SA CHI LỆ HỒI KÝ HÀNH TRÌNH TỊ NẠN (tập 7)

 *SA CHI LỆ HỒI KÝ HÀNH TRÌNH TỊ NẠN  (tập 7)

*HÀNH TRÌNH TỊ NẠN TẬP 7 (tiếp theo từ trang 86 đến 100)

 *Cuộc sống tất bật khiến người ta chỉ nghĩ đơn thuần: -Còn hy vọng, còn kiên trì chịu thống khổ nhục nhằn. Nếu đến đường cùng, tuyệt vọng, chỉ còn cách lăn vào cái chết tìm sự sống.

*CS, khi chưa đạt mục tiêu, chúng khác nào con nai tơ. Thành công rồi, lập tức biến thành hổ đói, quỉ dữ!


     *Xếp hàng mua than đốt. Mua Vải*  Xe ôm bao cấp.

 1978  ĐẢO PHÚ QUỐC:

                             *Chợ Dương Đông & Cảng An Thới

-Dân cư ngụ ở đảo vào Rạch Giá thăm thân nhân cho biết:

-Quang cảnh quạnh hiu, buồn thảm như sương phụ.

-Dân vượt biển 80%.

-Các hòn xung quanh không còn ai ở.

-Trước đây, bị rải thuốc khai quang, đốt cháy nhiều nơi rừng núi rậm rạp.

-Công an chìm nổi khắp nơi…

-Dù thế, vẫn có bia ôm, quán bán rượu ngoại.

-Nạn du đảng lộng hành hơn xưa.

-Mỗi tuần, một chuyến tàu đi, về: Rạch giá – Phú quốc. Hành khách, 8/10 là dân buôn lậu.

-Cư dân Rạch giá không dễ ra đảo, phải đăng ký đợi cứu xét đủ điều. Tuy nhiên, ai biết hối lộ là xong.

 *Vài hình ảnh quán Café, Rượu kích dục, thác loạn tại Phú Quốc tồn tại đến ngay nay.


      Rạch Giá. Dân khá giả, còn sót lại cũng buộc đi Kinh tế mới. Gia đình nào lì lợm, kiên trì bám trụ, nửa đêm, công an đến hốt lên xe, đưa đi mất tích...

Dân truyền khẩu:

         Thời Ngụy là thời chó đẻ (no đủ)

         Thời này là thời chó chết (đói quá)

 *Tin Xé Lòng. 

*Chợ Vàm. Sáng sớm. Hà đang ngồi trong chòi lá trông coi rẫy, đột ngột, nhện sa trước mặt, báo điềm xấu.

Khoảng nửa tiếng sau, chị dâu, mặt biến sắc, vội đến báo tin như sét đánh ngang tai: -Có người quen ở Tây Ninh xuống cho hay, chú bảy (Dũng, em ruột) thi hành nghĩa vụ, đã chết ở chiến trường biên giới Việt-Miên. Xác bị vùi lấp vội vã,  khoảng ngày 30-3-1978. Do một người bạn sợ quá, trốn về, lén báo tin. Cơ quan thẩm quyền giấu kín tin này. Nhà nước chưa báo tin mà nói chết là ở tù. Quả là một bi hài kịch!

  *Ngồi trên xe đò H thầm thì trong nước mắt: Dũng ơi! Anh sẵn sàng nằm xuống dưới lòng biển cả mới có thể quên đi uất hận…CS đã tròng vào cổ dân tộc mình cái cày thay trâu!...

…Anh cúi đầu, nước mắt ràn rụa, viết những dòng truy niệm cho em L.U.D đã nằm xuống trên mặt trận biên giới Việt- Miên, xác và mồ không biết nơi đâu, em hãy giúp anh nghị lực làm tròn bổn phận và trách nhiệm chàng trai nước Việt trước cơn quốc biến. Như nén hương thắp sáng trước vong linh em…

Đêm lửng gió ngỡ chừng không ngủ được.

   Một vì sao rơi xuống mái nhà ta.

   Giật mình chim rớt bên bờ trúc.

   Em chợt về đầu ghim đạn AK.

   Với chí trai hào khí bốc mờ trời!

   Mà nghiệt ngã nhẫn tâm cười ngạo nghễ.

   Em hiên ngang đứng lên nhìn Thượng Đế.

       Không cầu xin chút ân huệ làm người!

 Mẹ cha thành cây khô!

Soi từng đêm bạc trắng.

Mắt mù lòa biển mặn.

Trái đất nổ tan tành!

Em cúi xuống trầm tư…

Máu trào ra đen đặc.

Bỗng biến thành kẻ thù.

Anh gầm hơn thú dữ!

 

Rừng biên giới xúc động!

Tu hú thay lời em.

Gọn Hời về chứng kiến…

Những nấm mồ không tên!

 

Em không còn thắc mắc.

Định mệnh nào đã thắt.

Sợ dây thừng cho em.

Lên thiên đàng của giặc!

 

Có bia nào không rách?

Tuổi xanh nào không phai!

Trên nỗi buồn gai góc.

Thiên thu còn những ai?!

 

Đêm nay

Ta cỡi cuồng phong

Bay vào huyền không

Tìm em chín cõi!

 

Vỗ tay

       Sấm động…

Lịch sử kêu gào…

Trên đỉnh cao sinh tử!...

       Em hát nghêu ngao

       Bên bờ mê lụy

       Thương đời man trá!

Em không còn lo sợ

Bẫy thiên la địa võng

Em không còn chóng mặt

Lũ người ngợm dã man!

       Em đi thật thênh thang

       Nụ cười thơm trăng vàng

       Quên đời là chấm hỏi?

       Hay là một chấm than!

 (Trích tập CD thơ Nhạc Trường Hận Ca 30-4)

                           **

*17-2-1979  TC xua quân Mao tràn qua biên giới phía bắc VN dạy cho VC “đứa con hoang phản phúc” một bài học xương máu để đời.

Lính thiên triều chiếm đóng một số tỉnh & rút ngày 13.3.1979.

   Tù binh TC      

*Tù binh VC *Một bộ đội VC sợ quá đầu hàng tại mặt trận.

        *An Giang. Đầu tháng 6-1979, mùa nước lớn. Đồng Tháp, Tiền Giang, ngập trầm trọng. Lúa, nhà cửa, súc vật trôi đầy sông. Đài Hà Nội, Saigon ra rả kêu gọi trong và ngoài nước khẩn cứu giúp nạn nhân. Thiên tai đã gây thiệt hại trầm trọng: “nào cảnh nhà tan hoang, trâu, bò bị nước cuốn, sống màn trời chiếu đất, trẻ con nheo nhóc thê thảm…”

 Các nước trên thế giới cũng đã gửi thực phẩm, thuốc men, vật dụng cá nhân cứu trợ kịp thời đến tận tay dân lâm nạn…

    Tuy nhiên, thực tế trái ngược, một số vùng thiệt hại nghiêm trọng, mà chính tác giả đã chứng kiến, chẳng thấy một giọt tiếp tế nào.. Đau đớn thay!...

*Từ chợ Vàm, H qua Rạch Giá lánh nạn lụt. Một đêm nhân tịệc rượu gia đình, gặp T (cháu chú Nh nhân viên trường NTT), qua đối thoại, anh ta không ngại cho biết cũng đang tìm đường…

H nghĩ phải đi đến quyết định dứt khoát: Đi hay ở? Ý tưởng đó, có vẻ viễn vông, khi trong tay không tiền, không tàu, không là ngư phủ, thì làm sao? Thiên nan, vạn nan! Tuy nhiên, mình chưa tuyệt vọng., phải xoay sở tìm sinh lộ…

 T và H gặp lại ở nhà một người thân của anh. Bàn kế hoạch sơ khởi…Hắn có hai người anh đang ngụ tại Hòn Sơn Tế, cách Rạch Giá 60km, đường chim bay, hành nghề lưới bờ, thường ra vô RG. Muốn thực hiện, cần điều kiện tài chánh…

 01-7-1979

 Thời gian trôi nhanh, H như một con thoi giữa RG-Long Xuyên-Chợ Vàm, ráo riết tìm người cho cuộc vượt thoát đã dự trù. Bất đắc dĩ đóng vai Tô Tần, uốn ba tấc lưỡi với anh Lưu, Ngọc Lợi (RG), Nhị (Chợ Vàm).

Chợt bật cười khan khi nghĩ, một số người, mình rủ, vài ngày sau nghe tin họ đã đến Mã Lai…

Ta vẫn ngồi đây, nhìn từng đợt sóng xô bờ, chuyên chở bao nhiêu nhịp đập trái tim quê hương thổn thức…Ôi! một đời ta đuổi bắt cơ may, nhưng mãi vuột tầm tay…

05-7-1979

   CSVN vẫn đứng trước tình hình tứ bề thọ địch, thiên tai, chế độ bị đe dọa, đành lùi bước, chấp nhận thất bại trên chính trường quốc tế. Tên sen đầm Mỹ bôi mặt tàn nhẫn phản bội đồng minh VNCH, bắt tay với TC vì quyền lợi kinh tế về lâu về dài trước mắt. Hơn nữa, Mỹ rảnh tay đối phó với tình hình đang sôi động ở Trung đông.

Tên điếm du thuyết chính trị Kissinger đã thúc đẩy kế hoạch bỏ rơi miền Nam VN từ sau trận Mậu Thân 68:

       -CS hóa chiến tranh Đông Dương

       -Bắt tay TC..

       -Mỹ Cấm vận, bao vây kinh tế VN.

*VN chẳng khác nào con rối, tên hề ngu xuẩn múa may theo lệnh của quan thầy Liên Xô và TC.

 Đối ngoại: -VC Chi viện Lào.

                   -Nuốt Kampuchia.

              -Giúp những phần tử CS Thái nổi loạn.

              -Xuất khẩu lao động.

 Đối Nội: -Khẩn đối phó thiên tai, hạn hán, giặc đói.

 *Ghi nhanh khi ghé Saigon đã thay tên:

-Hòn ngọc viễn đông thuở nào nay chỉ toàn xe đạp.

-Nhiều khuôn mặt thiếu nữ xanh xao, thiếu son phấn.

-Quá đông dép râu, nón cối dẫm nát đường phố, ngơ ngác, tay suýt xoa, miệng lẩm bẩm: Quả thiên đàng là đây! Chúng giật mình dáo dác nhìn quanh xem có ai nghe không? Sợ tai mắt đảng!

    -Dép râu dẫm nát đời son trẻ!

   -Nón tay bèo che khuất nẻo tương lai!...

-Cửa hàng và quán ăn quốc doanh, lúc nào cũng chật ních người. Chầu, chực. chờ mua vé trước khi ăn.

-Dân Saigon “cảm ơn” nhà nước đã vận dụng tuyệt đỉnh khôn khéo điếu hành bộ máy bò vàng nên nạn cao bồi, du đảng thời Mỹ Ngụy kềm kẹp, tàn ác không còn nữa nhường chỗ cho cái xã hội ưu việt của đỉnh cao trí tuệ: Đẻ ra nạn cướp giựt ban ngày trên đường phố. Bọn thổi bùa, phù phép lường gạt.

Đạo quân “chợ thịt chị em ta” đông gấp 10 lần xưa.

Dân chạy mánh mung, kêu la ơi ới, mắt láo liên xuôi ngược, đứng xách giỏ đệm chờ mối.

   Số người trốn kinh tế mới tả tơi trở về, nằm, ngồi, ngủ la liệt trên nhiều vỉa hè. Thành phố, lác đác xe hơi, mặt kiếng có dán chữ D, được phép lưu hành.

  *SQ cấp tá ngụy được ưu ái đưa ra Bắc cải tạo, cán bộ, quản giáo tận tình chiêu đãi bắt lao động khổ sai khác nào địa ngục trần gian nơi rừng thiêng nước độc, ân huệ cuối cùng là tù kiệt sức trút hơi thở cuối cùng: Ca hát thênh thang dưới những nấm đất vùi lấp vội…

*Chế độ thăm nuôi: -Một năm 1 lần. 15’. Tự do tâm sự trước cặp mắt cú vọ của tên công an mặt ngầu.

*Ăn uống: -Mỗi bữa, 1 chén khoai lang bằm nhỏ nấu lỏng.

*Trời rét được “phát” mền rơm.

*Một số vợ tù trong nam mừng rỡ khi nhận giấy báo tin: Giấy phép thăm chồng. Đến nơi, khóc vật vả trước mộ chồng đã xanh cỏ.

 


    *Tù cải tạo                                   *Tù gánh phân

*Bức tranh chua xót, cay đắng cho nhiều bà vợ SQ Ngụy: Ngoại tình, bỏ con, sang ngang thuyền khác, lấy đảng viên, cán bộ…

 

   *VC  trả thù  tù cải tạo vô cùng tàn nhẫn. (ảnh sưu tầm)

 

* Ghi nhanh: -Bến xe miền Đông ( Pétrus Ký), về đêm, hành khách nằm la liệt chờ mua vé, trước mỗi đầu xe của tuyến đường. Bất chợt mưa đổ xuống. mạnh ai nấy chạy tán loạn thật thảm thương!

-Bọn ma cô, đỉ điếm đứng chật lề đường kèn cựa giá với khách.

  -Đã có 2 quầy bán vé ưu tiên cho Cán bộ, bộ đội, công nhân viên: 638 Lê hồng Phong (Pétrus Ký) và đường Trương tấn Bửu-Chợ Lớn.

 *Xa Cảng Miền Tây:

 *Tệ trạng xếp hàng đợi phải mua chỗ.

-Nhiều người ngủ đêm, mướn chiếu 3 đồng.

-Bọn chôm, chỉa đồ hoạt động mạnh ban đêm.

*Phía sau Xa Cảng là khu bán đồ lậu từ các tỉnh mang lên.

*Tận mắt  thấy một tên du kích đuổi, kéo một bà đang gánh cháo bán, đổ tứ tung. Một thằng khác giựt một gánh bán nhơn sâm, những cái ly rơi bể nát. Sở dĩ có tình trạng này, do lệnh cấm bán lề đường.

 *Côn đồ bến xe Miền Tây trấn lột.  *Một hành khách uất ức  lao vào xe đò tự tử chết, xác nằm kế bên.

 10-7-1979

 Tại kinh 12 Cai-Lậy, Định Tường, trên bờ có nhiều người đi chân trần gánh nước mắm bán. Dưới sông, xuồng, ghe chèo, chóng, sống lênh đênh rày đây mai đó. Đứa em rể cho biết những người đó từ Gò-Công qua. Họ đã bỏ ruộng vườn, tha phương cầu thực, nhất định không chịu vào Hợp Tác Xã và Tập đoàn. Ngày nào, cũng có hàng trăm chiếc xe đạp thồ nước mắn sang bán, mua gạo về.

*Gò-Công nhà nước bắt buộc dân đăng ký ruộng đất vào làm tập thể. Dân bỏ đi, trả đất lại, chẳng thèm nhận.

 *Các trạm kiểm soát thuế vụ, phối hợp dân buôn, mánh mung hối lộ nhịp nhàng, chúng không nhận tiền tại chỗ, bắt tài xế nạp ở Saigon.

*Nhiều bạn hàng buôn lậu vì miếng cơm gia đình phải bấm bụng làm vợ bé tài xế hoặc bắt bồ với lơ xe.

15-7-1979 Rạch Giá

  *Cửa hàng thuốc tây số 5?

   *Một bà nhà quê, đưa con 5 tuổi vào bệnh viện khám bệnh. Bác sĩ ra toa. Bà đi tìm mãi mới gặp cửa hàng bán thuốc quốc doanh số 1. Nhân viên xem toa, lạnh lùng bảo bà: -Không có! Hãy đến cửa hàng số 2, rồi 3, 4, nơi nào cũng hết. Đến xế chiều, chưa mua được, bà suốt ruột hỏi một ông đứng tuổi trên đường:

 -Tôi có toa thuốc bác sĩ, nhưng cửa hàng thuốc nào cũng bảo hết rồi! Vậy, có thể tìm mua ở đâu?

Gã cười méo lệch, buông thỏng:

-Bà cứ đến cửa hàng số 5 là có ngay. Mua bao nhiêu cũng có.!...

Bà mừng rỡ, hỏi dồn:

-Nhờ ông chỉ dùm, cửa hàng số 5 ở đâu? Sao tôi không nghe nói?

 Gã chua chát, nói cộc lốc:

-Ngoài chợ trời ấy mà!

-Chời ơi!...

 *Rạch Giá. Từ ngoài Hòn-Tre, còn gọi là Hòn Rùa, người nhà đưa một bà cụ bệnh nặng trên 60 vào thị xã để cấp cứu. Hai đứa con kè cụ đến cổng bệnh viện. Tên bảo vệ, gác cổng không cho vào. Đòi giấy giới thiệu của Ấp, xã, huyện. Khàn giọng năn nỉ cả giờ, nó nhất định không cho còn quát tháo ầm ỉ. Dân tò mò đứng xem, quá bất bình, lắc đầu, ngao ngán…

Thế rồi, hai đứa con đau khổ đưa mẹ lên xích lô rời xa…trong cơn hấp hối!...

  *Còn chế độ nào ÁC ĐỘC hơn VC hở Trời???

*Hòn Tre nhìn xa giống con rùa*Nhà thờ tại Hòn Tre (Rùa)

    *Một chút Sự thật về ác mộng kinh hoàng của đồng bào Miền Bắc sống trong thiên đường VC mấy mươi năm trước ĐỔI MỚI 1989.

  *Đối thoại ngắn với người Hà Nội vào Nam mưu sinh:

 -Cô mới vào à?

 -Vâng! Anh hiệu trưởng trường Sư Phạm Hà Nội, giới thiệu cho em tạm trú ở đây (cư xá giáo viên của trường Trung học Nguyen trung Truc, RG).

 -Ngoài đó, cô ở tỉnh nào?

 -Thái Bình, anh ạ!

 -Vào đây, cô đi cùng với gia đình?

 -Không! Mỗi một mình!

 -Vé xe đò hay tàu hỏa?

 -Em đi bằng tàu thủy. Phải đăng ký gần 1 tháng  mới mua được vé.

 -Vé đắc lắm không?

 -Dạ! 160 đồng. Đó là tiền dành dụm và bán thêm ít đồ mới đủ tiền cho em vào Nam. Em đi cho bớt gánh nặng gia đình. Vì nghe vài người thân vô Nam từ tiếp thu, kể lại: Trong Nam, dễ sống, là miền đất hứa. Cả gia đình em ao ước được vào đây, nhưng thiếu tiền lộ phí. Chắc em phải tích luỹ 5, 6 năm, để lần lượt đưa người nhà vào…

-Xin lỗi. Cô tên gì?

-Dạ. Em tên Nhượng. Anh cứ gọi tên, em thích hơn.

-Ngoài ấy, Nhượng học đến lớp mấy?

-Lớp 7 thôi.

 -Nhượng đã được giới thiệu làm cơ quan nào chưa?

-Em xin học sư phạm cấp I.

-Nhượng có buồn khi rời miền Bắc, nhận miền Nam là quê hương?

-Trái lại anh ạ! Em rất phấn khởi, náo nức khôn tả, lúc cầm được vé tàu. Đi về nhà như bay. Ba em cũng sung sướng. Mấy anh chị em có vẻ ghen hờn lẫn ao ước. Em từ giả bà con láng giềng, ai cũng trầm trồ, chúc mừng. Cảm tưởng của em, ngày vào Nam như là ngày lên xe hoa, vinh hạnh nhất đời em.

-Trước tiếp thu, Nhượng nghĩ về miền Nam thế nào?

-Em nghĩ trong Nam thống khổ gấp trăm lần dưới gót giày xâm lược, tàn bạo của đế quốc Mỹ. Dù chúng em, sau một ngày lao động quần quật ở nông trường, tối đến phải học tập chính trị hoặc họp để kiểm thảo, sửa sai…Do đó, nồng độ căm thù Mỹ của dân miền Bắc rất cao. Mỗi khi máy bay Mỹ điên cuồng ngông ngạo lao xuống nhà máy, nông trường trút bom, lúc đó em xung phong vác đạn, tiếp tế lương thực…

   Em sung sướng quá, khi thấy miền Nam được giải phóng. Mỹ cút, Ngụy nhào! Đất nước chúng ta, thống nhất-Độc Lập-Hòa Bình-Tự Do. Miền Nam quả là Thiên Đàng của chúng em!

-H đã hỏi một đảng viên Tập Kết về cuộc sống ở miền Bắc. Mặt ông ta vênh váo hãnh diện nói:

-Miền Bắc đã xóa bỏ chế độ người bóc lột người.

-Nhân dân thực sự làm chủ đất nước.

-Giàu nghèo không còn chênh lệch mấy.

-Mọi người bình đẳng, hưởng đủ thứ tự do.

-Như vậy, đúng không Nhượng?

-Những thắc mắc của anh tương tự những người khác. Em nghĩ, một người như anh hiểu hơn ai hết những điều đó!

Cô không ngại, tiếp:

 -Hơn 30 năm, MB tiến lên XHCN, Cuộc sống vẫn chưa khả quan. Chúng em phải thi đua làm việc suốt ngày. Cưỡng bách lao động 5 năm đối với thanh niên nam nữ. Lao động Sản xuất 2 năm. Làm xong nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ quân sự, mới xin vào học các ngành nghề hay làm việc cơ quan.

-Lao động sản xuất, con gái gánh 25 kg đất, phân.

Trai, 50 kg. Mang đến ruộng, đê, khoảng cách từ 300-500m.

-Ruộng làm tập thể, xong mùa chia. Gia đình em chẳng đủ ăn. Đôi khi phải độn thêm 60% đến 90%, những thứ như khoai, ngô, bo bo, khoai ngứa. Ăn ngứa cả miệng vẫn cố nuốt mà sống.

-Nuôi heo, con nào to nhất 30 kg chỉ cho ăn rong.

-Em thấy trong nầy, bỏ đất hoang nhiều quá. Ngoài em, đất quý như vàng. Nhà cửa chen chúc nhau, lợp toàn rơm rạ. Lợp lá, tranh là nhà khá. Quanh nhà trồng đủ các thứ rau cải. Tận dụng phân người, phân chuồng, nước tiểu. Phân Uré thì hiếm.

-Xe ô tô rất ít. Toàn xe đạp. Sau tiếp thu, nhiều con buôn trong Nam mang Honda, Tivi, tủ lạnh, máy may…ra Bắc bán. Giá rất đắt.

-Nhượng vô đây lập nghiệp, muốn có chồng Nam không?

Cô trả lời không chút e thẹn:

-Đó là điều hy vọng của em, nhờ anh giới thiệu nhé!

-Ồ! Được mà!

*Một hôm, qua người quen, Nhượng gửi vài kg khô tạp về Bắc. Bố hồi âm những lời lẻ quá đỗi vui mừng:

-Quý hóa thay! Con nhớ gửi thêm cho bố nhé!

*Đảng viên, Cán bộ, Bộ đội, Công nhân viên A chi viện ở Rạch Giá đua nhau gửi quà về gia đình: mua cá biển chà bông, tôm khô, ít hộp sữa, búp bê, đồ chơi trẻ con…

 *HÀ NỘI THIÊN ĐÀNG-THỜI BAO CẤP:

         *Lao động xã hội chủ nghĩa.*

  

*Mua thực phẩm & đồ gia  dụng phải đăng ký:

  -Xe đạp một chiếc giá:  3.000đ –  4.000đ

-Honda            10.000đ - 15.000đ

-Nhà lợp rơm, rạ, vách đất. Nấu ăn, không củi đốt.

-Lao động suốt 7 ngày.

-Hằng năm, phiếu mua 4m vải thô.

-1 tháng, cửa hàng bán cá con sình 1 lần.

-1 năm, phiếu mua thịt 1 kg.

-1 năm, phiếu mua 1 lít nước mắm.

-Sinh đứa con thứ 2, Cán bộ tới thăm giảng về

 kế hoạch hóa.

-Sinh đứa thứ 3, bị khiển trách.

-Ngoài đường điện đóm lờ mờ.

-Cảng Hải Phòng chì có 1 tiệm kem, muốn ăn, xếp

 hàng cả giờ.

-Đường hàng không Hà Nội-Saigon. Xếng hàng 1

 tuần mới đến lượt đăng ký-10 ngày có vé.

-Tuyến đường thủy – xe đò, đăng ký, một tháng sau nhận vé.

 
-Có một trung tâm bán phân người. Một thùng phuy

 phân giá 10đ.

-Đến chơi, chủ nhà vui khi khách đi cầu nhà mình.

-Con cốm, kẹ khoái mặc đồ hippi.

-Mê nhạc Ngụy.

 20-7-1979 Rạch-Giá 

  Một Cán bộ học xong Đại Học Cấp Tốc. Nghỉ phép 40 ngày về quê Hà Nội. Ty lương thực cho mang theo 5kg gạo ăn dọc đường. Anh phải mượn thêm 15kg làm quà cho gia đình.

   H đạp xe cọc cạch từ bến Hà Tiên qua đường Mạc Cừu, vô cùng ngạc nhiên trước hiện tượng nhiều người Miên đang dẫn bò hướng phía Hà Tiên. Họ hối hả đi, trông phấn khởi lắm như dân Do Thái đang hồ hỡi về miền đất Hứa.

 (Điều này làm tôi chợt nhớ sáng sớm ngày 30-4-1975, trên đường từ Chi Khu Phước Ninh đến Phước Tân, đầy ắp người Miên gồng gánh, mang vác đồ đạc mà gương mặt ai cũng rạng rỡ. Tôi thấy lạ, thắc mắc hỏi một bác Miên già:

 -Các ông đi đâu, VC tràn ngập Bến Sỏi rồi, không sợ à?...

 Cụ trả lời bằng tiếng Việt gọng nghịu:

-Chúng tôi về nhà mà!

Đến trưa thì Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.)

 *Tình cờ quen một kỹ sư hóa học, tu nghiệp Đông Đức 2 năm, anh kể: -Làm giám đốc công ty bột giặt Tico từ tiếp thu đến nay. Hiện đào nhiệm trốn ở Rạch Giá, đã và đang tìm đường vượt thoát dù bao đe dọa nguy hiểm trước mặt. Hồi chưa về nước, bạn bè khuyên ở lại, anh nhất định không nghe, quyết tâm cho lý tưởng CS. Nay thức tỉnh, vỡ mộng bởi nhìn thấy sự thật phũ phàng…

 01-8-1979 Rạch-Giá

  Thứ hai.

-Một giáo viên đến phòng y tế thị xã, xin khám bệnh. Cô đọc bản thông báo dán trước cửa:

-Thứ ba, thứ sáu, chỉ khám cho nhân dân, can bộ, công nhân viên.

Định về, nhưng cô cảm thấy trong người nóng ran, tai ù…quá khó chịu, đành bước đến phòng nhận bệnh, trình giấy giới thiệu:

 -Xin cô giúp tôi được khám bệnh…

Cô thư ký mặt lạnh như tiền nói:

 -Cơ quan có thuốc mà!

 -Dạ! Hết thuốc cho chứng bệnh của tôi.

 -Lỡ lần nầy, thôi được theo tôi!

Vào phòng bác sĩ đang hí hoáy viết, nhướng mắt nhìn cô giáo, gương mặt ông ta hơi cau lại:

 -Sao, có đọc bảng thông báo không?

 -Dạ, thưa có! Cô chua chát:

-Lần sau đau, tôi phải lựa ngày thứ ba…mà đau vậy!...

                                         *

*Vài thiển nghĩ sau ngày VC cưỡng chiếm miến Nam:

-Dương văn Minh kêu gọi quân đội VNCH buông súng  đầu hàng vô điều kiện.

-Miền Nam bị VC cưỡng chiếm do nhiều nguyên nhân…

-Chánh phủ cách mạng lâm thời miền Nam VN ra đời.

      Kiêu gọi ngụy quân, ngụy quyền ra trình diện.

-CP/CMLTMNVN ban hành chánh sách khoan hồng 10 điểm.

-90% dân miền Nam vô cùng mừng rỡ vì đất nước đã: Thống Nhất-Hòa bình-Độc Lập-Tự do…

-Phần lớn trí thức miền Nam, quân, dân, cán, chính chưa hiểu thấu đáo bản chất CS: Cứ nghĩ, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, thảm khốc, một cuộc cách mạng. Thay đổi chế độ thối nát. Dân thì quá sợ chiến tranh…

-Đồng thời, mặt trận trung đông độ nóng lên cao điểm. Mỹ cần vùng huyết mạch dầu mỏ hơn buông miếng giẻ rách MNVN khi Kissinger đi đêm với Trung Cộng năm 1972.

-Kinh tế Mỹ kiệt quệ vì chiến tranh VN.

-Phong trào phản chiến dữ dội ở Mỹ.

-Dân nông thôn miền Nam đã nuôi VC nằm vùng, lũng đoạn thành thị, làm bàn đạp dứt điểm VNCH.

-Hình ảnh bộ đội nón cối, dép râu, du kích, nón tai bèo, nữ giao liên mang AK, K 54 oai vệ làm dân nông thôn ngưỡng phục sự hy sinh đi làm cách mạng:

-Đã đánh cho Mỹ sợ, bỏ chạy! Ngụy nhào, ói máu!

 -Giải phóng miền Nam khỏi ách nô lệ, kềm kẹp của Mỹ, Ngụy! Kinh qua cuộc kháng chiến thần thánh ba mươi năm.

-Một số dân ái ngại khi tiếp xúc với các anh chị bỏ bưng biền vào thành thị, mặt mày người nào cũng mét xanh, mầm sốt rét, môi thâm, nói chuyện nặc mùi đánh Mỹ, chửi Thiệu.

-VC tiếp thu miền Nam như một bất ngờ, bởi theo kế hoạch  của chóp bu Hà nội 1977, mới tổng tấn công lần nữa. Cho nên

bộ máy hành chánh rỗng tuếch, chưa chuẩn bị sẵn sàng.

-Dịp này, những kẻ nằm vùng đã lộ hết.

-Từ 30-4-1975 đến 10-5-1975, cuộc sống miền Nam bỏ ngỏ, dân đi xa không phải xin phép.

*Ghi dấu Tội Ác VC sau ngày cưỡng chiếm miền Nam:

*Tháng 9-1975, VC tung ra ba chiêu độc đầu tiên:

       1-Tiêu diệt bọn phản động.

            2-Bài trừ tư sản mại bản.

            3-Chiến dịch X.3  (đổi tiền)

-Cơ sở kinh doanh lớn biến thành quốc doanh.

-Nhà các ông lớn ngụy bị tịch thu.

-Xảy ra nhiều vụ tố tụng, bắt bớ trả thù cá nhân.

-Dân miền Nam chới với tưởng mình đang sống trong mơ. Từ trên cao hồ hỡi rơi xuống vực thẳm.

Sự vui mừng không còn nữa nhường chỗ cho lo âu, sợ hãi, không biết mình bị bắt, bị tố lúc nào?...

-Một số tỉnh còn vang tiếng súng của tàn quân.

-Báo chí chỉ có tờ nhật báo: Saigon giài phóng.

-Không còn trường học tư nhân. Giáo viên được trợ cấp tạm thời 20đ, suốt bốn tháng.

-Bắt giáo sư biệt phái của ngụy, đi học tập cải tạo.

-Học sinh. trước 30-4-1975, có bằng tú tài I, II, IBM tham dự khóa sư phạm cấp tốc 2 tháng, ra dạy cấp 2. 3.

-Tệ nạn du đảng biến mất. Nhưng sì ke, ma túy, đĩ điếm, trộm cắp vẫn còn…

-Nguồn xăng, dầu thành quốc doanh.

-Ngành giao thông vận tải quốc doanh.

-Dân được cấp sổ gạo, phiếu vải, sổ đăng ký mua đồ dùng.

-Quốc doanh cửa hàng, công ty khách sạn, ăn uống.

-Muốn mua gì, phải làm đơn hoặc có giấy giới thiệu.

 *Dân gian châm biếm truyền khẩu:

  -Đả đảo Thiệu, Kỳ, mua cái gì cũng có.

  -Hoan hô HCM, mua cây đinh phải xin phép!

-Dân đau nặng, hấp hối, muốn vào nhà thương cấp cứu, phải làm đơn được tổ, xóm, ấp, xã, huyện xác nhận…

-Đồ gia dụng giá trị bị coi là lậu khi mang ra khỏi địa phương không giấy phép.

-Tình trạng thất nghiệp ước chừng 90%.

-VC tịch thu ruộng đất của dân bị quy là địa chủ.

-Gán cái mác CIA cho tư sản mại bản: Toàn bộ tài sản bị tịch thu, ra khỏi nhà với bộ đồ dính da.

-Trại giam chiếu cố thân hào nhân sĩ ngụy và tư sản bại bản.

-Giáo sư đại học phải học tập cải tạo.

-Sinh viên vừa học tập vừa lao động 6 tháng, cần thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lê mới học tiếp.

-Chính sách cải tạo công thương nghiệp nhằm triệt hạ doanh thương người Hoa....

*Vui lòng xem tiếp tập 8  

*SA CHI LỆ kính mời



Tags: HỒI KÝ
Tags: TÁC GIẢ
Tags: TÁC PHẨM

Đăng nhận xét

Tin liên quan