TRANG ĐẶC BIỆT SINH HOẠT VĂN THƠ LẠC VIỆT-TƯỞNG NIỆM THÁNG TƯ ĐEN-ĐẠI LỄ KHÁNH THÀNH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN

 TRANG ĐẶC BIỆT SINH HOẠT VĂN THƠ LẠC VIỆT-TƯỞNG NIỆM THÁNG TƯ ĐEN-ĐẠI LỄ KHÁNH THÀNH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


Lúc 4 Giờ Chiều Thứ Bảy, Ngày 27 Tháng 4 Năm 2024 Có Gì Lạ? Sinh Hoạt Nổi Bật Nhất Tháng Tư 2024! Đại Lễ Khánh Thành Tượng Đài Thuyền Nhân!

Nhắc Nhở Tuần Này! Lúc 4 Giờ Chiều Thứ Bảy, Ngày 27 Tháng 4 Năm 2024 Có Gì Lạ? Sinh Hoạt Nổi Bật Nhất Tháng Tư 2024!

Đại Lễ Khánh Thành Tượng Đài Thuyền Nhân

  Tại Đền Thánh Tử Đạo Việt Nam

685 Singleton Rd, San Jose, Ca 95111

(Dự trù với hàng ngàn người tham dự!)

 

  Giới thiệu và Lời Mời cho sinh hoạt, ý nghĩa nhất cho Tháng Tư Đen năm nay tại San Jose: Đại Lễ Khánh Thành Tượng Đài Thuyền Nhân Tại San Jose!

 Bước vào những tháng ngày, buồn thảm, đau thương nhất của Quê Hương! Giới thiệu sinh hoạt, ý nghĩa nhất, cho Tháng Tư Đen năm nay tại San Jose:

 

Chiều Lễ Khánh Thành Tượng Đài Thuyền Nhân Tại San Jose! (BTC  Đã Chuẩn Bị Chu Đáo Dự Trù Sẽ Có Trên 1 Ngàn Người Tham Dự!)

Lúc 4 Giờ Chiều Thứ Bảy, Ngày 27 Tháng 4 Năm 2024 (Tuần Này)

Tại Đền Thánh Tử Đạo Việt Nam

685 Singleton Rd, San Jose, Ca 95111

  Lời Mời

Vì chúng tôi không có đầy đủ danh sách các Cộng Đồng, Đoàn Thể, nên Quý Hội Đoàn nào chưa nhận được Lời Mời, xin được coi đây như lời Mời chính thức.

Chân thành cảm tạ.

 

-Ý nghĩa Tượng Đài: Người đàn ông dắt tay đứa con thơ, mẹ già, bước lên đất tự do, sau cuộc vượt biển đau thương, kinh hoàng, người vợ đã bị hải tặc hãm hiếp, chết trên biển! mà đứa bé vẫn còn cố gắng quay mặt lại…tìm mẹ!

 ** 

-Chương trình phụ diễn văn nghệ đặc sắc, với những ca sĩ nổi tiếng nhất Hải ngoại, của các Trung Tâm Thúy Nga, Asia:

 

 Thanh Tuyền,

Thanh Tuyền là một nữ Danh Ca nhạc vàng nổi tiếng nhất, của người Việt trước 75 và sau tại Mỹ, bà được mệnh danh là "Tiếng hát chim Sơn Ca miền đất lạnh" của Tân nhạc Việt Nam. Bà thành danh vào thời kỳ hưng thịnh của nền nhạc Vàng miền Nam vào những năm 1960 - 1975. Bà có một giọng hát cao vút và là một trong những giọng ca trụ cột ưa thích của Trung tâm Asia và Trung tâm Thúy Nga tại hải ngoại, từ những ngày đầu tiên thành lập. Cho đến giờ phút này, chưa thấy có giọng ca nào thay thế!

Thiên Kim,

Giọng hát đặc biệt và nhiều cảm xúc của làng nhạc hải ngoại, hầu như ai cũng yêu mến. Ca sĩ Thiên Kim là tên tuổi quen thuộc của làng nhạc hải ngoại từ thập niên 90. Cô từng là gương mặt thường xuyên trên chương trình Paris By Night từ 1997 đến 2001, sau đó chuyển qua trung tâm Asia. Ngoài khả năng ca hát ở nhiều thể loại nhạc, với chất giọng “khàn khàn, nhựa nhựa” rất đặc biệt, nhiều khán giả đâm nghiện, đã trầm trồ khi được nghe và thấy và cô trình diễn! Ngoài ra cô còn sử dụng đàn tranh rất thuần thục, những ca khúc nhạc vàng truyền cảm của cô, đã thành dấu ấn tên tuổi của cô.

Y Phương,

Hình ảnh và giọng ca thân thiết, đối với khán thính giả hải ngoại. Y Phương là một tên tuổi mới xuất hiện trong khoảng 3 năm nay. Nhưng lại được sánh ngang hàng với các tên tuổi đàn chị. Đầu tiên cô xuất hiện ở vũ trường Diamond ở Orange County, cách đây khoảng 10 năm. Từ đó tạo thành tên tuổi như hiện nay. Ngoài giọng ca, cô còn sở hữu một khuôn mặt dễ thương, dễ mến. Y Phương cho biết, cô đam mê rất thích hát, nên sau khi tốt nghiệp “high school” ở Boston, cô đã quyết định chọn bục sân khấu thay cho bàn ghế ở nhà trường ngay từ khi đó. Chữ nghĩa đối với cô, không thể có khả năng mạnh mẽ bằng những lời ca và nốt nhạc!

 Ngoài 3 giọng ca nổi tiếng, còn có gần 20 ca sĩ hay nhất tại địa phương đảm trách, cộng tác, chưa kể với sự có mặt đặc biệt của:

 

Đoàn Trống La San!

Đoàn trống nổi tiếng trên 25 Năm, Tiếng Trống Rạng Danh Hồn Dân Tộc! Đoàn Trống La San là một đoàn thể bất vụ lợi, được thành lập từ năm 1990. Đoàn trống hùng hậu gần 100 người trẻ, nổi tiếng là Đoàn Trống vô địch hay nhất tại Hải ngoại, chắc chắn trong buổi Lễ Khánh Thành tuần này, một lần nữa chinh phục cảm tình của tất cả mọi người, bằng màn trình diễn trống ngoạn mục, sôi động, có một không hai!

 -Lúc 6 chiều có thánh lễ đồng tế, do Đức Giám Mục Giáo Phận San Jose chủ tế.

-Đây là Tượng Đài Thuyền Nhân đầu tiên tại San Jose, đã có duyên hoàn thành tốt đẹp! Lại Khánh thành đúng vào dịp Tưởng Niệm 49 Năm Tháng Tư Đen đau buồn 2024


 -Tượng đài đánh dấu một cuộc di cư vĩ đại bằng những con thuyền mong manh nhất trong lịch sử, chống với cuồng phong bão tố, hải tặc,  thấm đầy máu và nước mắt, đã làm rúng động lương tâm thế giới. Mà chữ “Boat people” dành riêng cho Thuyền Nhân Việt Nam. Một trong những thảm nạn đau thương lớn nhất của cuối thế kỷ 20!

-Gần nửa triệu đồng bào thân thương của chúng ta, trong đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ em, đã nằm sâu trong lòng biển cả mênh mông, bao nhiêu năm, không một nấm mồ, không hương không khói. Giờ thì chúng ta đã có một nơi thắp nén hương tưởng niệm, nhớ đến những cái chết oan khiên của họ!

 -Nên trân trọng và tha thiết Kính mời Tất Cả Quý Vị tham dự Buổi Khánh Thành Tượng Đài đầy ý nghĩa này. Tượng Đài xác định hùng hồn tội ác của Cộng Sản ra sao, mà Đồng bào phải bỏ nước ra đi, tìm cái sống, trong cái chết, để biết trân quý cái giá của sự tự do!

 

-Tượng nhắc nhở cho Thế Hệ Trẻ, Hậu Duệ sau này, tại sao, lý do gì mà Cha Ông của chúng, có mặt trên đất nước tự do này. “Tự Do không phải là món quà biếu không, mà phải đổi bằng máu, nước mắt!”

  -Vào cửa tự do, cũng như có phục vụ nước giải khát đủ loại. Đặc biệt chưa bao giờ có! Buổi Ăn Tối, thịnh soạn cho trên một ngàn người! Với: heo quay, xôi vò, chả giò, ….

 

-Mọi thứ, cũng như tham dự hoàn toàn miễn phí!

Trân Trọng Kính Mời,

Nhóm Vận Động và Xây Dựng Tượng Đài Thuyền Nhân San Jose:

Lê Văn Hải (Trưởng nhóm)-(408)297-0545

Nguyễn Thanh Long – (408) 590-5295

Bùi Xuân Thái – (408) 406-4500

Trần Minh – (408) 234-4340

Chương Trình Buổi Lễ Khánh Thành Tượng Đài Thuyền Nhân Và Đốt Nến Cầu Nguyện Cho Gần Nửa Triệu Người Việt Đã Mất Ngoài Biển Khơi

Thứ Bảy Tuần Này! Ngày 27 Tháng 4 Năm 2024 Tại Đền Thánh Tử Đạo VN

4:30pm-6:15pm

*Chào Cờ do đoàn trống La San

*Giới thiệu quan khách hiện diện

*Giới thiệu Cha Chánh Xứ để khai mạc

*Văn nghệ với những bài hát về đạo và về quê hương với sự có mặt của nhiều ca sĩ nổi tiếng như Thanh Tuyền, Thiên Kim, Y Phương....

*Tiếp đãi thức ăn nhẹ và nước uống. (Sẽ ngưng tiếp đãi thức ăn lúc 5:30pm trước lễ)

6:15pm-6:30pm

*Sắp xếp bàn thờ và chào đón Đức Cha

6:30pm-8:00pm

*Cắt băng khánh thành tượng đài

*Đoàn Trống La San trình diễn

*Thánh Lễ đồng tế do Đức Cha chủ tế

*Đoàn Trống La San dâng hương và dâng của lễ

8:00pm-10:00pm

*Văn Nghệ chủ đề về Thuyền Nhân

*Đốt nến cầu nguyện cho gần nửa triệu người đã mất trên biển trong hành trình tìm tự do.

*Dùng cơm tối, do tất cả đoàn thể trong giáo xứ SMG tiếp đãi.

 Tường Trình các Công Tác Cứu Trợ Thuyền Nhân của Người Việt và Thế Giới thập niên 80-90:

-Vì hình ảnh những chuyến vượt biển đầy nguy hiểm làm xúc động nhiều người, khắp nơi trên thế giới, một số tổ chức thiện nguyện đã ra tay phát động phong trào cứu trợ thuyền nhân. Từ cuối thập niên 1970 ở Pháp đã xuất hiện Un bateau pour le Vietnam ("Ủy ban một con tàu cho Việt Nam") vận động việc cứu giúp. Hội Y sĩ không biên giới dưới sự lãnh đạo của bác sĩ Bernard Kouchner cho con tàu Île de Lumière đi vớt người lâm nạn. Con tàu này sau đó dùng làm tàu bệnh viện và nơi chữa trị cho 40.000 người Việt tỵ nạn bị giam ở đảo Pulau Bidong, Malaysia. Cũng hưởng ứng lời kêu gọi đó, năm 1979 ở Đức có Ein Schiff für Vietnam quyên góp để rồi cùng phối hợp với Cao ủy Tỵ nạn Liên Hợp Quốc, lần lượt cho ra khơi trên Biển Đông ba con tàu mang tên "Cap Anamur". Sự việc đó cũng dẫn đến việc hình thành tổ chức Cap Anamur, một đoàn thể thiện nguyện thường trực. Ở Bỉ thì có "Ủy ban Quốc tế Cứu trợ người Việt Tị nạn" được sử ủng hộ của hoàng gia Bỉ trong khi đó ở Hoa Kỳ, thì chính cộng đồng người Việt tỵ nạn cũng đứng ra thành lập "Ủy ban Báo nguy giúp Người vượt biển" năm 1980, do tiến sĩ Nguyễn Hữu Xương làm chủ tịch để hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. Kết quả là con tàu Jean Charcot được điều hành đi vớt thuyền nhân. Hội Y sĩ Thế giới (Medicins du Monde) thì điều động con tàu Akuna II ra khơi với nhiệm vụ cứu trợ.

Trong giai đoạn Cứu Với Thuyền Nhân này, một khuôn mặt được nhiều người biết đến nhất tại Bắc Cali:

 Đó Là Thuyền Nhân Lê Văn Hải, Cũng Là Trưởng Nhóm Vãn Động và Xây Dựng Tượng Đài Thuyền Nhân Khánh Thành Tuần Này.

 Giới Thiệu Vài Nét:

 -Anh Lê Văn Hải, là một trong những khuôn mặt hoạt động cộng đồng, trên nhiều lãnh vực, nhất là nổi bật các công tác xã hội, cần giúp đỡ quen thuộc, (Như Nhóm Mõ Nhân Ái, Phục vụ những bữa ăn hàng tuần, giúp đỡ Người không nhà, Homeless gần 30 năm qua)

-Anh là khuôn mặt bền bỉ nhất trong các công tác nhân đạo của miền Bắc Cali, trên 40 năm qua. Vì anh là trường hợp khá đặc biệt, được đào tạo từ một Dòng Xitô khổ tu nổi tiếng Châu Sơn của Công Giáo tại Đà Lạt, còn là một Người Lính, và là một Hướng Đạo sinh, nên cả đời anh, chỉ biết hy sinh, say mê theo lý tưởng, mang hết khả năng của mình, để Phục Vụ tha nhân.

 


-Anh là cựu Thuyền nhân, tại trại tị nạn Hồng kông. Gia đình có 2 em gái vượt biển, nhưng đã không may mắn đến được bến bờ tự do! Rất nhiều bạn bè, người thân của anh đã bỏ mình, trên đường vượt biển. Chính vì lý do này, anh đã dấn thân cho mọi công tác Cứu Người Vượt biển, mong sao các gia đình khác, không lâm vào hoàn cảnh bi thương như gia đình anh.

 

-Định cư tại San Jose từ năm 1980, với những hoạt động: Cộng tác, như một thành viên với Ủy Ban Báo Nguy Cứu Người Vượt Biển, chọn những Nhà Báo đi theo những con tấu Tình thương ra khơi để loan tin, trong đó có phóng viên của Tuần báo TM) San Jose còn có Bác Sĩ Nguyễn Thượng Vũ, cũng đi theo con tầu. Phát động 6 chiến dịch “Tình Thương Dưới Ánh Mặt Trời”, tổ chức các Đại Nhạc Hội quyên góp trên một triệu đô la, yểm trợ những con tầu “Tình Thương” ra khơi, cứu vớt trên 3 ngàn Thuyền nhân đến bến bờ tự do. (1981-1990)

 -Sở dĩ anh dụng đến tiền bạc, lên đến số triệu! mà chưa bao giờ bị mang tiếng, vì công thức tổ chức của anh vô cùng độc đáo. Tiền thu góp được của đồng hương, được đếm ngay trên sân khấu, trao trực tiếp đến mục đích muốn giúp đỡ! Còn chi phí tổ chức, thì anh…gánh hết! Nên luôn luôn có số thu là 100%, tiền chi là…0! (số không!) Theo công thức này, thì không còn cách gì lời ong, tiếng ve cả! (BTC phải bỏ công lẫn của!)

-Tổ chức 2 lần Đại Hội Thuyền Nhân trên toàn Thế Giới, tại Fair Ground, với gần 20 ngàn người tham dự. Tổ chức 3 lần (tại Nhà hàng Phú Lâm) các ngày lễ đánh dấu Ngày Thuyền Nhân Thế Giới. Anh có công rất lớn, để San Jose có mỹ danh là Thung Lũng Tình Thương của Người Vượt Biển!

-Anh cũng là Chủ tịch ủy ban “Bảo Vệ Quyền Tị Nạn” chống cưỡng bách hồi hương, tổ chức nhiều cuộc biểu tình nhiều lần trước Sứ Quán Anh Quốc tại San Francisco. Giúp đỡ các trẻ em tị nạn một mình, không thân nhân (Tìm người bảo trợ, để có cơ hội định cư, cung cấp nhiều phương tiện vật chất, trong thời gian các em còn trong trại ..vv..) Quyên góp trên 400 ngàn đô la, xây dựng Làng Việt Nam tại Phi Luật Tân.

Và lần này, cộng tác với nhiều trái tim thiện chí, trong đó có các Linh Mục để hoàn thành Tượng Đài Thuyền nhân tại San Jose, và Buổi Lễ Khánh Thành:

Tuần này, Lúc 4 Giờ Chiều Thứ Bảy, Ngày 27 Tháng 4 Năm 2024

Tại Đền Thánh Tử  Đạo Việt Nam

685 Singleton Rd, San Jose, Ca 95111

Kể từ 75, là 49 năm thuyền nhân, vào cõi chết tìm đất sống!

-Ngày 30 tháng 4 năm 2020 đánh dấu 49 năm Miền Nam Việt Nam thất thủ. Khởi đi từ đó dù cuộc chiến bom đạn đã chấm dứt trên quê hương nhưng lại mở ra một trận chiến âm thầm khốc liệt và đau thương khác cho dân tộc. Đó là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, giữa tự do và độc tài, giữa nhân đạo và bất nhân mà bằng chứng cụ thể là hàng triệu người dân ruồng bỏ chế độ độc tài đảng trị tàn bạo cộng sản ra đi bằng đường bộ và đường biển khiến cho cả triệu người phải vùi thây dưới lòng đại dương hay chôn thân trong rừng sâu núi thẳm.

Từ bối cảnh đó hai chữ “thuyền nhân” ra đời trong sự thức tỉnh của lương tâm nhân loại trước định mệnh nghiệt ngã của dân tộc Việt Nam trong hậu bán thế kỷ 20. Trong ý nghĩa này, thuyền nhân là những người dám xông vào cõi chết để tìm đất sống.

Tại sao phải bỏ nước ra đi?

Tại sao một dân tộc có lịch sử mấy nghìn năm kiên trì bất bại bám giữ từng tấc đất của ông bà tổ tiên để lại như người Việt Nam lại phải chọn lựa cho mình con đường bỏ nước ra đi đầy hung hiểm, gian nguy và thử thách mà cái giá phải trả đã cầm chắc trong tay là vào cõi chết?

Nhà thơ Trần Dạ Từ trong bài thơ “Ném Con Cho Giông Tố” được viết trong trại tù Gia Trung của CS năm 1979 và được in trong tập Thơ Trần Dạ Từ được Việt Báo xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2018, đã nói lên tâm trạng của người cha mẹ phải “nghiến rang” để cho con mình đi vượt biển, làm thuyền nhân, chẳng khác nào gửi con cho giông tố mà qua đó chúng ta hiểu được phần nào lý do tại sao:

“Em có lũ con thơ

bị quê hương ruồng bỏ

Từ bóng tối hận thù

Em nghiến răng

ném con cho giông tố…”

 Nhà thơ Trần Dạ Từ đã nêu ra một hình ảnh “bóng tối,” một hiện tượng “hận thù,” và một bi kịch “bị quê hương ruồng bỏ” để cho thấy lý do tại sao người dân phải bỏ nước ra đi. “Bóng tối” là hình ảnh một đất nước chìm trong đen tối của nghèo đói lạc hậu và bất công. “Hận thù” là hiện tượng diễn trong đất nước mà chế độ xem dân là kẻ thù để bóc lột, đàn áp, trừng trị không nương tay. “Bị quê hương ruồng bỏ” là bị kịch của dân tộc mà trong đó người dân thấy mình bị ruồng bỏ trên chính quê hương của mình. Sống trong “bóng tối hận thù” như thế thì không người dân nào có thể còn muốn sống vì vậy họ phải ra đi để tìm đất sống cho dù phải đi vào cõi chết.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi cộng sản Bắc Việt thống trị cả nước Việt Nam họ bắt đầu thực hiện nhiều chiến lược tàn bạo đối với người dân, nhất là người dân Miền Nam.

 Trong cuốn sách “A Gift of Barbed Wire” của Robert S. McKelvey được xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2002, cho biết cộng sản VN sau năm 1975 đã đẩy hơn 1 triệu trí thức, văn nghệ sĩ và quân dân cán chính của Việt Nam Cộng Hòa vào các nhà tù mà họ gọi là “trại học tập cải tạo.” Có người bị cầm tù tới hơn 20 năm, và nhiều ngàn người đã chết vì bệnh tật, thiếu ăn suy dinh dưỡng, trốn trại bị bắn, v.v… Trong tác phẩm nói trên McKelvey đã viết về sự gian dối và phản bội của Hà Nội đối với các quân cán chính VNCH như sau:

 “Có thông báo [trên đài phát thanh và những cái loa chát chúa] rằng tất cả quân nhân của chế độ cũ đểu phải đi học tập cải tạo. Bạn đựợc cho biết đến văn phòng chính quyền hay trường học và viết lý lịch của bạn, một loại sơ yếu lý lịch. Rồi bạn về nhà và chờ. Sau một tháng có thông báo khác bảo bạn trình diện đi học tập cải tạo. Các sĩ quan, hạ sĩ quan, và những cấp bậc thấp hơn thì được cho biết việc học tập cải tạo của họ sẽ kéo dài 3 ngày và họ có thể về nhà mỗi đêm. Các sĩ quan cấp bậc cao hơn, cấp tá tới tướng, và viên chức chính quyền cao hơn được cho biết việc học tập cải tạo của họ kéo dài lâu hơn và họ phải trình diện tại trường trung học hay đại học gần đó với đầy đủ lương thực và quần áo cho 30 ngày.”

“Nhưng rồi hàng trăm ngàn quân cán chính VNCH đã phải ngồi tù lao động khổ sai tới cả chục năm, có người ở tù tới 21 năm, như trường hợp nhà tình báo Sang đã bị bắt ở tù học tập cải tạo từ tháng 3 năm 1975 cho đến năm 1996 mới được thả.”

Đẩy quân dân cán chính của chế độ VNCH vào các nhà tù rồi, chế độ cộng sản VN xoay qua tính sổ với giới trí thức văn nghệ sĩ và tiêu diệt văn hóa văn học Miền Nam.

Nhà văn Nhã Ca, trong “Nhã Ca Hồi Ký: Một Người Mất Ngày Tháng,” xuất bản năm 1991 và tái bản năm 2019, kể về Chiến Dịch Truy Quét “Văn Nghệ Sĩ Phản Động” của cộng sản Hà Nội bắt đầu vào ngày 3 tháng 4 năm 1976:

 “Ngay những giờ đầu chiến dịch, theo “phương án tác chiến” được lập sẵn, công an Cộng sản cùng một lúc xuất phát. Tại Trung Tâm Sài Gòn, căn phố nhỏ của gia đình nhà văn nhà báo nhà giáo Chu Tử Chu Văn Bình, là “điểm.”

“Chu Tử, ngay từ chiều 30 tháng Tư 1975, đã tử nạn trên tầu di tản giữa sông Sài Gòn vì trúng đạn Cộng sản. Trưởng nữ của ông, chị Chu Vị Thủy cùng chồng là họa sĩ Đằng Giao, còn ở lại. Hai vợ chồng nhà họa sĩ, đúng lúc này, lại vừa có thêm cháu trai thứ ba, mới sinh được bảy ngày. Một ông bạn chủ tiệm may, thỉnh thoảng làm thơ tài tử ký tên Ninh Chữ, ghé thăm. Cả khách lẫn chú bé sơ sinh đều bị bắt gọn. Trận đầu ra quân: Vượt chỉ tiêu, thắng lớn.

 “Một căn phố nhỏ khác trên đường Trần Quý Cáp, địa chỉ của nhà văn Mai Thảo, là “điểm” thứ hai. Nhà văn vốn độc thân vui bạn, thâu đêm không về. Vẫn đạt chỉ tiêu: Công an canh nhà, bắt khách đến thăm. Người thế chỗ nhà văn, dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu, một mực bị gọi là Mai Thảo.

“Tại cư xá Chi Lăng, Phú Nhuận: Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn. Tại góc Ngô Tùng Châu-Hoàng Hoa Thám, Gia Định: Nhã Ca và Trần Dạ Từ.

“Chiến dịch bắt giam toàn bộ các nhà văn, nhà báo tự do ở miền Nam Việt Nam, đúng như các lãnh tụ Cộng sản tính toán, quả là ngon ơ. Cứ vậy mà liên tiếp đại thắng…”

Đánh cái đầu, tức mặt trận văn hóa tư tưởng sẽ không thành công nếu không đánh cái bụng, tức mặt trận kinh tế tài chánh. Vì vậy, chế độ CSVN thực hiện nhiều vụ đổi tiền để vô sản hóa toàn dân. Cùng lúc chế độ cũng thực hiện chiến dịch hợp tác xã để quốc hữu hóa đất đai ruộng vườn của toàn dân khiến cho người dân trở thành kẻ nô lệ sống trên chính mảnh đất và vườn tược của ông cha để lại. Chưa xong, để biến người dân thành kẻ tha phương cầu thực thực sự, chế độ đã thực hiện chương trình kinh tế mới để cướp đoạt tài sản và đẩy hàng trăm ngàn gia đình đến các vùng mà họ gọi là kinh tế mới nhưng thực chất là những nơi hoang dã rừng rú chưa ai khai thác. Chưa nói đến đói khát làm chết dần chết mòn, nạn rừng sâu nước độc và bệnh tật thời khí cũng đã đủ để giết người vô tội.

 Còn trong nhà trường, những học sinh là con cháu của thành phần trí thức văn nghệ sĩ và dân quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa mà chế độ CSVN gọi một cách kỳ thị là thành phần “ngụy quân, ngụy quyền” thì bị phân biệt đối xứ để không cho vào các đại học. Sau khi những con em này ra trường đi kiếm việc làm thì không cho nắm giữ các chức vụ quan trọng trong mọi ngành nghề và không cho tăng lương tiến chức.

Về mặt tâm linh tôn giáo, chế độ CSVN xem “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân,” nên ngay từ những ngày đầu chiếm Miền Nam họ đã tìm mọi cách để kiểm soát sinh hoạt các tôn giáo. Kiểm soát không được thì chế độ tìm cách xâm nhập để lũng đoạn, phân hóa. Không lũng đoạn được thì chế độ đặt tổ chức tôn giáo đó ra ngoài vòng luật pháp để thẳng tay triệt hạ mà Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là một minh chứng. Các tôn giáo khác như Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành và Công Giáo đều chịu chung số phận.

Sống trong một đất nước như thế, mà thực sự không khác một nhà tù lớn, không một người dân nào có thể sống nổi và ai cũng muốn bỏ nước ra đi tìm đất sống tự do khi có một chút phương tiện và cơ hội. Cho nên thời bấy giờ mới có câu “Cái cột đèn nếu biết đi cũng bỏ nước ra đi..”

Nhưng chuyện vượt biên, vượt biển là một chặng đường cam go, nguy hiểm ngay từ lúc có ý định cho đến khi xuống ghe ra khơi.


 
Hiểm nguy chập chùng

 Khi có ý định đi vượt biên, người dân phải rất cẩn thận trong quá trình chuẩn bị mọi thứ nếu không giữ bí mật chỉ cần hở môi một chút là có thể bị vào tù bất cứ lúc nào, vì mạng lưới công an chìm nổi vây bủa khắp nơi, từ công an khu vực đến người điềm chỉ nằm vùng trong làng xóm.

 Nhiều người xem chuyện vượt biên là cơ hội để kiếm tiền nên đứng ra tổ chức vượt biên để nhận vàng của những người muốn đi vượt biên đóng góp trong gian đoạn đầu. Thậm chí những công an và cán bộ CS cũng không bỏ lỡ cơ hội để làm tiền những người vượt biên bằng cách đứng ra tổ chức hay làm tiền những người tổ chức vượt biên. Vào những năm 1978, 1979 chính quyền CSVN đã tổ chức những đợt vượt biển bán chính thức cho những người Việt gốc Hoa ở VN đi vượt biển và mỗi người đi đều phải đóng vàng.

 Chưa hết, những người tự đứng ra tổ chức vượt biên thì phải tự túc mọi thứ từ ghe, xăng dầu, la bàn, và ngay cả vũ khí để tự vệ. Trong quá trình chuẩn bị này rất dễ bị phát giác, bị bắt và vào tù.

 Đa phần những người vượt biên đều ít nhất bị thất bại hay bị ngồi tù một lần trước khi có thể đi được trót lọt. Nhiều người bị thất bại năm bảy lần mà cuối cùng thì vẫn không đi được.

 Đến ngày ra bãi để lên ghe đi vượt biên không mấy ai biết chắc là mình có thể đi được và tâm trạng nôn nao, hồi hộp, lo sợ, khủng hoảng kéo dài cho đến khi chiếc thuyền vượt biên chạy ra khỏi hải phận VN. Dĩ nhiên, sau đó còn vô số những mối lo và hiểm nguy khác đợi chờ nơi đại dương mênh mông.

Nhà văn Trần Kiêm Đoàn là một thuyền nhân đã kể lại tâm trạng nói trên trong bài viết “Chút Tâm Sự Thuyền Nhân Vượt Biển” của ông đăng trên trang mạng www.vietbao.com như sau.

“Tiếng máy nổ từ xa vọng lại làm cho những người suốt đêm chờ đợi giờ xuất phát vội vã kéo nhau, đẩy nhau trong im lặng để chạy nhào ra phía biển trong đêm tối.  Chỉ cần một tiếng khóc trẻ thơ vang lên trong giờ phút nầy là hỏng chuyện. Thế giới dày đặc bóng tối xung quanh vừa che chở, vừa đe dọa, nhưng chắc chắn là không khoan thứ cho bất cứ loại âm thanh nào gây tiếng động trong khoảnh khắc quyết định nầy. Thế mà vẫn nghe tiếng chân chạy lạo xạo trên bãi cát qua đồi thông, tiếng thở hổn hển và tiếng thì thào hỏi nhau có đủ thằng Cu, con Bé… hay không. Chạy qua hết đồi thông, bãi cát trống trước mặt và ánh lân tinh của biển để lộ bóng đen của đoàn người vừa đi, vừa bò, vừa chạy… trong dáng vẻ khẩn cấp. Chiếc ghe được kéo chuồi xuống nước bằng tất cả năng lực bình sinh của những người nhập cuộc. Sóng biển nhồi chiếc ghe lúc nâng lên quá tầm tay với, lúc hạ xuống chạm mặt cát. Mọi sức lực thể chất và tinh thần cuồn cuộn xoáy vào níu kéo đoàn người nhào lên ghe bất cứ bằng tư thế nào: Nhảy lên, ném vào, trườn tới, dúi xuống, đẩy lên từ phía đầu, phía chân, phía bụng… miễn sao tất cả đều phải lên ghe nhanh như chớp mắt. Máy rộ lên từng hồi và chiếc ghe mỏng manh cũng rung lên chuyển mình hướng mũi ra khơi. Cảm giác “vượt biên” táo bạo, liều lĩnh, mới mẻ và đầy sợ hãi đến mức làm cho mọi người lạc cả giọng nói, nén cả hơi thở, tán lọan cảm nhận trong những phút bản năng sinh tồn ngự lên làm chủ. Khi ghe đã vượt ra ngoài tầm súng và nhìn lại phía sau không có dấu hiệu nào có người đuổi theo, Thụ và Minh mới cho ghe chậm lại, ghé tạt đến mấy ghe người làng đang bủa cá ngoài khơi để xin thêm thức ăn và dầu. Vài thanh niên trong làng đang đánh cá dợm nhảy qua ghe chúng tôi xin đi theo, nhưng chiếc ghe mành đã quá tải không còn chỗ.”

Trước mắt thuyền nhân đang lênh đênh trên biển cả là một chân trời hoang mang vô định mà nơi đó hải tặc là một hiểm họa chết người.

Hải tặc Thái Lan tàn ác

 

Các thuyền nhân VN không những chỉ đối diện với bão tố, bệnh tật và đói khát mà còn với hải tặc.

 Tài liệu của Bách Khoa Từ Điển Mở thuật lại lời kể của thuyền nhân VN Lê Phước nói rằng ông đã rời VN với 17 người khác trên một chiếc thuyền dài 7 mét cố gắng vượt qua Vịnh Thái Lan dài 480 kilômét để tới miền nam Thái Lan hay tới Mã Lai. Không may, chiếc thuyền 2 máy của ông đã bị hỏng máy và chiếc thuyền đã trôi dạt mà không có điện và lương thực và nước uống cũng hết sạch. Hải tặc Thái Lan đã lên thuyền của họ 3 lần trong cuộc hành trình dài 17 ngày, đã hãm hiếp 4 phụ nữ trên thuyền và giết chết một người, cướp đi tất cả vật sở hữu của thuyền nhân, và bắt cóc một nam thuyền nhân không bao giờ được tìm thấy. Khi chiếc thuyền của họ chìm, họ được một tàu đánh cá Thái Lan cứu và đưa vào trại tị nạn trên bờ biển của Thái Lan.

Một câu chuyện khác trong nhiều câu chuyện được kể nói rằng một chiếc thuyền chở 75 thuyền nhân đã bị nhận chìm bởi các hải tặc với duy nhất một người còn sống sót.

 


Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã bắt đầu biên tập các thống kê về nạn hải tặc vào năm 1981. Trong năm đó, 452 chiếc thuyền chở thuyền nhân đến Thái Lan mang theo 15,479 người tị nạn. 349 trong số những chiếc thuyền đó đã bị hải tặc tấn công trung bình 3 lần mỗi chiếc. 228 phụ nữ thuyền nhân đã bị bắt cóc và 881 người đã chết hay mất tích. Một cuộc vận động chống hải tặc quốc tế đã bắt đầu vào tháng 6 năm 1982 và đã giảm số vụ hải tặc tấn công dù họ vẫn tiếp tục đều đặng và thường giết người cho đến năm 1990.

 Thuyền nhân đầu tiên

 Người Việt tịn nạn CS đã bỏ nước ra đi năm 1975, nhưng đó là những người ra đi trong đợt di tản bằng máy bay và tàu Hải Quân của Hoa Kỳ trước và trong ngày 30 tháng 4 năm 1975. Số liệu trên Bách Khoa Từ Điển Mở cho thấy có tới khoảng 138,000 người đã ra đi trong đợt này và đã được cho định cư tại Mỹ.

 Cái tên “thuyền nhân” được gọi cho những người Việt ra đi bằng những chiếc thuyền nhỏ mà có khi là chiếc thuyền chỉ có khả năng chở mười mấy người, đối diện với muôn vàn hiểm nguy của bão táp phong ba và hải tặc, lần đầu tiên được nhìn thấy đã cập vào bở biển Mã Lai Á vào tháng 5 năm 1975 chở theo 47 người từ bỏ VN ra đi, theo tài liệu của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết.

 Trong bài viết của tác giả Bram Steenhuisen đăng trên trang mạng của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ngày 30 tháng 8 năm 2005, nói về người tị nạn cuối cùng rời khỏi trại tị nạn tại Mã Lai là ông Doan Van Viet, kể rằng vào tháng 5 năm 1975, các bờ biển Mã Lai đã chứng kiến chiếc thuyền vượt sóng gió chở theo 47 người từ Việt Nam lần đầu tiên đến Mã Lai. Họ là những người đầu tiên trong hàng trăm ngàn người tị nạn đi bằng đường biển chạy trốn khỏi chế độ cộng sản tại VN, Cam Bốt và Lào, mà sau này được gọi là “thuyền nhân” [boat people].

Ông Doan đến Mã Lai vào năm 1984 khi chiếc thuyền của ông tấp vào Đảo Pulau Bidong nằm ngoài khơi tỉnh Terengganu của Mã Lai. Lúc đó ông mới có 22 tuổi đã bỏ nhà đi vượt biển từ Châu Thành tại Đồng Nai với người anh trải qua nhiều ngày trên biển.

Khi trại tị nạn trên Đảo Pulau Bidong đóng cửa vào năm 1990, ông được dời tới trại Sungai Besi. Trại này cũng đã đóng cửa vào năm 1996, và ông đã phải trà trộn vào cuộc sống của người dân Mã Lai địa phương bên ngoài trại.

Sau 22 năm bỏ nước ra đi, cuối cùng ông Doan đã trở lại quê nhà với vị hôn thê.

Bài viết này cũng cho biết kể từ năm 1975, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã giúp định cư cho khoảng 240,000 người tị nạn Việt Nam từ Mã Lai đến đệ tam quốc gia, và có khoảng 9,000 người đã trở về lại VN.

Những con số đau lòng

Theo Bách Khoa Từ Điển Mở, số thuyền nhân rời Việt Nam và đến an toàn ở một nước khác là khoảng 800,000 người tính từ năm 1975 tới 1995. Nhiều thuyền nhân không may đã bỏ mạng trên biển cả, có nhiều người đối diện với hiểm nguy từ hải tặc, chìm thuyền vì quá đông người, và gặp bão tố giữa biển khơi. Theo Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc phỏng đoán số thuyền nhân chết vào khoảng 400,000. Các thống kê khác cho biết số thuyền nhân chết trên biển chiếm tỉ lệ từ 10 đến 70% tất cả thuyền nhân vượt biển.

 Nơi đặt chân đến đầu tiên của những thuyền nhân VN là các quốc gia Đông Nam Á gồm Hồng Kông, Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba và Thái Lan.

Những nước thứ ba đã chấp nhận thuyền nhân VN gồm Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Ý, Úc, Pháp, Tây Đức, Anh Quốc, Thụy Điển, Hòa Lan, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Sĩ, v.v…

 Vài năm đầu, các nước Đông Nam Á đã không chấp nhận đón tiếp các thuyền nhân VN vì sợ làn sóng người vượt biển biến thành cuộc khủng hoảng kinh tế và an ninh. Sau cuộc họp quốc tế do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ, và tháng 7 năm 1979, có sự tham dự của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Walter Mondale, đã đưa ra những cam kết tài trợ cho các nước Đông Nam Á là nơi đầu tiên các thuyền nhân VN cập bến, cũng như lời hứa cho định cư tại đệ tam quốc gia, và chính quyền CSVN đồng ý mở chương trình ra đi trong trật tự được gọi là ODP, thì các nước Đông Nam Á đã mở cửa đón nhận thuyền nhân.

Kết quả của cuộc họp quốc tế nói trên đã làm giảm vài ngàn thuyền nhân mỗi tháng rời khỏi VN và số người được đi định cư ở nước thứ ba tăng từ 9,000 mỗi tháng vào đầu năm 1979 tới 25,000 mỗi tháng, đại đa số thuyền nhân được định cư tại Hoa Kỳ, Pháp, Úc và Gia Nã Đại.

 Các thống kê của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc từ năm 1975 tới 1997 cho thấy rằng 839,228 người VN đã đến các trại tị nạn của UNHCR tại Đông Nam Á và Hồng Kông. Hầu hết trong số đó đều là thuyền thân. 42,918 người vượt biên bằng đường bộ sang Thái Lan. 749,929 người đã được định cư tại hải ngoại. 109,322 người đã hồi hưong về VN, theo diện tự nguyện hay bắt buộc.

Tưởng niệm

Để tưởng niệm hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam đã nằm xuống trong lòng biển cả mênh mông trên hành trình tìm đất sống còn dang dở, xin chép lại mấy  đoạn trong bài thơ “Điếu Thi” đăng trong tập thơ “Thủy Mộ Quan” của nhà thơ Viên Linh nhân “Tháng Tư máu chảy một trời sương tan.”

 Trên Huyết Hải thuyền trôi về một chiếc

Chiều bầm đen trời rực rỡ đau thương

Thân chìm xuống băng tuyền giờ tận biệt

Sóng bạc đầu hối hả phủ trùng dương

 Thấp thoáng trần gian

Mịt mù bóng đảo

Trôi về tây về bắc về đông

Trôi về đâu bốn bề thủy thảo

Về đâu kiếp đắm với thân trầm.

 

Hồn ơi dương thế xa dần

Hồn đi thôi nhé thủy âm là nhà

Hồn về trong cõi hà sa

Sống không trọn kiếp chết là hồi sinh.

Xong rồi một cõi u minh

Ngựa Hồ chim Việt biến hình mà đi.

 

Hồn vẫn ở la đà Đông Hải

Hồn còn trôi mê mải ngoài khơi

Hồn còn tầm tã mưa rơi

Tháng Tư máu chảy một trời sương tan.

Huỳnh Kim Quang

Nhớ Tuần Này, Lúc 4 Giờ Chiều Thứ Bảy, Ngày 27 Tháng 4 Năm 2024

Lễ Khánh Thành Tượng Đài Thuyền Nhân

Tại Đền Thánh Tử Đạo Việt Nam

685 Singleton Rd, San Jose, Ca 95111

 ***

Thuyền Nhân, Vượt Biển trong mùa Tưởng Niệm Tháng Tư Đen 2024

Kq Le Van Hai

Giới thiệu 2 sinh hoạt công phu, độc đáo. ý nghĩa, liên quan đến Những Cái Chết của Thuyền Nhân, Vượt Biển trong mùa Tưởng Niệm Tháng Tư Đen 2024 Tại Bắc Cali

1/ Coi Phim: THUYỀN NHÂN, HÀNH TRÌNH 50 NĂM! (Miễn phí!)

Lúc 1 giờ trưa Thứ Ba, ngày 30 tháng 4/2024

Tại: Union Theater của San Jose State University, 1 Washington Sq, San Jose, CA

(Xin liên lạc với VP Nghị viên Biên Đoàn để lấy vé!): Queenie Ngo (408) 535-4985, email: queenie.ngo@sanjose.gov

 Lời Giới Thiệu:

-50 năm, một khoảng thời gian tuy ngắn cho lịch sử của một dân tộc, nhưng lại dài cho một đời người. 50 năm trước, toàn lãnh thổ Việt Nam rơi vào sự thống trị của những người Cộng Sản. Và kể từ đó, hàng triệu người dân Việt Nam đã bỏ xứ ra đi, bắt đầu là làn sóng vượt biên gian nan, hiểm nghèo của những thuyền nhân, bộ nhân làm rúng động lương tâm thế giới vào những thập niên 70, 80, và 90.


 
Những người Tị Nạn Việt Nam năm xưa và thân nhân của họ đã xây dựng nên những Cộng Đồng Người Việt Tự Do lớn mạnh trên khắp thế giới. Cái quá khứ Tị Nạn đó bây giờ đã bị lãng quên, hay vẫn còn hằn sâu trong tâm thức của họ? Thế hệ thứ hai, thứ ba, con cháu của những người Tị Nạn gốc Việt, đã có những đóng góp ngày càng đáng kể vào xã hội nơi họ đang sống. Bao nhiêu người trong thế hệ hiện tại và tương lai hiểu nguyên do vì sao họ được sống trong một xã hội tự do nhân bản, và có bao nhiêu người trong số đó thật sự trân quý cái giá mà cha ông họ đã phải trả?!

 “Thuyền Nhân: hành trình 50 năm” – phim tài liệu dài 90 phút do Thanh Tâm thực hiện, Ethnic Channels Group và Lunar Village Production sản xuất, và được sự tài trợ một phần của chính phủ Canada (Canada Media Fund)- ghi lại những câu chuyện thật, từ chính những nhân chứng sống về những người Tị Nạn gốc Việt. Những câu chuyện đau thương được kể trong “Thuyền Nhân: hành trình 50 năm” cho thấy phần nào sự tàn khốc của xã hội Việt Nam từ sau 1975 và nỗi tang thương mà những người Tị Nạn gốc Việt đã phải trải qua. Giai đoạn quá khứ bi thảm này làm người Việt hải ngoại có thể cảm nhận rõ ràng hơn là họ đã may mắn như thế nào. Và những gương thành công trong “Thuyền Nhân: hành trình 50 năm” cũng cho thấy trong một xã hội công bằng và nhân bản, người gốc Việt có thể đạt được những thành tựu đáng ngưỡng mộ.

 “Thuyền Nhân: hành trình 50 năm” hy vọng làm thế hệ tương lai, cũng như người dân bản xứ thông hiểu hơn về họ, những người Tị Nạn gốc Việt.


Những câu chuyện thật trong giai đoạn lịch sử này là bài học xương máu cho những ai quan tâm đến vận mệnh tương lai của quốc gia dân tộc. Hy sinh của những người bỏ mình trên đường tìm tự do cần phải được tưởng nhớ. Những tang thương này không thể một lần nữa tái diễn trong lịch sử của dân tộc Việt, và nguyên nhân của nó cần phải bị vĩnh viễn xóa bỏ.

 


Mời xem đoạn giới thiệu phim rất ngắn đầy nước mắt:

Thuyền Nhân Hành Trình 50 Năm! (xin nhấn vào link dưới đây)

https://youtu.be/L5pzy-1NyRA?si=0K2KQV7BP09RecpI

Để thấy sự bạo tàn cộng sản, khi “kẻ ác đã thắng cuộc chiền!” và sự thống khổ của những Thuyền Nhân, Vượt Biển, trốn chạy Cộng Sản, đi tìm Tự Do!

“Thuyền Nhân: hành trình 50 năm” sẽ được trình chiếu Đúng Ngày Tưởng niệm Quốc Hận 30 tháng 4, vào thứ Ba, ngày 30 tháng 4 năm 2024, (Tuần Sau!)

Lúc 1 giờ trưa

Tại: Union Theater của San Jose State University, 1 Washington Sq, San Jose, CA

(Do Văn phòng Nghị Viên Biên Đoàn bảo trợ) - Một phim tài liệu của Đạo diễn Thanh Tâm

2/ Giới Thiệu Sinh Hoạt Nổi Bật Nhất Tháng Tư 2024! Đại Lễ Khánh Thành Tượng Đài Thuyền Nhân! Ban Tổ Chức Dự Trù Sẽ Có Trên Một Ngàn Người Tham Dự!

Tại Đền Thánh Tử Đạo Việt Nam

685 Singleton Rd, San Jose, Ca 95111

(Dự trù với hàng ngàn người tham dự!)


Lời Mời

Vì BTC không có đầy đủ danh sách các Cộng Đồng, Đoàn Thể, nên Quý Hội Đoàn nào chưa nhận được Lời Mời, xin được coi đây như lời Mời chính thức.

Chân thành cảm tạ.

 -Ý nghĩa Tượng Đài: Người đàn ông dắt tay đứa con thơ, mẹ già, bước lên đất tự do, sau cuộc vượt biển đau thương, kinh hoàng, người vợ đã bị hải tặc hãm hiếp, chết trên biển! mà đứa bé vẫn còn cố gắng quay mặt lại…tìm mẹ!

-Chương trình phụ diễn văn nghệ đặc sắc, với những ca sĩ nổi tiếng nhất Hải ngoại, của các Trung Tâm Thúy Nga, Asia:


-Đây là Tượng Đài Thuyền Nhân đầu tiên tại San Jose, đã có duyên hoàn thành tốt đẹp! Lại Khánh thành đúng vào dịp Tưởng Niệm 49 Năm Tháng Tư Đen đau buồn 2024

 -Tượng đài đánh dấu một cuộc di cư vĩ đại bằng những con thuyền mong manh nhất trong lịch sử, chống với cuồng phong bão tố, hải tặc,  thấm đầy máu và nước mắt, đã làm rúng động lương tâm thế giới. Mà chữ “Boat people” dành riêng cho Thuyền Nhân Việt Nam. Một trong những thảm nạn đau thương lớn nhất của cuối thế kỷ 20!

 -Gần nửa triệu đồng bào thân thương của chúng ta, trong đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ em, đã nằm sâu trong lòng biển cả mênh mông, bao nhiêu năm, không một nấm mồ, không hương không khói. Giờ thì chúng ta đã có một nơi thắp nén hương tưởng niệm, nhớ đến những cái chết oan khiên của họ!

 -Nên trân trọng và tha thiết Kính mời Tất Cả Quý Vị tham dự Buổi Khánh Thành Tượng Đài đầy ý nghĩa này. Tượng Đài xác định hùng hồn tội ác của Cộng Sản ra sao, mà Đồng bào phải bỏ nước ra đi, tìm cái sống, trong cái chết, để biết trân quý cái giá của sự tự do!

-Tượng nhắc nhở cho Thế Hệ Trẻ, Hậu Duệ sau này, tại sao, lý do gì mà Cha Ông của chúng, có mặt trên đất nước tự do này. “Tự Do không phải là món quà biếu không, mà phải đổi bằng máu, nước mắt!”

-Vào cửa tự do, cũng như có phục vụ nước giải khát đủ loại. Đặc biệt chưa bao giờ có! Buổi Ăn Tối, thịnh soạn cho trên một ngàn người! Với: heo quay, xôi vò, chả giò, ….

 

-Mọi thứ, cũng như tham dự hoàn toàn miễn phí!

Trân Trọng Kính Mời,

Nhóm Vận Động và Xây Dựng Tượng Đài Thuyền Nhân San Jose:

Lê Văn Hải (Trưởng nhóm)-(408)297-0545

Nguyễn Thanh Long – (408) 590-5295

Bùi Xuân Thái – (408) 406-4500

Trần Minh – (408) 234-4340

Chương Trình Buổi Lễ Khánh Thành Tượng Đài Thuyền Nhân Và Đốt Nến Cầu Nguyện Cho Gần Nửa Triệu Người Việt Đã Mất Ngoài Biển Khơi

 4:30pm-6:15pm

*Chào Cờ do đoàn trống La San

*Giới thiệu quan khách hiện diện

*Giới thiệu Cha Chánh Xứ để khai mạc

*Văn nghệ với những bài hát về đạo và về quê hương với sự có mặt của nhiều ca sĩ nổi tiếng như Thanh Tuyền, Thiên Kim, Y Phương....

*Tiếp đãi thức ăn nhẹ và nước uống. (Sẽ ngưng tiếp đãi thức ăn lúc 5:30pm trước lễ)

6:15pm-6:30pm

*Sắp xếp bàn thờ và chào đón Đức Cha

6:30pm-8:00pm

*Cắt băng khánh thành tượng đài

*Đoàn Trống La San trình diễn

*Thánh Lễ đồng tế do Đức Cha chủ tế

*Đoàn Trống La San dâng hương và dâng của lễ

8:00pm-10:00pm

*Văn Nghệ chủ đề về Thuyền Nhân

*Đốt nến cầu nguyện cho gần nửa triệu người đã mất trên biển trong hành trình tìm tự do.

*Dùng cơm tối, do tất cả đoàn thể trong giáo xứ SMG tiếp đãi.

 


 ***

Lật Lại Những Bản Tường Trình Về Những Cái chết Kinh Hoàng của Thuyền Nhân Vượt  Biển Bị Hải Tặc Hãm Hại!


 Hồ sơ 1: Tất Cả 87 Người Bị Giết!

-Nhân Chứng: Bà Nguyễn Thị Thương, 36 tuổi, tốt nghiệp Đại Học Hoa Kỳ, tu nghiệp tại Paris, Pháp. Trước 1975 Bà là Giáo Sư Đại Học Bách Khoa Thủ Đức. Bà Thương vượt biển cùng chồng là Giáo Sư Trần Quang Huy, Phân Khoa Trưởng Văn Khoa Đại Học Sài Gòn, cùng với Mẹ ruột, cậu, 2 em trai, 2 em dâu, 4 cháu gái và một con gái nhỏ 3 tuổi. Nhưng chỉ còn Bà, con gái nhỏ của bà, một người em trai của Bà và một em gái của chồng sống sót.

 Ghe mang số SS0646 IA dài 13,5m, chở 107 người khởi hành từ Rạch Giá ngày 01/12/1979. Ra khơi được 3 ngày, thuyền chạy về hướng Thái Lan, khi đã gần tới đất liền thì gặp bọn cướp biển vào ngày 03/12/1979. Hai tàu cướp Thái Lan cặp 2 bên hông thuyền tỵ nạn, bọn cướp đã ùa sang với súng và dao. Vì ghe thuyền Việt Nam quá chật hẹp, bọn hải tặc đã lùa 27 người sang tàu của chúng cho dễ lục soát vàng bạc của cải.

 80 người còn lại bị khám xét cướp hết vàng bạc, vật quý. Sau đó bọn cướp buộc giây vào ghe Việt Nam vào đuôi tàu của chúng và kéo chạy. Chúng xả hết tốc lực, chạy lượn vòng qua lại làm ghe tỵ nạn nghiêng chìm như một trò chơi. Dân tỵ nạn la khóc, lạy van cho tới khi ghe chìm hẳn. Bọn cướp biển cắt giây nối và chạy bỏ mặc 80 người vùng vẫy tuyệt vọng, trong khi 27 người tỵ nạn trên tàu của chúng vật vã khóc ngất nhìn xuống biển chứng kiến người thân đang dãy dụa chết chìm.

 Bọn hải tặc chạy thẳng về đảo sào huyệt Koh Kra của chúng mang theo 27 người mà chúng đã tách đem lên thuyền chúng trước đó. Nhưng gần tới đảo, chúng xô đẩy tất cả đàn ông xuống biển, buộc họ bơi vào đảo. Bảy người đàn ông này đều bị chết đuối vì không đủ sức bơi hoặc không biết bơi để có thể vào đến bờ, trong số này có Giáo Sư Trần Quang Huy. Còn lại 20 người sống sót sau cùng đã bị bọn cướp đưa lên đảo và lập tức chúng lại lục soát, sờ nắn khắp thân thể để tìm kiếm vật quý con cất giấu trong người. Bà BTD (xin viết tắt , giấu tên) 26 tuổi có con 4 tuổi, bị dẫn ngay vào bụi hãm hiếp mặc dù Bà đang mệt lả không đứng dậy nổi vì đói khát, kinh hoàng.

 Sau đó, trong suốt 8 ngày liền bị giam giữ trên đảo, 20 thuyền nhân còn lại này đã bị quần thảo hành hạ bởi nhiều toán cướp biển khác nhau hàng ngày đổ bộ lên đảo. Các phụ nữ, cô gái phải chạy vào rừng hoặc leo lên hốc ẩn tránh. Nhưng vẫn không thoát khỏi tay bọn dâm tặc. Một lần bà BTD quá mệt mỏi không còn sức chạy trốn nổi, đang nằm ngất ngư và được mọi người săn sóc thì bọn hải tặc lại ùa đến, đuổi tất cả mọi người chung quanh đi chỗ khác và 4 tên Thái man rợ luân phiên hãm hiếp tàn nhẫn ngay tại chỗ, khiến bà ta bị kiệt lực nằm im lìm không nhúc nhích được nữa.

 Đến ngày thứ 3 trên đảo, một tàu Thái, bên hông có ghi chữ Police số 513 tới đảo. Bọn cướp rút lui, chạy tàu ra xa. Chiếc tàu Cảnh Sát neo sát bờ biển, họ chỉ nhìn vô bờ nhưng không lên đảo. Những người tỵ nạn Việt Nam mừng rỡ tưởng được cứu thoát, một thanh niên tỵ nạn bơi ra mang theo một lá thư cầu cứu bằng tiếng Anh để gởi cho giới chức Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc. Nhưng chưa bơi tới nơi đã bị tàu Cảnh Sát Thái nổ súng bắn xuống biển cảnh cáo. Anh ta hoảng hốt bơi quay trở vào bờ. Sau đó mọi người lại đề cử một thiếu niên 15 tuổi liều mình bơi ra cầu cứu lần nữa. Cậu này đã được Cảnh Sát cho lên tàu, nhưng chỉ cho vài gói mì và đuổi xuống biển ngay. Cuối cùng tàu Cảnh Sát này bỏ đi. Sau này mới biết họ đã không hề báo tin vào đất liền.

 Ngay sau khi tàu Cảnh Sát bỏ đi bọn hải tặc lại lên đảo và tình trạng tồi tệ tiếp tục diễn ra. Đến ngày thứ 5, một tàu Hải Quân Thái Lan đi ngang qua đảo, nhóm người tỵ nạn chạy ra sát bờ vẫy gọi, làm hiệu và lần này chiếc tàu Hải Quân đã cho người lên đảo tiếp xúc và nhận bức thư nhờ chuyển về cho Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan. Ngày thứ 8, ông Theodore G Schweitzer Đại Diện Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan ra đón họ vào đất liền.

 Không lâu sau đó Bà Nguyễn Thị Thương sinh thêm đứa con gái út trong trại tỵ nạn Song Khla và Bà sống tại đó với một đứa con gái 3 tuổi và người em trai của Bà và một em gái của Ông Trần Quang Huy. Lúc bắt đầu rời Việt Nam Bà Thương đã có thai gần 9 tháng , chính nhờ vậy trong những ngày trên đảo Koh Kra, Bà đã không bị hải tặc hãm hiếp.

 Bà Nguyễn Thị Thương kể lại câu chuyện trên rồi khóc lặng lẽ và nói: Chồng tôi và tôi đã đoán trước những thảm cảnh có thể xảy ra trên biển. Nhưng chúng tôi vẫn chấp nhận ra đi vì chúng tôi đã nghĩ rằng, dù thế nào cũng ít tệ hại hơn là sống dưới chế độ Cộng Sản. Nhưng những đau khổ tôi đang phải chịu đã vượt qua dự đoán của chúng tôi.

 GS Nguyễn Thị Thương đã vượt biển cùng chồng là Ông Trần Quang Huy 41 tuổi, Giáo Sư Đại Học Văn Khoa trước 1975 như đã nói ở trên . Gia đình Ông Bà gồm 15 người trong chuyến đi này . Mẹ bà, Cậu, 2 em ruột, 2 em Dâu, và 4 cháu bị nhận chìm thuyền chết trong số 80 người bị hải tặc giết ngoài khơi. Riêng Ông Huy bị chết trong số 7 người không đủ sức bơi vào đảo Koh Kra . Không lâu sau đó bà Nguyễn Thị Thương sinh thêm đứa con gái Út trong trại tị nạn Song Khla . và Bà sống tại đó với 1 đứa con gái 3 tuổi và người em trai của Bà và 1 em gái của Ông TTrần Quang Huy . Lúc bắt đầu rời Việt Nam Bà Thương đã có thai gần 9 tháng, chính nhờ vậy trong những ngày trên đảo Koh Kra, Bà đã không bị hải tặc hãm hiếp .

 Bà Nguyễn Thị Thương kể lại câu chuyện trên rồi khóc lặng lẽ và nói : Chồng tôi và tôi đã đoán trước những thảm cảnh có thể xảy ra trên biển . Nhưng chúng tôi vẫn chấp nhận ra đi vì chúng tôi đã nghĩ rằng, dù thế nào cũng ít tệ hại hơn là sống dưới chế độ Cộng Sản. Nhưng những đau khổ tôi đang phải chịu đã vượt qua dự đoán của chúng tôi .


 
Hồ Sơ 2 : 70 Thuyền Nhân Tỵ Nạn VN Bị Giết!

(Bài gởi đến từ ông Việt Điểu Sào Nam)

 -Nhân Chứng: Ông Vũ Duy Thái 44 tuổi, đi cùng vợ là Bà Đinh Thị Bằng 40 tuổi cùng 4 con và 2 cháu. Hiện chỉ còn mình Ông sống sót.

 Ghe VNKG 0980 dài 14 m, bề ngang 2,2 M chở 120 người khởi hành từ Rạch Giá ngày 29/12/1979. Lúc 7 giờ sáng ngày 31/12/1979 gặp tàu hải tặc Thái Lan. Tàu này sơn màu đỏ cam, mang số 128 ở đầu mũi, gồm 12 tên cướp võ trang súng dài và dao, búa, rìu. Tàu của chúng phóng tới húc vào làm nứt bể mũi ghe tị nạn. Bọn hải tặc nhảy qua và lập tức phá máy ghe làm thủng thêm vết nứt, nước bắt đầu tràn vào. Bọn chúng lục soát chụp giựt đồng hồ, nhẫn vàng … trong lúc nước nước tràn vào ghe của người tị nạn càng nhiều hơn và bắt đầu bị chìm dần sau khoảng 1 tiếng đồng hồ.

 Khi ghe chìm hẳn, đàn bà, trẻ con la khóc hoảng hốt níu kéo lẫn nhau . Bọn cướp nhảy xuống biển và chỉ chọn lựa cứu các cô gái trẻ đẹp. Lúc đó tàu của bọn hải tặc neo đậu cách đó 50 m. Bọn cưới đã lôi kéo về tàu chúng 5 cô gái. Một số đàn ông và thiếu niên tị nạn biết bơi cũng lội về phía tàu của chúng và bám leo lên. Nhiều người bị xô đẩy xuống, nhưng vì chúng ít người nên cuối cùng còn 50 người sống sót leo lên được tàu của chúng kể cả 5 cô gái được chúng cứu trước đó. Những người này đã chứng kiến trước mắt 70 người còn lại bị chết chìm dần dần. Mọi người nhìn thấy những bàn tay chới với ngoi lên khỏi mặt biển rồi mất hút.

 Ông Vũ Duy Thái rời Việt Nam cùng vợ và 4 con, 2 cháu. Riêng Ông trong lúc hỗn loạn đã bơi bám vào tàu hải tặc và níu được vợ và một đứa con. Còn 3 đứa con khác và 2 cháu thì bị chết chìm. Tuy nhiên vợ và đứa con còn lại của Ông đã bị uống nước quá nhiều, khi kéo lên được thì không còn nhúc nhích. Ông hy vọng dùng phương pháp hô hấp nhân tạo sẽ cứu sống được, nhưng bọn hải tặc đã quăng vợ và con Ông xuống biển trở lại cho chết luôn.

 Anh Phạm Việt Chiêu, 26 tuổi là tài công kể lại chính anh và một số đàn ông khác còn khoẻ đã vớt được một số người chưa chắc đã chết hẳn mà có thể chỉ mới bị ngất xỉu nhưng bọn hải tặc đã bắt bỏ họ xuống biển lại. Sau đó tàu hải tặc trực chỉ đảo Kokra và chúng giam giữ nạn nhân trên đảo 5 ngày mới được Ông Scheitzer Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc kịp thời đến đến cứu.

 Ngày 01/01/1980, một chiếc tàu Hải quân Thái mang số 18 đến đảo vào ban đêm có võ trang vũ khí. Mọi người mừng rỡ tưởng được cứu thoát. Nhưng những người lính Hải quân chẳng chút thương tâm đoái hoài đến dân Việt tị nạn đang lâm cảnh khốn cùng, họ chỉ lo việc khám xét bằng cách bắt tất cả mọi người lột bỏ quần áo trần truồng kể cả đàn bà con gái rồi bỏ đi.

 Ngày 02/01/1980 một tàu Hải quân Thái khác mang số 17 lại tới đảo. Lính Thái lại ùa lên lục soát. Tất cả phụ nữ bị lột truồng không còn mảnh vải che thân công khai trước đám đông để bọn lính này sờ nắn khám xét như để tìm vũ khí kẻ nào có dấu diếm? Sau đó, chúng rút về tàu đậu gần bờ biển và đến trưa ngày 04/01/1980 mới bỏ đi.

Trong thời gian Hải Quân Thái làm việc, bọn cướp vắng mặt nhưng ngay sau khi lính Thái vừa bỏ đi thì lập tức 4 chiếc tàu hải tặc tràn người lên đảo. Bọn cướp lại lục soát thêm nhiều lần nữa. Dĩ nhiên những nạn nhân VN khốn khổ chẳng còn gì để chúng cướp bốc nữa. Chúng luân phiên nhau hãm hiếp phụ nữ tại chỗ giữa ban ngày. Chúng chẳng cần tìm chỗ nào kín đáo để làm hành động thú tính này. Năm em gái Việt Nam: KH 15 tuổi, BT 17 tuổi, AH 12 tuổi, NY 11 tuổi và MT 15 tuổi bị chúng cưỡng hiếp tập thể ngay trước mắt mọi người.

Lẽ ra , thảm kịch còn kéo dài chưa biết đến ngày nào chấm dứt, nếu không may mắn được vị cứu tinh là Ông Scheitzer Cao uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc xuất hiện kịp thời cứu giúp và kết thúc thảm ác trạng này. Ông đã đến đảo KRA trên một chiếc tàu Cảnh Sát Thái Lan .

 * * *

Hồ Sơ 3: Hải Tặc Thái Bắt Con Gái Tị Nạn VN Bán Vô các Ổ Điếm!

 Nhân chứng: Nguyễn Thị Ánh Tuyết 17 tuổi đi cùng chị là Bà Nguyễn Thị Năm – bà này đã bị hải tặc giết trước đó – và Công Huyền Tôn Nữ Mỹ kiều 17 tuổi .

-Ghe không số, dài 10 m, chở 78 người, khởi hành tại Nha Trang ngày 08/12/1979. Ra khơi được 3 ngày thì hết nhiên liệu và thực phẩm, thuyền lên đênh trên biển trong 10 ngày. Thời gian này có 12 trẻ em đã bị chết vì đói khát. Thi thể các em phải bỏ xuống biển. Đến ngày 21/12/1979 gặp 2 tàu hải tặc Thái Lan. Bọn cướp buộc giây vào ghe VN với tàu của chúng, dùng vũ khí ép buộc tất cả mọi người qua tàu chúng để lục soát.

 Bà Nguyễn Thị Năm 33 tuổi đang mang thai 5 tháng, đi cùng chồng là Ông Lê Văn Tư và 3 đứa con 9 tuổi, 5 tuổi và 3 tuổi. Cả 3 đứa trẻ này đã chết trong thời gian 10 ngày ghe bị trôi lênh đênh trước đó. Bà Năm quá đau khổ và mệt mỏi không còn đủ sức leo qua tàu hải tặc khi chúng ra lịnh. Bọn cướp đã xốc nách Bà lên nhưng Bà vẫn nằm im, một tên cướp liền dùng xẻng xúc cá đập túi bụi vào đầu Bà Năm. Bà đã bị nứt sọ chết ngay tại chỗ và nó xô xác Bà xuống biển.

 Mọi người kinh hoảng vội leo sang tàu hải tặc để cho chúng có chỗ trống lục soát, phá phách, xét quần áo, thân thể tìm đồ quý. Sau đó tất cả đàn ông bị bắt nhốt vào hầm nước đá, đàn bà chúng cho ở trên sân tàu để sờ mó nghịch ngợm. Rồi chúng lùa thuyền nhân tị nạn qua trở lại chiếc ghe đã thủng nát. Khi đến ghe thì 1 người đàn ông đã chết vì đã bị giam giữ trong hầm nước đá lạnh cóng. Chiếc ghe tị nạn lại tiếp tục thả trôi lênh đênh trong nỗi tuyệt vọng cùng cực của mọi người.

 Ngày hôm sau , hai chiếc tàu hải tặc khác lại duổi theo, tới gần vùng đảo Kokra chúng lại lên ghe lục soát cướp bốc. Lần này 3 thiếu nữ xinh đẹp nhất bị chúng bắt đem đi. Con thuyền tị nạn lại tiếp tục trôi trong tình trạng vô cùng bi đát. Máy ghe bị hư hỏng, không thức ăn, nước uống và ghe thì đã ngập nước vì lúc đó tất cả đàn ông đã quá đói khát không còn đủ sức tát nước nữa. Không ai biết số phận 70 người còn lại trên chiếc ghe khốn cùng đó, lúc này ra sao?

 Hai chiếc tàu hải tặc chia nhau 3 cô gái VN. Hai cô NT Ánh Tuyết và CHTN Mỹ Kiều bị chiếc tàu của tên Samsac làm chủ bắt giữ. Còn chiếc tàu kia bắt Cô Lan 17 tuổi mang đi mất hút, cho tới bây giờ không còn nghe tin tức gì về Cô ấy nữa. Hai cô Ánh Tuyết và Mỹ Kiều bị bọn Samsac mang vào đất liền, nhốt trong một khách sạn tại Songkhla. Chúng tách rời 2 cô ở phòng riêng khác nhau. Ánh Tuyết bị 1 tên, được nghe gọi là Bít canh chừng. Còn Mỹ Kiều thì ở chung phòng với tên Samsac.

 Ánh Tuyết kể lại là Cô đã la hét kêu ầm lên khi tên Bít định cưỡng hiếp Cô, khiến mọi người ở các phòng chung quanh cùng khách sạn – đa số là người Tây Phương – dổ xô tới xem và tên Bít đã bỏ chạy. Riêng tên Samsac ở phòng gần đó nghe tiếng ồn ào vội đem Mỹ Kiều đi dấu trong 1 khách sạn khác ở tỉnh Haadyai cách Songkhla hơn 30 Km. Khi Cảnh Sát đến điều tra, chính cô Ánh Tuyết đã dẫn Cảnh Sát đến bến tàu Songkhla, nơi có chiếc tàu của bọn Samsac vẫn còn đậu đó và các thủ phạm hải tặc đã bị bắt kể cả tên Samsac mà Cảnh Sát đã tìm thấy hắn sau đó cùng với cô Mỹ Kiều tại khách sạn nói trên.

 Tại Ty Cảnh Sát chúng đã khai là định bán 2 cô gái này cho 1 đường giây chuyên buôn gái cho các ổ điếm.

* * *

Trên đây, chúng tôi chỉ đưa ra một vài vụ điển hình thuyền nhân Việt Nam bị thảm nạn hải tặc Thái Lan hành hạ, giết chóc xảy ra trong tháng 12/1979 tại đảo Kokra. Tưởng cần nhắc lại rằng tệ nạn hoành hành của hải tặc Thái không phải vào thời gian này mới xuất hiện. Trong mấy năm trước 1979 khi ở Việt Nam khởi sự có làn sóng Thuyền Nhân Vượt Biên Tìm Tự Do thì người Việt Tị Nạn của chúng ta đã trở thành những con mồi ngon cho bọn hải tặc Thái .

 Báo chí trên thế giới cũng đã nhiều lần đề cập đến thảm kịch kinh hoàng mà Boat People đã phải chịu khổ nạn. Tuy nhiên kể từ khi các ngư phủ Thái nhận thấy việc cướp bóc Thuyền Nhân sẽ làm cho họ trở nên giàu có mau chóng hơn là việc đánh cá ở trong Vịnh Biển. Do đó số ngư dân kiêm thêm nghề hải tặc đã ngày trở nên đông đảo đã đưa tới hậu quả là người Việt Nam đi tị nạn bằng đường biển càng ngày bị rơi vào mạng lưới của bọn cướp biển dày đặc bủa vây trong khắp vùng Vịnh Thái Lan

 Vấn đề đặt ra ở đây là nhà cầm quyền Thái đã có thái độ và biện pháp gì để ngăn chận những vụ thảm sát kinh tởm, bất nhân như thế xảy ra ở ngay trong hải phận của Quốc Gia họ?

* * *

Khánh Thành Tượng Đài Thuyền Nhân tại San Jose!

Tin Rất Vui! Chờ Đợi Đã Từ Lâu: Cộng Đồng Người Việt San Jose, Khánh Thành Tượng Đài Thuyền Nhân! Trong Dịp Tưởng Niệm 49 Năm Tháng Tư Đen!

 Kính Thưa Quý Cộng Đồng, Đoàn Thể và Quý Đồng Hương,

-Bất cứ Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn lớn nhỏ nào, trên đất tự do, ngoài Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, cũng đều mong ước có thêm một tượng đài Thuyền Nhân.

Tin Mừng chờ đợi biết bao nhiêu năm nay: San Jose giờ đã có một Tượng Đài Thuyền Nhân!

-Ý nghĩa Tượng Đài: Người đàn ông dắt tay đứa con thơ, mẹ già, bước lên đất tự do, sau cuộc vượt biển đau thương, kinh hoàng, người vợ đã bị hải tặc hãm hiếp, chết trên biển! mà đứa bé vẫn còn cố gắng quay mặt lại…tìm mẹ!

-Tượng đài đánh dấu một cuộc di cư vĩ đại bằng những con thuyền mong manh nhất trong lịch sử, chống với cuồng phong bão tố thấm đầy máu và nước mắt, đã làm rúng động lương tâm thế giới. Mà chữ “Boat people” dành riêng cho Thuyền Nhân Việt Nam. Một trong những thảm nạn đau thương lớn nhất của cuối thế kỷ 20!

-Gần nửa triệu đồng bào thân thương của chúng ta, trong đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ em, đã nằm sâu trong lòng biển cả mênh mông, bao nhiêu năm, không một nấm mồ, không hương không khói. Giờ chúng ta đã có một nơi thắp nén hương tưởng niệm đến những cái chết oan khiên của họ!

-Hàng ngàn những câu chuyện đau thương trong cuộc vượt biển lịch sử này, mà nhiều nhân chứng hãy còn đó: Cảnh cướp bóc hãm hiếp của bọn Hải Tặc Thái Lan, trước mặt người chồng, trước mặt đứa con dại, những hình ảnh tội ác kinh hoàng đó, sẽ không bao giờ xóa nhòa trong ký ức! Rồi những con tầu nhỏ bé, lạc trên đại dương mênh mông trên hàng tháng trời, phải ăn thịt lẫn nhau mà sống! Có những người đã điên loạn, nhảy xuống biển, hay sau khi đã được đưa lên đất liền! Chưa hết, rồi những cảnh lạc trên các hoang đảo, đói khát, làm mồi cho bọn xấu cưỡng hiếp, trấn lột…..Ôi! đau thương thấm đẫm máu và nước mắt, sao kể xiết!

-Nhưng chính nhờ những hình ảnh, của biến cố đau thương này, đầu tiên là Hoa Kỳ, rồi cả thế giới theo sau, mới mở vòng tay nhân ái, đón tiếp Thuyền Nhân. Chưa kể nhiều quốc gia, tổ chức những con tầu Tình Thương ra khơi, cứu vớt những con người Việt khốn khổ nhất thế kỷ!

-Và Thuyền nhân, là nền móng, thành lập những Cộng Đồng Hải Ngoại. Trước đó, sau 75, chỉ có khoảng dưới 200 ngàn người được Mỹ di tản, sau biến cố Tháng Tư Đen. Nhưng sau thập niên 80, 90, sau phong trào Vượt Biển lên cao, con số riêng vào đất Mỹ tăng vọt lên đến số triệu! Những đợt sau như HO, Con Lai, Đoàn Tụ, không có những con số lớn như thế!

Nhóm Vận Động và Xây Dựng Tượng Đài Thuyền Nhân, nhìn các nơi khác, Tượng Đài đã được thực hiện nhiều nơi, cũng ao ước San Jose, nơi có đông người Việt nhất, cư ngụ trong một thành phố tại hải ngoại, có một tượng đài ý nghĩa như thế.

Nhưng ước mơ, cũng chỉ là mơ ước!

Cộng Đồng Người Việt San jose, tranh đấu cho Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ (Thank You America) gần 20 năm nay, giờ cũng chưa xong, nói gì đến Tượng Đài Thuyền Nhân!

Nhưng bất ngờ duyên lành đưa tới, khi tâm sự với Cha Chính Xứ Nhà Thờ Maria Goretti về ước vọng này, và Cha chấp nhận ngay dự án! Mọi người vừa hăng hái bắt tay thực hiện, chưa đầy mấy tháng, Cha lại có lịnh thuyên chuyển đi nơi khác! tưởng là bế tắc! Nhưng may mắn thay, Cha Chính Xứ Mới, vui vẻ chấp nhận không có gì thay đổi, nên Tượng Đài mới có cơ hội khánh thành đúng vào Tháng Tư Đau Thương 2024 này!

-Đây là Tượng Đài dành cho cả Người Việt trong Cộng Đồng nói chung, chứ không riêng gì cho người Công Giáo, đặc biệt cho các Cựu Thuyền Nhân.

-Tượng nhắc nhở cho Thế Hệ Trẻ, Hậu Duệ sau này, tại sao, lý do gì mà Cha Ông của chúng, có mặt trên đất nước tự do này. “Tự Do không phải là món quà biếu không, mà phải đổi bằng máu, nước mắt!”

-Dự tính chung quanh Tượng Đài có khắc tên những Thuyền Nhân đã bỏ mình trong cuộc vượt biển đau thương có một không hai trong lịch sử này.

  

Quý Vị có nhu cầu, xin liên lạc với Nhóm Thực Hiện, hoàn toàn miễn phí:

Lê Văn Hải (Trưởng nhóm)-(408)297-0545

Nguyễn Thanh Long – (408) 590-5295

Bùi Xuân Thái – (408) 406-4500

Trần Minh – (408) 234-4340

 ***

VTLV KÍNH MỜI NGHE NHẠC VÀ ĐỌC NHIỀU BÀI VIẾT- THƠ

 


Kính quý bậc trưởng thượng và quý thành viên cùng thân hữu VTLV,

Kính mờI quý vị ghé vào trang nhà VTLV để nghe nhiều ca khúc hay, nghe nhạc, và đọc các bài viết & THƠ:

 MỜI NGHE 3 CA KHÚC PHỔ THƠ PHẠM PHAN LANG: TÓC RỐI, THĂM ANH NGÀY CUÓI NĂM, và QUÊ HƯƠNG ƠI TA NHỚ::

 NHẠC TRẦN ĐẠI BẢN MỜI NGHE 2 CA KHÚCMẢNH VỠ TRÁI TIM & HUẾ ƠI!

https://vantholacviet.com/que-huong-oi-ta-nho-tho-phamphanlang-nhac-moc-thieng-ca-si-thuy-long/

THƠ THÁNG BA: LỆ CHÂU - THANH THANH

https://vantholacviet.com/tho-thang-ba-le-chau-cua-thanh-thanh/

CA KHÚC CUỐI ĐƯỜNG MẸ ĐI -Thơ Võ Đại Tôn

https://vantholacviet.com/ca-khuc-cuoi-duong-me-di-tho-vo-dai-ton-1975-nhac-vo-ta-han-2020-tieng-hat-lam-dung/

 THƠ MẶC KHÁCH: TÌNH CHIẾN HỮU & THƠ HỌA

https://vantholacviet.com/tho-mac-khach-tinh-chien-huu-tho-hoa/

 Thơ Song Ngữ: BẢN ÁN của HOÀNG HƯƠNG TRANG & THANH-THANH

https://vantholacviet.com/tho-song-ngu-ban-an-cua-hoang-huong-trang-thanh-thanh/

 PHỎNG VẤN HÒA THƯỢNG THÍCH NHƯ ĐIỂN

https://vantholacviet.com/phong-van-hoa-thuong-thich-nhu-dien/

MAI THANH TRUYẾT: Bước Ngoặt – Turning Point

https://vantholacviet.com/mai-thanh-truyet/

Trân trọng cảm ơn;

Ban Biên Tập VTLV

Kính mời quý vị ghé vào xem những bài mới trên trang nhà VTLV:

1)SÁM HỐI MÙA CHAY - THƠ LÊ TUẤN:

https://vantholacviet.com/sam-hoi-mua-chay-le-tuan/

 2)VĂN TẾ TƯỞNG NIỆM HAI BÀ TRƯNG - VÕ ĐẠI TÔN:

https://vantholacviet.com/van-te-tuong-niem-hai-ba-trung-vo-dai-ton/

4)Mời đọc bài viết rất hay và hữu ích của nữ ký giả lão thành Kiều Mỹ Duyên:

HÃY CƯỜI THẬT TƯƠI NẾU NGÀY MAI KHÔNG CÒN NỮA

https://vantholacviet.com/hay-cuoi-that-tuoi-neu-ngay-mai-khong-con-nua/

 5) TRUYỆN DỊCH RẤT THÚ VỊ của nữ dịch giả THÁI LAN:

Agatha Christie – Mười Người Da Đen Nhỏ

https://vantholacviet.com/agatha-christie-muoi-nguoi-da-den-nho/

6)TRANG VTLV TIÊC THƯƠNG NHÀ VĂN THÂN HỮU NGUYỄN HOÀNG QUÝ:

https://vantholacviet.com/roma-la-ma-nguyen-hoang-quy/

Trân trọng cảm ơn tất cả

Ban Biên Tập VTLV

***

VTLV KÍNH MỜI NGHE NHẠC VÀ ĐỌC NHIỀU BÀI VIẾT- THƠ

Thưa Quý VTH và TH VTLV,

Rất vui mừng khi thấy VTLV tái hồi Thơ Văn trên trang nhà.

Hoàng Mai Nhất xin gởi vài bài thơ đến quý vị để cùng thưởng lãm:

Kính chúc quý vị và gia đình luôn nhiều sức khỏe, an vui hạnh phúc.

Thân kính
Hoàng Mai Nhất

Độc Ẩm      
Nước quá trong thì không có cá.
Người xét nét quá thì không ai gần.
Thôi thì ta cứ cười cười
Bạn cùng hoa cỏ, ngẫm đời phù vân
Khi vui- thơ viết mấy vần
Lúc buồn- độc ẩm một mình ngủ say!
                                     Thân mến TQ



  *Tặng Huynh KQ TQĐ (cảm tác theo hình)


ĐỘC  ẪM  SẦU
Chiến hữu vui vầy đã ở đâu
Sao ta độc ẩm chỉ riêng sầu
Xen ra cuộc thế đà thay đổi
Đến nỗi bây chừ ánh mắt sâu...
Ngày đó ồn ào đông đủ cả
Cho nên tụ hội chẳng chờ lâu!
Tại sao độ nhậu giờ im vắng
Vì bởi tan hàng cuộc biển dâu...?!                           
                     Hoàng Mai Nhất

 

“Rượu ngon uống mãi không say.
         Em cười một cái, anh say cả đời”
(Hai câu thơ và hình này là của cô cựu sinh viên
trường Luật trước 1975 làm, hiện giờ đang ở ÚC)
TQĐ

* Cảm tác theo hình

SAY  CẢ  ĐỜI
Một đời lăn lộn không chùn bước
Hồ dễ thay lòng cuộc bể dâu
Rượu nào quật ngã ta ngày trước
Để đến bây giờ nuốt cơn sầu…
Thế rồi trong cảnh buồn ly biệt
Xáo động hồn ta khóe miệng cười
Em người hay mộng trần gian đến
Chẳng uống mà sao say cả đời

Hoàng Mai Nhất

***

VẪN  LUÔN  GIỮ

Đời lính trân bao năm gặp lại
Đứa nào giờ tóc cũng màu mây
Theo năm tháng lần vào thiên cổ
Chốn thiên thai nhẹ bước gang tày

Đôi chân “mày” giờ còn đứng vững
Cũng hơn nhiều đứa gượng qua ngày
Thân có đau không bằng “Nước mất”
Hận nhục này biết nói cùng ai

Rồi mai sau sử lưu hậu thế
Chiến binh hùng nhận lấy chua cay
Vào tù ngục nuốt bao khổ ải
Thấy quê hương tan nát từng ngày

Lệ nào đong đủ cho ngày ấy

Thương dân mình gánh mãi nạn tai

Đất nước ơi…dẫu tàn binh lữa
Vẫn giữ hào khí chẳng hề phai
                      Hoàng Mai Nhất

               Mùa Quốc Hận 30/4/2024 

***

KQLÊ VĂN HẢI MÕ NHÂN ÁI

Sinh hoạt đôc lạ, gần hàng trăm Khách Không Nhà (Homeless) đủ mọi sắc tộc, cùng tham gia giây phút Tưởng Niệm Tháng Tư Đen 2024

Sinh hoạt độc lạ nhất trong tháng tư năm nay: gần hàng trăm Khách Không Nhà (Homeless) đủ mọi sắc tộc, cùng tham gia giây phút Tưởng Niệm Tháng Tư Đen! với Nhóm Mõ Nhân Ái.

-Trong bữa cơm nóng hổi, mà Nhóm Mõ Nhân Ái, phục vụ bền bỉ hàng tuần bao nhiêu năm qua. Hôm nay, Thứ Năm, ngày 25 tháng 4, năm 2024, tại trước sân Thư viện Tully, San Jose.

Khách không nhà rất ngạc nhiên, khi thấy khung cảnh chung quanh có nhiều thay đổi, bàn để thực phẩm, cũng được trải bằng khăn mầu đen, một bàn nhỏ khác, cũng mầu đen, trên đó có 2 bình hoa trắng, và tấm bảng hiệu đen ghi số trắng lớn 30.4 và những lá cờ lớn, nhỏ, Vàng Ba Sọc Đỏ.

Nhiều người không biết hỏi Ngày Gì Đây? Anh Chị Em trong Nhóm, đã giải thích, đó là ngày tưởng niệm Sài Gòn thất thủ, bị Cộng Sản cưỡng chiếm.

Ngược lại, nhiều người thì biết, có ông già Mỹ còn khoe: “Vì Tôi là một Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ, đóng ở Đà Nẵng, sau năm 1972, chúng tôi rút, và sau đó vài năm, xảy ra biến cố đau thương này. Chia Buồn với Các Bạn!”

Một Ông Đại Hàn khác, trong ban nhạc, khá trẻ, tâm sự: “Ba tôi trong quân đội mà, có tham gia chiến đấu ở Việt Nam, có kể cho tôi về ngày 30 tháng Tư này, nên tôi biết. Xin chia buồn với quý vị. Quê hương của quý vị, cũng giống Đại Hàn chúng tôi, cũng chia đôi Bắc Nam, nhưng chúng tôi may mắn không bị xâm chiếm. Còn quý vị, kẻ ác đã thắng cuộc chiến! Quý vị buồn là phải”

Tổ chức giây phút Tưởng Niệm Quốc Hận, đây chỉ là mục tiêu sinh hoạt của Nhóm, cha ông mình có câu “của cho, không bằng cách cho!” Nhóm Mõ Nhân Ái, coi Khách Không Nhà, như người trong Gia Đình, ngoài phục vụ, giúp đỡ nhu cầu ăn uống, vật dụng cần thiết, còn cố gắng, mang không khí vui, buồn của những ngày đặc biệt đến với họ. Đây là món quà Tinh Thần an ủi quý báu, không vật chất, tiền bạc gì có thể so sánh! Nhiều người không nhà ôm chúng tôi nói: “Chỉ có Nhóm Mõ Nhân Ái, chia sẻ với chúng tôi, chuyện vui buồn, đầy tình Gia Đình, Tình Người như thế!” Cái hay không phải một năm, mà bền bỉ đã qua đoạn đường 30 năm qua. Riêng với thành viên trong Nhóm Mõ Nhân Ái đều nhớ, Bữa Cơm phục vụ lần thứ 2 trong tuần, khai trương đúng Ngày 30 tháng Tư trước đó 10 Năm! Trước 10 năm, chỉ một tuần môt lần. Sau đó một tuần phục vụ 2 lần.

 Sau đây là một vài hình ảnh buổi sinh hoạt Tưởng Niệm Tháng Tư Đen sáng nay:

 

-Anh Trưởng Nhóm, chụp hình trước ban nhạc. Đặc biệt, trong khi khách ăn uống, khách còn được nghe ban nhạc sống, với gần 10 nhạc công, đờn ca hát giải trí.

 -Khách Không Nhà, được mời ngồi ăn trên bàn ghế, như ở nhà hàng.

-Sau bữa ăn, ê hề nhận thực phẩm khô, mang về để dùng trong tuần. Chưa kể vật dụng, quần áo.

 - Và còn được tặng phong bì, có chút tiền mặt, để chi tiêu.





 MÕ NHÂN ÁI

***

Lời Cảm Tạ

Cho Chiều Nhạc Tưởng Niệm 49 Năm Tháng Tư Đen!


Đã diễn ra, lúc 1 giờ Chủ Nhật, đến 5 giờ chiều. ngày 21 tháng 4 năm 2024, tại Hội Trường của County Santa Clara tuần qua.

Văn Thơ Lạc Việt (VTLV) xin gởi lời Chân Thành Cảm Tạ đến:

-Gần 20 Quý Anh Chị Em Ca Nghệ Sĩ, Nhóm Sài Gòn Nhớ, cũng là những nghệ sĩ nòng cốt của VTLV.

-Đoàn Du Ca Bắc Cali

-Quý Anh Chị Báo chí, Truyền thông

-Quý Thành viên của VTLV

-Quý Giới chức chính quyền, đã đến tặng Bằng Tưởng Lục.

-và Toàn Thể Quan Khách

 

Đã góp tay, bỏ nhiều tiền bạc, công sức, để Chiều ca nhạc truyền thống lần thứ 5, của VTLV, vào mỗi Tháng Tư Buồn hàng năm, tuy có tí chút trở ngại (nhiều người chưa quen, với địa điểm tổ chức mới), nhưng các khía cạnh khác, mục tiêu khác, đã thành công tốt đẹp, trên cả tuyệt vời!

Sau đây là một vài nhận xét từ những Quý Khách tham dự:

-Các nghệ sĩ ăn mặc thống nhất một mầu đen, rất đẹp, rất hiếm có. Khung cảnh trang trí nghệ thuật, hay lạ, công phu và nhiều ý nghĩa, cho mục đích tưởng niệm: từ Banner, hoa trắng, ánh nến lung linh, góp phần làm Phút Tưởng Niệm thêm cảm động, đã làm nhiều người bật khóc!

 

-Ngoài những bản hùng ca của Đoàn Du Ca Bắc Cali, còn giọng ca nào cũng tuyệt vời, hát với tất cả trái tim, đưa người nghe vào những kỷ niệm buồn đau, suốt hơn 20 năm trong cuộc chiến. Rồi Quê Hương tiếp tục với những bi thảm sau đó….(Có những thứ hòa bình, còn tàn tệ, tàn ác, gấp nhiều lần hơn…chiến tranh!)

-Chưa thấy chương trình nào, dài liên tục, trên 4 tiếng đồng hồ! với gần 40 tiết mục! không có phút giải lao, dài như thế, mà vẫn hấp dẫn người nghe từ đầu đến cuối, đó cũng nhờ, qua sự nối kết, dẫn dắt của 3 MC duyên dáng.

 

Nên Chiều Nhạc Tưởng Niệm 49 Năm Tháng Tư Đen năm nay, do VTLV tổ chức, đã để lại một dấu ấn thật sâu đậm, những hình ảnh thật đẹp, một buổi chiều tuy buồn, nhưng khó quên! hằn…nỗi nhớ!

Thay mặt VTLV, xin Cảm Tạ tất cả! Cám ơn, Cám ơn…nhiều!

(Hội trưởng): LVHải

 

Nhân đây, cũng xin mời quý Thân Hữu vào thưởng thức thơ văn, Trang đặc biệt Tưởng Niệm Tháng Tư Đen 2024 của VTLV

https://vantholacviet.com/truyen-thang-tu-theo-dong-nuoc-xoay-do-dung-tranh-tho-thang-tu-tuyet-phan/

 Và sau đây, là bài thơ và hình ảnh Chiều Tưởng Niệm của Chị Minh Thúy Thành Nội:

 Chiều Nhạc Tưởng Niệm


Hãy hát cho lòng nghe buốt lạnh
Bài ca muôn thủa mãi ghi lòng
Một thời chiến sĩ gìn sông núi
Quyết chí can trường ý nguyện mong

Tiếng hát ru buồn màu kỷ niệm
Tình thư anh gởi chốn sa trường
Từng hôm chờ đợi ngày về phép
Áo trận vai sờn biết mấy thương

Em hát ngậm ngùi mùa quốc hận
Vì đâu tan tác chuyện đôi đường
Thời gian bốn chín năm mờ lệ
Tủi nhục chia lìa cứ mãi vương

Bạn hát đau thương ngày vượt biển
Thuyền nhân đánh đổi mạng liều mình
Mênh mông biển cả không bờ bến
Nhắm mắt giao trời chuyện tử sinh

Anh hát niềm đau tràn tủi nhục
Lời buồn lạc giọng mắt hư hao
Tha phương mỗi: tháng tư hoài niệm
Đất nước quê hương nỗi nhớ trào

Khúc hát chơi vơi rừng núi thẳm
Vợ tù lội suối khóc tìm thăm
Anh linh tuẫn tiết hàng binh tướng
Ngày cuối tháng tư xác gục nằm

Hãy hát cùng nhau ngày tưởng niệm
“Văn Thơ Lạc Việt” nghĩa tình làng
“Sài Gòn Nhớ” nối giàn ca sĩ
Kết hợp dâng chiều uẩn khúc vang

 Minh Thúy Thành Nội

Tháng 4/21/2024

***

San Jose: Đại Lễ Khánh Thành Tượng Đài Thuyền Nhân Thành Công Rực Rỡ! và Tiếp Tục Tượng Đài Chiến Sĩ Sẽ Được Khánh Thành Cuối Mùa Hè Năm Nay!

Sun, Apr 28 at 11:21 a.m.

 

Đại Lễ Khánh Thành Tượng Đài Thuyền Nhân Tại San Jose, Thành Công Rực Rỡ!

 

-Chiều hôm qua, Thứ Bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024, là một ngày đáng ghi nhớ cho Cộng đồng người Việt Quốc Gia Bắc Cali.

49 năm qua, trong dịp Tưởng Niệm Tháng Tư Đen, một Tượng Đài Thuyền Nhân đã được khánh thành long trọng tại Vườn cầu nguyện, Đền thánh tử đạo VN.

Với đầy đủ với nghi thức khánh thành, nhiều tiết mục hay lạ, độc đáo, cảm động nhiều ý nghĩa, mà Quan khách đã phải trầm trồ khen ngợi.

Đây là một công thức tổ chức rất lớn, với hàng ngàn người tham dự, ngoài trời! (Không có đủ phương tiện nhiều, như trong hội trường) lại có văn nghệ cho quần chúng, có nghi lễ tôn giáo, nên Ban tổ chức đã phải làm việc cật lực, phối hợp rất nhiều vật lực, nhân lực, nên mới có kết quả thành công như ý.

Vì mục đích Nhóm vừa vận động, vừa thực hiện xây cất Tượng Đài, nên có rất nhiều công tác trước đó phải hoàn thành, từ công tác gây quỹ phải có trên 100 ngàn đô la, thiết kế từ Vườn đến Tượng, đã là một việc nhiêu khê, buổi lễ Khánh Thành, chỉ là một trong một chuỗi hoạt động của Nhóm mà thôi.

Nhóm tin tưởng, là phải có những  Hương Linh Hồn của Thuyền nhân đã khuất, phù trợ, mới có kết quả tốt đẹp như thế! Nhiều thứ, trên cả những điều mong đợi.

Giờ thì San Jose đã có một nơi, thắp một nén hương tưởng nhớ, cho gần nửa triệu Thuyền Nhân, đã lấy đại dương mênh mông làm mồ chôn, mà 49 năm qua không có nơi tưởng nhớ, giờ thì đã có nơi!

Nhất là Cha chính xứ đã hứa, mỗi Thánh lễ cử hành nơi đây (trong nguyện đường) sẽ có lời cầu cho những Hương Linh Hồn những người đã khuất, an ủi gì bằng!

Theo niềm tin Công Giáo, Tượng đã được Giám mục Giáo phận San jose làm phép, trở thành tượng Linh, tượng để cầu nguyện, kể cả ban phước lành.

Chưa hết, cuối tháng Hè này, Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ sẽ được khánh thành! Tượng đang trong thời kỳ hoàn tất giai đoạn cuối cùng, những tuần tới sẽ được chở lên San Jose, tốn phí trên nửa triệu đô la. Hứa hẹn một Buổi Lễ Khánh Thành tưng bừng gấp nhiều lần hơn nữa. Như vậy là thành phố có đông người Việt cư ngụ nhất tại Hải ngoại, đạt kỷ lục, một năm khánh thành 2 tượng đài! (Anh Lê Văn Hải cũng là Trưởng Nhóm thúc đẩy xây dựng Tượng Đài này!)

  

(Hình: Tượng Chiến Sĩ Việt & Mỹ đang hoàn tất, vào giai đoạn cuối cùng!)

 Sau đây là ít hình ảnh Đại Lễ Khánh Thành hôm qua:

-Hàng ngàn Quan khách và Đồng hương tham dự, giây phút Đại diện Chính quyền đến, BTC phải đi kiếm ghế, kê thêm, dù trước đó đã kê trước gần 1 ngàn cái ghế!

 
Đức Giám Mục Giáo Phận San Jose, các Linh Mục và Các Thầy Phó Tế,

 
Hình ảnh đẹp của buổi lễ, rợp Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, gần nửa triệu Thuyền Nhân ra đi vì Lá Cờ này, Lá Cờ của Tự Do, Dân Chủ!

 

Tượng Thuyền Nhân: Người đàn ông, dắt tay mẹ già, đứa con thơ, bước lên đất liền, sau cuộc vượt biển kinh hoàng, người vợ bị hải tặc hảm hiếp chết trên biển, mà đứa bé cố quay lại, nhìn đại dương mênh mông…tìm Mẹ!

 

Phần trình diễn của Ca Sĩ Đồng Thảo


   Khu vực Tưởng Niệm


 Giây phút chuẩn bị cắt băng khánh thành

Khu vực Vườn Cầu Nguyện và Tượng Đài, chuẩn bị rất công phu.

 



Anh Hải Trưởng Nhóm Vận Động và Xây Dựng Tượng Đài, và Tác Giả Bức Tượng Nghệ Sĩ Bùi Xuân Thái

 


 Các thành viên của Nhóm

Anh Trưởng Nhóm đang dính Cúm nhẹ, nên phải đeo khẩu trang!


Với Cha Hùng

 

 Với Cha Thông, Chính Xứ

 


 

XEM THÊM: VIETV DIRECTV_ĐẠI LỄ KHÁNH THÀNH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY QUỐC HẬN 30-04-1975.

 


https://www.youtube.com/watch?v=_nigetk7oN8

 VIETV DIRECTV_ĐẠI LỄ KHÁNH THÀNH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY QUỐC HẬN 30-04-1975


https://youtu.be/_nigetk7oN8?si=gnCyUw03oCR7jg-i

28-4-2024

 



Tags: TÁC GIẢ
Tags: TÁC PHẨM

Đăng nhận xét

Tin liên quan