ĐÀO VŨ ANH HÙNG: PHỤ NŨ VIỆT ĐẦU TIÊN ĐÓNG PHIM NỔI DANH...

 ĐÀO VŨ ANH HÙNG: PHỤ NŨ VIỆT ĐẦU TIÊN ĐÓNG PHIM NỔI DANH...

1/ Con gái Hoàng Hoa Thám:

Phụ nữ Việt đầu tiên đóng phim, nổi danh châu Âu gần 100 năm trước.

 
2/ Chuyện cũ năm xưa : Giòng Đời … & … Hồi Âm Giòng Đời

*Đào Vũ Anh Hùng

1/ Con gái Hoàng Hoa Thám: Phụ nữ Việt đầu tiên đóng phim, nổi danh châu Âu gần 100 năm trước.
Người con gái của vị anh hùng "Hùm thiêng Yên Thế” Hoàng Hoa Thám có một cuộc đời nhiều thăng trầm mà không phải ai cũng biết.
Tuổi thơ biến động
Hoàng Thị Thế sinh ngày 31/3/1901 ở P̼h̼̼n̼ X̼ư̼ơ̼n̼g̼, Yên Thế (Bắc Giang). Mẹ là Đặng Thị Nho, còn gọi là bà Ba Cẩn, người v̼̼ t̼h̼̼ b̼a̼ đồng thời là c̼̼n̼g̼ s̼̼ của t̼h̼̼ l̼ĩ̼n̼h̼ n̼g̼h̼ĩ̼a̼ q̼u̼â̼n̼ Y̼ê̼n̼ T̼h̼ế̼ Hoàng Hoa Thám.
Thời thơ ấu của bà là những tháng ngày đầy s̼ó̼n̼g̼ g̼i̼ó̼, đ̼á̼n̼h̼ d̼̼u̼ những giai đoạn đ̼̼u̼ t̼r̼a̼n̼h̼ và t̼r̼̼n̼ t̼r̼á̼n̼h̼ trong n̼ú̼i̼ r̼̼n̼g̼ Y̼ê̼n̼ T̼h̼ế̼.
Bà Hoàng Thị Thế và mẹ đ̼̼
 
Sau khi cha và mẹ lần lượt q̼u̼a̼ đ̼̼i̼, bà Hoàng Thị Thế theo học trường T̼â̼y̼ ở Bắc Kỳ, sau đó được đưa sang Pháp vào năm 1917 cùng với gia đình một v̼i̼ê̼n̼ c̼h̼̼c̼ n̼h̼à̼ Đ̼o̼a̼n̼. Bà được Albert Sarraut (T̼o̼à̼n̼ q̼u̼y̼̼n̼ Đ̼ô̼n̼g̼ D̼ư̼ơ̼n̼g̼ lúc bấy giờ) nhận làm c̼o̼n̼ n̼u̼ô̼i̼ và cho theo học ở trường nội trú Jeanne D'Arc ở Biarritz (Pháp). Bà lấy tên là Marie Beatrice Destham.
Trở về Bắc Kỳ, bà Hoàng Thị Thế làm t̼h̼̼ t̼h̼ư̼ ở tòa T̼h̼̼n̼g̼ s̼̼ Hà Nội với tư cách là v̼i̼ê̼n̼ c̼h̼̼c̼ P̼h̼á̼p̼. Bà ở đây từ năm 1925 đến năm 1927 thì quay lại Pháp để học tiếp...
Bà Hoàng Thị Thế (đứng) bên cạnh cha
 
Bước chân vào con đường nghệ thuật
Trở lại Paris, Albert Sarraut giới thiệu bà như là c̼ô̼n̼g̼ c̼h̼ú̼a̼. T̼̼n̼g̼ t̼h̼̼n̼g̼ nước Cộng hòa Paul Doumer trở thành người c̼h̼a̼ đ̼̼ đ̼̼u̼ và cấp cho bà một khoản t̼r̼̼ c̼̼p̼ gây nên nhiều t̼r̼a̼n̼h̼ c̼ã̼i̼.
Lúc này một đạo diễn có tiếng ở Pháp là Louis Mercaton đang k̼h̼ó̼ k̼h̼ă̼n̼ khi tìm người đóng vai c̼ô̼n̼g̼ c̼h̼ú̼a̼ T̼r̼u̼n̼g̼ H̼o̼a̼ cho bộ phim “Một bức thư” (La Lettre) của mình. Một lần vào t̼i̼̼m̼ b̼u̼ô̼n̼ nọ, ông bỗng thấy một cô gái Á Đông rất duyên dáng đang đứng t̼i̼ế̼p̼ k̼h̼á̼c̼h̼. Qua quan sát, Mercaton thấy đây đúng là hình mẫu cho vai diễn của mình.
Cô gái Á Đông duyên dáng ấy chính là Hoàng Thị Thế. Đạo diễn Mercaton nói chuyện với bà Thế cùng chủ t̼i̼̼m̼ b̼u̼ô̼n̼ và được chủ tiệm đồng ý để Thế theo đóng phim với đạo diễn.
Bà Hoàng Thị Thế trên poster bộ phim La Lettre
Được tham gia đóng phim, lương của bà Thế cao gấp 10 lần so với trước, từ đó mà có được cuộc sống s̼u̼n̼g̼ t̼ú̼c̼. Bộ phim được trình chiếu năm 1930 và gây được tiếng vang ở Pháp, người Pháp rất yêu c̼ô̼n̼g̼ c̼h̼ú̼a̼ T̼r̼u̼n̼g̼ H̼o̼a̼ (vai mà bà Thế đóng), bộ phim thành công ngoài dự kiến.
Từ đó Hoàng Thị Thế phải đ̼ó̼n̼ t̼i̼ế̼p̼ nhiều người hâm mộ mỗi ngày. Họ tới hỏi thăm, tặng hoa, phỏng vấn rồi mời bà d̼̼ t̼i̼̼c̼. Các c̼ô̼n̼g̼ t̼̼ và g̼i̼̼i̼ n̼h̼à̼ g̼i̼à̼u̼ thì c̼̼n̼h̼ t̼r̼a̼n̼h̼ để được đưa “c̼ô̼n̼g̼ c̼h̼ú̼a̼ đi chơi.
Nhiều du học viên người Việt sau này trở thành những người nổi tiếng như b̼á̼c̼ s̼ĩ̼ Phạm Ngọc Thạch, kỹ sư Nguyễn Bá Lãng, kỹ sư Thái Thiện Nghĩa đều lui tới tặng hoa hỏi chuyện bà Thế.
Trong thời điểm được nhiều người á̼i̼ m̼̼ như thế, một thanh niên trí thức Pháp có t̼h̼ế̼ l̼̼c̼ đã lọt được vào m̼̼t̼ x̼a̼n̼h̼ của Hoàng Thị Thế. Đám cưới linh đình được tổ chức vào năm 1931 trong sự chia vui và t̼i̼ế̼c̼ r̼̼ của rất nhiều người h̼â̼m̼ m̼̼.
Hoàng Thị Thế trong bộ váy cưới
Sau bộ phim “Một bức thư” thành công vang dội, Hoàng Thị Thế tiếp tục được mời đóng các phim như “La donna Bianca” năm 1931, “Le secret de l’émeraude” (Bí mật ngọc lục bảo) năm 1935.
Hoàng Thị Thế trong phim ‘Le secret de l’émeraude’
Trở lại đất mẹ
Sau những b̼̼t̼ đ̼̼n̼g̼ và l̼y̼ h̼ô̼n̼ c̼h̼̼n̼g̼, cuối năm 1939, Hoàng Thị Thế rời Pháp sang B̼̼, rồi sau đó quay trở lại Paris.
Đến năm 1961 thì bà trở về miền bắc Việt Nam, sống ở Hà Bắc (hợp nhất từ tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay) gần vùng đất Yên Thế nơi bà sống thời thơ ấu.
Năm 1963, bà Thế bắt đầu viết h̼̼i̼ k̼ý̼ bằng tiếng Pháp nói về thời thơ ấu, về tình cảm nồng ấm gia đình, về n̼g̼h̼ĩ̼a̼ q̼u̼â̼n̼ Y̼ê̼n̼ T̼h̼ế̼ từ năm 1906 đến 1909.
Hoàng Thị Thế tại Hà Bắc năm 1963
Cuốn nhật ký mô tả những tháng ngày g̼i̼a̼n̼ k̼h̼ó̼, c̼̼m̼ c̼̼ với q̼u̼â̼n̼ P̼h̼á̼p̼ của n̼g̼h̼ĩ̼a̼ q̼u̼â̼n̼ Y̼ê̼n̼ T̼h̼ế̼, cũng nói về việc n̼g̼ư̼̼i̼ P̼h̼á̼p̼ thừa nhận tinh thần t̼h̼ư̼̼n̼g̼ v̼õ̼, vị tha của Đ̼̼ T̼h̼á̼m̼ khi nhiều lần t̼h̼a̼ m̼̼n̼g̼ cho n̼g̼ư̼̼i̼ P̼h̼á̼p̼ mặc dù họ luôn tìm cách t̼r̼̼ k̼h̼̼ ông.
Năm 1974 thì bà Thế đến Hà Nội ở phòng 31 khu tập thể Văn Chương. Năm 1975, khi đã ngoài t̼h̼̼t̼ t̼u̼̼n̼, bà đặt tên cho cuốn hồi ký của mình là “Kỷ niệm thời thơ ấu”. Cũng năm này cuốn hồi ký đã được Hoàng Cầm (bút danh Lê Kỳ Anh) dịch sang tiếng Việt.
Năm 1988, bà Hoàng Thị Thế m̼̼t̼ tại khu tập thể Văn Chương Hà Nội. Cuộc đời của bà từ lúc bị bị b̼̼t̼, sống l̼̼c̼ l̼õ̼n̼g̼ trên n̼ư̼̼c̼ n̼g̼ư̼̼i̼, rồi trở thành diễn viên nổi tiếng khắp nước P̼h̼á̼p̼, rồi lại m̼̼t̼ rất nhiều sau l̼y̼ h̼ô̼n̼ có thể nói câu chuyện cuộc đời ấy l̼y̼ k̼̼ như phim ảnh.
Cuốn hồi ký của bà Thế
Điều may mắn cuối cùng là bà đã trở về với quê hương đất nước, được m̼̼t̼ tại mảnh đất bà đã sinh ra với nhiều kỷ niệm thân thương như được miêu tả trong hồi ký của bà.
                                         ***

    2/ Chuyện cũ năm xưa

Dòng Đời … & … Hồi Âm Dòng Đời

Đào Vũ Anh Hùng
 Đầu tháng 9-96, báo Ngày Nay ở Houston có đăng một lá thư, tác giả là một người đàn bà ký tên Nga (Sài gòn) gửi cho người yêu cũ Duy, tức Đại Tá Không Quân Đặng Duy Lạc, người đã viết đoản văn “Giòng Đời” trên Đặc san Ngàn Sao của Hội Không Quân Houston, số mùa Hè 92 với bút danh Duy Lạc.
“Giòng Đời” là một bài văn hồi tưởng về cuộc tình lỡ của tác giả trong thời niên thiếu. Đó là mối tình đầu, như rất nhiều mối tình đầu dang dở khác, ở cái thời đại mà tình yêu trai gái coi như trái cấm bởi vòng rào luân lý, và quan niệm tương giao nam nữ khắt khe của xã hội đương thời. Biết bao mối tình trong sáng, ngây thơ, chất phác, như những đóa hoa yêu hoa lệ nở rụt rè, rồi tan vỡ, để lại trong văn chương nhiều chuyện tình đẫm lệ, dư âm còn mãi đến bây giờ.
Trong phần giới thiệu, Ngày Nay viết: “… Tác giả (Duy Lạc) kể lại mối tình đầu của mình vào thời niên thiếu, lúc cắp sách đến trường huyện với một người con gái tên Nga học cùng lớp. Lúc đó, vào dịp toàn dân kháng Pháp, 1945. Thời thế sau đó đổi thay, ông Duy Lạc vào Nam, rồi trở thành một Sĩ quan Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Còn cô Nga trở thành một người lính của phía bên kia, vượt Trường Sơn vào Nam”.
Chuyện không ngờ là tờ Ngàn Sao lọt được về Sài gòn, và cô Nga ngày xưa được đọc bài “Giòng Đời” và sau đó, viết một bài chuyển ra ngoài với tên “Hồi Âm Dòng Đời”. Đây là một bức thư tâm tình riêng tư giữa hai người bạn lòng, nhưng tình tiết ghi lại một giai đoạn phân ly nghiệt ngã của đất nước…”
Bài “Hồi Âm Dòng Đời” đăng trên Ngày Nay đã gây một xôn xao dư luận, nhất là trong dư luận Không Quân. Ở một vài nơi, có những báo khác đăng lại. Đây là chuyện tình cảm động của thế hệ chúng ta, với đầy đủ tính cách bi thương, lãng mạn, chung thủy và đằm thắm biết bao, trong bối cảnh đau thương của đất nước, với cuộc phân tranh đối đầu chủ nghĩa, huynh đệ tương tàn.
Lý Tưởng đăng lại bài văn “Hồi Âm Dòng Đời”, vì thứ nhất, ngoài tính chất bi thảm của một câu chuyện đầy bi thảm, còn vì cái đoạn kết bất ngờ và đau xót là Đại Tá Đặng Duy Lạc đã chết đường đột, ít ngày sau khi bài báo được phổ biến. Có thể chăng, lá thư tình gửi muộn đã làm anh rúng động và cảm xúc, vì ăn năn, hờn trách mình ngày xưa đã rụt rè, yêu không dám ngỏ và đã hiểu lầm, hóa nên cuộc tình thành chia biệt 40 năm…?
Nỗi riêng nhớ ít tưởng nhiều… (Kiều)
Phải chăng chính cái tâm “quán tưởng” theo kinh Phật mà Nguyễn Du đề cập đến rất nhiều lần trong truyện Kiều, đã khiến con người nòi tình nghệ sĩ Đặng Duy Lạc tưởng tượng thêm ra những tình tiết đẹp đẽ cho mối duyên dang dở, để càng nặng lòng tiếc nuối, âu sầu, đắm đuối mình trong niềm ai oán với trò chơi nghiệt ngã của định mệnh? Anh khổ đau, dằn vặt bởi dòng chữ bùi ngùi thương tội “Anh đã từ phương xa lại, mình gặp gỡ nhau, anh gieo vào lòng em một vết thương, rồi anh lẳng lặng ra đi không một lời từ biệt…” khiến “Anh Duy thân mến” của Nga đã bơi ngược dòng đời, day dứt niềm thương, đem xuống tuyền đài mối tình đằng đẵng chưa tan.
Thứ nữa, “Hồi Âm Dòng Đời” của Nga Sài gòn có một giá trị văn chương cao vượt trên “Dòng Đời” của Duy Lạc khó mà phủ nhận. 
Người nữ đó đã sống hết ngả truân chuyên, trôi cuốn theo giòng cuồng lưu vận nước, vô độ thảm thương hơn thân phận Thúy Kiều, khổ đau và tủi nhục trên cả Lara trong “Dr. Jivago”, vượt xa cơn khốn khó của Catherine Barkley trong “A Farewell To Arms”. Những nhân vật nữ đa truân của văn chương nhân loại. 
Người đàn bà tên Nga đã cho đi ở lứa tuổi thanh xuân đẹp đẽ đó, cả cuộc đời nàng vì lý tưởng thiêng liêng dành cho đất nước, thủy chung ôm giữ mối tình đầu câm lặng cùng niềm u oán… Để bốn chục năm sau, bàng hoàng sống lại nguyên tròn cảm giác bồi hồi xưa cũ, nửa đêm ngồi viết lá thư dài, gửi “Anh Duy dấu yêu” những lời nồng nàn tha thiết, bây giờ mới ngỏ… Để tim người tình năm xưa quặn thắt và đau buốt nhức, tay cầm tờ thư cũng run lên, như trước đây, bên trời xa mù tắp, Nga cũng run lên “còn hơn bị B52 rải thảm”, khi đọc “Dòng Đời” trong giai phẩm Ngàn Sao.
Thiên tình sử đã được viết ra bằng những dòng chữ đầm đìa ngấn lệ, văn chương tới độ chân thành, cảm động, khiến hoe rưng người đọc.
Thêm vào đó, “Hồi Âm Dòng Đời” còn là một tác phẩm sâu sắc, tát thẳng vào mặt chế độ với những dòng chữ viết ra từ một người theo cách mạng, nói về thực chất của cái gọi là “nhà nước”, trên phương diện thông tin chỉ thuần mục đích tuyên truyền “nhai đi nhai lại một luận điệu cũ rích”, về tệ trạng tham nhũng hối mại “chỉ cần đút lót vài ba bao thuốc thơm, chiếc đồng hồ rẻ tiền v.v… thì cái gì to như con voi cũng qua lọt”
và thú nhận lầm lỡ đi theo Việt cộng chỉ là do “định mệnh nghiệt ngã đã đẩy em thành một kẻ ruồng bỏ quê hương!”… 
Em tập kết vì ngỡ mình sẽ đến được một nơi như thiên đàng, chứ không phải vì lý tưởng hay vì bị huyền hoặc bởi cái chủ nghĩa hứa hẹn không còn có cảnh người bóc lột người….”
Đó là tâm trạng não nề của “người đàn bà góa bụa mái tóc đã bắt đầu điểm sương ngồi viết thư cho người bạn tình xa cách nửa vòng trái đất..
 tủi buồn ngậm giọt thương thân, nhớ lại mối tình thơ ngây không dám ngỏ và thổn thức hồi niệm cuộc chia ly định mệnh, khiến cho đời nàng giông bão “Nhiều đêm em đã khóc vì nỗi bơ vơ của mình nơi xứ lạ quê người. 
Em nhớ đến anh thật nhiều…” Nhớ đến bóng hình xưa thuở thanh xuân đèn sách học trò và giấc mơ lãng mạn “Có lần nào anh say sưa oanh kích, mà dưới ấy là chỗ đóng quân của em? Nếu chẳng may bị trúng đạn phòng không, anh nhảy dù xuống và em là người băng bó cho anh, thì không hiểu bọn mình phải xử trí ra sao trong tình huống ấy?”
“Hồi Âm Dòng Đời” nói lên đầy đủ cái thảm kịch của thế hệ chúng ta, của phần số đau thương bất hạnh dân tộc ta gánh chịu. Lý Tưởng trân trọng mời bạn đọc theo dõi và cảm xúc với từng dòng chữ phô diễn chân thành tâm trạng người viết, để hiểu tại sao cái khổ đau ray rứt đã khiến ông Đại Tá phi công khu trục Đặng Duy Lạc không gượng nổi, phải từ giã anh em, từ giã bạn bè để ra đi mang theo tình yêu thánh hóa sang bên kia thế giới…
 Đào Vũ Anh Hùng

 

Tags: TÁC GIẢ
Tags: TÁC PHẨM
Tags: THAM KHẢO

Đăng nhận xét

Tin liên quan