KÍNH GIỚI THIỆU THI VĂN SĨ ĐA TÀI THANH THANH CUỘC ĐỜI & SỰ NGHIỆP

 KÍNH GIỚI THIỆU THI VĂN SĨ ĐA TÀI THANH THANH CUỘC ĐỜI & SỰ NGHIỆP

Tư-Liệu

CHIỀU TAO-NGỘ

Thanh-Thanh

San Jose 10-6-2012

             Lê Xuân Nhuận bắt đầu làm thơ, với bút-danh Thanh-Thanh [và viết văn với nhiều bút-danh khác] từ năm 1942, là năm 12 tuổi.

            Tính đến năm 2012 là 70 năm [năm này Lê Xuân Nhuận đã 82 tuổi], nên các con của Thanh-Thanh Lê Xuân Nhuận đã cùng nhau tổ-chức một sự-kiện để đánh dấu quá-trình sinh-hoạt văn-học, đặc-biệt là thơ, của thân-phụ mình, lấy tên là “Chiều Tao-Ngộ”.

            Tin-tức về dự-định này được loan ra.

            Ngày 12-5-2012, Ô. Liên Thành [cựu thiếu-tá Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Sát Quốc-Gia Tỉnh Thừa-Thiên và Thị-Xã Huế] phổ-biến trên Mạng:

                        “Bản văn số : 512/ Ngày 12 tháng 5 năm 2012

                                        THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT

            Ủy Ban Truy Tố Tội Ác Đảng Cộng Sản Việt Nam trân trọng thông báo cùng dồng bào quốc nội và hải ngoại về việc tên tội phạm chiến tranh Nguyễn Đắc Xuân kẻ đã tàn sát trên 6000 ngàn thường dân Huế vô tội vào Tết Mậu Thân 1968 tại Cố Đô Huế sẽ xuất hiện vào những buổi sinh hoạt của một vài tổ chức và cá nhân trong cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản tại bắc và nam CaliforniaUSA trong những ngày sắp đến theo lời mời của những tổ chức và cá nhân nầy.

Nếu sự việc nầy xẫy ra, thì đậy là một thách đố của đảng cộng sản Việt Nam đối với cộng đồng người Việt tỵ nam tại hải ngoại. Ủy ban chúng tôi trân trộng thông báo cùng đồng bào quốc nội và hải ngoại biện pháp đối phó của UBTTTAĐCSVN như sau:

1)Ủy Ban Truy Tố Tội Ác Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ trực diện tố cáo sự hiện diện của tên sát nhân Nguyễn Đắc Xuân với các cơ quan Cảnh Sát địa phương, FBI, và Bộ An Ninh Nội Chính Hoa Kỳ(Home Land Security).

2)Yêu Cầu tổ hợp luật Sư Quốc tế Olthuis Kleer Towshend của Ủy Ban Truy Tố Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi tố và xin lệnh Tòa bắt giữ tên tội phạm chiến tranh Nguyễn Đắc Xuân theo thủ tục khẩn cấp tại tòa án thộc Tiểu Ban California, USA.

3)Truy Tố những kẻ tòng phạm như:

Mời, giúp phương tiện tài chánh, chứa chấp , cung cấp phương tiện di chuyển, nơi trú ngụ cho tên tội phạm nguyễn Đắc Xuân trong thời gian tội phạm Nguyễn Đắc Xuân có mặt tại Hoa Kỳ.

4)Ủy Ban Truy Tố Tội Ác Đảng Cộng San Việt Nam sẽ tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ tại những nơi có sự hiện diện của tên sát nhân Nguyễn Đắc Xuân.

5)Chúng tôi thiết tha kiêu gọi đồng bào Việt Nam tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại tích cực tham gia.

            Trân trọng

            Thừa ủy nhiệm UBTTTAĐCSVN

            Liên Thành”

* On Monday, May 14, 2012 7:00:39 AM UTC-7, hotac wrote:

> Thập thò đuôi chồn, đuôi cáo, hết "Ngày Nhớ Huế" của Võ Văn Tùng lại đến "Chiều Tao Ngộ" của Lê xuân Nhuận >...

 http://www.vopvn.com/home/vi/news/Su-Kien-Cong-Dong/Co-Vang-Tung-Bay-Tren-Pho-Bolsa-130/

Bóng Ma Nguyễn Đắc Xuân.

Chuyện mấy ngày nay, khắp nơi thần dân thiên hạ đều bàn tán đến chuyện có mặt tên Đồ Tể Nguyễn Đắc Xuân trong một vài ngày nữa tại California, và khởi điểm sẽ là vùng thung lủng Hoa Vàng San Jose. Theo tin của ông Liên Thành cho biết có thể (Chưa chắc chắn) là đồ tể Nguyễn Đắc Xuân được mời đến tham dự ngày ra mắt tập thơ của ông Lê Xuân Nhuận, vị bào huynh cùng cha khác mẹ nhà tranh đấu Lý Tống. Cũng cần nên biết Ông Lê Xuân Nhuận là giới chức cao cấp của ngành CSQG trước năm 1975. Vẫn theo ông Liên Thành cho biết “Dù có tin và đã kiểm chứng cùng ông Lê Xuân Nhuận và được biết ông Nhuận đã từ chối tin này”, tuy nhiên ông Liên Thành vẫn cho rằng thật khó tin về sự úp mở thiếu rỏ ràng của ông Lê Xuân Nhuận, đối tượng có nhiều nghi vấn việc mời đồ tể Nguyễn Đắc Xuân đến miền Bắc California tham dự ngày ra mắt tập thơ của ông. Đồng thời ông Liên Thành vẫn cho biết, ban tổ chức truy tố tội ác cộng sản do ông làm chủ tịch đã sẳn sàng dàn trận và liên lạc cùng FBI để đối phó cùng đồ tể Nguyễn Đắc Xuân khi đương sự ló dạng trước công chúng. Khi hỏi được hỏi về mục đích gì khiến đồ tể Nguyễn Đắc Xuân cố lộ dạng trước công chúng, ông Liên Thành giải thích “Mục đích của cộng sản Việt Nam muốn Nguyễn Đắc Xuân, một lần công khai lộ diện trước công chúng và không bị khó dể về mặt pháp lý, là để tuyên truyền về sự chính thức xác nhận phía Hoa Kỳ chẳng làm gì đối với các tên tội đồ chiến tranh và nhân lọai”. Ông Liên Thành lại cho biết tin Nguyễn Đắc Xuân có mặt tại miền nam California đến bây giờ vẫn có giá trị, và kêu gọi mọi người tiếp tay khi biết được dấu hiệu của sự xuất hiện tên đồ tể Nguyễn Đắc Xuân.

                   Tác giả bài viết: Chris Phan & Đoàn Trọng

Nguồn tin: Vietstaronline.com

*             Lê Thị Xuân-Lộc (con gái của Lê Xuân Nhuận) chở cha đến các trụ-sở thường được dùng để hội-họp cộng-đồng, trình-diễn văn-nghệ, và trình-mại sách tại Thành-Phố San Jose ở miền bắc Bang California, để thuê sân-khấu — suốt nhiều ngày mà không đạt được kết-quả — vì ai cũng sợ sẽ bị biểu-tình chống-đối, do tin Nguyễn Đắc Xuân sẽ đến tham-dự buổi lễ kỉ-niệm này.

            Cuối-cùng, Lê Xuân Nhuận phải viện đến tình bạn thơ với nhà-thơ Ngô Đức Diễm, là Giám-Đốc tổ-chức bất-vụ-lợi VIVO, để nhờ giúp-đỡ.  Ô. Ngô Đức Diễm ở trong thế chẳng đặng đừng, bắt nhà-thơ Thanh-Thanh Lê Xuân Nhuận phải kí một tờ cam-kết để giữ làm bằng, và dán trước cửa vào hội-đường VIVO một bảng Thông-Báo cỡ lớn không chấp-nhận Nguyễn Đắc Xuân vào dự “Chiều Tao-Ngộ”:  

  THÔNG BÁO

  Về “Chiều Tao-Ngộ”

đánh dấu 70 năm làm thơ của

Thanh-Thanh (Lê Xuân NhuẬn)

được tổ-chức tại Trung-Tâm VIVO

vào chiều chủ-nhật 10-6-2012,

đại-diện gia-đình Thanh-Thanh là

Lê Xuân Mai, đt (510) 206-3909

và Lê Xuân Lộc, đt (510) 459-8346

đứng ra tổ-chức và

KHÔNG CHẤP-NHẬN SỰ HIỆN-DIỆN CỦA

Nguyễn Đắc Xuân trong dịp này.

Chúng tôi không bán sách tại đây.

Vị nào muốn mua sách,

xin liên-lạc với 2 đại-diện kể trên.

            Và “Chiều Tao-Ngộ” đã diễn ra tại hội-đường của cơ-quan VIVO từ 3:00 đến 6:00 chiều, ngày Chủ-Nhật 10-6-2012.

            Nhà-báo Cao Sơn đã tường-thuật “Chiều Tao-Ngộ” như sau:

            Thứ Sáu ngày 15 tháng 06 năm 2012 Tin Việt News Section A-Trang 5

TRONG THÂN MẬT TRÊN 100 VĂN THI HỮU & THÂN HỮU ĐẾN VỚI CHIỀU TAO NGỘ KỶ NIỆM 70 NĂM LÀM THƠ CỦA NHÀ THƠ THANH THANH LÊ XUÂN NHUẬN

             SAN JOSE (TVNs) - Mặc dù trong một ngày Chủ Nhật, có khá nhiều sinh hoạt trùng lặp, mà đặc biệt là giải bóng tròn Châu Âu được gọi là EURO 2012, nhưng vẫn có khoảng trên 100 người tham dự “Chiều Tao Ngộ, kỷ niệm 70 làm thơ của nhà thơ Thanh-Thanh Lê Xuân Nhuận” trong vòng thân mật thắm tình nghệ sĩ.

            Chiều Tao Ngộ được tổ chức tại hội trường VIVO, 2260 Quimby Road, San Jose, CA 95122 từ 2:30PM - 6:00PM, Chủ Nhật, ngày 10-6-2012. Phần lớn người tham dự là quý văn thi hữu tại miền Bắc California. Sau phần nghi thức khai mạc do MC Hoàng Vinh điều khiển, Phương Thuận, MC thứ hai, đã cho biết chương trình Chiều Tao Ngộ do gia đình nhà thơ Thanh Thanh tổ chức. Nói cho đúng ra là do 6 người con của nhà thơ gồm “Ngũ Long Công Chúa” và người con trai tổ chức nhân sắp đến ngày Father’s Day để chúc mừng thân phụ của mình.

            Sau đó, các người con của nhà thơ đã được cô Lam Hương giới thiệu ra mắt quan khách gồm Lê Thu Vân, Lê Xuân Mai, Lê Xuân Lộc, Lê Thu Nguyên, Lê Xuân Sơn và Lê Xuân Hạnh.

            Thứ nữ là cô Lê Xuân Mai, đến từ Úc Châu, đã đại diện 6 chị em ngỏ lời cám ơn sự hiện diện của mọi người trong buổi chiều tao ngộ mà các chị em cô tổ chức dành cho “Ba Thanh-Thanh”.

            Kế tiếp là nhà thơ Thanh-Thanh, nhân vật chính của Chiều Tao Ngộ đã được giới thiệu phát biểu đã cám ơn sự hiện diện của quý thi văn hữu, truyền thông báo chí và thân hữu.  Theo nhà thơ đây là một buổi chiều khó quên được đối với ông vì quý thi văn hữu và các con của ông đã dành cho ông những giờ phút thật cảm động.

            Lê Xuân Hạnh, út nữ của nhà thơ, sau đó đã thay mặt các chị, anh để tặng đến thân phụ của mình một bó hoa rực thắm.

             Trong phần trình bày đề tài “Thơ - Người Thơ: Hành Trình và Tao Ngộ” nhà văn DƯƠNG DIÊN NGHỊ đã trình bày:

            “Nhận định, lượng giá một tác giả, những nhà nghiên cứu phê bình văn học không thể không chuyên sâu vào tính cách và tác phẩm.

            Tác phẩm, tính cách phóng chiếu, dàn trải hoặc ít, hoặc nhiều bóng dáng thời đại, xã hội, con người, những diễn biến sinh hoạt tạo thành dấu ấn đặc thù lưu cửu.

            Nhà thơ Thanh-Thanh vốn không xa lạ với thành phần bạn đọc trong cũng như ngoài nước. Lớn lên giữa giai đoạn lịch sử đất nước chuyển mình. Trận chiến thứ 2 ngã ngũ (1939-1945) ngọn triều gọi là “cách mạng” dâng trào, chiếm đoạt quyền uy, thu tóm giang sơn về tay họ.

            Tuy nhiên, chỉ khoảng thời gian mong manh, chưa đủ sức bảo vệ chính mình, cuộc chiến bùng nổ trở lại, không để cho cách mạng hoành hành, giành lại quyền sống cho quê hương, tự do cho dân tộc.

            Cuộc chiến lan dần, tăng cường độ, từ thấp đến cao, kéo dài, đối đầu quyết liệt, đã lôi kéo con người bên này, bên kia vào vòng quay thù hận sâu xa…

            Dòng thơ Thanh-Thanh bắt nguồn từ đó.

            Từ chỗ đứng của trang thanh niên 17, giữa ngã ba đường, phân vân tìm kiếm hướng đi lên phía trước. Vốn đa cảm, nhạy bén, yêu người yêu mình, hồn thơ đượm nỗi xót đau bi kịch chiến tranh giữa quê hương, âu lo thân phận người bất an, yếu đuối trước hiểm họa khó lường sẽ tới lúc nào!

                       Vì điệu sống không hòa chung điệp khúc

                        Nên nhân gian điên loạn đã lâu rồi!

            Ngoại giới cũng tác động hồn thơ không ít, thúc đẩy thơ hãy trở về với chính mình, thế nên có lúc, đã tự ngộ một hiện thực đáng sợ, đe dọa sinh mệnh con người và chờ chực hành động.

                        “Thân một trót sinh nhằm thời chiến quốc.

                        Kiếp mây bèo cho cuốn ngược lôi xuôi”            

            Thao thức, băn khoăn nổi chìm diệu vợi, tuổi trẻ đang vận dụng một lối thoát ra từ tâm thức. Cũng gần kề mà cảm thấy xa vời, nắm trong tay mà chưa hề cảm xúc, là phút tỉnh thức bừng sáng chạm mặt hiện thực đời thường.

            Sự gắn bó, ràng buộc quê hương, dân tộc, phạm trù tình cảm chân thật giữa người với người trong tương quan sống vì… sống với…

                        “Là kẻ yêu đời dưới nắng sương

                        Thiết tha ta đãi cát tìm vàng

                        Tinh vi đi lọc từng hơi bụi

                        Đúc lại thành thơ gởi Bốn Phương”.

            Khi nhận rõ nét tấm bảng chỉ đường đi, thơ, tự thân là báu vật cống hiến, là những truyền rao chân lý, đạo đức, niềm tin… Dựa vào thơ mà vững bước… Tin vào thơ mà ước mơ.

            Kết quả đã hùng biện rõ ràng qua thi phẩm “Ánh Trời Mai”, thi phẩm đầu tay sớm nhất tại cố đô miền Trung thời ấy.

            Làm thơ là nuôi dưỡng khát vọng. “Yêu vô cùng và khát vọng mênh mông” (Hoàng Công Khanh) Thanh-Thanh đã gởi gắm ước mơ vào tác phẩm, minh họa toàn cảnh quê hương sẽ một ngày thanh bình an lạc.

            Xã hội chan hòa tình nghĩa, vì con người hạnh phúc thăng hoa… Cùng hát ca chung điệu, cùng góp bàn tay trách nhiệm xây dựng cõi thiên đường có thật.

            Tuổi trẻ nồng nhiệt, tư duy trong sáng, cảm hứng sôi nổi cũng hơn một lần, dành nguyên trang tôn vinh tình yêu đôi lứa, chứa đựng tràn đầy trong “Tuần Trăng Mật”. Chủ đề thơ tình yêu thể hiện mức độ thử thách đối với bất cứ người thơ bắt đầu nhập cuộc Tao Đàn thanh tao, thanh khí…

            Tiếp tục theo thời gian, chắt chiu tích lũy và khám phá, phát huy dạng thức thơ sang nhánh khác bằng những tra vấn liên quan tâm linh, triết học. Thi phẩm “Với Thượng Đế” hình thành biểu hiện tham vọng trình bày cho được ẩn khuất mà thế hệ này đến thế hệ khác vẫn trên đường đeo đuổi, kiếm tìm chưa hề mỏi mệt, và Thanh-Thanh đã khẳng định mình:

                        “Xin nguyện trọn đời giữ trắng hồn thơ

                        Để được xứng làm con cưng Thượng Đế”.

            Cuộc chiến ý thức hệ Bắc Nam, còn bài tẩy của ván bài lật ngữa vào ngày cuối tháng tư. Tai họa bất ngờ ụp xuống. Đồng đội, đồng hành với hàng triệu con dân miền Nam dưới chế độ tự do, kinh qua cuộc lưu đày tàn khốc trên quê hương mình…

            Thanh-Thanh sau hơn 12 năm trong vòng rào “cải tạo”, trở về, cùng “Cơn Ác Mộng” tích trữ sự kiện, mục kích, đối mặt kẻ thù, đã mạnh mẽ tố cáo tập đoàn mác xít Hà Nội lạc hậu, man rợ, đã đánh mất tính người!!!

            Ngoài thơ, tác giả còn dựng những kịch thơ, lịch sử, thời đại, nêu cao gương bất khuất tiền nhân, vinh danh sự nghiệp đấu tranh giữ nước, chống xâm lăng phương Bắc, cũng như tư duy thơ đậm khuynh hướng nghiêng xuống con người, người dân yếu đuối, thiệt thòi cần bênh vực, bảo vệ, xã hội, cộng đồng cần phải được thăng tiến hài hòa trong tinh thần tôn trọng công lý, công bằng…

            Một đặc điểm khác, song song với sáng tác thơ, tác giả tham gia chuyển ngữ một số thơ Việt sang Anh ngữ, đồng thời khá thành công, nổi bật nhiều bài thơ viết bằng ngôn ngữ Anh, đã được nhiều Hội Thơ Hoa Kỳ chọn in vào tuyển tập, và tạp chí Văn Học từ năm 1993 đến nay. Vinh dự được nhận là Hội viên suốt đời của Hiệp Hội Quốc tế Thi Nhân (International Society of Poets).

            Đường thơ Thanh Thanh nhìn lui thật dài, thật rộng… Cổ nhân thường nói “trường đồ tri mã lực”. Đường dài mới hay sức ngựa.

            Hành trình con số 70 không đơn thuần dùng trong toán học, là con số của văn chương, nó góp phần ghi nhận, giải mã những thông điệp của tác giả đến với người đọc.

            70 năm, đeo đuổi, đam mê, sáng tác, trí tuệ, buồng tim đã đầu tư ý nghĩa cho một sự nghiệp, một đời người. Dĩ nhiên có vinh quang lẫn hệ lụy. Nụ cười và tiếng khóc. Nếu có nụ cười tươi vui ấn tượng, thì cũng có những giọt nước mắt thầm lặng thương xót cõi đời thường.

                        “Nguồn khổ lụy, một kho tàng vô giá”.

            Khổ lụy, đau thương, rõ ràng kết tinh chất liệu quí hiếm, bồi bổ cho sức sống của thơ… Mang thơ đến con người cùng dung thông, đồng cảm…

            70 năm, cuộc bể dâu lịch sử, nhà thơ ghi nhận biết bao điều trông thấy, những bi kịch, thảm kịch của thân phận làm người, nhà thơ đi tìm ý nghĩa, triết lý sống giữa vòng quay xô bồ nhân thế…

            Tôi nghĩ đến hôm nay buổi hội ngộ này chỉ là một chặng dừng để kiểm nghiệm, đúc kết giá trị của công trình hoàn thiện. Con đường thơ Thanh Thanh còn thênh thang khoáng đạt, và bước đi chưa mệt mỏi còn vững vàng. Bước đi chưa lộ chỉ dấu mệt mỏi, chồn chân. Ánh sáng lạc quan chan hòa phía trước bởi tác giả đã chọn đúng con đường mà thi hào Goeth của nước Đức đã cho rằng ‘Con đường văn chương nghệ thuật dành vinh dự cho những ai từ đó đi ra’…”

             DIÊN NGHỊ

*            Chuyển qua phần văn nghệ, ca hát và ngâm thơ với các nghệ sĩ Duy Cường, Nguyệt Thanh, Trương H. Hữu, Phương Thuận, Hoàng Vinh, Duy Hùng (con rể của nhà thơ), Thi Cầm, Kiều Đông Phương, Xuân Mai, cháu Justina Lê, cháu nội của tác giả vừa hát vừa đàn dương cầm bài “I Will Survive”.

*            Giữa chương trình văn nghệ, thứ nữ Xuân Mai, trong phần nói về thân phụ của mình đã trình bày:

            “Tôi là Lê Xuân Mai, con thứ hai của bố tôi Thanh-Thanh Lê Xuân Nhuận. Trong 6 chị em, tôi là người sau cùng mới được rời Việt Nam qua Mỹ định cư, và tôi hiện thời [bút-danh Lê Mai] cũng theo nghiệp viết lách của ba tôi TT-LXN.

            Do đó, tôi được cử làm đại diện các chị em để nói lên lòng kính yêu của chúng tôi và con cháu chúng tôi đối với người cha, ông ngoại, ông nội và ông cố ngoại TT-LXN của chúng tôi.

            Chúng tôi xin có đôi lời nói về ba TT-LXN của chúng tôi:

            - Từ thuở thơ ấu, chúng tôi đã in sâu trong lòng hình tượng một người cha hiền lành mẫu mực: không trà, không cà phê, không thuốc lá, không rượu chè, không cờ bạc… Trong ký ức tuổi thơ của chúng tôi Ba TT-LXN có thú ham mê đọc sách, viết sách và luôn luôn học, lúc nào cũng  viết, lúc nào cũng học, ba học nhiều thứ tiếng ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nhật… và học cả tiếng thổ ngữ của các sắc dân tộc thiểu số ở các nơi ba đến nhận nhiệm sở như: tiếng Ê Đê ở Ban Mê Thuột, tiếng M’Nong ở Quảng Đức, tiếng Djarai ở Pleiku… Đến sau khi đi tù gần 13 năm trở về Ba TT tiếp tục học, nghiên cứu các tự điển chuyên môn các ngành.

            - Tôi nhớ vào khoảng năm 1975 trở đi, bệnh viện Khánh Hòa cắt ruột thừa cũng làm chết nhiều người, ba TT của tôi ở tù về năm 1987, còn bị quản thúc tại địa phương, ông đã dịch một cuốn sách chuyên môn y khoa giúp bệnh viện Khánh Hòa tránh khỏi những phẫu thuật sai lầm. Sau đó, Ban Giám Đốc bệnh viện đã mời  ba TT-LXN dạy tiếng Anh cho các bác sĩ bệnh viện.

            - Ba TT-LXN cũng dịch thuật một tài liệu chuyên môn hàng không giúp cho các máy bay dân dụng không bay vào vùng cấm có từ trường, nam châm hút làm rơi máy bay…

            Đặc điểm của Ba TT-LXN là làm xong công việc gì rồi là không quan tâm tới nữa, mặc ai tranh công đoạt tiếng hưởng lợi lộc ông cũng không màng.

            Đối với gia đình Ba TT-LXN là người chồng chung thủy, một người cha hết lòng thương yêu vợ, con. Nhưng ông cũng là người nhiệt tình, tận tụy với công việc và gần như luôn đặt trọng trách việc công sở lên hàng đầu, tức là việc dân, việc nước.

            Ba thường đi công tác xa nhà. Do đó me Vân Anh của chúng tôi hay buồn giận. Nhưng hờn lẫy vậy thôi, chứ me chúng tôi rất yêu ba TT, bà chỉ hay trách ba TT-LXN là “Gàn”.  Me Vân Anh cũng thuộc thơ của ba TT rất nhiều. Ba TT-LXN cũng viết rất nhiều thơ tặng vợ, ví dụ như tập thơ “Tuần Trăng Mật”.

            Me Vân Anh hay đọc cho bạn bè hay bà con và con cái chúng tôi nghe những câu thơ ba tặng Me ngày trẻ như:

                        “Chính tim ta nghe thoáng giọng oanh vàng

                        Cũng náo nức như muôn ngàn thính giả”.

(Thời me Vân Anh làm xướng ngôn viên Đài Phát Thanh Huế)

Hoặc:

                        “Em thấy đó vì sao anh đã quyết

                        Chọn đưa em về giới thiệu gia đình

                        Chọn một đóa để buông rời cả bó

Hoặc:

                        “Anh sẽ viết muôn lời thơ tha thiết

                        Tặng riêng em duy nhất bạn đời anh”.

            Xen kẽ những đoạn thơ tha thiết tình tứ của ba TT, me Vân Anh cũng nhớ những đoạn thơ miêu tả thực trạng như:

                        “Anh ở nhà lầu, anh đi xe hơi

                        Nhưng nhà thuê, xe mượn đó em ơi!

                        Những bộ cánh có làm nên hạnh-phúc,

                        Có tăng thêm giá-trị của Con Người?”

                        Em nhìn bộ vó anh sang trọng

                        Mà vợ con anh đói rã rời…”

            Nói đến đây chắc ai cũng hiểu, cuộc sống gia đình chúng tôi không xa hoa, giàu có, vì ba TT chỉ sống liêm khiết nuôi gia đình trong đồng lương hàng tháng.

            Me Vân Anh chúng tôi xuất thân là tiểu thư con nhà danh giá, từ nhỏ quen được người ăn kẻ ở hầu hạ, khi lấy ba TT-LXN, me Vân Anh gần như từ bỏ nếp sống vàng son cũ, me chịu thương chịu khó, không quản nhọc nhằn tha bầy con theo chồng luân lưu qua bao nhiêu miền rừng núi đèo heo hút gió, từ Quảng Đức đến Ban Mê Thuột, Pleiku… me luôn kề vai sát cánh bên chồng, để cho ba TT-LXN giữ vững niềm tin, tự hào cất cao giọng thơ:

                        “Ta vẫn là ta của thuở hai mươi

                        Mũi bút chưa cùn, nguồn hứng chưa vơi”.

            Vượt qua bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu sóng gió, ba me chung thủy sắt son trọn đời 55 năm vợ chồng. Me tôi vắn số, qua đời cách đây 5 năm, ba TT-LXN không ngừng thương nhớ me.

            Lúc đó tôi còn ở Việt Nam, nghe các chị em kẻ lại rằng: Ba đi đến nơi nào có kỷ niệm với me ba cũng khóc, ba thường trào nước mắt khi đi chợ với cô em út của chúng tôi, là cái chợ me thường đi, ba nói:

            - Không ai có thể thay thế me của các con được!

            Ba TT-LXN là một người khí khái, can trường và công minh. Là một người đầy nhiệt huyết, có lý tưởng, có chính nghĩa, mặc dù bề ngoài trông có vẻ mảnh khảnh thư sinh.

            Chúng tôi, toàn bộ gia đình chúng tôi từ những ngày ở Việt Nam đã có một cuộc sống thanh bần đạm bạc, nhưng chúng tôi luôn tự hào vì có một người cha thanh liêm chính trực..

            Chúng tôi xin trích dẫn một đoạn thơ tiêu biểu tự trào của ba TT-LXN sau đây, đủ nói lên trọn vẹn nhân cách con người TT-LXN:

                        “Tôi có một thằng tôi

                        Tự thuở vào đời băn khoăn tìm nghĩa sống

                        Đầu không tàn che

                        Chân không trụ chống

                        Nhưng tim mình có ánh lửa lương-tri

                        Nên vẫn đội trời đạp đất mà đi”.

*            Chương trình sau phần gia đình và thân hữu tặng quà đến nhà thơ và chụp hình lưu niệm đã chấm dứt lúc 6:015PM cùng ngày với rất nhiều quý văn thi hữu ở lại với nhà thơ và gia đình đến giờ chót.  

            Quà lưu-niệm của Thanh-Thanh trong “Chiều Tao-Ngộ” này là tuyển-tập thơ “Thanh-Thanh – 70 Năm Làm Thơ” được tác-giả và các người con trao đến tận tay mỗi thi+văn+hữu, ký-giả, nghệ-sĩ, nhiếp-ảnh-viên, và độc-giả yêu thơ tham-dự buổi sinh-hoạt đặc-biệt này.

 CAO SƠN tường thuật

*            Nhà-thơ MẠC Phương Đình ghi lại một số đoạn videos liên-hệ.

     Vài lời cám ơn của Nhà thơ Thanh-Thanh:

    


https://www.youtube.com/watch?v=1drPNUwPxl0

     Thành viên gia đình nhà thơ Thanh-Thanh LXN:

    


https://www.youtube.com/watch?v=3T2nGGS3M9s

     Nhà thơ Diên Nghị giới thiệu Nhà thơ Thanh-Thanh:

    


https://www.youtube.com/watch?v=QiXKhJ5_nhY

     Nhà thơ Ngọc An ngâm thơ Thanh-Thanh:

    


https://www.youtube.com/watch?v=yFFFERkFFCU

     Nghệ sĩ Nguyệt Thanh ngâm thơ Thanh-Thanh:

    


https://www.youtube.com/watch?v=yssc_glUrCg

     Ca nhạc góp vui mừng Thanh-Thanh:

    


https://www.youtube.com/watch?v=xkqkQjnwx5Q

     Nhà thơ Kiều Đông Phương phát biểu:

    


https://www.youtube.com/watch?v=0Pi75q7GGVk

     Nhà thơ Đại Lãng phát biểu:

           


https://www.youtube.com/watch?v=_dC-sVw0ITY

            Nhạc phẩm Tình Cha với giọng ca Duy Cường

           


https://www.youtube.com/watch?v=JmT_03AgFhM

            Nhạc phẩm Mộng Dưới Hoa do Duy Hùng trình bày

           


https://www.youtube.com/watch?v=yV6ji73ghpo

            Các nhà-văn Nhật-Thịnh và Khuê-Dung trên “Đất Đứng” ở Sacramento, thủ-phủ của Bang California, USA, đã tường-thuật “Chiều Tao-Ngộ” như sau:


             *             Nhà-văn NguyỄn PhưỚc Đáng đã tường-thuật trên “Dân Văn” ở Đức:  

            BAN TIN CUA TAP CHI DAN VAN

            DANVAN MAGAZINE POSTFACH 50 01 62 44871 BOCHUM – GERMANY

                                                Email: tapchidanvan@yahoo.de

(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ)    

MỘT Ý CHÍ CHỐNG CỘNG MỘT LỜI THỀ GIÀNH LẠI QUÊ HƯƠNG  

            (Quý Vị muốn xem HÌNH ẢNH, xin mở attachments đính kèm, TCDV)  

            Tôi tham dự CHIEU TAO NGO - NGUYEN PHUOC DANG.doc

Tôi tham dỰ “ChiỀu Tao NgỘ”  

NGUYỄN PHƯỚC ĐÁNG

             Ông Lê Xuân Nhuận tức thi sĩ Thanh-Thanh viết email lên nhiều Diễn Đàn mời mọi người đến thạm dự “Chiều Tao Ngộ” ngày 10-6-2012. 

            Thời điểm nầy là lúc có tin đồn là tên VC sát nhân Nguyễn Đắc Xuân từ VN sang chơi Nam Bắc California.  Có người phóng lên Net hỏi ông Lê Xuân Nhuận, buổi “Chiều Tao Ngộ” có mời Nguyễn Đắc Xuân tham dự không.  Ông LXN trả lời “Không!”.         

            Cả mấy tuần sôi động lời qua tiếng lại trên Net những điều bất lợi cho ông LXN về đủ thứ chuyện từ chuyện nghề nghiệp đến chuyện học hành, chuyện tư tưởng Quốc Cộng…

            Khi lên Net nhắc chuyện thiệp mời không ghi giờ, Ông LXN có ngỏ lời xin tôi địa chỉ nhận thư, để ông gởi thiệp mời cá nhân tôi, nhưng tôi ngỏ ý sẽ đến tham dự với tư cách là người chụp hình tài tử, chứ không nhận thư mời chánh thức.

                 Lúc 2:00 tôi rời nhà đến phòng họp VIVO. 

            Trên đường, tôi nghĩ đến chuyện tẽn tò vì phòng họp sẽ vắng hoe.  Tẽn tò cho Anh LXN, tẽn tò cho những khách như tôi, vì tôi biết có nhiều người sẽ không đi tham dự buổi nầy, theo lời mời của Ông Lê Xuân Nhuận.  Người ta sợ bị đả kích liên can.          

            Nhưng không, lúc tôi đến đã có lưa thưa độ 30 khách đứng ngồi trong phòng rồi.

            Cho đến lúc cuối buổi tao ngộ, thì có chừng 100 người tham dự, số người khá chọn lọc, có nhiều thi sĩ tôi biết mặt, khá nổi tiếng. 

            Tôi cố tìm kiếm Nguyễn Đắc Xuân, nhưng không thấy. 

            Buổi RMS lúc rày mà có được số khách cỡ nầy cũng coi được rồi!    

            Tôi nghĩ suy về 2 chữ Tao Ngộ.  Dưới 3 chữ “Chiều Tao Ngộ” có dòng chữ “Thanh-Thanh bảy mươi năm làm thơ”. 

            Đây là buổi Gặp Mặt kỷ niệm 70 năm làm thơ của Thanh-Thanh Lê Xuân Nhuận.  Thanh-Thanh gởi mời cá nhân bằng thiệp và mời chung mọi người trên Net đến chứng kiến buổi chiều đại gia đình Thi sĩ Thanh-Thanh tao ngộ, gặp mặt đông đủ, nhân mùa Father s’Day

            Ông cho biết 6 con của ông quy tụ về San Jose tổ chức “Chiều Tao Ngộ” nầy cho ông.  Ngũ long công chúa và quý tử của thi sĩ Thanh-Thanh LXN.             

            Cô Xuân Mai (áo đen thêu chim Phụng) thay mặt 6 chị em ca tụng cha là người không hút sách, không cờ bạc, không rượu chè, không cả ghiền cà phê, một lòng chăm lo chu đáo cho gia đình và thật xuất sắc trong nghề nghiệp cho quốc gia.

            Cô mặc áo vàng (Xuân Lộc, đứng cạnh cô Xuân Mai) là con dâu của Phạm Duy.          

            Ông Thanh-Thanh LXN phát biểu ngắn gọn tỏ lòng cảm ơn các bạn văn thi sĩ, nhà báo, nhà nhiếp ảnh và các nhân sĩ đến tham dự “Chiều Tao Ngộ” nầy.  Thật gẫy gọn!                                               

                                                 Thi sĩ Thanh-Thanh LXN  

            Nhà văn Thi sĩ Diên Nghị giới thiệu đôi điều về người bạn Thanh-Thanh.                        

                                                 Nhà văn & Thi sĩ  Diên Nghị  

            Thi sĩ Đại Lãn cũng đăng đàn phát biểu đôi điều về nhà văn Lê Xuân Nhuận.                        

                                                Thi sĩ Đại Lãn  

            Buổi “Chiều Tao Ngộ” có chỗ giống buổi RMS, là có chiêu đãi nhẹ bánh ngọt và nước uống, được đưa đến tận chỗ ngồi, rất lịch sự, mà không phải là một buổi RMS, dù có tặng sách, là quyển “Người Thơ Thanh-Thanh – 70 Năm Làm Thơ”, tác giả Thanh-Thanh, cũng được con của Thanh Thanh đưa đến tận chỗ ngồi cho từng vị khách. 

            Đặc biệt, suốt buổi luôn xen kẽ những mục văn nghệ như ca hát, ngâm thơ... 

            Còn rất nhiều mục hay và đẹp mắt. 

            Nhưng tôi xin giới thiệu một nữ vũ sư mà tôi mới gặp lần đầu hôm nay.  Cô tự nguyện phụ diễn bên cạnh các ca sĩ, các nghệ sĩ ngâm thơ.  Mọi người say mê qua những bước nhảy uốn lượn  thật uyển chuyễn, lướt nhẹ trên sàn sân khấu của cô.

             Trở lại chuyện đi tham dự buổi “Chiều Tao Ngộ”, tôi thật hài lòng chính mình. 

            Nhờ quyết định đi tham dự buổi nầy, bỏ qua mọi đàm tiếu xôn xao bất lợi cho ông Lê Xuân Nhuận, mà tôi tiếp nhận được những nét đẹp trong cuộc sống

            Tôi muốn nói đến tấm lòng hiếu thảo của 6 đứa con của thi sĩ Thanh-Thanh LXN.  Những đứa con dáng vóc bên ngoài thật đẹp, tấm lòng hiếu thảo, thật trong sáng, thật dễ mến từ tiếng nói, từ khoé mắt, thật lịch sự trong giao tiếp

            Tôi thành thật chúc mừng anh Lê Xuân Nhuận có được niềm hạnh phúc gia đình tràn đầy trong những ngày tám mươi cuối cuộc đời.  Tôi ước mong mọi Anh Em tuổi già chúng ta cũng có được niềm hạnh phúc như anh Lê Xuân Nhuận.          

            Ngoài ra, nhờ tham dự buổi “Chiều Tao Ngộ” nầy, tôi mới có cơ hội gặp và thưởng ngoạn những màn múa độc diễn của người nữ vũ sư tuyệt vời, mà tôi chưa quen biết.  Người nữ vũ sư bỏ nghiệp khá lâu, nay vừa tái xuất giang hồ, tôi hy vọng còn có dịp thưởng thức tài nghệ và còn cơ hội làm quen với  bà. 

            Chân thành cám ơn.

            NGUYỄN PHƯỚC ĐÁNG.

*    Nhà-thơ Mạc Phương Đình ghi lại một số đoạn videos liên-hệ:

Vài lời cám ơn của Nhà thơ Thanh-Thanh:

https://www.youtube.com/watch?v=1drPNUwPxl0

Thành viên gia đình nhà thơ Thanh Thanh LXN:

https://www.youtube.com/watch?v=3T2nGGS3M9s

Nhà thơ Diên-Nghị giới thiệu Nhà thơ Thanh-Thanh:

https://www.youtube.com/watch?v=QiXKhJ5_nhY

Nhà thơ Ngọc-An ngâm thơ Thanh-Thanh:

https://www.youtube.com/watch?v=yFFFERkFFCU

Nghệ sĩ Nguyệt-Thanh ngâm thơ Thanh-Thanh:

https://www.youtube.com/watch?v=yssc_glUrCg

Ca nhạc góp vui mừng Thanh-Thanh:

https://www.youtube.com/watch?v=xkqkQjnwx5Q

Nhà thơ Kiều-Đông-Phương phát biểu:

https://www.youtube.com/watch?v=0Pi75q7GGVk

Nhà thơ Đại-Lãng phát biểu:

https://www.youtube.com/watch?v=_dC-sVw0ITY

Nhạc phẩm “Tình Cha” với giọng ca Duy-Cường:

https://www.youtube.com/watch?v=JmT_03AgFhM

Nhạc phẩm “Mộng Dưới Hoa” do Duy-Hùng trình bày:

https://www.youtube.com/watch?v=yV6ji73ghpo

Lam Hương giới-thiệu  

Thành-viên gia-đình nhà thơ Thanh-Thanh LXN:

https://www.youtube.com/watch?v=3T2nGGS3M9s

Nhà thơ Diên Nghị giới thiệu Nhà thơ Thanh-Thanh:

https://www.youtube.com/watch?v=QiXKhJ5_nhY&feature=relmfu

Vài lời cám ơn của nhà thơ Thanh-Thanh:

https://www.youtube.com/watch?v=1drPNUwPxl0

https://www.youtube.com/watch?v=1drPNUwPxl0&feature=relmfu

 Thanh-Thanh Lê Xuân Nhuận và các con

 

 


Tags: NHÂN VẬT
Tags: TÁC GIẢ
Tags: TÁC PHẨM
Tags: VIDEO
Tags: YOUTUBE

Đăng nhận xét

Tin liên quan