TRUONG NGUYEN:MỸ VÂN NGƯỜI PHỤ NỮ VANG BÓNG MỘT THỜI (MYVAN FILM SAIGON)
MỸ VÂN NGƯỜI PHỤ NỮ VANG BÓNG MỘT THỜI
(MYVAN FILM SAIGON)
*Người Phụ Nữ Tên Mỹ Vân?
Hôm
nay tôi được cháu Hà Khánh Phi dẫn đường vào thăm một cụ bà
96 tuổi nằm trong nursing home khu Bắc San Jose. Đầu năm 2022 bà cụ bị té
trong nhà, 911đưa cụ vào nhà thương Stanford cấp cứu. Trải qua ngưỡng cửa của
sinh tử, cụ bà được đưa về một dưỡng đường cao niên khá lịch sự, hoàn toàn miễn
phí cho người cao niên không có lợi tức. Không khí của nursing home tuy trang
nhã trật tự và sạch sẽ nhưng không phải là nơi sinh động vui vẻ. Khách thăm viếng
phải ghi danh và xuất trình thẻ chích thuốc chống dịch đầy đủ 4 lần. Đeo khẩu
trang rồi đi quanh các khu hành lang với những gian phòng hai hay ba giường,
nhân viên phục vụ chăm chỉ làm việc. Các vị cao niên ngồi trên xe lăn gật gù lơ
mơ giữa giấc ngủ ngày hay ngước nhìn khách thăm viếng với hy vọng nhận ra
thân quyến. Không hề có một nụ cười.
-Bà nằm đây có dễ chịu không?
-OK.
-Ăn uống thế nào?
-Cơm ngày ba bữa.
-Bà có coi TV không?
-Lúc có lúc không.
-Các cháu có vào thăm không?
-Có vào mỗi tuần.
-Bà còn nhớ chuyện ngày xưa không?
Nụ cười xa vắng lại trở về. Tôi chưa từng thấy một khách
hàng của nursing mà không hề buồn bã phànnàn. Người phụ nữ này vốn là hoa khôi Hà Nội đã từng sống
cuộc đời sôi nổi từ Bắc vào Nam. Người vợ đã cùng chồng xây dựng một khung trời
điện ảnh Việt Nam ngay từ thập niên 30. Người đã đóng góp rất nhiều hình ảnh
của trăm năm điện ảnh Sài Gòn.
Bây giờ bà nằm đây trong ngày tháng sau cùng, chập chờn
trong giấc ngủ chờ đợi về cõi thiên thu. Các nhân viên và bác sĩ, y tá ra vào
săn sóc. Chẳng ai biết là cụ bà đã có một thời oanh liệt được ông chồng mở đường
điện ảnh Việt Nam lấy tên vợ đặt cho tên của hãng Mỹ Vân.
Tôi bắt tay bà cụ ra về để nhận được thêm một nụ cười với
đôi mắt bừng sáng rồi bàn tay cao niên vẫy nhẹ một cử chỉ thông cảm và cam chịu
với số phận.
Con đường điện ảnh Việt Nam.
Chuyến viếng thăm bà Mỹ Vân đưa chúng tôi lạc vào trăm trang
tổng kết về lịch sử điện ảnh Việt Nam. Kể từ khi người Việt có phim về truyện Kiều năm 1923 cho đến
năm 2023 là vừa đúng 100 năm. Dân tộc Việt dù đã có gần 100 triệu người sống
trên giang sơn gấm vóc với một hành lang diễm lệ ven biển Thái Bình Dương nhưng
xem ra vẫn còn nhiều thua kém các quốc gia Đông Nam Á. Điện ảnh là một điển
hình. Nhưng dù thua kém nhưng cũng cần có một câu chuyện lịch sử để ghi lại.
Truyện Kiều là cuốn phim đầu tiên mở đầu cho thập niên 20. Thập niên 30 thêm một
vài phim tài tử thử thách với nghệ thuật thứ bảy.
Khi còn nhỏ tôi có dịp nghe nói đến phim Cánh Đồng Ma phát hành năm 1938.
Vào cuối thập niên 40 chiến tranh Việt Pháp bắt đầu và phe cộng sản vinh danh phim chiến
sự đầu tiên với Trận Mộc Hóa năm 1948. Qua thập niên 50 với nhiều ghi nhận
quan trọng. Năm 1953 Mỹ
Vân ra đời tác phẩm Kiếp Hoa tại Hà Nội với các tài từ cải lương Kim Chung từ
sân khấu bước qua màn ảnh. Cùng một lượt gánh cải lương Ái Liên nhập cuộc
và thêm phim Bến Cũ với Bích Thuận đóng vai chính.
Cuộc di cư tháng 7-1954 chia đôi đất nước, chia đôi dân tộc
và con đường điện ảnh Việt Nam bắt đầu chia đôi ngả. Cuối thập niên 50 miền Nam
phát hành cuốn phim danh tiếng với tựa đề Chúng tôi muốn sống. Đây là phim
chính trị, tâm lý và xã hội chống Cộng mãnh liệt sống động đã làm cho bộ phim vẫn
còn sống mãi đến ngày nay. Hai nam tài tử xuất sắc là Lê Quỳnh vai chính và TrầnVăn
Nhơn, vai phụ được ghi nhận. Ông Trần Văn Nhơn sau này đã làm phụ tá giám đốc
IRCC. Kể từ khi đất nước chia đôi, miền Bắc theo ý thức hệ cộng sản ảnh
hưởng Nga Tàu và mọi hoạt động điện ảnh đều do Đảng lãnh đạo. Miền Nam với thủ
đô SàiGòn tự do có nhiều nhà sản xuất hoàn toàn do tư nhân sáng tạo. Trong số
đó Mỹ Vân đã trở thành
hãng phim danh tiếng dẫn đầu suốt 2 thập niên từ 1954 đến 1975.
Lịch sử Mỹ Vân phim
Thế chiến thứ 2 chấm dứt 1945 Quốc dân đảng và Tưởng giới Thạch di tản qua
Đài Loan. Một số dân Tầu chống Cộng chạy qua Hà Nội. Có ông họ Lưu qua Việt Nam
trở thành người Việt gốc Hoa lấy vợ Việt Nam và gia đình có con trai là
Lưu Trạch Hưng, làm nghề chụp ảnh. Ông Hưng có vóc dáng đường bệ và khả năng tổ
chức cùng thấm nhuần văn hóa Việt. Duyên phận đưa đến anh Hưng đẹp duyên với cô
Vân, mỹ nhân Hà Nội. Gia đình nhà gái bán cả vườn ổi để làm của hồi môn cho đôi
trẻ mở hãng phim thử thách với nghệ thuật thứ bẩy. Tuy nhiên chỉ được vài
năm là cuộc di cư bắt đầu và Mỹ Vân thực sự trưởng thành với thủ đô Sài Gòn hoa
lệ. Từ 1954 đến 1975 Mỹ
Vân sản xuất 39 bộ phim dẫn đầu nền điện ảnh Việt Nam Cộng Hoà. Miền Nam
làm phim thể hiện tinh thần xây dựng trong chiến tranh. Những phim chiến tranh
được sự yểm trợ của Tổng cục Chiến tranh chính trị và đồng thời có sự hưởng ứng
của hầu hết các văn nghệ sĩ. Ông Lưu Trạch Hưng chứng tỏ khả năng lãnh đạo, kỹ
thuật và phối hợp của nhà sản xuất. Bà Mỹ Vân là tay quản lý và ngoại giao xuất
sắc đã góp phần đáng kể vào lịch sử điện ảnh VNCH. Trong khi đó miền Bắc
hoàn toàn sản xuất phim ảnh một chiều ru ngủ cho cuộc kháng chiến trường kỳ
hy sinh cả thế hệ thanh niên. Trong khi văn nghệ sĩ phản kháng qua Nhân
Văn Giai Phẩm thì phía điện ảnh vô phương lên tiếng.
Ngoại trừ vào năm 1987 với phim Hà Nội trong mắt ai và đáng kể nhất
là phim Chuyện Tử Tế của Trần Văn Thủy. Phim này liền bị cấm phát hành và
chỉ được cởi trói vài năm sau. Với thành tích của Mỹ Vân đóng góp cho điện
ảnh Viet Nam Cộng hòa trong 21 năm, ông Lưu Trạch Hưng đã được vinh danh nhiều
lần đồng thời đạt được sự tin tưởng và kính trọng của giới văn nghệ sĩ Sài Gòn,
nhưng còn phần bà vợ là nhà quản trị và ngoại giao của tổ chức, bà có được ai
nhắc đến. Đã có người hỏi và phu nhân đã trả lời. Hỏi rằng:-Bà có hết lòng
yểm trợ cho ông xã không?
Trả lời:-Phải ủng hộ chứ. Sao lại không?
Lại hỏi:-Bà có được hưởng danh tiếng của ông không ? Trả lời:-
Nhà tôi đã cho tôi cái danh hiệu Mỹ Vân là quá đủ. Lại nói rằng khi tôi đi ngoại
giao với các quan lớn cả bộ trưởng. Các anh cứ chê cười là tôi Gánh vàng đi đổ
sông Ngô. Ý nói tôi giúp cho ông chồng Tàu. Tôi đã trả lời rằng:-Tôi đâu có biết
sông nào là sông Ngô. Tôi chỉ đem Vàng đổ xuống sông Hồng sông Hương và
sông MêKông.
Vâng, đó chính là ngôn ngữ của cô Mỹ Vân. Người đã ra đi năm 1975 mà khôn ngoan gửi 10 bộ
phim cũ VNCH qua Hồng Kông. Khi hai vợ chồng đến Mỹ đã tìm cách khuân
phim về San Francisco. Sau khi ông Hưng qua đời bà Mỹ Vân cất các di sản điện ảnh
riêng một chỗ. Không bán cho các nhà khai thác. Mấy năm sau này, biết mình
không qua khỏi và không có con thừa kế, bà nhớ đến những đứa cháu thân yêu bèn
kêu Hà Phi lại giao phó vai trò hậu duệ. Hà Phi tìm lại kho phim tồn trữ không
đủ điều kiện nên gần như hư hỏng hết. Anh chàng Phi hết sức nhiệt thành đã trực
tiếp đến thăm cơ quan tồn
trữ điện ảnh và TV danh tiếng nhất nước Mỹ thuộc học viện UCLA. Phi thuyết
phục họ đây là di sản còn lại của cả miền Nam VN tự do. Sau nhiều chuyến đi lại
miền Nam, tổ chức đã chấp nhận 10 bộ phim và lần lượt sửa chữa,tồn trữ, bảo
toàn, tân trang và phụ đề Anh ngữ. Cuốn phim đầu tiên Chân Trời Tím đã làm lại màu sắc đẹp hơn cả phim chiếu
tại Sài Gòn. Ngày nay các bạn có thể lên Amazon xem cảnh Hùng Cường hôn
Kim Vui như phim Mỹ. Cảnh party hầu hết các danh tài một thời của VNCH họpmặt
trong nhà trung tá Trần Đỗ Cung Sài Gòn. Ông này gốc Không quân nhưng lại được
đóng vai trung tá chỉ huy thiết giáp. Qua Mỹ ông mở nhà hàng 7/11 tại miền Bắc
CA.
Ông đã được xem lại Chân trời Tím tại San Jose rồi lặng lẽ ra đi. Trong phim cũng có cảnh Kim Vui nằm khỏa thân cho ông họa sĩ minh họa. Sự thực họa sĩ sáng tác là bà Trương thị Thịnh của San Jose. Kỳ này DânSinhMedia sẽ tổ chức 100 năm điện ảnh Việt Nam tại phòng họp County. Các giám sát viên cùng ký tên trong bản tuyên dương hãng Mỹ Vân.
Mỹ Vân là ai?
Chính là bà cụ già một đời sinh hoạt điện ảnh từ Hà nội đến
Sài Gòn. Bà đang nằm trong nursing chờ những ngày cuối cùng. Sẽ nở thêm nụ
cười hồn nhiên khi nhìn thấy bản tuyên dương rất muộn màng trên đất Mỹ.
Ganh vang di do song Ngo? Tra loi phong van Thai Ha nam 2017
TRUONG NGUYEN
Xin xem doan phim phong van sau day
https://drive.google.com/file/d/1jADMDdW1q2FcSEKsKX5C9mvpKch4n0k2/view?usp=sharing
Đăng nhận xét