TẾ LUÂN CẢM NHẬN MẢNH DA VÀNG TÁC GIẢ CHU LYNH

 Cảm nhận Mảnh Da Vàng Tác Giả Chu Lynh

Xin chia sẻ một cảm nhận về tác phẩm Mảnh Da Vàng Tác Giả Chu Lynh.

Trân trọng

Lê Tuấn

 Mảnh Da Vàng

Tác Giả Chu Lynh

                                                                                                                                                                                               Tế Luân

Tôi không hề quen biết nhà văn Chu Lynh, tuy nhiên qua tác phẩm Mảnh Da Vàng mà tôi tìm đọc trên Google Search, tôi chợt nhận ra tác giả Chu Lynh

Có một lần ông từ tiểu ban Virginia đến tham dư một buổi họp mặt giới thiệu giáo sư Lê Văn Khoa do Văn Thơ Lạc Việt tổ chức tại Câu Lạc Bộ Mây Bốn phương Thành phố San Jose.

Trong buổi họp mặt tôi có gặp nhà làm phim tài liệu Chu Lynh (Document Movies) Vietnam Film Club, chỉ gặp mặt qua sự giới thiệu của anh Chinh Nguyên khi ấy là chủ tịch VTLV, tôi chỉ gật đầu chào nhưng không hề nói chuyện. Sau này tôi có dịp xem nhiều bộ phim tài liệu do Việt Nam Film Club thực hiện lúc đó tôi mới biết thêm về Chu Lynh.

Đến khi tác phẩm Mảnh Da Vàng được chính thức ra mắt, qua diễn đàn của VBVNVDBHK tôi mới biết thêm về ông và bắt đầu để ý đến tác phẩm này.

Tôi tự tìm hiểu và đọc tác phẩm này online qua trang mạng Việt Báo.

Tác giả Chu Lynh sinh năm 1945 tại Quảng Bình, di cư vào Nam năm 1954. Nghĩa là ông đã trải qua 10 năm tuổi thơ sống với người mẹ tại quê nhà Quảng Bình. Năm 1954 ông theo gia đình di cư vào miền nam, đến năm 1965 ông đã nhập ngũ tại trường Bộ Binh Thủ Đức.

Sau năm 1975 ông đã trải qua nhiều năm trong các trại tù cải tạo của cộng sản. Năm 1995 ông đã chính thức định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO.

Mở đầu cho tác phẩm mảnh Da Vàng ông đã viết:

“Đã từ lâu, tôi muốn viết về quãng đời niên thiếu kém may mắn của mình, nhưng vẫn chưa tìm được ngày tháng yên hàn để thực hiện giấc mơ. Chinh chiến đã xô đẩy tôi phiêu bạt khắp nơi. Khi chiến tranh chấm dứt, tôi bị lùa vào các trại tập trung. Thoát vòng lao lý, tôi phải lang thang nhiều nơi tìm kế mưu sinh. đến xứ người, tôi vẫn chưa tìm được những khoảnh khắc yên vị để thu nhặt lại những mảnh đời đã lạc khuất trong quá khứ.”

Ông cũng mở đầu bằng những mảnh vụn tả tơi, của mảnh da vàng rách nát, qua những quãng thời gian thơ ấu khi còn ở bên mẹ tại vùng quê Quảng Bình.

Ông Viết:

“Họ biến nhà thờ thành nơi nhảy nhót và hội họp. Họ theo sát mẹ tôi mỗi khi người qua nhà hàng xóm. Họ kiểm thảo ngay khi thấy có hai người nói chuyện riêng.”

Tôi thường sợ hãi mỗi khi nhìn người đàn bà mặc đồ đen trên khán đài dõng dạc tuyên án tử hình hay cải tạo lâu dài những người bà nói là bọn phản động, địa chủ, cường hào ác bá bóc lột nhân dân”

Ông viết thêm:

“Tôi còn nhớ như in buổi đấu tố địa chủ cuối cùng. Khi tôi đến thì địa điểm đã đầy ắp người đến từ các thôn xã trong vùng. đó là một mảnh đất rộng ngay trung tâm làng, được chia thành nhiều lô cho từng thôn. Một khán đài dựng sát bụi tre có băng chữ Tòa Án Nhân Dân với những cán bộ mặc đồ đen lầm lì đang nhìn xuống phía dân chúng”

Cuối cùng ông viết:

Mảnh Da Vàng viết ra rồi đốt bỏ, viết đi viết lại không biết bao nhiêu lần. Viết lén lút trong trại giam Sông Măng sát biên giới Miên. Viết trong nỗi kinh hoàng ở trại tập trung Hóc Môn. Viết sau cơn sốt cuồng điên trên đồi gió hú trại tập trung Long Giao.  Viết nắn nót trên những trang giấy rẻ tiền trong căn nhà tranh vách đất vùng kinh tế mới. Viết trên giường bệnh viện Bình Dương tồi tàn. Viết trong nỗi cô đơn ròng rã dưới ngọn đèn dầu le lói nơi miền quê nghèo...” 

Chu Lynh một con người đa tài mang một tâm hồn đại diện cho thế hệ người Việt Tự Do, với niềm mơ ước để lại cho hậu thế những tác phẩm Phim Tài Liệu về niềm tự hào của miền Nam Việt Nam tự do nhân bản, về những phim tài liệu sự thật về chiến tranh VN, hay những phim tài liệu về Văn Học Nghê Thuật.

Hiện tại ông đang mang nặng một hoài bão hoàn tất bộ phim MY SOUTH VIỆT NAM nói về KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA của VN CỘNG HÒA trước 1975. Nếu thành công thì đây là một tài liệu quý giá để lại cho thế hệ mai sau.

Tôi xin chúc ông thành công trên mọi lĩnh vực Văn Chương Và Nghệ Thuật Thứ 7 (Phim Tài Liệu)

Đọc sơ qua về tác phẩm Mảnh Da Vàng của Chu Lynh, đã để lại trong tôi một nỗi niềm thương cảm và mến phục tài năng của ông.

Tôi ngẫu hứng viết bài thơ lục bát, tôi chọn thể thơ lục bát để tặng ông, bời vì Lục Bát chính là tình tự quê hương, chính là câu hò điệu ru của Mẹ Việt Nam.

 Mảnh Da Vàng Tả Tơi

 Mảnh da vàng tơi tả rách

Chắp vá cho đời hiển hách trông gai

Lòng mẹ nước mắt chảy dài

Quảng Bình quê cũ thôn đoài vấn vương.

 

Bày giặc đỏ chiếm quê hương

Biến nhà thờ, thành hội trường nhảy nhót

Làng quê bây giờ đau xót

Tiếng kinh cầu còn thoi thóp đêm thâu.

 

Chuỗi tràng hạt ngọn đèn dầu

Thì thầm khe khẽ lời cầu kinh đêm

Sông Gianh dòng chảy êm đềm

Đời người giấc mộng triền miên lệ nhoà.

 

Bục công an trước phiên toà

Cải cách ruộng đất tiếng loa gọi hồn

Ngọn cờ máu, tiếng trống dồn

Lễ giáo đảo ngược cội nguồn hỗn quân.

 

Cha mẹ khóc thảm trước sân

Nghe con đấu tố, biến thân thành thù

Cường hào ác bá tù mù

Phân chia giai cấp loại trừ tránh xa.

 

Toà án nhân dân vạch ra

Đấu tố cha mẹ cũng là phận con

Xót xa cộng sản không hồn

Tam vô chủ thuyết cuồng ngôn chống trời.

 

Mảnh da vàng rách tả tơi

Tan thành mảnh vụn đánh rơi dọc đường

Chắp vá lại mảnh vô thường

Viết thành trang xử đoạn trường vô thanh.

Tế Luân

Viết tặng Mảnh Da Vàng. Nhà Văn Chu Lynh.

San Jose

Ngày 6 Tháng 10 năm 2022

Lê Tuấn

 


Tags: TÁC GIẢ
Tags: TÁC PHẨM
Tags: TẢN MẠN

Đăng nhận xét

Tin liên quan