MINH DI: PHÊ BÌNH NGUYỄN HIẾN LÊ

 TẠP CHÍ DÂN VĂN

DANVAN MAGAZINE

Email: danvanmagazin@gmail.com

BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN

(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)

---------------------

KÍnh thưa qúy độc giả các Diễn Đàn,

TCDV không thích những người viết mà ký tên tắt, thí dụ như MN [mn1972.nhatrang@yahoo.com] email phiá dưới, nhưng anh Minh Di đã lịch sự và trả lời những giòng chữ của MN nên Toà soạn xin phổ biến để tất cả được biết...

Germany, 11.4.2014, đăng lần 2 ngày 03.12.2022

-       Điều Hợp Viên DĐ Ngôn Ngữ Việt,

-       Chủ Nhiệm TCDV.

LÝ TRUNG TÍN

----------------------------------------------------

Nói chuyện với ông bà…

 Khi Tạp Chí Dân Văn đưa lên Diễn đàn bài tôi phê bình Nguyễn Hiến Lê thì có một ông hay bà MN nào đó đưa lên ý kiến như sau:

Học giả Nguyễn Hiến Lê được rất nhiều người có học biết, bản thảo
của ông (chỉ mới là bàn thảo thôi) cũng được nhà xuất bản ở Mỹ in ấn,
nay có người mạt sát ông ta là đầu óc rỗng tuếch, thiếu học qua kinh
Dịch biên khảo của ông, tôi đã đọc Dịch kinh tân khảo của Nguyễn mạnh Bảo hồi xưa bao nhiêu lần mà vẫn chả hiểu tí gì về kinh dịch cả,
cho nên, sai làm sao, đúng thế nào với tôi không quan trọng, duy cái
điểm thóa mạ người đã có công đóng góp vào văn hóa VN như Nguyễn Hiến Lê theo kiểu này thì tôi không mất công xem tiếp!
MN

 Tôi xin phép trả lời ông / bà MN.

Nếu ông / bà không đọc thì cũng chẳng sao, để cho người khác đọc.

+ Trước hết là Học giả.

Đại khái học giả là một người có kiến thức SÂU và RỘNG, lại có kiến giải độc đáo về vấn đề mình nghiên cứu.

(1). Chữ nghĩa.

Nói chữ nghĩa đây tức nói khả năng ngôn ngữ.

Nghiên cứu bất cứ vấn đề gì trong lãnh vực Học thuật của 1 Quốc gia thì phải rành rẽ ngôn ngữ Quốc gia đó! Ở đây là Hán văn.

(2). Kiến thức. Sách tham khảo.

Không ai có thể đọc hết sách vở trong thiên hạ, thế nhưng phải có một số kiến thức về vấn đề, tức có đọc đủ ở một mức độ nào đó không?

(3). Kiến giải. Lý luận.

Ngoài cái kiến thức (sâu rộng), sự hiểu biết về vấn đề, người nghiên cứu (học giả) còn phải có kiến giải về những gì mình đọc, viết. Những gì người trước chưa nói thì đưa ra những ý kiến riêng đồng thời chỉ được những cái thiếu chính xác, cái sai – nếu có, của những người đi trước!

Xét Nguyễn Hiến Lê theo các phương diện trên đây.

Những phương diện trên đây Nguyễn Hiến Lê chẳng được điểm nào cả!

 + Tiếp đến là vấn đề in ấn bản thảo của ông Học giả rất “Học giả” của ông / bà MN.

Trước hết, nói việc in ấn thì ở xứ Tây phương này, như Mỹ, Anh, Pháp, chẳng hạn… nếu muốn bán tác quyền 1 cuốn sách chuyên môn nào đó cho 1 nhà xuất bản nổi tiếng, nhà xuất bản đó nếu không rành vấn đề của tác giả họ không bao giờ mua – còn nếu như nhà xuất bản có những cố vấn cũng chuyên môn trong lãnh vực mình viết thì họ sẽ nhờ những cố vấn này duyệt bản thảo, nếu được họ mới mua bản quyền. Dĩ nhiên, với những tác giả nổi tiếng thì không có vấn đề!

Ông / bà MN cứ nghĩ được như Nguyễn Hiến Lê là hay sao? Những nhà xuất bản này không chuyên môn vấn đề ông ta viết, bản thảo của ông ta được nhà xuất bản in ấn là vì ông ta sẵn có chút tiếng tăm nên nhà xuất bản nghĩ nếu in mình sẽ không lỗ; chuyện giản dị đến như thế mà ông bà MN không nhìn ra sao? Ông bà không thấy trong nước bây giờ in hà rầm những sách của Miền Nam thiếu gì, miễn là bán được! – Đầu óc của những anh lái sách rồi đến như nhau thôi, như Nguyễn Hiến Lê đã từng tính toán trong cuốn “Đời Viết Văn của Tôi”!

 + Ông / bà MN nói Nguyễn Hiến Lê “có công đóng góp vào văn hóa VN”.

Vấn đề này tôi e rằng còn phải xét lại nữa!

Về lãnh vực Cổ học (Hán học) qua cuốn “Kinh Dịch. Đạo của Người Quân Tử” của Nguyễn Hiến Lê thì có lẽ tôi chẳng còn chút nghi ngờ gì về cái công của ông ta.

Nguyễn Hiến Lê còn viết nhiều sách khác nữa, hoặc dịch, hoặc dựa theo những sách Tây phương như Anh, Pháp. Sách Pháp thì tôi chưa đọc nên không nói.

Còn riêng những sách Anh văn thì có lẽ cần phải xét lại về “học giả” Nguyễn Hiến Lê!

Tôi nói là có chứng cứ chứ không nói khơi khơi!

Trong cuốn “Kinh Dịch. Đạo của Người Quân Tử” Nguyễn Hiến Lê tham khảo 2 cuốn bản dịch tiếng Anh bộ Kinh Dịch “I Ching” của James Legge (1815 - 1897), một nhà truyền giáo người Tô Cách Lan, và cuốn kia là “The I Ching or Book of Changes” của nhà truyền giáo Richard Wilhelm (1873 - 1930) người Đức.

Nguyễn Hiến Lê không hiểu 2 con số 216 / 144 của Càn / Khôn chép trong nguyên tác Hán văn, ông ta lần qua bản Anh văn đọc bản dịch của James Legge, nhưng hỡi ơihỡi ơi, ông “học giả” nhà ta cũng không hiểu luôn!

Tiếp đến về cách Bói Cỏ Thi trong nguyên tác Hán văn ông “học giả” của ông / bà MN cũng chẳng hiểu cách bói ra làm sao; ông “học giả” lại mò qua bản dịch Anh ngữ của Richard Wilhelm, để rồi cũng ù ù cạc cạc luôn! Ô hô! “học giả”, “học giả”!

Người biết Anh văn, Pháp văn thì rất nhiều, rồi có người sẽ lo chuyện này!

những người thấy tôi nêu ra những cái sai, và Sai nặng, không là sai nhỏ nhặt, của Nguyễn Hiến Lê thì không vui, thậm chí nổi giận; những người này có khi nào bình tâm ngồi nghĩ lại là tại sao mình không vui, tại sao mình nổi giận?

Nghĩ cho cùng lý tận lẽ, những người này nổi giận, không vui, thì đây là bản thân họ chứ không vì Nguyễn Hiến Lê! Cứ thử nghĩ mà coi!

một người mua được cái áo, ưng ý lắm, thường mặc nó ra ngoài. Một bữa nọ gặp một người nói rằng:

~ Phải chi cái áo này xanh sậm hơn một chút, cổ áo nhỏ lại một chút, thân áo dài thêm chút nữa, túi áo may xiên xiên chút nữa, còn nút áo như thế hơi nhiều, bớt đi 2 nút nữa mới cân xứng, áo này may chỉ đen nổi hơn chỉ trắng, thì đẹp lắm! ~.

(Dẫn trong Tập “Ngụ ngôn” của Minh Di).

Cái áo trên đây nếu treo hay máng trong tiệm quần áo thì có lẽ người bận cái áo đó đã chẳng không vui, vì nó chẳng dính gì tới người đó cả! Nhưng ở đây cái áo đó người đó đang mặc! Ông / bà MN cũng đang mặc cái áo tôi nói đó!

 Ông / bà MN nói tôi mạt sát, thóa mạ Nguyễn Hiến Lê?

Trước đây mấy năm, khi 2 bài tôi Phê bình Nguyễn Hiến Lê được đưa lên Diễn đàn có 1 ông học trò cũ của Nguyễn Hiến Lê nói rằng tôi gắp lửa bỏ tay Nguyễn Hiến Lê.

Tôi trả lời ông này:

~ Không có ai gắp lửa bỏ vào tay Nguyễn Hiến Lê cả, Nguyễn Hiến Lê tự gắp lửa bỏ tay mình đó thôi!.

Bây giờ ông / bà MN nói tôimạt sát, thóa mạ Nguyễn Hiến Lê.

Tôi cũng trả lời ông / bà MN:

~ Chẳng có ai mạt sát, thóa mạ ông “học giả” Nguyễn Hiến Lê của ông / bà hết, chỉ có ông “học giả” Nguyễn Hiến Lê tự mạt sát, thóa mạ mình đó thôi!.

Tự biết khả năng Hán văn không có, trình độ còn thấp kém, mà cứ viết, để rồi từ đó có những suy đoán bậy bạ, lý luận càn.

Như đây thì Nguyễn Hiến Lê không phải tự mạt sát, tự thóa mạ thì là cái gì đây?

Đã tự mạt sát, tự thóa mạ thì đừng hỏi tại sao người khác mạt sát, thóa mạ mình!

Ở đây những cái lỗi, những cái sai của Nguyễn Hiến Lê tôi chỉ ra rành rành nói có sách mách có chứng, như vậy mà gọi là mạt sát, thóa mạ sao?

 Nguyễn Hiến Lê nói ông ta viết cuốn “Kinh Dịch. Đạo của Người Quân tử” để giúp các bạn trẻ không biết Hán văn hiểu Kinh Dịch, bây giờ giả sử con của ông / bà MN có đọc cuốn sách của ông ta, sau đó lại đọc bài phê bình của tôi, và nếu nó nhận tôi đã phê bình chính xác thì ông / bà sẽ rầy nó là không được tin cái sự thực tôi nói ra? Nếu nó hỏi ông / bà đã đọc bài của tôi chưa, ông / bà sẽ trả lời sao với con của ông / bà?

Ngoài những cái sai nặng NH Lê còn tỏ lộ cho độc giả thấy sự gian dối của ông ta, và việc này tôi cũng đưa ra những chứng cứ rành rành, không thể chối cãi được!

Đây là Văn hóa? Thái độ của ông / bà phải chăng rồi cũng là cái Văn hóa gian dối của Nguyễn Hiến Lê?

Cũng là Văn hóa:

Quẻ Đại Hữu ông “học giả” dịch ra là Có lớn.

Quẻ Tiểu Súc dịch là Chứa nhỏ, Quẻ Đại Súc dịch là Chứa lớn.

Đây là tiếng mọi chứ không phải tiếng Việt có Văn hóa!

Văn hóa Việt, mà Ngôn ngữ là một thành phần, là như thế sao, thưa ông / bà MN?

 Ông bà MN và ông học trò cũ của Nguyễn Hiến Lê nói trên có một điểm giống nhau là không ông nào đọc cho hết những gì tôi phê bình ông thầy, ông “học giả” của các ông!

Không đọc hết thì lấy gì mà biết “gắp lửa bỏ tay người”, mà biết “mt sát, thóa mạ” hay không đây? 

Và sau hết:

Năm ngoái đây có một e-mail chuyển vào Spam của tôi cho biết là có 2 ông bà giáo sư đã ra công đánh Computer và chuyển cuốn “Kinh Dịch. Đạo của Người Quân tử” của ông “học giả” vào CD để lưu lại!

Nếu nhiều người cũng làm như thế thì cái hại rồi như thế nào đây!?

Ông / bà MN nói với ông / bà “sai làm sao, đúng thế nào với tôi không quan trng”.

Thế thì, chúng ta cứ tha hồ truyền bá cái sai?

Ông / bà nói “sai làm sao, đúng thế nào với tôi không quan trọng, duy cái điểm thóa mạ người đã có công đóng góp vào văn hóa VN như Nguyễn Hiến Lê theo kiểu này thì tôi không mất công xem tiếp!”.

Chẳng khác chi con ông / bà ra đường chọc ghẹo người ta bị chúng đánh lỗ đầu, thế là ông / bà a thần a phù chạy ra nói: Ấy, con tôi ngoan, hiền lắm!Còn câu sau lẽ ra ông / bà phải nói “ti sao mấy người đánh nó?” thì ông / bà mần thinh, không hỏi gì tới!

Trong học thuật mà ông bà nói sai làm sao, đúng thế nào với tôi không quan trọng thì rồi tất cả những kẻ dốt chỉ cần viết cho thiệt nhiều là thành học giả?

Chính thái độ ù lì, bất biết đúng / sai của những người như ông / bà MN đây đã đưa một anh lái sách thành một ông thần học giả!

Ông / bà nói rằng “hồi xưa” từng đọc Kinh Dịch qua bản [dịch] của Nguyễn Mạnh Bảo “bao nhiêu lần” mà “chả hiểu tí gì về kinh dịch cả, cho nên, sai làm sao, đúng thế nào với tôi không quan trọng”. 

Và cũng chính cái thái độ “ù lì” và bất biết đúng sai này của ông / bà làm ông / bà đọc Kinh Dịchbao nhiêu lần mà chả hiểu tí gì cả”!

Ông / bà đọc sách mà không cần biết đúng / sai? Ông / bà đọc sách kiểu nào đây?

 Tôi nhớ trong cuốn “Mảnh vụn Văn học” của ông Bắc Giang nào đó đã dẫn lời của cụ Giản Chi nói là “Cái bệnh của học giả bây giờ là sai lầm”. Rất tiếc những người như cụ Giản Chi hoặc vì cả nể, hoặc vì không muốn tranh cãi cho nên mới để cho những kẻ như Nguyễn Hiến Lê múa may suốt 21 năm ở Miền Nam như thế!

2 Bài tôi phê bình đăng đã lâu, nếu tôi phê bình sai thì đã có người lên tiếng!

Tôi thì chẳng dám viết láo như Nguyễn Hiến Lê – Thiên hạ bao la tôi đây nào dám có thái độ đó: “thập mục sở thị, thập thủ sở chỉ, kỳ nghiêm hồ!”. (Lễ Ký. Đại học).

~ “10 con mắt chong vô, 10 cái tay chỉ vào”, Nguyễn Hiến Lê vì được những người như ông bà tung bổng lên thành ông “học giả” cho nên coi thiên hạ như không có, dầu có 1,000 con mắt, 1,000 cái tay “học giả” cũng chẳng sợ, can đảm thiệt!

Các ông các bà hẳn biết rằng bạn bè, học trò của Nguyễn Hiến Lê rất nhiều, chưa kể người trong thiên hạ lại càng nhiều, nhiều, hơn nữa! Tôi nào dám viết láo như ông thầy và ông “học giả” của các ông các bà để bị thiên hạ vạch mặt, chê cười!

Sự thật (đối với những người như ông / bà MN đây) thường thì rất kinh hoàng, còn SỰ HƯ, những sự gian dối, lòe bịp, trái lại, thường rất êm ái, rất dịu dàng – nếu như không êm ái, dịu dàng thì sao dối gạt, thì sao lòe bịp được người? sao bán được sách như trường hợp Nguyễn Hiến Lê đây?

2 bài phê bình Nguyễn Hiến Lê của tôi lúc đầu viết với mẫu chữ VPS, khi đăng lần này Tạp Chí Dân Văn chuyển qua Unicode nên có nhiều chữ sai dấu, như chữ “Ngu” trong câu “tức lộc vô ngu” thành chữ “ngú” (ngu + dấu sắc), chữ “Thu” thành chữ “Thú”, và nhiều chữ khác nữa!

Những sai dấu đó là ngoài ý muốn của tôi!

 Phần tôi thì tôi không chuyển mà đánh lại toàn bộ, tuy mất công nhưng vừa đánh vừa rà lại những sơ sót, và bổ túc 1 số thí dụ, niên đại tác giả….! Mất công nhưng có lợi!

Sau đây tôi trích dẫn lại một số cái sai của Nguyễn Hiến Lê trong 2 bài phê bình của tôi theo bản đánh lại này, để độc giả thấy những chữ sai dấu trong bản “hoán chuyển” của Tạp Chí Dân Văn.

Trong phần trích dẫn có 1 số điều bổ túc không có trong bài đưa lên diễn đàn lần này.

Cũng vì sự sai dấu từ việc chuyển từ mẫu chữ VPS qua Unicode mà cách đây vài năm tôi phê bình một ông, ông em của ông này xót ruột bươi móc nhỏ nhặt là cùng một chữ mà tôi lúc bỏ dấu thế này, lúc bỏ dấu thế kia. Sau đó biết chuyện ông ta mới thôi.

  Chữ nghĩa.

(I). Kinh: 64 Quẻ. (Từ trang 209 tới trang 516).

 + Quẻ Truân (Khảm / Chấn).

Lục Tam. Tức lộc vô ngu, duy nhập vu lâm trung, quân tử cơ bất như xả, vãng lận”.

 Nguyễn Hiến Lê dịch như sau:

     - “Hào 3, âm: Đuổi hươu mà không có thợ săn giúp sức thì chỉ vô sâu trong rừng thôi (không bắt được). Người quân tử hiểu cơ sự ấy thì bỏ đi còn hơn, cứ tiếp tục tiến nữa thì sẽ hối hận”.

(Trang 231).

Nguyễn Hiến Lê dịch chữ “NGU” trong hào Lục tam Quẻ Truânth săn thì thực sự tôi không tưởng ra nổi có một chuyện như thế đối với một người tự nhận nghiên cứu Cổ hc Trung Hoa, tên Nguyễn Hiến Lê, lại có thể kém cỏi đến thế!

Các Bộ Từ thư Trung Hoa như Thuyết Văn Giải Tự, Khang Hi, Từ Hải, Từ Nguyên… rồi không Bộ nào giải nghĩa chữ “NGU” này là th săn hết!

~ Bộ Khang Hi liệt kê tất cả 16 nghĩa của chữ “NGU”.

~ Bộ Từ Hải xuất bản ở Lục địa liệt kê 10 nghĩa.

~ Bộ Từ Hải xuất bản ở Hương Cảng liệt kê 12 nghĩa.

~ Bộ Từ Nguyên xuất bản ở Hương Cảng liệt kê 10 nghĩa.

~ Riêng Bộ Thuyết Văn Giải Tự chỉ nêu có một nghĩa, ghép trong tiếng “SỒ NGU- là một loại “Cọp trắng vằn đen có đuôi dài hơn thân, là một loại thú hiền, chỉ ăn thịt những con vật tự chết”.

[Ngu. Sồ ngu dã. Bạch hổ hắc văn, vĩ trường ư thân, nhân thú, thực tự tử chi nhục”.

Tham khảo:

Thuyết Văn Giải Tự. Qu. XIV. NGU].

Tra tất cả những bộ Tự điển, Từ điển kể trên tôi không thấy chỗ nào nói chữ “Ngu” này có nghĩa là “thợ săn” như Nguyễn Hiến Lê dịch cả, không rõ ông ta mò ở đâu ra được cái nghĩa này?

Đâu đó trong cuốn Kinh Dch của ông ta Nguyễn Hiến Lê có nhắc tới bộ Từ Hải - trong một chỗ giảng về Quẻ Tiết, ở trang 496. Nhưng, chẳng rõ ông ta có tra bộ Từ điển này hay không mà dịch tầm bậy đến thế!

 Dịch đúng thì như sau:

~ Hào 6 / 3. Săn đuổi nai mà chẳng d liu những bất trắc, cứ thế sấn vào rừng, 1 việc như vậy bậc quân tử hiểu cơ sự, chẳng thà bỏ! Cứ tiếp tục rượt theo rồi sẽ hối tiếc!”.

Chữ “NGU” trong hào Lục Tam Quẻ Truân có 2 cách giải thích:

(1). Ngu là 1 chức quan thời Đế Thuấn, chuyên coi sóc về vùng rừng núi, ao đầm - tức như chức Kiểm Lâm ngày nay.

Sách Thượng Thư (tức Thư Kinh) viết:

~ Đế viết: Du tư Ích, nhữ tác trẫm ngu”.

                                         /  Thượng Thư. Ngu Thư. Thuấn điển  /.

~ Đế (Thuấn) nói: Này ông Ích, ta giao cho ông cai quản vùng rừng núi của ta”.

 Khổng An Quốc (? - ?) thời Tây Hán, chú thích chữ “Ngu” trong câu trên, viết:

~ Ngu. Chưởng sơn trạch chi Quan”.

~ Ngu. Là chức Quan cai quản rừng núi, ao đầm”.

 Thái Trầm (1167 - 1230) thời Nam Tống [1127 - 1279] chú giải Bộ “Thượng Thư” cũng giảng như trên.

Hiểu theo nghĩa trên đây, câu tức lc vô ngu kể trên có nghĩa: “Rượt theo con nai mà không có người trông coi rừng núi hướng dẫn”.

 (2). Ngu có nghĩa là liệu độ, phòng bị.

Và như thế, tiếng “vô ngu trong hào Lục Tam nghĩa là “không dự liệu, không dự phòng những bất trắc, những rủi ro có thể xảy ra”, như tôi đã dịch ở trên.

Cũng sách Thượng Thư nói:

~ Ích viết: Hu, giới tai, cảnh giới vô ngu!”.

                                   /  Thượng Thư. Ngu Thư. Đại Vũ mô  /.

~ (Ông) Ích nói: Ôi, đáng răn giữ thay, cảnh giới việc không dự liệu được!”.

 Dịch theo nghĩa nào cũng thông. Nhưng cũng cần nói thêm hiểu theo nghĩa (1) cũng qui về nghĩa (2), vì lẽ, đã không hiểu rõ rừng sâuchẳng hỏi người trông coi rừng thì có khác gì không dự liệu những bất trắc có thể xảy ra!

 Mục VI. Tự Quái Truyện. (Trang 73).

Cũng về Quẻ Truân, Nguyễn Hiến Lê viết:

           - “Chúng tôi không biết chữ Truân có nghĩa là đầy, là lúc vạn vật mới sinh ra không chứ các bộ Từ Hải, Từ Nguyên ngày nay không có nghĩa đó, chỉ có nghĩa là gian nan”.

 

Đọc Cổ văn Trung Quốc, lại t xưng là người nghiên cứu Cổ hc Trung Hoa mà rồi ông Nguyễn Hiến Lê đến mỗi 2 Bộ Từ Hải, Từ Nguyên để tra cứu chữ nghĩa thì ông ta quả đúng là “hc giả”! Chẳng lẽ ông ta đến không có những Bộ Tự điển cần cho việc nghiên cứu như “Thuyết Văn Giải Tự”,  “Khang Hi” để thấy rằng:

~ Truân. Nạn dã, tượng thảo mộc chi sơ sinh, truân chiên nhi nạn.

Tòng “triệt” quán “nhất”; nhất, địa dã; vĩ khúc ~.

                                /  Thuyết Văn Giải Tự Nghĩa Chứng. Qu. I Truân  /.

~ Truân. (Tai) nạn, chữ tượng hình cây cỏ lúc mới nhú, lao đao, khó khăn.

Chữ gồm chữ “trit” xuyên qua chữ “nhất”; chữ nhất đây chỉ mặt đất; có cái đuôi cong”.

 Từ khả năng, trình độ Hán văn kém, tệ đến như thế không nói chúng ta cũng những phương diện khác của Nguyễn Hiến Lê cũng chẳng ra sao hết!

Có điều, như tôi đã nói nhiều lần khi phê bình là tôi không trách những người khả năng khiếm khuyết mà viết sai! Họ sai vì ngay tình chứ không lập lờ, ba hoa khoác lác, ra vẻ giỏi lắm để có thái độ gian dối, lòe bịp người đọc, như Nguyễn Hiến Lê đây!

 Trích dẫn.

Phần II. Kinh và Truyện.

 Chú thích câu Dng cửunói trên, (trang 219), Nguyễn Hiến Lê viết:

           - “Cao Hanh hiểu khác, bảo:  “Bầy rồng không đầu, nghĩa là bầy rồng đã bay lên trời, đầu bị mây che nên chỉ thấy mình và đuôi. Đó là cái tượng rồng cỡi mây lên trời, tốt”.

Trong đoạn cuối “Lời Nói Đầu” cho Phần II này Nguyễn Hiến Lê có đoạn viết:

- “Bản tôi tham khảo nhiều nhất là bản của cụ Phan Bội Châu (Khai Trí, 1969).

(Trang 207).

Trước đó một trang. Trang 206, Nguyễn Hiến Lê viết:

         - “Riêng về hai Quẻ Càn và Khôn tôi trích dẫn thêm Văn ngôn truyện, và trong một số quẻ khác tôi cũng lác đác dùng lời bình luận trong Hệ từ truyện mà tôi sẽ dịch trọn và đặt sau phần kinh.

(Xem tiếp đoạn (a) ở cuối trang”.

Cuối trang 206 nói trên, ở phần cước chú, Nguyễn Hiến Lê viết:

- “(a). Tôi lại tham khảo thêm những chú giải của Chu Hi, lời giảng của Phan Bội Châu, đôi khi của James Legge, của Richard Wilhelm, của cao Hanh, Nghiêm Linh Phong và vài nhà khác nữa”.

+ Nguyễn Hiến Lê đã dẫn chú thích này của Cao Hanh (1900 - 1986) từ một cuốn sách nào đó, thế nhưng đã lập lờ không nói ra, để độc giả nghĩ rằng ông ta đã dịch chú thích nói trên từ nguyên tác.

Tôi không ngờ Nguyễn Hiến Lê lại có thể muối mặt dối gạt độc giả như thế!

Sau đây tôi trích dẫn lại nguyên văn phần chú thích nói trên của Cao Hanh để chúng ta và người đời sau, con cháu chúng ta, thấy được sự dối gạt này.

Chú giải nói trên là trong bộ “Chu Dịch Cổ Kinh Kim Chú” của Cao Hanh, nguyên văn như sau:

~ ““Hiện quần long vô thủ” giả, quần long tại thiên, thủ vị vân tế nhi cận kiến kỳ thân, vĩ, túc dã. Thử quần long đằng thăng chi tượng, cố viết “hiện quần long vô thủ, cát”.”.

-“Hiện bầy rồng không đầu” là bầy rồng giữa trời đầu bị mây che, chỉ thấy có thân nó, đuôi nó, chân nó. Đây là hình ảnh (tượng) bầy rồng bay hút giữa trời (thẳm), vì thế mà nói “(nếu thấy) hiện ra bầy rồng không đầu thì tốt”.”.

Qua đoạn tôi trích dẫn nguyên văn của Cao Hanh trên đây người đọc thấy rành rành là Nguyễn Hiến Lê đã thiếu đi mất cái “CHÂN” (TÚC) của rồng!

Có lẽ Nguyễn Hiến Lê đã “cht nó đi” rồi chăng? Có lẽ, nếu Nguyễn Hiến Lê thực sự đọc thẳng từ nguyên văn của Cao Hanh thì tôi nghĩ lẽ nào ông “hc giả” lại không thấy cái “CHÂN” của bầy rồng nó ở đâu?

Như vậy thì, chỉ có thể là Nguyễn Hiến Lê đã trích dẫn lại Câu này từ người khác - hay nói khác đi là “trích dẫn li trích dẫn”, người ta thiếu mất cái CHÂN rồng thì làm sao mà ông “hc giả” có thể đưa ra trình cho độc giả? Không thấy, cho nên Nguyễn Hiến Lê cứ thế mà ghi ra để lòe độc giả là mình đọc thẳng từ nguyên tác!

Sau hết, đối chiếu nguyên văn Hán văn dẫn trên phần Việt văn của Nguyễn Hiến Lê người đọc lại thấy là đoạn cuối của ông ta không đúng với những gì Cao Hanh viết!

Tóm lại, có 2 trường hợp:

1). Hoặc Nguyễn Hiến Lê lập lờ, dẫn lại câu chứ thích từ một cuốn sách nào đó, nhưng không nêu xuất xứ, cứ làm như ông ta đã dẫn từ nguyên tác.

Đây gọi là sự thiếu tự trọng, thiếu tư cách, của một người cầm viết!

2). Hoặc giả Nguyễn Hiến Lê đọc chính nguyên tác (như ông ta ghi nơi cước chú (a), ở cuối trang 206). Nếu thế qua sự đối chiếu nguyên văn và phần dịch Việt văn của ông ta thì rõ ra trình độ Hán văn của ông ta quá là kém cỏi!

[Có điều là trường hợp thứ 2) này không có thể, vì nếu đọc thẳng nguyên tác thì ông ta không thể nào dịch thiếu chữ “TÚC” [= CÁI CHÂN], và đồng thời còn thiếu luôn cả câu cuối “hiện quần long vô thủ, cát”.].

+ Dầu là ở trường hợp nào đi nữa thì cung cách, thái độ, làm việc của Nguyễn Hiến Lê trước sau vẫn là cung cách của một “học giả” (xin đừng quên cái ngoặc kép “”!

Và sau cùng nữa:

Qua 2 trường hợp của Chu Tuấn Thanh và Cao Hanh dẫn trên tôi thấy rõ một chuyện:

Về mặt trích dẫn, nếu một câu, một đoạn Hán văn nào trong những tác phẩm cổ mà đã có người dịch thì Nguyễn Hiến Lê rất hùng dũng” ghi ra phần phiên âm Hán Vit trước phần dịch Việt văn của ông ta, hay xào li của người khác làm của mình (?)! Còn nếu chưa có ai dịch thì ông ta lờ đi phần phiên âm Hán Vit không ghi ra! Làm như vậy thì ai biết đó vào đâu?

Học giả mà như vậy sao?

 Tiếp đến, trong một đoạn giải thích về hào Sơ Lục Quẻ Khôn Nguyễn Hiến Lê trích dẫn phần “Văn NgônQuẻ này, viết:

- “(Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương…”.

(Trang 224).

 Chữ Khánh ở đây phải đọc là Khương”, vần với chữ “Ương” ở cuối câu.

Có điều lạ là trước đó ở trang 146, cũng chữ nói trên, Nguyễn Hiến Lê đã đọc đúng âm là Khương”.

Nguyễn Du có mấy câu:

                                      Khi ăn khi nói lỡ làng,

                                      Khi thầy, khi tớ, xem thường xem khinh.

                                      Khác màu kẻ quí người thanh,

                                      Ngẫm ra cho kỹ như hình con buôn!

 Dch sai.

Bây giờ hãy coi “học giả” Nguyễn Hiến Lê dịch câu trên của Quẻ Mông ra làm sao.

Ông ta dịch như sau:

- “Hỏi (bói) một lần thì bảo cho, hỏi hai ba lần thì là nhàm, nhàm thì không bảo…”.

Nguyễn Hiến Lê dịch chữ “Độc”Nhàm thì đúng là NHẢM quá đi!

Chữ Đc ở đây nghĩa khinh lờn, là coi thường”, không có nghĩa nào là nhàm như Nguyễn Hiến Lê dịch sai!

Đã không biết, đem sự hoài nghi, thắc mắc đi hỏi người, người giải nói cho biết mà vẫn không tin, cứ hỏi tới, hỏi lui, như vậy là “khinh lờn”, “coi thường” người mình hỏi!

Một đứa con nít cũng biết nữa là!

Hào Thượng Lục Quẻ Tu nói:

~ Nhập vu huyệt, hữu bất tốc chi khách tam nhân lai… ~.

Nguyễn Hiến Lê dịch như sau:

- “Vào chỗ cực hiểm rồi, nhưng có 3 người khách thủng thẳng sẽ tới…”.

Tới đây thì càng rõ hơn về trình độ Hán văn của “học giả” Nguyễn Hiến Lê.

Cái gì chứ dịch từng chữ một (word for word / mot à mot) thì “hc giả” Nguyễn Hiến Lê giỏi hơn ai hết!

Này nhé:

Bất = Không. Tốc = Nhanh. “Không nhanh” thì, là thủng thẳng” chứ còn gì nữa!

Chắc hẳn “học giả” Nguyễn Hiến Lê rất đắc ý với tài dịch thuật của mình!

Đáng tiếc, thực đáng tiếc cho Nguyễn Hiến Lê là những bộ Chú giải Kinh Dịch của các học giả - và là học giả thực sự, cổ kim còn chưa biến đi đàng nào cho nên là mới lòi ra cái Dốt Hán văn cũng như sở học tồi tệ về Dịch của hc giả Nguyễn Hiến Lê!

+ Chữ tốc ở đây có nghĩa mời, gọi”,chuốc lấy, không có nghĩa nhanh như ông “học giả” Nguyễn Hiến Lê hiểu, một cái hiểu chưa tới nơi, rất nông cạn!

Ở cuối trang 207, về phần dịch Kinh văn 64 Quẻ của ông ta, Nguyễn Hiến Lê đã nói rất rõ là “có thể  nói chỉ là diễn lại phần giảng” của cụ Phan Bội Châu (1867 - 1940).

Bởi thế tôi đã phải duyệt Bản chú giải của cụ Phan để coi cụ giảng 2 chữ bất tốc của Quẻ Tu này ra sao?

Và cụ Phan đã viết rành rành thế này: Bất tốc, nghĩa là chẳng mời!

+ Ô hô! “Học giả” Nguyễn Hiến Lê rồi rưt hc giả cổ / kim chy tới vắt giò lên cổ - để một mình “hc giả” nhà ta cứ thủng thẳng” mà đi!

 Về chữ “Tốc” có các nghĩa là “mời, gọi; chuốc lấy” như chữ “tốc” trong câu “bất tốc” ở hào Thượng Lục Quẻ Tu trên đây, không cần lấy đâu xa, tôi lấy ngay một thí dụ trong Văn học Cổ điển Việt Nam.

Trong “Bình Ngô Đại Cáo” Nguyễn Trãi (1380 - 1442) có câu:

            Vị bỉ tất dịch tâm nhi cải lự,

            Khởi ý phục tác nghiệt dĩ tốc cô!

                              Tưởng giặc hẳn đổi lòng mà hối cải,

                             Ngờ đâu lại tác ác chuốc tội thêm! 

Đó:

2 tiếng “tốc cô”, chữ tốc nghĩa là “chuốc lấy”, chữ “cô” nghĩa là tội – như nói “vô cô”.        

  Với những chứng cứ tôi trưng dẫn trên đây, có nói Nguyễn Hiến Lê dốt Hán văn hẳn là chẳng ai có thể dị nghị, chẳng ai có thể nói là tôi nói nặng!

Một kẻ vỗ ngực xưng với thiên hạ mình người nghiên cứu về cổ hc Trung Hoa mà trình độ Hán văn tệ đến thế sao? ~ Một người có trình độ Hán văn trung bình thôi còn không đến nỗi sai một lỗi như vậy!

Đất nước tới thời mạt vận cho nên mới nảy sinh những kẻ như Nguyễn Hiến Lê đây!

 + Quẻ Đại Tráng (Chấn / Càn).

(a). Dịch sai.

Hào Cửu Tam Quẻ Đại Tráng nói: “… Đê dương xúc phiên, luy kỳ giốc!”.

Nguyễn Hiến Lê dịch:

- “… con cừu đực húc vào cái dậu, bị thương cái sừng”.

Minh Di:

~ Đê dương”con dê đc, không phải là con cừu đc.

Tiếp đến:

~ Chữ luy trong câu có nghĩa là vướng, mắc kt, không có nghĩa b thương” - như Nguyễn Hiến Lê hiểu và dịch sai!

Và như vậy, dịch đúng là:

~ … Con dê đc húc vào hàng rào, cái sừng của nó (rồi bị) mắc kt giữa hàng rào!”.

 (b). Làm việc cẩu thả.

Điều đáng ngạc nhiên là hào Thượng Lục sau đó 3 hào, cũng 2 chữ đê dương” này Nguyễn Hiến Lê lại ghi đúng là con dê đc!

Sao lại tức cười đến thế nhỉ!

 + “Tử viết: Nhan thị chi tử kỳ đãi thứ cơ hồ? ~.

Nguyễn Hiến Lê dịch:

- “Thầy (Khổng) nói: “người con họ Nhan (tức Nhan Hồi) có lẽ gần đạo chăng?”.

(Trang 566).

Nguyễn Hiến Lê dịch câu Nhan th chi tử người con h Nhan thì tới phải nói rằng tức cười quá là tức cười, cười tới đỏ phừng cả mặt mũi đi!

Tên người Trung Hoa đôi lúc ghi kèm các chữ Chi”, “Tử… đây là những tr từ, những chữ đệm, không có nghĩa nào hết, như Giới Thôi (? - ?), một trong những tùy tòng của Trùng Nhĩ - sau là Tấn Văn Công (697 - 628; tại vị: 636 - 628 tr. Cn), lúc lưu vong, thời Xuân Thu (770 - 403 tr. Cn), cũng được gọi là Giới Chi Thôi, Giới Tử Thôi.

Bộ “Tả Truyện” viết:

~ Tấn hầu thưởng tòng vong giả, Giới Chi Thôi bất ngôn lộc, lộc dịch phất cập”.

                     /  Tả Truyện. Hi công 24 niên  /.

~ Vua Tấn thưởng công những người theo mình trong thời gian bỏ nước chạy ra ngoài lánh nạn, Giới Chi Thôi không nhắc tới bổng lộc, mà rồi bổng lộc cũng không tới”.

 [Phụ chú.

Đỗ Dự (222 - 284) thời Tây Tấn (265 - 317) chú thích:

~ “Giới Thôi, Văn Công vi thần. Chi, ngữ trợ”.

~ “Giới Thôi, bề tôi cấp nhỏ của (Tấn) Văn Công. Chi, là trợ ngữ từ”.

 Vương Dẫn Chi (1766 - 1834) chú thích tên “Giới Chi Thôi” trong câu trên viết:

~ “Phàm Xuân Thu nhân danh trung hữu “Chi” tự giả, giai phỏng thử”.

          /  Kinh Truyện Thích Từ. Chi  /.

~ “Nói chung, trong tên người thời Xuân Thu mà có chữ “Chi” thì đều phỏng theo đây”].

Cũng vậy, chữ “chi” trong câu Nhan thchi tửtrong nói trên cũng là một trợ ngữ từ, là một tiếng đưa đẩy, không có nghĩa gì cả! Nguyễn Hiến Lê nghĩ đây một giới từ do đó mới dịch ù cạc như trên!

Ô hô, ông hc giả Nguyễn Hiến Lê rồi chẳng tha một chữ nào hết, có bao nhiêu chữ ông hc giả của chúng ta, đúng ra là của ông / bà MN, đều dịch, và dịch từng chữ, dịch cho kỳ hết!

Riêng về chữ Tử thì thời cổ chữ này được ghi kèm theo Tên, hoặc Họ của một người để biểu lộ lòng tôn kính về phương diện học vấn, tư tưởng hay đức hạnh…. chẳng hạn Tôn Tử, Khổng Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Hàn Phi Tử…. nói “Bách gia Chư tử” là do đó!

Chữ Tử ở đây dĩ nhiên không dịch được.

Chữ Tử này có một nghĩa thông thường là Con, hoặc trường hợp nếu xác định có nghĩa làCon trai.

Cứ như hc giả Nguyễn Hiến Lê mà làm tới thì chúng ta đến phải gọi các nhân vật kể ở trên là người con h Tôn, người con h Khổng”….

 + Quẻ Tỉ (Khảm / Khôn).

Thoán từ Quẻ này nói:

~ Tỉ, cát. Nguyên thệ, nguyên vĩnh trinh, vô cữu. Bất ninh phương lai, hậu phu hung ~.

Nguyễn Hiến Lê nói về câu “hu phu hung” như sau:

  - “Còn ba chữ “hậu phu hung” thì không sách nào cho biết là ám chỉ hào nào, có lẽ là hào trên cùng chăng?”.

(Trang 254).

Với câu “Còn ba chữ “hậu phu hung” thì không sách nào cho biết là ám chỉ hào nào” tôi thấy ngay là Nguyễn Hiến Lê đọc Kinh Dịch chẳng bao nhiêu mà ăn nói hàm hồ, và lớn lối nữa, nếu không muốn nói là ba hoa, khoác lác!

Nói không sách nào cho biết là ám chỉ hào nào tức Nguyễn Hiến Lê có ý nói ông ta đã đọc khắp hết các bản chú giải Kinh Dịch, và thấy rằng tuyệt nhiên không có bất cứ một chú giải nào nói câu này chỉ hào nào cả! Đc giả không thể nào nghĩ khác hơn!

 Có rất nhiều Bản chú giải Kinh Dịch từ trước đều có cho biết 2 chữhu phu” trên đây nhằm chỉ hào nào của Quẻ Tỉ. Tôi dẫn một số Bản chú giải của học giả các đời:

1/. Hán Thượng Dịch Truyện. Chu Chấn (1072 - 1138) thời Bắc Tống (960 - 1127).

2/. Chu Dịch Khuy Dư. Trịnh Cương Trung (1088 - 1154) thời Nam Tống.

3/. Chu Dịch Nghĩa Hải Toát Yếu. Lý Hành (? - ?) thời Nam Tống (1127 - 1279).

4/. Chu Dịch Ngoạn Từ. Hạng An Thế (? - 1208) thời Nam Tống.

5/. Chu Dịch Tập Thuyết. Du Diệm (1258 - 1314) thời Nam Tống.

6/. Chu Dịch Tập Giải Toản Sớ. Lý Đạo Bình (? - ?) đời Thanh (1644 - 1911).

7/. Chu Dịch Thượng Thị Học. Thượng Bỉnh Hòa (1870 - 1950) thời Dân Quốc.

8 Bản chú giải trên đây nói tiếng “hậu phu” chỉ hào Thượng Lục Quẻ Tỉ.

8/. Dịch Kinh Lai Chú Đồ Giải. Lai Tri Đức (1525 - 1604) đời Minh (1368 - 1644).

Lai Tri Đức phân 2 chữ “phu”, hào 9 / 5 chỉ “(tiền) phu”, hào Thưng Lc chỉ “hu phu”.

9/. Lục Thập Tứ Quái Kinh Giải. Chu Tuấn Thanh (1788 - 1858)

Chu Tuấn Thanh thì nói chữ “hu” chỉ hào Thưng Lc, chữ “phu” chỉ hào Cửu Ngũ.

10/. Chu Dịch Yếu Nghĩa. Tống Thư Thăng (? - ?) thời cận đại.

Tống Thư Thăng nói tiếng “hậu phu” chỉ hào Lc Nhị:

~ Hậu phu, chủ nhị âm chi bất biến ngôn; dụng Vị lệ: ngoại quái vi tiền, nội quái vi hậu - Nhị ti nhu bất biến, thất thời, cố hung ~.

~ “Hậu phu” chủ yếu nói hào 6 / 2 bất biến; lấy thể lệ về Vị thứ [quẻ đơn trong Quẻ] mà nói: ngoại quái trước nội quái sau; hào 2 vị thấp, thể nhu, bất biến, thất thời nên xấu.

Với những gì đã dẫn ở trên thì rành rành là các Bản chú giải “Kinh Dịch” đều có giải rõ 2 tiếng “hậu phu” là hào nào, hào nào đầy ra đó!

Nguyễn Hiến Lê ngồi đáy giếng khoác lác, coi trời bằng cái nắp nồi; hay là ông ta được một số coi là học giả nên nghĩ mình muốn nói gì thì nói?

Hoặc giả ông ta muốn khoe “không sách nào cho biết là ám chỉ hào nào”, để rồi từ đó đưa ra suy đoán có lẽ là hào trên cùng chăng?”, để thiên hạ phải nể phục chăng? Vì lẽ từ cổ chí kim chẳng có ai nói, chẳng có ai suy đoán, chỉ mỗi ông ta mà thôi!

Sau hết, như tôi đã dẫn ở trên, trong “Lục Thập Tứ Quái Kinh Giải”, Chu Tuấn Thanh đã giảng là chữ “hậu” chỉ hào Thưng Lc, chữ “phu” chỉ hào Cửu Ngũ.”  

 Đã biết, ở trang 219 và 220 [trong phần PHỤ LỤC ở cuối phần dch và giảng Quẻ Càn] trong cuốn “Kinh Dịch. Đạo của Người Quân Tử” người ta thấy Nguyễn Hiến Lê cũng dẫn Bộ “Lục Thập Tứ Quái Kinh Giải” của Chu Tuấn Thanh giải 2 chữ “Dng cửu”, và ông ta còn dịch một đoạn của lời Chú giải này [đoạn dịch này của ông ta tôi đã luận rõ trong Bài phê bình trước] - ông ta ghi rành rành ở trang 219 như sau:

 - “Chu Tuấn Thanh trong Lục Thập Tứ Quái Kinh Giải - Cổ tịch xuất bản xã ”……

Tức ông ta có bản Chú giải của Chu Tuấn Thanh, thế mà không rõ tại sao ở đây ông ta lại nói “Còn ba chữ  “hậu phu hung” thì không sách nào cho biết là ám chỉ hào nào”.

Và như vậy, ở đây, tôi thấy hết sức rõ Nguyễn Hiến Lê để lộ sự gian dối, sách ông ta  không tham khảo mà dám ghi ra làm như có tham khảo. Với cách hành xử như vậy Nguyễn Hiến Lê chẳng những gian dối mà còn khinh thường độc giả nữa, coi độc giả như một đám ngu ngơ chẳng biết gì!

Kim Thánh Thán (1608 - 1661) trong bài phê bình bài “Hoàng Hc Lâu có đoạn viết:

~ Phả kiến úc súc tế nho chung thân úng tỵ u u khổ ngâm, đáo đắc cái quan chi nhật, nhân dữ thu thập bộ thự dịch đắc sổ bách, thiên, vạn dư ngôn, nhiên nhi tằng bất đắc nhất hương lý tiểu nhi! ~.

 /  Kim Thánh Thán Tuyển Phê Đường Tài Tử Thi. Thôi Hiệu. Hoàng Hạc Lâu  /.

~ Ngó lại những bọn nho sĩ tầm thường thô lỗ một đời bịt mũi ư ử ngâm nga, tới ngày đóng nắp quan tài lại, tom góp những gì bọn này viết ra, người ta thu được cũng tới cả trăm ngàn vạn lời, mà rồi cũng không bằng một đứa con nít trong làng! ~.

 Những gì Kim Thánh Thán nói trên đây cũng đúng cho Nguyễn Hiến Lê. Viết nhiều dầu là Thơ hay Văn cũng vậy, chỉ có lượng mà không có phẩm thì cũng chỉ là rác!

 Trình độ Hán học của Nguyễn Hiến Lê, nói như ông Ngô Tất Tố, chỉ là hạng “vc vch” mà thôi! Vậy mà trong hơn 20 năm ở Miền Nam Nguyễn Hiến Lê đã “công nhiên” đóng vai trò nghiên cứu Cổ học, để múa may, làm trò Hề trên Văn đàn, chẳng kiêng dè úy kỵ chi hết! Những người tinh thâm Hán hc Miền Nam trước năm 75 có thể không nhiều nhưng vẫn có, không hiểu vì lý do nào mà để Nguyễn Hiến Lê làm trò múa rối như vậy!

 Kiến thức Dịch học.

trang 79, Nguyễn Hiến Lê viết:

        - “Tiêu Diên Thọ có sáng kiến cho mỗi quẻ (trùng quái) biến thành 64 quẻ, như vậy 64  x  64 được 4.096 quẻ. Tôi không hiểu cách “biến” đó ra sao ( lại lấy 64 quẻ chồng lên nhau? ). Cách đó cũng không ai theo, vì số quẻ nhiều quá, làm sao đặt tên giải thích cho hết được? Ông còn lấy mỗi hào làm chủ cho một ngày: 64 quẻ có 384 hào, mà mỗi năm chỉ có 365 ngày, còn lại non 20 hào nữa, ông dùng làm gì, cũng không biết”.

Cứ đọc đoạn trên đây thì rõ trình độ hiểu biết về Dịch học của Nguyễn Hiến Lê vô cùng kém cỏi, một sự kém cỏi làm người ta phải kinh hãi, nói rõ ra là dốt!

Vì kiến thức Dịch học quá kém cỏi cho nên Nguyễn Hiến Lê lại suy đoán lung tung, hay như lời tục nói là “ăn ốc nói mò”! Không suy đoán, không “ăn ốc”, còn đỡ, mở miệng ra suy đoán chỉ để lòi ra cái kém cỏi, nếu không nói là cái dốt!

Trước hết, con số 4096 Quẻ nói đây không là những Quẻ mới, thành từ 64 Quẻ chồng lên nhau. Số Quẻ vẫn là 64 Quẻ  ta vẫn thấy trong Kinh Dịch, Nguyễn Hiến Lê chớ quá lo lắng “số quẻ nhiều quá, làm sao đặt tên giải thích cho hết được?”.

 Nguyễn Hiến Lê muốn hiểu cách biến đó ra sao? Thì đây:

64 Quẻ diễn tiến theo thứ tự trong Kinh Dịch là: Càn. Khôn. Truân. Mông. Tu. Tụng… cho tới Quẻ Vị Tế (Quẻ thứ 64) thì hết một VÒNG, ở đây tạm gọi là Chu kỳ.

Tiếp đó, ở VÒNG thứ 2 thì Quẻ thứ 2, Quẻ Khôn, chuyển lên đứng đầu Chu kỳ, và cứ theo cách này thứ tự Chu kỳ sẽ là: Khôn. Càn. Truân. Mông. Tu. Tụng… Ký Tế. Vị Tế.

Chu kỳ thứ 3, theo đó, sẽ là: Truân. Càn. Khôn. Mông. Tu. Tụng… Ký Tế. Vị Tế.

Cứ thế mỗi Quẻ trong 64 Quẻ sẽ lần lượt đứng đầu một Chu kỳ, hoặc, nói cách khác là mỗi Quẻ sẽ lần lượt trải qua 64 Chu kỳ. Như vậy, 64 x 64 = 4096, con số 4096 là từ đó mà ra, và như vậy, chẳng có việc chồng 64 Quẻ lên nhau để thành 4096 Quẻ mới cho Nguyễn Hiến Lê đặt tên đâu! Nguyễn Hiến Lê suy đoán mò mà chẳng trúng vào đâu!

Tiếp đó, Nguyễn Hiến Lê lại càng để lòi cái trình độ Học chưa tới, Vấn chưa thông của ông ta khi nói rằng 64 Quẻ có 384 hào thì làm sao có thể ứng hợp 365 ngày của 1 năm cho được? Ông “hc giả” Nguyễn Hiến Lê đọc chưa tới đâu, để có thể biết rằng đây là Thuyết gọi là “Lục nhật thất phân” trong Học thuyết “Quái Khí” của Mạnh Hỉ, thầy học của Tiêu Diên Thọ.

(Cách sắp xếp trên đây ghi trong cuốn Dịch Lâm của Tiêu Diên Thọ).

Gọi là “Quái Khí” vì Mạnh Hỉ lấy 24 tiết khí của một năm phối hợp với 64 Quẻ.

Trước hết, về thứ tự Bát Quái, Mạnh Hỉ căn cứ thứ tự “Hu Thiên” của Văn vương, tức thứ tự “Càn. Khảm. Cấn. Chấn. Tốn. Li. Khôn. Đoài” để mà lập thuyết, theo đó 4 Quẻ Chấn. Đoài. Li. Khảm chiếm vị trí 4 Phương chính là Đông. Tây. Nam. Bắc. 4 Quẻ này do đó được gọi là Tứ Chính Quái, mỗi Chính Quái chủ quản một Mùa:

+ Chấn mùa Xuân. Li mùa Hạ. Đoài mùa Thu. Khảm mùa Đông.

4 Quẻ mỗi Quẻ có 6 hào, vậy 4 Quẻ gồm: 4 x 6 = 24 hào, mỗi hào ứng với 1 tiết khí:

+ Chấn.

~ Hào ứng tiết Xuân Phân,

~ Hào 2 ứng tiết Thanh Minh.

~ Hào 3 ứng tiết Cốc Vũ.

~ Hào 4 ứng tiết Lập Hạ.

~Hào 5 ứng tiết Tiểu Mãn.

~ Hào Thượng là Mang Chủng.

Hào Sơ của Chính Quái luôn luôn là một trong Nh Phân (Xuân Phân / Thu Phân) hoặc Nh Chí (Hạ Chí / Đông Chí), như ở thí dụ nói trên, hào của Chấn là Xuân Phân.

3 Quẻ kia:

Hào Sơ của Li là Hạ Chí.

Hào Sơ của Đoài là Thu Phân.

Hào Sơ của Khảm là Đông Chí.

Trở lại thuyết Lc nht thất phân:

4 Chính Quái không tính, còn lại 60 Quẻ. Một năm có 365 ngày và 1 / 4 ngày, và do đó trung bình mỗi Quẻ được 6 ngày: 60 x 6 = ngày, dư ra 5 ngày và 1 / 4 ngày.

Theo cách tính của Mạnh Hỉ thì mỗi ngày được phân làm 80 phân.

Như vậy số ngày lẻ 5 ngày và 1 / 4 ngày dư ra kia tính ra phân sẽ là 420 phân.

420 phân chia cho 60 Quẻ: 420 ¸ 60, mỗi Quẻ được 7 phân chẵn.

Và như vậy 1 Quẻ = 1 ngày 7 phân. Và 1 hào = 1 ngày 7/6 phân.

Do đó mà gọi là Lc nht thất phân.

 + Tội thì thôi, ông Nguyễn Hiến Lê cứ lo lắng cho ông học giả Tiêu Diên Thọ là:

“64 quẻ có 384 hào, mà mỗi năm chỉ có 365 ngày, còn lại non 20 hào nữa, ông dùng làm gì, cũng không biết”.

+ Non 20 hào đó để cho ông Nguyễn Hiến Lê dùng, dùng làm gì cũng được!

Ô hô, ông “hc giả” ơi là ông “học giả”!

[Chú thích.

+ Không như một số người nghĩ, người Trung Hoa thời cổ rồi chỉ biết Âm lịch, họ cũng biết Dương lịch, có điều họ không dùng mà thôi!

Năm Dương lịch có 365 ngày và 1 / 4 ngày dẫn trên đây vào đầu thời Hán người ta đã tính ra được kết quả này. Thư tịch thời đó đã có những ghi chép rõ về điều này.

Tác phẩm “Hoài Nam Tử” (Thiên “Thiên Văn Huấn”) viết:

~ Phản phục tam bách lục thập ngũ độ, tứ phân độ chi nhất nhi thành nhất tuế ~.

~ Trở đi trở lại 365 độ, và 1 / 4 độ thì tròn một năm ~.

 Sách “Hậu Hán Thư” (Luật Lịch Chí. Hạ) cũng đưa ra một kết quả như vậy]. 

 Chương VIII. (Từ trang 571 tới trang 573).

+ “Kỳ xuất nhập dĩ độ, ngoại nội sử tri cụ”.

Nguyễn Hiến Lê dịch và chú thích như sau:

-Dịch: (Dịch) ra vào có chừng mực, (việc) trong (việc) ngoài, (Dịch) khuyên ta phải thận trọng.

Chú thích: Tiết này tối nghĩa, e sót chữ hay lầm. Phan Bội Châu không dịch.

Vương Hàn giảng xuất nhập là “hành tàng” (xuất xử), nội ngoại là ẩn hiện”.

(Trang 572).

 Trước hết, câu “ngoi ni sử tri cụ”, thứ tự “ngoi ni” (chữ NGOẠI trước NỘI sau).

Thường người ta ưa nói “nội / ngoại”, [chữ NỘI đứng trước chữ NGOẠI], nhưng ở đây câu trên lại nói ngược lại là “NGOẠI NỘI” để đối với 2 chữ “xuất nhập” ở trước.

Tôi thấy rất rõ 1 điều là mỗi lần gặp câu nào, đoạn nào không hiểu, hoặc hiểu lờ mờ thì Nguyễn Hiến Lê lại một điều rằng “tối nghĩa”, hai điều rằng “khó hiểu”…

Ở đây lại ông ta còn “e sót chữ hay lầm” để biện hộ cho sự hiểu biết kém cỏi của mình!  Nghe ông “học giả” đưa ra nhận xét “sót hay lầm” này, độc giả không biết sẽ nghĩ rằng ông này giỏi quá có thể có nhận định được những chỗ khúc mắc của Kinh!

Độc giả không chuyên môn có biết đâu rằng Nguyễn Hiến Lê chơi trò “lập lờ” bịp bợm!

Vì rằng, suy đoán “e sót chữ hay lầm” này là của học giả Chu Hi:

~ Thử cú vị tường, nghi hữu thoát ngộ. ~.

   /  Chu Dịch Bản Nghĩa. Qu. III. Hệ Từ Hạ Truyện  /.

~ Câu này không rõ, ngờ rằng có sót chữ (hoặc) lầm lẫn. ~.

 Một điều nghi ngờ quan trọng như thế lẽ ra khi chú thích Nguyễn Hiến Lê phải nói rõ ra là của ai? - vì đây là 1 ý kiến, 1 quan điểm riêng của người khác, phải tôn trọng, nhưng ông ta đã lờ đi để độc giả tưởng là của ông ta!

Thái độ này là thiếu lương thin, là gian dối!

Câu này dịch như sau:

~ (Từ sự thông hiểu Dịch mà) xuất thế hay nhập thế người ta phải có một số mẫu mực để theo và những nguyên tắc phải giữ, mỗi một hành vi trong thời xuất cũng như trong thời xử đều phải cẩn thận, đắn đo ~.

Trong Lời Nói Đầu cho cuốn “Kinh Dịch. Đạo của Người Quân Tử” Nguyễn Hiến Lê nói với các “bạn trẻ” của ông ta rằng Chương về lịch sử các phái Dịch học (Chương III) không quan trọng!

Nguyễn Hiến Lê nghĩ rằng Lịch Sử Dịch học không quan trọng là vì tài liệu của ông ta về vấn đề này vốn chẳng có gì, chỉ tóm lược những điều rất sơ lược từ một Cuốn sách nào đó! Cho nên, cũng chẳng lạ tên của các học giả tiếng tăm trong lãnh vực Dịch học Nguyễn Hiến Lê có lúc ù ù cạc cạc, viết bậy!

Như cuối câu cuối của đoạn chú thích trên của ông ta Nguyễn Hiến Lê đã viết một câu là Vương Hàn giảng…..” Nguyễn Hiến Lê vốn không biết rằng Vương / Hàn ở đây là 2 người chứ không là một người.

Vương tức Vương Bật (226 - 249), và Hàn tức Hàn Khang Bá (332 - 380).

Vương Bật thì tôi đã nói khá đầy đủ trong bài trước, ở đây không nói nữa, dài giòng!

Hàn Khang Bá, người thời Đông Tấn (317 - 420), là Dịch học gia thuộc Phái Nghĩa Lý. Sau Vương Bật, Hàn Khang Bá là một nhân vật trọng yếu của Phái này.

Không khác Vương Bật, Hàn Khang Bá vận dụng Kinh Dịch nhằm mục đích phát huy tông chỉ Lão, Trang. Ảnh hưởng của ông rất lớn đối với Dịch học các triều Tống, Minh.

Về Kinh Dịch, Vương Bật chỉ chú giải 64 Quẻ, đến sau đó Hàn Khang Bá chú giải các phần “H Từ Thượng / Hạ”, “Thuyết Quái”, “T Quái”, “Tp Quái”.

2 ông có cùng quan điểm nên học giả thời sau đã nhập 2 phần Chú giải Kinh Dịch của 2 ông lại trong một Cuốn, ghi Tựa là “Chu Dịch Vương Hàn Chú”.

Đây là một bản Chú giải Kinh Dịch quan trọng, đã nghiên cứu Kinh Dịch thì không thể không biết, do đó không ai là không rõ Vương Hàn là 2 người, dầu rằng trong tựa sách 2 chữ này in liền nhau! Nguyễn Hiến Lê đã trích dẫn lời Chú giải của Hàn Khang Bá từ một cuốn sách nào đó, tác giả cuốn sách này ghi tên Bộ chú giải này như đã ghi, do đó ông ta cứ thế ghi lại, tưởng Vương Hàn là một học giả nào đó! Thiệt là tai hại, không rõ Lịch sử Dịch học thì tai hại như vậy đó!

Lý luận.

Sau cùng, mở đầu đoạn có tiêu đề “Đnh Mnh” Nguyễn Hiến Lê viết:

         - “Chúng tôi sẽ không xét thuyết Tượng số trong Dịch truyện (Hệ từ truyện) vì không hiểu nổi thuyết đó, không thấy nó có ích lợi gì cho nhân sinh”.

(Trang 155).

Thật tức cười hết sức! Nguyễn Hiến Lê nói ông ta không hiểu nổi thuyết Tượng Số, nếu thế làm thế nào ông ta biết là thuyết này ích li hay không ích li cho nhân sinh? Nguyễn Hiến Lê rồi dựa vào đâu để mà khẳng định 1 điều ông ta không hiểu nổi?

Liền lúc vừa khẳng định xong không hiểu nổi thuyết Tượng Số thì Nguyễn Hiến Lê không còn tư cách và thẩm quyền để khẳng đnh, hay phủ đnh bất cứ điều gì liên quan vấn đề mà ông ta không hiểu nổi.

- Một đứa con nít rồi cũng không để lọt lỗ tai cho nổi câu nói của Nguyễn Hiến Lê!

 Không phải chỉ ở đoạn trên mà Nguyễn Hiến Lê còn lý luận bá láp kiểu này ở một đoạn khác nữa!

Kinh Dịch nói:

~ “Càn chi sách nhị bách nhất thập hữu lục, Khôn chi sách bách tứ thập hữu tứ”.

(Hệ Từ Thượng. IX).

Nguyễn Hiến Lê dịch và chú thích như sau:

           - “Thẻ của Càn là 216, thẻ của Khôn là 144, cộng lại là 360, hợp với số ngày trong một năm”.

           Chú thích: Càn và Khôn trong tiết này trỏ quẻ Thuần Càn (sáu hào dương) và quẻ Thuần Khôn (sáu hào âm). “Sách” chúng tôi dịch theo từ điển là thẻ (có lẽ là cọng cỏ thi?)……

Do đâu mà có những số 216 và 144? Wilhelm và Legge mỗi nhà giảng một khác….., chúng tôi không hiểucũng không cho là quan trng, cho nên không dịch”.

(Trang 536).

Nguyễn Hiến Lê không hiểu do đâu mà có các con số 216144?

Trong Kinh Dịch, số 9 là số Thái dương, số của Càn, số 6 là số Thái âm, số của Khôn.

Trong lối bói cỏ thi, cách tính âm dương Thái / thiếu – tức Thái dương / thiếu dương và thiếu âm / Thái âm – của các hào dựa trên Cơ số (Base) 4.

Các số 216144 được tính như sau: Càn = 9 x 4 = 36. Khôn = 6 x 4 = 24.

Mỗi Quẻ có 6 hào, vậy: Càn = 36 x 6 = 216. Khôn = 24 x 6 = 144.

Thường thì trong Dịch học người ta chỉ nói 2 số của Càn, Khôn.

Bên cạnh đó, còn có số thiếu âm / thiếu dương, số thiếu âm là 8, số thiếu dương là 7.

Cũng như cách tính trên:

Thiếu âm = 8 x 4 = 32. Thiếu dương = 7 x 4 = 28.

Vậy:

Số của thiếu âm = 32 x 6 =192. Số của thiếu dương = 28 x 6 = 168.

Nguyễn Hiến Lê vốn bất thông Hán văn do đó ông ta mở sách tiếng Anh ra để tìm hiểu căn nguyên của 2 con số 216144 của CànKhôn. Nhưng khi đọc xong thì ông ta cũng nói là chúng tôi không hiểu. Thiệt là không phải “bó tay”, mà là “bó toàn thân!

 James Legge, trong phần giải thích 2 con số trên đây, đã viết như sau:

- “The actual number of the undivided and divided lines in the hexagrams is the same, 192 each. But the representative number of an undivided line is 9, and of a divided line is 6. Now 9 x 4 (the number of the emblematic figures) x 6 (the lines of each hexagram) = 216; and 6 x 4 x 6 = 144”.

-Số thực sự của các hào dương và hào âm trong 64 Quẻ thì như nhau, mỗi loại [hào] là 192. Nhưng con số biểu tượng của hào dương 9, và của hào âm 6. Do đó 9 x 4 (số của Tứ tượng) x 6 = 216; và 6 x 4 x 6 = 144”.

 Có điều, James Legge nói the representative number of an undivided line is 9, and of a divided line is 6.” là thiếu chính xác! Chính xác phải nói là “con số biểu tượng của Càn là 9, và của Khôn là 6”.

Đoạn văn của James Legge hết sức dễ hiểu, vậy mà Nguyễn Hiến Lê lại không hiểu!

Sở dĩ thế là vì s hiểu biết về Kinh Dịch của Nguyễn Hiến Lê quá kém cỏi! Nguyên tác Hán văn ông ta không hiểu, đọc qua Anh văn để coi có hiểu không, rốt cục ông ta cũng không hiểu luôn! Vy thì ông ta hiểu cái gì?

Dĩ nhiên, Nguyễn Hiến Lê có thể không đồng ý với quan điểm của “Hệ Từ Thượng” về cách tính 2 con số 216144, nhưng không thể không biết cách tính này ra sao!

Bây giờ, ở đây chúng ta hãy nghe cái lối lý lun ba láp, tức cười, như kiểu trên đây của ông “học giả” Nguyễn Hiến Lê về thuyết Tượng Số:

            - “Do đâu mà có những số 216 và 144? ……, chúng tôi không hiểucũng không cho là quan trng, cho nên không dịch”.

Thiệt bá láp quá sức!  

Nguyễn Hiến Lê không hiểu “do đâu mà có những con số 216, 144” thế thì làm thế nào ông ta có thể cho là haykhông cho là quan trng”?

- Đã không hiểu thì ông ta không thể “cho là”, hay “không cho là”, bất cứ điều gì về vấn đề ông không hiểu cả! Một đứa con nít đến phải bưng miệng cười cái lý luận ba láp của hc giảNguyễn Hiến Lê!

 Ở thời “vu xứ” này có những hạng khoa bảng Tây học Việt Nam cứ tưởng rằng có thể ngồi rung đùi nghiên cứu Cổ sử nói riêng, và Cổ học Việt Nam và Trung Hoa nói chung qua những sách Anh, sách Pháp…, và hơn nữa còn mộng tưởng mình cũng là học giả trong các lãnh vực này chứ chơi sao! Tội nghiệp!

Chưa luận trường hợp các tác giả Tây phương sai các ông, các bà khoa bảng Tây học Việt Nam chẳng làm sao lần ra được, mà ngay cả khi họ chính xác thì các ông, các bà  nhà ta cũng không làm sao hiểu được họ nói cái gì nữa!

Nguyễn Hiến Lê là một cái gương!

Cả đời ông hc giả này về phương diện Cổ học Trung Quốc rồi đến chỉ dựa vào các sách Anh, sách Pháp. Kết quả ra sao thì tôi đã chứng minh rất rõ! 

 Nếu nghiên cứu Cổ học Trung Hoa mà dễ như hc giả Nguyễn Hiến Lê và các hạng bằng cấp nói trên nghĩ thì tôi nghĩ mà giận tôi sao quá cỡ “ngu”! Tiếng Pháp, tiếng Anh tôi cũng tạm gọi là biết đôi chút đi, vậy mà tôi lại vùi đầu tự học thêm cái chữ rắc rối kia để cho mất thời giờ đến thế!

Phương pháp làm việc.

Chẳng những vậy mà cho đến những chuyện thông thường ông ta vẫn để lộ sơ hở, kể một vài điều:

(1). Thư tch Nguyễn Hiến Lê trưng dẫn.

+ Trước hết là cuốn “Dịch Học Tân Luận” của Nghiêm Linh Phong.

Ở trang 34, Nguyễn Hiến Lê ghi:

-Dịch Học Tân Luận (Chính trung thư cục ấn hành – Đài bắc 1971)”.

Rồi ở trang 62, cũng cuốn trên, ông ta lại ghi:

-Dịch Học Tân Luận (Chính trung thư cục – Hương cảng, 1971)”.

Và ở trang 85 ông ta lại đề:

-Dịch Học Tân Luận…(do nhà Chính Trung Thư Cục ấn hành, 1973)”.

Sau cùng, ở các trang 63 và 66 ông ta lại ghi tựa Sách là: “Dịch Kinh Tân Luận” - tức sai chữKinh.

Minh Di:

Về nhà xuất bản, nơi xuất bản, ở đây người ta thấy rất rõ Nguyễn Hiến Lê ghi bất nhất.

Về nhà xuất bản thì đúng nhưng nơi xuất bản đúng là Đài Bắc, Hương Cảngsai -nhà xuất bản Chính Trung Thư Cc từ hồi nào chưa hề đt ti Hương Cảng, xứ này rồi chỉ là một Tổng Đại lý tại hải ngoại của Đài Bắc [Hải ngoại Tổng Kinh tiêu] - địa chỉ của trụ sở là “Tập Thành Đồ Thư Công Ty”.

Về năm xuất bản thì tôi không rõ nhà xuất bản Chính Trung có in lại cuốn sách kể trên vào các năm 1971 và 1973 như Nguyễn Hiến Lê ghi hay không, cung cách làm việc của ông ta ở đây rất đáng ngờ! Ấn bản cuốn “Dịch Học Tân Luận” tôi hiện có là bản in  tháng 7 năm Dân Quốc 58, tức năm 1969 - và đây là Bản in lần thứ nhất (Sơ bản) của nhà xuất bản Chính Trung.

+ Tiếp đến là cuốn “Dịch Học Khải Mông” của Chu Hi (1130 - 1200).

Nguyễn Hiến Lê đã ghi sai là “Dịch Số Khải Mông” (trang 83).

 Còn nhiều, nếu những độc giả không có cái tâm thiên kiến như ông / bà MN đây thì sẽ thấy nhiều hơn nữa về con người thực của Nguyễn Hiến Lê, cũng như về Học thức lẫn Tư cách của một người cầm viết chân chính!

Nói là cầm viết thôi chứ chưa nói tới dạng gọi là Học giả!

      Nguyễn Hiến Lê làm một anh lái sách, chẳng ai nói, vì đây chỉ là một cái nghề, ai cũng phải có cái nghề để sống!

Thế nhưng, Nguyễn Hiến Lê nếu an phận một anh lái sách của mình thì cũng chẳng có bất cứ người nào nói.

nói là nói một anh lái sách không tự biết mình, ba hoa khoác lác vỗ ngực xưng là một “người nghiên cứu Cổ học Trung Hoa”.

Trước đây bởi lẽ không ai nói, không ai phê bình, cái kém cỏi – nếu không muốn nói là dốt Hán văn của Nguyễn Hiến Lê cho nên ông ta cứ tưởng mình giỏi kinh hoàng lắm!

Khi đọc những đoạn Cổ văn Trung Quốc hẳn ông ta phải thấy những cái lúng túng của bản thân; thế nhưng, bên cạnh đó ông ta còn là là một tay buôn bán nữa, nếu tự trọng làm sao bán được sách đây?

  người nói Nguyễn Hiến Lê viết “Kinh Dịch. Đạo của Người Quân tử” sau 75 là để xả nỗi thất vọng ê chề của ông ta về một “đỉnh cao trí tuệ” mà ông ta rất ngưỡng mộ.

(Về chuyện này thì chỉ mình ông “học giả” Nguyễn Hiến Lê biết, không bàn luận sâu xa ở đây, nhưng chuyện ông “học giả” thích mấy anh “giải phóng” thì có thật, có chứng cứ rành rành).

Ở Miền Nam VN, ông học giả làm ăn rất khấm khá, bàn tay ông đếm tiền thế nhưng con mắt ông lại “đã mòn con mắt phương trời đăm đăm” về một “đỉnh cao”, mãi tận bên kia lằn ranh 17.

Chuyện này, ngoài chính miệng ông ta thú nhận, ông ta còn viết hẳn hoi ra giấy nữa!

Giữa thập niên 60 – tôi không nhớ rõ năm nào, năm 1965, 1966 gì đó – trong bản dịch cuốn “The Old Man and The Sea” của tác giả Mỹ Ernest Hemingway (1899 - 1961), do Nhà xuất bản Cảo Thơm xuất bản, Nguyễn Hiến Lê ca tụng, và đề nghị nên dùng cách phiên âm những tên ngoại quốc kiểu “đỉnh cao trí tuệ” mà hiện giờ chúng ta thấy nhiều trên Sách báo, giấy tờ…. chẳng hạn “Mê hi cô” [Mexico], “Ác hen ti na” [Argentina], và như “Ốxt trây li a” [Australia], “Niu dóc” [New York] …. chi chi đó.

Trước năm 1975 giới học thức ở Miền Nam hầu như rất ít người nghe, thấy những thứ phiên âm “mọi rợ” (đối với Văn hóa Việt) này!

Chuyện Nguyễn Hiến Lê ôm vào người một khuynh hướng Chính trị nào cũng là quyền của ông ta. Thế nhưng, một người có học thức mà không có một cái nhìn chính xác về cái đúng cái sai thì không rõ cái “THỨC” rồi nằm chỗ nào?

Một Nguyễn Mạnh Tường, một Dương Quỳnh Hoa – và bao nhiêu người khác nữa, là những chứng cứ rõ nhất!

 Lối phiên âm trên đây là lối bắt chước, nô lệ, Tàu:

Lương Chương Cự (1775 - 1849) đời Thanh viết:

~ Chính nguyệt viết Nhiên-nô-a-ly….

Nhị nguyệt viết Phi-phổ-a-ly….

Tam nguyệt viết Mạc-trị….

Lục nguyệt viết Nhuận….

Thất nguyệt viết Như-lai….

     /  Lãng Tích Tùng Đàm. Qu. VI. Ngoại di nguyệt nhật  /.

~ Tháng Giêng nói là Nhiên-nô-a-ly….

Tháng 2 nói là Phi-phổ-a-ly….

Tháng 3 nói là Mạc-trị….

Tháng 6 nói là Nhuận….

Tháng 7 nói là Như-lai….

 Minh Di:

Các tiếng trên đây đều là phiên âm của những danh từ chỉ tháng của Anh ngữ.

~ Nhiên-nô-a-ly người Hoa đọc là “Jản-nủ-a-lỷ”, phiên âm từ chữ “January”.

~ Phi-phổ-a-ly người Hoa đọc là “Phây-phù-a-lỷ”, tức “February”.

~ Như-lai đọc là “Jủ-lải”, tức “July”

Chúng ta đều biết, người Hoa không phát âm được mẫu tựR”, mẫu tự này họ đọc thành chữ “L”, do đó vận cuối “-RY” đọc thành “-LỶ”.

Trước đây chúng ta cũng lấy những chữ họ phiên âm địa danh Tây phương, thế nhưng chúng ta đọc theo âm Hán Việt, như Ba-lê, Luân-đôn, Bá-linh, Nữu-ước…. chúng ta dùng nhưng có gạn lọc và biết dừng ở 1 giới hạn nào đó mà không nhắm mắt làm theo một cách nô lệ, ngu ngơ, ngớ ngẩn!

 Một cuốn sách sẽ được xét lại không lúc này thì cũng lúc khác, không thời này thì cũng thời khác, cho đến khi nào giá tr đích thc của nó đưc xác lp!

Lấy trường hợp Hoàng Xuân Hãn.

Nếu không có nguyên tác để đối chiếu thì, cho tới đây, có lẽ nhiều người vẫn nghĩ rằng những gì ông Hoàng Xuân Hãn tự thuật trong Cuốn “Lý Thường-Kiệt” phần lớn ~ nếu không muốn nói là hầu hết, đều chính xác, tên tuổi của Hoàng Xuân Hãn bảo đảm cho ý nghĩ vừa kể!

Tên tuổi của Hoàng Xuân Hãn từ đầu là một bảo đảm cho những gì ông ta viết ra.

Thế nhưng, không ai có thể bảo đảm cho những gì KHÔNG THỰC, sớm hay muộn cái cũng bị phơi bày, đây là trường hợp Hoàng Xuân Hãn! 

Từ lần xuất bản đầu tiên cuốn “Lý Thường-Kiệt” tới cuối năm năm ngoái (1949 - 2011) Hoàng Xuân Hãn đã có được 62 năm vinh dự với cuốn sách này.

Đặt vào một kiếp người, 62 năm có thể là dài, nhưng cái dài này chẳng thấm vào đâu so với giòng miên miên của Văn học sử! Và, trong cái giòng vô tuyt kỳ này:

Một cuốn sách sẽ được xét lại không lúc này thì cũng lúc khác, không thời này thì cũng thời khác, cho đến khi nào giá tr đích thc của nó đưc xác lp!                                                                            

Có như thế thì những thứ rác rến mới không trôi lều bều trong giòng Văn học sử, và ở đây, trong giòng Sử học! 

 Trước đây ở Miền Nam Nguyễn Hiến Lê được đội cho cái mũ học giả, và ra ngoài này vẫn còn những người như ông học trò cũ của Nguyễn Hiến Lê và như ông / bà MN đây còn có cái ảo tưởng về một ông Học giả Nguyễn Hiến Lê!

Cũng vậy, bây giờ tới lúc phải lột cái mũ đó khỏi đầu ông ta!

Ông học trò cũ của Nguyễn Hiến Lê rồi không chứng minh được tôi phê bình sai ông thầy cũ của ông ta.

Ông / bà MN đây cũng không chứng minh được điều này, thế nhưng ông / bà này còn siêu đẳng hơn ông học trò cũ của Nguyễn Hiến Lê nhiều, hơn ở điểm ông / bà MN này không “care” chuyện đúng / sai trong Học thuật, ông / bà viết:

~ sai làm sao, đúng thế nào với tôi không quan trọng”.

Cứ thế ông / bà tùy ý muốn đội cho bất cứ ai cái Mũ học giả cũng vừa vặn cả! Đúng là từ lò văn hóa của Nguyễn Hiến Lê mà ra!                                    Minh Di.

09. 4. 2014.

20:14.

 

 

 

 

 

 

 

Tags: BIÊN KHẢO
Tags: TÁC GIẢ
Tags: TÁC PHẨM
Tags: TẢN MẠN
Tags: THAM KHẢO

Đăng nhận xét

Tin liên quan