Phạm Văn Bân dịch cuốn 'Chân Lạp Phong Thổ Ký’

 TẠP CHÍ DÂN VĂN

DANVAN MAGAZINE

Email: danvanmagazin@gmail.com


BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN

(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)

 Kính thưa quí Độc giả các Diễn Đàn,

Từ 32 năm nay, TCDV chủ trương và cổ võ việc phê bình văn học, học thuật, vì một cuốn sách “viết sai, dịch sai” sẽ di hại các thế hệ sau. Văn phong phê bình là của người viết, TCDV tôn trọng người phê bình và người “bị” phê bình, mong rằng người bị phê bình có óc cầu tiến và phục thiện để sửa chữa các “sai sót” khi tái bản tác phẩm...

Trứơc đây ít lâu, anh Minh Di từ Châu Úc đã có vài bài viết ngắn về tác phẩm “Chân Lạp Phong Thổ Ký” của ông Phạm Văn Bân, những bài viết này đã gây ra “lời qua tiếng lại” giữa người phê bình và người bị phê bình, tạo một không khí sinh hoạt trên Net khá sôi động...

Nay, sau thời gian đi nghỉ hè, Minh Di “trở lại” tiếp tục viết về bản dịch “Chân Lạp Phong Thổ Ký” của Phạm Văn Bân, hy vọng lần này tác giả bản dịch “tiếp nhận” “sự chỉ giáo” như trong “lời nói đầu” của cuốn sách. Mong lắm thay!

Trân trọng,

Germany, 21.05.2008 (lần 1), (lần 2, ngày 26.08.2014.) (lần 3, ngày 03.01.2019), lần 4, ngày 18.12.2022.

-         Điều Hợp Viên DĐ Ngôn-Ngữ-Việt,

-         Chủ Nhiệm TCDV.

Lý Trung Tín

 Bân Chân Lạp.

01 - 14 (15).

Phạm Văn Bân dịch cuốn 'Chân Lạp Phong Thổ Ký’

Trước hết, Phạm Văn Bân cho in 1 mớ chữ Hán, phiên âm Hán Việt, sau cùng dịch ra Việt ngữ.

Độc giả không biết Hán văn chẳng cần biết Phạm Văn Bân in chữ Hán đúng hay sai và họ cũng chẳng cần biết Phạm Văn Bân phiên âm Hán Việt trúng hay trật. Họ hài lòng với phần Việt ngữ của Phạm Văn Bân.

Thấy Phạm Văn Bân in Hán tự loạn cào cào, họ cứ ngỡ là ông dịch giả này chắc hẳn thông thạo thứ văn tự này (Hán văn) lắm!

Và cứ thế họ cảm thấy yên tâm, hài lòng với những gì Phạm Văn Bân dịch.

                                                                         *

- 'Bỗng đâu có khách biên đình sang chơí.

2 tiếng 'bỗng đâu’ này đã thay đổi cuộc đời Kiều ở một giai đoạn.

 Và ở đây, cũng 2 tiếng 'bỗng đâu’ đã làm đảo lộn mọi ý nghĩ, mọi hy vọng của Phạm Văn Bân.

- Ý nghĩ của Phạm Văn Bân ở đây là bản dịch của mình toàn bích, chẳng có 1 cái Sai nào, hoặc nếu có thì cũng là những lỗi nhẹ, những cái Sai lặt vặt!

- Hy vọng của Phạm Văn Bân ở đây là, từ đây ta sẽ thành 1 học giả trong lãnh vực Hán học!

 Nhưng 'bỗng đâu’ ông Minh Di ở đâu bắt gặp được bản dịch của Phạm Văn Bân!

Chỉ mới một trang 7 thôi, ông Minh Di đã lặt ra được một số sai lầm rất trầm trọng của dịch giả Phạm Văn Bân về 3 phương diện:

1). Âm đọc Hán Việt sai.

2). Ngắt câu sai.

3). Sai về nghĩa chữ.

Khi nêu ra những cái sai của Phạm Văn Bân ông Minh Di đã dẫn chứng, chứng minh rất đầy đủ và rõ ràng...

 + Thế là, ông Phạm Văn Bân mới nổi 'tam bành ông lên', để lớn tiếng chửi ông Minh Di, nào là có 'ác ý’, 'thiếu văn hóa’, 'phê bình hàm hồ’, học Hán văn 'khấp khểnh'...... (ghi chú của TCDV, nhà giáo Nguyễn Thế Khiết tại Châu Úc cho biết, đúng ra là KHẬP KHỄNH, còn “khấp khểnh” không thấy dùng trong văn chương VN)

Trước những cái sai của mình do ông Minh Di chỉ ra ông Phạm Văn Bân trước sau vẫn né tránh những gì ông Minh Di phê bình, mà chỉ mồm loa mép giải, mồm năm miệng mười, nói vu, nói vơ rằng trình độ Hán văn của ông Minh Di là thấp kém, học Hán văn 'khấp khểnh'....

Và, để chứng minh cho lời vu vơ này của mình, ông Phạm Văn Bân lớn tiếng nói ông Minh Di là không viết được Chữ Hán trong Bài viết của ông, trong khi Phạm Văn Bân viết được, do đó, ông giỏi Hán văn hơn ông Minh Di, do đó, rõ mười mươi là ông Minh Di kém Hán văn!

 (XEM TIẾP TRONG ATTACHMENTS KÈM THEO)

 Phản ứng trên đây của Phạm Văn Bân đã để lộ những chuyện sau đây:

1). Khi không trả lời được phê bình của ông Minh Di ông Phạm Văn Bân đã mặc nhiên thú nhận là mình sai. Không thể nào nói khác hơn, vì nếu người ta sai sao ông Bân không trả lời được?

2). Không trả lời Phạm Văn Bân lại nói vu vơ người phê bình mình trình độ kém cỏi! Khi nói thế Phạm Văn Bân muốn độc giả nghĩ rằng 'Cái ông Minh Di kia khả năng kém như thế, vậy ông ta phê bình không đúng đâu!'. Mớm cho độc giả cái ý nghĩ vừa nói trên, Phạm văn Bân tránh được trả lời những điều mà ông ta không sao trả lời được!

Hẳn Phạm Văn Bân nghĩ là mình rất thông minh.

Đáng tiếc, ở đây độc giả không cần ai viết Hán tự ai không viết Hán tự, bởi lẽ Phạm Văn Bân có viết Hán tự độc giả chẳng biết, mà tôi dẫn chứng sách vở Hán văn, độc giả cũng chẳng biết.

Do đó, vấn đề là độc giả chỉ biết trước mắt có những chứng cớ ông Phạm Văn Bân Sai, họ muốn chờ coi Phạm Văn Bân trả lời ra sao? - Nói khác đi, ở đây, độc giả cần chứng cứ mà không cần cái lỗ miệng! Việc Phạm Văn Bân viết được Hán tự, ông Minh Di thì không, ông thông Hán văn còn ông Minh Di thì kém,... từ cái lỗ miệng ông Phạm Văn Bân rồi tính sau.

Do đó, khi tránh né trả lời Phạm Văn Bân không biết rằng độc giả sẽ nghĩ:

1/. Ông Phạm Văn Bân sai, tôi phê bình đúng, như đã nói.

+ Ở đây là vấn đề học thuật để tìm đúng / sai, trúng / trật, không phải đánh võ mà né tránh, như Phạm Văn Bân đây! Đánh võ, né được đòn nào hay đòn nấy, trong học thuật thì không thế, càng né đòn thì càng chết! Phạm Văn Bân đừng lẫn lộn giữa võ thuật và Học thuật. Phạm Văn Bân là võ sĩ hay 'học sĩ’ đây? Mà võ sĩ lên đài mà cứ né đòn mãi khán giả cũng la ó thôi.

 2/. Ông Phạm Văn Bân là kẻ xảo trá, thiếu lương thiện khi né tránh vấn đề như vậy!

Càng xảo trá hơn khi Phạm Văn Bân viết rành rành trong 'Lời mở đầu’ cho bản dịch:

'Như mọi công việc sách vở khác, và trong giới hạn thì giờ cùng sự hiểu biết hạn hẹp của một cá nhân, lẽ tất nhiên có những sai sót mà tôi chưa nhận thức được khi hoàn thành bản dịch này. Kính mong quý độc giả chỉ giáo và tha thứ cho. (trang 04).

 - Phạm Văn Bân chấp nhận 'chỉ giáó, thế nhưng, khi được 'chỉ giáo’ cho Phạm Văn Bân nhà ta lại kêu 'be be’, và bắt đầu chửi rủa người chỉ giáo mình! Thế là thế nào?

Tôi thì tôi thấy, Phạm Văn Bân cứ y như con cá chiên xù, con cá bỏ vào chảo dầu nóng sùng sục thì vi, kỳ, vảy đều xù lên, coi rất quạu, và cũng rất đáng thương!

Có lẽ khi viết mấy 'Lời mở đầu’ dẫn trên Phạm Văn Bân nghĩ rằng nếu có Sai, cái Sai của mình cũng là những cái sai lặt vặt. Có ngờ đâụ....

Phạm Văn Bân không tự biết rằng khả năng Hán văn của mình vốn chỉ lỏm bõm, nếu tự biết vậy thì đã ngờ trước cái chẳng ngờ, do đó, đã chẳng có chuyện.

Phạm Văn Bân không liệu được cái bất ngờ cho nên mới có phản ứng dại dột như đã thấy!

 3/. Phạm Văn Bân không biết rằng, trong ý nghĩ của độc giả, ông ta là kẻ ngu nhất trên đời.

Khi cố tình mớm cho độc giả cái ý nghĩ là khả năng Hán văn của ông Minh Di kém cỏi, để từ đó mong độc giả nghĩ rằng phê bình của ông Minh Di là Sai! Mưu kế thực giản dị, mà cũng hết sức hiệu quả. Vừa khỏi phải trả lời về cái Sai của mình, vừa làm cho kẻ phê bình mình mang tiếng là kém cỏi. Thực là tiện lợi!

Người đọc có thể không biết gì nhiều vấn đề người viết viết ra, nhưng họ có khả năng phán đoán sai / đúng dựa trên những chứng cứ, lý luận của người viết. Phạm Văn Bân đừng nghĩ người đọc đều ngu hết! Thực tội nghiệp cho Phạm Văn Bân!

Chẳng hạn, cứ đối chiếu những đoạn dịch Hán văn của tôi và của Phạm Văn Bân độc giả có thể nhìn ra đâu là đúng, đâu là sai.

- Tiếc cho ông Phạm Văn Bân là ông đã quên rằng trên đời này không một người nào chịu được cái ý nghĩ người khác nghĩ mình là ngu, độc giả ở đây cũng thế. Trên đời không có gì ngu hơn là nghĩ người khác ngu!

Sau hết, tôi nghĩ nên gọi Phạm Văn Bân là 'Bân Chân Lạp', vì mỗi lần nói tới ông ta là người ta nghĩ ngay tới bản dịch cuốn 'Chân Lạp Phong Thổ Ký của ông ta. Hoặc giả cũng có thể gọi là Bân Chiên Xù, vì phản ứng quạu của ông dịch giả 'tài ba’ này để bảo vệ cái tự ái lố bịch. 

                                                                           *

Sau đây tôi lập lại lời phê bình của tôi để ông Bân trả lời cho độc giả và cho tôi. Và lần này ông đừng nghĩ độc giả là một lũ ngu ngơ, muốn nắn sao, muốn mớm gì, cũng được.

Sau đây là một đoạn phiên âm Hán Việt lời giới thiệu tác phẩm nói trên của đình thần trong ban biên tập 'Tứ Khố Toàn Thư’ và phần dịch của Phạm Văn Bân, để độc giả nhận định.

 Ông Phạm Văn Bân phiên âm:

- 'Nhiên Nguyên Sử bất lập Chân Lạp truyền, đắc thử nhi bổn mạt tường cụ, do khả dĩ bổ kỳ dật khuyết, thị cố nghi tồn bị sam đính, tác chức phương chi ngoại kỉ giả hĩ. Đạt Quan tác thị thư kí thành, dĩ kì Ngô Diễn. Diễn vi đề thi, thôi ấp thậm chí, kiến Diễn sở tác Trúc Tố Sơn Phòng Thi tập trung. Cái Diễn diệc phục kì tự thuật chi công vân'.

Ông Phạm Văn Bân dịch như sau:

- 'Khi truyền bá Chân Lạp, không nói đến sử nhà Nguyên, dù đọc từ đầu đến hết sách, có thể bổ túc khuyết điểm này, tức là nên bảo tồn và đính chính đầy đủ, làm phương hướng cho người làm ngoại kỉ. Khi Đạt Quan đã hoàn thành sách, gởi đến Ngô Diễn. Diễn làm đề thơ, tìm hiểu rất sâu, xem tác phẩm của Diễn: Trúc Tố Sơn Phòng Thi, tập trung. Diễn bày tỏ lòng kính phục công trình kể chuyện của Đạt Quan'.

 Phần phiên âm Hán Việt của ông Phạm Văn Bân có những cái sai sau đây:

1). Sai về âm đọc.

+ Câu 'bất lập Chân Lạp truyền'.

Chữ 'truyền' ở câu trên phải đọc là 'truyện'. Truyện ở đây có nghĩa là 'Tiểu sử’ - nếu nói về 1 nhân vật. Nếu nói Quốc gia thì Truyện có nghĩa là những 'ghi chép' về Quốc gia đó, chẳng hạn bộ 'Sử Ký của Sử gia Tư Mã Thiên (145 - 86? tr. Cn) có các mục liệt truyện:

- 'Đại Uyển liệt Truyện' ('Ghi chép về nước Đại Uyển'),

- 'Ô Tôn liệt Truyện' ('Ghi chép về nước Ô Tôn').....

Cũng như bộ 'Hán Thư’ của Sử gia Ban Cố (32 - 92) có các mục:

- 'Hung Nô liệt Truyện', ('Ghi chép về Hung Nô).

- 'Tây Vực liệt Truyện' ('Ghi chép về các nước vùng Tây Vực')......

Do đó, câu trên chính xác phải là 'bất lập Chân Lạp Truyện', nghĩa là 'không có ghi chép về nước Chân Lạp'.

+ 'Sam đính'. Chữ 'Sam', đúng theo thói quen thì phải đọc là 'Tham'.

+ Câu 'dĩ kì Ngô Diễn. Diễn vi đề thí.

Ở đây không phải là chữ 'kí, mà là chữ 'thí, nghĩa là 'đưa cho xem, đưa cho thấý, như ta nói 'cáo thí, 'yết thí , 'thị chúng'...... Do đó câu đúng là 'dĩ thị Ngô Diễn'.

Tiếp đến, câu kế là 'vị đề thí, chứ không là 'vi đề thí. Vị có nghĩa 'nhân vì, nhân đo’ 

 2). Ngắt câu sai.

+ Câu 'do khả dĩ bổ kì dật khuyết. Thị cố......', tức chấm câu sau chữ 'khuyết'.

+ Câu 'kiến Diễn sở tác Trúc Tố Sơn Phòng tập trung'.

Ngắt câu đúng là 'kiến Diễn sở tác Trúc Tố Sơn Phòng Thi Tập trung', tức chữ 'Tập' dính với chữ 'Thí ở trước, thành tiếng 'Thi Tập'.

 3). Sai về nghĩa chữ.

Phạm Văn Bân không biết là tiếng 'Chức phương' ở đoạn trên là tên một Chức quan thời cổ, chứ không có nghĩa là 'phương hướng' như ông dịch sai.

 + Sau đây là phần phiên âm, phiên dịch chính xác, độc giả cứ đối chiếu để biết cái giỏi Hán văn  của Phạm Văn Bân nó tới đâu, có như cái lỗ miệng 'mại vô’ của ông ta hay không?

 - 'Nhiên 'Nguyên Sứ bất lập Chân Lạp Truyện, đắc thử nhi bản mạt tường cụ, do khả thị bổ kỳ dật khuyết. Thị cố, nghi tồn bị tham đính, tác Chức phương chi Ngoại kỷ giả hĩ! Đạt Quan tác thị thư kí thành dĩ thị Ngô Khâu Diễn. Diễn vị đề thi suy ấp thậm chí! Kiến Diễn sở tác Trúc Tố Sơn Phòng Thi Tập trung, cái Diễn dịch phục kỳ tự thuật chi Công vân!'.

- 'Nhưng, bộ 'Nguyên Sứ không có mục 'Ghi chép' về Nước Chân Lạp, nhờ tập Ký Sự này mà (biết được) rõ ràng, đầy đủ về ngọn nguồn của Quốc Gia này, (mà) có thể bổ túc cho sự thiếu sót (nói trên của 'Nguyên Sứ). Cho nên nên lưu giữ để tham khảo, dùng để làm Phần Ngoại kỷ cho cơ quan Chức phương! Đạt Quan viết rồi Sách này thì đưa Ngô Khâu Diễn coi. (Ngô Khâu) Diễn nhân đó làm thơ, ý coi trọng, đề cao (tác phẩm) hết mức! Đọc thơ của (Ngô Khâu) Diễn sáng tác trong 'Trúc Tố Sơn Phòng Thi Tập' thì đại để (Ngô Khâu) Diễn cũng phục cái Công tự thuật này của Đạt Quan!'.

[Chú thích.

+ Chức phương. Một chức quan thành lập từ thời Chu (1021 - 256 tr. Cn), trông coi về Địa đồ và việc triều Cống trong thiên hạ. Sau này, các triều Đường (618 - 907), Tống (960 - 1279), trải đến Minh (1368 - 1644), Thanh (1644 - 1911) triều đại nào cũng đặt Chức Phương Ty - là 1 cơ quan thuộc Bộ Binh, Trưởng Ty là chức Lang Trung, phó là Viên Ngoại Lang.

+ Ngô Khâu Diễn (1272 - 1311). Có sách chép là Ngô Diễn. Ông tên Tự là Tử Hành, tên Hiệu là Trinh Bạch, Trúc Phòng hay Trúc Tố, quê ở Hàng Châu, huyện Tiền Đường, tỉnh Chiết Giang.

Ngô Khâu Diễn thông Kinh Sử nhưng không ra làm quan, chỉ dạy học để sống. Ngoài ra ông còn rành âm luật, giỏi chế tác dấu Triện - về mặt này tài nghệ ông ngang với Thư pháp gia, Họa gia Triệu Tùng Tuyết (1254 - 1322) - và là 1 Thư pháp gia nổi tiếng với 2 Thư thể Triện và Lệ.

Ông mù mắt trái, hơn nữa, chân trái lại khập khiễng.

Bản 'Chân Lạp Phong Thổ Ký’ tôi sử dụng ở đây là 'Chân Lạp Phong Thổ Ký Hiệu Chu, của Hạ Nại, do Trung Hoa Thư Cục (TQ) ấn hành năm 2000 (lần thứ 2).

Bản này dẫn lại lời giới thiệu của Tứ Khố Quán Thần ghi là Ngô Khâu Diễn.

+ Ở trên nói Ngô Diễn làm thơ đề cao cuốn 'Chân Lạp Phong Thổ Ký’ là chỉ 3 bài thơ có Tựa:

- 'Chu Đạt Khả Tùy Phụng sứ quá Chân Lạp quốc tác Thư ki Phong tục, nhân tặng tam Thú.

Đây là 3 bài Ngũ ngôn Bát cú, bài thứ nhất, 2 câu cuối: 

                                                  Dương Hùng hiếu phong tục,

                                                  Nhất nhất vấn Trương Kiển.

2 câu này có nghĩa: - Dương Hùng (53 tr. Cn - 18 Cn) là người thích tìm hiểu phong tục, bởi vậy mọi việc đều tra cứu, tìm hiểu, từ những ghi chép của Trương Kiển (? - 114 tr. Cn) về  các lần đi Sứ vùng Tây Vực thời Hán Vũ đế (156 - 87 tr. Cn; tại vị: 141 - 87), từ năm 139 cho đến năm 126 trước Tây lịch, và sau đó, năm 119.

Bài thứ 3, hai câu cuối: 

                                     Dị thư quân dĩ trứ,

                                     Vị hứa kiếm mai quang.

2 câu này nghĩa là Tập Sách lạ lùng ông (Chu Đạt Quan) viết ra rồi cũng như không để ánh sáng của thanh kiếm phải bị che lấp (ánh sáng của kiếm chỉ cái hay, đẹp của sách)].

 Đối chiếu đoạn dịch văn của Phạm Văn Bân thì không thể nào tưởng ra nổi ông ta lại có thể dịch bậy bạ đến thế!

 Bây giờ hãy đối chiếu từng câu một giữa nguyên văn và dịch văn của Phạm Văn Bân:

(1) - 'Nhiên 'Nguyên Sứ bất lập Chân Lạp Truyện, đắc thử nhi bản mạt tường cụ, do khả thị bổ kỳ dật khuyết'.

Phạm Văn Bân dịch:

- 'Khi truyền bá Chân Lạp, không nói đến sử nhà Nguyên, dù đọc từ đầu đến hết sách, có thể bổ túc khuyết điểm này’.

Người có trình độ Hán văn bình thường thôi cũng có thể thấy ngay Câu dịch của Phạm Văn Bân hết sức sai lạc, rất ngô nghê, chẳng ra đầu cua tai nheo gì cả!.

- 'Truyền bá Chân Lạp' (?) là truyền bá ra làm sao? Chân Lạp đây là một tư tưởng, hoặc là một phương pháp gì đó hay sao mà vác đi truyền bá?

- 'Không nói đến sử nhà Nguyên, dù đọc từ đầu đến hết sách'.

Độc giả biết Hán văn thử đối chiếu câu dẫn trên đây và nguyên văn coi có cái ý nào như PV Bân dịch hay không?

- 'Bản, mạt' (gốc, ngọn) nói đây chỉ 'ngọn nguồn' của nước Chân Lạp, Phạm Văn Bân vì không thông Hán văn nên dịch ẩu.

 (2). - 'Thị cố nghi tồn bị tham đính, tác Chức phương chi Ngoại kỉ giả hi’.

Phạm Văn Bân dịch:

- 'tức là nên bảo tồn và đính chính đầy đủ, làm phương hướng cho người làm ngoại kí.

Như chú thích của tôi ở trên về tiếng 'Chức phương' độc giả thấy rất rõ Phạm Văn Bân chẳng rõ đây là 1 Chức quan, để rồi dịch ẩu là 'phương hướng'.

Phương hướng nào đây ông Phạm Văn Bân? Là Đông, là Tây, là Nam hay là Bắc đây? Khả năng như vậy mà không biết mắc cở còn lớn tiếng chửi người chỉ cho mình điều đúng!

+ Một người không cần có một trình độ Hán văn cao siêu cũng có thể dịch cả đoạn văn dẫn trên rất xuông xẻ.

 (3). - 'Suy ấp thậm chi’

Phạm Văn Bân dịch:

- 'tìm hiểu rất sâu’.

+ Từ điển TỪ NGUYÊN giảng tiếng 'Suy ấp' như sau:

- 'Suy ấp. Suy trọng, tôn kính'.

Trong đoạn giới thiệu cuốn 'Chân Lạp Phong Thổ Ký tôi vừa dẫn trên 2 tiếng 'suy ấp' có nghĩa là 'coi trọng, đề cao’.

 (4). - 'Kiến Diễn sở tác Trúc Tố Sơn Phòng Thi Tập trung'.

Phạm Văn Bân dịch:

- 'xem tác phẩm của Diễn: Trúc Tố Sơn Phòng Thi, tập trung'.

+ Đã nói, chữ 'Tập' ở đây dính với chữ 'Thi’ ở trước, để thành tiếng 'Thi Tập', nói cho rõ hơn là chữ 'Tập' là 1 chữ trong tên tác phẩm của Ngô Khâu Diễn! Nhưng, ở đây ông Phạm Văn Bân lại ngắt nó ra, để nó đứng lạc lõng, chẳng đâu vào đâu hết! Tôi không biết có độc giả nào để ý thấy là 2 chữ 'tập trung' Phạm Văn Bân ngắt nghiến ra đó, để đứng 'lơ láo’, chẳng dính vào đâu cả, ở cuối câu trên hay không?

Đây mới chỉ là cú pháp tối căn bản mà Phạm Văn Bân còn sai như thế thì thử hỏi người ta có thể nào tin tưởng vào khả năng Hán văn của Phạm Văn Bân hay không?

Trên đây mới chỉ là lược qua một trang 7 của Bản dịch nói trên.

                                                                            *

Cũng trong trang dẫn trên, Phạm Văn Bân còn để lộ sự yếu kém về mặt Hán văn qua những chữ đọc sai âm:

1/. Hàng thứ 3: 'Ngoại kỉ chi thuộc', chữ 'thuộc' lại đọc sai thành chữ 'chúc'.

2/. Hàng thứ 7: 'Phong thổ phương vật vãng vãng sơ lược bất bí chữ 'sơ’ Phạm Văn Bân lại đọc thành chữ 'thúc'.

+ Sơ lược thì có, làm gì có 'thúc lược', Phạm Văn Bân? Cũng lại sai 1 chuyện cực kỳ sơ đẳng.

3/. Hàng thứ 10: 'Văn nghĩa phả vi cai thiệm', chữ 'phả’ đọc ra chữ 'phá’.

4/. Hàng 19: 'Tổng Hiệu Quan' chữ 'Hiệu’ lại đọc thành chữ 'Giáo’.

+ Chữ 'Hiệu’ này là chữ 'Hiệu’ trong các từ 'Hiệu chu, 'Hiệu đính', 'Hiệu định', 'học Hiệu’....

- Và dài dài ở những trang tiếp sau đó, việc ông Phạm Văn Bân 'đọc sai âm Hán Việt' là chuyện rất thường.

 Chỉ mới 1 trang thôi mà Phạm Văn Bân đã sai tới chừng ấy, và những cái Sai toàn là những điều sơ đẳng, thì độc giả có thể nhận định giá tri. Bản dịch của ông ta như thế nào rồi!

 + Ngoài ra, coi Thư mục 'THAM KHẢO’ của Phạm Văn Bân người ta không thấy có tới 1 cuốn Từ điển Hán - Hán, tức Từ điển của người Trung Hoa soạn, như các bộ Từ Hải, Từ Nguyên, hay các bộ Tự điển không thể thiếu cho việc nghiên cứu, dịch thuật, như Thuyết Văn, Quảng Nhã.....

Tôi có thể khẳng định một điều rằng:

- Không có bất cứ một cuốn Từ điển Hán - Việt nào hiện có có thể đủ để mà dịch một tác phẩm Cổ văn Trung Quốc như cuốn 'Chân Lạp Phong Thổ Ký’ ở đây!

Chỉ bằng 1 cuốn tự điển Hán Việt 'Thiều Chửu’ mà Phạm Văn Bân định lòe bịp thiên hạ bao la là mình dịch được cuốn 'Chân Lạp Phong Thổ Ký’ thì không có gì đáng thương hại hơn!

                                                                           *

- Lúc đầu, tôi định tiếp tục phê bình Phạm Văn Bân sau dịp Tết, nhưng cảm thấy hơi nản, bởi lẽ Phạm Văn Bân kém Hán văn quá! Thế nhưng, nghĩ lại, thấy nếu không phê bình, Phạm Văn Bân sẽ tiếp tục sự nghiệp loè bịp độc giả không biết Hán văn, như ông ta viết trong 'Lời mở đầu’ cho Bản dịch  cuốn 'Chân Lạp Phong Thổ Ký’ của ông ta:

- 'Tôi thiển nghĩ việc dịch chữ Hán qua thẳng chữ Hán Việt, rồi giải nghĩa bằng chữ Việt sẽ phản ảnh chính xác ý nghĩa hơn là đọc chữ Pháp'. 

(Lời mở đầu. Trang 04).

 Phạm Văn Bân cứ làm như thiệt vậy! Mà thôi, cũng phải thôi, đã bịp thì phải làm như thiệt chứ!

Bị tôi vạch mặt, Phạm Văn Bân nhảy dựng lên, nói tôi là có 'ác ý’, 'phê bình hàm hồ’ và nhất là rống họng nói tôi 'học Hán văn khập khểnh'. Tôi xin trả lời Phạm Văn Bân về những điểm này.

+ Trước hết, tôi ác ý vì đã không để Phạm Văn Bân ung dung lừa bịp độc giả với mớ Hán tự mà bất cứ 1 anh thợ in nào hiện nay cũng có thể làm được!

+ Tiếp đến, tôi phê bình hàm hồ bởi lẽ tới đây Phạm Văn Bân mới thấy sự thật chói lòa, làm cho đầu óc Phạm Văn Bân choáng váng, hóa hàm hồ, nói người khác hàm hồ! Vì, tự thân đã hàm hồ thì nhìn đâu cũng thấy hàm hồ, đúng như hào thượng cửu Quẻ Khuê nói. Phạm Văn Bân rồi cần 1 'trận mưa’.

+ Sau cùng, tôi học Hán văn khập khễnh vì lẽ tôi chưa từng thấy một cuốn sách, 1 tác phẩm nào của bất cứ 1 người Hoa nào viết bằng thứ 'chữ’ pin yin mà Phạm Văn Bân lấy làm tự hào ông ta mới biết được đây. Nếu ông Phạm Văn Bân chỉ ra được 1 cuốn sách, 1 tác phẩm nào viết Pin yin để chỉ cho độc giả không biết chữ Hán học theo thì tốt biết mấy! 

                                                                           &

Tiếp theo đây tôi tiếp tục chỉ ra những cái sai của Phạm Văn Bân trong cuốn sách nói trên.

Trước hết là bài 'Tổng Tứ của Chu Đạt Quan cho cuốn 'Chân Lạp Phong Thổ Ký’ - mà Phạm Văn Bân dịch là 'Tóm Tắt', từ trang 8 đến gần hết trang 9 (chính xác là giòng thứ 20 trang 9).

Trong bản dịch 'Chân Lạp Phong Thổ Ký’ Phạm Văn Bân đặt bản Việt văn trước, rồi sau đó là phần chữ Hán và phiên âm Hán Việt của ông ta. Tôi dẫn phần sau trước, để phần dịch ở sau.

 Tổng Tự.

 - 'Chân Lạp quốc hoặc xưng Chiêm Lạp, kì quốc tự xưng viết Cam Bột Trí. Kim thánh triêu án Tây Phiên kinh danh kì quốc viết Cảm Phổ Chỉ, cái diệc Cam Bột Trí chi cận âm dã. Tự Ôn châu khai dương, hành Đinh Vị châm, lịch mân, quảng hải ngoại chư châu cảng khẩu, quá thất châu dương, kinh Giao Chỉ dương, đáo Chiêm Thành. Hựu tư. Chiêm Thành thuận phong khả bán nguyệt đáo Chân Bồ, nãi kì cảnh dã. Hựu tư. Chân Bồ hành Khôn Thân châm, quá Côn Lôn dương nhập cảng, cảng phàm sổ thập, duy đệ tứ cảng khả nhập, kì dư tắc sa thiển, cố bất thông cự chu. Nhiên nhi di vọng giai tu đằng cổ mộc, hoàng sa, bạch vi, thương tốt vị dịch biện nhận, cố chu nhân dĩ tầm cảng vi nan sự. Tự cảng khẩu Bắc hành thuận thủy khả bán nguyệt để kì địa viết Tra Nam, nãi kì chúc quận dã. Hựu tư. Tra Nam hoán tiểu chu, thuận thủy khả thập dư nhật, quá Bán Lộ thôn, Phật thôn, khả để kì địa viết Can Bàng Thủ, thành ngũ thập lí. Án Chư Phiên Chí xưng kì địa quảng thất thiên lí, kì quốc Bắc để Chiêm Thành bán nguyệt lộ, Tây Nam cư. Xiêm La bán nguyệt trình, Nam cư. Phiên Ngu thập nhật trình, kì Đông tắc đại hải dã. Cựu vi thông thương lai vãng chi quốc. Thánh triêu đản ưng thiên mệnh, yểm hữu tứ hải, tác đa nguyên súy chi trí tỉnh Chiêm Thành dã, thường khiển nhất hổ phù bách hộ, nhất kim bài thiên hộ đồng đáo bổn quốc, cánh vi câu chấp bất phản. Nguyên Trinh chi Ất Vị, lục nguyệt, thánh thiên tử khiển sử chiêu dụ, tỉ dư tòng hành. Dĩ thứ niên Bính Thân nhị nguyệt li Minh châu, nhị thập nhật tư. Ôn châu cảng khẩu khai dương, tam nguyệt thập ngũ nhật để Chiêm Thành, trung đồ nghịch phong bất lợi, Thu thất nguyệt thủy chí, toại đắc thần phục. Chí Đại Đức Đinh Dậu lục nguyệt hồi chu, bát nguyệt thập nhị nhật để Tứ Minh bạc ngạn, kì phong thổ quốc sự chi tường tuy bất năng tận tri, nhiên kì đại lược diệc khả kiến hí.

(trang 30, 31).

 Minh Di án.

Trên đây là phần phiên âm Hán Việt của Phạm Văn Bân.

Những Sai, Lầm của Phạm Văn Bân trong phần 'Tổng Tự’ dẫn trên khá nhiều, do đó để độc giả dễ nhận biết mỗi loại LỖI của Phạm Văn Bân tôi viết 1 màu khác nhau.

Sở dĩ tôi phải 'màu mè như vậy là bởi cái tài của Phạm Văn Bân thì cực kì 'phức tạp' - cho nên những cái Sai của ông ta cũng rất ư 'rắc rốí, 'rối nùí, không 'màu mé thì không nắm bắt được một cách thoải mái.

Ý nghĩa của các màu.

+ Màu đỏ là những lỗi về âm đọc Hán Việt.

+ Màu tím là những lỗi về dịch sai, dịch thiếu.

+ Màu lá cây là những lỗi do căn cứ bản dịch, bản chú thích, không chính xác.

 Sau đây tôi sẽ đề cập từng loại một.

+ Thánh triêu. Chữ triêu ở đây chính xác là triều. Triều đây tức triều đại. Ở dưới cũng sai vậy.

+ Vị dịch. Chữ dịch ở đây phải đọc là dị, nghĩa là dễ. Vị dị nghĩa là 'không dễ’.

Chữ Dịch (thay đổi) khi có nghĩa là 'Dễ’ thì phải đọc âm 'Di’.

Độc giả có thể nào ngờ là 1 người khoe khoang là giỏi Hán văn như Phạm Văn Bân đây mà đến chẳng biết chữ 'D?' nghĩa là 'DẾ hay không? Phạm Văn Bân thiệt là giỏi Hán văn!

+ Chúc quận. Chính xác là Thuộc quận. Tôi đã đề cập cái sai này ở bài đầu tiên.

+ Khiển sử. Khiển sứ mới đúng. 'Sư đây là 'Sứ gia’.

 + Những cái Sai thuộc các loại khác của Phạm Văn Bân được trưng dẫn bên dưới phần dịch của ông ta.

 Phạm Văn Bân dịch:

- 'Nước Chân Lạp còn gọi là Chiêm Lạp, nước đó tự gọi là Cam Bột Trí.8 Căn cứ vào các sách kinh Tây Phiên9, triều đình hiện nay gọi nước này là Cam Phổ Chỉ, nhưng âm Cam Bột Trí gần với tiếng địa phương hơn. (Tôi) xuống thuyền đi từ châu Ôn10, đi theo hướng kim (hải bàn) Đinh Vị11, qua nhiều hải cảng của các châu hải ngoại, qua biển Thất Châu, qua biển Giao Chỉ đến Chiêm Thành. Lại từ Chiêm Thành thuận gió có thể đến Chân Bồ12 trong khoảng nửa tháng, đó chính là biên giới Chân Lạp. Lại từ Chân Bồ đi theo hướng kim Khôn Thân13, qua biển Côn Lôn vào hải cảng, có cả chục cảng nhưng chỉ có cảng số 4 mới có thể vào, còn thì bị cát cạn nên không đi thuyền vô được. Nhìn từ bờ chỉ thấy cây già, cát vàng, sậy trắng, hấp tấp thì không thể nhận ra, vì thế việc thuyền nhân tìm thấy cảng là một việc khó khăn. Từ cảng đó đi theo hướng Bắc, thuận con nước khoảng nửa tháng thì tới vùng đất gọi là Tra Nam14 , chính là một thuộc quận. (Tôi) Lại từ Tra Nam đổi qua thuyền nhỏ, thuận con nước khoảng 10 ngày, qua thôn Bán Lộ, thôn Phật, tới bờ Đạm Dương, có thể đến Can Bàng Thủ15, cách thành 50 lí. Theo sách Chư Phiên Chí, nước này rộng khoảng 7,000 lí, từ hướng Bắc của nước này đến Chiêm Thành mất nửa tháng đi đường, từ hướng Tây Nam cách Xiêm La mất nửa tháng đi đường, phía Nam cách nước Phiên Ngu mất 10 ngày đi đường, phía Đông là biển lớn. Đó là vốn nước của việc lai vãng mua bán. Thánh triều chịu ơn lớn thiên mệnh, bao trùm bốn biển, phó cho các nguyên súy của tỉnh Chiêm Thành thẻ nhất hổ phù bách hộ, nhất kim bài thiên hộ16, cùng trở về bổn quốc, nhưng cuối cùng họ không thi hành lệnh này. Tháng 6 Ất Vị của năm Nguyên Trinh, Hoàng Đế sai sứ chiêu du. Chân Lạp, tôi đi theo. Tháng 2, năm Bính Thân17, rời châu Minh, ngày 20 (tôi) xuống thuyền ra biển từ hải cảng châu Ôn, trong 3 tháng 15 ngày thì tới Chiêm Thành, bị nghịch gió nên tới mùa Thu, tháng 7 mới đến nơi. Đến tháng 6 năm Đinh Dậu18, niên hiệu Đại Đức, quay thuyền trở về, ngày 12-8 tới bến Tứ Minh, các sự việc về địa lý, phong tục (tôi) có ghi chép đầy đủ mặc dù không thể biết thấu đáo, tuy nhiên có thể thấy một cách tổng quát vậy’.

(trang 08, 09).

 Những cái sai của Phạm Văn Bân trong đoạn dịch trên đây.

 + 'âm Cam Bột Trí gần với tiếng địa phương hơn'.

Nguyên văn:

- 'Tây Phiên kinh danh kỳ Quốc viết Cam Phổ Chỉ, cái dịch Cam Bột Trí chi cận âm dá.

- 'Kinh Sách các nước Tây Phiên gọi Nước này là Cam Phổ Chỉ, đại khái đây cũng là tên gọi có phát âm gần giống tiếng Cam Bột Trị

 + 'qua nhiều hải cảng của các châu hải ngoạí.

Đối chiếu Nguyên văn mới thấy Phạm Văn Bân đã dịch thiếu, dịch thiếu không rõ vì để quên mớ tiếng 'pin yin' ở đâu đó chưa tìm ra, hay vì lý do gì khác.

Nguyên văn:

- 'lịch Mân, Quảng, hải ngoại chư châu cảng khẩú.

- 'đi qua các các châu Mân, châu Quảng, (và) hải cảng của các châu ở hải ngoạí.

Ở đây, Phạm Văn Bân đã dịch thiếu 2 chữ Mân (Phúc Kiến), Quảng (Quảng Đông).

Phạm Văn Bân không biết 2 chữ Mân, Quảng là tên riêng nên khi phiên âm đã không viết Hoa.

Mân là tên một sắc tộc cổ tự cổ vẫn tụ cư tại tỉnh Phúc Kiến, do đó mà sau này người ta đã dùng chữ 'Mân' để gọi tỉnh Phúc Kiến.

 + 'không đi thuyền vô được'.

Nguyên văn:

- 'cố bất thông cự chú.

- 'cho nên thuyền lớn không vào được'.

Phạm Văn Bân dịch thiếu chữ 'Cự’, nghĩa là 'Lớn'. Thuyền ở đây là thuyền lớn, không là thuyền nói chung chung, trong đó có cả thuyền nhỏ. Nếu dịch từ bản Hán văn làm sao có thể vậy được?

Nói 'thuyền lớn không vào được' tức thuyền nhỏ vào được, ý của nguyên tác rất rõ ràng.

Dịch như Phạm Văn Bân thì thuyền nhỏ cũng không vào được, sai với ý của nguyên tác!

 + 'Nhìn từ bờ chỉ thấy cây giá.

Nguyên văn:

- 'Di vọng giai tu đằng, cổ mộc'.

- 'Nhìn ra khoảng bao la đều là (những đám) dây leo dài, (những) cổ thú.

Phạm Văn Bân dịch đã thiếu, lại sai nữa:

1/. Phạm Văn Bân thiếu 2 chữ 'tu đằng', nghĩa là 'dây leo dàí. 'Tú nghĩa là 'dàí.

2/. Ở đây, trong nguyên văn không có chữ nào là 'bớ như Phạm Văn Bân viết cả.

2 tiếng 'Di vọng' nghĩa là nhìn ra khoảng xa, rộng (khoát viễn). (Từ điển Từ Hải).

Ngoài ra, 2 tiếng 'Di vọng' còn có nghĩa 'mãn nhãn', tức nhìn đầy cả 2 mắt, hay, diễn giải rõ ra là 'nhìn đâu cũng thấý. (Từ điển Từ Nguyên).

 + Can Bàng Thủ.

Phạm Văn Bân không biết rằng địa danh này là Can Bàng, không là Can Bàng Thủ.

Chữ 'thú (= lấy) ở đây thuộc về câu dưới: 'thủ thành ngũ thập lị

Chữ 'thú này, các học gia? Trung Hoa cho rằng hoặc là chữ 'khư, hoặc là chữ 'cứ, cả 2 đều có nghĩa là 'cách', do Bản in in sai mà rạ 'thủ thành ngũ thập li nghĩa là 'cách thành 50 dặm'.

(Tham khảo Chân Lạp Phong Thổ Ký Hiệu Chú. 'Tổng Tứ. Chú thích số 15).

 + Chịu ơn lớn thiên mệnh.

Phạm Văn Bân lại dịch sai. Nguyên văn là 'đản ưng thiên mệnh'.

Câu 'đản ưng thiên mệnh' là 1 câu trong thiên 'Vũ Thành' sách 'Thượng Thứ (tức Thư Kinh):

- 'Đản ưng thiên mệnh, dĩ phu? Phương Há.

                                                                   /  Thượng Thự Chu Thự Vũ Thành  /.

- 'Nhận trọng trách của trời để vỗ về cõi Phương Há.

(Phương Hạ tức chi? Trung Quốc).

 Thái Trầm (? - ?) thời Nam Tống (1127 - 1279) chú thích câu trên, viết:

- 'Đại thụ thiên mệnh dĩ phủ an Phương Há.

- 'Nhận trọng trách của trời để vỗ yên cõi Phương Há.

Đại thụ có nghĩa 'Nhận trách nhiệm lớn', 'Đảm nhận trách vụ quan trọng'.

Trong Bài Hát nói 'Cuộc Phong Trần' Cao Bá Quát có câu:

                                Ngất ngưởng thay con Tạo khéo cơ cầu.

                                Muốn đại thụ hẵng ghìm cho lúng túng!

 + 'tác đa nguyên súy chi trí tỉnh Chiêm Thành dã......'.

Tôi không rõ Phạm Văn Bân căn cứ Bản nào. 2 Bản 'Chân Lạp Phong Thổ Ky tôi có trong tay là Bản 'Chân Lạp Phong Thổ Ký Hiệu Chu của Hạ Nại và Bản trong tập 'Lịch Đại Tiểu Sứ do Lý Trực (? - ?) đời Minh (1368 - 1644) của đều viết là:

- 'Toa Đô nguyên súy chi trí tỉnh Chiêm Thành dã......'.

- 'Nguyên súy Toa Đô (lúc) thiết lập cơ quan (Hành) tỉnh Chiêm Thành......'.

 2 tiếng 'tác đá mà ông viết ở đây nghĩa là gì đây, ông Phạm Văn Bân?

Coi phần dịch của Phạm Văn Bân mới thấy ông ta dịch tầm bậy là:

- 'phó cho các nguyên súy của tỉnh Chiêm Thành'.

Thì ra, chữ đa (nhiều) Phạm Văn Bân gắn đại vô tiếng nguyên súy để dịch là 'các nguyên súý.

Phạm Văn Bân thiệt là nhiều sáng kiến, gặp cơn bí, ông ta quơ đại chữ này gắn vào chữ kia, cho qua truông.

Kế đến, Phạm Văn Bân cũng không biết rằng chữ 'Tỉnh' ở đây tức 'Hành Tỉnh' viết tắt.

Thời Nguyên (1279 - 1368) triều đình lập tất cả 11 Cơ quan gọi là 'Hành Trung Thư Tỉnh' - nói gọn là 'Hành Tỉnh',

Cơ quan 'Hành Thư Tỉnh' lập tại các địa phương để điều hành sự vụ của Quận, Huyện, Trấn, và ở vùng biên thùy.

Ở Trung ương thì có Cơ quan 'Trung Thư Tỉnh', là Cơ quan nắm trọn sự vu. Quốc gia, do 2 chức Thừa Tướng và Bình Chương điều hành.

 + 'Thường khiển nhất hổ phù bách hộ......'.

Tiếng 'bách hố ở đây đúng phải là 'Vạn hố.

Bộ 'Nguyên Sứ chép:

- 'Quốc sơ, điển binh chi quan, thị binh số đa quả vi tước trật sùng tị

Trưởng vạn phu giả vi Vạn hộ, thiên phu giả vi Thiên hộ, bách phu giả vi Bách hộ......

Vạn hộ, Thiên hộ, Bách hộ phân thượng, trung, hạ. Vạn hộ bội kim hổ phù - phù phu vi phục hổ hình, thủ vi minh châu nhi hữu tam châu, nhị chu, nhất châu chi biệt. Thiên hộ kim phù, Bách hộ ngân phù. Vạn hộ, Thiên hộ tử trận giả, tử tôn tập tước, tử bệnh tắc giáng nhất đẳng'.

                                                            /  Nguyên Sử. Qu. XCVIII. Binh Chí 1  /.

- 'Buổi đầu quốc triều, các chức quan nắm việc binh thì theo quân số nắm giữ mà định trật tước cao thấp.

Đứng đầu 10,000 người là Vạn hộ, đứng đầu 1,000 người là Thiên hộ, 100 người là Bách hộ......

Vạn hộ, Thiên hộ, Bách hộ phân 3 bậc: thượng, trung, hạ. Vạn hộ đeo hổ phù vàng - mặt sau có hình con cọp nằm, trên đầu cọp có minh châu và phân biệt (là ở chỗ đầu cọp) có 3 minh châu, 2 minh châu, 1 minh châu. Thiên hộ đeo kim phù, Bách hộ đeo ngân phù. Vạn hộ, Thiên hộ tử trận thì con cháu được giữ tước vị (của cha ông), còn bệnh chết thì con cháu bị giáng 1 cấp'.

 + 'nhưng cuối cùng họ không thi hành lệnh này’.

Phạm Văn Bân dịch sai hoàn toàn câu này.

Tôi dẫn lại 1 đoạn trong nguyên văn để độc giả thấy rõ hơn cái kém cỏi của Phạm Văn Bân:

- 'Toa Đô nguyên súy chi trí Tỉnh Chiêm Thành dã, thường khiển nhất Hổ phù Vạn hộ, nhất kim bài Thiên hộ, đồng đáo bổn quốc, cánh vị câu chấp bất phản'.

- 'Nguyên súy Toa Đô (lúc) thành lập cơ quan (Hành) tỉnh Chiêm Thành từng sai 1 viên Vạn hộ đeo Hổ phù (vàng), 1 viên Thiên hộ đeo Thẻ bài vàng cùng đi đến nước (Chân Lạp) này, rốt cục đều bị (nước này) bắt giữ, không trở vế.

 Cứ đối chiếu đoạn tôi vừa dịch độc giả có thể thấy cái khả năng Hán văn của Phạm Văn Bân nó như thế nào. Dịch thế này mà chích choè là giỏi Hán văn sao?

 + 'tôi đi theo’.

Nguyên văn cả đoạn như sau:

- 'Nguyên Trinh chi Ất Vị, lục nguyệt, thánh thiên tử khiển Sứ chiêu dụ, tỉ dư tòng hành'.

- 'Tháng 6 năm Ất Vị (Mùi), Niên hỉu Nguyên Trinh, khi thánh thiên tử sai Sứ qua chiêu dụ (n??c Chân Lạp),thì sai tôi đi theo (Sứ bộ).

Phạm Văn Bân dịch thiếu chữ 'tí. 'Tí nghĩa là 'sai khiến, sai sứ.

Sách 'Thượng Thứ chép:

- 'Đế viết: Tỉ dư tòng dục dĩ trị, tứ phương phong động, duy nãi chi hưú.

                                                        /  Thượng Thự Ngu Thự Đại Vũ Mô  /.

- 'Đế (Thuấn) nói: Khiến ta làm đúng theo ý nguyện mà cai trị (dân), 4 phương đều theo, đây là cái tốt đẹp của ông'.

 Ông nói đây chỉ ông Cao Dao, hiền thần của vua Thuấn.

Ý nguyện của vua Thuấn là: dân không phạm pháp thì vua không phải (khổ tâm) vì việc áp dụng hình phạt.

+ 'trong 3 tháng 15 ngày thì tới Chiêm Thành'.

Phạm Văn Bân lại dịch sai.

Nguyên văn cả đoạn như sau:

- 'Dĩ thứ niên Bính Thân - nhị nguyệt li Minh Châu, nhị thập nhật tư. Ôn Châu cảng khẩu khai dương, tam nguyệt ngũ nhật để Chiêm Thành'.

- 'Để năm sau, năm Bính Thân, tháng 2 lìa Minh Châu, ngày 20 (tháng 2) từ hải cảng Ôn Châu ra biển, ngày mồng 5 tháng 3 đến Chiêm Thành'.

 Có thể thấy ngày tháng ở đây Chu Đạt Quan nói thời điểm, không nói thời lượng. Nói thời lượng thì theo đoạn trên Sứ bộ của Chu Đạt Quan đi từ Trung Quốc đến Chiêm Thành có 15 ngày.

Trong khi dịch như Phạm Văn Bân thì đi từ Trung Quốc tới Chiêm Thành là 3 tháng 15 ngày.

Tôi không ngờ 1 đoạn văn giản dị đến thế mà Phạm Văn Bân vẫn có thể dịch sai như thường!

+ 'về địa lý phong tục'.

Nguyên văn:

- 'Kỳ phong tục, quốc sứ.

- 'Phong tục, việc nước của hó.

Phạm Văn Bân dịch thiếu 2 chữ 'quốc sứ ('việc nước').

 + Ngoài ra, ở cước chú ghi số 13 (trang 9) về phương hướng hải trình 'Khôn Thân' đề cập trong phần 'Tổng Tứ của cuốn 'Chân Lạp Phong Thổ Ky, Phạm Văn Bân viết:

- '13 Cước chú của Pelliot: Khôn Thân là hướng Tây Nam-1 /3 hướng Tâý.

 Paul Pelliot sai mà Phạm Văn Bân không biết.

                              Hải trình của Chu Đạt Quan từ Trung Quốc đi Chân Lạp.

                                               Đinh Vị châm E? Khôn Thân châm.

                             [Dẫn từ Chân Lạp Phong Thổ Ký Hiệu Chú của Hạ Nại].

 Trong phần 'Tổng Tứ của 'Chân Lạp Phong Thổ Ký’ Chu Đạt Quan cho biết:

Lúc đi từ Ôn Châu, thuyền của Chu Đạt Quan đi theo hướng Đinh Vị.

Nhìn Bản đồ dẫn trên thì có thể thấy hướng Đinh Vị là hướng Nam - Tây Nam, tức 202o 30', hay phương vị là Nam - thiên Tây 22o 30'.

Từ Chân Bồ thuyền chuyển hướng từ Đinh Vị qua Khôn Thân, tức lệch về Tây Nam 1/ 6 Tây, tức 232o 30', phương vị là Nam - thiên Tây 52o 30'.

Paul Pelliot nói hướng Khôn Thân là 'Tây Nam 1/ 3 Tâý, tính trên hải bàn là 240 o, tức Sai lệch 7o 30'.

 Phạm Văn Bân không biết 1 điều là trong Bản chú Chân Lạp Phong Thổ Ký viết vào năm 1902 Pelliot đã sai như trên. Bản chú đầu tiên này của Pelliot học giới Trung Hoa gọi là 'Sơ Chu.

Nhưng, đến năm 1951 Pelliot chú lại và đã cải chính sai lầm nói trên.

Bản chú sau này của Pelliot được gọi là 'Tân Chu (Version nouvelle).

(Tham khảo Chân Lạp Phong Thổ Ký Hiệu Chú. Chú thích số 5. Hành Đinh Vị châm).

 Phạm Văn Bân nếu có đọc Bản chú thích của Pelliot thì cũng chỉ đọc Bản đầu tiên năm 1902, từ đó mới sai mà không biết.

 + Ở cước chú ghi số 16 (trang 9) Phạm Văn Bân viết:

- '16 nhất hổ phù bách hộ, nhất kim bài thiên hộ: là phù hiệu tướng (cọp) và thẻ bài vàng của Hoàng đế Trung quốc ban cho các tướng súy để bảo vệ bá tánh'.

 Độc giả thấy có tức cười không?

Cứ những gì tôi viết ở những đoạn trước thì thấy 2 chữ 'nhất' ở đây, 1 chỉ chức Vạn hộ, và 1 nữa chỉ chức Thiên hộ, 2 quân quan Toa Đô sai qua Chân Lạp để chiêu dụ nước này, không phải chỉ cái Hổ phù và cái Thẻ bài.

Hơn nữa, hổ phù và thẻ bài ở đây tượng trưng cho đẳng cấp trong Quân đội của quân tướng chứ không phải do hoàng đế ban cho để bảo vệ bá tánh như Phạm Văn Bân viết bậy.

Ngoài ra, chữ 'hố trong tiếng hổ phù, như đã dẫn trước đây, chỉ hình 'con cọp' trên tín phù của chức Vạn hộ, không chỉ 'tướng (cọp)' như Phạm Văn Bân suy đoán sai lạc.

Phạm Văn Bân ghi những chữ trên theo 'chữ nghiêng' tức cho rằng đây là danh từ riêng, tên của hổ phù và thẻ bài. Thiệt là tội nghiệp cho ông Bân Chân Lạp!

                                                                           &

Tạm thời tôi duyệt qua phần 'Tổng Tứ cuốn 'Chân Lạp Phong Thổ Ký’ với phần Phiên âm của Phạm Văn Bân. Phần còn lại sẽ từ từ phê bình tiếp. Sách của Phạm Văn Bân còn đó, lo gì!

Phạm Văn Bân nói mình giỏi Hán văn thì cứ chứng minh cho độc giả thấy là tôi phê bình Sai.

Thêm 1 cơ hội nữa để Phạm Văn Bân cho độc giả thấy cái khả năng Hán văn của bản thân bằng những chứng cứ Sách Vở cụ thể, không phải bằng cái lỗ miệng. Đây chính là cái lương thiện của một người cầm viết.

Và xin độc giả cũng đừng ngạc nhiên nếu trước những cái sai trầm trọng của Phạm Văn Bân mà tôi nêu rất rõ, kèm theo chứng cứ hẳn hoi, trong Bài phê bình này, Phạm Văn Bân có nói 'Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu có những cái sai ông Minh Di nêu trên đây’.

Đây là điều mà Phạm Văn Bân đã muối mặt, không biết mắc cở là chi, viết ra khi bị tôi bắt được ông ta dịch tiếng 'Chức phương' là 'phương hướng'. 

   Hẳn độc giả cũng thấy là Phạm Văn Bân viết ở trang 5:

- 'Dưới đây là hai trang Mở đầu cho cuốn sách Chân Lạp Phong Thổ Ký, xuất xứ từ ''Tứ Khố Toàn Thư 2 mà tôi dùng để dịch thuật: ......'.

 Cước chú ghi số 2 Phạm Văn Bân viết:

- '2 Tứ Khố Toàn Thư (chữ Hán) là một bộ bách khoa từ điển rất lớn của Trung quốc, đời nhà Thanh, vua Càn Long (trị vì từ năm 1735 đến năm 1796) thực hiện'.

 Câu dài câu ngắn, đoạn dài đoạn ngắn, bất kể, mỗi lần đề cập Hán văn, Cổ học Phạm Văn Bân rất thường sai, và thường là sai nhiều và sai nặng!

Những cái sai của Phạm Văn Bân trong câu trên.

1/. Tứ Khố Toàn Thư không phải là 'một bộ bách khoa từ điển' như Phạm Văn Bân viết lếu láo. Đây là 1 bộ Tùng Thư thì đúng hơn! Tùng Thư là 1 Bộ sách trong đó gồm nhiều Tác phẩm, hoặc cùng 1 loại, hoặc nhiều loại khác nhau.

Tùng Thư còn được gọi Tùng San, Tùng Khắc.

Năm thứ 37 Niên hiệu Càn Long (1735 - 1795), tức 1772, Thanh Cao tông truyền lệnh trưng cầu thư tịch trong nước, thu được 3,503 tác phẩm, sau đó sai 1 nhóm đình thần chỉnh lý, sao chép và phân theo 4 loại Kinh, Sử, Tử, Tập, do đó mà gọi là 'Tứ Khô (4 Kho). Ngoài ra, có 6,819 Sách chỉ có Tên sách mà tác phẩm đã thất truyền. Năm thứ 47 (1782) bô. Tùng Thư này hoàn thành.

 2/. Càn Long (1711 - 1799; tại vị: 1735 - 1795). Tức ở ngôi vị từ năm 1735 tới năm 1795, không phải từ 1735 đến 1796, lố 1 năm như Phạm Văn Bân viết ở trên.

 3/. Nói cho chính xác thì 'Tứ Khố Toàn Thư’ do đình thần thực hiện, không phải Càn Long.

                                                                         *

Phạm Văn Bân nói mình dịch Chân Lạp Phong Thổ Ký từ bản Hán văn.

Bây giờ, với những chứng cứ tôi nêu ra rất rõ ràng trên đây độc giả thấy ngay là Phạm Văn Bân đã bịp độc giả. Nhiều chỗ bản Hán văn nói 1 đàng Phạm Văn Bân dịch 1 nẻo nào đâu đó chẳng ăn khớp. Nói trắng ra là, Phạm Văn Bân chẳng có đọc Bản Hán văn, có hiểu gì đâu mà đọc! Cứ nhìn vào mớ chữ Hán là Phạm Văn Bân mắt đã nổ đom đóm - bởi thế mới phiên âm Hán Việt cứ gọi là sai loạn cả lên, và toàn là những chữ thông thường, như độc giả đã thấy.

Phạm Văn Bân chỉ là hạng 'vọc vạch' chữ Hán, dùng chữ của ông Ngô Tất Tố nói 67 năm xưa.

- Đây là một việc làm thiếu lương thiện, dối với mình và dối với người, một việc làm mà nói như ông Ngô Tất Tố là 'vu oan cổ nhân, đánh lừa hậu nhân'!

Ông Ngô Tất Tố còn nói thiếu 1 điều nữa là 'lừa cả người đương thờí!’ 

 Tôi không tưởng là trong giới cầm bút lại có thể có 1 hạng vô liêm sỉ, bất lương tới độ đi loè bịp cả thiên hạ, không biết hổ thẹn, như Phạm Văn Bân đây1

Mạnh Tử nói: 

- 'Vô tu ố chi tâm, phi nhân dã!' (Mạnh Tử. Công Tôn Sửu. Thượng. 03).

- 'Không có cái lòng (biết) hổ thẹn thì không phải là con người!'.      

 Minh Di.

2008. 01 tháng 5.

 Nói Có Sách.

[1]. Chân Lạp Phong Thổ Ký.

Nguyên. Chu Đạt Quan.

Lịch Đại Tiểu Sử Bản.

Minh. Lý Thức tập.

Giang Tô Quảng Lăng Cổ Tịch Khắc Ấn Xã      1989 / Sợ

[2]. Chân Lạp Phong Thổ Ký Hiệu Chú.

Nguyên. Chu Đạt Quan.

Hạ Nại hiệu chú.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2000 / Sợ

[3]. Thư Kinh Độc Bản.

Nam Tống. Thái Trầm.

Đại Phương Xuất Bản Xã (ĐL)      Dân Quốc năm 76 (1987) / Khuyết.

[4]. Nguyên Sử.

Minh. Tống Liêm.

Nhị Thập Ngũ Sử Bản.

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1991 / 8.

[5]. Giản Minh Trung Quốc Lịch Đại Quan Chế Từ Điển.

An Tác Chương Chủ biên.

Tề Lỗ Thư Xã (TQ)      1990 / Sợ

[6]. Từ Nguyên (Súc ấn Hợp đính Bản).

Quảng Đông. Quảng Tây. Hồ Nam. Hà Nam Tu đính tổ.

Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC)      1987 / Sợ

[7]. Từ Hải (Hợp đính Bản. 1947 Bản).

Thư Tân Thành. Thẩm Dị Từ Nguyên Cáo. Trương Tướng.

Trung Hoa Thư Cục (HC)      1983 / Trùng ấn.

[8]. Từ Hải (Súc ấn Bản. 1979 Bản).

Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã (TQ)      1987 / 8.

[9]. Từ Vị.

Văn Hóa Đồ Thư Công Ty Biên Thẩm Ủy Viên Hội.

Lục Sư Thành chủ biên.

Văn Hóa Đồ Thư Công Ty (ĐL)      Dân Quốc năm 74 (1985) / Khuyết.

 

Tags: BIÊN KHẢO
Tags: TÁC GIẢ
Tags: TÁC PHẨM
Tags: TẢN MẠN

Đăng nhận xét

Tin liên quan