Bác Sĩ TRẦN VĂN KHANG Giới thiệu nhà văn LÊ TẤT ĐIỀU cũng là nhà thơ CAO TẦN viết về VŨ TRỤ KHÔNG HẤP LỰC

 Bác Sĩ TRẦN VĂN KHANG Giới thiệu nhà văn LÊ TẤT ĐIỀU cũng là nhà thơ CAO TẦN viết về VŨ TRỤ KHÔNG HẤP LỰC

cũng giới thiệu những tác phẩm của Thi Sĩ CAO TẦN đã xuất bản trước và sau năm 1975.

Thưa quý thân hữu,

Từ một nhà thơ, Thi sĩ Lê Tất Điều, bút hiệu Cao Tần, nay lại là người tham khảo những đề tài khoa học.  Theo lời nhắn gửi của anh Nguyễn Đắc Điều, thân chuyển đến thân hữu bài viết Vũ Trụ Không Hấp Lực của anh Lê Tất Điều để tùy nghi.

Hồi đầu thập niên 1980's, chúng tôi có dịp sinh hoạt cùng nhà thơ Cao Tần trong Ủy Ban Báo Nguy Cứu Người Vượt Biển (Boat People SOS Committee).  Hồi đó có nhiều Y Sĩ VN và ngoại quốc tham gia những chuyến tàu ra Biển Đông cứu vớt người vượt biển, qua hoạt động của tổ chức Medecins Sans Frontier.

Tôi thích đọc Thơ Cao Tần, có nhiều sáng tạo.  Hình như có bài đã được cố Nhạc Sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Như đã đề cập trong một lời bàn lần trước, tôi vẫn nhớ mấy câu thơ này của anh:

 Mai mốt ông về có thằng đến hỏi

Mày đi sang Mỹ học được cái gì

Ông tức mình ông cầm cái chổi

Bố mày sang Mỹ đi làm Cu-li

Bây giờ nếu anh Lê Tất Điều có về VN, khỏi cầm cái chổi.  Cứ cầm một sấp đô la, sẽ có nhiều "thằng thăm hỏi" rất tận tình.

 Trần Văn Khang

https://www.youtube.com/playlist?list=PLXRqSoCAhHBtiSvxhGzRSOkJeYbRr0uDn

http://www.etruyen.com/index.php?tacgiaid=y&page=3468

*** 

From: Dieu Nguyen <dieun@sbcglobal.net>

Subject:Vũ Trụ Không Hấp Lực

 Thân chuyển,

Phiền quý thân hữu phổ biến giùm.

Vũ Trụ không hề có Hấp Lực

LÊ TẤT ĐIỀU

Hôm nay, dành cho bạn một chuyện bất ngờ. Bất ngờ không những với bạn, mà toàn thể nhân loại kể từ lúc có người đầu tiên xuất hiện trên thế gian.

“Hấp lực” – Theo đúng nghĩa: sự tương tác giữa muôn vật có khối lượng (masse), thường nói một cách nôm na là “vật thể này thu hút vật thể kia”, không qua từ trường, mà thuần túy nhờ khối lượng vật chất, là chuyện khó xảy ra, như ta vẫn lầm tưởng.

Hơn bốn trăm năm trước, Galileo đã tìm ra những chứng cớ vô cùng quan trọng liên quan đến Hấp Lực. Nhưng cụ không ngờ, không biết. Bốn trăm năm sau, chúng ta thấy khám phá lạ lùng của cụ, cũng không ngờ nốt, nên vẫn hồn nhiên coi Vũ trụ có đủ kiểu Hấp lực là chuyện bình thường.

Đây là khám phá của Galileo:

“Trong chân không, cây búa và sợi lông chim rơi cùng một tốc độ.

Sau đó, ta có câu trả lời rất lười biếng là “Vì trong chân không, thiếu vắng sự cản trở của không khí, mọi vật phải rơi cùng tốc độ.”

Năm 1971, trong chuyến Apollo lên mặt trăng, nơi không có không khí, phi hành gia David Scott thử thí nghiệm bằng cách cho một cây búa và sợi lông chim rơi xuống mặt trăng cùng lúc. Quả nhiên, hai vật rơi cùng tốc độ, đúng với hiện tượng Galileo tiên đoán.

Đó là chuyện xưa. Bây giờ trên mặt đất đã có “Chân không” – vacuum. Viếng thăm “Brian Cox visits the world's biggest vacuum | Human Universe – BBC” trên YouTube, bạn thấy một thí nghiệm tương tự. Cũng hai vật thể – quả cầu và lông chim, khác trọng lượng – rơi cùng một vận tốc, giống hệt thí nghiệm của David Scott.

Như đã nói, khám phá của Galileo đặc biệt liên quan đến Hấp lực, nhưng không ai biết.

Nhân loại được nhồi nắn trong lò “hấp lực”. Luôn hình dung mọi thứ hút nhau, hoặc ít ra là đã rơi thì phải rơi trên mặt trăng, măt đất… ít tai ngờ là trong khám phá của Galileo, mọi sự hoàn toàn trái ngược. Sự trái ngược ấy, chính Galileo cũng không hề biết.

Đây là sự trái ngược, bất ngờ:

Cây búa và sợi lông chim không hề rơi xuống mặt trăng, trong thí nghiệm của David Scott, mà chính mặt trăng đã “dâng lên” đón nhận chúng.

 Quả cầu và sợi lông chim trong “the biggest vacuum” trên mặt đất cũng không hề rơi xuống đất. Chính mặt đất đã “dâng lên” đón nhận chúng.

 Bạn sắp nhảy nhổm!

Tôi thông cảm. Nhưng cứ từ từ đừng nóng, bạn ạ. Thật ra, nhiều lần trong đời, chúng ta đã chứng kiến những hiện tượng có vẻ “ngược đời” như thế.

 

Bạn nhớ những lần, phóng xe vào buổi chiều, trên đồng cỏ mênh mông, thình lình thấy lũ sâu bọ ào ào thi nhau phóng thẳng vào kính chắn gió, chết không kịp ngáp. Lũ sâu bọ tội nghiệp ấy không hề chủ tâm lao vào xe bạn. Chính bạn lao vào chúng với tốc độ bảy, tám mươi dặm/ giờ.

 

Ngồi trong xe, bạn dễ có cảm tưởng lũ sâu bọ điên rồ phóng vào xe mình.

 

Đứng trên mặt đất, một hành tinh từng sát na là mỗi biến chuyển, trôi miên man về cõi vô cùng, chúng ta sẽ còn nhiều dịp “ngộ nhận” như thế. Hôm nay, tạm giải quyết một ngộ nhận từ 400 năm trước.

 

Xin nhắc lại: Khi phi hành gia David Scott thả cây búa và sợi lông chim trên mặt trăng, thì chúng không rơi. Ngay giây phút rời khỏi bàn tay phi hành gia, chúng lập tức đứng sững trong không gian, không nhúc nhích, không rơi đi đâu cả.

 

Quả cầu và lông chim trong lò thí nghiệm “chân không” trên mặt đất cũng vậy. Ngay khi được buông thả, hết “dính vào” vào một cái gì, chúng cũng lập tức đứng sững trong không gian, không nhúc nhích, không rơi về bất cứ hướng nào.

 

Trước khi bàn tiếp, cần thanh toán một món tôi gọi là câu trả lời “rất lười biếng”: “Vì trong chân không, thiếu vắng sự cản trở của không khí, mọi vật phải rơi cùng tốc độ.” Nó ở cùng ta từ ngày có thuyết Galileo, cũng sơ sơ đủ 400 năm rồi!

 

Cứ nói đến thuyết Galileo là có ngay lông chim và một cái gì đó như cái kìm, cái búa đứng cạnh để chứng tỏ “không khí đã gây cản trở”. Không đúng đâu. Vụ cản trở này rất ít, không đáng kể.

 

Đáng lẽ các nhà nghiên cứu tò mò của nhân loại đã phải tiến xa hơn, không thể ngừng ở kết luận lười biếng ấy.

 

Chỉ cần loại bỏ lông chim (thiếu yếu tố sức cản không khí), rồi cho hai cái búa một 5 ký, một 4 ký, chẳng hạn, cùng rơi trên mặt trăng, mặt đất – xem chúng có rơi cùng tốc độ hay không… sẽ thấy yếu tố “sức cản của không khí” quá nhỏ, và hiện tượng của Galileo phức tạp và lạ lùng hơn nhiều.

 

Nó mở cánh cửa giúp ta nhìn thấy thêm những góc cạnh không thể ngờ của vũ trụ.

 

Giờ nói chuyện chính, chuyện không ngờ:

 

Tôi cố ý để chương này nằm cuối sách, vì trong trăm trang sách trước, cần trình với bạn về những biến động trong vũ trụ, đặc biệt là hiện tượng chuyển động dây chuyền.

 

Bạn nhớ: trường hợp thứ ba trong chuyển động dây chuyền:

Khi các vật thể dính chặt nhau, chúng trở thành một vật thể duy nhất, và tất cả có cùng tốc độ với vật thể mới hình thành.

Như đã nói: “Chuyện dĩ nhiên và dễ hiểu. Hãng đóng máy bay làm đầu, thân và đuôi máy bay ở các phân xưởng khác nhau, rồi ráp lại. Sau đó, khi nó bay, tất nhiên, ông, bà phi công “bay” tới đâu thì hành khách, tiếp viên, hành lý, v.v… phải bay theo liền tới đó, sát nút, đâu dám trễ một sát na nào!

Nguyên tắc trên áp dụng cho tất cả các vật thể, đủ mọi hình thái, kích cỡ và trọng lượng. Không có ngoại lệ. Do đó, hạt bụi dính ở mũi một hàng không mẫu hạm và hạt bụi dính ở phía đuôi đều hiên ngang lừng lững tiến tới với tốc độ của mẫu hạm. Những hạt cát trong sa mạc, dưới đáy biển, cũng đang mải miết bay trong không gian cùng tốc độ với địa cầu.”

Cũng với công thức đó bây giờ ta đào sâu hơn, hỏi thêm:

Vậy hạt bụi, nếu hết dính vào hàng không mẫu hạm, hay hạt cát hết dính vào sa mạc, đáy biển… thì số phận chúng ra sao?

Như ta đã biết, vũ trụ đang nở. Phần thể lỏng của chất đen tràn ngập khắp nơi, biến lòng vũ trụ thành vùng tĩnh lặng như mặt hồ. Rơi trong không gian – chịu sức đẩy quá nhỏ của chất đen – muôn vật lập tức bất động.

Do đó, khi phi hành gia David Scott thả cây búa và lông chim trên mặt trăng, chàng không ngờ – và tất cả mọi người khắp đông tây, kim cổ, kể từ khi loài người xuất hiện trên thế gian, cũng không ngờ – là búa và lông chim không hề rơi xuống mặt trăng, cũng không rơi đi đâu hết.

Và trên mặt đất. khi ta tưởng quả cầu và lông chim “rơi” trong chân không, thực sự chúng cũng chẳng rơi đi đâu, mà lập tức bất động.

Búa, lông chim, quả cầu, và vô lượng vật thể đang bay quanh vô lượng thiên thể trong khắp vũ trụ, đều có một “số phận” lạ lùng như thế. Chúng bất động… và chính thiên thể, trên đường di hành trong không gian, lại phải tiện đường ghé qua “đón” chúng.

Từ người đầu tiên trên thế gian cho đến bây giờ, ai cũng thấy chuyện trái đất, mặt trăng… có sức hút, không nhiều thì ít. Mỗi thiên thể có sức hút riêng… nên khi gặp chuyện lạ lùng này, tôi cũng sững sờ như bạn.

Nhưng bình tâm nghĩ lại, thấy nó rất hợp lý, hợp tình.

Trong không gian, muôn vật hoàn toàn bất động. Các thiên thể lại khác. Nương theo đà nở của vũ trụ, chúng trở nên thành phần sinh động nhất. Mỗi sát na là mỗi biến chuyển, bắt buộc phải xa rời điểm gốc, tiến dần đến cõi vô cùng. Chúng liên miên chuyển động.

Khi phi hành gia David Scott buông rơi cây búa và lông chim trên mặt trăng, ném chúng vào cõi bất động, thì cũng là lúc chính anh, và toàn thể mặt trăng, đang ầm ầm di chuyển.

Trên mặt đất, khi chúng ta đang ngắm nghía quả cầu và lông chim – được thả trong chân không – xem chúng rơi kiểu nào… thì chính chúng ta, mặt đất ta đang đứng, cũng đang ầm ầm di chuyển, theo đúng nhịp vận hành của địa cầu.

Vật thể bất động, chỉ có người ngắm nghía chúng là di động thôi.

Ta làm một thí nghiệm giản dị:

Đứng trên nóc một cao ốc, thả cây bút chì xuống đường, bạn đinh ninh nó rơi xuống mặt đường. Nhưng nó không đi đâu hết, đứng bất động trong không gian, ngay khi rời tay bạn. Chính bạn và toàn thể địa cầu thì lại đang tiếp tục rời khỏi chỗ đứng hiện tại, như thường lệ, để miên man tiến mãi về cõi vô cùng.

Rồi khi mặt đường đã tiến tới, chạm vào cây bút thì “chỗ đứng mới” của bạn, đã cách xa “chỗ đứng cũ” một khoảng cách gần tương ứng với khoảng cách giữa bút chì và mặt đường.

Khám phá được hiện tượng này, chúng ta ngẩn ngơ, sửng sốt và nghi Tạo Hóa có máu hài hước cao độ. Ngài trêu chọc nhân loại một cú đích đáng. Ngài “bịp” chúng sinh ngay từ lúc có người đầu tiên xuất hiện trên thế gian.

Hóa ra những người tuyệt vọng nhảy lầu, thân thể vừa rời khỏi “lầu”, đã được mặt đất chạy lên… đón ngay.

Nhảy từ cầu Golden Gate xuống sông cũng vậy… Mặt nước sông sẽ lập tức dâng lên chào mừng, dìm cho chết luôn, khỏi mất công rơi xuống.

Và trong rừng thu chiều nay, nhìn lá vàng “rơi”, lần đầu tiên ta ý thức được là muôn triệu cây lá từ thiên cổ khi bị rời cành, đã đứng chết lặng giữa không gian.

Ta thấy những chuyện ấy vui vui, ngộ nghĩnh quá.

Nhưng khoa học gia của nhân loại thì chắc thất vọng lắm. Các vị ấy đã phí công, tưởng tượng rất nhiều chuyện về “hấp lực”, không thiếu những điều huyền hoặc.

Nào “Trung tâm của hấp lực nằm giữa các thiên thể”, “Thiên thể càng có khối lượng lớn (mass) càng có hấp lực mạnh”, “Vật to hấp dẫn vật nhỏ”, v.v… Và biến cố vĩ đại nhất của nhân loại về hấp lực khi Newton nhìn thấy trái táo rơi, khám phá được Hấp Lực nằm giữa trung tâm trái đất, v.v… cũng hóa thành hài hước, vì trái táo không chịu… rơi!

Trái Đất chưa bao giờ “hút” nó!

Trái đất, như vô lượng thiên thể khắp vũ trụ, mang theo mình một vùng “tưởng-như-là” Hấp Lực, nhưng không hề “hút” cái gì quanh mình. Không có chuyện dị thường là mỗi thiên thể đều thủ sẵn trong lòng một bí mật kỳ diệu có sức hút mọi thứ trong không gian.

Trái đất không hút – chỉ tạm gọi – là “đập” thôi.

Đập mạnh trên thân thể kẻ nhảy lầu, nhảy cầu, hay rất nhẹ nhàng trên hoa lá vừa lìa cành, cái “đập” của vô lượng thiên thể trong không gian giống hệt nhau. Một cái đập đơn giản bình thường bị nhân loại hiểu lầm là Hấp Lực.

Giống như ta, biết bao lần, lao xe vào lũ sâu bọ đang bay thanh thản trên cánh đồng xanh, mà cứ tưởng chúng nó phát khùng dại dột lao vào kính chắn gió xe mình.

Hiện tượng mặt trăng làm nước thủy triều lên, rút cục, cũng không liên can gì tới Hấp Lực. Phần thể lỏng của chất đen nằm giữa mặt trăng, mặt đất đã gây ra hiện tượng ấy. Như mọi thiên thể, mặt trăng, mặt đất không hút nhau.

Đang sống trong một vũ trụ nhìn đâu cũng thấy Hấp Lực, giờ bừng mắt dậy thấy mọi chuyện chỉ như cơn mơ, những ảo giác – thực sự đúng là ảo giác – mới đầu thấy vui vui, ngộ nghĩnh… Nhưng rồi nghĩ lại, giống như các khoa học gia, ta cũng cảm thấy bực mình.

Trong khu vườn khiêm tốn của tôi có một món có thể khiến bạn hạ hỏa.

Dưới gốc lựu ở góc vườn, tôi có trải ít sỏi làm cảnh. Bạn nhặt một viên lên là thấy sự thật dễ dàng. Thiên thể trong vũ trụ, hầu hết là khoáng sản vô sinh như viên sỏi trong tay bạn. Từ lúc bắt đầu là dăm, ba hạt bụi kết tụ, cho đến muôn triệu năm sau thành tinh tú, trăng sao, hành tinh, v. v… Trước sau, chúng vẫn thế, vẫn là khoáng sản vô sinh.

Không hề có chuyện, giữa tiến trình nở lớn, vào một giờ khắc nhiệm mầu nào đó, bỗng dưng tất cả được Tạo Hóa tặng cho một Hấp Lực vô cùng kỳ diệu, giấu kỹ trong bụng, để xài chơi.

Tạo Hóa có sao nói vậy. Chỉ có chúng ta hơi giàu trí tưởng tượng thôi.

Lê Tất Điều

(01/03/24)

----------------------

Tạp Chí Dân Văn giới thiệu một bài viết về Thi Sĩ CAO TẦN

 

LTS: Lê Tất Điều sinh ngày 02 tháng 8 năm 1941 tại Hà Đông, bút hiệu Cao Tần (làm thơ), Kiều Phong (viết báo). Truyện ngắn, truyện dài dùng tên thật. Ông đã đoạt giải Văn Chương toàn quốc của Tổng Thống VNCH.

Lê Tất Điều vào Nam năm 1954. Ông là  sĩ quan quân lực Việt Nam cộng hòa. Năm 1975, ông đến Hoa Kỳ và hiện cư ngụ tại San Diego.

Tác phẩm đã xuất bản:

- Khởi Hành, 1961 
- Kẻ Tình Nguyện, 1963 
- Quay Trong Gió Lốc, 1965 
- Đêm Dài Một Đời, 1966
- Phá Núi, 1968
- Người Đá, 1968
- Những Giọt Mực, 1970
- Anh Em, 1970
- Thơ Cao Tần, nhà xuất bản Bút Lửa, 1977 (tái bản nhiều lần)
- Thư về Bloomington, Illinois, nhà xuất bản Văn Nghệ, 1997
- Letters to Bloomington, Illinois, tác giả tự xuất bản,

Tập thơ Cao Tần được xem là tập thơ ăn ý nhất, vì giá trị nghệ thuật đã đành, và còn vì nội dung diễn tả đúng tâm trạng của người Việt di tản.

Germany, 24.01.2016

-          nhà văn Lê Tất Điều và tập thơ Cao Tần

Từ khoảng 15, 16 tuổi tôi đã bắt đầu viết một số chuyện cho các báo hàng ngày như là viết" Mỗi ngày một chuyện" cho báo Ngôn Luận của ông Hồ Anh. Viết một số truyện cho bà Bút Trà trong phụ trương đặc biệt của báo Sài Gòn Mới.

Nhà văn Lê Tất Điều.

 

Viết một cách nghiêm chỉnh là sau khi có một truyện ngắn đăng trên tạp chí Bách Khoa, sau đó có dịp các nhà văn như là ông Võ Phiến, ông chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ Bách Khoa là ông Lê Châu. Được sự khuyến khích của họ và bắt đầu quen thuộc với không khí văn chương, và lúc này là lúc bắt đầu vào khoảng 17, 18 tuổi gì đó...

Quý vị vừa nghe một vài tự thuật của nhà văn Lê Tất Điều trong buổi đầu gia nhập làng báo. Ông nổi tiếng sau đó với nhiều tác phẩm văn chương qua nhiều thể loại, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết. Truyện ngắn đầu tiên mang tên Cỏ Hoang được độc giả của báo Bách Khoa nồng nhiệt đón nhận đã tạo cơ hội cho ông chính thức bước vào giới văn chương Việt Nam mà lúc đó rất nhiều người mong ước. Tạp chí Bách Khoa có công phát hiện ra nhà văn Lê Tất Điều khi cho in tập truyện ngắn đấu tiên của ông:

Tạp chí Bách Khoa có in cho tôi một tập truyện ngắn nhan đề là Khởi Hành. Lúc đó vào khoảng năm 1962-1963....

Kiều Phong xuất hiện vào năm 1969 tại Sài Gòn là bút hiệu chung của nhiều người viết trong mục "Vui buồn với bạn đọc" nơi một tờ báo do nhà thơ Trần Dạ Từ chủ trương. Kiều Phong, thật ra là tên của một nhân vật tiểu thuyết kiếm hiệp rất nổi tiếng trong tác phẩm Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung. Tính chất anh hùng, quân tử, ngang tàng của Kiều Phong đã ăn sâu vào hàng triệu tín đồ của tiểu thuyết Kim Dung và khi chọn bút hiệu này thì người viết đã chọn những đề tài nảy lửa, chống lại những bất công xã hội mà thời nào cũng có.

Bút hiệu Kiều Phong thật ra nó xuất hiện trước ông Cao Tần rất nhiều. Tôi nhớ năm đó vào khoảng 1969....

Nhưng có lẽ được nhiều người biết hơn cả là tập thơ mang tên "Cao Tần" xuất hiện vào năm 1978. Tên của tập thơ cũng chính là một bút hiệu khác của Kiều Phong và Lê Tất Điều sau khi ông sang Hoa Kỳ vào thời gian đầu tiên của loạt người tỵ nạn tại Mỹ. Làm thơ có lẽ là một chọn lựa không mấy khó khăn đối với nhà văn Lê Tất Điều, ông kể lại:

Tự nhiên tôi không có cảm hứng viết truyện ngắn nữa. Thế rồi thơ nó lôi cuốn, bởi vì trong bài thơ công việc sáng tác nó ngắn hơn nó không đòi hỏi thời gian nhiều...

Tập thơ Cao Tần nhanh chóng được độc giả hải ngoại nồng nhiệt đón nhận vào những ngày đầu tiên của người Việt tha hương, đặc biệt là những người từng phục vụ trong quân đội. Trong Cao Tần, người đọc thấm thía nỗi buồn của những kẻ chiến bại. Tâm lý thua cuộc là một tâm lý bi thảm nhất sau chiến tranh. Nỗi buồn đeo đuổi như bị ma ám cộng với đời sống mới lạ lẫm đã kéo người ta lại với nhau như một yếu tố khởi đầu của tính bầy đàn. Ngồi lại để chia sẻ mọi thứ, từ kỷ niệm cho đến buồn phiền. Từ đời sống thường nhật bấp bênh cho đến những ước ao hoang tưởng.

Thơ Cao Tần được nhiều người đón nhận bởi ngôn ngữ của nó thể hiện hơn là những gì chứa đựng bên trong. Ngôn ngữ trong thơ Cao Tần mang đậm tính tự trào lại phảng phất nét quyến rũ của chất anh hùng ca từ nhân vật Kiều Phong mà tác giả đã có cơ hội nhiều năm tiếp xúc. Có lẽ sự hòa trộn giữa ngôn ngữ chắt lọc thi ca và tính phán xét lạnh lùng, mạnh mẽ của loại văn chính luận đã khiến thơ Cao Tần có được sự hấp dẫn kín đáo nhưng ngấm ngầm dữ dội đã khiến người đọc khó thể bỏ qua khi đã đọc những dòng chữ đầu tiên:

Dăm thằng khùng họp nhau bàn chuyện lớn 
Gánh sơn hà toan chất thử lên vai 
Chuyện binh lửa anh em chừng cũng ớn 
Dọn tinh thần: cưa nhẹ đỡ ba chai 

Rừng đất khách bạt ngàn màu áo trận 
Xong hiệp đầu mây núi đã bâng khuâng 
Hào khí bốc đủ mười thành chất ngất 
Chuyện vá trời coi đã nhẹ như không 

Một tráng sĩ vung ly cười ngạo mạn 
Nửa đời xưa ta trấn thủ lưu đồn 
Nay đất khách kéo lê đời rất nản 
Ta tính sẽ về vượt suối trèo non... 

Sẽ có lúc rừng sâu bừng chuyển động 
Những hùm thiêng cựa móng thét rung trời 
Và sông núi sẽ vươn mình trỗi dậy 
Và cờ bay trên đất nước xinh tươi 

Một tráng sĩ vô êm chừng sáu cối 
Thần tự do giờ đứng ở nơi nào? 
Ta muốn đến leo lên làm đuốc mới 
Tự đốt mình cho lửa sáng xem sao... 

Thần tự do giơ hoài cây đuốc lạnh 
Ta tiếc gì năm chục ký xương da 
Sẽ làm đuốc soi tìm trong đáy biển 
Những oan hồn ai bỏ giữa bao la... 

Bình minh tới một chàng bừng tỉnh giấc 
Thấy chiến trường la liệt xác anh em 
Năm tráng sĩ bị mười chai quất gục 
Đời tha hương coi bộ vẫn êm đềm 

Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi 
Những hào hùng uất hận gối lên nhau 
Kẻ thức tỉnh ngu ngơ nhìn nắng mới: 
Ta làm gì cho hết nửa đời sau? 

Thanh Quang vừa đọc cho chúng ta nghe bài thơ mang tên "Ta Làm Gì Cho Hết Nửa Đời Sau" được Cao Tần làm vào tháng 3 năm 1977. Nếu nói bài thơ này là đại diện cho thi pháp của toàn tập thơ Cao Tần thì cũng không là quá lời. Ở cái tựa, người đọc cảm thấy hình như chất cay đắng từ tâm hồn của chính mình tan vào bài thơ, và rồi bài thơ trở thành tấm kính vạn hoa luân chuyển, nhảy múa theo âm điệu; khi nhanh khi chậm của một tiệc rượu cuối tuần.

Mà không, dùng chữ "tiệc rượu" trong hoàn cảnh của bài thơ nghe ra sang trọng quá. Phải gọi là "nhậu" thì mới diễn tả chính xác cái sân khấu đời mà Cao Tần đang tả. Tấm kính vạn hoa đã phản chiếu số phận của những người ngồi quanh bàn nhậu phơi ra từng tâm trạng, từng ngữ điệu hay cử động trong mỗi vai diễn. Những nhân vật vừa là tráng sĩ vừa là dân thất nghiệp và cũng có khi vừa lãnh trợ cấp trong những ngày đầu nơi xứ lạ quê người. Nâng chai cũng như nâng tất cả xót xa và gắng gượng dùng những hình ảnh vĩ đại của nước Mỹ như tượng Nữ Thần Tự Do để dè bỉu cho chính thân phận mình.

Từ bàn nhậu bước ra, nhân vật của Cao Tần tìm sự thanh thản ở thiên nhiên. Kết quả là thiên nhiên kéo nạn nhân trở về những hình ảnh mà họ muốn chôn vùi hay ít ra là muốn quên trong giây lát:

Ta đã vượt muôn dặm dài biển cả
Ðường tử sinh lui tới cũng đôi lần
Bỗng bình minh này ngồi thuyền, câu cá
Trôi dật dờ như lá trên hồ xanh

Hỡi chú cá rong chơi miền nước biếc

Ta vượt đường muôn dặm chẳng tìm nhau
Bày đặt buông cần mà quên thương tiếc
Cho đời êm, qua được mấy giờ đau

Cao Tần có thảnh thơi hay không khi tìm thú vui mà người sống ở Mỹ thường có là thú đi câu? Nhà thơ đi câu với tâm trạng không mấy tin rằng mình sẽ hòa vào với thiên nhiên khi nghi ngờ rằng trò đi câu chỉ là bày đặt,

Bày đặt buông cần mà quên thương tiếc
Cho đời êm, qua được mấy giờ đau

ngay cả cây cối cũng bị nhà thơ vực dậy để mà tra vấn:

Nói nghe coi này cổ thụ ven hồ
Kể từ những trăm năm dài đứng đó
Có gặp khi nào một kẻ xác xơ
Lòng sầu hận hơn kiếp người da đỏ

Ðời đang bão khi không chìm lặng ngắt
Như cành khô nằm chết đáy sông sâu
Ðời đang dậy sóng thần lên bát ngát
Bỗng vùi yên đáy biển một thân tàu

Và móc đời lên cần câu vớ vẩn
Ðem dìm chơi trong đáy nước rong rêu
Tuổi chưa nặng hồn đã chừng ngơ ngẩn
Lòng vàng khô hơn chiếc lá đưa vèo?

Thiện Giao vừa đọc bài thơ Câu Cá của Cao Tần được sáng tác vào tháng 11 năm 1977.

Cao Tần còn nhiều bài thơ tự vấn nữa nhưng tiếc rằng khuôn khổ thời gian của tạp chí không cho phép chúng tôi giới thiệu thêm. Có điều là đọc thơ Cao Tần người ta không cảm thấy nhức đầu với những chữ những nghĩa rối rắm. Thơ Cao Tần vừa vui vừa buồn. Vừa tĩnh lặng như thiền sư vui tính lại cũng đậm đặc chất hào sảng của những tâm hồn sương gió. Không nhức đầu nhưng thơ Cao Tần gợi mở rất nhiều kỷ niệm. Mà kỷ niệm của những người xa xứ thì có được mấy niềm vui?

---------------------------

Gặp lại Lê Tất Điều

Trong năm 2012, sự trở lại của những tác phẩm văn, sử sáng giá đã in tại miền Nam trước năm 1975 của Tràng Thiên (Võ Phiến), Tạ Chí Đại Trường... tuy chưa nhiều, song có thể nói, đã đem lại nguồn cảm hứng lớn cho người đọc, người viết trong nước ở thời điểm này. Những ngày đầu năm 2013, một tác phẩm văn chương đầy nhân cảm của nhà văn Lê Tất Điều, sau 47 năm lại tái ngộ độc giả Việt Nam – truyện dài Đêm dài một đời (*).

 

Ghi chú của TCDV - Truyện dài „ĐÊM DÀI MỘT ĐỜI“ là tác phẩm đã đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc của Tổng Thống VNCH.

Nhà văn Lê Tất Điều.

Những ngày đầu năm, đọc lại Đêm dài một đời như được trải nghiệm một cảm giác xa xót mà lung linh của tình người trong thời loạn. Không hiện lên với khói lửa và tàn khốc xương máu, chiến tranh đi sâu vào những phận người nhỏ bé và lầm lũi với sự âu lo chết chóc thường trực, với những chuyến tàu chở học trò về thăm quê nhà có thể bị trúng mìn bất cứ lúc nào, với những cuộc chia tay của đám học sinh nội trú được biến thành trò chơi đám ma... Bối cảnh cuộc chiến ở rất xa, thậm chí không được nhắc đến, nhưng lại rất gần, day dứt trong mỗi tâm hồn, biến cố cuộc đời.

Lê Tất Điều được biết đến như một cây bút viết về ký ức tuổi thơ tuyệt vời. Nhưng trong Đêm dài một đời, thế giới tuổi thơ lại có sức lay động mãnh liệt hơn cả. Đó là thế giới của những tuổi thơ không nhìn thấy mặt trời, những đứa trẻ mù hoang mang và chưa thể tìm thấy sự chủ động trước đời sống.

Tất cả hiện lên trong lời dẫn chuyện của cậu bé Thương, một cậu bé rơi vào cảnh mồ côi cha mẹ và mù lòa sau một chuyến tàu cán mìn trở thành học sinh nội trú ở trường khiếm thị. Sự chật chội thiếu thốn của không gian sống nội trú, những cuộc chia tay bạn bè không hứa hẹn gặp lại, mối quan hệ với những “người sáng” đầy phức tạp và những tình cảm ân cần, trìu mến mà những nhóm thanh niên sinh viên tình nguyện dành cho bọn trẻ... đã tạo nên bức tranh đời sống kỳ lạ, đầy cảm động. Cả cái cách mà bọn trẻ trước khi rời xa môi trường nội trú tìm cho mình những nghề nghiệp, những nơi nương tựa để tiếp tục sống (người làm bàn chải, người bán vé số, người cố gắng khẳng định mình trong ban nhạc) cũng chồng chất ưu tư thân phận, song lại luôn ánh lên những niềm lạc quan trong trẻo vào cuộc đời, vào tình người.

Lê Tất Điều viết về đời sống tâm hồn của lũ trẻ bằng sự đồng cảm đầy tinh tế. Đó có thể là khoảnh khắc nhân vật tôi ngồi mân mê cái mấu xương nhô ra ở cổ tay bạn, đó là khi lũ trẻ mù chơi đàn, chính âm thanh làm cho chúng cảm nhận đầy đủ đời sống xung quanh xôn xao, thấy được mùi hoa ngâu phảng phất, thấy bóng tối bớt nặng nề...

Nỗi buồn miên man thấm sâu vào nhạc văn của Đêm dài một đời, có sức gợi mở và ám ảnh người đọc triền miên: “Tôi tìm được sự rung động, xúc cảm trong khi hát. Tôi phải nói về một thế giới nào đó, một thế giới mềm nhỏ kết bằng những nỗi buồn man mác, đôi khi chan chứa tình thương yêu. Tôi muốn hát thế nào để mọi người cùng hiểu về thế giới đó. Mọi người phải cùng sống, cùng bàng hoàng vì bài hát như tôi” (trang 128).

Có thể nói, đây là thứ văn chương hồn hậu, giúp người ta nghĩ đẹp, cảm xúc đẹp, sống đẹp và biết hướng tha với một tinh thần đầy rộng mở, chia sẻ, yêu thương. Đâu đó, ta đã bắt gặp những nghịch cảnh, những đời sống chan chứa nghĩa tình, khốc liệt mà đằm sâu, sát thực mà rất thi ca trong một vài truyện ngắn của Duyên Anh, người văn chương cùng thời.

Tràng Thiên (Võ Phiến) viết nhận xét rằng: “Đọc Điều, ta tiếp cận một tâm hồn nhân ái, bao la và dịu dàng”.

Lê Tất Điều sinh năm 1942 tại Hà Đông, vào Sài Gòn từ năm 1954; được biết đến qua tạp chí Bách Khoa, một tạp chí uy tín, thành công tại Sài Gòn trong giai đoạn dài, từ năm 1957 – 1975. Ngay từ tập truyện ngắn đầu tay có tựa Khởi hành, do Bách Khoa ấn hành năm 1961, Lê Tất Điều đã được giới phê bình và độc giả lúc bấy giờ đánh giá cao. Cho đến năm 1970, ông là tác giả của tám cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài gây chú ý, trong đó, Đêm dài một đời là cuốn thứ tư. Sau năm 1975 ông sang Mỹ và mở một bước ngoặt mới trong văn nghiệp: không viết văn xuôi nữa mà chuyển hẳn sang làm thơ với bút danh Cao Tần. Các tập thơ nổi tiếng của ông trong thời kỳ này là: Thơ Cao Tần (1977), Thư về Bloomington, Illinois (1997). Trong thời kỳ này, ông cộng tác với các tạp chí: Hồn Việt, Bút Lửa, Văn Học Nghệ Thuật trong chức vụ tổng thư ký hoặc chủ bút; từ năm 1990, làm cố vấn trưởng Thư viện Toàn cầu.

Sau 47 năm, Đêm dài một đời của Lê Tất Điều trở lại giản dị và vẫn mới mẻ trong bối cảnh đời sống văn chương đang thiếu những tác phẩm đẹp, lay động thực sự dành cho tuổi mới lớn, trong đời sống mà sự vô cảm đang có sức lây lan mãnh liệt.

Nguyễn Vĩnh Nguyên

(*) Phương Nam & NXB Hội Nhà Văn, 2012 - Qúy độc giả muốn có tác phẩm này, liên lạc với tác giả (email: letatdieu@yahoo.com)

--------------------------

Nhà văn Lê Tất Điều & Thơ Cao Tần

Lê Tất Điều là nhà văn nổi tiếng của Miền Nam. Ông viết thận trọng và có ý thức. Khởi Hành là tập truyện đầu tiên của ông được tạp chí Bách Khoa ấn hành. Có thể nói, Bách Khoa đã mở cửa cho ông bước vào văn nghiệp. Ông cũng là người viết về tuổi thơ. Còn nhớ, ông đã có một số truyện in trên loạt sách Truyện Thiếu Nhi của nhà sách Khai Trí rất được ưa thích. Ngoài ra Những Giọt Mực viết về tuổi nhỏ của ông là tác phẩm nổi tiếng. Trong nghiệp văn nghiệp báo của mình, Lê Tất Điều còn dùng bút hiệu Kiếu Phong cho nhiều bài báo có giọng sắc bén, đôi khi cay độc. Sang Mỹ, ông không viết truyện nữa mà làm thơ với bút danh Cao Tần rất nổi tiếng.

 

Lê Tất Điều và bước đầu văn nghiệp

 

Trên đài RFA, trả lời phỏng vấn của Mạc Lâm, Lê Tất Điều cho biết:

“Từ khoảng 15, 16 tuổi tôi đã bắt đầu viết một số truyện cho các báo hàng ngày như là viết” Mỗi ngày một truyện” cho báo Ngôn Luận của ông Hồ Anh. Viết một số truyện cho bà Bút Trà trong phụ trương đặc biệt của báo Sài Gòn Mới. 

Viết một cách nghiêm chỉnh là sau khi có một truyện ngắn đăng trên tạp chí Bách Khoa, sau đó có dịp gặp các nhà văn như là ông Võ Phiến, ông chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ Bách Khoa là ông Lê Châu. Được sự khuyến khích của họ và bắt đầu quen thuộc với không khí văn chương, và lúc này là lúc bắt đầu vào khoảng 17, 18 tuổi gì đó...

Phải ghi nhận rằng Lê Tất Điều nổi tiếng ngay sau đó với nhiều tác phẩm văn chương qua nhiều thể loại, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết. Truyện ngắn đầu tiên mang tên Cỏ Hoang được độc giả của báo Bách Khoa nồng nhiệt đón nhận đã tạo cơ hội cho ông chính thức bước vào giới văn chương Việt Nam mà lúc đó rất nhiều người mong ước. Tạp chí Bách Khoa có công phát hiện ra nhà văn Lê Tất Điều khi cho in tập truyện ngắn đầu tiên của ông: Tạp chí Bách Khoa có in cho tôi một tập truyện ngắn nhan đề là Khởi Hành. Đó là vào khoảng năm 1962-1963.... 


Lê Tất Điều và Thơ Cao Tần

Nhiều người, nhất là các bạn văn, lấy làm thắc mắc khi thấy Lê Tất Điều sau 1975 sang Mỹ đột nhiên làm thơ và nổi tiếng vang dội. Ông tâm sự với Mạc Lâm trên đài RFA: “Tự nhiên tôi không có cảm hứng viết truyện ngắn nữa. Thế rồi thơ nó lôi cuốn, bởi vì trong bài thơ công việc sáng tác nó ngắn hơn nó không đòi hỏi thời gian nhiều...”

Đúng như Mạc Lâm nhận định: “Tập Thơ Cao Tần nhanh chóng được độc giả hải ngoại nồng nhiệt đón nhận vào những ngày đầu tiên của người Việt tha hương, đặc biệt là những người từng phục vụ trong quân đội. Trong “Thơ Cao Tần”, người đọc thấm thía nỗi buồn của những kẻ chiến bại. Tâm lý thua cuộc là một tâm lý bi thảm nhất sau chiến tranh. Nỗi buồn đeo đuổi như bị ma ám cộng với đời sống mới lạ lẫm đã kéo người ta lại với nhau như một yếu tố khởi đầu của tính bầy đàn. Ngồi lại để chia sẻ mọi thứ, từ kỷ niệm cho đến buồn phiền. Từ đời sống thường nhật bấp bênh cho đến những ước ao hoang tưởng. 

Thơ  Cao Tần được nhiều người đón nhận bởi ngôn ngữ của nó thể hiện hơn là những gì chứa đựng bên trong. Ngôn ngữ trong thơ Cao Tần mang đậm tính tự trào lại phảng phất nét quyến rũ của chất anh hùng ca từ nhân vật Kiều Phong mà tác giả đã có cơ hội nhiều năm gần gũi. Có lẽ sự hòa trộn giữa ngôn ngữ chắt lọc thi ca và tính phán xét lạnh lùng, mạnh mẽ của loại văn chính luận đã khiến thơ Cao Tần có được sự hấp dẫn kín đáo nhưng ngấm ngầm dữ dội đã khiến người đọc khó thể bỏ qua khi đã đọc những dòng chữ đầu tiên trong thơ ông.”

 

 

Thơ Cao Tần

 

 





Một mai Anh về

(trích)

 

Mai mốt anh về có thằng túm hỏi

Mầy qua bên Mỹ học được củ gì

Muốn biết tài nhau đưa ông cây chổi

Nói mầy hay ông thượng đẳng cu li.

Ông rửa bát chì hơn bà nội trợ

Ông quét nhà sạch hơn em bé ngoan

Ngày ngày phóng xe như thằng phải gió,

Đêm về nằm vùi nước mắt chứa chan.

Nghệ thuật nói bỗng hóa trò lao động

Thằng nào nói nhiều thằng ấy tay to

Tiếng mẹ thường chỉ dùng chửi đổng

Hay những đêm sầu tí toáy làm thơ...   

 



Ta làm gì cho hết nửa đời sau

 

 

 

Tranh ĐINH CƯỜNG

 

 

Dăm thằng khùng họp nhau bàn chuyện lớn
Gánh sơn hà toan chất thử lên vai
Chuyện binh lửa anh em chừng cũng ớn
Dọn tinh thần: cưa nhẹ đỡ ba chai 

Rừng đất khách bạt ngàn màu áo trận
Xong hiệp đầu mây núi đã bâng khuâng
Hào khí bốc đủ mười thành chất ngất
Chuyện vá trời coi đã nhẹ như không 

Một tráng sĩ vung ly cười ngạo mạn
“Nửa đời xưa ta trấn thủ lưu đồn
Nay đất khách kéo lê đời rất nản
Ta tính sẽ về, vượt suối trèo non...

Sẽ có lúc rừng sâu bừng chuyển động
Những hùm thiêng cựa móng thét rung trời
Và sông núi sẽ vươn mình trỗi dậy
Và cờ bay trên đất nước xinh tươi.” 

Một tráng sĩ vô êm chừng sáu cối:
“Thần tự do giờ đứng ở nơi nào?
Ta muốn đến leo lên làm đuốc mới
Tự đốt mình cho lửa sáng xem sao... 

Thần tự do giơ hoài cây đuốc lạnh
Ta tiếc gì năm chục ký xương da
Sẽ làm đuốc soi tìm trong đáy biển
Những oan hồn ai bỏ giữa bao la...”

Bình minh tới một chàng bừng tỉnh giấc
Thấy chiến trường la liệt xác anh em
Năm tráng sĩ bị mười chai quất gục
Đời tha hương coi bộ vẫn êm đềm

Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi
Những hào hùng uất hận gối lên nhau
Kẻ thức tỉnh ngu ngơ nhìn nắng mới:
“Ta làm gì cho hết nửa đời sau?”...


CT
Tháng 3/77


Tiểu Sử Lê Tất Điều


Sinh ngày 02-8-1942 tại Hà Đông. Theo Gia Phả dòng họ Lê tại làng Bài Trượng, huyện Chương Mỹ, Tỉnh Hà Đông, thì năm sinh là 1941. Di cư vào Nam năm 1954. Dạy học. Cựu sĩ quan VNCH. Định cư tại Hoa Kỳ từ tháng 5-1975. 
1976 - 1979: Hợp tác với tạp chí Hồn Việt, Bút Lửa, Văn Học Nghệ Thuật trong chức vụ tổng thư ký hoặc chủ bút.
Từ 1990 - : Cố vấn niên trưởng Thư Viện Toàn Cầu

Tác phẩm đã xuất bản:


- Khởi Hành, 1961 
- Kẻ Tình Nguyện, 1963 
- Quay Trong Gió Lốc, 1965 
- Đêm Dài Một Đời, 1966
- Phá Núi, 1968
- Người Đá, 1968
- Những Giọt Mực, 1970
- Anh Em, 1970
- Thơ Cao Tần, nhà xuất bản Bút Lửa, 1977 (tái bản nhiều lần)
- Thư về Bloomington, Illinois, nhà xuất bản Văn Nghệ, 1997
- Letters to Bloomington, Illinois, tác giả tự xuất bản, 1999

 

Nhà Văn LÊ TẤT ĐIỀU Và Tác Phẩm Small People's Revolt

Việt Hải Los Angeles

 

 Lê Tất Điều sinh ngày 02 tháng 8 năm 1942 tại Hà Đông, với thi hiệu  là Cao Tần, khi viết văn bút danh là Lê Tất Điều, về báo chí thì là Kiều Phong.

 Lê Tất Điều vào Nam năm 1954. Ông là  sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sang Hoa Kỳ vào năm 1975 và cư ngụ tại San Diego.

 Tôi nhớ Tập thơ Cao Tần được in năm 1978, là tập thơ tâm đắc nhất vì giá trị nghệ thuật thi phú của nó, cũng như vì nội dung diễn tả đúng tâm trạng của những người Việt tị nạn phải bỏ xứ khi ly hương tránh làn sóng đỏ Cộng Sản. Xin trích thơ Cao Tần, bài "Mai mốt anh về:

Mai mốt anh về có thằng túm hỏi

Mầy qua bên Mỹ học được củ gì

Muốn biết tài nhau đưa ông cây chổi

Nói mầy hay ông thượng đẳng cu li.

 

Ông rửa bát chì hơn bà nội trợ

Ông quét nhà sạch hơn em bé ngoan

Ngày ngày phóng xe như thằng phải gió,

Đêm về nằm vùi nước mắt chứa chan.

 

Nghệ thuật nói bỗng hóa trò lao động

Thằng nào nói nhiều thằng ấy tay to

Tiếng mẹ thường chỉ dùng chửi đổng

Hay những đêm sầu tí toáy làm thơ...

Trước khi di tản, ông là một nhà giáo và cũng là một ký giả tại Sài Gòn. Đã xuất bản truyện dài Đêm Dài Một Đời đã đoạt giải thưởng của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam, và các tập truyện ngắn Khởi Hành (1961), Kẻ Tình Nguyện, Quay Trong Gió Lốc (1965), Đêm Dài Một Đời (1966), Phá Núi (1968), Người Đá (1968), Những Giọt Mực (1968), Anh Em (1970), Thơ Cao Tần (1978), Thư về Bloomington, Illinois, nhà xuất bản Văn Nghệ, 1997. Và Letters to Bloomington, Illinois, tác giả tự xuất bản, 1999.

Tạp chí Bách Khoa do GS. Huỳnh Văn Lang làm chủ nhiệm, nơi đây là văn trường đã tạo cơ hội cho Lê Tất Điều bước vào văn nghiệp. Bách Khoa là tạp chí đăng nhiều bài có giá trị như về biên khảo, bình luận văn học, văn sáng tác,... Bách Khoa có những cây viết đáng kể như Bình Nguyên Lộc, Vũ Hạnh (thiên tả), Nguyễn Hiến Lê (thiên tả), Võ Phiến, Lê Tất Điều, Cô Liêu, Nguyễn Văn Xuân, Phan Du, Võ Hồng, Phạm Việt Châu, Phan Văn Tạo, Đoàn Thêm, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương, Thụy Vũ, Túy Hồng,...

Với tôi thí tên tuổi Lê Tất Điều vốn là nhà văn viết về tuổi thơ qua nhiều truyện ngắn in trong loạt sách Truyện Thiếu Nhi của nhà sách Khai Trí, của ông chủ ông Nguyễn Hùng Trương, mà khi xưa ấy ở lứa tuổi húi cua mài đũng đáy quần trên ghế nhà trường tôi rất ưa thích. Tác phẩm Những Giọt Mực của Lê Tất Điều viết về tuổi thơ của ông là loại tác phẩm "best sellers". Vào năm 1968, khi tác phẩm "Những Giọt Mực" viết cho thiếu nhi của ông ra đời, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, cũng như học sinh hay sinh viên (thuở Việt Nam Cộng Hòa) đón nhận nồng nhiệt, bút pháp của tác giả độc đáo qua tuyển tập gồm 11 truyện ngắn, lời văn nhẹ nhàng dễ thương, dí dỏm, tinh nghịch, sâu sắc, kể về cuộc đời của từng món vật dụng được nhân cách hóa trong các truyện: Tình Bạn Của Đôi Guốc, Trung Thu Của Bác Đèn Xếp, Diều Giấy Mắc Nạn, Tờ Lịch Đầu Tháng, Những Giọt Mực, Tâm Sự Bác Đinh Già, Những Mũi Tên Trưởng Thành, Một Chút Anh Hùng, Ô Đen Đi Du Lịch, Cơn Giận Của Bác Đồng Hồ, và Lão Dao Sắc. Dưới cái nhìn ý nhị đầy trìu mến của Lê Tất Điều, mỗi đồ vật đều có giá trị đời sống và tâm sự khác nhau. Đấy là ngòi bút Lê Tất Điều. Khuynh hướng văn dành cho tuổi thơ như các nhà văn xứ người như Clive Staples Lewis (1898-1963), Ruth Manning-Sanders (1888–1988) hay Lewis Carroll (1832–1898),...

Trong tác phẩm Đêm Dài Một Đời phát hành năm 1966, Lê Tất Điều nói lên nỗi thương tâm của ký ức tuổi thơ, trải qua những cảm giác  bi thương xót xa đã lay động lương tâm con người trong thời chiến tranh loạn lạc. Chiến tranh cướp đi tuổi thơ, ám ảnh tuổi thơ, in sâu đậm vào những thân phận nhỏ bé của tuổi ban mai thơ ngây. Nỗi lo sợ chết chóc thường trực, trên những chuyến tàu chở học trò về thăm quê nhà bị trúng mìn bất cứ lúc nào do người Cộng Sản gài đặt, đám bạn bè học sinh nội trú được biến thành trò chơi chết người. Đêm Dài Một Đời cho thấy sư sơ hãi như đám trẻ nạn nhân của bạo lực vô lý nhất như biến cố thảm sát học sinh kinh hoàng ở Beslan (Nga), tại Dunblane (Anh), ở Cologne (Đức), hay ở Newtown, Connecticut 2012, mà đa số chúng ta còn nhớ. Sát hại tuổi thơ là điều sái quấy, không thể tha thứ cho dù biện minh thế nào đi nữa. Lê Tất Điều đã nói lên vấn đề lương tâm và thân phận con người từ những năm gần nửa thế kỷ trước rồi còn gì?

Sát hại tuổi thơ, Newtown, Connecticut:

http://www.ninh-hoa.com/VietHai-MuaNoelBuon2012.htm

Trong ngành báo Lê Tất Điều dùng bút hiệu Kiều Phong, cũng là tên kiếm hiệp của  nhân vật chính nhất trong ba nhân vật chính trong truyện kiếm hiệp Thiên Long Bát Bộ do nhà văn Kim Dung sáng tác. Kiều Phong của Kim Dung được gia nhập môn phái Cái Bang và được bang chủ Uông Kiếm Thông truyền dạy võ nghệ cao cường như Hàng Long Thập Bát Chưởng, một trong hai tuyệt chiêu danh trấn độc bá võ lâm. Còn Kiều Phong của Lê Tất Điều có bút pháp phiếm luận châm chích những điều xấu xa, không hay diễn ra trong dòng thời sự xã hội trên các báo mà ông cộng tác trước 1975.

Trong bài viết "Thử tìm một lối tiếp cận văn sử học về Hai mươi nhăm năm văn học Việt Nam hải ngoại 1975-2000" của Thụy Khuê bên Paris có đoạn ghi nhận khiến tôi chú ý khi đọc bài viết:

"Nhà văn Lê Tất Điều gửi xin anh em có ai còn giữ được mấy quyển sách của Điều, xin gửi cho mượn để chép tay."

Trong số báo thứ nhì, có thư của một độc giả trả lời, giữ trọn bộ sách của Lê Tất Điều. Và trong Hồn Việt Nam, số 3, ngày 15/11/75, bài Thư bạn của Lê tất Điều gửi Minh Đức Hoài Trinh, có những câu:

"Ôi! Chữ Việt Nam ta bây giờ quý lắm, kể cả chữ nghĩa viết thư, không thể để chúng lưu lạc được..."

Bài viết khác của Nguyễn Mạnh Trinh viết về nhà thơ Cao Tần, thơ người di tản buồn, tôi hiểu nỗi niềm ông gói ghém trong văn chương hơn:

Cao Tần, thơ người di tản buồn, Nguyễn Mạnh Trinh

http://phusaonline.free.fr/ButViet/NMTrinh/214_CaoTan.htm

Các bài viết điển hinh khác của ông về lãnh vực văn chương, thời sự đăng trên site Talawas:

Bạn giận thù khinh, Lê Tất Điều:

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9299&rb=0402

 

Lý thuyết gia Natan Sharansky, Lê Tất Điều:

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=8717&rb=0402

và sau đây là tác phẩm mới của ông viết bằng Anh ngữ, được phát hành qua hai hệ thống bán sách lớn của dòng chính Hoa Kỳ là Barnes& Noble và  Amazon.com.

Tác phẩm mới nhất của nhà văn Lê Tất Điều:

SMALL PEOPLE’S REVOLT

Những hy vọng, ước mơ gửi tới các nhà lãnh đạo, khoa học gia bây giờ và mai sau:

*Báo động với thế giới về những tai họa cho nhân loại do Trung Cộng gây ra. Sự tham lam, thiển cận, tàn nhẫn và nghèo kiến thức của các nhà lãnh đạo quốc gia này đang làm địa cầu bị hủy hoại, môi trường sống của muôn loài bị thu hẹp tới mức nguy hiểm.

*Làm sạch kho tàng kiến thức chung của thế giới. Hủy bỏ, hoàn chỉnh những lý thuyết sai lầm hoặc thiếu sót, từng làm chậm bước tiến của khoa học, kể cả những thuyết của Albert Einstein. Đề nghị một hướng nghiên cứu mới về vũ trụ và phương thức khám phá những  nguồn năng lượng mới, sạch và vô tận.

Mua online via link:

http://productsearch.barnesandnoble.com/search/
results.aspx?store=book&ATH=Le%20Tat%20Dieu

(Barns Noble)

http://www.amazon.com/Small-Peoples-Revolt-Tat-Dieu/dp/1910394386/ref=sr_1_1?s=books&ie=UTF8&qid=1406427451&sr=1-1&keywords=SMALL+PEOPLE%E2%80%99S+REVOLT

Source: Amazon.com

ISBN: 9781910394380 - Small People's Revolt

Book Title: Small People's Revolt

Author: Le Tat Dieu

ISBN: 9781910394380

Format: Paperback

Publisher:Legend Press Ltd

Book Synopsis:

"My little village homeland, sharing the fate of the greater homelands of all the people and all the creatures across the planet, is being devastated by a small group of people...To rescue the shared homeland of the world, we need a revolution of the whole human race." (The Homeland of the World's Myriad Creatures) "The speed of time is actually the speed upon which the Universe exists. That speed is steady and unvarying. There's no way it changes depending on the location, speed, or size of anything inside the Universe." (Einstein's Error in the Time Dilation Theory) Dark Matter is all around us, filling the Universe...By transforming it into energy or forcing it into heat, we would have an inexhaustible power source to heat the Earth after the Sun grows cold. (A Long-Lasting Dream)

Trân trong giới thiệu tác phẩm Small People's Revolt của nhà văn Lê Tất Điều.

Trần Việt Hải, Los Angeles

_________________________________________


ĐÃ PHÁT HÀNH KHẮP NƠI

Tác phẩm mới nhất của nhà văn

LÊ TẤT ĐIỀU
SMALL PEOPLE’S REVOLT


Những hy vọng, ước mơ gửi tới các nhà lãnh đạo, khoa học gia bây giờ và mai sau

*Báo động với thế giới về những tai họa cho nhân loại do Trung Cộng gây ra. Sự tham lam, thiển cận, tàn nhẫn và nghèo kiến thức của các nhà lãnh đạo quốc gia này đang làm địa cầu bị hủy hoại, môi trường sống của muôn loài bị thu hẹp tới mức nguy hiểm.

*Làm sạch kho tàng kiến thức chung của thế giới. Hủy bỏ, hoàn chỉnh những lý thuyết sai lầm hoặc thiếu sót, từng làm chậm bước tiến của khoa học, kể cả những thuyết của Albert Einstein. Đề nghị một hướng nghiên cứu mới về vũ trụ và phương thức khám phá những  nguồn năng lượng mới, sạch và vô tận.

Sách có bán tại: Barnes& Noble và Amazon

Xin đọc 3 chương trên các đường dẫn này:

Chương 12:

https://www.linkedin.com/today/post/article/20140724193033-280169722-mr-a-s-globe?goback=.amf_3091009_280169722&trk=prof-post

Chương 7 :

https://www.linkedin.com/today/post/article/20140725192019-280169722-the-new-champion?trk=mp-details-rr-rmpost

Chương 13: Einstein's errors

Einstein's errors

 

Discover Einstein's serious errors in Time Dilation Theory

 

Einstein’s Error in the 
Time Dilation Theory

 Le Tat Dieu
English version by Le Tuan

NEUTRINO’S VELOCITY IS IRRELEVANT

Albert Einstein’s Special Theory of Relativity – also known as the theory of “Time Dilation” – was thought to have been killed in the month of September 2011 at the age of 106.

The suspects in the slaying were the subatomic particles known as neutrinos. The act of killing occurred when, in a race against light organized by CERN (European Organization for Nuclear Research), the neutrinos appeared to have exceeded the speed of light, reaching the final destination 60 nanoseconds ahead of light, thereby consigning Einstein's theory to the realm of death.

The reason the theory was able to survive robustly for so long is that some Theory’s supporters issued an edict forbidding anything in the universe to travel faster than light. Why? Because according to the theory, when a car is moving, time slows down inside that car. When it reaches the speed of light, time stops. And should it exceed that speed, time would travel in the opposite direction, meaning the car would go back in time. Believing that the universe would not allow this phenomenon to occur, these scientists cautiously enacted a traffic law imposing a maximum speed for all objects in motion that gave the light sedan an advantage over any other vehicles on the universal freeway.

When the neutrinos in the CERN experiment appeared to violate this law by exceeding that maximum speed, the light sedan crashed, and Einstein's theory ended up on life support. Numerous scientists all over the world congregated around its bedside in an effort to resuscitate it. The campaign to discredit the CERN’s experiment began in earnest.

However, just two months later, the multinational OPERA (Oscillation Project with Emulsion Tracking Apparatus) emulated the CERN’s experiment with improved techniques to avoid possible errors. The result was the same: Light was found trailing behind the neutrinos, desperately holding its nose to avoid inhaling their exhaust fumes.

But in late February 2012 the scientists at the Gran Sasso laboratory confessed that their measuring device had a faulty cable and some other bad components. The explanation is neatly vague: They said a snafu in the operating components may have led to the faulty measurement of the neutrinos’ speed, indicating that they had flown FASTER than in reality. However, the cable’s mess-up showed a false reading that revealed a SLOWER velocity. This means that the neutrinos could have been moving either faster or slower than the speed of light for more than 60 seconds. Therefore, even after this heartfelt confession, we are still in the dark as to whether the Special Theory of Relativity is dead or alive. But to their credit, their remorseful confession has managed to keep the theory on life support, waiting for a new doctor and not yet ready to be deep-sixed.
 (The scientists at the Gran Sasso laboratory said tests on the equipment used in their experiment had led to two question marks over its sensational results, because of problems with possible faulty cabling and separately with a timing mechanism. The first issue "could have led to an underestimate of the time of flight of the neutrinos" while the second could have resulted in "an overestimate," according to a statement by the Italian laboratory's OPERA group of neutrino specialists, relayed by the CERN particle physics research centre in Geneva. - Robert Evans - Reuters)

Please continue reading more info at the following link- VHLA:

Chương 13: Einstein's errors

Einstein's errors

Discover Einstein's serious errors in Time Dilation Theory

View on www.einsteinerrs.com

Preview by Yahoo


NEVER STOP QUESTIONING


Albert Einstein once said: “The important thing is not to stop questioning. Curiosity has its own reason for existing.” 

Bearing this exhortation in mind, we have come up with the following questions:

1. Why does point B remain in one position while the whole train has moved forward?
2. How can the right triangle ABC be formed while the train is in motion?
3. How does the light pulse in Zoe’s car manage to move forward with her and her car without transforming itself into a chain of hypotenuses of a right triangle?
4. How should we deal with the paradoxes?

5. A Sun ray (or just a light pulse), even at the speed of light, would need 8 minutes to reach the earth. During those 8 minutes, everything that resides on the inside and the outside of that ray or light pulse - meaning its whole entity - has to exist together, travel together, fly together. So, what part of that ray will earn the benefits of the theory of Time Dilation?

6. Should we ignore the “fourth dimension" role of time to make the extremely ambitious Time Dilation Theory fit in this universe?

If you cannot find answers to the above questions, you should accept this sad news: The Time Dilation Theory is nothing more than a fantastic sci-fi tale. Let Time keep its dear size and speed everywhere, at any moment, under any circumstances, and let the neutrinos and everything else be free to run, fly… as fast as they can in this universe without bearing the task of digging tunnels into the fully occupied and impenetrable space, and traveling in the past. Especially for the universe, which expands with a velocity greater than that of light*.

No more Einstein speeding tickets, please.

Le Tat Dieu

2013
 ________________________________________

*In an expanding universe, there are areas of space moving at the speed of light relative to us. The Hubble constant shows that the objects at the edge of the observable universe were moving at the speed of light 13.7 billion years ago when the light left them. Today they are moving at 3.44 times the speed of light. Even an object, stationary with respect to expanding space, can move away from us at the speed of light or more – Mirrors- David T Yarbrough.

_________________________________________

 Đọc Hai Chữ Nước Nhà của Lê Tất Điều

Posted on by caothucuc

Đọc Hai Chữ Nước Nhà của Lê Tất Điều

Cao Thu Cúc

Độc giả Việt Nam hẳn đã quen thuộc với tên tuổi Lê Tất Điều từ lâu, một nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm từ trước 1975 như Khởi Hành, Đêm Dài Một Đời, Những Gịot Mực… những tác phẩm mà từ giới trẻ cho đến người già đều yêu thích. Tên Lê Tất Điều vắng bóng một thời gian rồi anh xuất hiện dưới tên Cao Tần với những vần thơ tự thuật đầy chua chát đắng cay pha chất trào phúng sắc bén. Chuyện đó cũng xảy ra lâu rồi. Bỗng nhiên lần này anh xuất hiện với một ánh sáng mới: Hai tác phẩm ra đời cùng một lúc, một viết bằng tiếng Anh và một viết bằng tiếng Việt. Thật ra trước đó anh đã có hai tác phẩm viết bằng tiếng Anh rồi: Letter to Blommington, Illinois, 1999, và Some Words of Advice to The Commander-in-Chief, 2009.

Xưa nay tôi rất khâm phục các tác giả với tác phẩm viết bằng hai ngôn ngữ. Hiện tượng hiếm hoi này xảy ra với nhà văn Lê Tất Điều là một chuyện đáng khâm phục. Hai quyển sách mới xuất bản lần này là: Small People’s Revolt và Hai Chữ Nước Nhà. Hai quyển sách hình như được viết cùng một lúc, tôi đoán thế vì có nội dung giống nhau, chứ không phải dịch từ cuốn nọ sang cuốn kia, hai cuốn sách ra đời cách nhau không xa. Tôi nghĩ như vậy không biết có đúng không? Cuốn sách bằng tiếng Anh tôi xin nhường lại cho các bậc học cao hiểu rộng, tôi chỉ xin nói đến cuốn viết bằng tiếng Việt. Cuốn sách chia làm hai phần, phần I: Chính Trị và Hy Vọng. Phần II: Khoa Học và Ước Mơ.

Khoa học và văn chương
Phần I được mở đầu bằng câu chuyện của một cành trúc. Tác giả kết hợp hai yếu tố khoa học và văn chương để nói về một cành trúc có liên hệ với thuyết tương đối của Einsteint mà tác giả nhận ra là có sự sai lầm. Nhưng câu chuyện xét lại này tác giả để đến phần II của tác phẩm mới giải quyết. Phần này tôi xin nhường cho những học giả uyên minh. Câu chuyện của cành trúc thật ra chỉ là nhân duyên để tác giả nói đến hai tác phẩm toàn bích của Tạo Hoá, đó là quả địa cầu và con người mà tác phẩm sau đang ra tay tàn phá tác phẩm thứ nhất một cách vô trách nhiệm và không thương xót.

Nước Nhà và Nước Nhà của Muôn Loài
Nói đến con người là nói đến một sinh vật linh thiêng cao quý nhất trong trời đất. Con người sống thì có nước và có nhà. Câu chuyện thứ hai trong tác phẩm là câu chuyện mà tôi đổ nhiều nước mắt nhất: Hai Chữ Nước Nhà. Mối xúc cảm của tôi bắt nguồn từ chuyến về thăm quê của tác giả, nhìn thấy lại cây đa đình làng của thời năm, sáu tuổi, tác giả bỗng bật lên câu thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải: “Con ơi! Hai chữ Nước Nhà!” Tác giả muốn mượn tâm sự của Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi để kín đáo bày tỏ tâm sự của một người sống xa quê hương nhưng vẫn nặng lòng với số phận đồng bào, đất nước?
Không dừng lại ở đó, tác giả mượn hai chữ Nước Nhà để nói đến một Nước Nhà rộng lớn hơn. Trong thời đại toàn cầu hóa thì tất cả mọi vật đều là chung của nhân loại. Vì vậy nếu cái làng nhỏ nằm bên bờ sông Nhuệ là quê hương của cậu bé năm, sáu tuổi thì quả đất là quê hương chung của muôn loài, của cả loài người trên trái đất này. Hòa nhập vai trò của mình vào cùng với nhân loại là đẩy trách nhiệm về cho tất cả mọi người trên toàn cầu. Để bảo vệ trái đất, trách nhiệm của ai? Câu trả lời là của toàn nhân loại. Đó là câu kết luận của câu chuyện thứ ba: Nước Nhà của Muôn Loài:” Để cứu nước nhà chung của thế giới bây giờ, cần một cuộc cách mạng của cả loài người.” Thật là một lời kêu gọi đầy tâm huyết, xin nhân loại hãy chung vai gánh vác trách nhiệm nặng nề này.

Hung thần hủy diệt toàn cầu
Tiếp theo là nhũng câu chuyện chính trị đấu đá tưng bừng của nước Mỹ giữa các đảng phái với nhau, tôi đọc cũng thấy loạn trí, nhưng nhờ đó cũng thấy sáng mắt ra rất nhiều. Giữa những bài chính trị sắc bén vạch mặt những kẻ chuyên ra tay đánh đấm những kẻ nghèo nàn cô thế, nhưng trọng tâm bắn vào những kẻ tàn phá trái đất không nương tay, ở đó, nhà tân vô địch nổi lên như một hung thần hủy diệt. Trung Cộng với tập đoàn cai trị mới, chúng nó chẳng thương xót gì ai, dân chúng nó nước chúng nó, môi trường đất nước của chúng, những con sông xinh đẹp huyền thoại của chúng, chúng tàn phá tất, còn vươn dài cánh tay tàn bạo ra khắp vùng Đông Nam Á và khắp địa cầu, tiếp tục công trình hủy diệt tổng thể. Hung thần hủy diệt khủng khiếp ấy, không ai trị được hay sao? Có đấy, tác giả viết:” Bàn nhăng để cười chơi tí thôi. Cười chế giễu khinh bỉ thật, là ngây thơ dại dột. Bắc Kinh không thị uy với Mỹ, chỉ muốn ra oai với những quốc gia có đất biển bị lưỡi bò liếm mất…” Bắc Kinh không thị uy với Mỹ, vì vậy Mỹ cứ để cho chúng tự do vùng vẫy ngang dọc chọc trời khuấy nước đều đều?

Cuộc kháng chiến hiền khô
Đọc đến đây tôi thật vô cùng bi quan chán ngán. Đời này thật không còn công bằng công lý gì nữa rồi! Mạnh được yếu thua chẳng ai còn lòng thương xót ai! Đang tuyệt vọng tưởng chừng thế giới này chẳng còn gì cho ta tin tưởng để mà sống. Thôi thì chết quách cho xong! Trong cơn tăm tối tuyệt vọng, mắt tôi chợt chạm tới chuyện tiếp theo và tôi bật cười ngây thơ: Cuộc Kháng Chiến Hiền Khô. Cuộc kháng chiến thì tôi sợ nhưng nó hiền khô thì tôi rất tò mò. Càng đọc tôi càng khoái chí và tôi cao hứng trở lại. Tôi như tìm được tri âm tri kỷ. Tôi tưởng cuộc chiến mà mươi năm trở lại đây chỉ có mẹ con tôi đơn độc đấu đá một cách èo uột như đuổi ruồi với kẻ thù, không ngờ lần này tôi gặp được một vị tổng tư lịnh điều khiển từ xa. Tôi hăm hỡ gọi ngay điện thoại cho con tôi và báo tin chúng ta sắp … chiến thắng vẻ vang.

Niềm tin lòng yêu đời trong tôi trở lại, từ nay tôi sẽ càng ra sức cổ vũ cho cuộc chiến dễ thương mà nhà văn Lê Tất Điều gọi là cuộc chiến hiền khô. Từ nay rủ bạn bè đi shopping tôi sẽ nói với bạn tôi câu mà con tôi vẫn thường nói với tôi mỗi khi tôi cầm một món hàng Made in China trong tay: “Đừng mua hàng Made in China. Đừng góp thêm tiền cho bọn Tàu mua thêm đạn để bắn vào người dân Việt Nam.” Và nhà văn Lê Tất Điều cũng viết: Nếu toàn thể nhân loại đồng lòng không mua hàng Made in China nữa “thì tên khủng bố nguy hiểm này” sẽ “ xuất huyết không ngừng” mà chết.

Mơ giấc mộng dài
Với Hai Chữ Nước Nhà, nhà văn Lê Tất Điều không còn nói chuyện với tuổi mực tím nữa. Trải qua một chặng đường dài, sống nhiều đi nhiều thấy nhiều biết nhiều suy ngẫm nhiều, giờ đây với lối văn vừa trêu cợt vừa châm chọc đả kích, tác giả đặt ra những vấn đề lớn và đề ra cách giải quyết êm đẹp, gợi ra một viễn ảnh mà ta có thể tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của loài người. Niềm tin ấy tác giả đặt vào các nhà khoa học tài năng, nhũng người sẽ làm một cuộc cách mạng mà tác giả gọi bằng một tên hơi buồn cười, Cuộc Cách Mạng Hơi…Hèn. Thật ra cuộc cách mạng tác giả đề ra ở đây chẳng hèn chút nào, đó là một cuộc cách mạng xanh sạch và đẹp, nó được thực hiện bởi những nhà khoa học trong tương lai, họ nghiên cứu tạo ra năng lượng mới phục vụ đời sống mà chẳng ai cần phải tranh dành ba giếng dầu quặng mỏ dưới lòng đất xa xôi.
Giấc mộng dài của nhà văn cũng trùng hợp với cố gắng của những nhà khoa học hiện đại. Vậy thì chúng ta có quyền mơ, một ngày kia con người sẽ có một đời sống hiền hoà xanh sạch và đẹp, làm chủ một hành tinh tồn tại mãi trong vũ trụ bao la vô tận này./.

“SMALL PEOPLE’S REVOLT” – Amazon:
http://www.amazon.com/Small-Peoples-Revolt-Tat-Dieu/dp/1910394386/ref=pd_rhf_se_p_img_1

“HAI CHỮ NƯỚC NHÀ” – Giá $15 – Tân Văn phát hành (Tel: 714- 892- 7788)
13861 Seaboard circle, garden Grove, CA 92634

About these ads

***

Chuyện vui về vụ Hấp Lực

Lê Tất Điều

Thư gửi bạn, trong bài về Hấp Lực, tôi đã tiên đoán:

“Đứng trên mặt đất, một hành tinh từng sát na là mỗi biến chuyển, trôi miên man về cõi vô cùng, chúng ta sẽ còn nhiều dịp “ngộ nhận” như thế. Hôm nay, tạm giải quyết một ngộ nhận từ 400 năm trước.”

Bạn cho phép tôi huênh hoang, vênh váo, khoác lác chút xíu nhé: Đúng là tiên đoán như thần!

Vừa giải quyết xong một ngộ nhận từ 400 năm trước đã có ngay một ngộ nhận khác năm 2024. Chỉ vì “mặt đất là một hành tinh luôn biến chuyển trong từng mỗi sát na”.

Đây là đầu đuôi câu chuyện:

Cuối năm 2015, một hội viên trong “The Theoretical Physics Group" nêu câu hỏi: "Tại sao trong chân không cây búa và sợi lông chim rơi cùng một tốc độ như Galileo đã khám phá." Không ai trả lời được.

 

Tiến sĩ Charles Ivie và tôi đã có ý niệm về câu trả lời, dựa trên một thí nghiệm trong ý tưởng của Einstein về sự biến đổi vị thế của "người quan sát". Nhưng câu trả lời chưa ổn vì lúc đó tôi chưa xác định được vị trí của muôn vật trong không gian.

 Sau một thời gian nghiên cứu về "chuyển động đơn phương", "chuyển động trong môi trường đang chuyển động", và đặc biệt là "chuyển động dây chuyền" tôi đã tìm được câu trả lời, và viết bài này: "Vũ Trụ không hề có Hấp Lực”.

 Tóm tắt, câu trả lời – hàm chứa trong bài viết – như sau:

"Khi phi hành gia David Scott buông rơi cây búa và lông chim trên mặt trăng, ném chúng vào cõi bất động, thì cũng là lúc chính anh, và toàn thể mặt trăng, đang ầm ầm di chuyển.

Trên mặt đất, khi chúng ta đang ngắm nghía quả cầu và lông chim – được thả trong chân không – xem chúng rơi kiểu nào… thì chính chúng ta, mặt đất ta đang đứng, cũng đang ầm ầm di chuyển, theo đúng nhịp vận hành của địa cầu.

Vật thể bất động, chỉ có người ngắm nghía chúng là di động thôi.

Do đó, bốn trăm năm trước, Galileo, với góc nhìn từ mặt đất – như muôn người trên thế gian – đã kinh ngạc kêu lên là trong chân không muôn vật “rơi” cùng một tốc độ. Trong khi lông chim, cây búa, muôn vật… thực sự chẳng hề rơi, dù có hay không có “chân không”.

Và nhân loại, từ người đầu tiên cho đến người sau cùng, luôn luôn có cảm tưởng là cây búa, lông chim “rơi” cùng tốc độ, nhờ lý thuyết “chân không” của Galileo!"

 Phần "Vũ Trụ không Hấp Lực" là hệ quả bất ngờ sau khi khám phá ra câu trả lời đó, như đã trình bày trong bài trước.

 Hồi đó, khi ông Ivie và tôi nêu ra ý tưởng cây búa và lông chim không rơi, một khoa học gia người Hy Lạp tỏ vẻ nghi ngờ:

 I see a logical drawback. Suppose Earth does accelerate towards items (and not the other way around). We are seven billion people. Neglect other items. We all jump (walk, play) happily during the 24 hours of the day (86,400s). It seems to me that earth has to jump, on the average, 81,018 times in a second to catch up with all of us, all around the globe.

Let’s simplify; say only two people across the Earth’s diameter synchronize their clocks and agree to jump simultaneously. How fast should Earth move towards the first guy, then towards the other? 9.8m/s^2 does not look promising?”

Tóm tắt, ở đoạn cuối, ông nêu trường hợp một người (tạm dùng một thí dụ dễ hiểu) ở phía đông địa cầu, quyết định cùng nhảy lên với người đối xứng ở phía tây địa cầu, thì trái đất tính sao? Nhảy qua nhảy lại để “đón” đủ hai người thì chắc chắn không kịp vì chỉ có 9.8m/s^2 thôi.

Tôi đã giải thích và ông hiểu ngay.

Mới đây, sau khi bài về Hấp Lực được đăng tải, một vị giáo sư Việt Nam cũng thắc mắc:

“Nếu một người đứng ở BẮC CỰC đánh rơi một chiếc búa, trái đất sẽ “dâng” lên để “hứng” cái búa; vậy cùng thời điểm ấy một người đứng ở NAM CỰC cũng đánh rơi một chiếc búa trong lúc Quả đất đang “dâng” lên để “hứng” cái búa ở BẮC CỰC thì chắc cái búa ở NAM CỰC… bay vào không gian?”

Chỉ khác ông khoa học gia Hy Lạp, ông giáo sư Việt Nam thắc mắc xong là sỉ nhục, phỉ báng tác giả liền tuýt suỵt.

Chưa kịp hoàn hồn đã nghe ông rêu rao trên mạng là vừa bắt được con vịt cồ: “con vịt Vũ Trụ Không Có Hấp Lực”. Chưa hết, một vị Tiến sĩ là đệ tử của ông, cũng lo viết bài “giải thích để anh em khỏi bị đầu độc vì những kiến thức không chính xác mà ông L.T.Đ. viết”.

Ông giáo sư là người Việt cao quý, lâu nay tôi rất mến phục. Vội viết thư gửi ông, đại ý rằng: Nếu Giáo sư thấy nó đúng là "con vịt vũ trụ không hấp lực" hoặc "... bị đầu độc vì những kiến thức không chính xác" v.v..thì tôi xin tôn trọng tôn ýkhông dám phàn nàn. Chỉ xin thưa với giáo sư là trong suốt hơn một thập niên nghiên cứu, chưa khi nào tôi manh tâm thả vịt hay đưa ra những kiến thức không chính xác để làm hại ai…”

Giáo sư không thèm trả lời, coi như bản án “vịt cồ” đã thành án chính thức rồi. Anh không manh tâm, hay có manh tâm thì… mặc xác anh.

Suốt hơn một thập niên nghiên cứu, tranh luận nhiều khi sôi nổi, gay gắt, với khoa học gia nhiều quốc gia, chưa bao giờ gặp người trâng tráo lạ lùng như ông giáo sư này: Nói về một vấn đề – ngoài tầm hiểu biết của mình – với thái độ hết sức kiêu căng.

Bây giờ ta bàn về lý luận bắt vịt của ông giáo sư:

“Nếu một người đứng ở BẮC CỰC đánh rơi một chiếc búa, trái đất sẽ “dâng” lên để “hứng” cái búa; vậy cùng thời điểm ấy một người đứng ở NAM CỰC cũng đánh rơi một chiếc búa trong lúc Quả đất đang “dâng” lên để “hứng” cái búa ở BĂC CỰC thì chắc cái búa ở NAM CỰC… bay vào không gian?”

“Kịch bản” này ngây ngô, rất tiếu lâm. Và nó không mới mẻ. Nó xuất hiện sau phát biểu của ông Khoa học gia Hy Lạp cỡ chín năm.

Hai vị có cùng một điểm sai:

Khi tưởng tượng về địa cầu để lập thuyết, họ đã tưởng tượng  NÓ ĐỨNG TẠI CHỖ – stationary.

Vì nó đứng tại chỗ nên khoa học gia Hy Lạp lo quá trời: Nếu hai người ở bên Đông và bên Tây cùng nhảy thì Trái đất đón sao cho kịp, vì chỉ có 9.8m/s^2 giây thôi.

Vì nó đứng tại chỗ nên Ông giáo sư đưa ra hoạt cảnh bi thương “Trái đất vừa hứng cái búa của người ở Bắc cực, xoay trở không kịp, đành bỏ qua cái búa ở Nam Cực, khiến nó rơi tuốt luốt vào không gian. Tình cảnh vô cùng ai oán, thê lương.

Lời Giải thích năm xưa, xin ghi lại để trình ông giáo sư:

Trái đất không bao giờ đứng một chỗ.

Nó chuyển động liên miên. Khi nó tiến tới, đón cái búa của người ở Bắc Cực, thì chính trong sát na của sự tiếp xúc ấy, toàn thể trái đất – toàn thể – đã “bay” về hướng khác, mang theo cái búa, miên viễn tiếp tục cuộc hành trình.

Muốn biết nó bay bao xa, đến đâu, thì làm một con tính tổng hợp độ xoay tròn cùng đường bay trên quỹ đạo của nó. Còn muốn chính xác hơn thì thêm vận tốc của Thái Dương Hệ, Dải Ngân Hà… càng nhiều càng tốt, vì địa điểm sau cùng của nó luôn luôn là cõi vô cùng.

Vì mặt trăng chuyển động nên David Scott có thể buông rơi lông chim cây búa bất cứ chỗ nào mà không sợ có chàng David Scott 2 ở bên kia mặt trăng bị ảnh hưởng, lông chim, cây búa của anh ta rơi tuốt luốt vào… Vũ Trụ.

Vì trái đất, mặt trăng cùng vô lượng thiên thể liên miên chuyển động, chúng trở nên thành phần sinh động nhất trong không gian.

Năm xưa, thấy lý thuyết “cây búa, lông chim không rơi”, khoa học gia Hy Lạp lên tiếng lịch sự, nhẹ nhàng: “I see a logical drawback.” Và chấm dứt bằng dấu hỏi để nhường chỗ cho quý đồng nghiệp góp ý. Khiêm tốn, lịch sự và văn minh.

Ông giáo sư bây giờ, kiến thức về thiên văn, vũ trụ học chắc chưa đầy một chiếc lá đa nho nhỏ, xinh xinh, đọc bài của tôi, đưa ra lời bình luận vừa ngớ ngẩn vừa hết sức tiếu lâm. Rồi sau đó, “tôi phục tôi quá”, hô hoán ầm lên là bắt được vịt cồ, lại còn tóm cổ được một tên tè-rô-rít của cộng đồng ta, chuyên đưa ra những kiến thức không chính xác để làm hại anh em!

Về già, sức cùng lực kiệt, biết thân biết phận, chỉ còn giữ cái thú viết lách lăng nhăng. Ngờ đâu, giờ đây, nó cũng trở nên hết sức nhọc nhằn, gian khổ.

Cứ vừa viết xong một bài là vội lật đật sắm sửa đèn nhang, lên chùa cúng Phật.

Xin Phật độ trì cho bài mình được gặp những độc giả thông minh.

Lê Tất Điều

(1/26/2024)

***

Có thể quý Cụ chưa biết

AI LÀ CHA ĐẺ BỘ ÂM LỊCH 

BỘ ÂM LỊCH ĐANG DÙNG

là do các linh mục Công giáo san định.

Tết Nguyên đán một ngày lễ được người Việt tổ chức long trọng nhất trong năm đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới theo Âm lịch của Trung Quốc. Theo lịch âm dựa trên sự vận động của mặt trăng, mỗi tháng bắt đầu vào một ngày trăng mới. Sau ngày 21 tháng Giêng, ngày đầu tiên mà mặt trăng xuất hiện chính là ngày mùng 1 Tết nguyên đán.

 Vậy Âm lịch ra đời như thế nào?

Âm lịch truyền thống của Trung Hoa lần đầu được khắc trên các mảnh giáp cốt từ thời nhà Thương cách đây trên 3.000 năm. Sau đó, còn ra đời một số phiên bản âm lịch khác nữa không chuẩn xác.

 Nhưng phiên bản cuối cùng đầy đủ và chuẩn xác nhất, tức bộ âm lịch đang dùng hiện nay ở Trung Hoa và ở Việt Nam được thực hiện vào thế kỷ 17. Bộ âm lịch này là do các linh mục Công giáo thực hiện.

 Bộ Âm lịch còn được gọi là “lịch Sùng Trinh”, lấy tên hoàng đế nhà Minh Sùng Trinh, ban hành vào năm 1644. Cha Johann Adam Schall von Bell và cha Johann Schreck là tác giả bộ lịch này, cả hai đều là những nhà truyền giáo Dòng Tên đến từ Đức, họ xây dựng một loại lịch mới dựa trên toán học và thiên văn phương Tây với những nghiên cứu, tính toán chu kỳ của mặt trăng chính xác hơn.

 Cha Johann Adam đã đệ trình lịch cho Hoàng đế Sùng Trinh, lịch này được triều đình nhà Minh ban hành dưới dạng lịch theo mùa vào năm 1644.

 Lịch này, còn được gọi là lịch Hán hay Âm lịch, là lịch chính thức của Trung Quốc cho đến năm 1912 khi Âm lịch được thay thế bằng lịch Gregorian còn gọi là Dương lịch, đây là bộ lịch do Đức Giáo Hoàng Gregorian XIII ban hành năm 1582.

 Tính từ năm 1644, triều đình Trung Quốc ban hành bộ âm lịch được san định bởi các linh mục dòng Tên, “lịch Sùng Trinh”, đến nay đã trải qua hơn 370 năm áp dụng! Bất luận người Hoa, Việt, và cả người Hàn hiện nay, mỗi khi tính toán lễ giỗ, cưới hỏi, ma chay, lễ Tết, đưa ông Táo, cúng rằm, giỗ tổ vua Hùng, Tiết thanh minh, Trung thu... thì họ đều áp dụng BỘ ÂM LỊCH này - là bộ lịch do chính các linh mục dòng Tên giúp san định chuẩn xác.

 

Tại Đài Loan, vào năm 1992, đã phát hành con tem kỷ niệm 400 năm ngày sinh của Schall von Bell, ghi rằng “vị trí của ông trong lịch sử của Trung Hoa mãi mãi vững chắc.”

 

Ngay cả tại nước TQ đại lục, vào năm 2013, đài Truyền hình Trung ương (CCTV) phát sóng bộ phim tài liệu về Linh mục Schall von Bell, đánh giá bộ âm lịch do Cha Schall von Bell san định vẫn đang được sử dụng rộng rãi ở Trung Hoa.

 

Cha dòng Tên Schall von Bell vả Cha Johann Schreck (người Đức), với công lao biên soạn BỘ ÂM LỊCH, được người Hoa ghi nhận trang trọng ở tầm quốc gia.

 

Trong khi đó, các cha dòng Tên Francisco de Pina và cha Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) với công lao sáng tạo ra CHỮ QUỐC NGỮ, tạo ra một hệ thống văn tự với các ký tự biểu âm và thanh điệu dành cho Tiếng Việt, thì … mỗi người Việt chúng ta nên nhìn lại mình: ai nhớ ai quên?, còn nhớ hay đã quên béng? Quân bội ơn???

 

HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024

 

 

   

 

 

 

Tags: BIÊN KHẢO
Tags: TÁC GIẢ
Tags: TÁC PHẨM

Đăng nhận xét

Tin liên quan