CHINH NGUYÊN: THIỆP MỜI CT KỶ NIỆM 25 NĂM SINH HOẠT TRÊN CÁNH ĐỒNG MÂY CỦA NGHỆ SĨ PHAN ĐÌNH MINH

 CHINH NGUYÊN: THIỆP MỜI CT KỶ NIỆM 25 NĂM SINH HOẠT TRÊN CÁNH ĐỒNG MÂY CỦA NGHỆ SĨ PHAN ĐÌNH MINH

THIỆP MỜI

Kính chào quý vị tham dự.

Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt trân trọng kính mời
quý đồng hương và thân hữu đến tham dự
chương trình kỷ niệm 25 năm sinh hoạt
TRÊN CÁNH ĐỒNG MÂY của nghệ sĩ
PHAN ĐÌNH MINH.


Tại địa chỉ:  SANTA CLARA COUNTY
          70 W. Hedding San Jose, CA 95110
Ngày: Thứ Bảy, ngày 3 tháng 9 năm 2022
Vào lúc: 2 giờ chiều


Sự hiện diện của quý vị là sự khích lệ lớn lao cho
ban tổ chức .

              
LIÊN LẠC
               * Chinh Nguyên (408) 279-2532      
               * Ts Nguyễn Hồng Dzũng (408) 886-1199
               * Nhà Báo Lê Văn Hải (408) 297-0595

BẢO TRỢ
               * Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt. (Anh Lê Văn Hải)
               * Báo Thằng Mõ San Jose.  (Anh Lê Văn Hải)
               * TTL College (Anh Hùng Tâm)
               * Insurance Services  (Cô Brenda Huỳnh)

------------------------------
Để quý vị hiểu thêm chi tiết về Chương Trình Radio TRÊN CÁNH ĐỒNG MÂY, xin quý vị click vào hai link mạn đàm dưới.
Link mạn đàm chương trìng kỷ niệm 25 năm thành lập chương trình Radio Trên Cánh Đồng Mây phần I


https://www.youtube.com/watch?v=QZJ5VmQSAbU

Link mạn đàm chương trìng kỷ niệm 25 năm thành lập chương trình Radio Trên Cánh Đồng Mây phần II


 
https://www.youtube.com/watch?v=06IZlymYW3Y


Cám ơn.

 Để Quý Vị

hiểu thêm chi tiết...

Về Chương Trình Radio TRÊN CÁNH ĐỒNG MÂY, xin quý vị click vào hai link dưới.

Hai link mạn đàm chương trình kỷ niệm 25 năm thành lập chương trình Radio Trên Cánh Đồng Mây

Chương trình mạn đàm Trên Cánh Đồng Mây phần I

https://youtu.be/QZJ5VmQSAbU

Chương trình mạn đàm Trên Cánh Đồng Mây phần II

https://youtu.be/06IZlymYW3Y


 *Dạ tiệc và văn nghệ đặc biệt kỷ niệm 25/TCĐM

Đươc tổ chức tại Cà phê Lover, 1855 Aborn Rd, San José, Ca 95121.

Từ 6:30pm - 11: 00PM (chương trình văn nghệ miễn phí, Khách ăn uống gì, xin trả trực tiếp cho Quán.)

CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ TẠI COFEE LOVER

 1. CT Văn nghệ Văn Thơ Lạc Việt

2. CT văn nghệ do các nghệ sĩ 25/TCĐM 

 PĐM gia nhập KQ năm 1968

Tốt nghiệp thủ khoa khóa huấn luyện trực thăng UH-1 tại Hoa kỳ

Một trong những phi công đầu tiên được đào tạo lái trực thăng vận tải đa năng, đa hiệu CH-47 Chinook của KQ/VNCH

Phục vụ tại Sư Đoàn 3 KQ - phi đoàn 237 tại Biên Hoà cho tới năm 1975

Định cư tại tại Texas cho đến hôm nay.

Là người Công Giáo - được Đức Giáo Hoàng John Paul II phong tước danh Hiệp Sĩ Giáo Hoàng St. Gregory The Great (Knight Of St. Gregory The Great).  Một phẩm chức cao nhất mà một giáo dân được lãnh nhận.

 Lịch sử của chương trình Trên Cánh Đồng bắt đầu từ cuối tháng mười hai năm 1997, khi Tuần báo Thế Hệ được thành lập, đánh dấu sự ra đời của một tuần báo cho đa dạng thế hệ của người tỵ nạn cộng sản Việt Nam tại Hoa Kỳ nhất là tại tiểu bang Texas. Vào thời điểm đó, kỹ thuật in ấn và internet mới bắt đầu nhưng tờ Thế Hệ đã phát hành 1000 số một mỗi tuần với ban biên tập thật hùng hậu:

Ban biên tập:

Trần Bình Nam - Trầm Khanh - LS Nguyễn Văn Chức - TT Nguyễn Bá Cẩn - GS Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh - GS Doãn Quốc Sĩ - Công Tử Hà Đông Hoàng Hải Thủy - VIP KK - Tưởng Năng Tiến - Đỗ Thái Nhiên - Vũ Hối - Trần Việt Hải - Quốc Anh - Nguyễn Trọng - Đỗ Qúi Bái - Trọng Đạt -  Hứa Hoành - GSTS Đàm Trung Pháp - Phạm Ngũ Yên - Trần Trung Đạo - Nguyễn Đức Nam - LM Nguyễn Xuyên (Bỉ) - LM Mây Trời Nguyễn Sơn - Thanh Vân - Hoàng Ngọc Văn

Từ Sài Gòn, Hà Nội:

Nhà Văn Văn Quang - Ký Gỉa Phan Nghị - Luật sư Trần Lâm - Đại Tá Phạm Quế Dương - Đại Tá Lê Hồng Hà - TS Nguyễn Thanh Giang - GS Trần Khuê - Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh v...v

 Cộng tác:

Vương Đức Lệ - Hà Bỉnh Trung - Trần Quán Niệm - Lê Nguyễn - Lan Cao - Lâm Chương - Phan Xuân Sinh - Hà Thượng Nhân - Huệ Thu - Phượng Ly - Mr.Tom - Uncle Tom - Đinh Cường - Võ Ý - Võ Tình - Thu Nga - Hà Nhân - Nguyễn Bá Long - Võ Hiến Trang - Trần Thanh Hiệp - Vũ Thư Hiên - Phạm Mai Lan - Nguyễn Gia Bảo - Lạc Hà - Joseph Mây Ngàn - Thanh Thương Hoàng - Người Cali

 Luật:

Tổ hợp luật sư : Đỗ Phủ, Anh Tuấn, Huy Hoàng và Nguyễn Xuân Phước, LS Pat Maloney

 Nhạc:

Anh Việt - Nguyễn Hiền - Lam Phương - Lê Dinh - Trúc Phương -  Vũ Thành An - Thạch Sơn - Hiếu Đăng - Đăng Khánh

 Thế Hệ, tờ tuần báo đơn giản có nghĩa là cho những độc gỉa thuộc nhiều độ tuổi khác nhau để bảo tồn văn hoá VN tại Hoa Kỳ.

•      Thế hệ im lặng (sinh ra trước năm 1945, rất nhiều người đã nghỉ hưu)

•      Baby Boomers (sinh năm 1946 đến 1964)

•      Thế hệ X (sinh năm 1965 đến 1980)

•      Millennials (sinh sau năm 1980)

Thế Hệ, tuần báo của mọi người và mọi nhà về thông tin, văn học nghệ thuật, chính trị, thể thao, điện ảnh trong và ngoài nước.

Nhưng chắc rằng bạn đã nghe nói rằng, "Hai đầu tốt hơn một." Khi hai người đến với nhau để giải quyết vấn đề, họ có thể chia sẻ kinh nghiệm và ý tưởng của họ để đưa ra một giải pháp tốt hơn.

Sau một vài năm phát hành báo giấy, Thế Hệ đã chuyển từ báo giấy sang báo nói hay báo đài! và từ đây, chương trình trên báo nói, báo đài được mang tên "Từ Cánh Đồng Mây". Nhiều người trong ban biên tập và công tác viên vẫn hợp tác với Từ Cánh Đồng Mây, lên "Mây".  Chương trình được phát từ đài Saigon Dallas 1600 và 1160AM,  Diễn Đàn tiếng nói tự do của người dân VN, SBTN, diễn đàn chính nghĩa VNCH, và Facebook.

Từ Cánh Đồng Mây | Radio Saigon Dallas - KBDT 1160 AM

 Có những người đã qua đi để lại nhiều thân mến, nhớ thương với thính gỉa và độc giả: Công Tử Hà Đông Hoàng Hải Thủy, Xuân Vũ, Hưá Hoành, TS Đàm Trung Pháp, Nhà Văn Văn Quang - Ký Gỉa Phan Nghị - Luật sư Trần Lâm - Đại Tá Phạm Quế Dương - GS Trần Khuê, Hà Thượng Nhân, Nguyễn Bá Cẩn, LS Nguyễn Xuân Phước, NS Anh Việt - NS Nguyễn Hiền - NS Lam Phương - NS Lê Dinh - NS Trúc Phương và GS Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh…

Kỷ niệm 25 năm Trên Cánh Đồng Mây là một chương trình phát thanh, truyền âm và truyền hình đi toàn cầu, hiện đại và mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam. Trên Cánh Đồng Mây vẫn phát phát triển với chương trình độc đáo phục vụ đồng hương trong và ngoài nước.  Đặc biệt với sự đóng góp âm nhạc của các nhạc sĩ Lam Phương, Lê Dinh và Trúc Phương với chương trình Từ Cánh Đồng Mây, những dòng nhạc tranh đấu và tình thương cho một Việt Nam Dân Chủ và tự do.

 Phải Đến Với: “Chiều Văn Nghệ Trên Cánh Đồng Mây!”

Tại địa chỉ:  SANTA CLARA COUNTY, 70 W. Hedding San Jose, CA 95110

Ngày: Thứ Bảy, ngày 3 tháng 9 năm 2022

Vào lúc: 2 giờ chiều *Vào cửa, hoàn toàn miễn phí!

*Đôi nét về nhạc sĩ và dòng nhạc Lam Phương

Lam Phương (20 tháng 3 năm 1937 – 22 tháng 12 năm 2020) là một nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc đại chúng, nhạc trữ tình, tân nhạc Việt Nam với 217 tác phẩm phổ biến từ giữa thập niên 1950 đến nay. Ông còn có bút danh khác là Thương Anh.

Cuộc đời

Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ra ở làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang). Nội tổ của ông vốn là người Hoa, bỏ nước sang Việt Nam lập nghiệp trong đợt di dân ồ ạt của người Hoa chống đối với nhà Mãn Thanh. Đời ông nội của ông đã bắt đầu lai Việt Nam. Lam Phương là con đầu lòng, lớn lên với mẹ và năm người em trong cảnh nghèo nàn xơ xác. Cha ông đã bỏ đi theo người đàn bà khác từ lúc ông còn nhỏ.

Năm 10 tuổi, mẹ gửi ông lên Sài Gòn học, sống ở nhà người bác ruột. Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc, rồi may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn. Bút danh Lam Phương do ông lấy từ hai chữ trong tên thật của mình là Lâm và Phùng với ý nghĩa "hướng về phương trời màu xanh hy vọng". Ca khúc đầu tay của ông là bài Chiều thu ấy, viết vào năm 15 tuổi. Ông vay tiền của bạn bè để mướn nhà in in nhạc bướm, sau đó thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Thời gian đầu sáng tác, ông gặp rất nhiều khó khăn về tài chính khi thường xuyên phải vay tiền những người bạn của mình để tự phát hành các tác phẩm âm nhạc. Thành công với tác phẩm đầu tay, Lam Phương càng miệt mài sáng tác. 3 năm sau, Lam Phương tung ra hàng loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là Khúc ca ngày mùa được hầu hết các trường học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò ca múa.

Năm 1958, Lam Phương nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trở về dân sự một thời gian thì được lệnh tái ngũ, gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An. Sau khi đoàn này giải tán, ông tham gia ban văn nghệ Hoa Tình Thương và sau cùng là Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.

Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông và gia đình lên tàu Trường Xuân để tị nạn mà không kịp mang theo tài sản gì. Sau đó, ông được chuyển đến định cư tại Virginia, Hoa Kỳ, nhưng ông lại chuyển về Texas, rồi California. Để có tiền nuôi vợ con, Lam Phương phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện,... Sau khi cuộc sống nơi xứ người dần ổn định, cứ mỗi cuối tuần ông cố gắng thu xếp thuê một quán ăn làm sân khấu ca nhạc kịch để bạn văn nghệ gặp nhau, để Túy Hồng và ông có cơ hội sống lại với nhạc kịch. Sau khi ly dị với Túy Hồng, ông rời sang Paris. Sang đây, ông làm công cho một tiệm tạp hóa, quét dọn, đóng gói, khuân vác,… Cho đến một ngày, ông gặp được một tình yêu mới và ông đã kết hôn với người phụ nữ tên Hường, thế nhưng người này rồi cũng bỏ ông mà theo người khác.

Năm 1995, Lam Phương trở về Mỹ và kết hôn với một phụ nữ khác. Ngày 13 tháng 3 năm 1999, ông bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người. Thời gian này, ông gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng nhận được vô vàn tình cảm. Từ chuyện người em gái bỏ cả cửa hàng ăn bên Pháp bay sang Mỹ để chăm sóc cho anh, đến chuyện một người yêu nhạc từ bên Úc mua cho ông một căn nhà và ngày nào cũng gọi điện để bắt ông phải nói chuyện. Bà còn đến tận nơi, vứt chiếc xe lăn ra xa để bắt ông tự đi. Những tình cảm đó giúp nhạc sĩ Lam Phương đã dần bình phục, dù không thể được như xưa.

Lần xuất hiện gần đây nhất vào tháng 8 năm 2016, ông cùng đoàn nghệ sĩ của Trung tâm Thúy Nga sang Singapore thực hiện chương trình Tình ca Lam Phương in Singapore.

Nhạc sĩ Lam Phương qua đời vào ngày 22 tháng 12 năm 2020 (theo giờ tại Mỹ) sau thời gian dài điều trị bệnh tim và tai biến, hưởng thọ 83 tuổi.

*Đôi nét về nhạc sĩ và dòng nhạc Trúc Phương

Trúc Phương (1933–1995) là nhạc sĩ nhạc vàng tiêu biểu tại Việt Nam Cộng hòa trước 30 tháng 4 năm 1975. Nhiều ca khúc viết bằng giai điệu Bolero của ông trở thành bất hủ và vẫn được yêu thích cho đến tận nay.

Cuộc đời

Nhạc sĩ Trúc Phương và tôi không hẹn nhưng đã gặp nhau trên con đường sống cho kiếp tằm. Anh trút tâm sự qua cung đàn, còn tôi qua tiếng hát. Trong khoảng thập niên 60, tên tuổi anh và tôi như đã gắn liền với nhau.

Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiên Lộc, sinh năm 1933 tại Mỹ Hòa, Cầu Ngang, Trà Vinh. Ông sinh hoạt văn nghệ tại Ty Thông tin tỉnh Vĩnh Bình cuối thập niên 1950 trong một thời gian ngắn rồi lên Sài Gòn học nhạc ở lớp nhạc của nhạc sĩ Trịnh Hưng. Hai sáng tác đầu tiên của ông là Tình thương mái lá và Tình thắm duyên quê viết vào năm 1957. Tiếp sau đó là Chiều làng em (1958) và Đò chiều (1959). Bản nhạc Tàu đêm năm cũ bất hủ của ông được viết vào đầu thập niên 1960, tặng cho những người sĩ quan phải đi xa nhà vì lúc đó chính quyền Đệ Nhất Cộng hoà có sắc lệnh hoán chuyển công tác sĩ quan, công chức miền Nam ra miền Trung và ngược lại. Tổng số lượng sáng tác của ông gần 70 bài, nhiều bài phổ biến trong suốt thập niên 1960 và cho đến tận hiện nay. Xin cảm ơn đời là bản nhạc cuối cùng mà ông viết vào tháng 3 năm 1995 với ca từ coi như những tâm tình, uẩn khúc mà ông muốn gửi lại cho đời lần sau chót.

Bìa bản nhạc Thói đời một trong những ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của ông.

Ông từng mở lớp nhạc ở số 33/230, đường Gia Long, Gò Vấp gọi là "Trúc Phương Tự Lực", đào tạo được một số ca sĩ như Thy Lệ Dung, Thy Lệ Huyền, Chinh Thông nhưng không mấy thành công. Tuy vậy, nhiều ca sĩ nổi tiếng nhờ trình bày những sáng tác của Trúc Phương như Thanh Thúy, Chế Linh, Duy Khánh... Với Thanh Thúy, ông viết tặng riêng 5 bài: Hình bóng cũ, Lời ca nữ, Mắt em buồn, Tình yêu trong mắt một người và Mắt chân dung để lại.

Năm 1976, Trúc Phương vượt biên nhưng không thành công và bị tịch thu nhà số 301 Lý Thường Kiệt, Quận 11. Những năm sau, ông vượt biên thêm 2 lần nhưng vẫn không thành công. Lúc ra tù, vợ con ly tán, ông sống không nhà cửa, không giấy tờ tuỳ thân rồi lưu lạc về Trà Vinh, Vĩnh Long và vài nơi khác. Giữa năm 1985, ông được nhận vào công tác tại Hội Văn nghệ Cửu Long, được cấp một căn phòng tại số 6 Hưng Đạo Vương, thị xã Vĩnh Long để ở. Thời gian này ông sáng tác và tặng bản thảo chép tay cho bạn bè một số bài nói về tình yêu cây lá, tình yêu quê hương như Chiều phố huyện, Hoa sách về xa, Trà Vinh trong những tình mật ngọt, Về An Quảng Hữu... Hầu hết những bài này chính ông xác nhận rằng không thành công lắm, lý do bởi không còn cảm hứng dồi dào như những bài tình ca đã được đón nhận từ trước năm 1975.

Ít lâu sau, ông trở về sống tại Sài Gòn rồi qua đời vào ngày 18 tháng 9 năm 1995 vì bệnh sưng phổi, được gia đình an táng tại nghĩa trang Lái Thiêu, tỉnh Sông Bé (Bình Dương). Lúc ông mất, nhạc sĩ Nhật Ngân (lúc này đã định cư ở Mỹ) viết tặng bài Gửi người về cát bụi với lời nhạc có nhắc tên một số bài hát của ông.

Năm 2014, Trung tâm Asia thực hiện chương trình Asia 74: Trúc Phương – Ông hoàng của dòng nhạc Bolero để vinh danh ông.

Phải Đến Với: “Chiều Văn Nghệ Trên Cánh Đồng Mây!”

Tại địa chỉ:  SANTA CLARA COUNTY, 70 W. Hedding San Jose, CA 95110

Ngày: Thứ Bảy, ngày 3 tháng 9 năm 2022

Vào lúc: 2 giờ chiều *Vào cửa, hoàn toàn miễn phí!

*Đôi nét về nhạc sĩ và dòng nhạc Lê Dinh

Lê Dinh tên đầy đủ là Lê Văn Dinh, sinh tại làng Vĩnh Hựu, tỉnh Gò Công (nay là tỉnh Tiền Giang).

1948-1953: Học trung học tại Collège Le Myre de Vilers (Mỹ Tho), học hàm thụ lớp hòa âm và sáng tác của École Universelle de Paris.

1953-1955: Học trường Cao đẳng Vô Tuyến Điện Saigon (École Supérieure de Radioélectricité de Saigon).

1955-1957: Dạy học (Pháp văn và âm nhạc) ở Gò Công và ở Chợ Lớn.

1957-1975: Làm việc tại Đài Vô tuyến Việt Nam. Chức vụ: Chủ sự Phòng Sản Xuất rồi Chủ sự Phòng Điều Hợp.

Tháng 8/1978: Vượt biên đến Đài Loan.

Tháng 10/1978: Định cư ở Montréal, Canada cho đến nay.

1979-1999: Làm việc cho hãng tàu chở hàng quốc tế Federal Navigation (FEDNAV) tại Montréal (hãng tàu đã cứu vớt 40 người trên chiếc ghe tỵ nạn - trong đó có gia đình Lê Dinh - trên biển Đông năm 1978).

Từ 1994: chủ trương tờ báo Nguyệt san Nghệ thuật.

2003: trung tâm Thúy Nga thực hiện chương trình Paris By Night 70 - Thu Ca vinh danh ông, cùng với hai nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương và Trường Sa.

2006: trung tâm Asia thực hiện chương trình Asia 52 - Huyền Thoại Lê Minh Bằng vinh danh ông, cùng với hai nhạc sĩ Anh Bằng và Minh Kỳ.

Ông có 1 vợ, 3 con. Ông qua đời vào lúc 4 giờ sáng ngày 9 tháng 11 năm 2020 tại thành phố Longueuil, Québec, Canada, hưởng thọ 86 tuổi.

Phải Đến Với: “Chiều Văn Nghệ Trên Cánh Đồng Mây!”

Tại địa chỉ:  SANTA CLARA COUNTY, 70 W. Hedding San Jose, CA 95110

Ngày: Thứ Bảy, ngày 3 tháng 9 năm 2022

Vào lúc: 2 giờ chiều *Vào cửa, hoàn toàn miễn phí!

Trân Trọng Kính Mời Tham Dự và Chân Thành Cảm Tạ.

            VTLV KÍNH MỜI


Tags: MYHANCHANNEL
Tags: TÁC GIẢ
Tags: TÁC PHẨM
Tags: VIDEO
Tags: YOUTUBE

Đăng nhận xét

Tin liên quan