện đào nhiệm trốn ở Rạch Giá, đã và đang tìm đường vượt thoát dù bao đe dọa nguy hiểm trước mặt. Hồi chưa về nước, bạn bè khuyên ở lại, anh nhất định không nghe, quyết tâm cho lý tưởng CS. Nay thức tỉnh, vỡ mộng bởi nhìn thấy sự thật phũ phàng…

 01-8-1979 Rạch-Giá

  Thứ hai.

-Một giáo viên đến phòng y tế thị xã, xin khám bệnh. Cô đọc bản thông báo dán trước cửa:

-Thứ ba, thứ sáu, chỉ khám cho nhân dân, can bộ, công nhân viên.

Định về, nhưng cô cảm thấy trong người nóng ran, tai ù…quá khó chịu, đành bước đến phòng nhận bệnh, trình giấy giới thiệu:

 -Xin cô giúp tôi được khám bệnh…

Cô thư ký mặt lạnh như tiền nói:

 -Cơ quan có thuốc mà!

 -Dạ! Hết thuốc cho chứng bệnh của tôi.

 -Lỡ lần nầy, thôi được theo tôi!

Vào phòng bác sĩ đang hí hoáy viết, nhướng mắt nhìn cô giáo, gương mặt ông ta hơi cau lại:

 -Sao, có đọc bảng thông báo không?

 -Dạ, thưa có! Cô chua chát:

-Lần sau đau, tôi phải lựa ngày thứ ba…mà đau vậy!...

                                              *

*Vài thiển nghĩ sau ngày VC cưỡng chiếm miến Nam:

-Dương văn Minh kêu gọi quân đội VNCH buông súng  đầu hàng vô điều kiện.

-Miền Nam bị VC cưỡng chiếm do nhiều nguyên nhân…

-Chánh phủ cách mạng lâm thời miền Nam VN ra đời.

      Kiêu gọi ngụy quân, ngụy quyền ra trình diện.

-CP/CMLTMNVN ban hành chánh sách khoan hồng 10 điểm.

-90% dân miền Nam vô cùng mừng rỡ vì đất nước đã: Thống Nhất-Hòa bình-Độc Lập-Tự do…

-Phần lớn trí thức miền Nam, quân, dân, cán, chính chưa hiểu thấu đáo bản chất CS: Cứ nghĩ, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, thảm khốc, một cuộc cách mạng. Thay đổi chế độ thối nát. Dân thì quá sợ chiến tranh…

-Đồng thời, mặt trận trung đông độ nóng lên cao điểm. Mỹ cần vùng huyết mạch dầu mỏ hơn buông miếng giẻ rách MNVN khi Kissinger đi đêm với Trung Cộng năm 1972.

-Kinh tế Mỹ kiệt quệ vì chiến tranh VN.

-Phong trào phản chiến dữ dội ở Mỹ.

-Dân nông thôn miền Nam đã nuôi VC nằm vùng, lũng đoạn thành thị, làm bàn đạp dứt điểm VNCH.

-Hình ảnh bộ đội nón cối, dép râu, du kích, nón tai bèo, nữ giao liên mang AK, K 54 oai vệ làm dân nông thôn ngưỡng phục sự hy sinh đi làm cách mạng:

-Đã đánh cho Mỹ sợ, bỏ chạy! Ngụy nhào, ói máu!

 -Giải phóng miền Nam khỏi ách nô lệ, kềm kẹp của Mỹ, Ngụy! Kinh qua cuộc kháng chiến thần thánh ba mươi năm.

-Một số dân ái ngại khi tiếp xúc với các anh chị bỏ bưng biền vào thành thị, mặt mày người nào cũng mét xanh, mầm sốt rét, môi thâm, nói chuyện nặc mùi đánh Mỹ, chửi Thiệu.

-VC tiếp thu miền Nam như một bất ngờ, bởi theo kế hoạch  của chóp bu Hà nội 1977, mới tổng tấn công lần nữa. Cho nên

bộ máy hành chánh rỗng tuếch, chưa chuẩn bị sẵn sàng.

-Dịp này, những kẻ nằm vùng đã lộ hết.

-Từ 30-4-1975 đến 10-5-1975, cuộc sống miền Nam bỏ ngỏ, dân đi xa không phải xin phép.

*Ghi dấu Tội Ác VC sau ngày cưỡng chiếm miền Nam:

*Tháng 9-1975, VC tung ra ba chiêu độc đầu tiên:

       1-Tiêu diệt bọn phản động.

            2-Bài trừ tư sản mại bản.

            3-Chiến dịch X.3  (đổi tiền)

-Cơ sở kinh doanh lớn biến thành quốc doanh.

-Nhà các ông lớn ngụy bị tịch thu.

-Xảy ra nhiều vụ tố tụng, bắt bớ trả thù cá nhân.

-Dân miền Nam chới với tưởng mình đang sống trong mơ. Từ trên cao hồ hỡi rơi xuống vực thẳm.

Sự vui mừng không còn nữa nhường chỗ cho lo âu, sợ hãi, không biết mình bị bắt, bị tố lúc nào?...

-Một số tỉnh còn vang tiếng súng của tàn quân.

-Báo chí chỉ có tờ nhật báo: Saigon giài phóng.

-Không còn trường học tư nhân. Giáo viên được trợ cấp tạm thời 20đ, suốt bốn tháng.

-Bắt giáo sư biệt phái của ngụy, đi học tập cải tạo.

-Học sinh. trước 30-4-1975, có bằng tú tài I, II, IBM tham dự khóa sư phạm cấp tốc 2 tháng, ra dạy cấp 2. 3.

-Tệ nạn du đảng biến mất. Nhưng sì ke, ma túy, đĩ điếm, trộm cắp vẫn còn…

-Nguồn xăng, dầu thành quốc doanh.

-Ngành giao thông vận tải quốc doanh.

-Dân được cấp sổ gạo, phiếu vải, sổ đăng ký mua đồ dùng.

-Quốc doanh cửa hàng, công ty khách sạn, ăn uống.

-Muốn mua gì, phải làm đơn hoặc có giấy giới thiệu.

 *Dân gian châm biếm truyền khẩu:

  -Đả đảo Thiệu, Kỳ, mua cái gì cũng có.

  -Hoan hô HCM, mua cây đinh phải xin phép!

-Dân đau nặng, hấp hối, muốn vào nhà thương cấp cứu, phải làm đơn được tổ, xóm, ấp, xã, huyện xác nhận…

-Đồ gia dụng giá trị bị coi là lậu khi mang ra khỏi địa phương không giấy phép.

-Tình trạng thất nghiệp ước chừng 90%.

-VC tịch thu ruộng đất của dân bị quy là địa chủ.

-Gán cái mác CIA cho tư sản mại bản: Toàn bộ tài sản bị tịch thu, ra khỏi nhà với bộ đồ dính da.

-Trại giam chiếu cố thân hào nhân sĩ ngụy và tư sản bại bản.

-Giáo sư đại học phải học tập cải tạo.

-Sinh viên vừa học tập vừa lao động 6 tháng, cần thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lê mới học tiếp.

-Chính sách cải tạo công thương nghiệp nhằm triệt hạ doanh thương người Hoa.

-Cuối năm 1976, bắt đầu chiến tranh Việt-Miên.

-Người miền Nam bừng tỉnh giấc Nam Kha, làn sóng vượt biên, vượt biển khởi từ 1976, lên cao điểm vào mùa xuân 1978 bằng con đường Bán Chính Thức.

-Đầu năm 1977, thanh niên 18t thi hành nghĩa vụ quân sự.

-Dân tuổi từ 18 – 45, phải làm nghĩa vụ lao động 1 năm/3 lần.

-Bộ máy lãnh đạo, điều hành nhà nước từ cấp ấp đến tỉnh đều là thành phần “Đỉnh cao tối tuệ” sủa mác-lê như vẹt.

-Kế hoạch nhà nước: Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội xuống hố: Đưa dân thành, thị đi vùng Kinh Tế Mới, chỉ chừa lại gia đình cách mạng, cán bộ, công nhân viên.

-Dân lao động phải vào Hợp tác xã, Tập đoàn.

-Thanh niên trốn nghĩa vụ, bắt cha mẹ vào tù.

-Lao động khổ sai trong các trại tù mệnh danh học tập cải tạo.

-Học tài thi lý lịch. Hồng hơn chuyên.

Giáo viên vào lớp dạy như trả nợ.

-Trộm, cuớp bắt được, đưa ra xét xử: Giam thủ phạm, nạn nhân nuôi cơm.

-Mỗi địa phương có Luật Rừng khác nhau.

-Vào cửa công quyền phải có: Tiền bôi trơn, hối lộ không cần  giấu giếm.

-Kế hoạch xây dựng kinh tế mới hoàn toàn thất bại.

-Đội ngũ Ăn mày phát triển mạnh chưa từng có trong lịch sử VN.

-Kỳ thị Nam, Bắc trầm trọng, Tập kết, không tập kết.

-Làn sóng di cư vào nam mưu sinh của dân bắc kỳ, nhịp độ càng ngày càng cao.

-Nhiều cán bộ, đảng viên đã vỡ mộng.

-Trước 1975, Tàu chợ lớn chi phối toàn bộ nền kinh tế miền Nam. Sau 1975, người Hoa là cái gai trong mắt, VC cần nhổ đi, hai là cướp của hợp pháp, nhất cử tứ tiện:

       -Bài trừ tư sản mại bản, cải tạo công thương nghiệp, xuất khẩu người Tàu lấy vàng (cho vượt biển bán chính thức). Đuổi đi vùng kinh tế mới.

 -Tin đài VOA, sau 2 năm Buôn người, VC thu vào hơn 3 tỉ đô la.

-Trả nợ từ từ cho Liên Xô, nhận thêm vũ khí để xâm lăng Campuchia, bành trướng chủ nghĩa.

                     ***

23-8-1979  Tội Ác VC về  Vượt Biển.

 *Bản tin từ Phi luật Tân: -85 thuyền nhân tị nạn bị bộ đội VN thảm sát ở một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa. 8 người may mắn sống sót được tàu ngoại quốc cứu vớt đưa đến Manila. Họ cho biết tàu họ bị mắc cạn, đã làm dấu hiệu S.O.S, nhưng bộ đội VN cứ nả súng cối và liên thanh vào tàu. Vụ tàn sát này xảy ra sau một ngày hội nghị Geneve về dân tị nạn đông dương kết thúc. Một bằng chứng lột mặt nạ vô nhân đạo của CSVN coi dân tị nạn VN là phản quốc!

05-9-1979 SAIGON Thời Bao Cấp


               

             *Mưu sinh từ đống rác *   Cán ngố mánh mung*

  Ghi nhanh: Phố đường Nguyễn Thông và Nguyễn tri Phương, bày bán đầy đồ thực dụng, thuốc tây ngoại quốc.

-Sau lưng công ty Sinco, kế công trường Quách thị Trang là khu bán sách cũ đã được duyệt. Tuy nhiên, nếu khách hàng cần sách cấm cũng có.

-Chợ Trời xuất hiện bên cạnh hãng nước ngọt Phương Toàn (khu ChợLớn)

-Nhiều trẻ con, người lớn đói rách sống lây lất nhờ đống rác trước chợ An Đông, Ngả Bảy…và chực chờ ăn mót ở các quán ăn.

-Saigon, lắm gia đình ăn độn mì, khoai.

-Hầu như vỉa hè nào cũng rộn ràng bởi dân sống bằng nghề Chạy Mánh.

-Tha hồ kiếm, chọn Thuốc Tây ở chợ trời đường Trương Công Định (gần Bến Thành)

-Đường Hàm Nghi đầy ắp quần áo cũ.

-Mua xăng lậu đến đường Hùng Vương.

-Lương bác sĩ 60đ/1tháng, đã có phòng mạch lậu.

-Chợ thịt người (mại dâm) đường Duy Tân, Hồng Thập Tự, Công viên Văn Lang, Pétrus-ký.

-Ăn ngon, rẻ tiền, tiết canh lòng vịt, không đâu bằng ở đường Đỗ thành Nhân. Phố đường Vĩnh Viễn có Chả Đùm. Đệ nhất chem chép xào tiêu tọa lạc xéo công ty đường VN.

-Lang thang nhiều đường phố Saigon, văng vẳng nghe nhạc “ngụy”.

-Nhiều quán bia “ôm” trá hình.

  


  
      *Bia ôm trá hình             * Yêu ôm thời @ còng*

-Tai mắt công an, B2 chìm đóng vai những người giữ xe đạp trước các nhà hàng lớn.

-Saigon, dân được mua 2 kg gạo, mì/1 tháng.

-Vùng Chợ Lớn, nhiều nhà bị tịch biên, niêm phong.

-Xảy ra không ít các vụ cướp ngày thật táo bạo.

-Dân bắc kỳ sáng kiến mua máy lạnh làm tủ nước đá bẹ lậu.

-Thỉnh thoảng, nghe tiếng rao trên đường phố: -Mua giường, tủ, vật dụng cũ…

 11-9-1979

 Sau khi hai phái đoàn Mỹ qua Hà Nội. VC soạn thảo hiến pháp mới, có hiệu lực từ ngày 02-9-1979.

Những trạm kiểm soát và thu thuế đã đóng cửa.

 Dân chúng quá đỗi vui mừng chỉ được một tháng, rồi tự động các trạm thu mở trở lại.

15-9-1979 An Giang- huyện Phú Tân.

   *VC ăn cướp trắng trợn ngoài đồng ruộng.

 -Nông dân huyện Phú Tân nhất quyết không làm tập thể. Tự túc xăng dầu, phân bón.

 -Lúa chín, nhà nước âm thầm huy động nhân công gặt hái, gia đình chủ ruộng cùng thân nhân mang gậy, gộc dao, mác tử chiến với những tay sai kia.

 -Một vài nơi, trưởng ấp bắt du kích ra đồng tự động  gặt lúa, cướp của dân…

 *Đổi đời, nhiều sĩ quan “ngụy” đang trong các trại lao động khổ sai, không ngày về, vợ ở nhà cắm sừng…

 *Tếu thời bao cấp

 *Một bộ đội già, mặt nhăn nheo, ngồi trên xích lô ôm cặp, qua ngả tư, đèn xanh bỗng sang đỏ, không thấy cảnh sát đứng điều khiển, ông ta ngạc nhiên, đưa tay chỉ và hỏi bác xích lô:

 -Sao hay thế nhỉ?

Bác cười mỉm, giài thích:

 -Đó là đèn tự động, đồng chí ạ!

*Một đàn ông mặc đồ bộ đội, trông vẻ mới vào nam, vừa mua 2 nải chuối, ngồi trên băng đá của bùng binh Saigon (công trường Quách thị Trang). Ông ta ăn ngon lành, một hơi gần hết chuối. ai theo dõi, tưởng chừng gã nầy chết đói lâu rồi!

 *Một bà bắc kỳ 75, cư ngụ khu Khánh Hội, hôm nào cũng xách giỏ đi chợ, mua một chục (12) mảng cầu ta, ngồi ăn tại chỗ, nuốt luôn cả hột. Nhiều lần như thế, mấy người quanh đó, không nín được, cười ầm lên. Bà ta xấu hổ, ngoe nguẩy bỏ đi, bà bán châm biếm:

 -Nhả hột là phí của mà!

 *Mới tiếp thu Saigon, bộ đội chiếm nhà các gia đình đã đi ngoại quốc. Răng đen, mã tấu không biết xử dụng các thiết bị phòng tắm, nhà cầu. Bị phỏng vì vòi nước nóng, chúng chửi thề ỏm tỏi:

 -Địch bố tiên sư! Tụi điếm Mỹ, Ngụy còn gài bẫy các ông!

 *VƯỢT BIỂN - Rạch Giá

 -Cuối 1978, đầu 1979 là thời cao điểm “hải tặc” Việt cướp tàu Quốc Doanh, ngoài khơi vùng biển Rạch-Giá.

-Thời VC hốt vàng từ “Ba tàu chợ lớn” và thời giết người tập thể huỷ diệt dấu tích thật tinh vi, thủ phạm là ai  đến nay vẫn còn trong bí ẩn?.

-Vào lúc nầy, H tạm trú tại cư xá giáo viên trường Nguyen trung Truc, TX/RG. Để nghe ngóng tin tức, chiều chiều, H đạp xe đến bến cảng Rạch-Giá. Vài bạn ngư phủ cho biết:

-Hôm nay, 10 chiếc đi bán chính thức, tới hải phận 6 chiếc, 4 chiếc bị chìm khi rời cảng vài chục hải lý.Một số tàu chìm bởi chở quá trọng tải. Hôm khác, 10 chiếc, thoát được 7…toàn bộ 400, 500 người…không một ai sống sót…Nhiều thân nhân cũng ra nghe ngóng, lắm người vui cười hớn hở, bên cạnh những tiếng thở dài não nuột…

-Thỉnh thoảng, xảy ra nhiều vụ thanh toán nhau trên tàu. Có lẽ, do ăn chia không đồng đều.

-Tin nóng, giám đốc công ty ngoại thương RG, vượt thoát, bỏ vợ lớn, dẫn theo bà vợ bé 8 con của chồng cũ.

-Giáo chức RG thiếu hụt trầm trọng vì hướng ứng cao trào vượt biển.

Tin đặc biệt: VC âm thầm ngụy trang, đưa 2000 B2 (an ninh tình báo) đóng vai tị nạn ra khơi.

-Cô thủ uỷ công ty hải sản RG, ôm gọn tiền mất tích.

*Phú Quốc: Chính quyền ra lệnh giới nghiêm khẩn cấp toàn đảo, vì trong một đêm, 600 dân ven biển, đua nhau lên thuyền nhỏ ra chiến hạm Mỹ, bất ngờ xuất hiện gần bờ, cách khoảng 100m.

-Trong trại giam TX/RG, đầy tiếng khóc than của dân địa phương và Saigon bị B2 gài bẫy.

-Cũng có những chuyện mua bán bãi thật của CA, B2.

-Một cụ già, 90t, may mắn gặp tàu Mỹ vớt, đưa qua Thái Lan.

-Một HSQ/QLVNCH, từ mủi Cà Mau, gan dạ, bơi ra hải phận quốc tế.

-Một chiếc ghe nhỏ, dài 7m, chở 21 người, bị cướp 2 lần, khi gần tới bờ biển Thái, lội vào, còn sống 13 người.

-Tin dồn dập hằng ngày: Hải tặc Thái lộng hành, cướp, hãm hiếp phụ nữ một cách dã man trên tàu.

-Cư dân RG, xầm xì về lá thư của một cô gái gửi cho thân nhân: Cô đến Mỹ, 6 tháng sau, mới hoàn hồn, khóc kể: -Tàu cô gặp cướp, đòi bắt tất cả đàn bà, con gái, cô tình nguyện, chúng đưa dến một hòn đảo hoang. Nơi đây, cô gặp hàng trăm đàn bà, con gái Việt, đau khổ, phẫn uất, khóc như mưa. Một số bà mang bầu, bế con…Bọn cướp đưa cô đến một đảo khác, dâng nạp cho chúa đảo. Cơ may bất ngờ, bọn chúng đi đánh bắt cá, không còn ai. Cô thấy  một chiếc tàu khá xa bờ, cô làm hiệu S.O.S, đốt lửa, cột quần áo, đưa qua, đưa lại, tàu ghé…

 
                            *Hải Tặc Thái*

          
                    1*Ghe tị nạn bị cướp biển Thái*

      
         

 

     *1Di Tích Đảo Hải Tặc Thái*2 Di Tích Hải Tặc VC*

                   *CÒN TIẾP TẬP 9

 

  


 

Tags: HỒI KÝ
Tags: NHÂN VẬT
Tags: TÁC GIẢ
Tags: TÁC PHẨM

Đăng nhận xét

Tin liên quan