HỒI KÝ: SA CHI LỆ HÀNH TRÌNH TỊ NẠN (tập 6)

 HỒI KÝ: SA CHI LỆ HÀNH TRÌNH TỊ NẠN  (tập 6)


*TẬP 6  ( tiếp theo) TỪ 71 đến 85

 Một người cháu của LS Trịnh Đình Thảo, tâm sự với bạn: -Ông ta bây giờ là bù nhìn. Bàn dân thiên hạ thắc mắc:

 -Bà Ngô Bá Thành nơi mô?

 -Phong trào Sinh viên học sinh tranh đấu sao im tiếng?

 -Phong trào xuống đường của Phật giáo cũng im re!

 -Mặt trận cứu đói lặng sâu!

 -Mặt trận dân tộc tự quyết tan rã?

 08-7-1978

  

     *Thời bao cấp, dân bần cùng  BUÔN BÁN ĐỨNG.

  Sinh hoạt chợ Rạch Giá:

 -Dân gọi công an là bò vàng. Chúng rượt bắt dân buôn gánh bán bưng, vừa bán vừa chạy! Thật thảm thương! xuất hiện từ “Buôn bán đứng”. Mắt cứ đảo quanh ngó chừng, thoáng bóng bò vàng là bưng rổ xoài chạy như ma đuổi. Nhỡ bị bắt, rát giọng van xin nhưng chúng không tha.

 -Cư dân Hà Tiên bồng bế chạy xuống thị xã, hoặc Tân Hiệp tránh pháo.

 - Công ty hải sản cho biết: Năm rồi, lượng cá đánh bắt 150 tấn/ngày. Năm nay, chỉ 15 tấn/ngày.

 11-7-1978 Luật rừng VC ra lệnh:

Ai không chấp hành nghiêm túc chánh sách nhà nước:

 -Học tập cải tạo. Nghĩa vụ quân sự. Thanh niên xung phong. Dân công hỏa tuyến. Lao động thủy lợi.

Biện pháp hữu hiệu nhất của VC là “cột bao tử lại”:

 -Cúp sổ nhu yếu phẩm hằng tháng.

 -Sổ gạo.

 -Giam cha hoặc mẹ.

 Tình trạng này, hạ tầng cơ sở đẻ ra: Tham Nhũng con! Thanh toán, trả thù cá nhân thường xảy ra.

Nghĩa trang được san bằng làm cơ quan, cửa hàng quốc doanh, nơi giải trí, khắp các tỉnh thành Miền Nam...

 13-7-1978

 Thời thế đổi thay, lòng dân miền nam không còn như trước biến cố “Đổi Đời” ngày 30-4. Họ lại thích chiến tranh bùng nổ lớn, xoay nỗi đắng cay thành hy vọng “Đổi đời” thêm lần nữa. Người lớn cầu nguyện xuất hiện phép lạ, trẻ con đùa giờn nghêu ngao:

          Bao giờ giấy bạc xài xu

        Thằng khôn học tập thằng ngu dại đời!

        Chừng nào thằng ngốc làm vua

        Thế gian cạo trọc thầy chùa để râu!

 31-7-1978

    BBC. Sáng. Hiệp hội tranh đấu cho nhân quyền VN tại Paris nói rằng:

 -VN, từ 1975 đến nay, có cả hàng vạn người bị hành quyết một cách bí mật.

   Tin riêng: Khoảng 2 triệu người Quân, Dân, Cán, Chính VNCH  trong các trại giam và Cải Tạo, từ Nam chí Bắc.

 01-8-1978

 Thị trấn Chợ Vàm. Huyện Phú Tân, tỉnh An Giang:

   -Thành lập Hợp Tác Xã 18

   -Đóng đãm phụ và lúa đường nước.

  -Bắt buộc bán lúa.

  -Nhà nước cung cấp xăng nhỏ giọt, dân phải mua chợ đen.

  -Ban Thăm Đồng, được dựng lên cho có “tụ”. Bởi từ khi xạ lúa đến thu hoạch, khoảng 5, 6 tháng mới thấy mặt một lần để định tiêu chuẩn bán lúa cho nhà nước.

  -Tư nhân, trước khi gặt lúa phải trình báo.

  -Dân nghèo phản đối việc qui định bất công bán lúa.

  -Xã Phú Lâm. Phú Hữu, nhà nước huy động du kích ra đồng, thấy đám lúa nào chín tốt, tự động đo, cắt rồi quy số lúa mua và giá: 6.2đ (1 giạ).

Dân quá phẫn nộ luật rừng này, nhưng đành bó tay.

 
   *Luật Rừng HTX (1978) & Ban thăm đồng  qui định chia lúa.

 08-8-1978

    BBC.VN 9 giờ tối: -Phát thanh bài thứ 6 trong loạt 9 bài: NHỮNG NGƯỜI VƯỢT BIỂN. Những người VN thoát khỏi hỏa ngục đến được bờ tự do: Mã Lai, Thái, Indonesia, Úc, Phi…Những cuộc vượt biển thập tử nhất sanh, biết bao người chìm sâu dưới biển cả, bị hải tặc, bị hãm hiếp…

09-8-1978

    Sau “Đại thắng mùa xuân”, cuộc sống miền nam vô tình cải hóa ngoạn mục đám cán bộ, bộ đội, công nhân viên chi viện. Một chú bộ đội, vào nam sống trong “cảnh thiên đường”, bằng mọi cách sắm sửa, trang bị cho mình khi di ra đường để hãnh diện, mặt vênh váo, oai phong với:

 -Một kính đeo mắt.

 -Một đài (Radio) đeo bên hông.

 -Một túi nhỏ đựng vật dụng cần thiết.

 - Một chiếc xe đạp.

 -Một đồng hồ 2 cửa sổ (3 ngôi sao)

Nhiều anh bị lừa gạt ở chợ trời Saigon, tức chửi ỏm-tỏi!

 GIÁO DỤC THỜI BAO CẤP ( tại Rạch Giá)

Vì nhu cầu thiếu giáo viên trầm trọng:

 -Học sinh học xong lớp 12, đủ tiêu chuẩn học Cao

Đẳng Sư Phạm cấp tốc 1 tháng ra dạy cấp 2.

 -Học sinh lớp 6 học cấp tốc 1 tháng dạy cấp 1.

 -Tốt nghiệp lớp 12, có trường hợp không cần học sư phạm cấp tốc.

 -Giáo viên được đào tạo sau “Tiếp Thu”, lãnh lương hơn giáo viên lưu dụng.

 -Giáo viên cấp 1/40đ/1 tháng

 -            cấp 2/50đ/1 tháng

 -     cấp 3/58đ/1 tháng

   *Thanh niên Miền Bắc được nhà nước khuyến khích đi vùng “Kinh Tế Mới” miềm Nam để cải tạo dân ăn giá sống bị Mỹ, Nguỵ kềm kẹp đói rách tả tơi  mấy mươi năm. “Hành trang xuôi nam, nhớ mang theo gạo, muối bố thí cho thân nhân…”

 *Từ xa, nhìn tướng đi của con gái A chi viện, mình có thể nhận ra ngay: Đấy! là “Nường” ngoài Bắc mới vào:

 -Tóc thắt bính hoặc kẹp.

 -Áo lôi thôi, không tươm tất.

 -Thân hình thô kệch, mặt bầu bầu.

 -Bàn tay chai sạn.

 -Kém lịch sự, ồn ào như Chệt!

 -Tay xách túi nhựa, hoặc ví Bắc kỳ.

 -Không hiền hòa.

 -Keo kiệt.

 -Tự nhiên như người Hà Nội!

   Hiệu trưởng tên Mãn, cấp 3 (NTT) dạy lớp 10. Hết giờ, lên văn phòng chửi thề trước mặt các giáo viên:

 -Đ.M! Dạy lớp 10 khó quá!

Hắn làm hiệu trưởng chỉ mấy tháng đã sắm nhà, xe…

      *Nghề của người lớn Thời Bao Cấp. Một số nghề trùng tên trước 1975, nhưng cách hành xử khác nhau. Một số nghề bây giờ vẫn tồn tại:

  -Áo May bằng bột mì. Bán đá cục. Bôm mực bút bi.

Bôm quẹt ga. Buôn lậu. Cắt sắt Ấp Chiến Lược. Cò. Xe đạp ôm. Dán bọc giấy. Dập đinh. Hát chui. Đánh máy chữ. Đứng chợ trời. Ép than tổ ong. Gò tole làm ống. Hàn dép mũ, In lụa. Làm dép râu. Lãnh quà biếu. Lộn xích xe. Lột bố vỏ xe. Mài ti bơm. Mò sông. Móc bọc. Nhuộm quần áo. Nuôi heo (trong nhà). Phân kim. Quấn thuốc lá. Rà phế liệu. Rang bắp. Soạn thư mướn. Tẩm quất. Thử hàng. Trồng xuyên tam liên. Ủ rượu. Vớt trùng chỉ. Se vải. Xếp hàng mua vé xe đò. Xe chạy bằng than đá…

(*Nguồn Internet. Xin xem phần giải thích từng nghề ở phần Phụ Lục sách nầy.)

 


*Một số hình ảnh nghẹn ngào Nghề của trẻ con Thời Bao Cấp, một số vẫn còn tồn tại:                  

 *Hai hình dưới là nghề ĐẶC BIỆT của VC là XIN TIỀN dười mọi hình thức, ngay cả NHÀ VỆ SINH, Cầu thang, chúng cũng để thùng tiền…

*VC có hằng trăm nghề: Bần Cùng Hóa dân, Siết Bao Tử, Tra tấn, Cải Tạo khổ sai, Giả Vờ, Tuyên Truyền, Giả Dối, Lường Gạt, Vu Khống, Chụp mũ, Giết người tinh vi, Chôm, Chỉa, hối lộ, tham nhũng, Buôn người, Xuất Cảng lau động & Tình Dục, Lòn Cúi, Cầu Xin…

  *Xuất cảng Lao Động      Chan cơm bằng nước mắt…

 21-8-1978

    Bức tranh xã hội VN đang thật bi đát bởi siêu vi khuẫn luật rừng hoành hành & Chiến tranh, đói, thiên tai!

 -Liên Xô chỉ viện trợ quân cụ chiến tranh trị giá 3 triệu đô la/ngày. LX ngự trị cảng Cam Ranh., đuổi dân cách xa 20km. Mỹ bao vây kinh tế VN chơi lá bài CS hóa chiến tranh? Đưa con chốt đến bên bờ vực thẳm, phải chọn: Độc dược hoặc hồi sinh!

-Độc dược: Duy trì chế độ man rợ dối trá.

-Hồi sinh : Thay đổi chính sách!

 *Ghi nhận:  Chiến trường Việt – Miên:

  -Tinh thần chiến đấu của bộ đội xuống thấp nhất.

  -Thanh niên sợ hãi chiến tranh!

  -Cán bộ, đảng viên biến chất thành tư sản hóa.

  -Nhiều người tỉnh giấc mộng ba mươi năm.

 25-8-1978

    Anh Ngọ, hiệu trưởng cấp 2 (NTT). Nghỉ hè. Trước khi về thăm quê Vĩnh Phú (MB). Trong câu chuyện, thật tự nhiên, anh nói:

 -Ngoài Bắc, chẳng có ngô để ăn, toàn bo bo!

Những ai nghỉ phép về thăm quê miền bắc đều tìm mua: Xe đạp, Honda, đồng hồ, để bán kiếm lời:

 Miền Nam: Xe đạp: 200đ > MB: 600đ

       Honda : 2000đ> MB: 3500đ

       Đồng hồ: 200đ> MB: 500đ

Họ vào Nam, cứ tưởng đang nằm mơ thiên đàng ; bỗng dưng, trở thành con buôn không chuyên!

 31-8-1978

    Hà Tiên, Châu Đốc, thông báo tình hình khẩn trương, kêu gọi đồng bào di tản, tránh thảm họa giặc Miên đỏ cáp duồng. Nhà vắng, nạn hôi của khắp nơi. Tân Châu: Dân biết thủ đoạn của bọn cướp của nên liều chết ở lại.

  01-9-1978

    *Phà Thị Trấn Chợ Vàm, phía bên kia là Cù Lao Chàm.

        *Ảnh thứ 2, là phố Huyện Phú Tân, An Giang.

    Chợ Vàm (nằm trên cù lao  Cồn Kết) Phú Tân, An Giang. Bây giờ là thị trấn Chợ Vàm. Mùa nước lũ vào khoảng tháng 9 dương lịch hằng năm. Năm nay:

-Lúa Thần Nông bị sâu mò gây hại nghiêm trọng. Nước tràn ngập, dâng nhanh, cuốn trôi nhiều lúa mùa, gây thất thoát nặng. Giá lương thực leo thang:

-Chợ Vàm    : gạo 60.000đ/1 giạ (120đ mới)

-Đồng Tháp :        80.000đ

-Vĩnh Long  :        60.000đ

-Saigon       :      110.000đ

 

  *Tình hình VN đang đứng trước  thách thức nguy nan:

-Phía bắc ứng phó TC đang nhe nanh.

-Tây, phải chi viện em Lào.

-Biên giới Nam, đánh nhau chí tử với Khờ-me đỏ.

-Ngất ngư trấn áp thiên tai lũ lụt.

 05-9-1978

    Tây Ninh. Trại giam B4 (thị xã) đã nhốt một số chức sắc Cao Đài. Theo tin đồn và dư luận xôn xao bàn tán về các tội danh bị tòa án sở tại qui chụp:

 -Tổ chức phản động-Âm mưu lật đổ chính quyền.

 -3 vị bị tử hình. Một số người chung thân. Một số 20, 30 năm.

Một số 10 năm và 5 năm.

“*Tác giả có người 2 người anh cô cậu trong vụ án, mỗi người  lãnh 30 năm tù. Anh Bảy được thả, còn sống. Anh Chín đã chết sau khi về nhà vài tháng…”

 *Đối ngoại: VN ở thế tứ bề thọ địch, nhóm chóp bu nhiều lần  xin thương thuyết với Mỹ, bãi bỏ Lệnh Cấm Vận và Bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Khẩn thiết nhất là xin Mỹ viện trợ nhân đạo, nhưng tên Sen đầm quốc tế này ngoảnh mặt một cách tàn nhẫn như ngày nào cuốn gói chạy bỏ rơi Miền Nam cho giặc Hồ đớp Hòn ngọc viễn đông!

 09-9-1978

    Rạch Giá. Cao trào chiến dịch cải tạo Công Thương Nghiệp vừa lắng dịu. Dân xì xầm, điểm qua tất cả tiệm vàng, gia đình nào  đã chung vàng vượt biển Bán Chính Thức, lập tức nhà họ bị VC niêm phong, tịch thu.

    10-9-1978 Rạch Giá.

    “Đỉnh cao trí tuệ” đi làm “cách mạng” bắt đầu: Chiến Dịch Buôn Người, hầu tóm thâu quý kim, vàng,  phần lớn nộp cho đám chóp bu Hà Nội. Đây là một cách VC cướp của hợp pháp:

 -Hằng trăm Hoa kiều được cấp giấy phép Đi Tự Túc. Khởi trình từ cầu số 2, cách thị xã 2 km (đường lên Hà Tiên).

 -Mỗi đầu người dâng nạp 10 lượng vàng, cho mang theo 3 chỉ.

 13-9-1978

 -Miền Tây, nhà nước kêu gọi đồng bào tích cực tham gia chống lũ, nêu cao khẩu hiệu đại ngôn:

     “Thắng Trời như thắng giặc”

-Thủ tuớng Phạm văn Đồng công du Thái Lan, mở họp báo, kêu gọi thành lập: Vùng Đông Nam Á, Hòa Bình-Độc Lập-Trung Lập!

-Chính phủ Thái không đồng ý vì lập trường của Hiệp Hội các  quốc gia đông nam á là:

 -Hòa Bình-Độc Lập-Tự Do-Trung Lập!

-TT Mỹ, Cater vừa ký sắc lệnh triển hạn thêm một năm nữa về việc: Cấm Buôn Bán Mậu Dịch với VN!

 17-9-1978

 Trong dân gian, nghe truyền khẩu:

   Bắc Kỳ sau hóa ruộng sâu

 Tàu man thả lưới giăng câu đặt lờ!

     *Tin nóng thời sự quốc tế: -Nhịp độ vượt biển, vượt biên của người đông dương ti nạn CS, mỗi ngày một gia tăng.Trung bình 1 tháng 8.000 người theo thống kê của LHQ.

    Rạch Giá-Không khí sinh hoạt vượt biển sôi động nhất vừa công khai vừa lén lút. Cũng là nơi đất dụng võ, phát tài mau nhất của những tay anh chị đểu giả, điếm đàng chuyên sống bằng nghề lừa gạt…

   Biết bao người tiền mất tật mang, vào tù, đầm đìa nước mắt bởi lọt vào bẫy lưới của Bò Vàng giăng khắp nơi! Nhiều vụ cướp tàu để vượt thoát xảy ra.

-Dân không khỏi ngạc nhiên bàn ra tán vào:

 Cán bộ VC cũng có mặt trong tàu, thuyền vượt biển! Họ thức tỉnh hay mưu đồ gì?

 -150.000 dân Cam Bốt bồng bế dắt díu liều mạng tràn qua các tỉnh miền tây xin tị nạn Khờ-me đỏ.

   *Tội ác Khờ me đỏ         * Dân Miên chạy trốn giặc Miên đỏ

 19-9-1978

    Rạch Giá. Vấn đề giải trí thật nghèo nàn  ở thị xã ven biển trù phú này. Nhìn đám người lố nhố chen lấn, xô đẩy, vói tay chụp lấy những song sắt trước cửa rạp Châu Văn hát cải lương, tôi có cảm tưởng đang nghe âm thanh của tù nhân đói khát tranh ăn đánh nhau…

 

21-9-1978

    Hoa Thịnh Đốn. Hội nghị David: Do Thái đồng ý trả bán đảo Sinai cho Ai Cập do sự hòa giải của Mỹ.

   VN - Học sinh thi vào đại học đậu, đã lấy giấy chứng nhận, vẫn phải đi nghĩa vụ 3 năm. Sinh viên năm thứ ba cũng bị buộc đi nghĩa vụ quân sự.

-Một chiếc tàu đi bán chính thức (mỗi đầu người phải nộp 15 lượng vàng hay 12, 10 lượng vàng cho VC tùy thời điểm lên xuống…), chở một ngàn người Hoa, Việt “tị nạn kinh tế”, Mã Lai, Singapore đuổi ra không cho cập bến, đã tấp vào một đảo Indonesia, không bóng người. Cao ủy LHQ đặc trách vùng Đông Nam Á đã cử đại diện tới thăm.

 25-9-1978

    Rạch Giá. Chiến tranh Việt-Miên leo thang đồng thời biên giới phía bắc căng thẳng, VC khẩn tìm cách đối phó bằng cách Tổng Động viên ngầm:

 -Giáo viên thể dục học quân sự tại thị xã kể lại:

  Ôm súng Mỹ, bò trườn, lết ngắm…Học xong dạy lại học sinh.

-Báo chí loan tin: VN đang yêu cầu Quốc Tế cứu đói.

-Các cơ quan ăn độn mì gói, bột mì…

-Gạo chế độ 13 kg, giảm còn 11kg.

-Bắt học trò đào giao thông hào trong trường.

-Tham nhũng mọc rể chằng chịt từ Nam chí Bắc.

-Trộm cướp nổi lên như ong.

-Tệ nạn: Đĩ điếm, sì ke, cờ bạc đầy dẫy.

    Nông thôn: Nhà nước lại dở trò cải cách ruộng đất:

 -Nông dân buộc phải vào Tập Đoàn Sản Xuất, Hợp Tác Xã.

  -Châu Đốc chịu nặng nề mùa nước lũ. Có người, nhiều lần đi trộm cám heo cho gia đình ăn. Bị bắt gặp, không chịu đựng nỗi nhục nhã, cả gia đình tự tử. Đồng Tháp, có người vì quá đói, liều vào nhà lạ chẳng hỏi ai, bới cơm ăn…

01-10-1978

    Đài phát thanh Hà Nội & Saigon: Nhai đi nhai lại bản tin: Kêu gọi quốc tế viện trợ khẩn lương thực, thuốc men cứu giúp những vùng nước bị ngập lụt đang dâng cao.

-Đồ viện trợ bị “chuột chù XHCN” gặm tha từ trung ương xuống địa phương.

Chợ Vàm, Phú Lâm, Phú Tân, An Giang, suốt hai tháng chẳng nhận một giọt tiếp tế lương thực, thuốc men.

 -Gia tăng bắt nghĩa vụ quân sự.

 -Dân địa phương Bãi Chàm bị lụt nặng di tản qua Chợ Vàm, đã 15 ngày chưa nhận một hạt gạo cứu đói-Gia đình nào còn lúa để xay, phải bán cho nhà nước 1 lit/1giạ. Giá mua 40 xu/ 1lít, bán lại các nhà nạn nhân 50xu.

 -Dân xã Phú Lâm ăn rau cầm hơi!

 05-10-1978

    Rạch Giá. -Học sinh cấp 3 Nguyễn trung Trực, học tập quân sự một tuần.

Thời sự: -Chiến trường Tây Ninh sôi động, đánh nhau với Miên cấp Sư Đoàn. Địch thây phơi 500…

Kinh Tế suy sụp tồi tệ, VC phủi trách nhiệm, đổ lỗi thiên tai suốt 3 năm qua.

Giáo viên NTT xì xầm: Gv Chiêm Xướng và Châu Kim Hoa vừa làm đám cưới xong đã “mất tích”, nghe đâu đã tới Mã lai?

-Thanh nữ không đi nghĩa vụ quân sự phải gia nhập Thanh Niên Xung Phong mới được cấp phép đi lại tự do.

-Nhiều người tự tử vì đói, thậm chí giết người cướp gạo hoặc trộm cây chuối về ăn cầm hơi.

*Gạo của LHQ & các nước viện trợ cứu đói, nhà nước đem bán cho dân.

 22-10-1978

    Thị Xã Long Xuyên. -Nạn móc túi, cướp giựt tại bến tàu, thuyền cạnh chợ gia tăng. UBND tổ chức ăn mừng ngày thành lập Tập Đoàn Sản Xuất Nông Nghiệp.

01-11-1978

    Dân gian châm biếm: -Hồi Mỹ-Ngụy kềm kẹp, đi đó đây mất một buổi. Bây giờ Độc Lập Tự Do thoải mái nên cần một tuần mới tới!!!

   Trên chuyến tàu khách từ Long Xuyên đến Rạch Giá,

Nghe một bộ đội kể chuyện đánh nhau với Miên cộng: -Đụng độ với Ngụy (VNCH) ở biên giới, chúng chết vô số, ta cũng hơn 100 tử vong. Ngụy mặc đồ nylon đen như ta xưa. Một đại đội VC  được lệnh lên biên giới, dọc đường “rơi rớt” muốn hết, chỉ còn 20 người.

-Khi bắt được bộ đội VN, Miên vô cùng tàn bạo, lấy lá thốt nốt khứa cổ cho đến chết. Ta bắt được chúng, lấy mật đem bán 1 cái 40 đồng. Vì mật người trị bệnh rất hay.

-Ban đêm, chạm trán địch từ 0 giờ đến sáng, được bồi dưỡng 1đ, 2 đêm 2 đ…

07-11-1978  Về Tây Ninh

*Ảnh Trái : Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc* Bên trong Tòa  Thánh Tây Ninh*  Đền Phật Mẫu đối diện Bá Huê Viên.

 Chính quyền đàn áp tôn giáo Cao Đài dữ dội: Tổ chức mít tinh đả đảo Giáo chủ Phạm Công Tắc.

    -Bắt nhiều tín đồ, chức sắc đưa vào trại cải tạo. Ai sớm giác ngộ: Đả Đảo Phạm công Tắc thì được về sớm.

    -UBND tỉnh tuyên bố: -Tôn giáo Cao Đài là một tôn giáo phản động!

    -Trong nội ô Tòa Thánh, đa số nơi thờ phượng đã biến thành cơ quan.

    -Công An đứng gác 10 cửa ra vào Tòa Thánh.

    -Muốn làm nhục tôn giáo “Phản Động”, trước cửa chánh môn, nhà nước xây dựng: Phòng Cháy Chửa Cháy của tỉnh cùng với những cầu xí!

 16-11-1978

       Chợ Lớn (Saigon). Quang cảnh tại một cơ sở mua bán xe gắn máy quốc doanh, bộ đội, dân xô đẩy, chen lấn, chửi thề, cố vào tiệm để mua một chiếc.

-Đối tượng ưu tiên là đàn bà có thai, nhiều người cầu xin khan cả cổ vẫn không được bán.

-Ngoài trời nắng gắt, vài người ngộp quá đã ngất xỉu.

           (Chợ Lớn)

 17-11-1978. Chợ Gò Dầu Hạ đã bị giải tỏa. dân bán hàng rong mắt láo liên canh chừng bò vàng,  kiếm sống như chạy giặc…

 *Nghĩ một chút về Giáo Dục:

    Giáo chức ngày nay, không còn phong độ, thần tượng của học trò, cảm thấy mình là người rao bán cháo phổi mà ế ẩm, não nề.

-Dưới mái trường “Xã Hội Chủ Nghĩa”, chủ nhiệm lớp: Sáng dạy, chiều hướng dẫn học trò lao động. Tối dạy Bình dân học vụ hoặc Bổ Túc văn hóa hay Phụ Đạo cho cán bộ.

-Học trò vắng mặt, giáo viên phải đến nhà tìm hiểu tại sao nghĩ học? “Động viên” các em đi học lại. -Cư xá giáo viên, ai ăn tập thể tiêu chuẩn: 190 gram gạo mỗi bữa. 50 xu/1 ngày.

-GV nam, đa số đều mắc nợ, nếu không có thêm tiền phụ cấp của người thân. Muốn thanh toán nợ, chỉ còn cách đem món đồ nào đáng giá để bán. Cuối năm, không may nổi bộ quần áo thường phục.

-Nhu yếu phẩm mua xong, bán ngay…

-Cán bộ học bổ túc văn hóa, 3 tháng lên một lớp.

-Bác sĩ, kỹ sư (trong bưng) học bổ túc văn hóa lớp 8 hay 9.

-Nhiều giáo chức bỏ nghề vì đồng lương chết đói, xoay sở cách sống khác nuôi gia đình.

-Giảng bài như trả nợ, luôn tự cảnh giác, chỉ cần lỡ lời một câu nói bất mãn chế độ là bị theo dõi ngay. Lớp nào cũng có ăng-teng học trò. Đứng trên bục giảng chỉ lo ra. Hết giờ, tranh thủ “lái” chiếc xe đạp cọc cạch đi bán vé số, đứng bán thuốc tây, bánh mì…

*Giáo viên thời bao cấp dạy học trò đan & tán gái bằng xe đạp

  Trẻ con nô đùa:

                 Muốn sang thì lấy thợ điện

                 Muốn diện thì lấy thợ may

                 Ăn mày thì lấy thầy giáo.

 -Giáo viên ai gia nhập Công Đoàn, làm đám cưới được phép mua 1 cái mùng, 1 kg đường, 2 cây thuốc lá.

-Nữ Gv sanh xong, nhà nước bồi dưỡng 5 hộp sữa bò.

-Tang chế, được mua 20m vải mùng.

-Hằng năm, nghỉ hè 3 tháng: -Nhồi sọ chính trị 1 tháng. -Một tháng học bồi dưỡng nghiệp vụ. Chỉ nghỉ một tháng.

-Hiệu trưởng cấp 2 trường NTT (NQD) đang học chính trị tại trường Nguyễn Ái Quốc, than:

-Ăn uống kham khổ quá: -Điểm tâm sáng: Một khúc bánh mì không. Trưa, độn khoai, bí ,rau. Chiều 3 chén cơm với cá ương.

-Gv khốn khổ quá! Mất tính chất tốt đẹp của một kỹ sư tâm hồn, biến thành keo kiệt.

-Không được quyền đánh học sinh.

-Gv chia làm nhiều hạng:

       -Gv lưu dụng (được giải phóng)

       -Gv biên chế.

             -Gv tập sự.

             -Gv tạm tuyển.

             -Gv hợp đồng. (Không được hưởng phụ cấp)

*Những Gv làm việc hăng sai, tích cực nhất lại là người bỏ cuộc sớm nhất, hoặc vượt biển trước nhất.

   *Thêm vài ảnh giáo viên, học sinh thời bao cấp:

  *Học sinh lao động sau giờ học   *Lội suối đi học

 *Dưới ánh đuốc soi đường của chủ nghĩa Mác-Lê:

-Học tài thi lý lịch. Em nào con Ngụy quân, Ngụy quyền, học hết cấp 2 là nghỉ. Thường thì học vì cha mẹ bắt buộc, học cho vui, khoẻ hơn ở nhà làm việc nhà.

-Con của bình dân bá tánh, không mộng trở thành ông cống, ông nghè. Ngoài giờ học, trò nào sinh hoạt Đội, Hội, Đoàn là tai mắt của Ban Giám Hiệu.

-Thời này, thầy cô sợ học sinh tố khổ.

-Học xong lớp 12, thi vào Đại Học rớt, được giấy cho đi học Cao Đẳng Sư Phạm, 1, 2 năm.

-Ngoại ngữ chỉ dạy ở trường cấp huyện, tỉnh.

-Càng ngày trường học càng tồi tàn, không có ngân khoản tu bổ.

-Tập vở học trò đen đúa, viết lem luốt, không bìa, không đóng gáy.

            CHẾ ĐỘ “XHCN-VC” ƯU VIỆT

           *NHÂN DÂN LÀM CHỦ

          *NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ

          *ĐẢNG LÃNH ĐẠO

       *CÔNG AN LÀ ĐÀY TỚ  NHÂN DÂN....

*Kính mời xem tập 7  ( Số Đặc Biệt tháng 9-2021 )

Tags: HỒI KÝ
Tags: LỊCH SỬ
Tags: TÁC GIẢ
Tags: TÁC PHẨM

Đăng nhận xét

Tin liên quan