BẢN TIN ĐẶC BIỆT: SÁU TỶ PHÚ NGƯỜI VN TRÊN ĐẤT MỸ + PHIM HAY XƯA NẮNG CHIỀU 1972
BẢN TIN ĐẶC BIỆT: SÁU TỶ PHÚ NGƯỜI VN TRÊN ĐẤT MỸ + PHIM HAY XƯA NẮNG CHIỀU 1972-TẠI SAO MỸ BẢO VỆ ISRAEL MỌI GIÁ
*SÁU TỶ PHÚ NGƯỜI VN TRÊN ĐẤT MỸ
> 6 tỷ phú người Việt 'khuấy đảo' trên đất Mỹ, có người
khiến Donald Trump 'nóng mặt'
> Không chỉ trên thế giới, Việt Nam cũng có những đại gia
giàu có và tài giỏi lập nghiệp từ bàn tay trắng đến khi thành danh trên đất Mỹ.
> 1-💚Tỷ phú Chính Chu - Người "đạo diễn" kế hoạch thu mua tập đoàn Dell. Biệt danh NGƯỜI ĐÀN ÔNG ĐÁNG GỜM.
> Tỷ phú Chính Chu (SN 1966) cùng gia đình sang Mỹ khi
còn nghèo. Sau khi ra trường, ông xin việc đến 15 công ty nhưng đều thất bại.
Tuy nhiên, điều này cũng không thể làm ông chùn bước.
> Năm 1990, Chính Chu tư vấn thành công cho công ty Salomon Brothers thu được hàng tỷ USD như hợp đồng với hãng dược Nycomed và Catalent Pharma Solutions (3,3 tỷ USD), DJ Orthopedics (1,6 tỷ USD)...
> Năm 2004, chỉ vài cú điện thoại và sự hiểu biết của mình, vị tỷ phú gốc Việt tư vấn cho Blackstone thực hiện vụ mua lại lớn nhất lịch sử Châu Âu khi nắm quyền kiểm soát Tập đoàn Hóa chất Celanese của Đức với giá 3,8 tỷ USD.
> Năm 2007, vị tỷ phú 6x này lại khiến tỷ phú Donald Trump “nóng mặt” khi chi 34,3 triệu USD mua trọn tầng 89, một nửa tầng 90 tại tháp Trump World Tower.
> Đáng chú ý là ông đã thu mua lại Tập đoàn máy tính Dell với giá khoảng 25 tỷ USD khiến phố Wall phải kiêng nể.
> Năm 2015, tỷ phú Chính Chu rời Blackstone vì "muốn khám phá những thách thức mới", trong đó có cả mảng phi lợi nhuận.
> Chính vì những thành tựu trên, tỷ phú Chính Chu đã được báo Mỹ đặt cho biệt danh "Người đàn ông đáng gờm" của phố Wall. Ông là một tỷ phú gốc Việt thành công nơi đất khách quê người, đồng thời cũng là giám đốc cấp cao của tập đoàn đầu tư tài chính Blackstone (Mỹ), nắm trong tay số tài sản lên tới 1,1 tỷ USD.
> 2-💚Trần Đình Trường - Tỷ phú người Việt nổi tiếng ở New York
> Tỷ phú gốc Việt Trần Đình Tường quê Hà Tĩnh từng là một
trong những người Việt giàu nhất thế giới với tài sản trên 1 tỷ USD. Ông là chủ
nhân của nhiều khách sạn nổi tiếng New York như Opera, Kenmore, Carter,
Lafayette. Năm 2014, ông được trao giải Đuốc Vàng - giải thưởng vinh danh những
người Mỹ gốc Việt.
> 3-💚Triệu Như Phát - Tỷ phú nghèo biến giấc mơ Mỹ thành hiện thực
> Ông Triệu Như Phát (Hải Phòng) sang Mỹ định cư cùng vợ
năm 1975. Ban đầu mưu sinh bằng việc bán máy hút bụi cho một công ty, sau đó
ông quyết tâm ra khởi nghiệp riêng cho mình.
> Sau 3 năm làm bất động sản, ông đã lên ý tưởng xây dựng Little Saigon - "một thị trấn nhỏ của Việt Nam" dành cho dân châu Á nhập cư. Đến nay, công ty của ông đã đầu tư các dự án bất động sản với tổng trị giá lên đến 400 triệu USD, trong đó có Khu thương mại Phước Lộc Thọ đóng vai trò quan trọng của người châu Á tại Mỹ.
> Vào năm 2002, Triệu Như Phát được tổng thống Mỹ thời đó chỉ định vào Ban giám đốc Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF). Đây là quỹ của Nhà Trắng chuyên hỗ trợ trao đổi giáo dục Việt - Mỹ, từng cấp học bổng cho hàng trăm trí thức Việt Nam sang Mỹ học tập.
> 4-💚Tỷ phú Trung Dũng - khởi nghiệp chỉ với 2 USD trên đất Mỹ
> Ông Trung Dũng (SN 1967) sang Mỹ lập nghiệp chỉ với 2
USD vào năm 1984. Nhưng với nỗ lực của mình, trong vòng 3 năm ông đã lấy được 2
bằng cử nhân và hoàn thành 90% bằng thạc sĩ.
> Năm 1995, sau một thời gian ra trường làm kỹ sư và phát triển các phần mềm thương mại trên Internet, ông đã thành lập công ty giúp kiểm soát và quản lý doanh nghiệp online, sau đó bán lại với giá 1,8 tỷ USD vào năm 2000.
> Năm 2005, ông giữ vị trí giám đốc điều hành tập đoàn V-Home Group đồng thời nhận được nhiều giải thưởng, trong đó có giải Di sản Hoa Kỳ, giải Ngọn đuốc vàng và giải “40 người thành đạt nhất dưới 40 tuổi”. Câu chuyện thành công của tỷ phú Trung Dũng trên đất Mỹ đã được nhiều tờ báo hàng đầu thế giới đăng tải.
> 5-💚Bill Nguyễn – người có khả năng thay đổi bộ mặt công nghệ thông tin toàn cầu
> Doanh nhân Bill Nguyễn (1971) theo gia đình sang Mỹ từ
nhỏ, năm 16 tuổi đã bán xe hơi cũ để có tiền đi học. Sau này cậu bé nghèo đã
thành lập 7 công ty liên tiếp, thậm chí được coi là người "có khả năng
thay đổi bộ mặt công nghệ thông tin toàn cầu" và làm chấn động giới công
nghệ khi vừa thành lập công ty công nghệ đã bán cho Phone.com với mức giá 850
triệu USD vào năm 1999.
> Năm 2000, ông tiếp tục trở thành sáng lập viên kiêm CEO công ty phần mềm Seven Networks, chuyên sản xuất các ứng dụng cho thiết bị di động. Sau đó ông được bầu chọn là nhân vật triển vọng nhất năm bởi tập đoàn truyền thông MSNBC.
> Thành công lớn nhất của doanh nhân 7X người Mỹ gốc Việt này là dịch vụ kết nối âm nhạc và chia sẻ đĩa CD giá 1 USD có tên Lala.com. Sau đó, Apple đã mua lại Lala.com với giá 80 triệu USD để kết hợp nó vào iTunes vào năm 2008.
> 6-💚Jenny Tạ - bà chủ công ty truyền thông xã hội Sqeeqee.com
> Cũng như tỷ phú Chính Chu, Jenny Tạ - người được mệnh
danh “nàng lọ lem phố Wall” - là một trong những tỷ phú gốc Việt nổi danh tại Mỹ
đi lên từ hai bàn tay trắng.
> Bà cùng gia đình sang nước Mỹ khi mới 6 tuổi, khi đó nhà còn nghèo và những thứ xa hoa ở đây khiến bà khao khát.
> Lớn lên, bà tốt nghiệp cử nhân và làm tại công ty chứng khoán, vừa làm vừa học lên thạc sĩ khoa quản trị kinh doanh. Năm 25 tuổi, bà lập công ty chứng khoán riêng, sau đó bán thu về khoản lời hàng triệu USD. 3 năm sau, bà tiếp tục thành lập một công ty chứng khoán khác và bán lại với con số “không tưởng”. Lúc này, tổng tài sản mà bà đang nắm giữ lên tới 250 triệu USD.
> Đổi hướng, Jenny Tạ lập công ty chuyên về truyền thông xã hội Sqeeqee.com - một mạng xã hội giúp mọi người kết nối và kiếm lợi nhuận. Giá trị của công ty lúc đó lên tới cả tỷ USD.
Film NẮNG CHIỀU 1972 trước 1975
- Hình ảnh phần nào
người Lính VNCH
đời thường trong xã hội
dân sự trước năm 1975.. -Tài tử : Hùng Cường, Thanh Nga,
Phương Hồng Ngọc,
Tùng Lâm, Túy Hoa...
***
USA của người DO THÁI….???
Tại sao Mỹ bảo vệ Israel bằng mọi giá?
Con rể của Clinton (ông chủ ngân hàng) là người Do Thái,
Con rể Trump (trùm bất
động sản) là người Do Thái
Chồng Phó Tổng thống
Mỹ là người Do Thái (luật sư, ông trùm giải trí, truyền thông).
Cựu Ngoại trưởng
Kissinger là người Do Thái, Ngoại trưởng Blinken là người Do Thái, và Cục Dự trữ
Liên bang đã là người Do Thái trong gần 50 năm.
Thẩm phán tối cao
Brandeis của Tòa án Liên bang, ông trùm dầu mỏ người Do Thái Mokoefele, ông
trùm chứng khoán người Do Thái Buffett, có gia đình mẹ là người Do Thái
Page, người sáng lập
Google, là người Do Thái.
Một phần ba số triệu
phú ở Hoa Kỳ là người Do Thái. 80% quỹ tranh cử tổng thống Hoa Kỳ được cung cấp
bởi các tập đoàn Do Thái. Trong bảng xếp hạng các khoản quyên góp cho quỹ tranh
cử tổng thống, năm vị trí đứng đầu đều là các tập đoàn Do Thái.
Trong cuộc bầu cử tổng
thống Hoa Kỳ, tỷ lệ cử tri Do Thái đi bỏ phiếu là 90%.
18 trong số 40 người
đứng đầu danh sách Forbes là người Do Thái.
Hơn 70% phương tiện
truyền thông chính thống ở Hoa Kỳ do người Do Thái kiểm soát. Ba đài truyền
hình lớn ở Hoa Kỳ là New York Times, Wall Street Journal và Washington Post đều
do người Do Thái kiểm soát và thành lập.
Warner Bros., MGM,
Columbia, Universal Pictures, Disney, đều có ông chủ là người Do Thái.
Bốn gia đình cốt lõi nhất trong số các cổ đông của Cục Dự trữ Liên bang đều là người Do Thái.
Những người kiểm soát ngân hàng thương mại lớn ở Châu Âu và Hoa Kỳ cũng là những gia đình Do Thái.
Người Do Thái chiếm
75% tổng số luật sư ở Hoa Kỳ.
40% giáo sư tại các
trường đại học danh tiếng ở Mỹ là người Do Thái.
Hơn một nửa số người
Mỹ đoạt giải Nobel là người Do Thái
65% nha sĩ là người
Do Thái.
Người Do Thái, chiếm 2%
dân số Hoa Kỳ, kiểm soát hơn 70% tài sản của đất nước này.
Taylor, cha đẻ của
bom khinh khí,
Von Neumann, cha đẻ của
máy tính,
Bohr, cha đẻ của vật
lý nguyên tử và cơ học lượng tử,
Hillard, người sáng lập
lò phản ứng hạt nhân,
Fleming, người phát
hiện ra penicillin, người phát minh ra khí cầu,
Người phát minh ra
máy bay trực thăng, người sáng lập hóa học hữu cơ, nhạc sĩ giỏi nhất Mozart, diễn
viên giỏi nhất Chaplin,
Spielberg, đạo diễn
xuất sắc nhất,
David Ricardo, bậc thầy
về kinh tế học cổ điển,
Người sáng lập Estee
Lauder, người sáng lập Reuters,
Người sáng lập Dell,
Soros, người sáng lập
Quỹ lượng tử.
Người sáng lập
Starbucks,
Người sáng lập Intel,
Người sáng lập Công
ty Anglo-Dutch Shell, Goldman Sachs và JPMorgan Chase, v.v.
Những người trên đều
là người Do Thái.
Bổ túc :
Bộ trưởng ngoại giao
Hoa Kỳ Antony Blinken cũng là người Do Thái .
Vì sao cuối cùng đảng ‘lật kèo’, cho bắt Phương Hằng, Ngọc
Trinh?
(Nguyễn Anh Tuấn)
-Với Ngọc Trinh, dù nghe thật khó tin rằng Ngọc Trinh có thể
làm điều gì đó nguy hiểm cho chế độ và Bộ Công an chắc cũng chẳng tin vào điều
đó, song như đã nói, bộ máy an ninh đã được cấp đủ động lực và quyền lực để tiến
hành những vụ bắt giữ như vậy, nhân danh bảo vệ những nề nếp của xã hội, cũng
có nghĩa là để bảo vệ chế độ.
“Chính trị” có thể là từ cuối cùng mà một người muốn dùng để
mô tả về Ngọc Trinh. Là một nhân vật giải trí điển hình, hình ảnh Ngọc Trinh
trên truyền thông gắn với hàng hiệu đắt tiền, những bữa tiệc xa hoa và vô số
scandals – những thứ tạo nên giới showbiz ở khắp mọi nơi, và xa lạ với chính trị.
Nhưng chính bởi thế mà việc bắt giữ Ngọc Trinh, với lý do
thiếu thuyết phục về mặt pháp lý, lại mang một hàm ý chính trị sâu sắc.
Hãy bắt đầu từ một giao kèo bất thành văn mà Ngọc Trinh là một
bên liên quan.
Có một dấu mốc quan trọng trong lịch sử đương đại Việt Nam
đã thay đổi diện mạo của quốc gia cộng sản này: Đổi mới năm 1986.
Kể từ thời điểm này trở đi, những người kinh doanh không còn
bị gọi là con buôn mà được trang trọng gọi là doanh nhân. Một ngày đặc biệt đã
được dành để tôn vinh họ; và Đảng Cộng sản, như để trấn an những ai còn đang do
dự trước lời hiệu triệu làm giàu, đã dang tay chào mời doanh nhân gia nhập hàng
ngũ của mình.
Câu chuyện lâu đời về một cuộc xung đột không thể hòa giải
giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, hoặc giữa kẻ bóc lột và kẻ bóc lột, dần
dần trở nên lỗi thời trước một xã hội cuống cuồng kiếm tiền.
Kinh tế thị trường kéo theo xã hội tiêu thụ. Cũng từ lúc
này, người ta không còn phải giấu diếm khi tiêu xài hay cảm thấy mặc cảm tội lỗi
khi hưởng thụ vật chất, như những gì bộ máy tuyên truyền và xã hội thiếu thốn bấy
giờ đòi hỏi nơi họ. Trái lại, từ lúc này, họ chỉ cảm thấy tội lỗi khi không kiếm
đủ tiền để tiêu xài và hưởng thụ.
Các chuẩn mực văn hóa cũng biến đổi theo. Giới showbiz ra đời
và phát triển thay thế những đoàn văn công quốc doanh, sản phẩm giải trí của họ
khiến nền văn nghệ cách mạng trở nên lạc lõng giữa công chúng. Nếu các cán bộ
văn hóa cộng sản từng dán nhãn đồi trụy những ai để tóc dài, mặc quần ống loe,
không rõ họ sẽ dán nhãn gì khi chứng kiến những hình tượng giải trí hiện nay?
Đã có một giao kèo bất thành văn giữa đảng và dân chúng hàng
chục năm qua: miễn sao đừng dính tới chính trị, anh chị sẽ được an toàn để mà mặc
sức kiếm tiền và hưởng thụ.
Ngọc Trinh là kết quả không thể điển hình hơn của giao kèo
này. Giỏi kiếm tiền, biết hưởng thụ, lại lánh xa chính trị, Ngọc Trinh đã từng
rất an toàn, cho đến một ngày.
Thật khó để xác định chính xác đâu là lúc đảng bắt đầu xem
xét lại giao kèo này, nhưng thời điểm Đại hội Đảng lần thứ XII năm 2016 khi
Nguyễn Phú Trọng loại bỏ đối thủ chính trị quan trọng nhất của mình là Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng chắc chắn là một mốc quan trọng.
Là cây lý luận mác-xít lão làng của đảng và luôn lo lắng đất
nước “chệch hướng” hơn là “tụt hậu”, sự thắng thế của Nguyễn Phú Trọng đã phả
hơi nóng ý thức hệ ngột ngạt vào bầu không khí chính trị Việt Nam.
Ủng hộ nhiệt thành cho công hữu, Nguyễn Phú Trọng luôn dè chừng
kinh tế tư nhân và những biểu hiện phái sinh của nó. Khi phát biểu chỉ đạo Hội
nghị Trung ương 8 đầu tháng này, ông Trọng không ngần ngại cảnh báo về nguy cơ
Việt Nam chuyển đổi sang tư bản chủ nghĩa.
Bầu không khí chính trị ngột ngạt ý thức hệ kích hoạt những
động lực mới trong hệ thống chính trị. Những ai trung thành với các nguyên tắc
ý thức hệ sẽ được tưởng thưởng, trái lại, những ai phớt lờ có thể bị coi là tự
diễn biến, tự chuyển hóa.
Xu hướng này biểu hiện rõ không đâu bằng ở bộ máy công an vốn
có một nỗi ám ảnh kinh niên về kẻ thù tiềm ẩn. Bộ máy này lại đang trở nên quyền
lực hơn bao giờ hết khi trở thành công cụ đắc lực cho một cuộc chiến quan trọng
khác của Trọng: đốt lò.
Một cách công bằng, động thái này không chỉ đến từ cá nhân
ông Nguyễn Phú Trọng, mà còn thể hiện sự bất an của đảng trong một môi trường
quốc tế đang thay đổi nhanh chóng.
Đồng nhiệm của Trọng ở Trung Quốc là Tập Cận Bình cũng đã
phát động những chiến dịch chính trị tương tự với những mục tiêu tương tự như
kiềm chế kinh tế tư nhân, trừng phạt xã hội dân sự, chấn chỉnh sinh hoạt văn
hóa, loại bỏ ảnh hưởng tư tưởng ngoại lai, nhằm mục đích giữ cho đất nước không
bị chệch hướng ra khỏi khuôn mẫu đồng phục của ý thức hệ cộng sản.
Phiên bản Tập Cận Bình ở Việt Nam cũng hành động tương tự,
chỉ là với một độ trễ vài năm.
Vì sao lại là Ngọc Trinh?
Nạn nhân đầu tiên của giao kèo bị phá vỡ có lẽ là bà Nguyễn
Phương Hằng, chứ không phải Ngọc Trinh, dù rằng quá nhiều tình tiết xung quanh
vụ việc của bà Hằng đã khiến công chúng có thể bị phân tâm.
Cả Nguyễn Phương Hằng và Ngọc Trinh không chỉ thành công về
tiền bạc mà còn có sức ảnh hưởng với công chúng nữa, nhờ sự trỗi dậy của
Internet và mạng xã hội. Nếu như trước đây đảng có thể quyết định ai xuất hiện
trước công chúng thông qua độc quyền báo chí và truyền hình, thì giờ đây với
Internet và mạng xã hội, đảng không còn quyền lực độc tôn đó nữa. Sự thành công
về tiền bạc bởi vậy có thể giúp một người thỏa mãn được khao khát được chú ý và
có sức ảnh hưởng.
Trong một xã hội mà các lãnh đạo chính trị thường bị công
chúng phớt lờ vì sự đơn điệu buồn chán của họ, những người có sức ảnh hưởng với
công chúng, mỗi lần livestream có cả triệu người theo dõi, có thể đã bị diễn giải
thành mối đe dọa trước mắt hoặc tiềm ẩn đối với chế độ qua nhãn quan cảnh giác
cách mạng của công an.
Bất luận có thực sự tin vào điều đó hay không, bộ máy an ninh
vẫn muốn nhắc nhở công chúng rằng ai mới là người quyền lực nhất của đất nước.
Với Nguyễn Phương Hằng, đảng đã không giấu diếm lý do thực sự
của việc bắt giữ là “thách thức dư luận”, “thách thức chủ trương của Đảng”.
Với Ngọc Trinh, dù nghe thật khó tin rằng Ngọc Trinh có thể
làm điều gì đó nguy hiểm cho chế độ và Bộ Công an chắc cũng chẳng tin vào điều
đó, song như đã nói, bộ máy an ninh đã được cấp đủ động lực và quyền lực để tiến
hành những vụ bắt giữ như vậy, nhân danh bảo vệ những nề nếp của xã hội, cũng
có nghĩa là để bảo vệ chế độ.
Sau Ngọc Trinh là ai?
Nhiều người hoặc không tin rằng đảng đã phá vỡ giao kèo hoặc
chưa chuẩn bị cho điều này vẫn cứ đi tìm các thuyết âm mưu và bám víu vào hy vọng
rằng họ có thể tránh được số phận tương tự như Ngọc Trinh.
Tuy nhiên, dù lý do bắt giữ Ngọc Trinh có là gì đi chăng nữa,
cuối cùng thì họ phải đối mặt với một thực tế phũ phàng: lấy gì đảm bảo cho tự
do và tài sản của họ nếu họ bị bắt giữ vì một lý do mù mờ ở Việt Nam?
Hay cụ thể hơn, ai sẽ giúp bảo vệ tự do và tài sản của họ
trước một vụ bắt giữ tùy tiện của một Bộ Công an siêu quyền lực? Một Viện Kiểm
sát đóng vai trò như cấp dưới của công an? Một tòa án vốn luôn đồng thuận với mọi
cáo trạng từ Viện Kiểm sát, từ công an đưa sang? Một hệ thống báo chí quốc doanh
công cụ chỉ ưa minh họa hơn là phản biện quyết định bắt người của công an?
Hay một cộng đồng mạng đầy rẫy những kẻ phù thịnh, tự nguyện
trở thành lá bài dư luận của công an, hả hê khi bất kỳ người nổi tiếng nào bị bắt
giữ mà chẳng màng lý do có chính đáng hay không, chỉ để thỏa mãn những ẩn ức
sâu kín của mình?
Khi suy nghĩ như vậy họ sẽ nhận ra hóa ra lâu nay tất cả những
gì lấy làm bảo đảm cho tự do và tài sản của họ chỉ là một giao kèo bất thành
văn giữa đảng và dân chúng, mà họ chẳng có quyền để đàm phán nếu đảng muốn lật
kèo.
Đó cũng là lúc họ nên tự đưa ra quyết định cho mình.
Đăng nhận xét