MINH DI: PHÊ BÌNH ÔNG TS LÊ MẠNH THÁT VỀ LÃNH VỰC HÁN VĂN
MINH DI: PHÊ BÌNH ÔNG TS LÊ MẠNH THÁT VỀ LÃNH VỰC HÁN VĂN
TẠP
CHÍ DÂN VĂN
DANVAN
MAGAZINE
Email:
danvanmagazin@gmail.com
----------------------------------------
BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN
(XIN
TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)
----------------------------
(Bài này đã được TCDV đăng tải lần
thứ 1, ngày 17.05.2008, đăng lần 2, 11.09.2014, đăng
lần 3, ngày 08.12.2022, theo yêu cầu của
nhiều độc giả.)
Nhờ anh KHA TIỆM LY chuyển bài PHÊ BÌNH này đến các tờ
báo trong nước, và qúy Văn Hữu tại Quốc Nội. Đây là một bài viết về lãnh vực
VĂN HỌC - HỌC THUẬT, chắc không là điều “cấm kỵ” trong nước? (TCDV).
-------------------------------------------------------------------
Kính thưa quý Độc Giả các
Diễn Đàn,
Tác giả Minh Di (Châu Úc),
cộng tác viên thường trực của TCDV, đã phê bình ông TS Lê Mạnh Thát về lãnh vực Hán Văn. Có người
đã "thổi ống đu đủ" bất kể "khả năng" thật sự của ông TS
này ra sao?
Các loạt bài phê bình Lê Mạnh
Thát đã được nhiều Phật tử gởi về cho các vị Hòa Thượng, Thượng Toạ trong nước,
ngay cả ông "hoàn tục" Lê Mạnh Thát.
Hôm nay Minh Di lại
"nói chuyện" với Lê Mạnh Thát về phương diện ngôn ngữ...
Qúy Độc giả nào cần trọn
bài, xin liên lạc với TCDV, chúng tôi sẽ gởi đến hầu quý vị.
Trân trọng,
Germany, (Bài này đã được TCDV đăng tải lần thứ 1, ngày 17.05.2008, đăng lần
2, 11.09.2014, đăng lần 3, ngày 08.12.2022, theo yêu cầu của
nhiều độc giả.)
-
Điều Hợp Viên DĐ Ngôn-Ngữ-Việt,
-
Chủ Nhiệm TCDV.
LÝ TRUNG TÍN
---------------------------------------------
Xe Cán Kiến. Nói Chuyện
Ngôn Ngữ Với Ông Tiến Sĩ.
01 - 18 (20).
+ Ra đường. Trong cuốn 'Lịch
Sử Phật Giáo Việt Nam' Tập I của ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát có 1 chuyện lẽ ra tiện
dịp phê bình Tập này trước đây tôi đã nói.
Nhưng, tôi gọi đây là 'Chuyện'
thì ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát lại coi đây là 'Vấn đề‘. Vấn đề này là Vấn đề chi?
Trước hết xin độc giả đọc kỹ đoạn sau đây của Lê Mạnh Thát.
*
(KỲ 1)
Lê Mạnh Thát viết:
- 'Lục độ tập kinh là văn bản
đầu tiên và xưa nhất, ngoài bài Việt ca, tập thành những chủ đề tư tưởng lớn của
dân tộc như nhân nghĩa, trung hiếu, đất nước, mất nước, v.v. làm cột sống cho
chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam và truyền thống văn hóa Việt Nam. Lục độ tập kinh
được Khương Tăng Hội dịch vào thời Tam Quốc, từ một nguyên bản Lục độ tập kinh
tiếng Việt, gồm có cả thảy 91 truyện...
Văn từ và nội dung Lục độ tập
kinh chứa đựng một số nét khiến ta nghi ngờ nó không phải là một dịch phẩm từ
nguyên bản tiếng Phạn. Chẳng hạn, truyện 49 của Lục độ tập kinh 5, tờ 28a 22-
24, có câu phát biểu của anh thợ săn nói rằng: ''[Tôi] ở đời lâu năm, thấy nho
sĩ tích đức làm lành, há có bằng đệ tử Phật quên mình cứu mọi người, ở ẩn mà
không dương danh, ư?'', thì rõ ràng nếu Lục độ tập kinh do ''thánh hiền soạn
ra, thì chắc chắn không phải là ''thánh hiền phương Tây (tức Thiên trúc, hay Ấn
độ) vì ''phương Tây thời ấy làm gì có ''nho si của phương Đông? Do vậy. đây phải
là phát biểu của ''thánh hiền phương Đông'', mà trong trường hợp này, lại là một
''thánh hiền'' của nước ta, để đến năm 251, Khương Tăng Hội mới dịch nó ra tiếng
Trung Quốc. Và cũng chính dựa vào bản Lục độ tập kinh tiếng Việt này mà bản dịch
ra tiếng Trung Quốc của Khương Tăng Hội mới mang tính ''văn từ điển nha như
Thang Dụng Đồng nhận định trong quyển Hán Ngụy Lưỡng Tấn Nam Bắc triều Phật
giáo sử và dẫn đến việc họ Thang giả thiết là bản Lục độ tập kinh tiếng Trung
Quốc này không phải do Hội dịch, mà có khả năng là do Hội viết ra. Thực tế, là
Khương Tăng Hội đã dùng một bản đáy tiếng Việt, chứ không phải tiếng Phạn, để dịch
Lục độ tập kinh ra tiếng Trung Quốc. Vì vậy, khi đọc lên, ta nghe gần gũi, có cảm
tưởng như một bản văn viết, chứ không phải là một bản dịch từ nguyên bản chữ Phạn
hay một phương ngôn nào đó của Ấn Độ. Nếu đọc kỹ hơn, ta phát hiện thêm một sự
kiện hết sức lạ lùng, nhưng rất quan trọng và có nhiều ý nghĩa đối với không những
Lịch sử Phật giáo Việt Nam mà còn với Lịch sử văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam nữa.
NGÔN NGỮ VIỆT
Sự kiện đó là trong một số
câu của Lục độ tập kinh, Khương Tăng Hội đã không viết đúng theo ngữ pháp Trung
Quốc mà lại theo ngữ pháp Việt Nam, ta có cụ thể các đoạn:
1/. Truyện 13, tờ 7c13:
''Vương cập phu nhân, tự nhiên hoàn tại bản quốc trung cung chính điện thượng tọa...''
2/. Truyện 14, tờ 8c5:
''Nhĩ vương giả chi tử, sinh ư vĩnh lạc, trưởng ư trung cung...''; cùng truyện,
tờ 9b27: ''Lưỡng nhi đổ chi, trung tâm đát cu
3/. Truyện 26, tờ 16b2:
''... Thủ thám tầm chi, tức hoặch sắt hỹ, trung tâm sảng nhiên, cầu dĩ an
chi...''
4/. Truyện 39, tờ 21b27: ''... trung tâm hoan
hỉ.''
5/. Truyện 41, tờ 22c12: ''Vương bôn nhập sơn,
đổ kiến thần tho
6/. Truyện 43, tờ 24b21: ''trung tâm chúng uế...''
7/. Truyện 44, tờ 25a26:
''trung tâm nục nhiên, đê thủ bất vân''
8/. Truyện 72, tờ 28b25:
''... tuyệt diệu chi tượng lai tại trung đình, thiếp kim cung sự.''
9/. Truyện 76, tờ 40a8:
''... cửu tộc quyên chi, viễn trước ngoại da; cùng truyện, tờ 40b5: ''Vị chúng
huấn đạo, trung tâm hoan hi
10/. Truyện 83, tờ 44c1: ''...
dĩ kỳ cốt nhục vi bệ thăng thiên''; cùng truyện, tờ 45a19: ''Ngô đương dĩ kỳ
huyết, vi bệ thăng thiên''
11/. Truyện 85, tờ 47b26:
''... trung tâm gia yên''; cùng truyện, tờ 47c16: ''... trung tâm đài yên''.
Như thế, qua 11 truyện với
15 trường hợp, ngữ pháp tiếng Trung Quốc thời Khương Tăng Hội đã không được chấp
hành; ngược lại, chúng được viết theo ngữ pháp tiếng Việt, như ta biết hiện
nay. Trong số 15 trường hợp này thì có đến 11 trường hợp liên quan đến chữ
''trung tâm''. Muốn nói ''trong lòng'' mà nói ''trung tâm'' theo ngữ pháp tiếng
Trung Quốc là không thể chấp nhận. Chữ ''trung tâm'' với nghĩa chỉ nơi chốn,
''trong'', đến thời Vương Dật (khoảng 89-158) chú thích Sở từ và Trịnh Huyền
(127-200) chú thích kinh Thi đã được qui định hẳn là luôn luôn đứng sau danh từ
hay đại danh từ nó chỉ nơi chốn. Qua những phân tích chi tiết 1, cụm từ ''trung
tâm'' từ thế ky? VI tdl cho đến thế ky? I sdl về sau cho đến thời kỳ Khương
Tăng Hội, việc sử dụng nó cực kỳ hiếm hoi, thực tế chỉ có ba lần. Thế mà trong
giai đoạn đó, một tập sách ngắn như Lục
độ tập kinh lại có đến 8 trong số 15 trường hợp ngôn ngữ bất bình thường lại sử
dụng từ ''trung tâm''. Do vậy, những trường hợp ''trung tâm'' vừa dẫn phải được
viết theo ngữ pháp tiếng Việt. Những trường hợp ''thần tho để diễn tả ý niệm
''thần cây và ''bệ thăng thiên'' để diễn tả 'bệ thăng thiên'' cũng thế. Từ đó,
đưa đến một kết luận rằng là có khả năng Khương Tăng Hội đã sử dụng một nguyên
bản Lục độ tập kinh tiếng Việt để dịch ra bản Lục độ tập kinh tiếng Trung Quốc
mà ta hiện đang dùng làm nguyên bản để dịch lại ra tiếng Việt, bởi vì phải có một
nguyên bản tiếng Việt như vậy mới giải thích nổi tại sao ngữ pháp tiếng Việt đã
ảnh hưởng một cách có hệ thống và toàn diện đối với dịch bản Lục độ tập kinh tiếng
Trung Quốc hiện có.
(Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam. trang 45 đến trang
50).
Vậy 'vấn đề‘ của Lê Mạnh Thát tôi nói ở đầu bài này
là ngữ pháp Việt trong văn bản Hán tự, và ảnh hưởng của ngữ pháp này đối với ngữ
pháp Trung Hoa.
Trong 15 thí dụ Lê Mạnh Thát gọi là được viết theo
ngữ pháp Việt kể trên qui về 6 trường hợp:
1). Trung cung. 2 thí dụ.
2). Trung tâm. 8 thí dụ.
3). Thần thọ. 1 thí dụ.
4). Trung đình. 1 thí dụ.
5). Ngoại dã. 1 thí dụ.
6). Bệ thăng thiên. 2 thí dụ.
Nếu tóm gọn lại thì chỉ còn 4 trường hợp về các chữ
Trung, chữ Thần, chữ Ngoại, và chữ Bệ.
*
Sau đây, tôi sẽ nói về những trường hợp mà Lê Mạnh
Thát gọi là 'một sự kiện hết sức lạ lùng.'
Trước hết, phải nói là Vấn đề Lê Mạnh Thát nêu lên
trong đoạn trên đây Sai hoàn toàn.
Và nói cái Sai thì những cái Sai của Lê Mạnh Thát ở
đoạn trên qui về 2 loại:
(1). Sai vì HỌC VẤN chưa tới.
(2). Sai vì Hán văn chưa thông.
Tôi sẽ trình bày từng trường hợp một, và, để tiện
theo dõi tôi sẽ gom những trường hợp của cùng một chữ lại để trình bày chung.
(1). HỌC VẤN chưa tới.
Lê Mạnh Thát đã căn cứ 'kết cấu‘ trái ngược giữa ngữ
pháp Việt Nam và Trung Quốc - một bên xuôi (Việt Nam), một bên ngược (Trung Quốc)
để đi tới kết luận là 6 trường hợp 15 thí dụ ông ta nêu trên đây, vì có kết cấu
'xuôi‘, cho nên đây là những thí dụ thuộc về Ngữ pháp Việt Nam, hay nói khác
đi, đây là do người Việt Nam viết, không phải người Trung Quốc.
- Sự kiện ngữ pháp bên xuôi, bên ngược nói trên,
không riêng gì Lê Mạnh Thát mà nhiều người trong chúng ta cũng nghĩ như vậy! Nhờ
đó, Lê Mạnh Thát dễ làm nhiều người, nhất là đám đệ tử của ông ta ngỡ rằng điều
ông ta đưa ra là 1 khám phá vĩ đại, mới mẻ. Để rồi, đám đệ tử của ông tiến sĩ,
vốn coi cái bằng tiến sĩ của ông ta to tới cỡ 'chí đại vô ngoại‘, tung hô ông
ta lên tới mây xanh ngắt!
Trong những gì viết ra, Lê Mạnh Thát có những lúc rất
thích nói khơi khơi, không trưng ra được 1 chứng cứ nào cả! Sở dĩ Lê Mạnh Thát
nói khơi khơi là vì ông ta đọc chẳng bao nhiêu để có thể trưng ra chứng cứ.
Chẳng hạn, ở trên Lê Mạnh Thát nói là 'Chữ ''trung
tâm'' với nghĩa chỉ nơi chốn, ''trong'', đến thời Vương Dật (khoảng 89-158) chú
thích Sở từ và Trịnh Huyền (127-200) chú thích kinh Thi đã được qui định hẳn là
luôn luôn đứng sau danh từ hay đại danh từ nó chỉ nơi chốn'.
Lê Mạnh Thát nói như trên mà không đưa ra 1 chứng cứ
nào cả.
Lê Mạnh Thát nói Vương Dật, ở một đoạn sau độc giả
sẽ thấy thời Vương Dật người ta vẫn dùng 2 chữ 'trung tâm', và dài dài... sau
đó nữa, không như Lê Mạnh Thát nói vu vơ, tầm bậy! Ông ta chỉ cố nói nhằm ráp
cho khớp cái khung định kiến, thiên kiến của ông ta, bất cần chứng cứ!
Tôi thì không dám bắt chước ông tiến sĩ, biết thì
tôi nói, không biết thì dựa cột.
Sau đây tôi xin có một vài lời thưa thốt.
+ Trung cung. Trung đình. Trung tâm.
Ở đây, chữ 'trung' trong các tiếng 'trung cung',
'trung tâm', 'trung đình', theo ông tiến sĩ họ Lê tên Mạnh Thát, nếu có nghĩa
là 'ở bên trong', và nếu viết theo kết cấu Ngữ pháp của Trung Hoa thì chữ
'trung' phải được đặt ở sau chữ kia.
Từ đó, nếu có nghĩa là 'trong cung' thì, với kết cấu
'ngược' của ngữ pháp Trung Hoa, không thể viết là 'trung cung' mà phải viết là
'cung trung'.
Cũng vậy, nếu nói 'trong lòng' thì phải viết là
'tâm trung'.
Nếu nói 'trong cung đình' thì phải viết là 'đình
trung', không thể viết là 'trung đình'.
Và điều đáng nói là ở đây có bao nhiêu chữ 'trung'
ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát đều gom hết lại để
hiểu là 'ở trong' hết, không phân biệt, như trường hợp 2 chữ 'trung
cung' chẳng hạn.
2 chữ 'trung cung' ở đây không có nghĩa là 'trong
cung' - viết theo ngữ pháp Việt Nam như ông Lê Mạnh Thát nghĩ. Nói khác đi, ở
đây, với 2 tiếng này, Khương Tăng Hội không chỉ trong Cung hay ngoài Cung gì hết,
mà chỉ 1 cái khác. Cái khác đó là điều tôi sẽ nói sau đây.
1). Trung cung.
Ở đây, chính vì Lê Mạnh Thát hiểu 2 chữ 'trung
cung' là 'trong cung' do đó mà ông ta cho rằng với cấu trúc 'ngược' của Ngữ
Pháp Trung Quốc thì không thể nào viết
là 'trung cung' được, mà theo ông phải viết là 'cung trung'.
Nhưng, chữ 'trung cung' ở đây không phải thế,
'trung cung' ở đây có nghĩa là 'cung ở giữa‘, tức Cung của hoàng hậu, chính thất
của hoàng đế, ở.
Sách 'Chu Lễ‘ viết:
- 'Dĩ âm lễ giáo Lục Cung'.
/ Chu Lễ Chú Sớ. Qu. VII. Thiên Quan. Nội tể /.
- 'Lấy lễ của phụ nữ dạy cho Lục Cung'.
Trịnh Huyền (127 - 200) thời Đông Hán (25 - 220)
chú thích câu trên có đoạn viết:
- 'Huyền vi. Lục Cung vi. Hậu dã. Phụ nhân xưng Tẩm
viết Cung, Cung 'ẩn tê chi ngôn. Hậu tượng vương, lập Lục Cung nhi cư chi, dịch
Chính Tẩm nhất, Yến Tẩm ngũ. Giáo giả, bất cảm xích ngôn chi, vị chi Lục Cung,
nhược kim xưng hoàng hậu vi Trung Cung hí‘.
Dịch:
- '(Trịnh) Huyền tôi cho rằng (2 chữ) Lục Cung tức
chỉ (hoàng) hậu. Phụ nữ gọi Chỗ ở là Cung, (chữ) Cung ý nói sự 'kín đáó. Hoàng
hậu tượng trưng cho vua, được lập 6 Cung để ở, (như vua) Hoàng hậu cũng có 1
Chính Tẩm và 5 Yến Tẩm. Người dạy (Hoàng hậu) không dám vô lễ vì vậy gọi (Hoàng
hậu) là Lục Cung, như hiện nay gọi hoàng hậu là Trung Cung vậy‘.
2 chữ Trung Cung do đó còn được dùng để chỉ Chỗ ở của
Hoàng hậu.
Cứ đoạn trên thì rõ chữ 'trung' trong các câu
''Vương cập phu nhân, tự nhiên hoàn tại bản quốc trung cung chính điện thượng tọa...'',
cũng như ''Nhĩ vương giả chi tử, sinh ư
vĩnh lạc, trưởng ư trung cung...'', phải hiểu là chỗ ở của Hoàng đế, chỗ ở của
Hoàng hậu - nói một cách khác, tức chẳng dính dáng chi đến 'ở trong', 'ở ngoài‘
như Lê Mạnh Thát tưởng ở đây!
Câu trước, 2 chữ 'trung cung' chỉ chỗ ở của Hoàng đế.
Câu sau, 2 chữ 'trung cung' chỉ chỗ ở của Hoàng hậu,
hoặc của Hoàng đế cũng thông.
(Ở trên đã thấy Trịnh Huyền nói Hoàng hậu cũng có 6
Cung như vua).
Bây giờ độc giả cứ ráp nghĩa của 2 chữ 'trung cung'
tôi vừa dẫn sẽ thấy ngay.
Tóm lại, hiểu 'trung cung' là 'ở trong Cung' căn cứ
ngữ pháp như Lê Mạnh Thát hiểu là Sai!
2). Trung đình.
Nếu nói 'trong cung đình' thì phải viết là 'đình
trung', không thể viết là 'trung đình'.
Có lẽ ông tiến sĩ
Lê Mạnh Thát chưa đọc bài thơ nổi tiếng sau đây.
2 câu mở bài Thất ngôn Tuyệt cú 'Thập ngũ dạ vọng
nguyệt' của Vương Kiến (? - ?) vào khoảng giữa thời Đường (618 - 907):
Trung
đình địa bạch thụ thê nha,
Lãnh lộ vô thanh thấp quế hoa.
Dịch
xuôi:
Trong sân trăng sáng
quạ trên cành,
Sương lạnh vô thanh ướt quế hoa.
Trung đình ở đây có nghĩa là 'trong sân', chữ
'trung' đứng trước, tức 'xuôi‘ chứ 'không ngược'.
**Trung tâm.
Từ điển Từ Nguyên giảng tiếng 'trung tâm' như sau:
- 'Trung tâm. 1. Nội tâm. Tâm cư thể trung cố xưng
trung tâm'.
- 'Trung tâm. 1. Trong lòng. Tim ở bên trong cơ thể
cho nên gọi trong lòng'.
Trên đây mới chỉ giảng nghĩa, chưa có chứng cứ.
Duyệt qua Kinh Thi.
+ Bội Phong (Phong dao nước
Bội).
- Chung phong.
Hước lãng tiếu ngạo, (Thoải
mái cười vui),
Trung tâm thị đáo. (Trong
lòng bi thương).
- Cốc phong.
Hành đạo trì trì, (Chầm chậm
đi [trên] đường),
Trung tâm hữu vị (Trong lòng
ngập ngừng).
- Nhị tử thừa chu.
Nhị tử thừa chu, (2
người dạo thuyền),
Phiếm phiếm kỳ ảnh. (bềnh
bồng đây đó).
Nguyện ngôn tư tử,
(Lòng nói nhớ bạn),
Trung tâm dưỡng dưỡng.
(Trong lòng ưu phiền).
+ Vương Phong (Phong dao nước
Vương).
- Thử li.
Hành liệt mị mị, (Chân đi trầm trệ),
Trung tâm dao dao. (Trong lòng chao đảo).
......
Hành liệt mị mị, (Chân đi trầm trệ),
Trung tâm như túy. (Trong lòng như
say).
......
Hành liệt mị mị, (Chân đi trầm trệ),
Trung tâm như yết. (Trong lòng nghẹn
ngào).
Đường Phong (Phong dao nước
Đường).
- Hữu đế chi đỗ.
Bỉ quân tử hề, (Người
quân tử kia),
Thế khẳng thích ngã. (Chịu
đến với ta).
Trung tâm hiếu chi,
(Trong lòng ta thích),
Hạt ấm tự chị (Sao chẳng
đãi đằng)
.........................
Bỉ quân tử hề, (Người
quân tử kia),
Thế khẳng lai dụ (Chịu đến
chơi ta).
Trung tâm hiếu chi,
(Trong lòng ta thích),
Hạt ấm tự chị (Sao chẳng
đãi đằng).
+ Trần Phong (Phong dao nước
Trần).
- Trạch bạ.
Ngụ mị vô vi, (Thức ngủ chẳng xong).
Trung tâm uyên uyên. (Trong lòng
ưu phiền)
+ Khoái Phong (Phong dao nước
Khoái).
- Cao cừu.
Khởi bất nhĩ tử (Có đâu quên bạn?),
Trung tâm thị đáo. (Trong lòng
bi thương).
- Phỉ phong.
Nguyện chiêm Chu đạo, (Ước thấy Chu triều),
Trung tâm thiết hề. (Trong
lòng bi thương).
...........
Nguyện chiêm Chu đạo, (Ước
thấy Chu triều),
Trung tâm điếu hề. (Trong lòng
sầu bi).
+ Tiểu Nhã.
- Đồng cung.
Đồng cung chiêu hề, (Cung
đỏ chưa giương)
Thụ ngôn tàng chị (Nhận lời
cất giữ).
Ngã hữu gia tân, (Ta có
khách quí),
Trung tâm hoang chị
(Trong lòng muốn cho).
......................
Ngã hữu gia tân, (Ta có
khách quí)
Trung tâm hí chị (Trong
lòng hớn hở).
..............
Ngã hữu gia tân, (Ta có
khách quí),
Trung tâm hiếu chị (Trong
lòng yêu thích).
- Trước sau tôi dẫn được tất
cả 15 chữ 'trung tâm' với nghĩa là 'trong lòng'. Và, đây là tôi chưa duyệt hết
bô. Thi Kinh, chưa nói những Kinh điển khác của Trung Hoa.
Tới đây tôi xin lập lại một
vài điểm ông Lê Mạnh Thát nói về 2 chữ 'trung tâm':
[1].- 'Muốn nói ''trong
lòng'' mà nói ''trung tâm'' theo ngữ pháp tiếng Trung Quốc là không thể chấp nhận............
Do vậy, những trường hợp ''trung tâm'' vừa dẫn phải được viết theo ngữ pháp tiếng
Việt'.
- Nói giọng chắc nịch, đanh
thép như trên thì những người không rành về Hán văn rồi nghĩ ông Lê Mạnh Thát hẳn
rất tinh thông 'Ngữ pháp tiếng Trung Quốc', hoặc nếu không cũng nắm được cốt
lõi của thứ ngữ pháp này.
Thế nhưng, qua những chứng
cứ rành rành tôi dẫn ngay trong Kinh Sử Trung Quốc thì không rõ câu 'không thể
chấp nhận' trong đoạn trên của ông Lê Mạnh Thát rồi đứng ở chỗ nào đây?
Không phải Tàu thì Ta, do
đó, ông Lê Mạnh Thát vơ vào gọn hơ!
[2]. - 'Chữ ''trung tâm'' với
nghĩa chỉ nơi chốn, ''trong'', đến thời Vương Dật (khoảng 89-158) chú thích Sở
từ và Trịnh Huyền (127-200) chú thích kinh Thi đã được qui định hẳn là luôn
luôn đứng sau danh từ hay đại danh từ nó chỉ nơi chốn'.
- Muốn nói gì cũng được,
nhưng xin ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát trưng ra chứng cứ. Những vấn đề loại ông vừa
nói không phải là vấn đề nhỏ. Đây là điều tối thiểu ông phải làm, thiên hạ
không là đàn em, hay đệ tử của ông, để ông muốn nói chi thì nói.
Chẳng hạn để bắt bẻ ông về
2 chữ 'trung tâm' tôi đã trưng dẫn rất nhiều chứng cứ, và tất cả đều là những
chứng cứ không thể chối cãi! Nếu tôi cũng như ông, chỉ nói khơi khơi thì cuối
cùng hẳn cái thuyết vớ vẩn của ông, cộng với cái miệng tâng bốc của đám đàn em
và đệ tử của ông, rồi sẽ đầu độc những người không rõ lắm về chuyên môn.
Minh Di án.
- Tôi duyệt Bản Chú giải
Kinh Thi của Trịnh Huyền, tựa đề là 'Mao Thi Trịnh Tiên', tập trong Bản 'Thập
Tam Kinh', đọc các đoạn Chú giải có 2 chữ 'trung tâm', thì chẳng thấy có đoạn
nào Trịnh Huyền qui định, nhất là 'qui định hẳn' rằng chữ 'trung' phải đứng sau
chữ 'tâm', như ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát nói hết!.
- Tôi lại duyệt đọc tất cả
những Chú giải của Vương Dật (? - ?) - đã được dẫn lại toàn bộ trong bản 'Sở Từ
Bổ Chu của học gia? Hồng Hưng Tổ (1090 - 1155) thời Nam Tống (1127 - 1279), về
2 chữ 'trung tâm', và cũng chẳng thấy chỗ nào Vương Dật qui định như Lê Mạnh
Thát nói cả!
[3]. - 'Qua những phân tích
chi tiết 1, cụm từ ''trung tâm'' từ thế
ky? VI tdl cho đến thế ky? I sdl về sau cho đến thời kỳ Khương Tăng Hội, việc sử
dụng nó cực kỳ hiếm hoi, thực tế chỉ có ba lần'.
- Như vậy đã quá đủ cho độc
giả nhận ra cái ba hoa khoác lác của Lê Mạnh Thát khi mở miệng nói như trên!
Nói vậy ông tiến sĩ đã đọc hết sách vở trong thiên hạ!
- Cứ nói khơi khơi, 3 lần
đó là ở sách nào đây, ông tiến sĩ? Nếu Lê Mạnh Thát ba hoa khoác lác với đám
đàn em, đệ tử thì được! Và đây cũng không là chuyện chơi để nói sao cũng được.
Tóm lại, trước sự kiện có 1
số từ ngữ với kết cấu khác với kết cấu thông thường Lê Mạnh Thát đã chẳng tìm
hiểu nguyên do Sự thể mà, trái lại, lật đật khẳng định hết sức tức cười, vu vơ
vớ vẩn là văn pháp Việt Nam được lồng vào bản viết Hán văn.
Tóm lại, độc giả có thể thấy Lê Mạnh Thát chỉ
nói khơi khơi, xem thường độc giả, cứ tưởng rằng có thể đè đầu, bịt miệng thiên
hạ với vài ba mảnh bằng tiến sĩ của mình.
Ngoài cảnh giới bằng cấp,
còn 1 cảnh giới gọi là Học thuật.
Cảnh giới nào cũng có Cổng
vào, và ngoài Cổng của cảnh giới Học thuật có 1 hàng chữ:
- Trước khi vào xin để bên
ngoài những danh hiệu như Học giả, Tiến sĩ....
Vào bên trong mọi người đều
được đối xử bình đẳng, bằng cấp hay không bằng cấp, học giả hay không học giả,
khả năng, trình độ, của mỗi người chỉ được thẩm định căn cứ kiến thức chính xác
và lý luận có chứng cứ.
Chính thái độ tự tôn cho
dân tộc mình là nhất, do đó, tự mãn, mà không biết rằng 'ta khen tá là việc quá
dễ! Để 'ngườí khen 'tá mới là chuyện khó! Vấn đề ta hay, ta giỏi, rồi ta có
trưng được chứng cứ, và là chứng cứ vững chắc, hay không, không phải nói vu vơ,
mới là điều quan trọng!
Lại nữa, đứng về mặt lí luận
mà nói, khi ta muốn truyền đạt điều gì cho người, lại soạn bằng thứ văn tự của
người, thì ta phải sử dụng ngôn ngữ của người, văn pháp của người. Có như vậy,
điều ta muốn truyền đạt mới thực hiện được. Tôi nghe kể rằng, có 1 ông linh mục
Việt Nam nọ qua xứ Đài Loan du học, làm 1 luận án về Nguyễn Công Trứ, thế
nhưng, trong đó có một số từ ngữ, như linh mục, tiến sĩ.... gì gì đó khiến mấy
người Đài Loan không hiểu.
Cho nên hợp lí mà luận,
Khương Tăng Hội khi viết cho người Trung Quốc đọc thì không thể nào đá vào đó
văn pháp Việt Nam để khiến cho việc truyền đạt của mình gặp trở ngại.
Lê Mạnh Thát cứ thử suy
nghĩ:
- Khương Tăng Hội không là
người Việt Nam nhưng yêu nước Việt Nam, muốn truyền đạt những cái hay của Việt
Nam cho người Trung Hoa, thế thì, ở đây truyền đạt là chính hay chứng tỏ rằng
văn pháp Việt Nam khác văn pháp Trung Hoa là chính? Việc gì cũng có mục tiêu của
nó, giả sử muốn làm việc sau này Khương Tăng Hội có thể viết 1 bài đối chiếu, dễ
dàng!
Sau cùng, có 1 chuyện cũng
cần nêu ra đây.
Trong bài Hát nói 'Mẹ Mốc',
Nguyễn Khuyến có 2 câu Hán văn:
Ngoại mạo bất cầu
như mỹ ngọc,
Trung tâm thường
thủ tự kiêm kim.
Trước đây nhiều người
(trong một lúc, có cả tôi) vì đã nghĩ 'ngược' theo mẫu văn pháp vẫn thấy của
Trung Quốc cho nên đã cho rằng có 1 sự sắp xếp lầm lẫn khi in, bởi đó mà 'mạo
ngoại’ hóa thành 'ngoại mạó, và 'tâm trung' thành 'trung tâm'.
Thực ra, như tôi đã dẫn chứng,
ở đây Nguyễn Khuyến cũng đã dùng từ ngữ của Kinh Thi.
Cho nên, những bậc có học vấn
thời trước khi nói ra 1 câu, hạ xuống 1 chữ đều có căn cứ, muốn phê bình người
thời nay cần thận trọng.
*
Với những chứng cứ trên đây
thì rõ văn pháp Trung Hoa không chỉ có kết cấu 'ngược', mà trong 1 số trường hợp
họ cũng có cả kết cấu 'xuôi’, có ông mỗi Lê Mạnh Thát, vì đọc chưa tới mới cho
những trường hợp này là 'một sự kiện hết sức lạ lùng'.
Nhưng, nếu Lê Mạnh Thát tới
'lạ lùng' thôi cũng chẳng có chuyện gì, đằng này ông lại lên tiếng suy đoán, 1
sự suy đoán có tính cách chụp mũ chữ nghĩa.
Nhân câu chuyện 'Trung tâm'
trên đây của ông Lê Mạnh Thát tôi lẩn thẩn nhớ tới 1 câu nói của Khổng Tử (551
- 479 tr. Cn) nói với Bá Ngư, con mình:
- 'Bất học Thi vô dĩ ngôn'.
/ Luận Ngữ. Quí thị. 13 /.
- 'Không học Kinh Thi thì
không lấy gì để mà nóí.
*
Sau nữa, trong phần có tiêu đề 'VẤN ĐỀ NIÊN ĐẠI Về NGÔN NGỮ TRONG TẠP THÍ DỤ KINH' Lê Mạnh Thát viết:
- 'Vấn đề niên đại của Tạp thí dụ kinh
tự thân nó do thế không lôi cuốn chúng ta cho lắm. Điểm lôi cuốn nằm ở chỗ với
một niên đại thuộc đời Hán như thế, nó cung cấp cho chúng ta những tín hiệu gì
về bản thân nó? Về mặt ngôn ngữ, nó hiện chứa đựng một số cấu trúc ngữ học
không được viết theo ngữ pháp Trung Quốc. Trái lại, chúng được viết theo ngữ
pháp tiếng Việt. Nổi bật và điển hình nhất là cấu trúc ''tượng Phật'' của truyện
31 trong Tạp thí dụ kinh quyển hạ tờ 510a5. Cấu trúc này các bản khắc đời Tống
(1239), Nguyên (1290) và Minh (1601) có điều chỉnh lại thành ''Phật tượng''
theo đúng ngữ pháp tiếng Trung Quốc. Nhưng các bản khắc Cao Ly (1151 và sau đó)
trước các bản khắc Trung quốc hiện còn vẫn giữ nguyên cấu trúc cũ.
Cấu trúc cũ đó phải chăng
là do một sự khắc chép sai lầm cần điều chỉnh, như các bản in Tống, Nguyên,
Minh đã làm? Bình thường người ta sẽ nghĩ như thế, bởi vì Tạp thí dụ kinh là một
bản văn tiếng Trung Quốc. Cho nên, nếu có những cấu trúc viết không đúng theo
ngữ pháp tiếng Trung Quốc chúng phải được xem như những sai lầm cần điều chỉnh
lại cho đúng. Tuy nhiên, do hiện tượng Lục
độ tập kinh, có quá nhiềucấu trúc viết theo ngữ pháp tiếng Việt, ta không thể
đơn giản coi những cấu trúc kiểu ''tượng Phật'' ở trên, tuy đơn độc, là những
khắc chép sai của những người làm công tác khắc chép trong quá trình lưu truyền
bản kinh. Ngược lại, phải đánh giá chúng
như những chứng tích còn sót lại báo cho chúng ta biết việc từng tồn tại
một thời văn bản viết theo ngữ pháp của cấu trúc đó.
Đúng là cấu trúc ''tượng Phật''
là cấu trúc duy nhất rõ ràng viết theo ngữ pháp tiếng Việt không thể nào chối
cãi được, trong toàn bộ bản văn Tạp thí dụ kinh. Nó có vẻ đơn độc và dễ đưa ta
đến nhận định nó là một lệch lạc, một khắc chép sai trong quá trình lưu truyền.
Thực tế nếu không có bản khắc Cao Ly, mà chỉ có các bản khắc Tống, Nguyên,
Minh, thì ngày nay chắc chắn không thể có cấu trúc ''tượng Phật'' để ta bàn
cãi, chứ khoan nói chi tới chuyện xác định xem Tạp thí dụ kinh xuất phát từ
đâu? Tuy vậy, như đã nói, việc tồn tại một loạt các cấu trúc tiếng Việt trong Lục
độ tập kinh buộc ta phải xem xét các cấu trúc có vẻ lệch lạc, đơn độc trên với
một nhãn quan mới đầy trân trọng, nghiêm túc. Phải thừa nhận sự xuất hiện của
chúng là có tính hệ thống và phản ảnh một hiện thực. Thế cấu trúc ''tượng Phật'',
báo cho ta điều gì?
Thứ nhất, nó là một cấu
trúc thuần túy theo ngữ pháp tiếng Việt, phản ảnh một phần nào hiện thực tiếng
nói dân tộc ta cách đây trên 1800 năm vào thế kỷ thứ II sdl. Thứ hai, nó giúp
ta giả thiết, như trường hợp Lục độ tập kinh, tồn tại một nguyên bản tiếng Việt
của Tạp thí dụ kinh làm bản đáy cho việc dịch lại bản Tạp thí dụ kinh tiếng
Trung Quốc hiện còn. Thứ ba, người dịch có thể là một dịch gia? Việt Nam. Cho
nên, ngoài cấu trúc ''tượng Phật'' đây, ta thấy còn có một số cấu trúc mang
dáng dấp ngữ pháp tiếng Việt. Cụ thể là câu 'hành đạo trì trí (tờ 508a17 truyện
22) và ''sử ngã hậu thế nhiêu tài bảo (Truyện 31 tờ 510a9).
Rõ ràng câu ''hành đạo trì
tri với nghĩa tiếng Việt ''đi đường chậm chậm'', phản ảnh cấu trúc ngữ pháp tiếng
Việt nhiều hơn tiếng Trung Quốc. Câu sau cũng thế. ''Sử ngã hậu thế nhiêu tài bảo
nghĩa là khiến ta đời sau nhiều của báu......'.
(Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam. trang 129, 130, 131).
Thiệt là hùng hồn, thiệt là uyên bác!
Đáng tiếc, đây chỉ là cái hùng hồn rỗng tuếch, cái
'uyên bác miệng', thiếu học vấn!
Trước hết, hiện tôi chưa có các cuốn Lục Độ Tập
Kinh và Tạp Thí Dụ Kinh trong tay, cho nên là tôi hoàn toàn không rõ cái cấu
trúc 'tượng Phật' mà ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát trong gần 3 trang chỉ nói khơi
khơi, không trưng dẫn toàn câu Hán văn, trong đó có 2 Chữ 'tượng Phật', để có
thể phân tích, thảo luận ở đây.
Tuy nhiên, trước sau gì tôi cũng tìm được 2 cuốn
sách kể trên! Tạm thời, để cái 'tượng Phật' của ông Lê Mạnh Thát qua một bên.
Những gì tôi biết tôi sẽ trình bày sau đây.
Ngoài cái cấu trúc 'tượng Phật' trong đoạn trên, Lê
Mạnh Thát còn đề cập 2 Cấu trúc ngôn ngữ mà ông ta nói rất đanh thép, hùng hồn
là cấu trúc tiếng Việt, không sẩy đàng nào được!
1). Cấu trúc 'hành đạo trì trí‘.
Nếu độc giả nào còn nhớ những gì tôi trưng dẫn ở một
đoạn trước đây hẳn sẽ phì cười, hoặc nếu vị nào khó rồi sẽ nhăn mặt trước cái
'cấu trúc tiếng Việt' này của ông tiến sĩ khi ông ta tuyên bố rõ ràng: 'Rõ ràng câu ''hành đạo trì tri‘ với
nghĩa tiếng Việt ''đi đường chậm chậm'', phản ảnh cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt
nhiều hơn tiếng Trung Quốc'.
Khoan nói tự thân của Câu này về mặt văn pháp, hãy
nói xuất xứ của nó trước.
Trong 1 dẫn chứng về 2 chữ 'trung tâm' trước đây
tôi có dẫn 2 câu trong bài 'Cốc Phong' thuộc phần 'Bội Phong' (Phong dao nước Bội)
trong Kinh Thị Tôi xin dẫn lại sau đây:
Hành
đạo trì trì, (Chầm chậm đi [trên] đường),
Trung tâm hữu vị
(Trong lòng ngập ngừng).
Ở đây, tôi thêm 1 Câu nữa:
Hành đạo trì trì,
Tái khát, tái cơ.
/ Thi Kinh. Tiểu Nhã. Thái
vi /.
Chầm
chậm đi [trên] đường.
Vừa
đói vừa khát.
- Có thể thấy rất rõ, Lê Mạnh Thát đã chẳng biết
câu 'hành đạo trì trí‘ từ cái xứ nào mà đến, cứ tưởng là của Việt Nam, do đó nhắm
mắt vơ về mình. Tôi từng nói trong bài phê bình trước đây là lý luận của Lê Mạnh
Thát là cái lý luận vơ vào, lấy được mà!
Tới đây, không rõ rồi có ai té ngửa hay chăng?
Lòi ra câu chuyện thấy Tàu, không biết, tưởng là Ta
này thì độc giả thấy mức độ khả tín của ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát lại xuống thêm
ít nữa. Và giá trị cuốn 'Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam' cũng càng 'rẻ‘ hơn nữa!
Nhận định của tôi trước đây, ở đây, càng thêm vững,
Văn phong của Khương Tăng Hội, dịch giả của 'Tạp Thí Dụ Kinh' là cái Văn phong
của văn học Cổ điển Trung Quốc, không có gì để ngờ.
(KỲ 2, CHÓT)
Lê Mạnh Thát, như tôi từng chứng minh, khả năng Hán
văn không có, cho nên, ông ta không thể dựa vào đâu để nhận định về Văn pháp,
Ngữ pháp Trung Quốc. Nhiều lắm, cho đến đây, độc giả cũng chỉ thấy ông ta biết
có 1 tính chất của thứ văn pháp đó, đó là tính chất 'ngược'. Nhưng đây chỉ là 1
trong nhiều mặt của Văn pháp Trung Quốc.
Tiếp đến tôi xin nói về cái cấu trúc, ở đây tôi gọi
là cái Mẫu, của câu 'hành đạo trì trí‘ nói trên.
Xin nói ngay rằng, Mẫu câu 'hành đạo trì trí‘ trên
đây cực kỳ phổ biến trong Kinh Thi, hầu như Phong dao nước nào cũng có.
Lấy 1 số thí dụ:
- Hà thủy di dị (Bội phong. Tân đài).
- Khu mã du dụ (Dung phong. Tái trì).
- Ngôn tiếu yên yên,
Tín thệ
đán đán. (Vệ phong. Manh).
- Kỳ thủy du dụ (Vệ phong. Trúc can).
- Tứ giới bành bành. (Trịnh
phong. Thanh nhân).
- Tứ giới phiêu phiêu. (Trịnh
phong. Thanh nhân).
- Tứ giới đáo đáo. (Trịnh
phong. Thanh nhân).
- Trùng phi hoăng hoăng. (Tề
phong. Kê minh).
- Tái khu bạc bạc. (Tề
phong. Tái khu).
- Tứ li tế tế,
Thùy bí nễ nễ. (Tề phong. Tái khu).
- Vấn thủy thương thương,
Hành nhân bành bành. (Tề phong. Tái khu).
- Vấn thủy thao thao,
Hành nhân biêu biêu. (Tề phong. Tái khu).
- Độc hành cụ cụ. (Đường
phong. Đế đỗ).
- Độc hành quynh quynh. (Đường
phong. Đế đỗ).
- Tứ mẫu phi phị (Tiểu Nhã.
Tứ mẫu).
- Điểu minh anh anh. (Tiểu Nhã. Phạt mộc).
- Sàm khẩu ngao ngao. (Tiểu Nhã. Thập nguyệt chi
giao).
- Qui phi thi thị (Tiểu Nhã. Tiểu Ban).
- Minh điều huệ huệ. (Tiểu Nhã. Tiểu ban).
Còn nhiều, nhưng chừng đó cũng đã đủ để ông tiến sĩ
mở mắt.
Ngoài ra, Hào từ của 1 số Quẻ trong Dịch Kinh cũng
có những câu với mô thức tương tự:
Kiển (Khảm / Cấn).
- Lục nhị. Vương thần kiển kiển.
Quái (Đoài / Càn).
- Cửu tam. Quân tử quái quái.
Khốn (Đoài / Khảm).
- Cửu tứ. Lai từ từ.
[Bên lề. Câu 'lai từ tứ là 'đến từ tứ, rõ ràng là
Hoa đó, không là Việt đâu ông Lê Mạnh Thát].
Chấn (Chấn / Chấn).
- Sơ cửu. Chấn lai hích hích, hậu tiếu ngôn ách
ách.
Chấn (Chấn / Chấn).
- Thượng lục. Chấn tác tác, thị quắc quắc.
Tiệm (Tốn / Cấn).
- Lục nhị. Ẩm thực khản khản.
Câu 'Hành đạo trì trí‘ và những câu có kết cấu
tương tự dẫn từ Kinh Thi và Kinh Dịch trên đây là 1 Mẫu Câu rất điển hình của
Ngữ pháp Trung Quốc, ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát vốn không đọc lại hay nói vung
vít, suy đoán vô căn cứ.
Ông Lê Mạnh Thát còn muốn nói chuyện 'Hành đạo trì
tr‘ nữa thôi?
Sau cùng, trở lại câu chuyện 'Hành đạo trì trí‘
chút nữa.
Nhắc lại lời Lê Mạnh Thát:
*Rõ ràng câu ''hành đạo trì tri với nghĩa tiếng Việt
''đi đường chậm chậm'', phản ảnh cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt nhiều hơn tiếng
Trung Quốc*.
Lê Mạnh Thát lại nói 'ngược', nói 'xuôí! Nói như
câu dẫn trên của ông ta thì, nếu là người Hoa họ sẽ nói là 'trì trì hành đạó
(ngược). Có phải vậy không ông Lê Mạnh Thát?
Ngay 1 điểm căn bản ngữ pháp mà Lê Mạnh Thát còn
chưa thông thì còn nói gì đây?
Ngôn ngữ, Văn tự là để truyền đạt ý tuởng, do đó 1
Câu với 1 ý tưởng nhất định, 1 hay nhiều chữ trong Câu đó có thể thay đổi vị
trí miễn là ý tưởng muốn diễn tả không thay đổi.
Lấy thí dụ câu 'hành đạo trì trí‘.
Câu này có thể dịch qua Việt ngữ theo các mô thức
sau:
- 'Chầm chậm đi trên đường'.
- 'Đi chầm chậm trên đường'.
- 'Đi trên đường chầm chậm'.
Ta thấy, vị trí của các chữ trong câu có thể dời đổi,
nhưng ý tưởng diễn tả ở đây vẫn là MỘT, tức nói xuôi, nói ngược gì cũng chỉ có
một cách hiểu. Ở đây chẳng có sự phân biệt giữa Việt Nam và Trung Hoa như Lê Mạnh
Thát cố vơ vào, chỉ có luận lý, 1 luận lý ngữ pháp nước nào cũng có.
2). Sử ngã hậu thế nhiêu tài bảo.
Còn câu 'Sử ngã hậu thế nhiêu tài bảo‘ có 1 kết cấu
rất giản dị: Chủ từ + động từ + túc từ.
Đây là kết cấu Ngữ pháp nước nào cũng tương tự, chẳng
có gì để Lê Mạnh Thát đến gióng trống khua chiêng như vậy.
*
Tiếp tục chuyện ngôn ngữ, ở trang 304, ông tiến sĩ
Lê Mạnh Thát viết:
- 'Hạo tuy nghe chính pháp, mà tính hôn bạo, không
thắng được sự hà ngược. Sau sai lính túc vệ vào hậu cung làm vườn, đào đất được
một tượng vàng đứng cao mấy thước, đem trình Hạo. Hạo sai đem để chỗ bất tịnh,
lấy nước dơ tưới lên, cùng quần thần cười, cho đó là vui.1 Trong khoảnh khắc, cả
mình sưng to, chỗ kín càng đau, gào kêu tới trời. Thái sử bốc quẻ nói: ''Phạm
phải một vị thần lớn''. Bèn cầu đảo các miếu vẫn không thuyên giảm. Thể nữ, trước
có người theo đạo Phật, nhân đó hỏi: ''Bệ hạ đã đến chùa Phật cầu phước
chưa?''. Hạo ngẩng đầu hỏi: ''Phật là thần lớn ư? 2''.
Lê Mạnh Thát viết ở câu cước chú số 2 trên đây như
sau:
- ''2 Đoạn nầy nguyên bản của Tăng Hựu trong Xuất
tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 16c27 và Huệ Hạo trong Cao Tăng truyện 1 ĐTK
2059 tờ 326a7 đều viết: ''Phật thần đại gia. Việc để tỉnh từ ''đại sau chữ ''thần'',
phải chăng xuất phát từ một bản tiểu sử của Khương Tăng Hội do người Việt viết
và dịch lại tiếng Trung Quốc''.
Thích Huệ Kiểu chép như sau trong 'Cao Tăng Truyện':
- 'Hạo tuy văn Chính Pháp, nhi hôn bạo chi tính bất
thắng kỳ ngược! Hậu sử Túc Vệ binh nhập hậu cung trị viên, ư địa trung đắc nhất
kim tượng cao sổ xích, trình Hạo.
Hạo sử trước bất tĩnh xứ, dĩ uế trấp quán, cộng chư
thần tiếu dĩ vi lạc. Nga nhĩ chi gian, cử thân đại chủng, âm xứ vưu thống, khiếu
hô triệt thiên!
Thái sử chiếm ngôn: - 'Phạm đại thần sở ví.
Tức kỳ chư miếu, vĩnh bất sai dũ!
Thái nữ tiên hữu phụng Pháp giả, nhân vấn tấn vân:
- 'Bệ hạ tựu Phật tự trung cầu phúc phủ?'.
Hạo cử đầu vấn: - Phật thần đại giả
Thái nữ vân: - Phật vi Đại thần'.
/ Cao Tăng Truyện. Qu. I. Dịch Kinh thượng.
Khương Tăng Hội /.
- '(Tôn) Hạo tuy nghe Chánh Pháp, nhưng tính hung bạo,
không kiềm chế được những việc làm tàn ngược! Sau sai lính Túc Vệ ra phía sau
Cung sửa sang lại vườn, đào đất gặp một tượng vàng cao mấy thước, đem trình Hạo.
Hạo sai đem để Tượng ở chỗ dơ bẩn, lấy nước dơ tưới
lên (Tượng) rồi cùng với quần thần lấy đó làm vui! Khoảnh khắc sau, toàn thân Hạo
sưng phù lên, chỗ kín càng đau dữ hơn, đau tới kêu la thấu trời!
Quan Thái sử bói nói: - '(Đây là) do xúc phạm thần
linh mà ra‘.
(Hạo) lập tức sai người tới các đền miếu cúng tế,
nhưng vẫn chẳng hết đau!
Có (một) cung nữ trước đây đã theo Phật pháp, nhân
việc này vào thăm, và hỏi: - 'Bệ hạ đã đến chùa Phật cầu phúc chưa?'.
Hạo ngẩng đầu hỏi: - 'Thần Phật (quyền năng) có lớn
không?'.
Cung nữ trả lời: - 'Phật là bậc Thần lớn'.
Minh Di án.
Huệ Kiểu, tác giả 'Cao Tăng Truyện', Lê Mạnh Thát đọc
là Huệ Hạo.
Chữ Kiểu này, bộ Từ Nguyên thiết âm là:
- 'Cổ Liễu thiết, Thượng, Tiểu vận. Kiến'.
- 'Thiết âm là Cổ + Liễu, Thượng tinh, vận Tiểu. Phụ
âm đầu của chữ Kiến'.
Trong cuốn 'Xuất Tam Tạng Ký Tập' (Qu. XIII. Khương
Tăng Hội đệ tứ) Thích Tăng Hựu cũng thuật
lại câu chuyện đại khái giống Huệ Kiểu kể, chỉ khác vài chi tiết.
Căn cứ câu 'Phật thần đại gia‘ Lê Mạnh Thát lại vơ
vào một cách thiếu học, vấn, do đó, không tránh khỏi sai lầm.
Câu trên Lê Mạnh Thát dịch là: 'Phật là thần lớn
ư?'.
Lê Mạnh Thát không biết một điều rằng: - Chữ 'thần'
trong câu trên, về mặt tương quan kết cấu với các chữ khác, đi với chữ 'Phật'
trước nó, không chạy theo chữ 'đại‘ ở sau nó, như ông nghĩ.
Tới câu trả lời của cung nữ, 'Phật vi đại thần' thì
chữ đại và chữ thần mới đi với nhau.
Tôi xin nói 1 việc giản dị như sau độc giả sẽ thấy
ngay vấn đề.
Khi ta nói, ta viết 'Long thần', 'Xà thần' thì hiển
nhiên ta không thể tách rời chữ 'thần' khỏi các chữ 'Long' và chữ 'Xà‘ đi kèm theo, vì rằng chữ 'thần' này hợp
với 2 Chữ vừa kể, nhằm diễn tả một khái niệm duy nhất là Thần Rồng, Thần Rắn.
Cũng thế, ở đây chữ 'thần' gắn với chữ 'Phật' để diễn
tả khái niệm 'Thần Phật', như trường hợp Thần Rồng, Thần Rắn nói trên. Vì ở đây
Tôn Hạo coi Phật như 1 vị Thần như những Thần khác!
Do đó chính xác phải dịch câu 'Phật thần đại gia‘
là 'Thần Phật (quyền năng) có lớn không?'.
Tóm lại, cái gì Lê Mạnh Thát cũng cho 'xuôi‘ hết, để
cuối cùng hóa ra 'xuôi xị‘!
Ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát mỗi biết 'xuôi‘ mà không
biết 'ngược', như trường hợp ở đây, bởi vậy nhiều lúc đã vấp phải sai lầm nặng
nề!
Lê Mạnh Thát viết:
- '...Việc để tỉnh từ ''đại sau chữ ''thần'', phải
chăng xuất phát từ một bản tiểu sử của Khương Tăng Hội do người Việt viết và dịch
lại tiếng Trung Quốc''
Có 'xuất phát' chăng thì cũng xuất phát từ cái
thiên kiến, thêm vào đó là 'học vấn' chưa tới, của ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát mà
thôi!
- Ưa suy đoán thường là dấu hiệu của học vấn chưa tới,
của những kẻ 'Tư nhi bất học'.
Nói tiểu sử Khương Tăng Hội 'do người Việt viết và
dịch lại tiếng Trung Quốc', do đó mới có sự
pha trộn Văn pháp Việt và Hoa như cái tâm tưởng đầy ắp thiên kiến của Lê
Mạnh Thát tưởng ra ở đây thì chúng ta trở lại lý luận giản dị đã nói trước
đây:
- Không 1 người Việt nào viết cho người Hoa đọc, với
mục đích truyền đạt cái hay của mình mà lại tự làm trở ngại cho chính mình với
1 pha trộn ngu xuẩn như vậy.
Nếu đừng để cái khung thiên kiến chi phối muốn o ép
sự việc vào cái khung đó, Lê Mạnh Thát sẽ tránh được rất nhiều sai lầm!
Chân lý nhiều lúc rất giản dị, nhưng không quá giản
dị như lối Lê Mạnh Thát dịch 'xuôí 2 tiếng 'trung tâm' là 'trong (trung) lòng
(tâm)' để rồi nói đây là văn pháp Việt Nam trong một bản văn chữ Hán viết cho
người Hoa đọc.
*
- Như độc giả đã thấy rất rõ, ông tiến sĩ Lê Mạnh
Thát đã tự hào phi thường về sư. Khám Phá ra 2 chữ 'trung tâm', và ông ta cũng
coi đây là 'trung tâm' của sự khám phá của mình về cái gọi là một ngữ pháp Việt
Nam trong (1 vài) văn bản Hán văn.
ĐÁNG TIẾC (luôn luôn là 2 chữ 'đáng tiếc' đó khi đọc
những gì Lê Mạnh Thát viết về Cổ học) là kiến thức của ông tiến sĩ lại không đủ
để nhận ra cái đúng, cái sai.
Trình đô. Hán văn thì ở cõi nào đâu mà Lê Mạnh Thát
lại muốn nói chuyện ngôn ngữ Trung Hoa thì tai hại quá chừng quá đỗi!
Và, độc giả cũng đã thấy, với những Chứng cứ tôi
trưng dẫn trong Bài này, sự 'Khám Pha được những kẻ ngưỡng mộ ông tiến sĩ Lê Mạnh
Thát - nhất là đám đàn em, đệ tử của ông ta, tâng bốc là 'vĩ đạí, rồi chẳng
đáng một cắc!
*
Lê Mạnh Thát ca tụng Khương Tăng Hội là có tinh thần
Việt Nam, nói là vị tăng này đã đưa vào 1 vài bản dịch Hán văn 1 vài từ ngữ, 1
vài câu văn, mà theo Lê Mạnh Thát là thuộc cấu trúc của ngữ pháp tiếng Việt.
Thế nhưng, qua dẫn chứng của tôi, Khương Tăng Hội lại
chịu ảnh hưởng của Trung Quốc tới độ sử dụng rất nhiều từ ngữ trong Kinh Thi,
trong văn chương Cổ điển Trung Quốc. Và 1 số từ ngữ cũng như một số mô thức, kết
cấu của ngữ pháp mà Lê Mạnh Thát tưởng là của Việt Nam hóa ra rặt của Trung Quốc.
Lập lại điều tôi đã viết ở 1 đoạn trước đây:
Cái thiên kiến đã làm mờ mắt Lê Mạnh Thát, khiến
ông ta không nhìn xa thêm được chút nào.
Cũng vì không hiểu 2 chữ 'trung tâm' đồng nghĩa với
2 chữ 'tâm trung', Lê Mạnh Thát suy đoán một bên là Việt ('trung tâm'), một bên
là Hoa ('tâm trung'), để từ đây, suy đoán xa hơn, và cũng rất xa sự thực, là
Khương Tăng Hội đã đưa 1 vài mẩu ngữ pháp Việt Nam vào Bản dịch Hán văn cuốn 'Lục
Độ Tập Kinh'.
Nếu như có một sự kiện như thế thì lẽ nào những người
học thức như Huệ Kiểu và Tăng Hựu đến không biết để có 1 vài giòng ghi chú khi
viết về việc dịch Kinh của Khương Tăng Hội?
Nếu có 1 sự kiện như thế thì lẽ nào phải chờ tới 1
người như Lê Mạnh Thát người ta mới biết?
- Huệ Kiểu nhận định Văn chương của Khương Tăng Hội
trong tập 'Cao Tăng Truyện' (Qu. I) là 'từ thú nhã tiện', 'nhất đại mô thức'.
Đã gọi là 'nhá‘, là 'mô thức' thì sao có thể tạp loạn
Hoa, Việt được?
- Tăng Hựu nhận xét Văn của Khương Tăng Hội trong tập
'Xuất Tam Tạng Ký Tập' (Qu. XIII) là 'văn nghĩa doãn chính', 'từ thú nhã thiệm'.
Đã gọi là 'nhá‘, là 'doãn chính' thì sao có thể pha
trộn ngữ pháp này với ngữ pháp kia được?
Thương thay!
Thương thay cho ông cổ nhân Khương Tăng Hội, vì bị
ông Lê Mạnh Thát 'vu oan,'!
Thương thay cho ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát, vì ngỡ rằng
'Người‘ là 'Ta‘ để đề cao một người vốn theo những người mà ông tiến sĩ đả
kích, dài dài trong cuốn 'Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam'.
Thương thay cho hậu nhân, vì bị ông Lê Mạnh Thát
'đánh lừa‘, dầu rằng ông không cố ý, mà do cái học của ông tiến sĩ 'chửa chín'.
Mai không
tên tớ, tớ đi ngay.
Chẳng rõ rồi qua mấy bài phê bình của tôi ông tiến
sĩ Lê Mạnh Thát có chịu đi cho hay không?
- Ông Tú Xương xưa bởi chưa đậu Cử nhân, Tiến sĩ
nên 'đi ngay‘, chứ ông Lê Mạnh Thát thì đã đậu tiến sĩ rồi, có tên trên bảng rồi,
cho nên chẳng biết ông có chịu 'đi ngay‘ cho hay không?
Khổ một nỗi ông tiến sĩ đã lỡ leo lên lưng.... đàn
em và đệ tử rồi, xuống cũng rất khó.
Leo xuống không được, thôi thì để đàn em, đệ tử
công kênh đưa ông đi vậy!
*
Ông Lê Mạnh Thát muốn lập thuyết, đáng tiếc lại
không đủ 'học vấn' để làm việc này, dầu rằng ông ta lận lưng năm ba cái bằng tiến
sĩ. Bằng cấp không chưa đủ đâu!
Nếu chịu khó đọc thêm nữa Lê Mạnh Thát mới mong khỏi
làm trò cười cho học giới!
Minh Di.
2008. ngày 5 tháng 5. 9 giờ sáng.
2008. ngày 8 tháng 5. 18.32 giờ tối.
Bổ túc ngày 11 tháng 5 cùng Năm.
Nói Có Sách.
[1]. Chu Dịch Vương Hàn Chú.
Tam Quốc - Ngụy. Vương Bật chú (Kinh. 64 Quẻ)
Đông Tấn. Hàn Khang Bá chú (Truyện).
[Phụ: Chu Dịch Lược Lệ.
Tam Quốc - Ngụy. Vương Bật.
Đường. Hình Thọ chú].
Tân Hưng Thư Cục (ĐL) Dân Quốc năm 50 (1961) / Khuyết.
[2]. Thi Tập Truyện.
Nam Tống. Chu Hi.
Trung Hoa Thư Cục (HC) 1983 / trùng ấn.
[3]. Mao Thi Cổ Âm Khảo.
Minh. Trần Đệ.
Trung Hoa Thư Cục (TQ) 1988 / Sợ
[4]. Sở Từ Bổ Chú.
Đông Hán. Vương Dật chú.
Nam Tống. Hồng Hưng Tổ bổ
chú.
Trung Hoa Thư Cục (TQ) 2006 / 5.
[5]. Cổ Dao Ngạn.
Thanh. Đỗ Văn Lan tập.
Chu Thiệu Lương hiệu điểm.
Trung Hoa Thư Cục (TQ) 2000 / 3.
[6]. Lễ Ký Tập Giải.
Thanh Tôn Hi Đán tập giải.
Thẩm Tiếu Hoàn. Vương Tinh
Hiền điểm hiệu.
Trung Hoa Thư Cục
(TQ). 1989 / Sợ
[7]. Chu Lễ Chú Sớ.
Đông Hán. Trịnh Huyền chú.
Đường. Giả Công Ngạn sớ.
Dân Quốc. Hoàng Khản (1886
- 1935) Kinh văn cú đậu.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản
Xã 1990 / Sợ
[8]. Hàn Phi Tử Tập Giải.
Thanh. Vương Tiên Thận tập
giải.
Chung Triết điểm hiệu.
Trung Hoa Thư Cục (TQ) 1998 / Sợ
[9]. Sử Kí.
Tây Hán. Tư Mã Thiên.
Lưu Tống. Bùi Ân tập giải.
(Bùi Ân, Ân cũng đọc âm Nhân).
Đường. Tư Mã Trinh sách ẩn.
Trương Thủ Tiết chính nghĩa.
Thượng Hải Thư Điếm 1988 / Sợ
[10]. Tân Đường Thự
Bắc Tống. Âu Dương Tụ
Nhị Thập Ngũ Sử Bản.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản
Xã 1991 / 8.
[11]. Mục Thiên Tử Truyện.
Vô danh.
Đông Tấn. Quách Phác chú.
+ Thần Dị Kinh.
+ Thập Châu Ký. (Tây Tấn.
Trương Hoa chú)
Tây Hán. Đông Phương Sóc
(truyền).
+ Bác Vật Chí.
Tây Tấn. Trương Hoa.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản
Xã 1990 / Sợ
[12]. Tiên Tần Chư Tử Hệ
Niên (Tăng định Bản).
Tiền Mục.
Trung Hoa Thư Cục (TQ) 1985 / Sợ
[13]. Cao Tăng Truyện.
Nam Bắc triều - Lương. Huệ
Kiểu.
Thang Dụng Đồng (1893 -
1964) hiệu chú.
Trung Hoa Thư Cục (TQ) 2007 / 5.
[14]. Xuất Tam Tạng Ký Tập.
Nam Bắc Triều - Lương.
Thích Tăng Hựu.
Tô Tấn Nhân. Tiêu Luyến Tử
điểm hiệu.
Trung Hoa Thư Cục (TQ) 2003 / 2.
[15]. Kinh Điển Thích Văn.
Đường. Lục Đức Minh.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản
Xã 1985 / Sợ
[16]. Từ Nguyên (Súc ấn Hợp
đính Bản).
Quảng Đông. Quảng Tây. Hồ
Nam. Hà Nam Tu đính Tổ.
Thương Vụ Ấn Thư Quán
(HC) 1987 / Sơ
[17]. Từ Hải (Hợp đính Bản.
1947 Bản).
Chủ biên: Thư Tân Thành. Thẩm
Dị Từ Nguyên Cáo. Trương Tướng.
Trung Hoa Thư Cục (HC) 1983 / trùng ấn.
[18]. Từ Hải (Súc ấn Bản.
1979 Bản).
Từ Hải Biên Tập Ủy Viên Hội
(TQ).
Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản
Xã 1987 / 8.
[19]. Từ Vị.
Văn Hóa Đồ Thư Công Ty Biên
Thẩm Ủy Viên Hội biên tập.
Lục Sư Thành chủ biên.
Văn Hóa Đồ Thư Công Ty Dân Quốc năm 74 (1985) / Khuyết.
Đăng nhận xét