KÍNH GIỚI THIỆU THI NHẠC VĂN SĨ ĐA TÀI LOUIS LÊ TUẤN DÒNG THƠ TƯỞNG NIỆM THÁNG TƯ ĐEN-VƯỢT BIỂN 1975
KÍNH GIỚI THIỆU THI NHẠC VĂN SĨ ĐA TÀI LOUIS LÊ TUẤN DÒNG THƠ TƯỞNG NIỆM THÁNG TƯ ĐEN-VƯỢT BIÊN 1975
Những vần thơ Tháng Tư Đen. Để tưởng nhớ ngày 30 tháng 4, 1975
Tháng Tư Buồn
Tưới lên bia đá của người chiến sĩ
Người nằm xuống Tháng Tư buồn lệ rơi.
***
Viết tặng nhà thơ Yên
Sơn
Tháng Tư Mất Quê Hương
Lâu lắm rồi tháng tư buồn ngày ấy
Không hiểu sao tôi vẫn nhớ vẫn thương
Cuối tháng Tư tôi đã mất quê hương
Rồi xa mãi trong nỗi buồn biệt xứ.
Miền Nam Tự Do trong cơn đột tử
Triệu nén nhang buồn lịch sử sang trang
Ngày Quốc Hận, cõi hồn đau vô tận
Đất Mẹ buồn, phủ trắng một màu tang.
Miền Nam biến thành nhà tù cộng sản
Giam giữ trái tim, yêu chuộng hoà bình
Bắt người yêu nước giam vào ngục tối
Để văn thơ phá vỡ những nhục hình.
Tù cải tạo giam toàn những nhà thơ
Là đêm tối ánh sao trời rực rỡ
Bài thơ thức tỉnh thế giới loài người
Thoát khỏi u mê, phá vỡ đôi bờ.
Bắt hết tự do giam vào ngục tối
Tù nhân lương tâm, xứng đáng con người
Là tình yêu biết hy sinh cống hiến
Cho quê hương, lịch sử sáng ngời.
AET Lê Tuấn
Người lính già chưa giải ngũ
Tưởng nhớ ngày 30 tháng 4, 1975
***
Tháng Tư Chia tay
Tháng Tư về nắng hạ còn lưa thưa
Khói bụi hồng cơn mưa chiều rất lạ
Bóng chim hốt hoảng xa bay cuối phố
Gọi nhau về theo lối cũ em qua.
Tháng Tư nở muộn loài hoa tím dại
Chiến tranh về để lại những thương đau
Những mặt người lấp ló nơi đầu ngõ
Lo sợ điều gì? Muôn vạn nỗi sầu.
Lời nghẹn ngào bao điều chưa muốn nói
Chia cắt từ đây, nơi đất mẹ xa vời
Cho thương khóc một người đi biền biệt
Gói trọn trong tim ký ức bồi hồi.
Tháng Tư lại về gợi nhớ thêm buồn tủi
Biển chia xa đẩy lùi bóng chim bay
Ngày vĩnh biệt xa nhau là xa mãi
Sài Gòn buồn tháng Tư, ngày chia tay.
AET Lê Tuấn
Nỗi buồn Tháng Tư
2022
***
Xa Nhau Tháng Tư
Xa nhau ngày đó tháng tư về
Lạc mất tình xuân lỗi hẹn thề
Chia cắt đôi bờ xa khuất bóng
Cõi hồn thương nhớ buồn lê thê.
Ngôn ngữ còn tuôn đầy nỗi nhớ
Lòng như chất chứa đầy trong mơ.
Người yêu biển nhớ mối tình đầy
Mỏi cánh chim bay trời gió lạnh
Buồn nào day dứt ngày chia tay.
Năm tháng vấn vương ngày ly biệt
Tháng Tư, vận nước đã thay màu.
Tế Luân
Tháng Tư Lại Về
Tháng Tư buồn lặng lẽ
Lòng xao xuyến bồi hồi.
Em! Một thời để nhớ
Anh! Chinh chiến tơi bời
Sài Gòn thời hoa mộng
Lưu luyến một phương trời.
Con đường lá me bay
Đợi nhau mối tình đầy
Chiến tranh thật kinh hoàng
Chia ly trong ngỡ ngàng.
Tháng Tư ta mất nhau
Từ nay “Tự Do” mất
Chia đôi hai nhịp cầu.
Thái Bình Dương xa cách
Hai bên sóng vỗ bờ
Sóng thay màu tang trắng
Quê hương vẫn đợi chờ.
Em bây giờ mong đợi
Những yêu thương một thời
Sài Gòn ngày xưa ấy
Ta lạc nhau mất rồi.
Buồn lắm tháng Tư, khóc từ đâu
Giữa trời đất lạ gợi thêm sầu
Giải khăn sô trắng quấn ngang đầu
.
Hàng triệu người đi bỏ xóm làng
Con đường quốc lộ thây người chết
Đốt lên hàng triệu nén nhang buồn
Lá cờ cuốn lại Tự Do mất
***
Ngâm thơ Khóc Tháng
Tư Đen
Sau đó thực hiện một video thật ngắn 1 phút 30 giây. Không
biết có OK hay không?
Xin chia sẻ để tưởng niệm Tháng Tư Đen
Lê Tuấn
https://www.youtube.com/watch?v=kUQhredCGcM
Giọt Nước Mắt Khóc Cho Quê Hương
Nhạc Thiên Phương -
Thơ Tế Luân - Ca Sĩ Ngọc Quý
***
Những vần thơ Tưởng
Niệm Quốc Hận 30 tháng 4, 24
Xin chia sẻ những vần
thơ Tháng Tư Đen
Bài biên khảo ngắn viết
cho ngày Quốc Hận 30 tháng, 1975.
Đây là trang tưởng niệm
ngày Quốc Hận 30 tháng Tư
Lê Tuấn
Tháng Tư Đổi Dời
Tưởng đã quên thôi chuyện đổi dời
Nỗi niềm thương nhớ lòng chơi vơi
Tháng Tư “bốn chín năm” rồi nhỉ?
Chiếc lá thu bay rụng xuống đời.
Tóc trắng màu sương
phủ bóng tà
Nhìn về cố quốc tận trời xa
Biển Đông cách biệt xa ngàn dặm
Tình cảm quê hương vẫn mặn mà
Thương nhớ Sài Gòn năm tháng xưa
Chợt buồn lá úa rụng lưa thưa
Hương xưa trở dạ hồn viên mãn
Đời đã quen rồi phận gió mưa.
Ghi nhớ tình người vẫn hiện sinh
Nỗi buồn quốc hận, những ân tình
Anh hùng tuẫn tiết không buông súng
Vị quốc vong thân hồn hiển linh.
Nhìn bóng mưa bay nhạt nắng phai
Trong tim nức nở ngày chia tay
Niềm đau nỗi nhớ nhiều uẩn khúc
Thương nhớ Sài Gòn những đổi thay.
Mắt lệ hôm nay chợt ngỡ ngàng
Lòng người chuyển biến hận sang ngang
Thịnh suy được mất lòng trung nghĩa
Lửa đốt vàng thau đã rõ ràng.
Vận nước chênh vênh lắm thế thời
Lời thề giữ nước, hận chưa vơi
Cờ vàng chính nghĩa lòng son sắt
Phất phới vàng bay giữa đất trời.
Tế Luân
04-02-24
PIC
Sài Gòn Mất Tên
Sài Gòn đã bị xóa thay tên
Từ đó em mang tên xác người
Một sớm mưa về trời gió bão
Nhạt nhòa nước mắt buồn chơi vơi.
Ta thương thành phố ngày xưa ấy
Phố vắng chiều mưa mờ bóng mây
Ta nhớ Sài Gòn giây phút cuối
Chạnh lòng nỗi nhớ lại vơi đầy.
Hồ Chí Minh thay tên mất rồi
Sài Gòn tiếc nuối buồn không thôi
Từng cơn gió bão mưa vần vũ
Phút chốc hương xưa khóc ngậm ngùi.
Vẫn nhớ từng cơn mưa bóng mây
Chờ em cuối phố dưới hàng cây
Áo dài gió cuốn bay tà trắng
Một thoáng em cười môi đỏ hây.
Đời đã vô tình không xót thương
Thay tên đổi họ lũ điên cuồng
Còn đâu lối hẹn ngày thơ mộng
Em mất tên rồi bao vấn vương.
Tế Luân
Nỗi buồn tháng tư đen
04-04-24
https://cuocsongthica.blogspot.com/2024/04/nhung-van-tho-tuong-niem-ngay-quoc-han.html
Những vần thơ Tháng
Tư - Nhạc Tháng Tư
Tháng Tư vẫn còn đây, nỗi niềm thương đau ngày Quốc Hận vẫn còn đây.
Những dòng thơ vẫn
tuôn trào, như dòng chảy của tâm thức của dòng mực từ ngòi bút thay cho những
viên đạn đồng bắn ra từ họng súng.
Xin mời thưởng thức
những bài thơ viết cho tháng tư đen (1975-2024)
Lê Tuấn
***
Tháng Tư Lại Về
Tháng Tư buồn lặng lẽ
Nắng hạ còn đơn côi
Sương mù giăng khắp lối
Lòng xao xuyến bồi hồi.
Em! Một thời để nhớ
Anh! Chinh chiến tơi bời
Sài Gòn thời hoa mộng
Lưu luyến một phương trời.
Con đường lá me bay
Đợi nhau mối tình đầy
Sông Sài Gòn dòng chảy
Cánh chim mờ chân mây.
Tháng Tư về hoang mang
Chiến tranh thật kinh hoàng
Đoàn người đi vội vã
Chia ly trong ngỡ ngàng.
Tháng Tư ta mất nhau
Hồn đau thấm nỗi sầu
Từ nay “Tự Do” mất
Chia đôi hai nhịp cầu.
Thái Bình Dương xa cách
Hai bên sóng vỗ bờ
Sóng thay màu tang trắng
Quê hương vẫn đợi chờ.
Em bây giờ mong đợi
Những yêu thương một thời
Sài Gòn ngày xưa ấy
Ta lạc nhau mất rồi.
Xa nhau ngày đó tháng tư về
Lạc mất tình xuân lỗi hẹn thề
Chia cắt đôi bờ xa khuất bóng
Cõi hồn thương nhớ buồn lê thê.
Dấu đi góc khuất một hồn thơ
Tiếng nấc chưa ngưng vẫn đợi chờ
Ngôn ngữ còn tuôn đầy nỗi nhớ
Lòng như chất chứa đầy trong mơ.
Người yêu biển nhớ mối tình đầy
Biền biệt tha phương giữa chốn này
Mỏi cánh chim bay trời gió lạnh
Buồn nào day dứt ngày chia tay.
Cơn đau thân phận cũng qua mau
Số phận chia đôi cả nỗi sầu
Năm tháng vấn vương ngày ly biệt
Tháng Tư, vận nước đã thay màu.
Tế Luân
Những vần Thơ Tháng Tư - Nghe nhạc
https://cuocsongthica.blogspot.com/2024/04/nhung-van-tho-tang-tu-en.html
Những
vần thơ viết cho
Tháng
Tư Đen.
Buông Rơi
Súng Trận
Bình cũ rót đầy rượu đắng cay
Men nồng vị ngọt thoáng hương say
Mời người xa vắng thăm tình bạn
Uống cạn hôm nay, chén vơi đầy.
Thời đó ngày xưa tao với mày
Đã từng tham dự tiệc chia tay
Rừng chiều chia lối hai đơn vị
Mày ở đồi kia, tao chốn này.
Bạn cũ lâu ngày gặp lại nhau
Uống cạn men say xoá tan sầu
Chiến trận hào hùng thời ly loạn
Tao mày vẫn sống tuổi bạc đầu.
Chợt nhớ ngày xưa giữa tang bồng
Buông rơi súng trận, bàn tay không
Ngước mặt nhìn trời, buồn ly biệt
Tao mày ôm hận nợ núi sông.
AET. Lê Tuấn
Khóc Tháng 4 Đen
Buồn lắm
tháng Tư, khóc từ đâu
Giữa trời
đất lạ gợi thêm sầu
Tiếc
thương chiến sĩ hờn vong quốc
Giải khăn
sô trắng quấn ngang đầu.
Đau lắm tháng
Tư phủ màu tang
Hàng triệu
người đi bỏ xóm làng
Con đường
quốc lộ thây người chết
Xác chồng
lên nhau thịt nát tan.
Còn đó
tháng Tư, lửa hờn căm
Đốt lên
hàng triệu nén nhang buồn
Khói
hương phong tỏa ngày Quốc Hận.
Cho dòng
lệ khóc, gió mưa tuôn.
Khóc
thương vận nước vẫn nổi trôi
Tháng Tư
ngày đó bỗng bồi hồi
Lá cờ cuốn
lại Tự Do mất
Uất nghẹn
trào dâng nước mắt rơi.
AET. Lê Tuấn
Tháng 4
Về Rất Muộn
Em có
biết tháng Tư về rất muộn
Tiếng
bom rơi đạn xé gió đi tìm
Và có tiếng
đoàn người đi rất vội
Trốn
quân thù loài giặc Đỏ không tim.
Tháng Tư
về ghé thăm vùng hoả tuyến
Chợt
giật mình nhìn lại bóng thời gian
Đoàn
Hùng Binh đứng chờ trong hoài niệm
Tro bụi
thời gian vẫn cháy đỏ chưa tan.
Đêm đen
tối tháng Tư ngày Quốc Hận
Cuối
đường chiều còn lạc bước nơi đâu
Trên đất
khách lòng bồi hồi tưởng nhớ
Tháng Tư
buồn nỗi nhớ gợi thêm sầu.
AET. Lê Tuấn
Bóng Người Xưa
Hồn Đá Vẫn
Tôn Thờ.
Bước
khẽ thôi cho đất nằm yên nghỉ
Để rừng
hoang che khuất bóng trong mưa
Hồn phế
tích, ngả nghiêng trong thành cổ
Bom đạn
thu tàn phá chiến tranh xưa.
Chiều
phố núi ta về thăm chốn cũ
Rừng
hoang vu thoáng hiện bóng chinh nhân.
Chiến
trường đó nơi địa đầu giới tuyến
Nén
nhang buồn lan tỏa ngọn phong vân.
Chiều
giới tuyến, sau bao năm cách biệt
Ta về
thăm, bia mộ đá hoang sơ
Đất im
lặng, cỏ buồn phơi sắc úa
Bóng
người xưa, hồn đá vẫn tôn thờ.
Người
nằm đó, nghe hồn thiêng sông núi
Chợt
bồi hồi, ngọn gió núi khóc than.
Người
lính chiến, người trai hùng bất diệt
Sáng
muôn đời. Hồn Vị Quốc Vong Thân.
AET. Lê Tuấn
Ta Về Đứng Giữa Dặm Trường
Ta về
rừng hỏi han cùng
Núi vang
tiếng gọi nghìn trùng xa xăm
Hoang sơ
phiến đá nghiêng nằm
Mộ bia
nghiêng đổ, vết tăm tích người.
Hồn
chinh nhân đứng giữa trời
Bóng ai
thoáng hiện dấu đời đi nhanh
Từ trong
hốc đá lạnh tanh
Gió như
than khóc, cao xanh nghẹn ngào.
Ta về
thăm những chiến hào
Hồn
thiêng sông núi còn cao trí hùng.
Rừng xưa
che bóng chân dung
Khói
hương lan tỏa một vùng đau thương.
Mầu hoa
sim tím lạ thường
Kiếp
nhân sinh loạn, vô thường mộ xưa
Dòng tâm
thức chảy như mưa
Khóc cho
thân phận dư thừa lãng quên.
Ta về
theo dấu chân quen
Tiếng
đêm động vỡ, ngọn đèn soi thân.
Thiên thu
mờ mịt xa gần
Đất xa
xuống vực, tần ngần khóc thương.
Ta về
đứng giữa dặm trường
Hai vai
gánh cõi vô thường mà đi.
AET. Lê Tuấn
Sài Gòn Ngày Cuối Tháng 4 Đen
Giữa
mênh mông đất trời vang tiếng súng
Đêm Sài Gòn ngày
cuối tháng 4 đen
Thành
phố bàng hoàng trắng đêm không ngủ
Nghe sôn sao, nghe tiếng gọi chưa quen.
Người gác đêm mở tròn xoe đôi mắt
Nhìn lũ điên chạy khắp phố trong đêm
Mẹ Việt Nam bàng hoàng rơi nước mắt
Nhìn đàn con tan nát khắp bao miền.
Bà cháu giắt nhau, cuống cuồng chạy giặc
Mẹ gọi con, chồng dục vợ đi nhanh
Gánh quê hương ra đi tìm đất mới
Lòng quặn đau, tan tác kiếp lưu đầy.
Quân Cộng Sản tràn vào hô giải phóng
Đem tự do đốt cháy giữa sân trường
Đem nhân quyền trà đạp không thương tiếc
Giải phóng đây sao? Cả miền Nam tang thương.
Giải phóng đây sao? Hỡi loài quỉ đỏ
Quỉ đến đâu, dân chạy trốn không ngừng
Triệu người vượt biển, triệu người đau xót
Biển Đông than khóc, tiếng thét giữa rừng.
Từ mênh mông biển Đông vang tiếng sóng
Sóng hận thù, biển đau nhói Việt Nam
Rừng bật khóc, khóc cho người nằm xuống
Cho quê hương còn tăm tối lầm than.
Tế
Luân
Đem hòn đá ném xuống dòng sông
Mặt nước loang tròn những số
không
Xô dạt vào bờ tung bọt trắng
Gió lùa bóng nước vào hư không.
Gánh đời tảng đá cõi vô thường
Đè xuống hai vai những đoạn trường
Đất nước đổi thay theo vận hạn
Lòng buồn trĩu nặng nhớ quê
hương.
Một trời đất rộng bóng tha phương
Bạt gió chim ngàn vượt trùng
dương
Ngang dọc non sông tung vó ngựa
Bụi hồng gió bão khắp cung đường.
Đêm trăng thấp thoáng bóng sao
rơi
Gót ngọc gieo hoa khóc giữa trời
Lệ nến đêm khuya người có nhớ
Nén hương đốt cháy buồn chơi vơi.
Tế Luân
Tháng Tư Mắt Lệ
Quốc hận bao lần cay mắt lệ
Một thời chinh chiến đạn bom rơi
Hờn vong vó ngựa xa trường hận
Bạt gió chìm bằng vượt biển khơi.
Tháng tư lửa cháy như ma chơi
Ngọn nến tha ma rõ mặt người
Nức nở hồn người than khóc mãi
Đêm trời tỏa sáng ánh sao rơi.
Hồn người dưới mộ như ngồi dạy
Hận lũ kiêu binh còn vỗ tay
Rót rượu ăn mừng ngày chiến thắng
Quê hương đất mẹ sống lưu đầy.
Có triệu người vui có triệu buồn
Hồn người chín suối vẫn chưa an
Cờ tang phủ bóng anh hùng tử
Nghĩa địa tha ma vẫn lụi tàn.
Cứ tưởng quên đâu ngày quốc hận
Tháng tư khói lửa bóng phù vân
Non sông gió bão dồn chân ngựa
Tử chiến sa trường, vị quốc thân.
Tướng chết còn vang lời tuyệt hận
Anh hùng rũ sạch bụi chinh nhân
Nén nhang thắp sáng bao hoài niệm
Vị quốc vong thân chết hóa thần.
Tưởng niệm tháng tư đen 2024
Tưởng đã quên thôi chuyện đổi dời
Nỗi niềm thương nhớ
lòng chơi vơi
Tháng Tư “bốn chín năm”
rồi nhỉ?
Chiếc lá thu bay rụng
xuống đời.
Tóc trắng màu sương phủ
bóng tà
Nhìn về cố quốc tận trời
xa
Biển Đông cách biệt xa
ngàn dặm
Tình cảm quê hương vẫn
mặn mà
Thương nhớ Sài Gòn năm
tháng xưa
Chợt buồn lá úa rụng
lưa thưa
Hương xưa trở dạ hồn
viên mãn
Đời đã quen rồi phận
gió mưa.
Ghi nhớ tình người vẫn
hiện sinh
Nỗi buồn quốc hận, những
ân tình
Anh hùng tuẫn tiết
không buông súng
Vị quốc vong thân hồn
hiển linh.
Nhìn bóng mưa bay nhạt nắng
phai
Trong tim nức nở ngày
chia tay
Niềm đau nỗi nhớ nhiều
uẩn khúc
Thương nhớ Sài Gòn những
đổi thay.
Mắt lệ hôm nay chợt ngỡ
ngàng
Lòng người chuyển biến
hận sang ngang
Thịnh suy được mất lòng
trung nghĩa
Lửa đốt vàng thau đã rõ
ràng.
Vận nước chênh vênh lắm
thế thời
Lời thề giữ nước, hận
chưa vơi
Cờ vàng chính nghĩa
lòng son sắt
Phất phới vàng bay giữa
đất trời.
Tế Luân
04-02-24
***
Sài
Gòn Bị Mất Tên
Sài Gòn đã bị xóa thay tên
Từ đó em mang tên xác người
Một sớm mưa về trời gió bão
Nhạt nhòa nước mắt buồn chơi vơi.
Ta thương thành phố ngày xưa ấy
Phố vắng chiều mưa mờ bóng mây
Ta nhớ Sài Gòn giây phút cuối
Chạnh lòng nỗi nhớ lại vơi đầy.
Hồ Chí Minh thay tên mất rồi
Sài Gòn tiếc nuối buồn không thôi
Từng cơn gió bão mưa vần vũ
Phút chốc hương xưa khóc ngậm ngùi.
Vẫn nhớ từng cơn mưa bóng mây
Chờ em cuối phố dưới hàng cây
Áo dài gió cuốn bay tà trắng
Một thoáng em cười môi đỏ hây.
Đời đã vô tình không xót thương
Thay tên đổi họ lũ điên cuồng
Còn đâu lối hẹn ngày thơ mộng
Em mất tên rồi bao vấn vương.
Tế Luân
Nỗi buồn tháng tư đen
Nỗi Đau Sau Ngày 30 Tháng Tư 1975.
Thời thế biến chuyển có ai ngờ vào tháng Tư năm 1975, cộng sản đã hoàn toàn chiếm Miền Nam Việt Nam.
Ai có ngờ được một
nền văn hóa man rợ, vô thần tàn bạo nhất đến giải phóng một nền văn hóa văn
minh, tự do và nhân bản.
Nhà văn Dương
Thu Hương phải thốt lên câu nói khi vào miền nam:
“Tôi khóc ngày
30 tháng Tư 1975 vì thấy nền văn minh đã thua chế độ man rợ,”
Có nhiều người nghĩ rằng cứ buông súng là hết chiến tranh đem lại hòa bình.
Bởi vì khái niệm hòa bình với người cộng sản
là khi họ đã thôn tính tất cả tài sản, đất đai, đánh đổ tư sản và đè bẹp sức mạnh
kinh tế trong nhân dân, thôn tính tất cả những tư tưởng kháng cự của những người
chống lại họ. Khi ấy họ mới tạm cho rằng hòa bình.
Tuy nhiên vẫn chưa hết vì sau chiến thắng là
đến loạn kiêu binh, đủ mọi thành phần kiêu binh, đám loạn kiêu binh này mới
thật sự phá tan sự bình an của người dân. Chúng muốn bắt ai thì bắt, chúng muốn
chiếm đoạt tài sản, đất đai của ai thì tự nhiên chiếm đoạt.
Nạn kiêu binh đã
trở thành quốc nạn, nhất là sau khi nghe tên “thiến heo” Đỗ Mười Phó Thủ Tướng
tuyên bố trước sân tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn ngày 20/02/1976 vào lúc 10 giờ
15 phút sáng.
“Giải phóng miền
Nam chúng ta có quyền tịch thu tài sản trưng dụng nhà cửa, hãng xưởng, ruộng đất
chúng nó (ám chỉ người dân miền Nam), xe chúng nó ta đi, vợ chúng ta lấy, con
chúng nó ta bắt làm nô lệ, còn chúng nó thì ta đày đi kinh tế mới và nơi rừng
sâu nước độc, chúng nó sẽ chết lần mòn”
Suy cho cùng, ngày
30 tháng 4 năm 1975 là ngày toàn thắng của ĐCSVN và là ngày đại bại của toàn
dân tộc Việt Nam.
Hiện tình Việt
Nam đang bị nguy cơ hơn bao giờ hết; về vẹn toàn lãnh thổ bất ổn biển đông các
hòn đảo đang bị trung cộng chiếm đóng. Trong nước có quá nhiều bất ổn, tham
nhũng, tranh giành quyền lực. Về kinh tế nợ công quá cao, nạn thất nghiệp tràn
lan, chỉ riêng giới tư bản đỏ là hênh hoang lố bịch khoe của. Lãnh đạo đặt quyền
lợi Trung Quốc và quyền lợi riêng của đảng, lên trên quyền lợi của dân tộc.
Sau vấn nạn kiêu
binh. Hiện tình đất nước đang trong giai đoạn (vấn nạn siêu lãnh tụ). Bất cứ chức
vụ nào từ cấp xã đến trung ương đều có dấu hiệu (siêu lãnh tụ), tất cả đều tham
nhũng, tự chiếm đất tự xây riêng, biệt phủ hay lăng tẩm, rất nguy nga đồ sộ. Bất
cứ ai nằm trong trung ương Đảng, khi sống thì xây biệt phủ, khi chết thì xây
lăng tẩm, và mỗi người đều được đặt tên đường, để vinh danh công trạng bán nước
cầu vinh, một lòng trung thành với Tàu cộng.
Siêu lãnh tụ Hồ
Chí Minh thì được nâng lên ngang hành với Thần Thánh. Công đức được xưng tụng
cao tận mây xanh. Bác hồ biết 29 ngoại ngữ, nhưng tiếng Việt thì chưa thông thạo.
Bác viết một bản di chúc ngắn, những sai nhiều lỗi, gạch chéo nhiều nơi. Chưa
bàn đến nhiều bằng chứng Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương, một điệp viên Hoa Nam
(trung cộng) đội lốt giả làm người Việt Nam
Hãy nghe Lê Duẩn
nói gì:
“Ta đánh Mỹ là
đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ
nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta”
Như vậy hồn
thiêng của hai triệu người lính cộng sản miền bắc hy sinh trong chiến tranh là
vô nghĩa
Công hàm năm
1958 của Phạm Văn Đồng:
“Trong công
hàm này Thủ tướng Phạm
Văn Đồng thông
báo cho Thủ tướng Chu Ân Lai biết Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa "tán
thành và tôn trọng" "bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của
Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của
Trung Quốc"
Chính quyền
Trung Quốc cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng là một trong những bằng chứng cho thấy
chính quyền Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường
Sa.
VC Nguyễn Văn
Linh (Mười Cúc) lên nắm chức Tổng Bí Thư, nói một câu để đời và làm ô danh,
điếm nhục thêm cho Hồ chí Minh và đảng CSVN:
“Tôi cũng biết rằng,
dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn mất Đảng “.
"Thà mất nước còn hơn mất đảng"
Đấy, quyết tâm cộng sản đề ra
Thà dâng Tàu cộng sơn hà
Để Tàu cho phép đảng ta sống bền
Còn sông núi mất tên mất tuổi
Dân mất nơi sớm tối gọi nhà
Rồi bày cộng sản Trung Hoa
Âm mưu Hán hoá, đảng ta lỗi gì?
Lỗi tại dân
ngu si, nhu nhược
Không dám nào cả nước dấn thân
Cùng nhau đòi lại đời dân
Đòi vể tổ quốc trọn phần đấy thôi !
Nói thật nhé, bọn người cộng sản
Bốn triệu tên với đảng trung thành
Sức đâu đọ với dân lành
Tám mươi triệu khắp mọi ngành dân gian ???
Đã biết đảng tập đoàn bán nước
Chỉ mê say quyền tước bạc vàng
Lo gì còn, mất Việt Nam
Sá gì dân tộc lầm than đau buồn ?
Sao lại chẳng tìm phương vùng dậy
Để muôn sau lừng lẫy kiêu hùng?
Mà ta vô cảm lạnh lùng
Mặc ai quằn quại nỗi chung căm hờn !
*
"Thà mất nước còn hơn mất đảng"
Nghe rõ lời cộng sản nói không?
Nếu không đồng loạt, đồng lòng
Vùng lên mà cứu non sông giống nòi
Thì ta sẽ sống đời nô dịch
Và nước ta thành tỉnh của Tàu
TỰ DO giả chẳng rẻ đâu
Mà bằng xương máu, bằng câu kiên cường!
Muốn bảo vệ quê hương dòng giống
Con cháu mình được sống TỰ DO
Thì đừng hèn nhát, quanh co
Đừng mơ hàng xóm tặng cho, như quà !
Phải vùng dậy giữ nhà, giữ nước
Như Ông Cha đảm lược bao lần
Kìa Đinh-Lý-Nguyễn-Lê-Trần
Phất cờ nổi trống đem quân diệt thù
Để đất nước muôn thu rực rỡ
Nay cháu con khiếp sợ, ươn hèn
Đã mang tội với Tổ Tiên
Năm châu còn nhục cho riêng giống nòi !
*
Đứng lên, đứng dậy làm người
Đừng làm sâu bọ uổng đời lắm ru ??
Ngô Minh Hằng
“Trích dẫn trên
trang website batkhuat.net Trường Bộ Binh Thủ Đức”.
Bán Nước Để Cứu Đảng
Qua Hội Nghị Thành Đô
Hội nghị bí mật tại khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 giữa phía Việt Nam gồm:
1-
Phạm Văn Đồng (hai lần ký
công hàm bán nước)
2- Tên ‘thiến heo” Đỗ Mười, (kẻ hủy diệt miền nam VN)
3 lần đánh tư sản
(một hình thức cải cách ruộng đất)
3 lần đổi tiền (cướp
trắng tài sản người dân miền nam)
Chiến dịch, Đi
kinh tế mới
Xua đuổi 2 triệu
người vượt biên (thuyền nhân)
Tù cải tạo
Đất nước thụt hậu
– Hận thù bắc nam.
***
3-
Tên “Mười Cúc” Nguyễn Văn Linh (lần thứ hai
tuyên bố bán nước)
Phía trung cộng:
Bạo chúa Giang
Trạch Dân và Lý Bằng.
***
Trước đây sử gia
Lê Văn Hưu đã thốt lên câu đứt ruột trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: “Xin trời vì
nước Việt ta sớm sinh thánh nhân, tự làm đế nước nhà”. Nếu sử gia sống trong thời
đại này, hẳn ngài sẽ đổi thành “Xin trời vì nước Việt ta sớm đánh thức nhân
dân để họ biết đứng lên, tự làm chủ nước nhà.”
Chệt ơi ! Cho thiếp hỏi
chàng:
Thiếp
đâu có đẹp dịu dàng như Nga
Cũng không giàu giống Qatar…
Tại sao chàng vẫn cứ sà vào yêu?
Việt ơi! Nàng chớ hỏi nhiều
Tuy em không đẹp yêu kiều, mộng mơ
Nhưng ta yêu nét ngây thơ
Ngây thơ đến mức ngu ngơ của nàng.
Bao phen ta lỡ sỗ sàng
Thế nhưng em vẫn nhẹ nhàng bỏ qua
Còn dâng ta cả song Sa
Mặc cho con cái lu loa khóc gào !
Thân em ta cũng sờ vào
Đầu, chân, ngực, rốn… chỗ nào cũng ngon
Vân Phong, Phú Quốc, Vân Đồn…
Nàng đều bịt miệng các con dâng mình
Chệt ơi ! Chàng quả có tình
Để em chờ đợi tình hình bớt căng
Em cho chàng 99 năm
Chàng tha hồ đến ăn nằm với em!
Thích gì chàng cứ dựng lên
Các con khóc mãi cũng quen thôi mà
Mai sau thống nhất một nhà
Con chàng – con thiếp đều là họ Trung!
Cảm ơn nàng nhé Việt cưng
Anh thề suốt kiếp chẳng ngừng yêu em!
Mong trời xe chỉ, kết duyên
Vợ chồng Chệt-Việt đổi tên thành Tàu!
***
Bài thơ Tác giả
vô danh
***
Bài biên khảo dựa
trên Google search.
Viết để tưởng niệm
ngày
Quốc Hận 30
Tháng 4, 1975
Tế
Luân
***
Men nồng vị ngọt thoáng hương say
Mời người xa vắng thăm tình bạn
Uống cạn hôm nay, chén vơi đầy.
Thời đó ngày xưa tao
với mày
Rừng chiều chia lối hai đơn vị
Mày ở đồi kia, tao chốn này.
Bạn cũ lâu ngày gặp lại
nhau
Uống cạn men say xoá tan sầu
Chiến trận hào hùng thời ly loạn
Tao mày vẫn sống tuổi bạc đầu.
Tao mày ôm hận nợ núi sông.
AET. Lê Tuấn
Khóc Tháng 4 Đen
Buồn lắm tháng Tư, khóc từ đâu
Giữa trời đất lạ gợi thêm sầu
Tiếc thương chiến sĩ hờn vong quốc
Đau lắm tháng Tư phủ
màu tang
Hàng triệu người đi bỏ xóm làng
Xác chồng lên nhau thịt nát tan.
Còn đó tháng Tư, lửa
hờn căm
Đốt lên hàng triệu
nén nhang buồn
Khói hương phong tỏa ngày Quốc Hận.
Tháng Tư ngày đó bỗng
bồi hồi
Tháng 4 Về Rất
Muộn
Tháng Tư về ghé
thăm vùng hoả tuyến
Chợt giật mình nhìn lại bóng thời gian
Đoàn Hùng Binh đứng chờ trong hoài niệm
Đêm đen tối tháng
Tư ngày Quốc Hận
AET. Lê Tuấn
Hồn Đá Vẫn Tôn
Thờ
Chiều giới tuyến,
sau bao năm cách biệt
Ta về thăm, bia mộ đá hoang sơ
Đất im lặng, cỏ buồn phơi sắc úa
Bóng người xưa, hồn đá vẫn tôn thờ.
Người nằm đó, nghe
hồn thiêng sông núi
Sáng muôn đời. Hồn Vị Quốc Vong Thân.
AET. Lê Tuấn
***
Ta Về Đứng Giữa Dặm Trường
Hoang sơ phiến đá nghiêng nằm
Gió như than khóc,
cao xanh nghẹn ngào.
Khói hương lan tỏa
một vùng đau thương.
Mầu hoa sim tím lạ thường
Dòng tâm thức chảy
như mưa
Tiếng đêm động vỡ, ngọn đèn soi thân.
Thiên thu mờ mịt xa
gần
AET. Lê Tuấn
Sài Gòn Ngày Cuối Tháng 4 Đen
Đêm Sài Gòn ngày
cuối tháng 4 đen
Thành phố bàng
hoàng trắng đêm không ngủ
Nghe sôn sao, nghe
tiếng gọi chưa quen.
Người gác đêm mở
tròn xoe đôi mắt
Nhìn lũ điên chạy
khắp phố trong đêm
Mẹ Việt Nam bàng
hoàng rơi nước mắt
Nhìn đàn con tan
nát khắp bao miền.
Bà cháu giắt nhau,
cuống cuồng chạy giặc
Mẹ gọi con, chồng
dục vợ đi nhanh
Gánh quê hương ra đi
tìm đất mới
Lòng quặn đau, tan
tác kiếp lưu đầy.
Quân Cộng Sản tràn
vào hô giải phóng
Đem tự do đốt cháy
giữa sân trường
Đem nhân quyền trà
đạp không thương tiếc
Giải phóng đây sao?
Cả miền Nam tang thương.
Giải phóng đây sao?
Hỡi loài quỉ đỏ
Quỉ đến đâu, dân
chạy trốn không ngừng
Triệu người vượt
biển, triệu người đau xót
Biển Đông than
khóc, tiếng thét giữa rừng.
Từ mênh mông biển
Đông vang tiếng sóng
Sóng hận thù,
biển đau nhói Việt Nam
Rừng bật khóc,
khóc cho người nằm xuống
Cho quê hương còn
tăm tối lầm than.
Tế Luân
Ném Xuống Dòng Sông
Đem hòn đá ném xuống
dòng sông
Gánh đời tảng đá cõi
vô thường
Một trời đất rộng
bóng tha phương
Đêm trăng thấp thoáng
bóng sao rơi
Tế Luân
Tháng Tư Mắt Lệ
Quốc hận bao lần cay mắt lệ
Tháng tư lửa cháy như
ma chơi
Hồn người dưới mộ như
ngồi dạy
Hận lũ kiêu binh còn vỗ tay
Quê hương đất mẹ sống lưu đầy.
Có triệu người vui có
triệu buồn
Nghĩa địa tha ma vẫn lụi tàn.
Cứ tưởng quên đâu
ngày quốc hận
Tháng tư khói lửa bóng phù vân
Non sông gió bão dồn chân ngựa
Tướng chết còn vang lời tuyệt hận
Nén nhang thắp sáng bao hoài niệm
Tế Luân
Tưởng niệm tháng tư
đen 2024
***
Tháng Tư “bốn chín năm” rồi nhỉ?
Tóc trắng màu sương
phủ bóng tà
Thương nhớ Sài Gòn
năm tháng xưa
Hương xưa trở dạ hồn viên mãn
Đời đã quen rồi phận gió mưa.
Ghi nhớ tình người vẫn
hiện sinh
Nhìn bóng mưa bay nhạt
nắng phai
Lửa đốt vàng thau đã rõ ràng.
Vận nước chênh vênh lắm
thế thời
Phất phới vàng bay giữa đất trời.
Tế Luân
Sài Gòn Bị Mất Tên
Sài Gòn đã bị xóa thay tên
Ta thương thành phố
ngày xưa ấy
Ta nhớ Sài Gòn giây phút cuối
Chạnh lòng nỗi nhớ lại vơi đầy.
Hồ Chí Minh thay tên
mất rồi
Sài Gòn tiếc nuối buồn không thôi
Phút chốc hương xưa khóc ngậm ngùi.
Vẫn nhớ từng cơn mưa
bóng mây
Chờ em cuối phố dưới hàng cây
Áo dài gió cuốn bay tà trắng
Một thoáng em cười môi đỏ hây.
Đời đã vô tình không
xót thương
Tế Luân
Nỗi buồn tháng tư đen
***
Ôn Lại những thời
gian đã qua. Để tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30 tháng 4, 1975
Họ sẵn sàng liều mạng
để đi tìm một cuộc sống tự do. Sự quyết tâm bi thảm này đã
đánh thức lương tâm nhân loại.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975
Sự bất mãn với chế độ cộng sản mới tại miền nam Việt Nam gia tăng, số dân
bỏ trốn khỏi đất nước từ đấy cũng tăng theo.
Tháng 7 năm 1976,
chính quyền Hà Nội hủy bỏ danh nghĩa cái gọi là Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền
Nam Việt Nam
được chính họ thành lập
sau khi Sài Gòn thất thủ, tước bỏ quyền tự chủ còn lại và thống nhất đất nước
dưới tên gọi là
Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Họ cũng bắt tay vào một
chương trình tái định cư dân thành thị về nông thôn, được gọi là ‘vùng
kinh tế mới’.
Hơn một triệu người bị
đưa vào các “trại cải tạo”. Nhiều người đã chết trong khi hàng trăm nghìn người
vẫn bị giam cầm
trong khổ ải vào cuối
những năm 1980 sang đầu thập niên 1990.
Năm 1985 kẻ phá nát
miền nam VN là tên Đỗ Mười ban hành lệnh đổi tiền lần thứ 3. Tên Trường Chinh
đã ký pháp lệnh đổi tiền.
1- Đổi tiền ngày
22.9.1975
2- Đổi tiền ngày
03/5/1978
3- Đổi tiền ngày
14.9.1985
Ngày 12-9-1985, báo
Tuổi Trẻ đăng tại trang nhất: ‘Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian
thương’và đã viết: ‘Với sự tăng cường hiệu lực của bộ máy chuyên chính vô sản mọi
hậu quả tin đồn phải được thanh toán triệt để’. Thế rồi, sáng 14.09.1985, hệ thống
loa phóng thanh đường phố loan tin Đổi Tiền.
Đây là hành động dối trá ăn cướp trắng trợn tài sản trong nhân dân. Một cuộc
đánh úp ăn cướp tài sản toàn dân Miền Nam Việt Nam.
Đẩy thêm làn sóng người
vượt biên đến năm 1990.
Ngày 30 tháng 4 năm
2024 đánh dấu 49 năm Miền Nam Việt Nam thất thủ.
Khởi đi từ đó dù cuộc
chiến bom đạn đã chấm dứt trên quê hương nhưng lại mở ra một trận chiến âm thầm
khốc liệt và đau thương khác cho dân tộc.
Đó là cuộc chiến giữa
cái thiện và cái ác, giữa tự do và độc tài, giữa nhân đạo và bất nhân mà bằng
chứng cụ thể
là hàng triệu người
dân ruồng bỏ chế độ độc tài đảng trị tàn bạo cộng sản ra đi bằng đường bộ và đường
biển,
khiến cho cả triệu
người phải vùi thây dưới lòng đại dương hay chôn thân trong rừng sâu núi thẳm.
Từ bối cảnh đó hai chữ “thuyền nhân” ra đời trong sự thức tỉnh của lương tâm
nhân loại trước định mệnh nghiệt ngã của dân tộc Việt Nam trong hậu bán thế kỷ
20.
Trong ý nghĩa này,
thuyền nhân là những người dám xông vào cõi chết để tìm đất sống.
Trời mây đen, chiều vội
vã cơn mưa
Thân chìm nổi xác
thân em vô tội
Sóng dạt bờ, bãi cát
vàng đẩy đưa.
Hồn tự hỏi vì sao đời
trôi nổi
Vượt biển ra đi tìm lấy
tự do
Vì đâu thời thế nhiễu
nhương biến loạn
Giải phóng đây sao? Cộng
sản reo hò.
Cộng sản đến đâu người
dân bỏ chạy
Bỏ nước liều thân dìu
dắt nhau đi
Dứt khoát không theo
bạo quyền cộng sản
Sống tha phương còn
hơn với cộng nô.
Thấy bóng tha nhân
vật vờ hư ảo
Trôi về đâu bờ Tây
hay bờ Đông
Trôi về nơi mịt mù
sương khói lạnh
Hay về nơi vô tận của
hư không.
Hồn ơi! Siêu thoát xa
nơi trần thế
Hồn đi thôi tạm biệt
cõi dương trần
Hãy bay về cõi ngân
hà yên nghỉ
Nơi bình yên trầm lặng
bóng phù vân.
Tế Luân
04-12-24
Hồi tưởng về Tháng Tư
Đen 1975
Louis Tuấn Lê
From:louistuanle@gmail.com
To:Louis Tuấn Lê,Cong
Tran,Nhi Le,Chinh Nguyen,Thai Phạm
Sat, Apr 6 at 8:11
a.m.
Xin trân trọng giới
thiệu một Music Youtube.
Album Nhạc Chiều Sông
Hương, tôi mới thực hiện.
Album gốm có 14 ca
khúc phổ thơ Lê Tuấn.
Các nhạc sĩ: Trần Đại
Bản - Louis Tuấn Lê - Phạm Đức Huyến
Thái Phạm - Quách
Vĩnh Thiện.
Đây là Album nhạc mới
nhất năm 2024
Xin Trân trọng giới
thiệu
Lê Tuấn
https://www.youtube.com/watch?v=F-EZspBgGJc
Sương Khói
Gặp nhau từ thủa vô
minh phận người
Thiên thu ẩn hiện kho
trời
Lời em nhả ngọc tiếng
đời thiết tha.
Cánh hoa rụng trước
hiên nhà
Nhìn trông đôi mắt
kiêu sa chợt buồn
Tiếng lòng ngôn ngữ
vô ngôn
Lấy bài thơ cũ đem
chôn ngoài rừng.
Gặp em tay bắt mặt mừng
Trâm cài mái tóc lưng
chừng xõa vai
Gió lay động vạt áo
dài
Bóng chiều phố núi dấu
hài lối đi.
Giọt buồn vẫn mãi thầm
thì
Mảng rêu xanh bám rậm
rì tường loang
Lục tìm như loài thú
hoang
Đêm trăng thức giấc áo
choàng khoác vai.
Nhạt nhòa sương khói
bóng ai
Bước ra từ cõi sơ
khai đời người
Môi thơm từ thuở đôi
mươi
Tay che nắng hạ bước
dời gót xuân.
Về thôi sương khói
phù vân
Mắt buồn rơi lệ tần
ngần nhớ thương
Đời trôi qua mấy đoạn
trường
Thì thôi một bóng vô
thường bay đi.
Tế Luân
Đăng nhận xét