SỐ ĐẶC BIỆT TẾT 2024 KÍNH GIỚI THIỆU NHIỀU BÀI BIÊN KHẢO CỦA NBK NGUYỄN MINH THANH

 SỐ ĐẶC BIỆT TẾT 2024 KÍNH GIỚI THIỆU NHIỀU BÀI BIÊN KHẢO CỦA NBK NGUYỄN MINH THANH



HẢI QUÂN TRUNG TÁ NGỤY V. THÀ

 Hải Quân Trung Tá

Ngụy Văn Thà

Ngụy Văn Thà, Ngụy Văn Thà
Phương danh ngát tỏa liên hoa trắng ngần
Anh linh ngời ánh tinh vân
Lung linh lấp lánh trên tầng trời xa
Ngụy Văn Thà, Ngụy Văn Thà
Phương danh hòa quyện Hoàng Sa đời đời
Máu đỏ... chan vào biển khơi
Ấy màu hùng sử truyền lời mai sau
Tàu mất, người mất theo tàu
Hộ Tống hạm Nhựt Tảo đi vào hoang sương
Biển lòng dân quốc đau thương
Biển Đông giậy sóng trùng dương bàng hoàng
Hải hành một chuyến miên man
Con tàu cặp bến Cát Vàng thiên thu
Nghẹn ngào... gió đảo vi vu
Oán hờn tử sĩ quốc thù oan khiên
Uy nghi dũng khí trận tiền
Xả thân gìn giữ hải biên đời đời
Trùng trùng... sóng vỗ ngàn khơi
Trùng trùng... nỗi nhớ màu trời Việt Nam..!!
 
                                             Nguyễn Minh Thanh

Thần Long Cỡi Sóng

Anh hùng cỡi sóng nhập thiên thu
Đông Hải đang khi lửa khói mù
Nhật Tảo hy sinh mây rũ rượi
Hoàng Sa ai oán gió vi vu
Bi ca vạn cổ quân Nam quốc
Hải hận thiên niên lũ Bắc thù
Biển đảo hao mòn con suối cạn
Ngư dân lã chã... lá hoài thu...!!
          Nguyễn Minh Thanh

 ***


Trác Hiên Nguyễn Cao
và Thân Mẫu của Ông


Nguyễn Cao (1837 -1887)
  "Thệ tâm thiên địa phi trường xích
  Thiết xỉ giang san mãn thiệt hồng"PBC
Lẫm liệt anh hùng tỉnh Bắc Ninh
Dốc lòng vì nước đã quên mình
Chiến trường mấy bận thù ghê khiếp
Trận mạc bao phen giặc hoảng kinh
Rạch bụng móng tay bày khí phách
Cắn răng đỏ lưỡi quyết quyên sinh
Hỡi ôi xâm lược không trừ đặng
Thì sống làm chi trước bất bình
           Nguyễn Minh Thanh khấp tác
1 -  Lược Sử: Nguyễn Cao  (1837 - 1887), Nguyễn Thế Cao,
người làng Cách Bi, Bắc Ninh, hiệu là Trác Hiên, Danh Tướng nhà Nguyễn và là một Nhà Thơ thế kỷ 19. Cha  Nguyễn Thế Hanh, Mẹ là Nguyễn Thị Điềm.
Năm 1867, đời vua Tự Đức, Nguyễn Cao thi đỗ Giải Nguyên kỳ thi Hương , không ra làm quan, mà về quê mở trường dạy học.
Năm 1873, quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất, Ông  giữ chức Tán lý Quân Vụ tỉnh Bắc Ninh, đã cùng với Ngô Quang Huy, Phạm Thận Duật, Trương Quang Đản đem quân bao vây  thành Hà Nội, đánh bật đồn bốt của giặc. Sau đó, Ông được bổ làm Tri huyện Yên Dũng, rồi Tri phủ Lạng Giang.
Năm 1882, Pháp tiến đánh Hà nội lần thứ hai, Nguyễn Cao lại dẫn quân về đánh Pháp tại Gia Lâm, và rồi bao vây thành Hà Nội.
Ngày 27 tháng 3 năm 1887, trong trận đánh ở làng Kim Giang Hà Tây, Ông bị giặc bắt. Giặc dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, nhưng Ông cự tuyệt. Giặc hâm dọa tra tấn. Ông cười nói: " - Tao có sợ chết đâu. Để tao tự xử trước cho chúng bây xem". Nói xong, Ông đã tự rạch bụng bằng móng tay lòi ruột. Họ đem Ông cứu chữa. Tỉnh dậy, biết mình không chết, Ông tự cắn lưỡi và tuyệt thực cho đến  chết. Có nghĩa sĩ viếng câu đối:
"Thệ tâm thiên địa lưu trường xích,
Thiết xỉ giang sơn mãn thiệt hồng."
(Rút ruột đỏ phơi tim vũ trụ
Nghiến răng hồng nhai lưỡi non sông) Cụ PBC dịch
A - Đại Thần Tôn Thất Thuyết có thơ tiếc thương Nguyễn Cao:
Vãn Nguyễn Cao
Tằng thập niên tiền thức hào kiệt
Sinh bình tự hứa giả khí tiết
Tòng ngã Giang Bắc hiệu trì khu
Dũng cảm thanh danh quán đồng liệt
Thâm kỳ báo quốc thụ kỳ luân
Khước tích đương niên tố trung liệt
Tự công thị tử chân như du
Chính khí lẫm nhiên truy cổ triết
Niên lai tựu nghĩa bất thiểu nhân
Tranh đạo Cách Bi ông thù tuyệt
Tinh linh ưng vị dực sơn hà
Vạn cổ Đức Giang lưu phương khiết
                          Tôn Thất Thuyết
Viếng Nguyễn Cao
Mười năm từng biết kiệt hào
Bình sinh khí tiết nêu cao vời vời
Theo ta dẹp lũ giặc trời
Bắc Giang dũng cảm ít người sánh so
Kỳ công báo quốc hằng lo
Ngờ đâu tự tại tự cho lìa đời
Nhẹ nhàng sinh tử như chơi
Bừng bừng chánh khí đất trời cũng kinh
Trung nghĩa lắm kẻ thâm tình
Cách Bi vượt trội thời sinh đã làm
Hồn thiêng trợ giúp Việt Nam
 Phương danh vạn cổ Đức Giang lưu truyền
                                NMT phỏng dịch
B - Nghe tin Nguyễn Cao tuẫn tiết, Nguyễn Quang Bích lúc ấy đang chống Pháp ở vùng Tây Bắc, đã làm bài thơ khóc Ông:
Khốc Tán Lý Cách Pha công tuẫn tiết
Lâm nguy kiến tiết tự thung dung,
Tu đối thâu sinh ngữ cánh hùng.
Mạ khẩu vị năng đương nhất tử,
Dịch trường thí vấn thục phi trung.
Giải nguyên thanh giá văn chương ngoại,
Bất hủ tinh linh vũ trụ trung.
Bao điển thượng tu tha nhật sự,
Tranh vanh nghĩa liệt thất cuồng nhung.
                              Nguyễn Quang Bích
*Cách Pha, tên hiệu Nguyễn Cao
   Khóc Nguyễn Cao  (bản dịch)
Nguy nan xử trí vẫn thung dung,
Chê kẻ tham sinh, giọng nói hùng.
Mắng giặc người xưa tròn phận chết,
Moi lòng ông cũng tỏ gan trung.
Biết bao thanh giá ngoài khoa bảng,
Còn mãi tinh thần khoảng núi sông.
Quân giặc đứng trông đều hoảng sợ,
Mai này nước sẽ biểu dương ông
C - Chí sĩ Dương Bá Trạc cũng có thơ ca ngợi tiết nghĩa Ông:
Tiết Nghĩa Nguyễn Cao
Trời đất chông gai hết vẫy vùng
Còn đem một chết tạ non sông
Kinh luân cuốn lại con dao bạc
Danh tiết phơi ra giọt máu hồng
Hồn nước gọi về dân ngũ tỉnh
Tiếng thơm cùng thọ miếu song trung
Chết mà được việc hơn bao sống
Gian hoá nên ngay nhát hóa hùng
                                     Dương Bá Trạc

2 - Thơ Nguyễn Cao: Nguyên Đán Thí Bút Ngôn Chí
元旦試筆言志  
暄氣祛寒落酒邊,
醒看花色上簾鮮。
計旬應已稱強仕,
更事多慚尚少年。
癡拙此身多病態,
遭逢今日幸生緣。
閑來如早成初志,
買盡春山不用錢。
Nguyên đán thí bút ngôn chí
Huyên khí khư hàn lạc tửu biên,
Tỉnh khan hoa sắc thướng liêm tiên.
Kế tuần ưng dĩ xưng cường sĩ,
Canh sự đa tàm thượng thiếu niên.
Si chuyết thử thân đa bệnh thái,
Tao phùng kim nhật hạnh sinh duyên.
Nhàn lai như tảo thành sơ chí,
Mãi tận xuân sơn bất dụng tiền.
                               Nguyễn Cao
Dịch thơ:
Xuân Về Bày Tỏ Ý nghĩ
Xuân về chuốc chén rượu thơm
Bên hiên thưởng thức hoa đơm rỡ ràng
Tuổi tuần xứng đáng vị quan
Việc đời như trẻ vẫn đang ngại ngần
Vụng dại lại lắm hư thân
May thay có được chút phần thiện duyên
Từ lâu vốn thích cảnh tiên
Xuân sơn nhàn cảnh không tiền cũng mua
                                N M T phỏng dịch
Lại chơi Tuyết Sơn, lên Bảo Đài
Năm trước năm nay lên Bảo Đài
Khắp chùa vẫn đó cỏ hoa tươi
Động ôm hồ tuyết còn đây chủ
Lối sạch rêu xanh bởi có người
Sớm tối tiều ca vin cội núi
Véo von chim hót lướt mây trời
Cảnh già phỏng được nhà đôi mái
Ở mãi làng tiên chẳng trở lui.
                     Nguyễn Cao
3 - Tiết Phụ Tuyệt Vời, Bà Nguyễn Thị Điềm (Mẹ Nguyễn Cao):
Chuyện kể: khi Nguyễn Cao lên 4 tuổi thì cha qua đời, lúc ấy Bà Nguyễn Thị Điềm mới ngoài 20 tuổi, nhan sắc mặn mà. Song vẫn âm thầm tần tảo để nuôi con ăn học. Bấy giờ, Lý Trưởng làng Cách Bi tên rất háo sắc . Một hôm, gặp Bà trên đường vắng, hắn đã có hành vi khiếm nhã, chạm nhũ hoa của Bà. Bà từ chối dứt khoát và bảo hắn chờ cho con lớn chút nữa rồi sẽ tính tới...
Tám năm sau, sau khi nhờ bạn thân của chồng châm lo cho Nguyễn Cao; nhân ngày kỵ giỗ chồng, Bà mời họ hàng đông đảo đến tham dự. Trong đó có Lý Trưởng.
Lễ bái xong, Bà bình tỉnh đứng trước bàn thờ chồng, hướng về Lý Trưởng nói:
" - Trước đây Lý Trưởng đã nhân tôi góa bụa, thế cô nên giở trò bỉ ổi. Hắn đã xúc phạm đến danh tiết của tôi. Nhưng tôi phải cắn răng chịu nhục là vì lúc đó con tôi hãy còn thơ dại... Nay tiện thể có đông đủ mọi người, tôi xin vứt trả Lý Trưởng cái vết nhơ ấy ". Dứt lời, bà rút ngay con dao bén giấu sẵn trong mình cắt vú vụt vào mặt hắn, rồi tự vẫn năm 1852.
Người đời hay nói: " Hổ phụ sinh hổ tử ", nơi đây xin phép đổi lại một chữ: " Hổ mẫu sinh hổ tử " để kính ngưỡng Bà Nguyễn Thị Điềm, từ mẫu  Nguyễn Cao với bài thơ và câu đối:
Tiết Phụ Nguyễn Thị Điềm
Vợ chồng đạo trọng giữ vuông tròn
Hận uất dằn lòng bởi xót con
Lý Trưởng tồi tàng tên mạt hạng
Nữ nhi hảo hạnh tấm lòng son
Tế phu một thuở thù nghiêm  trả
Tặc tử trăm năm nhục vẫn còn
Mẹ cọp sinh con con cũng cọp
Thiên thu tiết phụ tuyết đầu non
                 Nguyễn Minh Thanh khấp tác
Kính  Ngưởng Tiết Phụ Nguyễn Thị Điềm:
  - Phu thê nghĩa trọng, Quả phụ nhẫn nhục huy hoàng gương Tiết phụ,
  - Mẫu tử tình thâm, Cô nhi dục dưỡng lẫm liệt đấng Nam nhi.
4 - Phần Kết: Đọc Sử đau hồn Sử
Cảm Thán Nguyễn Cao
Năm ngàn năm lẻ quốc hồn đau
Đọc Sử ngậm ngùi xót... Nguyễn Cao
Tổ Quốc tan hoang nghe ruột thắt
Vạn dân bại hoại cảm gan bào
Máu hồng sông chảy hao vô kể
Xương trắng núi chồng tốn xiết bao
Thương tưởng tiền nhân công hãn mã
Theo dòng nước biếc sóng lao xao...!!
                               Nguyễn Minh Thanh
Câu đối kính Ô. Nguyễn Cao :
- Chí cao vời, múa gươm xông xáo đương hào kiệt gìn sông núi,
- Gan lớn đại, mổ bụng ngạo nghễ trước ngoại tặc cướp núi sông !!
               Nguyễn Minh Thanh cẩn bút
                       ( GA, 2023 -  8  -  3 )  
Nguồn:
Trang Web: Nguyễn Cao
Thi Viện : Thơ Nguyễn Cao
TNĐT -  DNTĐ  Trịnh Vân Thanh...

 ***

NGUYEN MINH THANH: NGHỊCH NHĨ

Nghịch Lý Chi Ngôn:

Sen Trắng, Con Trâu, Đập Tầm Vông
1 - Sen Trắng Trong Đầm
" Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn."
                                          Ca Dao
Là người V N, hầu như, không ai là không biết và không thuộc lòng bài ca dao trên ngay lúc còn tấm bé. Cũng vậy, người viết không nhớ mình đã thuộc ca dao từ khi nào. Có điều, bây giờ, đôi khi nghĩ ngợi mênh mông... chợt thấy có chi không ổn trong bài ca dao, và góp ý...
Điều chắc chắn rằng, Sen sống nhờ Bùn. Phải có Bùn hoa Sen mới sống nỗi. Chỉ có nước mà không Bùn, hoa Sen cũng không sống được. Thế sao người ta lại nói " Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi Bùn ". Vẫn biết đây là câu nói ẩn dụ. Nhưng không thể nói như vậy. Tỉ dụ, anh nhà Giàu ở chung xóm với người Nghèo, cũng không thể nói: " Gần nghèo mà chẳng bị hôi mùi Nghèo ". Và nhớ rằng, ở đây, khi mà anh Giàu ở chung không nhờ vả xóm nhà Nghèo chi cả. Ngược lại, với Sen, Sen được xanh tươi và đem hương cho đời là nhờ có Bùn. Sao phát ngôn như vậy, nghe rất ư là " Phản Bội ".
Mà, làm người phản bội, thì tệ quá, quá tệ...!!
Trong Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung, nhân vật Vi Tiểu Bảo xuất thân nơi kỹ viện thành Dương Châu.... Lớn lên làm đại quan, cận thần vua Khang Hi... Có bao giờ nói " Gần Bùn mà chẳng hôi tanh mùi Bùn ". Trái lại, ông ta hay nhớ, nghĩ... thân phận của mình và mẹ đẻ bà Vi Xuân Hoa là kỹ nữ trong thanh lâu Lệ Xuân Viện.
Với thiển ý nêu trên, người viết, tiện thể xin phép chép lại cho hợp đạo lý, nghĩa lý, tình lý:
" Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Nhờ bùn mới sống thơm danh với đời "
                    Trân trọng, Nguyễn Minh Thanh
 Sen Trắng Thâm Tình
Thấp thoáng bình minh rạng ánh quang
Đầm Sen đua nở tỏa hương ngàn
Trắng tươi màu tuyết đơm bông trắng
Vàng óng sắc tơ thắm nhụy vàng
Xanh biếc lục hà tầng lá trải
Trong ngần bích thủy bóng mây tan
Nước, Bùn hàm dưỡng Sen tinh khiết
Thậm cảm thâm tình dạ nặng mang
                             Nguyễn Minh Thanh
2 - Con Trâu Nghịch Nhĩ
VN ta, nước nông nghiệp nên sự liên hệ giữa người và trâu rất ư mật thiết. Nên chi có quá nhiều ca dao, tuc ngữ để mô tả tình cảm của nông dân với Con Trâu. Tình cảm rất chân thành mộc mạc chan chứa thương yêu và thân thiết:
"Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đâu trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ ngọn lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn"
Hay là:
"Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa..."
Nói cho đúng, liên hệ tình cảm giữa nhà nông và trâu rất đậm đà. Như câu:
“Bao giờ ngọn lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.
Chứng tỏ nông dân đã lo nghĩ đến sự đói no của trâu, cũng vì thế ta thấy vào mùa không đủ cỏ cho trâu ăn, người ta đã chất những cây rơm (đống rơm) to đùng để dành cho trâu bò, tốt lành thay, tình cảm thay...!!
Tuy nhiên, vẫn có Con Trâu Nghịch Nhĩ, cũng xuất phát từ ca dao về Con Trâu:
"Con trâu có một hàm răng
Ăn cỏ đất bằng uống nước bờ ao
Ngày nào mầy ở với tao
Bây giờ mầy chết cầm dao xẻ thịt mầy
Thịt mầy xào nấu linh binh
Da mầy làm trống tụng kinh trong chùa
Sừng mầy tao làm con cờ
Cán dao cán mác lược thưa lược dầy
........................................................"
Từ thuở nhỏ đến giờ, tôi cứ nghĩ vớ vẩn hoài những câu ca dao vừa nêu trên.
Lòng người tệ đến thế ư!! Những tình cảm dành cho Trâu ở những ca dao trong hai phần trước không còn hiện hữu một tí ti nào cả, bị nước lụt cuốn trôi hết rồi chăng? Đồng ý, nông dân nuôi trâu, bò, khi khoẻ mạnh thì dùng vào việc đồng áng, nông tang. Khi có chuyện: tai nạn chết, bịnh... cách giải quyết thực tế của nông dân là: thịt và đánh chén... Nhưng trong trình tự “ cằm dao xẻ thịt mầy”...có vẻ phũ phàng quá vì không phảng phất một chút tình thương cố hữu với Trâu, và rất là cạn tàu ráo máng. Cho nên, nếu như có quyền chỉnh sửa, tôi sẽ đề nghị điều chỉnh bài ca dao đã dẫn như vầy:
"Con trâu có một hàm răng
Ăn cỏ đất bằng uống nước bờ ao
Ngày nào mầy ở với tao
Mầy chết buồn lắm... cầm dao xẻ mầy
Thịt mầy xào nấu linh binh
Da mầy làm trống tụng kinh trong chùa
(Mong rằng chuông trống sớm trưa
Cho mầy siêu thoát hồn đưa về trời....)
Được vậy mới có cái Tình trong cái Lý, và gọi là “Thông Tình Đạt Lý”, đó cũng là cách giải quyết mọi vấn đề của Ông Bà ta xưa nay.
Nhân đây, xin gởi đến quí độc giả bài thơ Con Trâu của nhà thơ xưa thuộc xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh:
Ông Học Lạc. Ông tên Nguyễn Văn Lạc (1842 - 1915), biệt hiệu Sầm Giang, sinh quán làng Mỹ Chánh, tỉnh Mỹ Tho Người đời sau xếp Ô. vào các nhà thơ có khuynh hướng trào phúng, châm biếm: Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến... Để châm biếm những người đương thời bợ đỡ bọn cầm quyền thân Tây, làm tay sai cho giặc Tây, Ô. có bài thơ Con Trâu sau đây:
CON TRÂU
Mài sừng cho lắm cũng là trâu
Ngẫm lại mà coi thật lớn đầu
Trong bụng lam nham ba lá sách
Ngoài cầm lém đém một chòm râu
Mắc mưu đốt đít* tơi bời chạy
Làm lễ bôi chuông** nhớn nhác sầu
Nghé ngọ già đầu quen nghé ngọ
Năm dây đàn gẩy biết chi đâu
                                         HỌC LẠC
*Tướng Điền Đan nước Tề dùng nhiều trâu cho mang giáo mác trên sừng, cột chất cháy ở đuôi trâu. Đúng lúc, lệnh đốt lửa đuôi trâu. Trâu nóng đít chạy sảng vào giặc và phá tan hàng ngũ giặc.
** Để cho chuông ngân được xa, người xưa giết trâu lấy máu tô chuông mới đúc.
  Và sau đây, bài thơ hoà vận " Con Trâu" của Ô. H.L. và bài thơ " Con Trâu Phục Vụ" của người viết:
CON TRÂU
Nông dân cần thiết nhất: đôi trâu
Mưa nắng công lao tạo bước đầu
Dưới nước bừa lung rầu mỏi cẳng
Trên bờ cày ruộng mệt phờ râu
Tan đàn kiếm bạn la inh ỏi
Lạc nghé tìm con rống thảm sầu
Ăn cỏ ngoài đồng không tốn kém
Thế mà công trả: đáng gì đâu...!!
                        NGUYỄN MINH THANH kính hoạ
CON TRÂU PHỤC VỤ

Tự cổ loài trâu vẫn lớn đầu
Quanh năm đồng áng với nương dâu
Mặt mày lem luốc bao ruồi đậu
Chân cẳng sần sùi lắm đỉa bâu
Tuy chẳng vẻ vang, lừng bốn biển
Nhưng mà lợi lộc, khắp năm châu
Cả đời phục vụ cho nông nghiệp
Trong việc cày bừa chốn ruộng sâu..!

   
  NGUYỄN MINH THANH
         ( Tết Kỷ Sửu - 09 )
3 - Đập Tầm Vông, Lạm Ngữ Chi Ngôn
"Tập tầm vông,
Chị lấy chồng,
Em ở giá.
Chị ăn cá,
Em mút xương.
Chị nằm giường,
Em nằm đất.
Chị hút mật,
Em liếm ve.
Chị ăn chè,
Em liếm bát.
Chị coi hát,
Em vỗ tay.
Chị ăn mày,
Em xách bị.
Chị làm đĩ,
Em xỏ tiền.
Chị đi thuyền,
Em đi bộ.
Chị kéo gỗ,
Em lợp nhà.
Chị trồng cà,
Em trồng bí.
Chị tuổi Tí,
Em tuổi Thân.
Chị tuổi Dần
Em tuổi Mẹo.
Chị kéo kẹo,
Em đòi ăn
Chị lăng xăng
Em ăn hết..."
Bài Đồng dao trên, có chỗ đáng nói " chị làm đĩ ", không ổn. Vì là đồng dao, cho nhi đồng hát chơi mà có chữ " khó giải " cho trẻ thơ hiểu, nếu có cháu hỏi: - " làm đĩ " là làm gì vậy Mẹ? Phụ, mẫu biết trả lời làm sao? Đây chính là " Lạm Ngữ Chi Ngôn " . Nên, xin sửa lại là " Chị làm khỉ ( làm trò khỉ ) " phải hơn.
      Nguyễn Mih Thanh ( GA, 10 - 10 - 2023 )

 ***

Thượng Chi Phạm Quỳnh

 Côi cúc ấu thời Mẹ lẫn Cha

Bà nuôi ăn học đạt đăng khoa
Đỗ đầu bảng Thành Chung Trường Bửơi
Công lớn nền văn học nước nhà
Báo chí thâm ngôn làm chủ bút
Văn chương uyên bác giữ cao tòa
Hảo tâm phát triển hội Khai Trí
Ca ngợi Truyện Kiều đoá diễm hoa
                Nguyễn Minh Thanh cẩn bút

Học Giả Phạm Quỳnh
Tư tưởng tân kỳ tỏa bốn phương
Đầm sen hoa trắng dạt dào hương
Nam Phong thông thoáng toàn dân tộc
Quốc Ngữ luân lưu khắp phố phường
Tham chính trong vương triều Bảo Đại
 Ẩn cư ở biệt thự Hoa Đường
Nhiểu nhương tài đức đành mai một
Núi Ngự Đại Tùng rũ thảm thương...!!
              Nguyễn Minh Thanh cẩn bút

Ông mồ côi Mẹ lúc 9 tháng, mồ côi cha lúc 9 tuổi, Bà Nội chăm nom... Người rất thông minh, gốc tỉnh Hải Dương. Đậu bằng Thành Chung đầu khoa trường Thông Ngôn tức trường Bưởi, Hà Nội.
Phạm Quỳnh ( 1892 - 1945 ) ),hiệu Thượng Chi con nhà giáo Phạm Hữu Điển. Ông là một nhà văn hóa, nhà báo, và quan đại thần triều Nguyễn. Là người tiên phong trong việc quảng bá chử Quốc Ngữ. Và nói: " Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn"
Năm 1908, Phạm Quỳnh làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội lúc vừa 16 tuổi.
Chủ bút Nam Phong tạp chí, giảng viên Trường Cao đẳng Hà Nội. Tổng Thư ký Hội Khai trí Tiến Đức.
Năm 1929 được cử vào Hội đồng Kinh tế và Tài chính Đông Dương.
Năm 1932, khi Bảo Đại làm vua,Ông làm Thượng thư Bộ Học và rồi  Thượng thư Bộ Lại(1942–1945).
Năm 1945 Ông ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phủ Cam, Huế.
Năm  1945, Viêt Minh (  Việt Cộng ) bắt Ông Ngày 25 tháng 8, rồi xử bắn không lâu sau đó.
Di hài Ông được tìm thấy năm 1956 tại khu rừng Hắc Thú, và được cải táng ngày 9 tháng 2 năm 1956 tại Huế, trong khuôn viên chùa Vạn Phước.

*** 

Khái Hưng

Trần Khánh Giư (1896-1947)
Con quan Tuần Phủ nếp gia phong
Sinh quán Cổ Am đất Hải Phòng
Theo học trường Albert Sarraut
Làm thầy tư thục tiếng Thăng Long

Quốc Dân Đảng Việt hằng gom ý
Tự Lực Văn Đoàn đã góp công
Tiểu thuyết canh tân nâng nghĩa sống
Cuối đời nghẹn nước... chạnh dòng sông...!!
            Nguyễn Minh Thanh kính bút

Khái Hưng
Trần Khánh Giư
Nửa Chừng Xuân lỡ chuyện tơ duyên
Tiếng Suối Reo xua đuổi muộn phiền
Đeo đẳng lòng... Tiêu Sơn Tráng Sĩ
Ngẩn ngơ dạ... Hồn Bướm Mơ Tiên
Thoát Ly đảng trị chưa Thừa Tự
Tục Lụy dân sinh lắm phổ truyền
Anh Phải Sống trong Tình Tuyệt Vọng
Đời Mưa Gió chẳng toại Lời Nguyền
          Nguyễn Minh Thanh kính bút

* Khái Hưng con cụ Trần Thế Mỹ quan Tuần Phủ. Học trường Albret Sarraut. Ông đậu Tú tài phần I , ra dạy tư thục Thăng Long, Hà Nội.
1932: Khái Hưng cộng tác với Nhất Linh xuất bản tuần báo Phong Hóa, rồi Ngày Nay...
1945: Ông điều hành báo Chính Nghĩa và Việt Nam, cơ quan tranh đấu của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Cả hai tờ báo đều chống Cộng và chống thực dân Pháp.
1946 - 1947 Khái Hưng bị Việt Cộng bắt giam ở Lạc Quần, và sau đó bị giết, trấn nước ở bến đò Cựa Gà sông Ninh Cơ ( Nam Định )...!!
Ông mất đang khi chưa có con Thừa Tự...!!
** Những chữ "viết hoa " nêu trên là " Tên " những tác phẩm của Ông, gồm có 11 tác phẩm tiêu biểu. Ngoài ra còn nhiều... còn nhiều...

 ***

Phó Đức Chính

(1907 - 1930)
Hăm Ba tuổi dứt nợ tang bồng
Phó Đức Chính hào kiệt Lạc Long
Lẫm liệt chờ gươm thanh thép trắng
Hiêu hiêu xem chết sợi lông hồng
"- Việt Nam Vạn Tuế " rền trời đất
Hùng Khí thiên thu trải núi sông
Bình thản khoa chân vào Huyết sử
Hưng Yên Sông Luộc khóc nghiêng dòng...!!
                Nguyễn Minh Thanh kính bút

 

PHÓ ĐỨC CHÍNH

Ung dung cung cách đấng anh hào
Ngửa mặt bình tâm nhìn lưỡi đao
Giương mắt trông chừng đao xuống thấp
Chuyển môi hô lớn hồn lên cao
" Việt Nam vạn tuế " tầng mây trắng
Hùng Khí thiên thu vũng máu đào
Kim cổ mấy ai năng sánh kịp
Gương trăng vằng vặc chiếu nghìn sau...

Nguyễn Minh Thanh kính bút

Người huyện Văn Giang, Hưng Yên, con của cụ Duy Chân nhà Nho nổi tiếng làng Đa Ngưu.Tốt nghiệp Tham Tá Công Chánh, PĐC  sang Lào làm việc.

Năm 1927, Ông tham gia thành lập VNQDĐ với Ông Nguyễn Thái Học.

Việc khởi nghĩa thất bại, bị giặc bắt và hy sinh trong NGÀY TANG YÊN BÁI:17 - 6 - 1930. Ông hô lên được bốn tiếng " Việt Nam vạn tuế " trước khi đầu lìa khỏi cổ...!!!

Ông, người duy nhứt đã yêu cầu được nằm ngửa để xem lưỡi đao chém xuống như thế nào. Và đã nói:

" Đại sự không thành! Chết là vinh! Còn chống án chi vô ích! ".

 ***

Danh Tướng Lý Thường Kiệt
Tên là Ngô Tuấn , biểu tự Thường Kiệt , sau được ban quốc tính tên là Lý Thường Kiệt.
Ông là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Sứ quân Ngô Xương Xí . Ông là hậu duệ của Ông Ngô Quyền
Xuất thân là Hoạn quan. Song, văn võ song toàn. Bài thơ " Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư " chính Ông là tác giả.
Dưới đây là 4 bài thơ ca ngợi Ông Lý Thường Kiệt

Danh Tướng Lý Thường Kiệt
            (1019 – 1105)
Hoạn Quan hào kiệt bất hư truyền
Lẫm liệt truy thù chúng đảo điên
Phạt Bắc điều binh khi đánh Tống
Chinh Nam khiển tướng lúc bình Chiêm
Đề thơ Nam Quốc khơi hồn nước
Xây tự Ngưỡng Sơn trọng đạo thiền
Phò chúa ba đời tâm nhật nguyệt
Trăng rằm gương sáng rọi sơn xuyên
                          Nguyễn Minh Thanh
 - Ngưỡng Sơn Linh Xứng Tự, Thanh Hóa
 - Phò chúa đời: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông


Lý Thường Kiệt Phạt Tống
          (1075 - 1076)
Tống triều Tân Pháp bất hòa nhau
Đại Việt thừa cơ đánh phủ đầu
Thủy Bộ mười Sư xung Lưỡng Quảng
Lý, Tôn hai đạo hạ Tam Châu
Tống triều thảm bại ôm căm hận
Đại Việt thành công đoạt sở cầu
Châu chấu đá xe xe đã gãy
Cho hay Việt tộc ngán ai đâu
              Nguyễn Minh Thanh
Tân Pháp: thanh miêu, miễn dịch, thị dịch, bảo giáp, bảo mã cuả Vương An Thạch.
Lý Thường Kiệt: hạ thành Khâm Châu, Liêm Châu, thuộc QĐ
Tôn Đản: hạ thành Ung Châu, thuộc QT

Lý Thường Kiệt Phá Tống
         (1076 - 1077)
Nhà Tống động binh hận Lưỡng Quảng
Vua ta chỉnh bị trước an nguy
Bày binh Thái Úy Lý Thường Kiệt
Chống bọn Chiêu Thảo Sứ Quách Qùi
Bờ Bắc Phú Lương liên trại giặc
Bờ Nam Như Nguyệt hiệp tinh kỳ
Kiên cường chận đứng quân xâm lược
Đuổi chúng về Tàu khiếp Việt uy.
                        Nguyễn Minh Thanh

Lý Thường Kiệt Bình Chiêm
         (1069)
Chế Củ kết liên với Bắc Tống
Lý triều chận trước họa non sông
Thường Kiệt dũng tướng đi chinh phạt
Chế Củ bại quân phải phục tòng
Cắt đất ba châu xin tạ tội
Cống dâng thợ khéo để đền công
Việt  -  Chiêm binh bãi yên Nam cảnh
Phía Bắc còn lo chuyện cẩn phòng
                       Nguyễn Minh Thanh
3 châu: Bố Chính, Địa Ly, Ma Linh, tức là Quãng Bình
Quãng Trị ngày nay.

***

Lê Lai    -    Kỷ Tín
Sử Việt tiền nhân bậc đại hùng
Lông hồng xem nhẹ nặng lòng trung
Lê Lai cứu chúa tình thâm cảm
Kỷ Tín thay vua thế chẳng đừng
Kỷ Tín ngồi chờ lời chỉ định
Lê Lai phắt dậy nguyện tiên xung
Ao nhà biển cả đều cần có
Biển cả bao la đẹp hãi hùng...!!
                          Nguyễn Minh Thanh
* Lê Lai (? - 1418 ) người Thanh Hóa, cha là Lê Kiều. Ông lo hậu cần cho Bình Định Vương rất chu đáo.

Hội thề Lũng Nhai năm 1416 đã có Lê Lai.
* Kỷ Tín (? - 204 TCN ): Lưu Bang bị Hạng Võ vây ngặt ở thành Huỳnh Dương, thế khó thoát.

Nhờ Kỷ Tín đóng giả làm Lưu Bang, và Lưu Bang thoát nạn. ( Truyện Tàu, Hán - Sở tranh hùng )

 ***

 Nghịch Lý Chi Ngôn:

- Sen Trắng,
- Con Trâu,
- Đập Tầm Vông


1 - Sen Trắng Trong Đầm
" Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn."
                                                  Ca Dao
Là người V N, hầu như, không ai là không biết và không thuộc lòng bài ca dao trên ngay lúc còn tấm bé. Cũng vậy, người viết không nhớ mình đã thuộc ca dao từ khi nào. Có điều, bây giờ, đôi khi nghĩ ngợi mênh mông... chợt thấy có chi không ổn trong bài ca dao, và góp ý...
Điều chắc chắn rằng, Sen sống nhờ Bùn. Phải có Bùn hoa Sen mới sống nỗi. Chỉ có nước mà không Bùn, hoa Sen cũng không sống được. Thế sao người ta lại nói " Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi Bùn ". Vẫn biết đây là câu nói ẩn dụ. Nhưng không thể nói như vậy. Tỉ dụ, anh nhà Giàu ở chung xóm với người Nghèo, cũng không thể nói: " Gần nghèo mà chẳng bị hôi mùi Nghèo ". Và nhớ rằng, ở đây, khi mà anh Giàu ở chung không nhờ vả xóm nhà Nghèo chi cả. Ngược lại, với Sen, Sen được xanh tươi và đem hương cho đời là nhờ có Bùn. Sao phát ngôn như vậy, nghe rất ư là " Phản Bội ".
Mà, làm người phản bội, thì tệ quá, quá tệ...!!
Trong Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung, nhân vật Vi Tiểu Bảo xuất thân nơi kỹ viện thành Dương Châu.... Lớn lên làm đại quan, cận thần vua Khang Hi... Có bao giờ nói " Gần Bùn mà chẳng hôi tanh mùi Bùn ". Trái lại, ông ta hay nhớ, nghĩ... thân phận của mình và mẹ đẻ bà Vi Xuân Hoa là kỹ nữ trong thanh lâu Lệ Xuân Viện.
Với thiển ý nêu trên, người viết, tiện thể xin phép chép lại cho hợp đạo lý, nghĩa lý, tình lý:
" Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Nhờ bùn mới sống thơm danh với đời "
                    Trân trọng, Nguyễn Minh Thanh

 Sen Trắng Thâm Tình
Thấp thoáng bình minh rạng ánh quang
Đầm Sen đua nở tỏa hương ngàn
Trắng tươi màu tuyết đơm bông trắng
Vàng óng sắc tơ thắm nhụy vàng
Xanh biếc lục hà tầng lá trải
Trong ngần bích thủy bóng mây tan
Nước, Bùn hàm dưỡng Sen tinh khiết
Thậm cảm thâm tình dạ nặng mang
                             Nguyễn Minh Thanh


2 -
Con Trâu Nghịch Nhĩ
VN ta, nước nông nghiệp nên sự liên hệ giữa người và trâu rất ư mật thiết. Nên chi có quá nhiều ca dao, tuc ngữ để mô tả tình cảm của nông dân với Con Trâu. Tình cảm rất chân thành mộc mạc chan chứa thương yêu và thân thiết:
"Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đâu trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ ngọn lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn"
Hay là:
"Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa..."
Nói cho đúng, liên hệ tình cảm giữa nhà nông và trâu rất đậm đà. Như câu:
“Bao giờ ngọn lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.
Chứng tỏ nông dân đã lo nghĩ đến sự đói no của trâu, cũng vì thế ta thấy vào mùa không đủ cỏ cho trâu ăn, người ta đã chất những cây rơm (đống rơm) to đùng để dành cho trâu bò, tốt lành thay, tình cảm thay...!!
Tuy nhiên, vẫn có Con Trâu Nghịch Nhĩ, cũng xuất phát từ ca dao về Con Trâu:
"Con trâu có một hàm răng
Ăn cỏ đất bằng uống nước bờ ao
Ngày nào mầy ở với tao
Bây giờ mầy chết cầm dao xẻ thịt mầy
Thịt mầy xào nấu linh binh
Da mầy làm trống tụng kinh trong chùa
Sừng mầy tao làm con cờ
Cán dao cán mác lược thưa lược dầy
........................................................"
Từ thuở nhỏ đến giờ, tôi cứ nghĩ vớ vẩn hoài những câu ca dao vừa nêu trên.
Lòng người tệ đến thế ư!! Những tình cảm dành cho Trâu ở những ca dao trong hai phần trước không còn hiện hữu một tí ti nào cả, bị nước lụt cuốn trôi hết rồi chăng? Đồng ý, nông dân nuôi trâu, bò, khi khoẻ mạnh thì dùng vào việc đồng áng, nông tang. Khi có chuyện: tai nạn chết, bịnh... cách giải quyết thực tế của nông dân là: thịt và đánh chén... Nhưng trong trình tự “ cằm dao xẻ thịt mầy”...có vẻ phũ phàng quá vì không phảng phất một chút tình thương cố hữu với Trâu, và rất là cạn tàu ráo máng. Cho nên, nếu như có quyền chỉnh sửa, tôi sẽ đề nghị điều chỉnh bài ca dao đã dẫn như vầy:
"Con trâu có một hàm răng
Ăn cỏ đất bằng uống nước bờ ao
Ngày nào mầy ở với tao
Mầy chết buồn lắm... cầm dao xẻ mầy
Thịt mầy xào nấu linh binh
Da mầy làm trống tụng kinh trong chùa
(Mong rằng chuông trống sớm trưa
Cho mầy siêu thoát hồn đưa về trời....)
Được vậy mới có cái Tình trong cái Lý, và gọi là “Thông Tình Đạt Lý”, đó cũng là cách giải quyết mọi vấn đề của Ông Bà ta xưa nay.
Nhân đây, xin gởi đến quí độc giả bài thơ Con Trâu của nhà thơ xưa thuộc xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh:
Ông Học Lạc. Ông tên Nguyễn Văn Lạc (1842 - 1915), biệt hiệu Sầm Giang, sinh quán làng Mỹ Chánh, tỉnh Mỹ Tho Người đời sau xếp Ô. vào các nhà thơ có khuynh hướng trào phúng, châm biếm: Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến... Để châm biếm những người đương thời bợ đỡ bọn cầm quyền thân Tây, làm tay sai cho giặc Tây, Ô. có bài thơ Con Trâu sau đây:


CON TRÂU

Mài sừng cho lắm cũng là trâu
Ngẫm lại mà coi thật lớn đầu
Trong bụng lam nham ba lá sách
Ngoài cầm lém đém một chòm râu
Mắc mưu đốt đít* tơi bời chạy
Làm lễ bôi chuông** nhớn nhác sầu
Nghé ngọ già đầu quen nghé ngọ
Năm dây đàn gẩy biết chi đâu                  
                                 HỌC LẠC
*Tướng Điền Đan nước Tề dùng nhiều trâu cho mang giáo mác trên sừng, cột chất cháy ở đuôi trâu. Đúng lúc, lệnh đốt lửa đuôi trâu. Trâu nóng đít chạy sảng vào giặc và phá tan hàng ngũ giặc.
** Để cho chuông ngân được xa, người xưa giết trâu lấy máu tô chuông mới đúc.
  Và sau đây, bài thơ hoà vận " Con Trâu" của Ô. H.L. và bài thơ " Con Trâu Phục Vụ" của người viết:
CON TRÂU
Nông dân cần thiết nhất: đôi trâu
Mưa nắng công lao tạo bước đầu
Dưới nước bừa lung rầu mỏi cẳng
Trên bờ cày ruộng mệt phờ râu
Tan đàn kiếm bạn la inh ỏi
Lạc nghé tìm con rống thảm sầu
Ăn cỏ ngoài đồng không tốn kém
Thế mà công trả: đáng gì đâu...!!
                        NGUYỄN MINH THANH kính hoạ


CON TRÂU PHỤC VỤ

Tự cổ loài trâu vẫn lớn đầu
Quanh năm đồng áng với nương dâu
Mặt mày lem luốc bao ruồi đậu
Chân cẳng sần sùi lắm đỉa bâu
Tuy chẳng vẻ vang, lừng bốn biển
Nhưng mà lợi lộc, khắp năm châu
Cả đời phục vụ cho nông nghiệp
Trong việc cày bừa chốn ruộng sâu..!
      NGUYỄN MINH THANH
         ( Tết Kỷ Sửu - 09 )

3 - Đập Tầm Vông, Lạm Ngữ Chi Ngôn
"Tập tầm vông,
Chị lấy chồng,
Em ở giá.
Chị ăn cá,
Em mút xương.
Chị nằm giường,
Em nằm đất.
Chị hút mật,
Em liếm ve.
Chị ăn chè,
Em liếm bát.
Chị coi hát,
Em vỗ tay.
Chị ăn mày,
Em xách bị.
Chị làm đĩ,
Em xỏ tiền.
Chị đi thuyền,
Em đi bộ.
Chị kéo gỗ,
Em lợp nhà.
Chị trồng cà,
Em trồng bí.
Chị tuổi Tí,
Em tuổi Thân.
Chị tuổi Dần
Em tuổi Mẹo.
Chị kéo kẹo,
Em đòi ăn
Chị lăng xăng
Em ăn hết..."
Bài Đồng dao trên, có chỗ đáng nói " chị làm đĩ ", không ổn. Vì là đồng dao, cho nhi đồng hát chơi mà có chữ " khó giải " cho trẻ thơ hiểu, nếu có cháu hỏi: - " làm đĩ " là làm gì vậy Mẹ? Phụ, mẫu biết trả lời làm sao? Đây chính là " Lạm Ngữ Chi Ngôn " . Nên, xin sửa lại là " Chị làm khỉ ( làm trò khỉ ) " phải hơn.
                                     Nguyễn Minh Thanh (GA, 10 - 10 - 2023)

 ***

Phải Chi...

Sông Núi còn nguyên vẹn
Nòi Giống ngẩng cao đáng tự hào


Lệ thuộc Bắc Kinh nhục... cỡ nào ?!!
Hồng Hà cau mặt chạnh lòng đau
Phải chi Sông Núi còn nguyên vẹn
Với lại Giống nòi được ngẩng cao
"Xuất Khẩu Lao Động ": - Nam bán sức
" Làm Dâu Xứ Ngoại": - Nữ buôn ngao
Nam  Quan, Đông Hải... dâng cho giặc...!!
Việt Cộng nhục không, lại " Tự Hào " ??!!
                          Nguyễn Minh Thanh

 ***


Tags: BIÊN KHẢO
Tags: TÁC GIẢ
Tags: TÁC PHẨM

Đăng nhận xét

Tin liên quan