MINH DI: PHÊ BÌNH ÔNG TS LÊ MẠNH THÁT VỀ LÃNH VỰC HÁN VĂN

 MINH DI: PHÊ BÌNH ÔNG TS LÊ MẠNH THÁT VỀ LÃNH VỰC HÁN VĂN

TẠP CHÍ DÂN VĂN

DANVAN MAGAZINE

Email: danvanmagazin@gmail.com

----------------------------------------

BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN

(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)

(Bài này đã được TCDV đăng tải lần thứ 1, ngày 27.03.2008, đăng lần thứ 2, ngày 08.09.2014, đăng lần thứ 3 ngày 07.12.2022 theo yêu cầu của nhiều độc giả.)

 Nhờ anh KHA TIỆM LY chuyển bài PHÊ BÌNH này đến các tờ báo trong nước, và qúy Văn Hữu tại Quốc Nội. Đây là một bài viết về lãnh vực VĂN HỌC - HỌC THUẬT, chắc không là điều “cấm kỵ” trong nước? (TCDV).

--------------------------------------------------------------------------

Kính thưa quý Độc Giả các Diễn Đàn,

Cách nay không lâu, Tạp Chí Dân Văn đã đưa lên Net bài “Ông TS Lê Mạnh Thát”, hôm nay, tác giả Minh Di (Châu Úc), cộng tác viên thường trực của TCDV, có một bài mới, phê bình ông TS Lê Mạnh Thát về lãnh vực Hán Văn. Có người đã “thổi ống đu đủ” bất kể “khả năng” thật sự của ông TS này ra sao!

Vì bài viết xúc tích, dẫn chứng rõ ràng, minh bạch nên khá dài, vì vậy Toà Soạn xin được chia ra làm nhiều kỳ để gởi lên các Diễn Đàn.

Qúy Độc giả nào cần trọn bài, xin liên lạc với TCDV, chúng tôi sẽ gởi đến hầu quý vị.

Trân trọng,

Germany, ngày 27.03.2008 (lần1), lần 2, ngày 08.09.2014, đăng lần 3, ngày 07.12.2022 theo yêu cầu của nhiều độc giả.

 -      Điều Hợp Viên DĐ Ngôn-Ngữ-Việt,

-      Chủ Nhiệm TCDV,

            Lý Trung Tín

---------------------------------------------------------------------

 Ông Tiến Sĩ.

01- 35 (38).

 Nói thẳng vào đề, ông tiến sĩ nói đây là ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát.

Vài ba năm trở lại đây, đây đó chợt xuất hiện một vài Bài viết 'Ca’ ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát như là 1 học giả uyên thâm về nhiều lãnh vực học thuật, trong đó có lãnh vực Hán văn.

Trong 1 Bài viết trước đây tôi đã nhận định khả năng Hán văn của ông Nghè Lê Mạnh Thát qua 1 phần đầu, 14 trang, của 1 Bài viết của ông ta. Khả năng đó tới đâu, độc giả ít nhiều đã rõ.

Và, ở Bài viết này tôi tiếp tục nhận định về khả năng Hán văn của ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát qua một cuốn sách được những kẻ thán phục ông tiến sĩ họ Lê hết lời ca tụng - trong đó có những kẻ chẳng thông Hán văn mà khen càn, không biết mắc cở, như Phạm Công Thiện chẳng hạn.

Đó là cuốn 'Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam'.

 Ngày 23 tháng 7 năm 2006, vào Trang 'Tin Paris', thấy mục:

- 'Viết về Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ’.

Mục này có 2 bài viết, 1 của Viên Linh, 1 của Phạm Công Thiện.

Bài của Phạm Công Thiện có tựa là: 'Hai Vị Thiền Sư’, viết vào năm 1989, căn cứ hàng chữ đề ngay dưới tựa Bài: - 'Báo Nguồn Sống số 16-17, 1989, San Jose, Californiá.

Tôi xin trích 1 vài đoạn trong bài viết kể trên của Phạm Công Thiện:

- 'Nhưng tại sao gọi Lê Mạnh Thát và Tuệ Sỹ là 'hai vị Thiền sư lỗi lạc nhất, thông mình nhất, uyên bác nhất, trong sạch nhất của Việt Nam hiện nay’? 'Thiền sư’ à? Chỉ nội cái danh hiệu 'thiền sư’ đã là mệt rồi, lại còn thêm mấy chữ mơ hồ như 'lỗi lạc nhất, thông mình nhất...' tôi muốn nói về Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát với tất cả thận trọng và suy nghĩ chín chắn cặn kẽ, và tôi xin chịu trách nhiệm về cái nhìn khác thường của tôi đối với nhị vị.

Lê Mạnh Thát và Tuệ Sỹ không bao giờ tự nhận lời 'thiền sư’ và cũng không bao giờ nghĩ mình là cái gì cả trên mặt đất này. Hai người này chỉ là những kẻ lễ độ khiêm tốn một cách tự nhiên và không bao giờ biết 'giả vờ’ hạ mình với ý đồ kín đáo chà đạp lên trên kẻ khác......

Đối với tôi từ lúc nào cho đến lúc nào thì Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát cũng như và hơn cả 'những đứa em ruột thịt'......

Tuệ Sỹ và Trí Siêu đều tu ở chùa từ lúc rất bé nhỏ, cả hai đều rất giỏi chữ Hán, và rành chữ Pháp chữ Anh......

.... Còn riêng về mặt Lịch sử Phật giáo bộ Chân Nguyên toàn tập (2 cuốn) và bộ Sơ thảo Lịch Sử Phật giáo Việt Nam (mới in được 2 cuốn) của Lê Mạnh Thát là những sử liệu quý báu nhất chưa từng thấy xuất hiện tại

Việt Nam từ cả thế kỷ nay’......

                                  Tới tháng 4 năm 2002 cuốn 'Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam' nói trên được ấn hành.

Toàn bộ gồm 3 tập:

Tập I in tại Huế năm 1999.

Tập II in năm 2001 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tập III in năm 2002, cũng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

                                   *

Tôi sẽ lần lượt phê bình từng Tập một.

Sau đây là Bài phê bình Tập I bộ 'Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam' của Lê Mạnh Thát.

(Trong bài này tựa của cuốn sách kể trên được viết tắt là LSPGVN).

                                                                       Trong Cuốn 'Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam' Lê Mạnh Thát đã trưng dẫn không ít những thư tịch Hán văn của Việt Nam, cũng như Trung Hoa, để từ những tư liệu, sử liệu này ông ta lập luận, và đưa ra nhận định về một số vấn đề, như thời điểm Phật Giáo du nhập Việt Nam, và nhận định về những nhân vật Phật giáo, về Lịch sử, về ngôn ngữ....

Ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát nói Hán văn thì tôi cũng xin nói Hán văn với ông.

Đây là căn bản cần xét trước, vì dẫn dụng sách vở mà hiểu chưa suốt những gì sách vở ghi chép thì những lập luận dựa trên đó, ở 1 góc độ nào đó, không có chỗ để mà đứng (lập), thậm chí đến chỗ xuyên tạc Lịch sử. Đây là tôi chưa nói có nhiều đoạn trong số thư tịch Hán văn đó ông ta đã hiểu sai hoàn toàn

Tiếp đó, trong khi nói chuyện Hán văn với ông Lê Mạnh Thát tôi sẽ có những nhận xét về một số lập luận ông ta đưa ra khi trưng dẫn Kinh Sử viết bằng thứ văn tự kể trên - trường hợp có vấn đề cần nói lại.

                           (KỲ 1)

Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam. Tập I.

Lê Mạnh Thát viết:

- 'Không kể các dã sử hay những thông tin bên ngoài, cứ theo chính sử Trung Quốc cũng đã ghi là có các chính quyền phương nam đi thông qua nước ta để đến phương bắc, đó là chính quyền nước Hoàng Chị Bình Đế Kỷ trong Tiền Hán thư 12 tờ 4a3 ghi: ''Nguyên thủy thứ hai (năm thứ 2 sdl), mùa xuân, nước Hoàng Chi dâng tê giác và bò’ 

(Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam. tr. 17).

 Về việc nước Hoàng Chi tiến cống trên đây, bộ 'Hán Thư’ (Cũng gọi 'Tiền Hán Thứ) chép:

- 'Nguyên Thủy......

Nhị niên, Xuân, Hoàng Chi quốc hiến tê ngưú.

             /  Hán Thự Qu. XII. Bình đế kỉ  /.

- 'Niên hiệu Nguyên Thủy......

Năm thứ 2, mùa Xuân, nước Hoàng Chi dâng tê ngưu’.

 - 2 chữ 'tê ngưu’ ở đây chỉ 1 con vật không phải 2 vật như ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã tách chữ để rồi dịch tê là con 'tê giác' và ngưu là con 'bò’, tức thừa 1 con bò!

Chẳng có con bò nào ở đây cả, thưa ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát!

Nói thì phải có Sách:

Bộ 'Từ Nguyên' giảng chữ 'Tê’ như sau:

- '1. Động vật danh. Dã xưng tê ngưu. Thể đại ư ngưu......'.

- '1. Tên gọi động vật. Cũng gọi là tê ngưu. Thân lớn như con bò......'.

 Bộ 'Từ Hảí giảng chữ 'Tê’ như sau:

- '1. Động vật danh. Dịch xưng ''tê ngưu......'.

- '1. Tên gọi động vật. Cũng gọi là ''tê ngưu......'.

 Bộ 'Từ Vị’ có từ mục 'Tê ngưu’ và giảng là 1 động vật, không phải 2.

- Tóm lại, chữ 'ngưu’ trong tên gọi 'tê ngưu’ chỉ là 1 phần của danh xưng chỉ 1 động vật, 1 điều tối căn bản đến thế mà tiến sĩ Lê Mạnh Thát không hiểu để 1 con hóa thành 2 con.

Người Trung Hoa thấy con vật nói trên thể dạng cũng giống con bò, kích thước lại cũng cùng cỡ cho nên đã thêm chữ 'ngưu’ sau chữ 'tê’ để chỉ những điểm mà họ cho là tương tự đó.

 Tiếp theo đoạn đã dẫn trên, Lê Mạnh Thát viết:

- 'Rồi đến quyển28 hạ, Tiền Hán thư tờ 32b2-3, nơi chuyện Vương Mãng, cũng ghi: ''Trong khoảng Nguyên Thủy (1 - 6 sdl) của Bình đế, Vương Mãng phụ chính, muốn làm rạng rỡ uy đức của mình đã gửi biếu hậu hỷ vua Hoàng Chi khiến cho gửi sứ cống tê giác và bò sống''.   

 Xuất xứ của đoạn dẫn trên trong 'Hán Thư’ như sau:

- 'Bình đế Nguyên Thủy trung, Vương Mãng phụ chính, dục diệu uy đức, hậu di. Hoàng Chi vương, lệnh khiển sứ hiến sinh tê ngưu.

            /  Hán Thự Qu. XXVIII Hạ. Địa Lý Chí đệ bát hạ  /.

- 'Trong khoảng Niên hiệu Nguyên Thủy dưới thời Hán Bình đế, Vương Mãng phụ chính, muốn tỏ rõ uy đức (của Hán triều nên) tặng dữ vua nước Hoàng Chi hậu hĩ, lệnh cho (nước này) sai sứ qua dâng tê giác sống'.

 Như tôi ghi lại rất rõ, đoạn dẫn trên là 1 đoạn nằm trong Mục 'Địa Lý Chi’ của bộ 'Hán Thư’.

Vậy mà ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát lại nói là đoạn này xuất từ 'nơi chuyện Vương Mãng'. Cứ đây thì rõ ông tiến sĩ đâu có đọc bộ 'Hán Thư’ - nếu có đọc thì ông tiến sĩ đã chẳng nói trật xuất xứ phần Truyện của Vương Mãng! Ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát nêu xuất xứ cứ như thật vậy!

Truyện (tức tiểu sử) của Vương Mãng được chép ở Quyển XCIX (99) của bộ 'Hán Thư’, phân ra 3 phần Thượng, Trung, Hạ: -  Qu. XCIX Thượng, Qu. XCIX Trung, Qu. XCIX Hạ.

 Ngoài ra về Hán văn, trong câu 'dục diệu uy đức' không có chỗ nào cho phép chúng ta xác định cái 'uy đức' nói ở đoạn dẫn trên là 'uy đức' của Vương Mãng cả, do đó, hợp lý và gần bản ý của Ban Cố (32 - 92), tác giả bộ 'Hán Thư’, phải hiểu 'uy đức' ở đây là uy đức của Hán triều. 

Kế đến, ở đây Lê Mạnh Thát sai thêm lần nữa khi dịch 'tê ngưu’ là 'tê giác' và 'bò’.

Về nước Hoàng Chi trên đây Lê Mạnh Thát viết:

- 'Nước Hoàng Chi này, cứ Tiền Hán thư 28 hạ, tờ 32b3-5, còn ghi tiếp: ''Từ Hoàng Chi đi thuyền có thể tám tháng đến Bì Tôn, rồi đi thuyền hai tháng có thể đến biên giới Tượng Lâm của Nhật Nam. Phía nam Hoàng Chi có nước Dĩ Trình Phất. Dịch sứ của Hán từ đó về.

Thế rõ ràng Hoàng Chi là một nước rất xa nước Hán, đi thuyền đến mười tháng mới đến. Ghi nhận đầu tiên của chính sử Trung Quốc về sự liên hệ giữa chính quyền Trung Quốc và chính quyền Hoàng Chi là Hoàng Chi ở phía Tây nước ta và phải đi thông qua nước ta mới đến Trung Quốc được. Hoàng Chi là nước nào? Có khả năng đây là một trong những nước ở Ấn Độ. Cho nên, nói cách khác, từ những năm đầu Dương lịch, quan hệ chính thức giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã có về đường biển và đã được chính sử Trung Quốc ghi lại. Sau đó, từ thế kỷ thứ hai trở đi thì quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã được ghi rất rõ, cho nên khả năng trước khi có quan hệ chính thức trên bình diện chính quyền thì phải có quan hệ nhân dân; tức quan hệ giữa hai dân tộc phải đi với nhau rồi hai chính quyền mới đi theo, hoặc để bảo trợ quyền lợi của dân tộc mình hoặc để thiết lập quan hệ liên lạc ngoại giao. Cho nên khả năng những thương thuyền buôn bán của người Ấn Độ đã đến Trung Quốc trước thời Vương Mãng từ lâu là một sự thật'.

(LSPGVN. tr. 18).

 Cứ coi ông tiến sĩ suy đoán thì mới lòi ra ông ta chưa từng đọc bộ 'Hán Thư’, ít nhất là về đoạn về nước Hoàng Chi, về sự qua lại giữa nước này và Trung Quốc.

Ông tiến sĩ dẫn Bộ 'Hán Thư’, và nêu rõ cả Quyển thứ, Quyển '28 hạ’, coi rất uyên bác, nhất là đối với những người không đọc được Hán văn.

Thế nhưng, cái uyên bác, cái 'sâu rộng', trên đây của ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát chợt đâu trở nên khôi hài đối với những người có đọc bộ 'Hán Thư’.

Nói là 1 sự uyên bác khôi hài, vì nếu Lê Mạnh Thát thực sự có đọc Bộ 'Hán Thư’, như ông ta đã trưng dẫn có vẻ ('có vé thôi’) rất hùng hồn trên đây, thì đã chẳng có những suy đoán dư thừa về quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc vào thời cổ, và qua Ấn Độ ông tiến sĩ muốn nói đến quan hệ giữa nước Hoàng Chi kia và Trung Quốc.

Tôi xin nói về cái khôi hài trên đây của ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát.

Trước đoạn chép việc nước Hoàng Chi cống tê giác đã dẫn trên, Ban Cố có đoạn chép về một số quốc gia như sau:

- 'Tự Nhật Nam chướng tắc, Từ Văn, Hợp Phố thuyền hành khả ngũ nguyệt, hữu Đô Nguyên quốc; hựu thuyền hành khả tứ nguyệt, hữu Ấp Lư Một quốc; hựu thuyền hành khả nhị thập dư nhật, hữu Sâm Li quốc; bộ hành khả thập dư nhật, hữu Phù Cam Đô Lư quốc.

Tự Phù Cam Đô Lư quốc thuyền hành khả nhị nguyệt dư, hữu Hoàng Chi quốc, dân tục lược dữ Chu Nhai tương loại! Kỳ châu quảng đại, hộ khẩu đa, đa dị vật, tư. Vũ đế dĩ lai giai hiến kiến. Hữu dịch trưởng, thuộc Hoàng Môn, dữ ứng mộ giả câu nhập hải thị minh chu, bích lưu ly, kỳ thạch dị vật. Tê hoàng kim, tạp tăng nhi vãng. Sở chí quốc giai lẫm thực vi ngẫu, Man di cổ thuyền chuyển tống trí chi. Dịch lợi giao dịch, phiếu sát nhân. Hựu khổ phùng phong ba nịch tử, bất giả sổ niên lai hoàn. Đại chu chí vi nhị thốn dĩ há’.

            /  Hán Thự Qu. XXVIII Hạ. Địa Lý Chí đệ bát hạ  /.

- 'Do ngã Nhật Nam bị chướng ngại, từ các đất Từ Văn, Hợp Phố đi thuyền cũng đến 5 tháng thì tới nước Đô Nguyên; tiếp đó cũng đi thuyền khoảng 4 tháng thì tới nước Ấp Lư Một; rồi (từ đây)  đi thuyền khoảng hơn 20 ngày thì tới nước Sâm Li; (từ Sâm Li) đi đường bộ khoảng hơn 10 ngày thì tới nước Phù Cam Đô Lự

Từ Phù Cam Đô Lư đi thuyền khoảng hơn 2 tháng thì đến nước Hoàng Chi, phong tục dân ở đây đại để giống phong tục ở vùng Chu Nhai! Nước này rộng lớn, dân cư nhà cửa đông đúc, có nhiều vật lạ, từ thời (Hán) Vũ đế đã tới (Trung Quốc) dâng hiến lễ vật. Có chức quan coi về thông dịch thuộc Cơ quan Hoàng Môn, cùng với những kẻ theo sự chiêu mộ của triều đình, theo đường biển tới xứ này để mua ngọc trai, ngọc lưu li xanh, cùng các loại đá quí, các vật kỳ lạ! Để trao đổi các thứ kể trên thì đem theo vàng, vải vóc các loại qua xứ này. Tới nước này thì đều được họ cấp cho thực phẩm và cho người đồng hành, tất cả đều được thuyền buôn của dân Man di chuyển tới cho.  Cũng có khi vì cái lợi giao dịch mà (dân ở đây) cướp của giết người. Lại còn khổ vì gặp sóng gió đắm thuyền, chết chìm, không thì cũng vài năm mới về được. Ngọc trai loại lớn của họ chu vi đo được 2 tấc trở lại’.  

(Phụ chú. 1 tấc thời Tiền Hán = 2.765 cm. Minh Di).

 Ông nghè Lê Mạnh Thát trưng dẫn 'Hán Thư’ mà rồi không dẫn được đoạn tôi vừa dẫn trên, để rồi suy đoán về quan hệ buôn bán, ngoại giao, giữa Trung Quốc và các nước ở vùng Biển Nam.    

Nếu đã đề cập Quyển XXVIII Hạ của bộ 'Hán Thư’, lại đề cập đoạn nước Hoàng Chi tiến cống tê giác thời Vương Mãng phụ chính, thì không thể không biết đoạn văn tôi vừa dẫn trên đây, nếu không biết thì điều này chỉ chứng tỏ một điều là Lê Mạnh Thát chưa từng đọc 'Hán Thư’.

Như ghi chép trên đây của bộ 'Hán Thư’ thì từ thời Hán Vũ đế (156 - 87 tr. Cn; tại vị: 141 - 87) thương thuyền của nước Hoàng Chi đã từng qua lại giao dịch, buôn bán với Trung Quốc, tính ra trước thời của Vương Mãng (45 tr. Cn - 23; tại vị: 08 - 23) trên 140 năm.

Hơn thế nữa, việc giao dịch này giữa 2 nước có mức độ khá qui mô, vì vào thời này Hán triều đã có chức quan thông dịch, phiên dịch đi theo đoàn thương buôn Trung Quốc tới nước Hoàng Chi. 

Nếu đọc đoạn trên của 'Hán Thư’ thì ông nghè họ Lê đã không suy đoán 'những thương thuyền buôn bán của Ấn Độ đã đến Trung Quốc trước thời Vương Mãng từ lâu là một sự thật'.

Hán Thư ghi chép rành rành ra đó, có gì phải suy đoán, chẳng đâu xa, liền ngay trước đoạn mà ông tiến sĩ dẫn 'Tiền Hán thư’ ghi lại việc nước Hoàng Chi cống tê giác thời Vương Mãng.

Ông dẫn Hán Thư, nhưng gặp chuyện mới lòi ra ông chẳng đọc Hán Thư như ông trưng dẫn, và nếu 2 đoạn cách nhau 5, 10 trang, hoặc hơn, thì còn có thể châm chước phần nào, đằng này..... 

Tóm lại, với người đọc được Hán văn và có sách vở, tài liệu để kiểm chứng thì suy đoán nói trên của ông tiến sĩ quả là cả 1 sự khôi hài.

Hơn nữa, suy đoán nào nữa cũng đều phải dựa trên 'một số kiến thức tối thiểu nào đó’ về vấn đề  mình suy đoán. Đây là phương pháp làm việc mà bất cứ người nghiên cứu nào cũng phải có.

Và ở đây chúng ta thấy rất rõ ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát tự nhiên ở đâu nhảy ngang vào suy đoán Hoàng Chi là 'một trong những nước ở Ấn Độ’, không dựa trên 1 kiến thức nào cả! - có thể nào gọi đây là cung cách làm việc của 1 người nghiên cứu hay không?  

 Muốn xác định vị trí đại khái của nước Hoàng Chi chúng ta cần xét những quốc gia liệt kê trong đoạn ghi chép của 'Hán Thư’ vừa dẫn trên.

1). Đô Nguyên quốc.

Có nhiều người suy đoán Đô Nguyên Quốc ở Bán đảo Mã Lai hiện nay, và cũng có thuyết cho là ở đảo Sumatra, và cũng có thuyết nói là rất có thể nước này ở lưu vực hạ du sông Mê Kông, vì lẽ thời bấy giờ lưu vực này là 1 địa khu kinh tế phát đạt.

Thuyết sau này của Diêu Nam, Trần Giai Vinh, Khâu Tiến trong 'Thất Hải Dương Phàm'.

(Tham khảo Sách dẫn trên, Chương 2. Tần, Hán thời đại đối ngoại hàng đạo đích khai tịch).

 2). Ấp Lư Một quốc.

Theo 1 số học giả gần đây, đây là 1 quốc gia thuộc lãnh thổ nước Miến Điện ngày nay, có thể là Ruhmi, hay Ruhma hoặc Ruhman trong thư tịch của người Á rập.

Cũng theo suy đoán của các học giả có thể quốc gia này thời cổ ở phụ cận vùng Pegu, nằm cách Thủ đô Yangon nước Miến Điện 76 cây số về phía Đông bắc

(Yangon. Tên cũ cho tới năm 1989 là Rangoon, tên Hán Việt là Ngưỡng Quang.

Yangon nằm cách bờ Ấn Độ dương 32 cây số.

Miến Điện. Tên cũ là Burma, tên hiện nay là Myanmar).

Trên hải trình thông vùng nam Trung Quốc và bán đảo Ấn Độ thời cổ thì phải đi qua nước này.

Cũng theo các tác giả tập 'Thất Hải Dương Phàm' dẫn trên thì nước Ấp Lư Một phải nằm ở mé Tây ngạn của vịnh Thái Lan hiện nay, có thể là 1 dải Ratburi ở mé Tây ngạn của Bangkok.

 3). Sâm Li quốc.

Nằm bên bờ sông Irrawađy (Ayeryarwady, còn viết Irawadi), con sông lớn nhất Miến Điện.

Sông dài ước 2,100 cây số, chảy từ miền trung nước Miến Điện theo hướng Nam / Bắc, với nhiều chi lưu, mà 2 chi lưu chính là Chindwin và Shweli, cuối cùng đổ ra vịnh Bengal, Ấn Độ dương.

Sông này là 1 trong những con sông trọng yếu của Á châu. Vùng châu thổ của sông là một trong những vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới.

Thời cổ, Sâm Li quốc là địa khu trọng yếu trên con đường qua lại từ Đông qua Tây.

Ngoài ra, có người, căn cứ Tân Đường Thư, suy đoán Sâm Li quốc tức Tất Lợi Di, thị trấn thứ 2 trong 9 Thị trấn tối cổ của Miến Điện.

(Tham khảo Tân Đường Thự Qu. CCXXII Hạ. Nam man. Hạ).

Minh Di án.

Vị trí của Tất Lợi Di ngày nay ở vùng phụ cận làng Mogok - 1 làng ở cách thành phố Mandalay (ở phía Bắc Yangon 495 cây số) 114 cây số về phía Đông bắc, nổi tiếng về mỏ hồng ngọc (ruby) và thanh ngọc (sapphire) của Miến Điện. Thời cổ con đường trọng yếu từ Nam Chiếu nhập nước  Miến Điện phải đi qua Thị trấn Tất Lợi Dị Căn cứ lộ trình ghi trong 'Hán Thư‘, và vị trí địa dư của Tân Lợi Di, có thể thấy ngay giả thuyết Sâm Li là Tân Lợi Di không vững.

Theo 'Thất Hải Dương Phàm' thì Sâm Li quốc cũng ở Tây ngạn vịnh Thái Lan, vị trí đại khái ở vùng Prachub của Thái Lan hiện nay.

 4). Phù Cam Đô Lư Quốc.

Là 1 phần của Miến Điện ngày nay, đời Đường (618 - 907) Sử thư Trung Hoa gọi là Phiếu quốc hay Chu Ba, Đột La Chu Đồ Bà, Đồ Lý Chuyết.

Bài Tây Kinh Phú của Trương Hành (78 - 139) thời Đông Hán (25 - 220) gọi tắt là Đô Lự

Phù Cam Đô Lư nằm ở trung du sông Irrawađy, phụ cận thị trấn Prome.

Thị trấn Prome nằm ở đông ngạn hạ du sông Irrawađy - vào thế kỷ thứ 8 Prome là Thủ đô của Miến Điện - là nơi có rất nhiều chùa chiền, vốn là những chỗ phát chẩn dân nghèo.

Tuy nhiên, vẫn theo 'Thất Hải Dương Phàm' thì Phù Cam Đô Lư Quốc là dải đất Tenasserim ở mé Tây ngạn Bán đảo Mã Lai.

Phù Cam Đô Lư quốc ở gần biển, nằm trên hải trình từ Đông sang Tây.

 Ngoài ra, liền sau câu 'khiển sứ hiến sinh tê ngưu‘ đã dẫn trước đây, 'Hán Thư‘ chép tiếp:

- 'Tự Hoàng Chi thuyền hành khả bát nguyệt, đáo Bì Tông - thuyền hành khả nhị nguyệt, đáo Nhật Nam, Tượng Lâm giới ngoại. Hoàng Chi chi Nam hữu Dĩ Trình Bất quốc, Hán chi dịch sứ tự thử hoàn hĩ '.

- 'Từ Hoàng Chi đi thuyền cũng đến 8 tháng, tới Bì Tông - (từ đây) đi thuyền cũng 2 tháng, đến mé ngoài địa giới Tượng Lâm, quận Nhật Nam. Ở mé nam Hoàng Chi có nước Dĩ Trình Bất, các chức thông dịch của Hán triều trở về nước đều đi từ đây‘.

 5). Bì Tông.

Có 1 số thuyết về vị trí của Bì Tông như sau:

1/. Ở đảo Pisang (Pulau Pisang), ở Tây nam ngạn Bán đảo Mã Lai.

2/. Cả một dải Johore và Tân Gia Ba hiện nay.

3/. Ở phía Tây nam Thái Lan hiện nay.

4/. Ở mé ngoài cửa sông Indragiri, ở bờ biển phía Đông đảo Sumatra.

5/. Ở lưu vực sông Peusagan, mạn Bắc đảo Sumatra.

6/. Ở đảo Penang, thuộc Mã Lai Tây Á.

7/. Tại cửa sông Pakchan R. ở eo đất Kra, miền Bắc bán đảo Mã Lai.

8/. Ở Mũi Cà Mau hiện nay và các đảo phụ cận là đảo Byong và đảo Panjang - ở châu thổ sông Cửu Long.

(Tham khảo Cổ Đại Nam Hải Địa Danh Vị Thích. Bì Tông). 

Bì Tông là yếu địa về mặt giao thông trên biển thời cổ.

 Minh Di án.

Bì Tông, trong bộ Thông Điển Sử học gia Đỗ Hựu (735 - 812) đời Đường ghi là Bỉ Tung, nhưng ông không cho biết gì thêm:

- 'Biên Đấu quốc nhất vân Ban Đấu, Đô Côn quốc nhất vân Đô Quân, Câu Lị quốc nhất vân Cửu Li, Bỉ Tung quốc tịnh Tùy thời văn yên'.

         /  Thông Điển. Qu. CXXCVIII. Biên Phòng 4. Nam Man hạ. Biên Đấu  /.

- 'Nước Biên Đấu còn gọi là Ban Đấu, nước Đô Côn còn gọi Đô Quân, nước Câu Lị còn gọi Cửu Li, nước Bỉ Tung tất cả đều tới thời Tùy mới nghe nóí.

 Chỉ có thế, Đỗ Hựu không cho biết gì hơn!

 6). Dĩ Trình Bất quốc.

Ở phía Nam bán đảo Ấn độ, có thuyết cho đây tức Tích Lan (Sri Lanka, tên cũ là Ceylon).

 Tóm lại, Hải trình mà thương thuyền Hán triều đi qua các Nước tới Hoàng Chi - rồi trở về, theo như suy đoán của các tác giả 'Thất Hải Dương Phàm' là:

1/. Xuất phát từ Từ Văn, hay Hợp Phố, ở Quảng Đông ngày nay, thuyền đi xuống Nam, dọc theo duyên hải Việt Nam ngày nay. Tới tận cùng thì vòng qua mũi Cà Mau, tới Đô Nguyên. Và từ đây  đi vào vịnh Thái Lan, lần theo ven biển mé trong vịnh, đi 1 đường vòng cung, và tới khoảng giữa vòng cung là nước Ấp Lư Một. Xuống phía Nam vịnh thì gặp nước Sâm Li ở eo đất Kra.

2/. Từ Sâm Li lên bộ, băng qua eo đất vừa kể thì tới Phù Cam Đô Lư ở phía Tây.

3/. Từ Phù Cam Đô Lư lại lên thuyền vượt qua Ấn Độ dương để tới nước Hoàng Chi, bên bờ biển ở phía Đông nam Ấn Độ. Đây là điểm cuối của hải trình ĐI.

4/. Từ Hoàng Chi đi trịch xuống Đông nam cập đảo Tích Lan, để từ đây vượt Ấn Độ dương, đi từ Tây qua Đông, vào eo biển Malacca ở giữa Bán đảo Mã Lai và đảo Sumatra của Nam Dương.

Thuyền đi hết eo biển, tới cuối mũi Bán đảo Mã Lai thì tới đảo Bì Tông. Từ Bì Tông đi chếch lên Đông bắc để cập duyên hải Việt Nam. Đây là hải trình VỀ.

(Tham khảo Thất Hải Dương Phàm. 2. Tần, Hán thời đại đối ngoại Hàng đạo đích khai tịch).

 Minh Di án.

Nếu, từ Sâm Li theo đường bộ ngang qua eo đất Kra để đến nước Phù Cam Đô Lư ở mặt Tây, để từ đây lên thuyền qua Ấn Độ dương thì hẳn Hán triều phải có thuyền neo sẵn ở mé bên kia, hoặc phải mướn thuyền đi tiếp? Nếu mướn thuyền, chuyến về cũng phải tiếp tục mướn thuyền mà về?

Những điểm này không thấy Ban Cố, tác giả Hán Thư đề cập.

 Đoạn ghi chép từ câu 'Tự Nhật Nam chướng tắc..... đến câu 'Hán chi dịch sứ tự thử hoàn hi’ vừa dẫn trên là đoạn sau hết của Quyển XXVIII, phần Hạ, bộ 'Hán Thư’.

Đoạn này ghi lại 1 vòng hải trình đi / về - từ Bắc xuống Nam, và từ Nam ngược Bắc. Trong toàn đoạn văn này không có chỗ nào nói các nước ở vùng Ấn Độ dương đi thuyền ghé Nhật Nam - để  từ đây theo đường bộ tới Trung Quốc, như ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát lại suy diễn khơi khơi là 'cứ theo chính sử Trung Quốc cũng đã ghi là có các chính quyền phương nam đi thông qua nước ta để đến phương bắc, đó là chính quyền nước Hoàng Chi’.

 + Câu cuối Quyển XXVIII, phần Hạ, của bộ 'Hán Thư’ chỉ ghi chép hết sức giản dị là đi thuyền từ Bì Tông 'đến mé ngoài địa giới Tượng Lâm, quận Nhật Nam'.

Nói 'mé ngoàí đây tức nói ở 'mé ngoài khơí, vị trí ngang với huyện Tượng Lâm ở trong đất liền mà thôi. Tôi không thấy chỗ nào trong đoạn văn tôi vừa trích dẫn trên nói rằng thuyền của nước Hoàng Chi cập vào (quận) Nhật Nam cả! Càng không ghé Tượng Lâm, vì không thấy thư tịch cổ nói là tại đây có hải cảng. Tượng Lâm ở sâu trong đất liền. Tính các khoảng cách:

- Tượng Lâm - Hội An 14.7 cây số (3mm trên Bản đồ Tỉ lệ). Hội An ở Đông bắc Tượng Lâm.

- Tượng Lâm ra Cù Lao Chàm: 34.3 cây số (7mm trên Bản đồ Tỉ lệ).

Cù Lao Chàm cũng ở phía Đông bắc Tượng Lâm, ngoài khơi Hội An, ở trên Hội An một chút. 

(Bản đồ tôi sử dụng ở đây có tỉ lệ 1 / 4,900,000, mỗi cm trên Bản đồ tương đương 49 cây số).

 Nói tóm lại, trong hải trình từ Bắc xuống Nam, và Nam ngược về, không có đoạn nào nói thuyền cập Hiện Cảng (tức Cảng Đà Nẵng hiện nay) của quận Nhật Nam, và hơn nữa, cũng không thấy thư tịch cổ nói đến vai trò của hải cảng này trong việc giao thương giữa Trung Hoa và các nước vùng Đông Nam Á vào thời Tây Hán (206 tr. Cn - 08). 

Ngoài ra, vẫn chưa rõ cái 'chướng ngại’ đề cập trong Câu 'Nhật Nam chướng tắc' Ban Cố chép trong 'Hán Thư’ là chướng ngại gì? Trở ngại về đường bộ hay đường thủy?

Trở lại với nước Hoàng Chi nêu trong bộ 'Hán Thư’.

Về nước cổ Hoàng Chi, ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát của chúng ta duy nhất đưa ra một sự suy đoán rằng 'có khả năng Hoàng Chi đây là một trong những nước ở Ấn Độ’. - ông tiến sĩ suy đoán mà không đưa ra 1 chứng cứ nào cả, chỉ nói khơi khơi!

 Trong khi đó, vị trí của nước Hoàng Chi có rất nhiều thuyết:

1). Ở một số vùng khác nhau ở mạn Nam và Đông nam Ấn Độ, không xác định là vùng nào, như các vùng Kanchi (Conjeevaram, hay Conjeveram), Vijayawadạ....

Thuyết này có nhiều người theo.

2). Ở đất Hormuz, vịnh Ba Tư ngày nay.

3). Ở đảo Sumatra, ở phụ cận vùng Aceh, Nam Dương.

4). Ở bán đảo Mã Lai hiện nay.

(Tham khảo Cổ Đại Nam Hải Địa Danh Vị Thích. Hoàng Chị [trang 694]).

Ý kiến của các tác giả 'Thất Hải Dương Phàm' là Hoàng Chi nằm bờ biển Đông nam Ấn Độ, ở vùng Conjeveram, hoặc Vijayawada).

 Tóm lại:

+ Lê Mạnh Thát muốn chứng minh Phật giáo từ Ấn Độ đã theo vùng biển Biển Nam (Nam Hải) truyền lên phương Bắc, đến Việt Nam trước rồi sau mới vào Trung Quốc.

Chính vì lẽ đó Lê Mạnh Thát rồi đã bám vào suy đoán Hoàng Chi thời cổ là 1 quốc gia nào đó ở Ấn Độ mà không tra cứu thêm về các thuyết liên quan vị trí nước Hoàng Chi cũng như 1 số nước chung quanh nước này trên hải trình từ Bắc xuống Nam. Nói khác đi Lê Mạnh Thát đã khởi đi từ một ý tưởng định sẵn, để rồi cố gắng gò ép, o uốn mọi kiến thức liên quan vấn đề theo cái khung định sẵn đó! Chưa nói là kiến thức của ông tiến sĩ về Sự kiện này cũng rất mơ hồ, hời hợt, ông ta chỉ nói rất chung chung Hoàng Chi là 'một trong những nước ở Ấn Độ’, còn nước ở phương nào của Ấn Độ, ở mạn Đông hay mạn Tây, ở miền Nam hoặc phương Bắc, chẳng thấy ông ta nói cho độc giả biết, để ít nhất người ta có thể có 1 khái niệm dại khái về vị trí địa lý của các địa khu mà ông ta tự thuật. Ở đây cũng như trong lần đi tìm di tích Chùa cổ Thiệu Long ở thành Hoan Châu cách đây hơn 1,300 năm ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát vẫn cứ ù à ù ờ về vị trí địa dư - trong một bài biên khảo khác cũng liên quan Sử của Lê Mạnh Thát tựa là:

- 'Về Mấy Bài Đường Thi Liên Quan Đến Phật Giáo Việt Nam'.

Ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát viết về Sử mà không rành Địa lý, một chuyện thực khó tưởng ra nổi! 

Nói Sử mà không có Đất (Địa), chẳng rõ rồi Lê Mạnh Thát đứng ở đâu?

 Nếu biết được nhiều Thuyết mà Lê Mạnh Thát không làm 1 việc phân tích, để đi đến 1 nhận định gần sự thực nhất, chỉ lấy Thuyết nào hợp với ý định sẵn thì đây là lối làm việc thiếu khoa học.

Còn nếu chỉ biết 1 mà Lê Mạnh Thát đã đưa vào lập luận để lập thuyết, thì điều này không đủ. 

Ở đây tôi không rõ Lê Mạnh Thát có biết Thuyết nào khác về vị trí nước Hoàng Chi cổ không?

 

Sau cùng, có 1 điểm cần chú ý.

Cứ ghi chép của 'Hán Thư’ phong tục Hoàng Chi đại khái giống với đất Chu Nhai - nằm ở đảo Hải Nam. Chưa rõ do đâu mà có điểm giống nhau này giữa 2 vùng tương đối xa như vậy?

Cũng về Lịch sử, Lê Mạnh Thát viết:

- 'Giai đoạn đầu, do nhận thức sai lầm về khả năng cũng như lực lượng tác chiến của quân đội Hùng vương, Lưu Tú đã sai một tướng vô danh tiểu tốt là Tô Định đem quân xuống miền nam giao tranh. Trận đầu, tướng của Hùng vương là Thi Sách tử trận. Hai bà Trưng bèn huy động lực lượng tiến lên đánh đuổi Tô Định và thâu phục lại 65 thành trì của người Việt cũ. Thế là nhà Hán đặt ra một kế hoạch mới, chiếu cố tới các khả năng chính trị, quân sự của người Việt. Lưu Tú đề cử một tay lão tướng quen với trận mạc và rất rành về chính trị, đó là Mã Viện (13 tdl-49 sdl). Viện, thời Vương Mãng cầm quyền (9-24 sdl,) đã từng làm thái thú Hán trung'.

(LSPGVN. tr. 80).

 + Những cái sai và thiếu chính xác của Lê Mạnh Thát trong đoạn trên.

1). Ở đoạn trên, Lê Mạnh Thát chép là Hán Quang Vũ đế Lưu Tú (06 tr. Cn - 57; tại vị: 25 - 57) sai 'Tô Định đem quân xuống miền nam giao tranh' với 2 Bà Trưng thì phải nói rồi tôi chẳng rõ ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát đọc được điều này ở đâu? Bởi một lẽ giản dị là lúc ấy Tô Định đang là Thái thú quận Giao Chỉ, không phải ở Trung Quốc được điều xuống phương Nam đánh 2 Bà.

Ngoài ra, căn cứ 'Thủy Kinh Chu của Lịch Đạo Nguyên (469 - 527) thì chồng bà Trưng Trắc tên là Đặng Thi, không Đặng Thi Sách.

Phần Chú của Lịch Đạo Nguyên về đất Giao Chỉ có đoạn viết:

- '.... Hậu Chu Diên Lạc tướng tử danh Thi, sách Mê Linh Lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng tương Thi khởi tặc, công phá Châu, Quận, phục chư Lạc tướng, giai thuộc Trắc vi vương, tri. Mê Linh huyện, đắc Giao Chỉ, Cửu Chân nhị quận dân điệu phú. - Hậu Hán khiển Phục Ba Tướng quân Mã Viện tương binh thảo. Trắc, Thi tẩu nhập Kim Khê cứu, tam tuế nãi đắc'.

                /  Thủy Kinh Chú. Qu. XXXVII. Diệp Du thủy  /.

- '... Về sau, con của Lạc tướng huyện Châu Diên tên Thi, đi hỏi vợ tên Trưng Trắc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh. Trắc là người gan dạ dũng mãnh trợ giúp Thi nổi loạn, công phá các Châu, Quận, uy phục các Lạc tướng, và tất cả đều tôn Trắc làm vua, Đô ở huyện Mê Linh, được dân 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân nộp thuế. - Triều Hậu Hán điều Phục Ba Tướng quân Mã Viện đem binh đánh dẹp. Trắc, Thi chạy vào vùng hang động Kim Khê, 3 năm (sau) mới trừ được'.

 Câu đầu, trong các Bản in có chấm câu hiện nay đều ngắt câu ngay sau chữ 'Sách':

- 'Chu Diên Lạc tướng tử danh Thi Sách'. ['con của Lạc tướng huyện Chu Diên tên Thi Sách' ]. Nhưng ở đoạn tiếp dưới đó, với những câu như 'tương Thí và 'Trắc, Thi tẩu nhập....' thì rõ ràng là chồng Trưng Trắc tên là 'Thi’.

Đây là do những người sau Lịch Đạo Nguyên ngắt câu sai. Hơn nữa, nếu ngắt câu (sai) như vậy thì câu đầu này hụt hẫng, vì chưa trọn nghĩa.

Trong bộ 'Thủy Kinh Chú Sơ’, khi chú thích về Trưng Trắc và chồng bà là Thi ở đoạn đã dẫn ở cuối mục (1). trên đây, Dương Thủ Kính (1839 - 1915) và Hùng Hội Trinh ( - 1936) đã trích dẫn Triệu Nhất Thanh (1710, 11 - 1764) nói như sau:

- 'Án: Sách thê do thú phụ. Phạm Sử 'Nam Man Tây nam Di truyện' vân 'giá vi Chu Diên nhân

Thi Sách thế, dịch mậu chi thậm hĩ!'.

- 'Xét: (Nói) 'Sách thế cũng như nói cưới vợ. Phần 'Nam Man Tây nam Di truyện' trong Bộ Sử của họ Phạm nói 'gả làm vợ Thi Sách, người Chu Diên' cũng là quá sức sai lầm!'.

(Tham khảo: Thủy Kinh Chú Sớ. Qu. XXXVII. Diệp Du thủy Chú).

 Họ Phạm đây tức Phạm Việp (398 - 445), và 'Bộ Sử’ nói đây là Bộ 'Hậu Hán Thư’.

Trong phần 'Truyện' học giả Triệu Nhất Thanh đề cập trên đây, Phạm Việp chép :

- 'Giao Chỉ nữ tử Trưng Trắc cập kì muội Trưng Nhị phản, công quận. Trưng Trắc giả Mê Linh Lạc tướng chi nữ dã, giá vi Chu Diên nhân Thi Sách thê, thậm hùng dũng! Giao Chỉ Thái thú Tô Định dĩ pháp thằng chi, Trắc phẫn, cố phản'.

                        /  Hậu Hán Thự Qu. XXCVI. Nam Man, Tây Nam Di Liệt Truyện  /.

- 'Người đàn bà Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị phản, công Quận thành. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, gả làm vợ Thi Sách, người Chu Diên, rất hùng dũng!  Thái thú Giao Chỉ Tô Định lấy pháp luật mà ràng buộc, Trắc nổi giận cho nên làm phản'.     

 Là 1 Địa Lí học gia, Triệu Nhất Thanh đã tổng hợp thành quả nghiên cứu 'Thủy Kinh Chú’ của Thầy học mình là Sử học gia Toàn Tổ Vọng (1705 - 1755) và học giả Thẩm Bính (? - ?) mà soạn thành Tác phẩm 'Thủy Kinh Chú Thích'. Tác phẩm này, ngoài phần trưng dẫn cực kỳ uyên bác còn đính chánh được những lầm lẫn, biện biệt được những Sai sót của người trước. Và, sau cùng cần nói thêm 1 điểm nữa là trước Triệu Nhất Thanh, bộ 'Thủy Kinh Chú’ phần Kinh, phần Chú lẫn lộn, và ông đã là người đầu tiên tách rời 2 Phần này ra, sắp xếp lại cho mạch lạc.

 2). Mã Viện sinh năm 14 trước Công nguyên, không phải năm 13 như Lê Mạnh Thát ghi sai.

 3). Vương Mãng xưng đế ngày Giáp tý (mồng 1) tháng 10 năm Đinh Mão (năm 07).

Năm sau, năm Mậu Thìn (08), tháng 11 - năm thứ 3 Niên hiệu Cư Nhiếp (06 - 08), Vương Mãng chính thức đổi Niên hiệu là Thủy Nguyên, và Vương Mãng bị giết ngày Canh tuất (mồng 3), năm Quí Mùi, tức năm 23, không phải năm 24, như Lê Mạnh Thát ghi sai.

(Coi Tư Trị Thông Giám. Qu. XXXVI. Hán kỉ 28. Vương Mãng. Thượng. Cư Nhiếp nhị niên.

                    Qu. XXXIX. Hán kỉ 31. Hoài Dương vương. Canh Thủy nguyên niên).     

 4). Lê Mạnh Thát nói Mã Viện 'từng làm thái thú Hán trung', không sai, nhưng không chính xác.

Bộ 'Hậu Hán Thư’ chép:

- 'Vương Mãng mạt tứ phương binh khởi! Mãng tụng đê. Vệ Tướng quân Lâm Quảng chiêu hùng tuấn, nãi tịch Viện! Cập đồng huyện Nguyên Thiệp - vi duyện, tiến chi ư Mãng - Mãng dĩ Thiệp vi Trấn Nhung đại doãn, Viện vi Tân Thành đại doãn.

Cập Mãng bại, Viện huynh Viên thời vi Tăng Sơn liên suất'.

                                              /  Hậu Hán Thự Qu. XXIV. Mã Viện truyện  /.

- 'Cuối triều Vương Mãng, bốn phương binh lửa dấy động! Em họ Vương Mãng, Vệ Tướng quân Lâm Quảng chiêu tập anh hùng, nên trưng triệu Mã Viện! Gặp lúc người cùng huyện với Viện là Nguyên Thiệp - bấy giờ là phụ tá ở huyện, tiến cử Mã Viện với Vương Mãng - Vương Mãng cho Nguyên Thiệp làm Đại doãn ở Trấn Nhung, còn Mã Viện thì làm Đại doãn ở Tân Thành.

Chừng Vương Mãng bại, anh Mã Viện là (Mã) Viên bấy giờ là Liên suất ở Tăng Sơn'.

 Chú thích các tiếng Trấn Nhung, Tân Thành, Đại doãn, Liên suất, Lý Hiền (655 - 681) viết:

- 'Vương Mãng cải Thiên Thủy vi Trấn Nhung, cải Thái thú vi Đại doãn... Mãng cải Hán Trung vi Tân Thành... Mãng cải Thượng Quận vi Tăng Sơn. Liên suất dịch Thái thú dá.

- Vương Mãng đổi Thiên Thủy ra Trấn Nhung, đổi Thái thú thành Đại doãn.... Vương Mãng sửa Hán Trung ra Tân Thành... Mãng đổi Thượng Quận ra Tăng Sơn. Liên suất cũng là Thái thụ.  

 Do đó, ở đây, viết cho chính xác, cho đúng với thời điểm Lịch sử, ông Lê Mạnh Thát phải viết là Mã Viện 'từng làm Đại doãn Tân Thành', rồi sau đó muốn chú thích gì thì chú.

Và sau cùng, cũng liên quan 2 Bà Trưng, trước đó Lê Mạnh Thát có đoạn viết:

- '....... việc Lưu Tú sai Mã Viện dẫn quân đánh Hai Bà Trưng vào năm Kiến Vũ thứ 18 (42 sdl) không phải là một đàn áp khởi nghĩa đơn thuần.....'.

(LSPGVN. tr. 36).

 Hán Quang Vũ đế điều Mã Viện đi đánh Giao Chỉ năm thứ 17 Niên hiệu Kiến Vũ (25 - 56) - tức năm 41 - không phải năm thứ 18 (tức năm 42) như Lê Mạnh Thát viết sai!

Cứ đọc đoạn sau đây trong bô. Hậu Hán Thư thì rõ:

- 'Kiến Vũ thập thất niên......

Giao Chỉ nữ tử Trưng Trắc cập nữ đệ Trưng Nhị phản, công một kì Quận, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố man di giai ứng chi, khấu lược Lãnh ngoại lục thập dư thành. Trắc tự lập vi vương.

Ư thị tỷ thư, bái Viện 'Phục Ba Tướng Quân', dĩ Phù Lạc Hầu Lưu Long vi phó, đốc Lâu Thuyền Tướng Quân Đoàn Chí đẳng Nam kích Giao Chỉ! Chí Hợp Phố nhi Chí bệnh tốt, chiếu Viện tính tướng kỳ binh. Toại duyên hải nhi tiến, tùy sơn san đạo thiên dư lý.

Thập bát niên, Xuân, quân chí Lãng Bạc thượng'.

  /  Hậu Hán Thự Qu. XXIV. Mã Viện truyện  /.

- 'Năm thứ 17 Niên hiệu Kiến Vũ......

Thiếu nữ Trưng Trắc ở Giao Chỉ cùng em gái Trưng Nhị làm phản, đánh chiếm quận thành, dân man di ở các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều nổi lên hưởng ứng, cướp chiếm được hơn 60 thành ở ngoài cõi Lãnh Nam. Trưng Trắc tự lên làm vua.

Do đó triều đình trao Ấn thư phong Viện làm 'Phục Ba Tướng quân', sai Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó, đốc suất Lâu thuyền Tướng quân Đoàn Chí xuống phương Nam đánh Giao Chỉ. Đi đến Hợp Phố thì Đoàn Chí bị bệnh chết, Triều đình ra lệnh cho Mã Viện kiêm chỉ huy quân binh của Đoàn Chí. Do đó (Mã Viện) dẫn quân theo ven biển mà tiến, tùy thế núi non mà san bằng đường trải dài hơn ngàn dặm.

Năm thứ 18, mùa Xuân, quân tiến đến mé trên hồ Lãng Bạc'.

[Chú thích.

+ Tỉ thư. Tức sắc thư của triều đình có dấu ấn của hoàng đế.

+ Phục ba. Có nghĩa là hàng phục sóng (dữ).

Phong hiệu 'Phục Ba Tướng Quân' của Mã Viện không là 1 ngạch trật chính thức cố định trong quan chế, nghĩa là có lương bổng, mà chỉ có tính cách tạm thời trong thời gian thi hành 1 nhiệm vụ nào đó - nhiệm vụ chấm dứt, Phong hiệu này cũng chấm dứt.

'Phục Bá có nghĩa 'Hàng phục sóng', Sóng ở đây chỉ quốc gia bi. Trung Quốc tấn công - ở đây chi? Giao Chỉ, và ý chỉ 'Sóng dứ.

Về Mã Viện, Khuất Đại Quân (1630 - 1696) có kể lại 1 giai thoại như sau: 

- 'Liêm châu hải trung thường hữu lãng tam khẩu liên chu nhi khởi, thanh nhược lôi oanh, danh viết 'Tam Khẩu Lãng'. Tương truyền cựu hữu cửu khẩu, Mã Phục Ba xạ giảm kì lục'.

       /  Quảng Đông Tân Ngữ. Qu. IV. Thủy Ngữ. Hải thủy  /.

- 'Giữa vùng biển Liêm châu thường có một lượn sóng gồm 3 đợt sóng tiếp theo nhau, thanh âm vang dội nghe như sấm động, gọi là 'Tam Khẩu Lãng'. Tương truyền thời xưa lượn sóng này có 9 đợt sóng liên tiếp, sau Mã Phục Ba bắn diệt 6 đợt'.

Chuyện Mã Viện bắn Sóng dữ ở vùng biển Liêm Châu trên đây dĩ nhiên là không đáng tin, chỉ là chuyện thần thoại, và thần thoại này, có thể thấy, đã thoát thai, hay rõ hơn là đã ăn cắp ý tưởng từ chuyện Hậu Nghệ bắn rụng 9 cái mặt trời trong thần thoại cổ Trung Hoa.

Nói 'Phục ba’ nhưng thực tế Mã Viện đã tiến quân theo đường Bộ, trong khi Đoàn Chí mới được Hán triều chỉ định làm 'Lâu thuyền Tướng quân' chỉ huy chiến thuyền tiến đánh Giao Chỉ.

Ngày xưa, khi sai Tướng đi đánh dẹp các nơi triều đình Trung Hoa thường phong cho các Tướng chỉ huy quân đội viễn chinh các danh hiệu như Trấn viễn Tướng quân, An Nam Tướng quân, hay Định viễn Tướng quân.... Có thể thấy những phong hiệu này đều nói lên đầu óc Bá chủ của nước Trung Hoa thời cổ.

Phong hiệu Phục Ba ở đây cũng không ngoài lệ.

+ Lâu thuyền. Như danh xưng đã nói rõ, là loại thuyền lớn có Tầng (Lâu). Lâu thuyền là 1 trong  mấy loại chiến thuyền đời Hán, và thường là thuyền của tướng lãnh chỉ huy hạm đội, vào thời đó người ta thường gọi tướng chỉ huy 'Thủy quân' là 'Lâu thuyền Tướng quân', và gọi thủy quân là 'Lâu thuyền sí, hay 'Lâu thuyền tốt'........ và rộng hơn nữa tiếng 'Lâu thuyền' còn được dùng để phiếm chi? Thủy quân.

Lâu thuyền thường có 3 tầng, các tầng được kiến trúc như 1 tòa thành, trên đầu vách thành chừa các khoảng trống để quan sát, bắn cung tên, phóng các thứ nước độc.... ngoài ra, còn có đặt các máy bắn đá. Gặp lúc sông, biển lặng thì không sao, trái lại, nếu gặp cuồng phong, hoặc sóng dữ thì rất khó mà điều khiển Lâu thuyền theo ý muốn.

(Tham khảo Thông Điển. Qu. CLX. Binh 13. Thủy binh cập Thủy chiến cụ phụ).

Không thấy thư tịch nói Lâu thuyền dài, rộng bao nhiêu, nhưng căn cứ 'Vũ Kinh Tổng Yếú của Đinh Độ (990 - 1053) và Tăng Công Lượng (999 - 1078) thì xe ngựa có thể chạy trên thuyền.

(Tham khảo Vũ Kinh Tổng Yếu. Tiền Tập. Qu. XỊ Chiến thuyền)].  

 Trong Tập 'Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam' độc giả có thể thấy rất nhiều lần Lê Mạnh Thát trưng dẫn 'Hậu Hán Thư’ nhưng không hiểu tại sao ông ta lại Sai những điều rất sơ đẳng như chuyện Hán Quang Vũ đế Lưu Tú sai Tô Định 'đem quân xuống miền nam giao tranh' với hai chị em bà Trưng Trắc, rồi năm sinh của tướng Mã Viện đã nói trước đây, và ở đây năm Mã Viện lên đường qua Giao Chỉ.

Nếu thực sự có đọc 'Hậu Hán Thư’ thì không thể nào sai những lỗi tôi vừa nêu. Cho nên, chỉ có suy nghĩ ngược lại là đúng: - Lê Mạnh Thát chưa hề đọc qua bộ 'Hậu Hán Thư’.

Như vậy, ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát chỉ đọc đâu đó, rồi cứ thế mà chép lại! Có thể nào gọi đây là cung cách làm việc của 1 người nghiên cứu chăng?

 Lê Mạnh Thát sai 1 năm.

Trong giòng lịch sử mấy ngàn năm sự xê xích 1 năm như ở đây tuy chẳng đáng kể nhưng đôi lúc cái chẳng đáng kể này lại là cái mốc để suy đoán, nhận định, về một Sự kiện Lịch Sử quan trọng nào đó! Ông Lê Mạnh Thát viết về Lịch sử hẳn hiểu rõ điều này hơn ai hết!

Dưới Tiêu đề 'SỰ XUẤT HIỆN CỦA MÂU TỬ LÝ HOẶC LUẬN TRONG CÁC THƯ TịCH', tiến sĩ họ Lê tên Mạnh Thát viết:

- 'Mâu Tử và Lý hoặc luận lần đầu tiên được ghi lại trong Pháp luận do Lục Trừng (425 - 494) viết theo lệnh của Minh đế nhà Lưu Tống trong khoảng những năm 465-470 với lời chua ''Mâu tử không ghi vào Giáo môn, mà ghi vào Duyên tự vì nó đặc biệt chép về tượng pháp lúc mới truyền vào thời Hán Minh đế.'.

(LSPGVN. tr. 173).

Nguyên văn của 'lời chua’ Lê Mạnh Thát đề cập ở đoạn trên như sau:

- 'Mâu Tử. Bất nhập Giáo môn, nhi nhập duyên tự, dĩ đặc tái Hán Minh chi thời - Tượng Pháp sơ truyền cố dá’.

 /  Xuất Tam Tạng Ký Tập. Qu. XII. Tống Minh Đế sắc Trung thư Thị lang Lục Trừng soạn 

                              Pháp Luận mục lục Tự đệ nhất  /.

- 'Mâu Tử. Không liệt nhập mục Giáo môn mà liệt nhập mục tự thuật về duyên khởi của sự việc - vì lẽ đây là những ghi chép đặc biệt về Phật Pháp lúc mới truyền vào thời Hán Minh đệ

 

- Có thể thấy, lời dịch của Lê Mạnh Thát thiếu sáng sủa khi ông ta đã không chuyển dịch rõ các tiếng 'Duyên tứ’, 'Tượng Pháp'. Nếu không dịch rõ thì cũng phải giải thích thêm cho rõ các chữ đã kể. Lại nữa, khi ghi 2 chữ 'Duyên tứ’ bằng chữ nghiêng Lê Mạnh Thát có thể khiến người đọc lầm đây là danh từ chuyên môn Phật giáo - trong khi 2 tiếng 'Tượng Pháp' là tiếng chuyên môn Lê Mạnh Thát lại viết thường!

 Về tác giả cuốn 'Lý Hoặc Luận' đề cập trên đây Lê Mạnh Thát có đoạn viết:

- '..... về Mâu Tử ''bình nhân'' và Mâu Tử ''thái thúChu Thúc Ca cho câu chua ''Thương Ngô thái thú Mâu Tử Bác truyện'' có nghĩa là ''truyện Mâu Tử Bác do thái thú Thương Ngô viết''.'.

(LSPGVN. tr. 180).

 Lê Mạnh Thát dịch câu 'Thương Ngô thái thú Mâu Tử Bác truyện' ở đây là 'truyện Mâu Tử Bác do Thương Ngô thái thú viết' thì phải nói ngay là tôi không sao tưởng ra được trình độ Hán văn của ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát lại kém cỏi đến thế!

 Danh từ chuyên môn Kinh học:

- 'Truyện' có nghĩa là phần giải thích nghĩa Kinh, chẳng hạn:

+ Tả Truyện là phần chú giải Kinh Xuân Thu của ông ho. Tả (Khâu Minh).

+ Công Dương Truyện là phần chú giải Kinh Xuân Thu của ông Công Dương Cao.

+ Cốc Lương Truyện là phần chú giải Kinh Xuân Thu của ông Cốc Lương Xích.

3 tác phẩm trên đây được gọi chung là 'Xuân Thu Tam Truyện'.

Thêm 1 vài thí dụ nữa:

+ Dịch Trình Truyện là Dịch Kinh do ông ho. Trình chú giải.

Trình đây tức Trình Di (1033 - 1107), triết gia thời Bắc Tống (960 - 1127).

+ Thượng Thư Khổng Thị Truyện là Thư Kinh do ông ho. Khổng chú giải.

Khổng đây tức Khổng An Quốc (? - ?), học giả thời Tây Hán (206 tr. Cn - 08).

Bởi vậy, liên quan Kinh điển, nếu thấy chữ 'Truyện' đứng sau tên 1 người thì phải hiểu chữ này có nghĩa là 'Chú giảí. Đây là chuyện sơ đẳng 1 người nghiên cứu phải biết! 

Bởi vậy trong lãnh vực Kinh học 2 chữ 'Kinh Truyện' thường đi đôi.

 Minh Di án.

Thích Tăng Hựu (445 - 518) ghi trong bộ 'Xuất Tam Tạng Ký Tập' như sau:

- 'Mâu Tử. Nhất vân Thương Ngô Thái thú Mâu Tử Bác truyện'.

                         /  Xuất Tam Tạng Ký Tập. Qu. XII. Pháp Luận đệ thập tứ. Mâu Tử  /.

- 'Mâu Tử. Có thuyết nói (sách) do quan Thái thú quận Thương Ngô là Mâu Tử Bác chú giảí.

  Có thể thấy ngay câu ghi chú in chữ nhỏ ở trên là 1 ghi chú về 1 tác phẩm, do đó, không thể nào hiểu chữ 'Truyện' khác hơn là 'Chú giảí. Chỉ mỗi ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát là ú ớ thôi!

Ở đây, Lê Mạnh Thát không hiểu nghĩa chữ 'Truyện' cho nên đã dịch bậy chữ Truyện với nghĩa thông thường là 'Tiểu sử’.

Đã hẳn, đây là ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát dịch, tôi không nghĩ Chu Thúc Ca mà ông tiến sĩ dẫn ở đoạn trên lại có thể hiểu sai lạc 1 chữ rất sơ đẳng, trong 1 câu cũng rất sơ đẳng như vậy!

 Ngoài ra, về tên Tựa của Tập kể trên Lê Mạnh Thát viết là 'Lý Hoặc Luận'.

Có điều, Thích Tăng Hựu (445 - 518) ghi trong Bộ 'Xuất Tam Tạng Ký Tập' là 'Lý Hoặc' - tức không có chữ 'Luận'.

(Tham khảo Xuất Tam Tạng Ký Tập. Qu. XII. Hoằng Minh Tập Mục Lục).

 Lê Mạnh Thát còn ghi sai, ghi trái ngược về niên đại, về âm đọc Hán Việt...... nữa.

 (KỲ 2)

Ở đầu Chương V của LSPGVN (trang 298) Lê Mạnh Thát viết về Khương Tăng Hội như sau:

- 'Cuộc đời và sự nghiệp của Khương Tăng Hội, ta hiểu biết qua hai bản tiểu sử xưa nhất, một của Tăng Hựu (446 - 511) trong Xuất tam tạng ký tập......'.

 Ở đây, trang 298, Lê Mạnh Thát ghi Tăng Hựu sinh năm 446 và mất năm 511.

Vậy mà sau đó ở trang 415 Lê Mạnh Thát lại viết:

- 'Tăng Hựu sinh năm 445 và mất năm lúc ông 74 tuổi vào năm 519'.

Thế là thế nào?

Như tôi đã dẫn ở 1 đoạn trước đây, Tăng Hựu sinh năm 445, mất năm 518. Những người có đọc Sử sách Trung Quốc đều biết tuổi của các nhân vật lịch sử đều được tính theo tuổi ta!

Từ năm 445 đến năm 518 Tăng Hựu 74 tuổi (ta), từ 445 đến 519 là 75 tuổi tạ

Tiện đây tôi cũng xin nói về niên đại nhân vật Lịch sử với Lê Mạnh Thát.

Ở trang 433, ông Lê Mạnh Thát dẫn Bộ 'Tấn Thứ, ghi rõ là 'quyển 82 tờ... 6b10-7b7' nói rằng Tôn Thịnh (Thạnh) 'sinh năm 302 và  mất vào năm 373'.

 Minh Di án. Cứ như 'Chu Dịch Đại Từ Điển' (Ngũ Hoa chủ biên, Lư Thúc Độ thẩm đính) và bộ 'Chu Dịch Từ Điển' (Trương Thiện Văn soạn) đều nói Tôn Thịnh sinh 306, tử 378, trong khi đó 'Dịch Học Đại Từ Điển' (Trương Kỳ Thành chủ biên) lại nói ông sinh năm 302, mất năm 373.

Có điều, căn cứ Tiểu sử Tôn Thịnh trong 'Tấn Thứ (Qu. XXCII) có đoạn ghi:

- 'Thịnh niên thập tuế tị nạn độ giang... Niên thất thập nhị tốt',

- '(Tôn) Thịnh 10 tuổi thì qua sông tránh nạn.... Chết năm 72 tuổí,

Cứ đó, Tôn Thịnh phải sinh năm 308 và qua đời vào năm 379, vì rằng 'độ giang' nói đây tức chỉ  năm 317, năm Tấn triều 'qua bên kia Sông' (Trường Giang) định Đô tại đất Kiến Khang, nay là Thị xã Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, kiến lập triều Đông Tấn (317 - 420). 3 tác giả trên đều lầm!

Lê Mạnh Thát nói 'Tấn Thư’ mà không biết có đọc 'Tấn Thư’ hay không?

 Cũng về Hán văn.

Lê Mạnh Thát viết:

- 'Sứu thần ký cũng do Bùi Tùng Chi dẫn trong Ngô chí 1 tờ 13b10 -12 lại viết: ''Sách đã giết Vu Cát. Mỗi khi ngồi một mình thì phảng phất thấy Cát ở bên phải bên trái mình, lòng rất ghét... Sau trị vết thương mới lành, đem gương soi mình, thấy Cát trong gương, nhìn kỹ thì không thấy. Như thế ba lần. Nhân đó vứt gương, kêu lớn. Vết thương lại vỡ ra, chốc lát thì chết'.

(LSPGVN. tr. 228).

 Tiếp sau đây tôi dẫn nguyên văn đoạn chú thích trên đây trong 'Tam Quốc Chi để độc giả thấy trình đô. Hán văn của ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát nó ra làm sao.

- 'Sưu Thần Ký viết: - Sách ký sát Vu Cát, mỗi độc tọa, phảng phất kiến Cát tại tả hữu, ý thâm ố chi, phả hữu thất thường. Hậu trị thương phương sai nhi dẫn kính tự chiếu, kiến Cát tại kính trung, cố nhi phất kiến, như thị tái tam, nhân bộc kính đại khiếu, thương giai băng liệt, tu du nhi tứ.

   /  Tam Quốc Chí. Qu. XLVI. Ngô thư 1. Tôn Phá Lỗ thảo nghịch Truyện đệ nhất  /.

- 'Sưu Thần Ký nói: - (Tôn) Sách sau khi giết Vu Cát thì mỗi lần ngồi một mình phảng phất thấy Cát ở quanh mình, lòng rất ghét, tâm thần rất bất thường. Về sau, lúc trị vết thương mới lành, lấy gương soi thì thấy Cát trong gương, ngoảnh lại thì không thấy, cứ nhiều lần như thế, nhân đó mà liệng gương xuống đất, (và) la lên, vết thương bể ra hết, một lát sau thì chết'.

 Trên đây là phần chú thích của Sử học gia Bùi Tùng Chi (372 - 451) thời Lưu Tống (420 - 479).

 + Những cái sai của Lê Mạnh Thát trong đoạn trên.

1). Câu 'tại tả hữú Lê Mạnh Thát dịch là 'ở bên phải bên tráí thì không sát ý lắm. Nếu nói từng chữ một thì chẳng sai, nhưng đôi lúc giọng văn thành ngô nghệ

Trong Tập I Lịch Sử Phật giáo Việt Nam Lê Mạnh Thát rất thường dịch từng chữ một như vậy.

 2). Chữ 'cô’ có nghĩa là 'day lại dòm, ngoảnh lại nhìn' mà Lê Mạnh Thát dịch là 'nhìn kỹ’, thực sai quá đi, thực không tưởng ra được, vì đây chỉ là 1 chữ rất thông thường!  

 3). Tiếng 'tái tam' ở đây có nghĩa là 'đôi ba lần'.

Là 'đôi’, nhưng không là 2 lần; là 'ba’, nhưng cũng chẳng phải 3 bận.

- Tiếng 'Tái tam' trong ngôn ngữ Trung Hoa có nghĩa là 'nhiều lần', không phải là 'ba lần' như Lê Mạnh Thát hiểu chưa tới, để rồi dịch sai.

 Đến đỗi như thế thì rồi làm sao thiên hạ có thể tin Lê Mạnh Thát là người 'rất giỏi chữ Hán' như câu ca tụng trơ trẽn của Phạm Công Thiện?

Tôi đến chẳng rõ Phạm Công Thiện đã dựa vào đâu để ca tụng như vậy?

Ca tụng nhau không vì lòng quí chân tài, thực học mà vì đầu óc phe nhóm rốt cục đã không đưa bạn mình lên, còn hại nữa là khác!

 Ngoài ra tên sách là 'Sưu Thần Ky’, không phải 'Sứu thần ky’. Có thể đây là do lỗi ấn loát.

Tác phẩm này sao lục những chuyện thần quái, và là 1 tác phẩm tiêu biểu về loại này, tác giả là Can Bảo (? - ?) thời Đông Tấn (317 - 420).

Chuyện 'Tôn Sách thấy Vu Cát' Bùi Tùng Chi dẫn trên đây là chuyện thứ 22, nằm ở quyển I của tập Sưu Thần Ký, tựa đề là 'Vu Cát'.

 Sau đó vài trang, cũng về việc Tôn Sách (175 - 200) Lê Mạnh Thát viết:

- 'Bấy giờ có đạo sĩ Vu Cát đất Lang Nha ngụ cư phương đông, đi lại Ngô Hội, lập tinh xá, đốt hương, đọc sách đạo, chế nước làm bùa (phù thủy) để trị bịnh. Người Ngô Hội phần nhiều thờ ông. Sách thường ở trên lầu cửa thành quận, tập họp khách khứa các tướng. Cát bèn ăn mặc xum xoe, chống gậy nhỏ1 sơn vẽ gọi là gậy người tiên, đi qua dưới cửa. Khách khứa các tướng hai phần ba xuống lầu đón lạy. Quan chưởng tân cấm la, cũng không thể ngăn. Sách liền hạ lệnh bắt Cát. Những người thờ Cát sai vợ và con gái vào gặp me. Sách xin cứu Cát. Bà mẹ gọi Sách nói: ''Vu tiên sinh giúp quân làm phước, chữa giúp tướng sĩ, không nên giết''. Sách nói: ''Tên này yêu vọng, có thể huyễn hoặc lòng người, xa khiến các tướng không còn quan tâm đến lễ nghĩa vua tôi, đều bo? Sách, xuống lầu lạy nó, không thể không trừ nó. Các tướng lại liên danh trình bày sự việc xin tha. Sách nói: ''Xưa Trương Tân đất Nam Dương làm thứ sử Giao Châu, vứt điển huấn thánh trước, bỏ pháp luật nhà Hán, thường mặc áo đỏ, bịt đầu, đánh đàn, đốt hương, đọc sách đạo tà tục, bảo để giúp giáo hóa, cuối cùng bị mọi nam giết. Điều đó rất vô ích, các vị chỉ  chưa hiểu thôi. Nay tên này đã ở trong sách cũ, đừng tốn thêm giấy bút với nó. Liền lôi ra chém, treo đầu ở chợ’.

(LSPGVN. tr. 235, 236).

 + Những cái sai của Lê Mạnh Thát trong đoạn trên.

1). Lê Mạnh Thát viết: 'Những người thờ Cát sai vợ và con gái vào gặp mẹ Sách xin cứu Cát'.

Nguyên văn câu trên như sau: 'Chư sự chi giả tất sử phụ nữ nhập kiến Sách mẫu, thỉnh cứu chi’.

- 'Những người tin theo Vu Cát đều sai đàn bà con gái trong nhà vào gặp mẹ (Tôn) Sách để xin tha cho (Vu) Cát'.

2 tiếng 'phụ nữ’ ở đây Lê mạnh Thát dịch là 'vợ và con gáí thiết nghĩ không chính xác lắm.

Tiếng 'phụ nữ’ ở đoạn trên bao gồm vợ, mẹ, bà, cô, dì....., tóm lại là phái nữ trong gia đình - và ở một giới hạn nào đó, kể cả gia tộc, không hạn ở vợ và con gái.

 2). Lê Mạnh Thát dịch: 'Xưa Trương Tân...... thường mặc áo đỏ, bịt đầu......'.

Nguyên văn là: - 'Tích Trương Tân...... thường trước giáng mạt đầu......'.

Dịch: - 'Xưa Trương Tân...... thường cột khăn màu đỏ che cái búi tóc......'.

Tiếng 'mạt đầú trong câu là cái khăn cột ở búi tóc của đàn ông Trung Hoa thời cổ.

Bộ Từ Nguyên giảng tiếng 'mạt đầu’ như sau:

- 'Mạt đầu. Cổ đại nam tử thúc phát đích đầu cân'.

- 'Mạt đầu. Cái khăn che cái búi tóc trên đầu của đàn ông thời cố.

Bộ Từ Hải cũng giảng y như Từ Nguyên, không sai một chữ.

'Áo đó và 'bịt đầu’ ở đâu đây, thưa ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát?

 

3). Lê Mạnh Thát viết: 'Nay tên này đã ở trong sách cũ’.

Nguyên văn: 'Kim thử tử dĩ tại quỉ lục'., dịch: 'Bây giờ tên này đã có (tên) trong sổ người chết'. 

Nói rõ hơn, ở đây Tôn Sách ý nói là 'Bây giờ tên này đã tới số (chết)', 1 câu quá dễ hiểu!

Tiếng 'Quỉ lục' ở đây nghĩa rất rõ là 'Sổ ghi tên người chết', 1 tiếng quá thông thường - vậy mà không hiểu tại sao Lê Mạnh Thát lại dịch là 'sách cũ’, nghĩa chẳng ăn nhập gì với sự việc ở đây.

Từ điểm này tôi ngờ rằng Lê Mạnh Thát đã chẳng đọc nguyên tác Hán văn mà đọc qua bản dịch của Nhật, như cước chú 1  của câu 'chống gậy nhỏ1' ở trên Lê Mạnh Thát ghi cuối trang 236:

- 'Chúng tôi đồng ý cách đọc chữ Hàm như một viết lộn chữ tháp của Fukui và dịch là ''gậy nho. Xem Fukui Kojun. Dokyo no kiso teki kenkyu, t.65'.

 Ở đoạn trên Tôn Sách đề cập Trương Tân. Lê Mạnh Thát viết về nhân vật này như sau:

- 'Theo chúng tôi, thứ nhất, ngoài chứng cứ của Chí lâm, Giao Quảng nhị châu xuân thu và Tấn thơ địa lý chí, xác nhận Trương Tân còn làm thứ sử Giao Châu sau khi Tôn Sách chết vào năm 200, ta còn lá thư của Hứa Tinh viết cho Tào Tháo vào năm 205, mà Truyện Hứa Tỉnh trong Thục chí 8 tờ 203-3b7 đã chép lại ......

Vậy, sau khi Hứa Tinh đến Giao châu năm 195 và ở đó ''thành hết mười năm'', mới viết thư cho Tào Tháo, và trong thư có nhắc đến vai trò của Trương Tân đang còn sống đối với Tháo thì rõ ràng đến năm 205, khi lá thơ viết, Trương Tân còn là thứ sử Giao Châu. Như thế, nhân vật mà Tôn Sách nêu ra trong lời nói của ông trong Giang biểu truyện dứt khoát không phải Trương Tân đất Nam Dương. Ấy thì, người đó là ai?

Đây là điểm thứ 2 chúng tôi muốn đề cập tới. Thật ra, người đó không ai xa lạ hơn là Chu Phù. Đáng lẽ, Giang biểu truyện phải viết Cối Kê Chu Phù, thay vì Nam Dương Trương Tân, mới hợp với cái chết của Tôn Sách vào năm 200. Lý do cho chúng tôi nghĩ nhân vật ấy là Chu Phù gồm hai yếu tố. Một là Hậu Hán thơ im lặng không nói tới quan hệ của Chu Phù với Chu Tuấn và Chu Hạo. Đây là một hình thức bào biếm mà bút pháp viết sử Trung Quốc thường vận dụng đối với các nhân vật mà người viết sử có những vấn đề không tán thành. Mà trong trường hợp này nếu lối sống ''vứt điển huấn thánh trước, bỏ pháp luật Hán gia quả là của Chu Phù, thì Chu Phù tất nhiên phải chịu một hình phạt tức cho quên lãng vào lịch sử bằng cách không được nhắc tới......'.

(LSPGVN. tr. 237, 238).

 Trước hết, tôi xin nói về cái hiểu của Lê Mạnh Thát về Sử học Trung Quốc.

Trong đoạn trên ông tiến sĩ họ Lê nói 'Hậu Hán thơ im lặng không nói quan hệ của Chu Phù với Chu Tuấn và Chu Hạó vì 'hình thức bào biếm' của Sử học Trung Quốc - mà theo ông tiến sĩ ho. Lê tên Mạnh Thát là chính vì vậy mà 'bút pháp viết sử Trung Quốc thường vận dụng đối với các nhân vật mà người viết sử có những vấn đề không tán thành'.

(Ở trên ông tiến sĩ đã đọc sai mất 1 chữ: Bao biếm, chứ không phải là bào biếm)

Khi viết như trên Lê Mạnh Thát đã 'tự mắng', 'tự chửí, 'tự phê bình cái bậy của mình'!

- Vì lẽ nếu đã nói 'bao biếm' thì Sử gia phải chép hết, tốt, xấu đều chép, do đó làm gì có chuyện nói quàng nói xiên như ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát ở đây: - Thích người nào thì chép, không thích thì 'cho quên lãng vào lịch sử...... không được nhắc tớí. 

+ Bao là Khen, Biếm là Chê.

- Những người trung, hiếu, tiết, nghĩa, Sử chép để tuyên dương, cho hậu thế noi theo.

- Những kẻ gian thần, nghịch tặc Sử cũng chép để răn đời sau tránh, đừng dẵm vào vết xe cũ.

Mục đích của 'Bao Biếm' là ở điểm vừa nói. Cũng vì lẽ đó mà thời cổ Sử thư thường có kèm theo chữ 'GIÁM', nghĩa là 'RĂN' (GIỚI), chẳng hạn các bộ Sử:

+ Tư Trị Thông Giám của Tư Mã Quang (1019 - 1086) thời Bắc Tống (960 - 1127).

+ Đường Giám của Phạm Tổ Vũ (1041 - 1098).

+ Minh Giám. Thanh Cao tông Càn Long (1711 - 1799; tại vị: 1735 - 1795) sắc soạn. 

+ Minh Thông Giám của Hạ Tiệp (1800 - 1875) đời Thanh (1644 - 1911).

Nhưng, xét cho cùng lí tận lẽ thì Bao chỉ 1 chữ RĂN, mà Biếm cũng không ngoài 1 chữ RĂN.

Tôi không nghĩ chẳng lẽ ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát lại dốt tới độ không hiểu điều vừa kể.

Chữ 'Giám' cũng có nghĩa là cái 'Gương soi’, Lịch sử như tấm gương soi, nhìn vào thấy toàn bộ những chuyện tốt cũng như xấu, tốt thì theo, xấu thì tránh. Giải thích chữ 'Giám' theo nghĩa này rồi cũng qui về chữ GIỚI đã nói trên. 

 Tóm lại:

- Nói như ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát là nếu yêu thích thì chép, còn không vừa lòng thì ém thì dìm cho mai một. Sử quan của ông tiến sĩ viết Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam độc đáo phi thường, chưa từng thấy trong lãnh vực Sử học, do đó, cũng chưa một Sử gia chân chính nào dám quan niệm!

Thế thì ông tiến sĩ giải thích thế nào đây về Mục ghi chép về các quan lại tàn ác (khốc lại) trong các Sử thư như:

+ Sử Ký. Qu. CXXII.

+ Hậu Hán Thự Qu. CVII.

+ Tùy Thự Qu. LXXIV.

+ Cựu Đường Thự Qu. CXXCVI và CXXCVII.

Cũng như Mục ghi chép về các gian thần và các bề tôi làm phản (bạn thần) trong:

+ Tống Sử, từ Qu. CDXXI đến Qu. CDXXIV (gian thần).

+ Tống Sử, từ Qu. CDXXV đến Qu. CDXXVII (bạn thần).

 - Và, nói như ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát thì chỉ có 'BAO’ không mà thôi - vì lẽ, đối với những kẻ mình 'có vấn đề không tán thành' Sử gia liền 'cho quên lãng vào lịch sử’.

Có thể thấy rất rõ, ở đây ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát chỉ lập luận 'lấy được phần mình' - điều này trải dài dài trong tập Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam của ông ta - bất cần lập luận này hợp lí hay không hợp lí, chứng cứ có đủ hay không, chỉ cần 'lấy được'.

Khả năng Sử học của ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát quả là cao quá, ông có nhiều khám phá độc đáo trong lãnh vực Sử học! Và tất cả những khám phá độc đáo này đều nhờ vào cái khả năng lý luận gọi là 'lấy được' của ông ta! Ý nào, tưởng nào, một khi đã chớm trong đầu ông ta thì y như rằng cái khả năng lý luận kể trên được ông ta vận dụng cho tới đỉnh cao mới thôi! Quả là tài!

Và ở đây, trong đoạn văn dẫn trên, ông tiến sĩ đã biến, chẳng mấy là khó khăn, nhân vật Lịch sử Trương Tân thành Chu Phù theo lối lập luận 'lấy được' này! 

Khi suy đoán Trương Tân tức Chu Phù chứng cứ, và lập luận, của ông tiến sĩ họ Lê rồi chẳng ra làm sao cả! Ông tiến sĩ dẫn chứng, lập luận 'Sông dài Biển lớn', trưng Sách này, dẫn tác giả kia nhưng độc giả chẳng cảm thấy bị 'thuyết phục' chút nào cả!

Chẳng những là thế ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát còn nói Sử gia Trung Hoa chép sai cũng bằng vào cái lý luận 'lấy được' kể trên, không trưng ra đầy đủ chứng cứ.

 Nhưng, vấn đề ở đây là tại sao Lê Mạnh Thát lại nói Trương Tân là Chu Phù?

- Có vấn đề này là bởi Lê Mạnh Thát căn cứ vài bộ sử thư nói Trương Tân [mà Tôn Sách đề cập trong đoạn chú thích của Sử học gia Bùi Tùng Chi đã dẫn ở 1 đoạn trước đây] giữ chức Thích sử Giao Châu sau khi Tôn Sách chết.

Và Trương Tân là người kế nhiệm Chu Phù (Tam Quốc Chí. Qu. XLIX. Ngô chí 4. Sĩ Tiệp) - tức Chu Phù phải là người Tôn Sách đề cập trong đoạn Chú thích dẫn trên, thay vì Trương Tân.

Do đó Lê Mạnh Thát đã sửa lời Chú của Bùi Tùng Chi, nói Trương Tân ở đây chính là Chu Phù.

Tuy nhiên, là Trương Tân hay Chu Phù cũng chẳng mấy quan trọng đối với Lê Mạnh Thát.

*Quan trọng là ở mấy câu 'xả tiền Thánh điển huấn, phế Hán gia pháp luật, thường trước giáng mạt đầu, cổ cầm thiêu hương, độc tà tục đạo thứ của Trương Tân được sử gia Bùi Tùng Chi dẫn từ 'Giang Biểu Truyện'- nhất là câu 'thường trước giáng mạt đầú, mà tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã dịch sai bét là 'thường mặc áo đỏ, bịt đầu’, như tôi đã chứng minh ở 1 đoạn trước đây.

Nhưng, tại sao Lê Mạnh Thát lại bám vào mấy câu kể trên?

 Chúng ta hãy nghe Lê Mạnh Thát nói:

  - 'Ý nghĩa chữ ''xuất gia đã được mở rộng và qui chiếu theo 1 số tiêu chuẩn mới: Thứ nhất là khước từ những tư tưởng khuôn phép cũ, biểu thị ở đây bằng việc ''vứt điển huấn của thánh trước, bỏ pháp luật của Hán gia. Và thứ hai là chấp nhận những tư tưởng lối sống mới, thể hiện bằng việc ''mặc áo đỏ, bịt đầu, đánh đàn, đốt hương, đọc sách đạo tà tục'.

(LSPGVN. tr. 240).

 Nhưng, tiếc cho Lê Mạnh Thát, Chu Phù (theo ông tiến sĩ) đâu có 'mặc áo đỏ, bịt đầu’ đâu?

Vì, như tôi đã chứng minh ở 1 đoạn trước, câu 'thường trước giáng mạt đầu’ là 'thường cột khăn màu đỏ che cái búi tóc'. Ở đây là cái 'khăn đó, nào phải là cái 'áo đó! Quả thực đáng tiếc cho ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát! 

 - Khả năng Hán văn của ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát là như vậy đó thì thử hỏi chúng ta có thể nào tin được những lập luận vốn phải dựa trên trình độ về ngôn ngữ này của ông tiến sĩ hay không?

Có lẽ không cần phải trả lời câu hỏi in chữ xanh trên đây!

 Lê Mạnh Thát cố bám vào mấy câu 'xả tiền Thánh điển huấn, phế Hán gia pháp luật.......' nhằm đưa đến kết luận Phật giáo Việt Nam thời ấy có những tiêu chuẩn khác Phật giáo Trung Quốc.

Tuy nhiên, đứng về mặt lý luận mà nói, những người 'phế Hán gia pháp luật' không nhất định là người Việt Nam. Chúng ta biết vào cuối triều Hậu Hán (25 - 220), tình thế nhiễu loạn, Hán triều không chi phối được các địa phương, tình trạng cát cứ xảy ra khắp nơi, để cuối cùng chuyển qua thời Tam Quốc (220 - 280), các triều Ngụy (220 - 265), Thục (221 - 263), Ngô (222 - 280) tự lập triều đình riêng, có triều nào mà không 'phế Hán gia pháp luật'?

Hơn thế nữa, như đã thấy, từ căn bản (ngôn ngữ, ở đây là Hán văn) ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã nhìn 'cái khăn đỏ che búi tóc' thành 'cái áo đó thì có thể nào tin được những gì ông ta lập luận hay không?

Ở đây tôi thấy cực kỳ rõ, ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát muốn biến 'cái khăn đó thành 'cái áo đó để khoác lên người người nào đó - là Trương Tân, hay Chu Phù không quan trọng, quan trọng là ở chỗ ông tiến sĩ muốn dùng 'cái áo đó này để lắp, ráp nó vào cái 'khung thiên kiến' của mình về 1 cung cách của tu sĩ Phật giáo Việt Nam khác với tu sĩ Phật giáo Trung Quốc.

 Chưa kể một số trích dẫn thư tịch Hán văn của Lê Mạnh Thát để chứng minh cho lập luận ở đây của ông ta, tra lại, thì có những chỗ sai, không đúng với nguyên văn. Và như vậy thì, dầu ông có lập luận 'áo xanh', 'áo đỏ’ gì đi nữa thiên hạ cũng nhướng mắt coi lại. 

 Tóm lại.

Cứ những gì tôi nêu trên đây độc giả có thể rõ mức độ 'khả tín' của ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát về mặt kiến thức, cũng như lập luận, của ông tiến sĩ rồi tới đâu?

- Như đã nói, lập luận dựa trên kiến thức, bây giờ kiến thức thì nghèo nàn, khả năng Hán học về cả 2 phương diện đọc và hiểu lại giới hạn, Lê Mạnh Thát rồi muốn thuyết phục những ai đây?

Những người không đọc được Hán văn thấy những trích dẫn lung tung của ông tiến sĩ thì hết sức  nể phục. Mà thực ra cũng không làm sao hơn được, vì họ không làm sao có thể kiểm chứng được những gì ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát trích dẫn.

Và cứ thế ông tiến sĩ nghĩ rằng trên đời này chỉ toàn những người chẳng biết chi, chỉ toàn những người mắt ngờ nghệch, tai nghễnh ngãng.

 Tiếp đến là nhân vật Trương Tân.

Chúng ta hãy đọc một đoạn dịch của Lê Mạnh Thát về thời điểm chết của Trương Tân:

- 'Ngu Hỷ viết Chí lâm dẫn trong Ngô chí 1 tờ 12b1-3 đã nhận xét: ''Hỷ khảo cứu Hoàn vương chết ngày 4 tháng 4 năm Kiến An thứ 5 (200). Lúc ấy Tào, Viên đánh nhau chưa có thắng bại. Cứ thơ của Hạ hầu Nguyên Nhượng viết cho Thạch Uy Tắc sau khi phá Viên Thiệu, thơ nói: ''Đem Trường Sa trao cho Tôn Bí, lấy Linh Quế làm cơ nghiệp cho Trương Tân''. Điều này là chi? Hoàn Vương mất trước, Trương Tân chết sau, không được nhượng, nói vì ý Tân chết'.

(LSPGVN. tr. 236, 237).

Nguyên văn đoạn trên như sau:

- 'Chí Lâm viết: - ...... 'Hỉ suy khảo Hoàn vương chi hoăng, Kiến An ngũ niên tứ nguyệt tứ nhật. Thị thời Tào, Viên tương công vị hữu thắng phụ. Án: Hạ Hầu Nguyên Nhượng dữ Thạch Uy Tắc thư, Viên Thiệu phá hậu dã! Thư vân: - 'Thụ Tôn Bí chi Trường sa, nghiệp Trương Tân dĩ Linh, Quê - thử vi Hoàn Vương ư tiền vong, Trương Tân ư hậu tử, bất đắc tương nhượng, tỉ ngôn Tân chi tử ý dá.

          /  Tam Quốc Chí. Qu. XLVI. Ngô chí 1. Tôn Phá Lỗ thảo nghịch Truyện đệ nhất  /.

- 'Sách Chí Lâm viết: - .... Hỉ tôi suy khảo cái chết của Hoàn vương, (sự kiện này) xảy ra ngày 4 tháng 4 năm thứ 5 Niên hiệu Kiến An. Bấy giờ Tào (Tháo) và Viên (Thiệu) đang đánh nhau chưa phân thắng bại. Xét: Lá thư Hạ Hầu Nguyên Nhượng gởi Thạch Uy Tắc, (thư này) đã gởi sau khi Viên Thiệu bại! Thư có đoạn viết: - 'Giao cho Tôn Bí vùng Trường Sa, cho Trương Tân kế thừa  2 đất Linh Lăng và Quế Dương'. - các Sự việc này cho thấy Hoàn Vương mất trước, Trương Tân chết sau đó, (chứng cứ) không thể chối cãi được, (những sự việc nêu trên) ý nói rõ về (thời điểm) cái chết của (Trương) Tân'.

Ở 2 câu cuối: - 'bất đắc tương nhượng, tỉ ngôn Tân chi tử ý dã.' Lê Mạnh Thát lúng túng thấy rõ với câu dịch chẳng ra làm sao cả của ông ta: 'không được nhượng, nói vì ý Tân chết'.

Đọc 2 câu văn dịch trên đây của Lê Mạnh Thát tôi có thể chắc 1 điều là độc giả chẳng rõ ông ta muốn nói cái gì - và đừng nói chi độc giả mà ngay cả ông tiến sĩ khi dịch xong 2 câu này ông ta cũng đến chẳng hiểu mình nói cái chi nữa!

- 'không được nhượng'. - 'nhượng' cái chi đây ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát?

Lê Mạnh Thát không hiểu là chữ 'nhượng' ở đây có nghĩa là 'từ chối’, là 'chống lại’, và như vậy nói 'tương nhượng' ở đây Ngu Hỉ muốn nói rằng những chứng cứ mình đưa ra không (ai) có thể chối cãi, lý luận ngược lại được! Đây là Hán văn sơ đẳng thôi ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát!

- 'nói vì ý Tân chết' - Câu này, cũng như câu 'không thể nhượng' kể trên, tối mò mò, chẳng thể bắt, ráp, máng, móc vào đâu được, nói rõ ra là ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát chẳng hiểu nguyên văn nói cái gì, còn nói rõ nữa, tức ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát còn lơ mơ, như Boileau nói: 'Cái gì hiểu thấu đáo thì diễn tả ra cũng rõ ràng' ['Ce que l'on conçoit bien, s'énonce clairement'].

Chữ 'thi ở đây cũng đọc âm 'ti’ như trong tiếng 'thí dụ’, 'tỉ dụ’.

Thí dụ là đưa ra 1 chuyện gì, 1 điều gì nhằm làm rõ hơn 1 chuyện gì, 1 điều gì đã nói, đã đưa ra trước đó. Bởi vậy, chữ 'TÍ’ (THÍ) còn có nghĩa là 'sáng rõ’ (minh hiểu). 

Từ đó, câu 'tỉ ngôn' trong nguyên văn có nghĩa là 'nói rõ’.

Văn pháp của Hoa ngược với văn pháp Việt do đó dịch thì có khi phải dịch từ cuối trước:

- 'Tỉ ngôn Tân chi tứ là 1 phần, chữ 'y ở cuối câu là 1 phần - dịch là:  'ý nói rõ về (thời điểm) cái chết của (Trương) Tân'. Cổ văn Trung Quốc rất súc tích, do đó khi dịch cần hiểu ý ngầm của cả câu hoặc cả đoạn. Như đoạn tôi dịch ở trên, những chữ trong ngoặc đơn là những ý ngầm.  

Cổ văn Trung Quốc mà Lê Mạnh Thát dịch từng chữ một thì chỉ có chết!

Ngay sau đoạn 'suy khảo’ của Ngu Hỉ dẫn trên, Bùi Tùng Chi viết:

- 'Thần Tùng Chi án: Thái Khang bát niên, Quảng Châu Đại Trung Chính Vương Phạm thượng 'Giao Quảng Nhị Châu Xuân Thú. Kiến An lục niên, Trương Tân do vi Giao Châu mục, 'Giang Biểu Truyện' chi hư, như 'Chí Lâm' sở vân'.

- 'Thần, Tùng Chi xét: Năm thứ 8 Niên hiệu Thái Khang, Chức Đại Trung Chính ở Quảng Châu là Vương Phạm dâng cuốn 'Giao Quảng Nhị Châu Xuân Thú. (Căn cứ Cuốn này thì) năm thứ 6 niên hiệu Kiến An Trương Tân còn là Giao Châu mục, cái sai của 'Giang Biểu Truyện' rồi đúng như sách 'Chí Lâm' nóí.

 Bộ 'Tấn Thư’ chép:

- 'Kiến An bát niên Trương Tân vi Thích sử, Sĩ Tiệp vi Giao Chỉ thái thú cộng biểu lập vi Châu. Nãi bái Tân vi Giao Châu mục'.

                                                /  Tấn Thự Qu. XV. Địa lý ha. Giao Chỉ  /.

- 'Năm thứ 8 Niên hiệu Thái Khang Trương Tân là Thích sử, Sĩ Tiệp là Thái thú Giao Chỉ, cùng viết biểu xin lập Giao Chỉ thành Giao Châu. Do đó (triều đình) phong Tân làm Giao Châu mục'.

 Lê Mạnh Thát cũng đã căn cứ đoạn 'Án văn' kể trên của Bùi Tùng Chi và ghi chép dẫn trên của bộ 'Tấn Thứ để lập luận rằng nhân vật Trương Tân, mà Tôn Sách đề cập khi biện giải cho việc giết Vu Cát, vốn phải là Chu Phù.

Có điều, Lê Mạnh Thát đã không nhận (hoặc cố tình không nhận) ra rằng, ghi chép về thời điểm Trương Tân làm Thích sử Giao Châu của 'Giao Quảng Nhị Châu Xuân Thú, và 'Tấn Thứ có điểm bất đồng:

- Bộ 'Giao Quảng Nhị Châu Xuân Thú chép là vào năm thứ 6 niên hiệu Kiến An (tức năm 201) Trương Tân 'còn làm' ('do ví) Thích sử Giao Châu! Nói 'còn làm' tức trước đó 'đã làm', tiếc là Vương Phạm không cho biết đã làm từ hồi nào? Có thể nào trước năm Tôn Sách chết (tức 200)?

- Trong khi đó, bộ 'Tấn Thứ lại nói 'năm Kiến An thứ 8 (tức năm 203) Trương Tân mới bắt đầu được phong Giao Châu mục.

Nếu làm việc có phương pháp, nghiêm cẩn, thì Lê Mạnh Thát phải xét điểm bất đồng trên đây.

Then chốt của vấn đề nêu trong 'Giao Quảng Nhị Châu Xuân Thú là câu 'do ví ('còn làm').

Vì lẽ nếu Trương Tân đã làm Giao Châu mục trước khi Tôn Sách chết (năm 200) thì nhân vật có tên Trương Tân nhắc đến trong 'Giang Biểu Truyện' có thể đúng là Trương Tân - không phải là Chu Phù như Lê Mạnh Thát suy đoán hàm hồ.

Ngược lại, nếu đúng như 'Tấn Thứ ghi chép thì:

1/. Hoặc Trương Tân ở đây phải là một Trương Tân nào khác, không phải là Trương Tân đề cập trong 'Giao Quảng Nhị Châu Xuân Thú và 'Tấn Thứ.

2/. Hoặc có là một người nào khác đi nữa thì không nhất định là Chu Phù, như Lê Mạnh Thát đã suy đoán, vì rằng, muốn đi tới kết luận như vậy chứng cứ cần có phải nhiều nữa.

 Sau cùng, về Chu Phù và Trương Tân, trong phần Truyện Sĩ Tiệp (137 - 226) có đoạn sơ lược về 2 nhân vật này như sau:

- 'Chu Phù tử hậu, Hán khiển Trương Tân vi Giao Châu Thích sử, Tân hậu hựu vị kỳ tướng Khu Cảnh sở sát'.

                 /  Tam Quốc Chí. Qu. XLIX. Ngô chí 4. Sĩ Tiệp  /.

- 'Sau khi Chu Phù chết, Hán triều sai Trương Tân về giữ chức Thích sử Giao Châu, về sau Tân lại bị tướng của mình là Khu Cảnh giết chết'.

Rồi ở 1 đoạn khác:

- '...... Hựu cố Thích sử, Cối Kê Chu Phù đa dĩ hương nhân Ngu Bao, Lưu Ngạn chi đồ phân tác trưởng lại, xâm ngược bách tính, cưỡng phú ư dân, hoàng ngư nhất mai, thâu đạo nhất hộc. Bách tính nộ bạn, sơn tặc tịnh xuất, công châu đột quận. Phù tẩu nhập hải, lưu li táng vong.

Thứ đắc Nam Dương Trương Tân, dữ Kinh Châu Lưu Biểu vi khích, bình nhược địch cường, tuế tuế hưng quân, chư tướng yếm hoạn, khứ lưu tự tạí.

     /  Tam Quốc Chí. Qu. LIII. Ngô chí 8. Tiết Tống Truyện  /.

- '...... Rồi chức Thích sử trước đây là Chu Phù, người Cối Kê, phần lớn dùng người cùng quê là bọn Ngu Bao, Lưu Ngạn để chia nhau nắm các chức trưởng quan (bọn này) tàn bạo, bóc lột dân, cưỡng bách dân đóng thuế, 1 con cá hoàng hoa thu (thuế) 1 hộc gạo. Dân chúng giận, làm phản, đám cướp núi hè nhau kéo ra tấn công, đột kích các Châu, Quận. (Chu) Phù chạy ra biển lưu lạc rồi chết (ngoài vùng biển).

Kế đó, Trương Tân về (thay), (Trương Tân) có hiềm khích với Lưu Biểu, quân lực (Trương Tân) thì yếu, trong khi bình lực kẻ địch (Lưu Biểu) lại mạnh, (thế nhưng) năm nào cũng dấy binh, các tướng đều chán ghét, lo âu, kẻ đi người ở tùy ý.  

[Chú thích.

+ Cá hoàng hoa. Tức hoàng hoa ngư, gọi tắt là hoàng ngư, còn gọi là thạch thủ ngự

Cá thân nhỏ, hai bên có sọc nâu, miệng lớn, lưng xanh xám, bụng trắng lợt ngả vàng, kỳ vi cứng dương như gai. Cá này dài vào khoảng 50 cm, nặng lối 1.8 kg, sống gần vùng biển, đẻ trứng vào 2 mùa Xuân, Hạ. Đầu cá có 2 cái xương cứng như đá, tên gọi 'thạch thủ ngứ là do đó.

Ông Lê Mạnh Thát dịch 2 chữ 'hoàng ngư’ là 'cá vàng' (tr. 257) là dịch từng chữ một, lại không giải thích, do đó không khỏi có sự hàm hồ, có thể làm người đọc nghĩ đây là con cá vàng thường thấy người ta nuôi trong bồn ở nhà để ngắm. 

Có thể thấy đây là giống cá ở  những vùng tiếp cận biển của Việt Nam. Chưa rõ tên gọi Việt ngữ của hoàng hoa ngư là gì?

Cá này thuộc về 1 giống cá mà Anh ngữ gọi dưới 1 tên chung là croaker, hoặc hardhead. Có thể thấy tên 'thạch thủ ngư’ của cá hoàng hoa đã được dịch từ tên gọi 'hardhead' trong Anh ngữ.

Từ điển Hán / Anh dịch hoàng ngư là yellow croaker.     

Bong bóng cá hoàng hoa có thể phơi khô dùng làm thực phẩm.

+ Hộc. 1 Hộc thời Tam Quốc (220 - 280) tính theo hệ thống SI tương đương 19.81 Lít.

Tính ra kg  = 19.81 x 3/ 4 = 14.8575 kg]. 

 Muốn biết rõ mức độ bạo ngược của đám Ngu Bao, Lưu Ngạn, đồng đảng của Chu Phù thì cũng phải biết 1 Hộc gạo tính ra là bao nhiêu, điểm Lê Mạnh Thát phải chú thích cho độc giả rõ. Nhưng ở đây Lê Mạnh Thát đã chẳng nói gì tới, và ông tiến sĩ cũng chẳng màng, vì mục tiêu của ông vốn ở chỗ khác!

Một người tư cách như Chu Phù thì có thể nào đề cao như là 1 tu sĩ Phật giáo hay không?

- Nhưng, như tôi đã luận trước đây, đối với Lê Mạnh Thát, Chu Phù hay Trương Tân hay bất cứ người Trung Quốc nào, tư cách của họ vốn không quan trọng, quan trọng chỉ nơi 'cái áo đó mà Lê Mạnh Thát 'vơ ẩú ở đẩu ở đâu 'tròng khoác' vào người họ để lập luận (quàng xiên) rằng họ chịu ảnh hưởng của Giao Chỉ để từ bo? Đế quốc Trung Hoa, trở về với chính nghĩa Giao Chỉ, tức trở về với cái 'đỉnh cao trí tuệ’.   

Mục đích trên đây của Lê Mạnh Thát ở đây biểu hiện rất rõ, không thể nhận lầm được, và không chỉ ở đây mà thấy dài dài trong Tập sách của ông tiến sĩ.

Thực bất hạnh cho Phật giáo Việt Nam!

 Nhưng, cái 'không thể chấp nhận được' của Lê Mạnh Thát ở đây là tự ý sửa Sử sách, như ông ta đã từng tự ý sửa Thơ của Thẩm Thuyên Kỳ tôi đã nêu trong bài phê bình trước đây.

Khi đoán Trương Tân phải là Chu Phù thì mỗi lần đề cập đoạn Chú thích kể trên của Sử học gia Bùi Tùng Chi, Lê Mạnh Thát đều sửa lại theo suy đoán, 1 sự suy đoán không mấy chắc chắn:

- 'Ngoài ra, về phía chủ quan của bản thân Chu Phù, theo Tôn Sách, ta biết Phù ''cuối cùng bị man di giết'', như Giang biểu truyện nói, mà Bùi Tùng Chi dẫn trong Ngô chí 1 tờ 12a5-11 ....... song không biết tại sao truyện Sĩ Nhiếp của Ngô chí 4 tờ 7a9 cũng nói Phù bị đánh ''chạy vào biển'' nhưng không nói lý dó.

(LSPGVN. tr. 257).

 Xét phần truyện 'Sĩ Tiệp' trong 'Tam Quốc Chi’ thì không thấy 1 câu nào ghi Chu Phù 'bị đánh chạy vào biển' hết!

(Tham khảo Tam Quốc Chí. Qu. XLIX. Ngô chí 4. Sĩ Tiệp truyện).

Từ đó có thể thấy Lê Mạnh Thát không đọc thẳng nguyên tác, mà đọc qua 1 Bản dịch nào đó, và Bản dịch này sai, do đó, Lê Mạnh Thát đã sai theo.

Đây là chưa kể nếu đọc thẳng nguyên tác 'Tam Quốc Chi’ thì Lê Mạnh Thát đã đọc đúng âm là Sĩ Tiệp mà không đọc là Sĩ Nhiếp, hiển nhiên!

 Minh Di án.

Sĩ Tiệp, Lê Mạnh Thát đọc sai theo cái Sai của những sách Việt Nam trước kia là 'Sĩ Nhiếp'.

Chữ 'Tiệp' này, bộ Từ Nguyên thiết âm như sau:

- 'Tô + Hiệp thiết. Nhập. Thiếp vận. Tâm'.

- 'Thiết âm là Tô + Hiệp. Giọng Nhập thanh. Vận chữ Thiếp. Phụ âm đầu như chữ Tâm'.

 Chữ Tiệp này, thuộc Bộ HỎA, gồm 2 phần:

- Phần trên là 3 chữ: 2 chữ Hỏa (Lửa) 2 bên kẹp chữ Ngôn (Nói) ở giữa.

- Phần dưới là chữ Hựu (Lại, Rồi, Và).

Nghĩa của chữ là: Hòa hợp, điều hòa, hiệp điệu.

Tiệp hữu = Tính tình hòa thuận

 Chữ Tiệp này là cũng là Tên của 1 vài học giả nổi tiếng của Trung Quốc:

1/. Trương Tiệp (1574 - 1640) cuối triều Minh (1368 - 1644), tác giả của tác phẩm trứ danh Tựa là 'Đông Tây Dương Khảó, khảo về một số Quốc gia ở vùng Đông Nam Á  thời cổ, trong đó có Việt Nam, Chiêm Thành, Thái Lan, Nam Dương ......

2/. Diệp Tiệp (1627 - 1713), văn học gia, trứ danh về luận Thị Tác phẩm 'Nguyên Thí của ông luận thuật cái lý sở dĩ nhiên về sự thịnh suy, về Chính biến của thơ trải mấy ngàn năm, cũng như vấn đề liên quan phương diện sáng tác thi ca. Tư tưởng của ông về các phương diện trên đây tạo cho ông 1 thế đứng riêng, 'tự thành nhất giá.

3/. Trịnh Tiệp (1693 - 1765), Thư pháp gia, Họa gia, Thi gia tiếng tăm đời Thanh (1644 - 1911), là 1 trong 8 nghệ nhân quái lạ đất Dương Châu (Dương Châu Bát Quái).

Ông thường được biết đến nhiều hơn qua tên Hiệu Bản Kiều, Trịnh Bản Kiều.

4/. Hạ Tiệp (1800 - 1875), Sử học gia đời Thanh, soạn cuốn 'Minh Thông Giám'.

Cái sai của ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát về Hán văn, cũng như về phương diện Hán học, thì cứ hiện dài dài trong cuốn sách của ông ta.

Ở trang 432, Lê Mạnh Thát viết:

- 'Về quyển Liệt tiên truyện của Lưu Hướng, Chí Bân cho biết trong Phật tổ thống ký viết năm 1269 quyển 35............ là: ''Hồng hy năm thứ hai Quang lục đại phu Lưu Hướng kiểm sách ở các Thiên bộc......'.

 + Những cái sai của Lê Mạnh Thát ở đoạn trên:

1). Tên sách là 'Phật Tổ Thống Kỷ’, không phải Phật Tổ Thống Ký như Lê Mạnh Thát ghi.

Tuy chỉ khác nhau ở dấu Hỏi (Kỷ) và dấu Sắc (Ký), nhưng ở trang 184 Lê Mạnh Thát đã chép là Phật Tổ Thông Kỷ. Ở đây tôi chỉ muốn nêu sự ghi chép bất nhất của Lê Mạnh Thát. Cẩu thả hay thiếu chuyên môn đây?

Lại nữa, tên của tác giả bộ Phật Tổ Thống Kỷ là Chí Bàn (Bàn: Tảng đá lớn) chứ không phải là Chí Bân như Lê Mạnh Thát ghi sai! Chí Bàn là 1 vị tăng cuối triều Nam Tống (1127 - 1279).

 2). Niên hiệu đúng ở đây là Hồng Gia chứ không phải 'Hồng hý’ như Lê Mạnh Thát ghi sai.

Hồng Gia (20 - 17 tr. Cn) là Niên hiệu của Hán Thành đế (51 - 07 tr. Cn; tại vị: 32 - 07).

 3). Chức vụ của Lưu Hướng (77 - 06 tr. cn) là Quang Lộc đại phú, 'Lộc' chứ không là 'lục' như Lê Mạnh Thát đọc sai.

 Ngoài ra, cũng về đọc âm sai, Lê Mạnh Thát còn đọc sai tên Họ người, Tên người, Tên Nước .....

1). Tên Họ.

+ Trạch Dung (? - ?), Lê Mạnh Thát đọc là Trức Dung. các tr. 214, 215, 216, 217, 218, 219...)

Chữ Trạch này, bô. Từ Nguyên thiết âm như sau:

- 'Trang + Bách thiết. Nhập. Mạch vận. Trang'.

- 'Thiết âm là Trang + Bách. Giọng Nhập thanh. Vận chữ Mạch. Phụ âm đầu như chữ Trang'.

+ Thẩm Ước (441 - 513), Lê Mạnh Thát đọc thành Trầm Ước.

Chữ Trầm (Chìm) nếu là tên Họ thì phải đọc âm Thẩm, thiết âm là Thức + Nhậm, thượng thinh.

Cũng có lúc ông ta viết đúng, nói tóm lại là bạ đâu Lê Mạnh Thát viết đó không kiểm lại.

Thẩm Ước là học giả, Sử học gia, tác giả của bộ 'Tống Thư’.

 2). Tên gọi.

+ Tiết Tống (? - ?), Lê Mạnh Thát đọc là Tiết Tôn. (các tr. 162, 235, 247...).

Chữ 'Tống' ở đây bên trái là bô. Mịch (sợi tơ), bên phải là chữ Tông (trong tiếng Tổ Tông).

Bộ Từ Nguyên thiết âm chữ Tống như sau:

- 'Tử + Tống thiết. Khứ. Tống vận. Tinh'.

- 'Thiết âm là Tử + Tống. giọng Khứ thanh. Vận chữ Tống. Phụ âm đầu như chữ Tinh'.

+ Tuân Úc (163 - 212), Lê Mạnh Thát đọc là Tuân Hoắc (tr. 269).

Bộ Từ Nguyên thiết âm chữ Úc như sau:

- 'Ư + Lục thiết. Nhập. -c vận. Ảnh'.

- 'Thiết âm là Ư + Lục. giọng Nhập thanh. Vận chữ -c. Phụ âm đàu

Ông Tiến Sĩ. - K? 5

01- 35 (38).

 3). Tên Quốc giạ

+ Vu Điền, Lê Mạnh Thát đọc là Vu Chân (tr. 271).

 Viết Sử là kể chuyện xưa cho người thời nay, chép lại những suy nghĩ, những việc làm, tóm lại là những sinh hoạt vật chất và tinh thần của cả một xã hội của một hay nhiều Thời đã quạ 

Và rồi, trong khi kể chuyện, đôi lúc để người nghe hiểu rõ cũng như đầy đủ hơn người kể chuyện cần giải thích một số chuyện trong sinh hoạt của Thời đã qua, như ngôn ngữ, tập tục..... và kể cả hệ thống đo lường.

Về Hệ thống đo lường, Lê Mạnh Thát tuyệt nhiên không có 1 lời chú thích nào về các đơn vị như xích (thước), hộc, thăng, đấu ... Nói 1 khoảng cách (1 đoạn đường), 1 lượng gạo (1 hộc gạo) theo lối tính của người xưa mà chẳng nói được 1 đoạn đường bao xa, 1 lượng gạo nhiều là bao nhiêu thì những gì viết ra rồi cũng như chẳng viết gì cả.

Lê Mạnh Thát viết:

- '.... Tăng Hựu và Huệ Hạo kể tiếp là Tôn Hạo sai lính túc vệ vào hậu cung làm vườn. Họ được một tượng đứng bằng vàng cao mấy thước ......

.... Theo Giang Biểu truyện do Bùi Tùng Chi dẫn trong Ngô Chí 3 tờ 13a9 -10, ''Hạo dựng cung mới... mở rộng vườn hào, dựng núi đất lầu đài cực kỳ khéo la. Có thể vì mở rộng vườn hào, nên Tôn Hạo mới sai ''lính túc vệ làm vườn'' và đào được một pho tượng như trên. Đây là một pho tượng đứng bằng vàng tương đối lớn, vì ''cao tới mấy thước Trung Quốc'.

(LSPGVN. tr. 343).  

 Lê Mạnh Thát nói 'một pho tượng đứng bằng vàng tương đối lớn'.

- Nói 'tương đối lớn' là lớn cỡ nào? - Chẳng ai biết!

Nhưng rồi có lẽ ngay cả Lê Mạnh Thát cũng chẳng có 1 khái niệm  nào về cỡ cao của pho tượng mà ông ta kể cho độc giả nghe trên đây. Cứ như câu cuối của đoạn trên thì Lê Mạnh Thát cho là pho tượng này lớn lắm, vì ông ta 'tán thán' là tượng 'cao tới......'.

 Minh Di án.

Độ dài thời Tam Quốc (220 - 280) không có qui định rõ ràng, có điều theo Ngô Thừa Lạc (? - ?) thời Dân Quốc (1911 - 1949) trong tác phẩm 'Trung Quốc Độ Lượng Hành Sứ thì đại khái độ dài thời này theo tiêu chuẩn của Vương Mãng.

Theo tiêu chuẩn này, 1 thước (xích) tương đương 23.04 cm.

Nếu tính tối đa 10 thước thì pho tượng nói trên cao: 23.04 cm x 10  =  2.304 m.

Tính xác suất 5 / 5 thì pho tượng cũng chỉ cao chừng  1.20  m, không thể gọi là cao lắm như ông Lê Mạnh Thát vì không hiểu hệ thống đo lường thời cổ mà 'tán thán' là 'cao tới......'. Mà rồi ông cũng chẳng cần hiểu!  

Ngoài ra, trong tập Sách của Lê Mạnh Thát những đơn vị đo lường cổ như Hộc cũng không thấy ông ta chú thích, như câu  'cá vàng một con, thâu thuế gạo một hộc' (tr. 257) chẳng hạn.

Không biết 1 Hộc là bao nhiêu thì làm sao nhận định mức độ hà khắc của chế độ thu thuế, từ đó nhận định về chế độ cai trị. 

Sự tình cũng chẳng khác nào như lúc ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát viết về ngôi Chùa cổ Thiệu Long ở Hoan Châu hơn 1,000 năm trước đây.

Tóm lại, ông tiến sĩ chẳng bao giờ có ý hướng nghiên cứu cả! Ý hướng của ông tiến sĩ là gì có lẽ độc giả nếu đọc kĩ một chút, đừng để những trưng dẫn Hán văn lung tung trật lang tang của ông tiến sĩ mà mắt, thì sẽ nhận ra không mấy khó! 

 (KỲ 3, CHÓT)

Rồi ngay đến kiến thức căn bản Lịch pháp Lê Mạnh Thát cũng mù tịt. Hãy coi ông tiến sĩ viết:

  - 'Thứ nhất chúng ta có cái chiếu của Tiêu Đạo Thành viết năm 479 phong chức thứ sử cho Lý Thúc Hiến, mà chúng tôi đã cho dẫn ở trên, theo đó liên lạc nước ta và Trung Quốc trước thời nhà Tề không gì hơn là một liên lạc ''thơ sóc''. Thơ sóc theo chú thích của Hồ Tam Tỉnh trong Tư trị thông giám quyển 135 tờ 42301 có nghĩa ''Cổ giả thiên tử thường dĩ quí đông ban lai tuế thập nhị nguyệt thơ sóc vu chư hầu; chư hầu thọ nhi tạng chi tổ miếu chí nguyệt sóc tắc dĩ đắc dương cáo miếu, thỉnh nhi hành chi. Liên lạc thơ sóc như vậy không gì hơn là một liên lạc chư hầú.

(LSPGVN. tr. 612).

 Không sao ngờ được! Có thể nói Lê Mạnh Thát đã không hiểu Hồ Tam Tỉnh nói cái chi, chỉ hiểu lờ mờ, vì vậy mà không dám dịch đoạn trên! Đã thế còn trích dẫn thiếu, đọc âm Hán Việt sai, và hơn thế nữa, còn suy đoán bậy.

- 'Liên lạc thơ sóc' là 'liên lạc chư hầú, cái liên lạc này nó ra làm sao đây, thưa ông tiến sĩ?

Lê Mạnh Thát viết như vậy mà không giải thích thì làm sao độc giả hiểu cho nổi? Nhưng thực ra ông tiến sĩ cũng chẳng hiểu thì làm sao giải thích đây?

 Nguyên văn trong 'Tư Trị Thông Giám' và chú thích của Hồ Tam Tỉnh (1230 - 1302) như sau:

- 'Thu, thất nguyệt, Đinh vị, chiếu viết:

Giao Chỉ, Tỉ Cảnh độc cách thư Sóc, ngôn kỳ cự mệnh bất thu. Chinh Sóc dã. Cổ giả thiên tử thường dĩ quí đông ban lai tuế thập nhị nguyệt chi Sóc vu chư hầu, chư hầu thụ nhi tàng chi Tổ miếu, chí nguyệt Sóc tắc dĩ đặc dương cáo Miếu, thỉnh nhi hành chị tư nãi tiền vận phương quí, nhân mê toại vãng - Nghi khúc xá Giao Chỉ, tức dĩ Thúc Hiến vi Thích sử, phủ an Nam thố. 

                     /  Tư Trị Thông Giám. Qu. CXXXV. Tề kỉ 1. Thái tô? Cao hoàng đế  /.

- 'Ngày Đinh mùi (Mồng 1) tháng 7, mùa Thu, ra chiếu rằng:

Mỗi Giao Chỉ, Tỉ Cảnh là khác biệt việc ghi Năm tháng, ý nói 2 nước này trái lệnh không chấp nhận Lịch Pháp triều đình! Thời cổ thiên tử thường vào cuối Đông thì ban cho chư hầu Bản ghi những ngày đầu của 12 tháng của năm tới, chư hầu nhận Bản này cất giữ ở Tổ miếu để tới ngày đầu tháng thì tế con dê đực   

mà cáo ở Tổ miếu, thỉnh Bản (Nguyệt Sóc nói trên) mà thi hành. đây là do vận triều trước vừa hết, cho nên [Giao Chỉ] không biết mà tới [cầu phong] - Nên uyển chuyển mà tha cho Giao Chỉ, bây giờ  phong Thúc Hiến làm Thích sử Giao Châu, để phủ dụ, an định phương Nam'.

(Chú thích của Hồ Tam Tỉnh tôi viết chữ xanh nhỏ. Minh Di).

 Có thể thấy liền, phần trích dẫn nguyên văn của Lê Mạnh Thát trên kia đã không dẫn lại đầy đủ đoạn chú thích của Hồ Tam Tỉnh, đồng thời còn sai về âm đọc Hán Việt:

1/. 'Tàng chi Tổ miếú, chữ 'Tàng' (cất giữ) Lê Mạnh Thát đọc là 'tạng'.

2/. 'Đặc dương', chữ 'Đặc' (con vật giống đực) Lê Mạnh Thát đọc là 'đắc'.

 Thời cổ, 1 triều đại mới lên, để biểu thị lẽ 'Ứng thiên Thừa vận' thì định lại Lịch pháp, ý nói bậc vương giả nắm được Chính sự khởi đầu từ ta! Cho nên bo? Lịch cũ ban hành Lịch mới, chẳng hạn Hạ triều lấy tháng Dần là tháng Giêng, Thương triều tháng Giêng là tháng Sửu, Chu triều tháng Giêng là tháng Tý, Tần triều tháng Giêng là tháng Hợi......

Chinh là ngày đầu của Năm, Sóc là ngày đầu của Tháng, cho nên thời cổ nói ban Chinh Sóc tức nói ban Lịch pháp, suy ra là ban mệnh lệnh của triều đình.

Lê Mạnh Thát kém quá nên giảng bậy!  'Liên lạc thơ sóc' là liên lạc gì đây ông tiến sĩ?

Cứ đọc đoạn tôi vừa dẫn, dịch độc giả thấy ngay trình độ của ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát tới đâu.

 Tờ chiếu dẫn trên là của Tề Cao đế Tiêu Đạo Thành (427 - 482; tại vị: 479 - 482).

Liền ngay trước đoạn vừa dẫn trên, Tư Trị Thông Giám chép:

- 'Sơ Giao Châu Thích sử Lý Trưởng Nhân tốt, túng đê. Thúc Hiến đại lãnh Châu sự, dĩ hiệu lệnh vị hành khiển sứ cầu thích sử ư Tống. Tống dĩ Nam Hải Thái thú Thẩm Hoán vi Giao Châu thích sử, dĩ Thúc Hiến vi Hoán Ninh viễn Tư mã, Vũ Bình, Tân Xương nhị quận Thái thú.

Thúc Hiến ký đắc Triều mệnh, nhân tình phục tòng, toại dẫn bình thủ hiểm, bất nạp Hoán! Hoán đình Uất Lâm, bệnh tứ.

        /  Tư Trị Thông Giám. Qu. thứ và các Mục đã dẫn  /.

- 'Lúc đầu, Giao Châu Thích sử Lý Trưởng Nhân chết, em họ là Thúc Hiến lên thay thế nắm giữ việc của Châu, bởi hiệu lệnh đưa ra cấp dưới không thi hành, do đó sai sứ qua xin Chức Thích sử với triều Tống. Tống phong Thái thú quận Nam Hải là Thẩm Hoán làm Thích sử Giao Châu, còn Thúc Hiến làm Ninh viễn Tư mã  cho Hoán, và là Thái thú 2 quận Vũ Bình, Tân Xương.

(Lý) Thúc Hiến được sắc mệnh của Triều đình, lòng người phục theo, liền đem quân trấn giữ các  nơi hiểm yếu, không thừa nhận thẩm quyền của (Thẩm) Hoán! Hoán đóng quân ở Uất Lâm, bịnh chết tại đâý. 

 Do đó đoạn sau nói 'Nhân mê toại vãng' ('cho nên [Giao Chỉ] không biết mà tới [cầu phong]).

Thời điểm này Tiêu Đạo Thành đã lật đô? Tống triều (420 - 479), kiến lập Tề triều (479 - 502).

Sau cùng, Tỉ Cảnh nói trên tức chỉ nước Lâm Ấp.

Tỉ Cảnh là 1 huyện ở miền Bắc Quận Nhật Nam. Vào thời Tề (479 - 502) nói đây cương vực của Lâm Ấp trải tới Vĩ tuyến 18 o. Đương thời, Tỉ Cảnh thuộc Lâm Ấp do đó mà Tư Trị Thông Giám lấy Tỉ Cảnh để ám chi? Lâm Ấp. 

Quận Nhật Nam đến giữa thời Đông Hán (25 - 220) quản hạt 5 huyện.

5 huyện này, kể từ Bắc xuống Nam, là: Tỉ Cảnh. Chu Ngộ Tây Quyển. Lư Dung. Tượng Lâm. Trị sở xưa của Quận đặt tại Tây Quyển, cách Thị xã Quảng Trị ngày nay chừng 8 cây số về phía Tây bắc (tính theo Bản đồ Tỉ lệ), ở Vĩ tuyến 16 o46'.

Lư Dung đại khái tức Thuận Hóa (Huế) sau này. 

Trị sở xưa của Tượng Lâm nằm cách thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) ngày nay là 15 cây số về phía Tây nam (Bản đồ Tỉ lệ), ở Vĩ tuyến 15 o42' 04''.

Huyện Tượng Lâm được thành lập năm thứ 14 Niên hiệu Vĩnh Nguyên (89 - 105), vào cuối triều Hán Hòa đế (79 - 105; tại vị: 89 - 105), tức năm 102.

Sách 'Hậu Hán Thứ chép:

- 'Vĩnh Nguyên......

Thập tứ niên..... Ngũ nguyệt Đinh Vị, sơ trí Tượng Lâm'.

                                         /  Hậu Hán Thự Qu. IV. Đế kỉ. Hiếu Hòa hoàng đế  /.

- 'Niên hiệu Vĩnh Nguyên......

Năm thứ 14...... Tháng 5, ngày Đinh Vị, lần đầu tiên thành lập (huyện) Tượng Lâm'. 

 Trên Bản đồ, vị trí của huyện Tỉ Cảnh:

Kinh độ 106 o 25'.

Vĩ độ 17 o 46'.

Tỉ Cảnh nằm cách Động Hải (tức Đồng Hới hiện nay) khoảng 30 cây số về phía Tây bắc.

(Bản đồ ở đây có Tỉ lệ 1 / 1,490,000. Mỗi cm trên Bản đồ tương đương 49 cây số.

Khoảng cách Tỉ Cảnh - Động Hải đo được 6 mm).

 Và trong những trích dẫn, cái sai của Lê Mạnh Thát cứ tiếp nối nhau, hết cái này tới cái kia:

- '....Nghĩa Tĩnh trong Nam hải ký qui nội pháp truyện 1 tờ 210c dưới điều thọ trai phó thỉnh đã mô tả những lễ ấy với tình tiết sau: ''Mười châu Biển nam cúng trai tăng càng thêm nồng hậu.... Ngày thứ nhất..... thau vàng đầy nước, phải trước làm sạch đất để mời chúng Tăng. Ngày thứ hai, sau khi qua ngọ, thì đánh nhạc trống, bày hương hoa, thỉnh tượng Phật quí lên xe kiệu về, cờ phan rạng trời, đạo tục họp lại dẫn đến gia đình, trưng bày màn long trọng, tượng quí vàng đồng, trang hoàng rực rỡ [...] đến ngày thứ ba [...] cácTăng tắm rửa xong, dẫn đến nhà trai tăng [...] hương hoa trống nhạc gấp bội sáng qua [...]. Ở hai bên tượng , mỗi bên có đồng nữ nghiêm trang đứng [...] Đó là cách thức nhận trai tăng ở một chỗ của mười châu Biển nam'.

(LSPGVN. tr. 271, 272).

 Tôi đến chẳng rõ Lê Mạnh Thát chép lại đoạn dịch dẫn trên từ đâu mà, vừa thiếu sót, lại xen lẫn một số sai lầm, không đúng với nguyên văn. Ngay cái tên 'điều mục' cũng sai.

 

Đoạn văn trên đây thuộc điều mục 'Thọ Trai Quĩ Tắc' (Qui củ pháp tắc của việc Thọ trai) trong Tập 'Nam Hải Ký Qui Nội Pháp Truyện' của Thích Nghĩa Tĩnh (635 - 713) đời Đường.

Nguyên văn đoạn trên như sau:

- 'Nhiên Nam Hải thập châu, trai cung canh thành ân hậu.

Sơ nhật, tương tân lang nhất khỏa cập phiến tử hương du tịnh mễ tiết thiểu hứa, tịnh tất thành chi diệp khí, an đại bàn trung, bạch điệp cái chi. Kim bình thành thủy, đương tiền lịch địa, dĩ thỉnh chúng tăng, lệnh ư hậu nhật trung tiền đồ thân tảo dục.

Đệ nhị nhật, quá Ngọ dĩ hậu tắc kích cổ nhạc, thiết hương hoa, diên thỉnh tôn nghi. Bằng xa liễn dư, phiên kỳ ánh nhật, pháp tục vân bôn. Dẫn chí gia đình, trương thi vi cái. Kim đồng tôn tượng oanh sức giảo nhiên, đồ dĩ hương nê, trí tĩnh bàn nội. Hàm trì hương thủy, kiền thành mộc dục, thức dĩ hương điệp, phụng nhập đường trung, thịnh thiết hương đăng, phương vi xưng tán. Nhiên hậu thượng tọa vị kỳ thí chủ thuyết đà na gia tha, thân thuật công đức, phương thủy thỉnh tăng. Xuất ngoại tảo tấu, ẩm sa đường thủy, đa cảm tân lang, nhiên hậu thủ tán.

Chí đệ tam nhật ngu trung nhập tự kính bạch thời đáo. Tăng tẩy dục dĩ dẫn hướng trai gia. Trùng thiết tôn nghi, lược vi tảo mộc, hương hoa cổ nhạc bội ư tạc thần. Sở hữu cung dưỡng, tôn tiền phổ liệt. Ư tượng lưỡng biên các nghiêm đồng nữ hoặc ngũ hoặc thập, hoặc khả đồng tử, lượng thời hữu vô. Hoặc kinh hương lô, chấp kim tảo quán, hoặc bổng hương đăng, tiên hoa bạch phất. Sở hữu trang đài kính liêm chi thuộc, hàm tất trì lai Phật tiền phụng hiến.

Vấn kỳ hà ý? - Đáp, thị Phúc điền......

Thử thị Nam Hải thập châu nhất đồ thụ cung pháp thức'.

                            /  Nam Hải Ký Qui Nội Pháp Truyện. Qu. I. 9. Thọ trai quĩ tắc  /. 

- 'Nhưng ở các địa phương vùng Nam Hải thì việc cúng trai tăng càng trọng hậu hơn.

Ngày thứ nhất,  lấy 1 trái cau, cùng một ít dầu thơm, và một ít gạo, tất cả đem gói lại trong lá, để trên 1 cái khay lớn, dùng 1 tấm vải trắng sợi mịn đậy lại. Dùng bình bằng vàng chứa nước, nhiễu xuống đất trước lúc thỉnh chư tăng, nói (người nhà) trước trưa ngày mai phải tắm rửa, sức các thứ chất thơm.

Ngày thứ hai, từ quá Ngọ trở đi thì đánh trống trổi nhạc, bày hương hoa, cung thỉnh các khí dụng nghi lễ. Xe cộ cắm cờ xí sặc sỡ trong nắng, người tăng kẻ tục rần rần theo xe. Đến gia đình cúng trai tăng thì trương trướng, che lọng. Các tượng bằng vàng, bằng đồng được chùi sáng bóng, phết hương thơm, được đặt trên 1 cái khay tinh khiết. Tất cả đều lấy nước thơm thành kính tắm tượng, xong dùng khăn vải trắng mịn tẩm hương thơm lau tượng rồi rước vào nhà. Vào tới trong nhà thì bày biện hương đăng la liệt, tiếp đến mới đọc lời xưng tán. Sau đó thầy tăng mới ngồi lên trên để thuyết pháp báo đáp thí chủ, tự thuật công đức, sau đó mới thỉnh thầy nhập trai. Xong xuôi thì ra ngoài súc miệng, uống chút nước ngọt, ăn thêm miếng trầu, sau đó ra về.

Đến ngày thứ ba, vào khoảng xế trưa thì tới chùa cung kính báo đã tới giờ (thỉnh Trai). Thầy tắm rửa xong thì đưa thầy tới nhà cúng trai. Lại bày các khí dụng nghi lễ ra, tắm sơ cho tượng (Phật). Hương hoa, tiếng trống, tiếng nhạc tấu lên còn (lừng) gấp hai lần sáng hôm qua. Những thứ cúng dường thì đem để la liệt trước bàn hành lễ. Hai bên tượng (Phật) có đồng nữ đứng nghiêm trang, mỗi bên hoặc 5 cô, hoặc 10 cô, và cũng có thể là đồng nam, (cứ) lượng thời (gian) mà lúc có, lúc không. (Các cô cậu này) hoặc bưng lò hương, hoặc bưng các chậu rửa (tay) bằng vàng, hoặc cầm hương đăng, hoa tươi, chổi quét bụi. Những thứ trang sức nơi bàn phấn, như gương soi, hộp phấn đều đem ra hết, đặt trước tượng Phật dâng lên.

Hỏi, ý nghĩa của việc (cúng trai) là gì? - Trả lời rằng, đây là tích lũy việc thiện để sau này được phúc báo (Phúc điền)......

Đây là cách thức nhận cúng dường tại các địa phương của cả một vùng Nam Hảí.

- Đối chiếu nguyên văn tôi dịch trên đây và đoạn của Lê Mạnh Thát thì có thể thấy ngoài những thiếu sót quan trọng ông ta còn có những chỗ sai về Hán văn, chẳng hạn:

1/. Nguyên văn: 'Kim bình thành thủý.

Dịch đúng là: 'Bình vàng đựng nước'.

Lê Mạnh Thát viết là: 'Thau vàng đầy nước'. Sai đến 2 điểm:

(1). Nguyên văn là 'BÌNH', không phải 'THAÚ. Bình và Thau khác nhau xa!

(2). Nguyên văn là 'thành thủý, nghĩa là 'đựng nước'.

Ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát không biết rằng chữ 'Thịnh' (đầy) ở đây phải đọc âm 'Thành', nghĩa là 'đựng', là 'chứá.

Cho nên, 'Kim bình thành thủý phải dịch là 'Bình vàng đựng nước'.

 2/. Nguyên văn: 'Lịch địá.

Chữ 'Lịch' là danh từ thì có nghĩa 'giọt nước', là động từ thì có nghĩa là 'nước nhiễu giọt'.

Chữ gồm bên trái Bộ Thủy (chi? Ý),  bên phải chữ Lịch, trong tiếng Lịch pháp, (chi? Âm đọc).

Vì thế 'lịch địá có thể dịch là 'nhiễu nước xuống đất', hay thoát hơn là 'rảy nước'.

Đã hẳn, làm như thế thì đất không thể sạch được! Nhưng đây chỉ là nghi thức tượng trưng, chỉ là hành vi biểu thị cái 'ý sạch sé mà thôi.

Lê Mạnh Thát không hiểu, cứ tưởng là rửa 'sạch', cho nên đã viết là 'làm sạch đất'.

3/. Nguyên văn: 'Pháp tục vân bôn'.

Dịch sát là 'người tăng kẻ tục đi theo như mây ùn ùn'.

Trong khi đó Lê Mạnh Thát lại viết là 'đạo tục họp lạí, là không truyền đạt được cái ý đông đảo của nguyên văn.

 Ngoài ra, Lê Mạnh Thát dịch tiếng 'thập châú là 'mười châú.

Không sai, có điều dịch từng chữ một như vậy thì văn ý ít nhiều có vẻ hàm hồ! Chữ 'Thập' ở đây có nghĩa tượng trưng là 'Nhiềú, suy rộng là 'Tất cá.  

Sau cùng, trong nguyên văn, câu 'Đà na gia thá.

Các tiếng 'Đà na gia thá dịch âm từ Phạn ngữ: 'Danagathá, hoặc 'Daksinagathá, có nghĩa là bài 'Thuyết pháp báo ân thí chú, và ở đây là thí chủ cúng trai tăng.

 Tiếp theo đoạn trên, Lê Mạnh Thát viết:

- 'Còn về lễ Tự tứ, Nam hải ký qui nội pháp truyện 1 tờ 217c viết: ''Vào giờ đó tục sĩ họp lại, đạo đồ vân tập, đốt đèn sáng tiếp, cúng dường hương hoa. Sáng hôm sau, tất cả cùng đi ra, nhiễu quanh phố xóm [...] rước tượng bằng xe, đánh nhạc dậy trời, phan long rợp đất, phất phới che cả ánh mặt trời, gọi là tam-ma-cận-ly (samagrì), dịch là hòa tập. Hễ những ngày lễ lớn thảy đều làm thế, tức đó là phép hành thành của Thần châu.'.

(LSPGVN. tr. 272).

 Tới đây thì tôi có thể khẳng định 1 chuyện là: - Ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát vốn chưa bao giờ đọc tác phẩm 'Nam Hải Ký Qui Nội Pháp Truyện' của Nghĩa Tĩnh. Lý do:

Đoạn dẫn trên đây không phải ở quyển 1 của cuốn 'Nam Hải Ký Qui Nội Pháp Truyện' như Lê Mạnh Thát trưng dẫn, mà là ở quyển 2 (Qu. II), ở điều mục 'Tùy ý thành quí.

Sau đây là nguyên văn của đoạn trên:

- 'Phàm Hạ bãi, tuế chung chi thời, thử nhật ưng danh 'Tùy y, tức thị tùy tha ư Tam sự chi trung nhiệm ý cử phát, thuyết tội, trừ khiên chi nghĩa. Cựu vân 'Tự Tư giả, thị nghĩa 'Phiên' dã. Tất tu ư thập tứ nhật dạ, thỉnh nhất Kinh sư, thăng cao tọa tụng Phật kinh.

Vu thời tục sĩ vân bôn, pháp đồ vụ tập, liên đăng tục minh, hương hoa cung dưỡng! Minh triêu tổng xuất, tuyền nhiễu thôn thành, các tịnh kiền tâm lễ chư chế đích! Bằng xa dư Tượng, cổ nhạc trương thiên, phiên cái oanh la, phiêu dương tế nhật, danh vi Tam-ma-cận-ly, dịch vi Hòa tập. Phàm Đại trai nhật tất giai như thị, tức thị Thần Châu hành thành pháp dã. Ngu trung thủy hoàn nhập tứ.

          /  Nam Hải Ký Qui Nội Pháp Truyện. Qu. II. 15. Tùy ý thành qui  /.

- 'Cứ tới ngày Hạ tận, năm hết, các ngày này nên gọi là 'Tùy y, tức tùy ý nêu ra những việc làm của người khác liên quan Tam sự, với ý nghĩa là xét tội trừ lỗi. Thời trước gọi là ngày 'Tự Tư, có nghĩa là 'Lật lạí. Vào đêm ngày 14 thì phải mời 1 thầy giảng Kinh lên tòa tụng kinh Phật.

(Đêm) ấy tục dân ùn ùn kéo đến, tín đồ nườm nượp đổ về, thắp đèn liên tục tới sáng, cúng dường hương hoa! Sáng sớm ngày hôm sau thì họ vội vã kéo nhau ra ngoài, đi vòng quanh thôn làng và các nơi thị tứ. Tất cả đều thành tâm làm y theo các nghi thức lễ. Trẩy xe rước Tượng, gióng trống nổi nhạc vang trời, cờ quạt dàn hàng lòng vòng đây đó, phất phới rợp trời, gọi là Tam-ma-cận-ly, dịch nghĩa là Hòa tập. Cứ vào ngày Đại Trai thi đều làm lễ như vậy, đây là cách đi vòng thành ở Trung Quốc. Tới xế trưa thì mới trở về chùá.      

(Những chữ xanh trong nguyên văn là tôi dẫn thêm để độc giả rõ nguyên ủy của ngày 'Tự Tư).

 

Trên đây là nói về ngày kết thúc mùa Kết Hạ, hoặc mùa An Cự Ngô Tự Mục (? - ?), khoảng đầu thời Nam Tống (1127 - 1279), gọi là Kết Chế:

- 'Tứ nguyệt thập ngũ nhật Kết Chế, vị chi Kết Hạ. Cái thiên hạ tự viện tăng, ni am xá thiết Trai cung tăng. Tự thử tăng nhân an cư, thiền Giáo, Luật tự viện, bất cảm khởi đơn vân dụ

Tự Kết Chế hậu Phật điện khởi Lăng Nghiêm Hội, mỗi nhật tự tăng hành trì tụng kinh chú, nhiên điểm cự chúc, phần nhiệt đại hương'.

                                    /  Mộng Lương Lục. Qu. III. Tứ nguyệt. Tăng tư. Kết Chế  /.

- 'Ngày 15 tháng Tư là ngày Kết Chế, gọi là Kết Hạ. Ngày này, ở các chùa chiền, am xá tăng, ni trong thiên hạ có thiết Trai cúng dường tăng. Từ ngày này người đi tu ở không tham thiền, tu tập Giáo, Luật trong tự viện, không dám ra ngoài đi đây đó một mình.

Từ sau ngày Kết Chế thì ngay tại Phật điện bắt đầu lễ Hội Lăng Nghiêm, mỗi ngày sư trong chùa trì chú, tụng kinh, đèn cày thì thắp cây cỡ lớn, (mà) nhang (thì cũng) đốt cây cỡ lớn'.

 

Mùa Kết Hạ bắt đầu ngày 15 tháng Tự Kết Hạ người Việt đọc trại thành Kiết Hạ.

Ngày kết thúc mùa Kết Hạ tức ngày 'Tự Tự

Ngày 'Tự Tư còn được gọi là 'Tăng Tự Tứ nhật', 'Tăng Thụ Tuế nhật', 'Phật Thán Hỉ nhật'. 

Ngày này người tu yêu cầu người khác cứ 'tùy y, 'tận tình' nêu ra cái sai, cái lỗi của mình để từ những phê bình này mà sám hối, sửa lỗi.

 

- Tam Sự (Ba việc) nói trên chỉ 'Thân, Khẩu, Y, cái tội, cái lỗi đều khởi từ 3 nguồn này cho nên việc nêu ra cái lỗi của người khác ở đây không thể tách rời 3 Nguồn vừa kể.

- Lật lại, nguyên văn là 'Phiên', 'lật lạí ở đây ý nói 'lật ra cho thấý, thấy tội, thấy lỗi, để từ đó người nhận biết mà sám hối, sửa đổi! Sự thể giống như cái gì đó bị che khuất, bây giờ Lật những cái che đậy bên ngoài đó ra cho người khác thấy.

- Thập tứ nhật dạ trong đoạn văn trên tức ngày 14 tháng 4 âm lịch, ngày kết thúc mùa Kết Hạ.

 

+ Những cái sai và thiếu sót của Lê Mạnh Thát trong đoạn viết về lễ 'Tự Tư dẫn trên.

1/. Nguyên văn: 'tục sĩ vân bôn'.

Lê Mạnh Thát dịch 'vân bôn' là 'họp lạí là không chính xác. (Coi đoạn trước).

 

2/. Nguyên văn: 'liên đăng tục minh'.

Nghĩa là 'đèn thắp liên tục cho tới sáng'.

Lê Mạnh Thát dịch là 'đốt đèn sáng tiếp' thì quả thực là khó hiểu!

 

3/. Nguyên văn: 'Đại trai nhật' (Ngày Đại trai).

Trong đoạn dịch của Lê Mạnh Thát viết là 'những ngày lễ lớn' thì sai quá đi! Điều này cho thấy thêm lần nữa là Lê Mạnh Thát không đọc nguyên tác 'Nam Hải Ký Qui Nội Pháp Truyện', nếu có đi nữa thì cũng chỉ đọc qua 1 Bản dịch nào đó.

 

4/. 'Thần Châú trong nguyên văn tức chi? Trung Quốc, không rõ Lê Mạnh Thát có hiểu điều này hay không? Nếu để nguyên không dịch thì lẽ ra ông phải giải thích tên gọi này.

 

5/. Ngoài ra, Lê Mạnh Thát trích dẫn ngang xương, thiếu đầu mất đuôi, do đó, có thể có độc giả không rõ lắm về trình tự, thời điểm, của câu chuyện.

Chẳng hạn ngay câu mở đầu của phần trích dẫn ông gieo ngang xương: 'Vào giờ đó...'.

- 'Vào giờ đo là vào giờ nào? Như đã thấy, trong nguyên văn không đề cập 'Giớ.

Giờ của nghi thức 'Tự Tư Lê Mạnh Thát đã không nói là giờ nào, và đã nói giờ thì phải có ngày nhưng ở đây người ta cũng chẳng biết cả ngày! Người Phật Giáo có thể người ta còn biết, nhưng đối với 1 số khác không trong đạo, lại không có hứng thú đọc Sách Phật giáo, thì đoạn trích dẫn trên đây của Lê Mạnh Thát là 1 đoạn chẳng ra đầu cua tai nheo gì cả!

Tôi nghĩ, đã đọc được Hán văn không ai lại tiếc chút công dẫn thêm vài câu, nhất là vài câu này lại làm cho điều mình muốn nói được hiểu rõ hơn. Tôi nghĩ ai cũng nghĩ thế!   

 

Cứ lời Phạm Công Thiện, Lê Mạnh Thát 'tu ở chùa từ lúc rất bé nhó và ông Lê Mạnh Thát cũng chỉ 'nhập giá gần đây thôi! Và như thế thì, trong hoàn cảnh đó, đối với Điển tịch của Phật giáo lẽ ra ông Lê Mạnh Thát phải có cái chính xác hơn ai hết. Thế nhưng, qua 2 đoạn trích dẫn trong cuốn 'Nam Hải Ký Qui Nội Pháp Truyện' của Nghĩa Tĩnh trên đây người ta lại không thấy như điều người ta vẫn tưởng.

                                                                           &

TẠM KẾT.

 

Duyệt qua bộ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Tập I của Lê Mạnh Thát tôi có 1 số nhận định sau:

1). Vấn đề Lê Mạnh Thát viết ở đây cần tham khảo một số lượng lớn Sử liệu Hán văn, thế nhưng khả năng của Lê Mạnh Thát về mặt này lại còn ở ngoài ngõ, chưa 'đăng đường' chứ đừng nói là đến 'nhập thất'. Do đó, cũng không lạ ông ta đã sai ở những điều căn bản nhất. Tất cả chứng cứ  về việc này tôi đã chứng minh rất rõ và đầy đủ.

Nếu vậy, làm thế nào ông ta đọc được những Sử liệu Hán văn mà ông ta trích dẫn lan man trong Tập sách của ông ta.

Vấn đề này, theo ý tôi, chủ yếu Lê Mạnh Thát đã đọc những Bản dịch khác nhau, chẳng hạn như Việt, Anh, Pháp, Nhật .......... Vì rằng, thật khó mà quan niệm cho nổi với một khả năng Hán văn kém cỏi như đã chứng minh Lê Mạnh Thát lại có thể đọc được những Sử liệu Hán văn - hơn nữa lại là những Sử liệu viết bằng thể Cổ văn, là một thể văn rất khó.

Ngoài ra, tôi cũng không loại trừ trường hợp Tập Sách của ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát được nhiều người viết, trong đó có thể Lê Mạnh Thát là 1 thành viên trong Nhóm Biên soạn, mỗi người soạn một phần, sau đó ráp lại. Lê Mạnh Thát là người duyệt lại, để sau đó với cái 'mác' tiến sĩ ông ta đề tên mình lên cuốn sách cho nó lẫm liệt!  Nếu thế, khả năng Hán văn của những người hợp tác với ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát cũng còn giới hạn, căn cứ một số đoạn văn dịch trong Tập sách.

Trong bài phê bình trước đây tôi có nói về khả năng Hán văn của Lê Mạnh Thát như sau:

'Lê Mạnh Thát có rơi vào trường hợp như K.W. Taylor hay không thì có lẽ phải đọc thêm một số bài viết khác của ông ta về loại này mới có thể kết luận dứt khoát'!

Đến Bài này thì không còn gì để ngờ nữa, Lê Mạnh Thát chỉ là một ông tiến sĩ Tây học nhảy vào nghiên cứu Cổ học Trung Hoa và Việt Nam như ông Tây K W Taylor và vài ba ông bà Việt Nam Tây học khác.

 

2). Tiếp đến là về phương pháp làm việc.

Phương pháp làm việc thì người nghiên cứu nào cũng phải biết, ít nhất là những điều căn bản.

Tuy nhiên, có những yếu tố cản trở người nghiên cứu theo đúng những đòi hỏi của phương pháp làm việc khoa học, nghiêm cẩn.

Sự giới hạn về khả năng Hán văn của Lê Mạnh Thát là 1 trong những yếu tố đó. Sự giới hạn này khiến ông không kiểm chứng được cái Đúng / Sai của Bản dịch mình sử dụng! Sự thiếu khoa học ở đây là việc sử dụng những tài liệu mà không biện biệt được đúng, sai!

Tóm lại, không bao giờ sử dụng bất cứ tài liệu nào mà mình không thể kiểm chứng được.

Tiếp đến, về mặt lập luận, như đã nói, lập luận luôn luôn phải dựa trên kiến thức.

+ Ở đây kiến thức của Lê Mạnh Thát không đủ, do đó, không nói cũng rõ lập luận của ông ta dễ đi tới chỗ quàng xiên, vơ vào. Đây gọi là 'Tư nhi bất học'. Điều này hết sức nguy hiểm, bởi lẽ đã không có nền tảng cho nên lập luận không có chỗ mà đứng, đi tới chỗ nói bậy cũng là dĩ nhiên. Như 'Học nhi bất tứ thì dầu sao còn có chỗ dựa, lập luận (cái 'tứ) có thể chưa tới nhưng không đến nỗi di hại nhiều lắm. Dầu sao cũng còn cái căn bản, có gì cũng trong qui củ.

Như Lê Mạnh Thát đây rồi có khác gì 'trên không tới trời, dưới không đụng đất', đây là chính là tình cảnh hào Cửu tam que? Càn! Nhưng xử cảnh này người quân tử 'chung nhật kiền kiền' mong thoát cảnh đó, trong khi Lê Mạnh Thát lại không vậy. Quân tử , tiểu nhân khác nhau là ở đó!

                                                                           *

Trước khi chấm dứt bài này, tôi cũng xin có 1 vài điều về Lê Mạnh Thát.

1). Đọc Tập I bộ 'Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam', không riêng gì tôi, mà độc giả nào cũng có thể thấy rất rõ một điều là hễ có cơ hội là Lê Mạnh Thát lên giọng bài Trung Quốc - và sự kiện này trải dài dài suốt Tập. - Cứ trong giọng điệu, lời lẽ trong Tập thì như hình ông Lê Mạnh Thát làm theo 'đơn đặt hàng', mà cũng có thể để 'làm vừa lòng ai đọ

Chẳng những như vậy mà ở 1 vài chỗ lại bài cả Tây, cả Nhật nữa, chẳng hạn ở trang 611 ông ta có đoạn viết như sau: - 'Chúng tôi đã có dịp vạch ra tính không thể tin được một cách hoàn toàn của những sử liệu Trung Quốc, mặc dù những tên nghiên cứu tay sai xâm lược trước đây như Maspéro cùng những tên học thuộc chúng như Sugimoto, Yamamoto cứ lấy làm hãnh diện trong việc tôn thờ những thứ sử liệu ấý.

Dĩ nhiên, không ai cấm Lê Mạnh Thát bày tỏ thái đô. Chính trị. Có điều, đưa Chính trị, Tôn giáo vào Học thuật rốt cục đến bóp méo Học thuật - và nhất là Lịch sử nữa, như chúng ta có thể thấy dài dài trong Tập I của bô. Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát có thể bày tỏ quan điểm đó trong 1 loại Bài viết khác.

Ngoài ra, về phương diện Lịch sử, Lê Mạnh Thát lại không hiểu ngay cả 1 vấn đề căn bản là:

- Công thần của 1 nước là tội nhân của 1 nước khác.

Do đó, nếu Sử thư Trung Quốc có chép điều chi không vừa ý người Việt Nam Lê Mạnh Thát, đây cũng là chuyện thường - điều ngược lại cũng đúng về phía Trung Quốc!

Chẳng hạn, Lê Mạnh Thát có nghĩ là những Sử gia Việt Nam trước đây chép về Chiêm Thành đã hoàn toàn vô tư, vừa lòng con cháu người Chiêm Thành xưa hay không? Là người đọc sử thì ông có nhiệm vụ gạn lọc Sử liệu - và hơn hết là nhìn thẳng vào Sự kiện lịch sử, đừng nhìn qua những người chép lại sự kiện đó.  

                                                                           *

Những cái sai của bộ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam. Tập I còn khá nhiều - và phần lớn là những cái sai nặng như những cái sai đưa ra trong Bài này phê bình này. Tuy nhiên, vậy cũng đã đủ để độc giả nhận ra được mức đô. KHẢ TÍN của ông tiến sĩ Lê Mạnh Thát như là 1 người nghiên cứu Lịch sử, Lịch Sử nói chung, và Lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng!  

 

 

Minh Di.

25 tháng 3 2008.

Mậu Tý.

18 tháng 2 (thiếu). 5 ngày sau Xuân phân.

Hậu kí.

Có lần (ngày 23 tháng 7 năm 2006) vào Trang 'Tin Paris', thấy mục:

- 'Viết về Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ’.

Mục này có 2 bài viết, 1 của Viên Linh, 1 của Phạm Công Thiện.

Bài của Phạm Công Thiện có tựa là: 'Hai Vị Thiền Sư’, viết vào năm 1989, căn cứ hàng chữ  đề ngay dưới tựa Bài: - 'Báo Nguồn Sống số 16-17, 1989, San Jose, Californiá.

Tôi xin trích 1 vài đoạn trong bài viết kể trên của Phạm Công Thiện:

- 'Nhưng tại sao gọi Lê Mạnh Thát và Tuệ Sỹ là 'hai vị Thiền sư lỗi lạc nhất, thông mình nhất, uyên bác nhất, trong sạch nhất của Việt Nam hiện nay’? 'Thiền sư’ à? Chỉ nội cái danh hiệu 'thiền sư’ đã là mệt rồi, lại còn thêm mấy chữ mơ hồ như 'lỗi lạc nhất, thông mình nhất...' tôi muốn nói về Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát với tất cả thận trọng và suy nghĩ chín chắn cặn kẽ, và tôi xin chịu trách nhiệm về cái nhìn khác thường của tôi đối với nhị vị.

Lê Mạnh Thát và Tuệ Sỹ không bao giờ tự nhận lời 'thiền sư’ và cũng không bao giờ nghĩ mình là cái gì cả trên mặt đất này. Hai người này chỉ là những kẻ lễ độ khiêm tốn một cách tự nhiên và không bao giờ biết 'giả vớ hạ mình với ý đồ kín đáo chà đạp lên trên kẻ khác......

Đối với tôi từ lúc nào cho đến lúc nào thì Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát cũng như và hơn cả 'những đứa em ruột thịt'......

Tuệ Sỹ và Trí Siêu đều tu ở chùa từ lúc rất bé nhỏ, cả hai đều rất giỏi chữ Hán, và rành chữ Pháp chữ Anh......

.... Còn riêng về mặt Lịch sử Phật giáo bộ Chân Nguyên toàn tập (2 cuốn) và bộ Sơ thảo Lịch Sử Phật giáo Việt Nam (mới in được 2 cuốn) của Lê Mạnh Thát là những sử liệu quý báu nhất chưa từng thấy xuất hiện tại Việt Nam từ cả thế kỷ nay’......

 

Với 'tất cả thận trọng và suy nghĩ chín chắn cặn ké đến khiếp người Phạm Công Thiện tuyên bố với độc giả - Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát 'là hai vị Thiền sư lỗi lạc nhất, thông mình nhất, uyên bác nhất, trong sạch nhất của Việt Nam hiện nay’.

Tôi không rõ Phạm Công Thiện biết được bao nhiêu thiền sư Việt Nam ở mặt nổi - và bao nhiêu Thiền sư khác đang tu tập âm thầm, mà dám đưa ra những cái 'nhất' kể trên? Tôi thì không dám mở miệng nói Phạm Công Thiện là thiếu dè dặt, mà chỉ dỏng tai ra mà nghe, và chừng như nghe đâu đây có tiếng 'đao’, tiếng 'búa’ thực là to, thực là lớn, và như có lẫn cả tiếng phèng la nữa!

Phạm Công Thiện luận 'Thiền sư’ thì để các Thiền sư có ý kiến.

Bây giờ tôi xin nói đến người phàm chúng tôi.

Khen chán rồi, Phạm Công Thiện tuyên bố tiếp 1 câu là ông ta 'xin chịu trách nhiệm về cái nhìn khác thường' của ông ta về 2 ông Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát. Đúng là chẳng phải người phàm như chúng tôi đây! Đúng là 'khác thường'!

Ô hô! Nếu phẩm bình của Phạm Công Thiện mà sai, hoặc có ai đó cự nư. về tiếng 'đao, búa’ của ông ta thì ông ta rồi chỉ 'chịu trách nhiệm' với 2 ông còn hơn là 'những đứa em ruột thịt' nọ của ông ta, còn đối với bọn người đọc ngu dốt như chúng tôi đây ông ta có nói sai, nói bậy thì ông ta phủi sạch!  Nếu thế, theo như ý ngu của tôi, Phạm Công Thiện nên viết bài này và đưa riêng cho 'Hai Vị Thiền Sứ kia, việc gì phải đưa lên báo cho chúng tôi đọc! Quả là 'khác thường'!

Tiếp đến, Phạm Công Thiện ca Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát 'rất giỏi chữ Hán'.

Về ông Tuệ Sỹ, Hán văn ông ta thế nào thì tôi không rõ cho nên tôi không dám bàn tới.

Còn riêng Lê Mạnh Thát thì chỉ sơ sơ có 1 phần của Bài viết (14 trang) của ông ta thì tôi đã quá kinh hãi rồi! Tôi không rõ Phạm Công Thiện rồi căn cứ vào đâu để khẳng định Lê Mạnh Thát là người 'rất giỏi chữ Hán'? Bây giờ thêm bài này nữa độc giả đã quá rõ trình độ Hán văn của ông tiến sĩ họ Lê tên Mạnh Thát ra sao rồi! Không rõ Phạm Công Thiện dựa vào đâu? 

Ngay dưới Bài viết Phạm Công Thiện có mấy giòng gọi là 'Chú Thích Cần Biết' như sau:

- 'Về những tác phẩm khảo luận nghiên cứu của Lê Mạnh Thát và những tác phẩm của Tuệ Sỹ, tôi sẽ đề cập cặn kẽ vào dịp thuận tiện khác.

Bài này được viết ra với đôi điều nhấn mạnh cần thiết về đôi ba nét sống tri thức và tâm linh của Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát để phổ biến cho cộng đồng trí thức quốc tế: Tôi lên tiếng một cách lễ độ với tư cách là nguyên Giáo sư Triết học Tây phương Viện Đại Học Toulouse, Pháp Quốc, nguyên Giáo sư Phật Giáo Viện College of Buđhist Studies, Los Angeles, Hoa Kỳ, nguyên Giám Đốc Soạn Thảo Tất cả Chương Trình Giảng dạy cho tất cả Phân khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn của Viện Đại Học Vạn Hạnh từ năm 1968-1970, sáng lập viên và nguyên chủ trương biên tập tạp chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh, 1966-1970. Ngoài ra đối với những hội Văn Bút Quốc tế, với tư cách là nhà văn và tác giả vài chục cuốn sách đã xuất bản tại Việt Nam và hải ngoại từ 1957- 1988'.

 

Ô hô! Thực là lễ độ, thực là giỏi!

Phạm Công Thiện quả thực là giỏi, cái gì ông ta cũng 'nguyên' cả, chẳng có cái nào 'bế hết!

Nhưng, Phạm Công Thiện còn 1 cái 'nguyên' còn gớm hơn những cái 'nguyên' ông ta đã tự hào trong đoạn văn dẫn trên!

- Đó là, cho tới lúc thân đã ra kiếp 'vu xứ’ mà PC Thiện vẫn còn 'nguyên' cái 'tánh' khoác lác ba hoa không biết mắc cở!

(Ba hoa khoác lác gặp nhau cho nên năm xưa ở Sài-gòn Phạm Công Thiện mới đã choảng nhau 1 trận chí choé với kẻ hèn nhát họ Trần tên Bích Lan. Hèn nhát, vì Trần Bích Lan đã không dám lấy tên thật mà mạo nhận là một sinh viên đại học Văn khoa tên Hải Vân! Sau đó Trần Bích Lan bị Kiều Mộng Thu vạch mặt về sự đội lốt này. Về chuyện này thì có lẽ nhiều người còn nhớ).

 

Rồi ra bài viết trên của Phạm Công Thiện chỉ là để có cớ khoác cái áo Thụng vào, vái 2 ông em Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát, nhưng chủ yếu là để tự vái mình - điều này thì ai cũng thấy rõ - 2 ông Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát chỉ là thứ yếu!

Tôi nghĩ trước sau gì Bài phê bình Lê Mạnh Thát của tôi rồi cũng tới tay Phạm Công Thiện, cho ông ta thấy cái gọi là 'rất giỏi chữ Hán' của ông nghè em Lê Mạnh Thát.

Tôi không rõ Phạm Công Thiện dựa vào đâu để nói là 'ông em' tiến sĩ Lê Mạnh Thát của ông ta là 'rất giỏi chữ Hán'? - Có lẽ rồi dựa vào cột đèn, vốn có nhiều ở những xứ văn minh như xứ Mỹ nơi ông ta ở? Có lẽ?

Ông bà ta nói 'Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe’.

Phạm Công Thiện ca Lê Mạnh Thát 'rất giỏi chữ Hán', nhìn lại, thì cũng giống như Võ Phiến ca cuốn 'Bút Khảo Về Ăn' của ông bác sĩ Lê Văn Lân, ca mà chẳng biết mình ca cái gì nữa!

Và, có 1 điều đặc biệt khác thường nữa là, 2 ông ca sĩ họ Phạm và họ Võ trên đây ông nào cũng rất khoái tự ca, từ hồi nào giờ vẫn vậy, tật vẫn không chừa! 

Sau hết, Phạm Công Thiện nói 'về những tác phẩm khảo luận nghiên cứu của Lê Mạnh Thát', và Tuệ Sỹ nữa, ông cái gì cũng 'nguyên' này 'sẽ đề cập cặn kẽ vào dịp thuận tiện khác'.

Từ lúc đó đến giờ này, không rõ Phạm Công Thiện đã có 'dịp thuận tiện' nào chưa? - và nhất là cuốn Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát đã được 'đề cập cặn kẽ’ chưa?

                                                                           &

Nói Có Sách.

Hán văn.

 

[1]. Sử Ký.

Tây Hán. Tư Mã Thiên.

Lưu Tống. Bùi Ân tập giải. (Bùi Ân, Ân cũng đọc âm Nhân).

Đường. Tư Mã Trinh sách ẩn. Trương Thủ Tiết chính nghĩa.

Thượng Hải Thư Điếm (TQ)      1988 / Sợ

[2]. Hán Thự

Đông Hán. Ban Cố.

Đường. Nhan Sư Cổ chú.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1983 / 4.

[3]. Hậu Hán Thư Tập Giải.

Nam triều - Tống. Phạm Việp.

Thanh. Vương Tiên Khiêm Tập giải.

Dân Quốc. Hoàng Sơn hiệu bổ.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1984 / Sợ

[4]. Tam Quốc Chí.

Tây Tấn. Trần Thọ.

Nam Bắc Triều - Tống. Bùi Tùng Chi chú.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1985 / 8.

[5]. Tấn Thự (1).

Đường. Thái tông Lý Thế Dân.

[6]. Tùy Thự (2).

Đường. Ngụy Trưng.

[7]. Cựu Đường Thự (3).

Ngũ Đại. Lưu Hụ

[8]. Tân Đường Thự (4).

[9]. Tân Ngũ Đại Sử. (5).

Bắc Tống. Âu Dương Tụ

[10]. Tống Sử. (6).

Nguyên. Thoát Thoát.

6 bô. Chính sử ghi số hạng từ [5] đến [10] trên đây:

Nhị Thập Ngũ Sử Bản.

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã (TQ)      1991 / 8.

[11]. Tư Trị Thông Giám.

Bắc Tống. Tư Mã Quang.

Nguyên. Hồ Tam Tỉnh chú.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1987 / 7.

[12]. Kê Cổ Lục (Điểm hiệu Bản).

Bắc Tống. Tư Mã Quang.

Vương Dịch Lệnh (Mỹ quốc) điểm hiệu.

Trung Quốc Hữu Nghị Xuất Bản Công Ty (TQ)      1987 / Sợ

[13]. Thông Điển. (Thập Thông Bản).

Đường. Đỗ Hựu.

Chiết Giang Nhân Dân Xuất Bản Xã      2000 / Sợ

[14]. Thủy Kinh Chú Sớ.

Tây Hán. Tang Khâm (Truyền).

Bắc Ngụy. Lịch Đạo Nguyên - Chú.

Dân Quốc. Dương Thủ Kính & Hùng Hội Trinh - Sớ.

Giang Tô Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1999 / 2.

[15]. Xuất Tam Tạng Ký Tập.

Nam Bắc Triều - Lương. Thích Tăng Hựu.

Tô Tấn Nhân. Tiêu Luyến Tử điểm hiệu.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2003 / 2.

[16]. Nam Hải Ký Qui Nội Pháp Truyện Hiệu Chú.

Đường. Thích Nghĩa Tĩnh.

Vương Bang Duy hiệu chú.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2000 / 2.

[17]. Cổ Đại Nam Hải Địa Danh Vị Thích.

Trần Giai Vinh. Tạ Phương. Lục Tuấn Lãnh.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2002 / 2.

[18]. Thất Hải Dương Phàm.

Diêu Nam. Trần Giai Vinh. Khâu Tiến.

Trung Hoa Thư Cục (HC)      1990 / Sợ

[19]. Vũ Kinh Tổng Yếu.

Bắc Tống. Đinh Độ & Tăng Công Lượng.

Trung Quốc Binh Thư Tập Thành Bản. (3. 4. 5 Sách).

Giải Phóng Quân Xuất Bản Xã & Liêu Thẩm Thư Xã      1988 / Sợ

[20]. Quảng Đông Tân Ngữ.

Thanh. Khuất Đại Quân.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1997 / 2.

[21]. Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập (Tần. Tây Hán. Đông Hán thời kỳ).

[22]. Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập (Đông Tấn Thập Lục Quốc. Nam Bắc Triều thời kỳ).

2 Tập Địa đồ Lịch sử ghi số hạng [21]. [22] trên đây

Đàm Kỳ Tương chủ biên.

Địa Đồ Xuất Bản Xã (TQ)      1996 / 3.

[23]. Sưu Thần Ký.

Đông Tấn. Can Bảo.

Uông Thiệu Doanh hiệu chú.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1985 / 3.

[24]. Văn Tuyển.

Nam Bắc triều - Lương. Chiêu Minh Thái tư? Tiêu Thống tuyển.

Đường. Lý Thiện chú.

Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC)      1977 / trùng ấn.

[25]. Mộng Lương Lục.

Nam Tống. Ngô Tự Mục.

Phan Nhất Bình biên tập.

Chiết Giang Nhân Dân Xuất Bản Xã      1981 / 2.

[26]. Trung Quốc Độ Lượng Hành Sử.

Dân Quốc. Ngô Thừa Lạc.

Thượng Hải Thư Điếm (TQ)      1984 / Sợ

[27]. Trung Quốc Lịch Đại Danh Nhân Từ Điển.

Nam Kinh Đại Học Lịch Sử Hệ Biên Tả Tổ.

Giang Tây Nhân Dân Xuất Bản Xã      1982 / Sợ

[28]. Trung Quốc Lịch Sử Đại Từ Điển (Thanh sử. Hạ quyển).

Vinh Mạnh Nguyên chủ biên.

Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã (TQ)      1992 / Sợ

[29]. Trung Quốc Mỹ Thuật Gia Nhân Danh Từ Điển.

Du Kiếm Hoa (1895 - 1979).

Thượng Hải Nhân Dân Mỹ Thuật Xuất Bản Xã      1996 / 7.

[30]. Chu Dịch Đại Từ Điển.

Ngũ Hoa chủ biên.

Trung Sơn Đại Học Xuất Bản Xã (TQ)      1993 / Sợ

[31]. Dịch Học Đại Từ Điển.

Trương Kỳ Thành chủ biên.

Hoa Hạ Xuất Bản Xã      1995 / 3.

[32]. Chu Dịch Từ Điển.

Trương Thiện Văn,

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1995 / 3.

[33]. Phật Học Đại Từ Điển.

Dân Quốc. Đinh Phúc Bảo.

Phúc Kiến Bồ Điền Quảng Hóa Tự.      Phật Lịch 2534 (1990). [Sơ bản: 1921].

[34]. Tông Giáo Từ Điển.

Tông Giáo Từ Điển Biên Tập Ủy Viên Hội.

Nhiệm Kế Dũ chủ biên.

Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã      1981 / Sợ

[35]. Khang Hi Tự Điển.

Thanh. Thánh tổ (Khang Hi) sắc soạn.

Lăng Thiệu Văn đẳng toản tụ

Cao Thụ Phiên trùng tụ

Linh Ký Xuất Bản Hữu Hạn Công Ty (HC)      1981 / Sợ

[36]. Từ Nguyên (Súc ấn Hợp đính Bản).

Quảng Đông. Quảng Tây. Hồ Nam. Hà Nam Tu đính Tổ.

Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC)      1987 / Sơ

[37]. Từ Hải (Hợp đính Bản. 1947 Bản).

Chủ biên: Thư Tân Thành. Thẩm Dị Từ Nguyên Cáo. Trương Tướng.

Trung Hoa Thư Cục (HC)      1983 / trùng ấn.

[38]. Từ Hải (Súc ấn Bản. 1979 Bản).

Từ Hải Biên Tập Ủy Viên Hội (TQ).

Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã      1987 / 8.

[39]. Từ Vị.

Văn Hóa Đồ Thư Công Ty Biên Thẩm Ủy Viên Hội biên tập.

Lục Sư Thành chủ biên.

Văn Hóa Đồ Thư Công Ty      Dân Quốc năm 74 (1985) / Khuyết.


Tags: TÁC GIẢ
Tags: TÁC PHẨM
Tags: TẢN MẠN

Đăng nhận xét

Tin liên quan