MINH DI: Học Giả và 'Học Giả’. Phê bình Cuốn 'Kinh Dịch, Đạo của người Quân Tử’

 TẠP CHÍ DÂN VĂN

DANVAN MAGAZINE

Email: danvanmagazin@gmail.com

---------------------------------------

 (XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)

----------------------------- 

Kính thưa quý độc giả các Diễn Đàn,

Theo yêu cầu của một số độc giả, Tạp Chí Dân Văn cho đăng lại bài HỌC GIẢ và “HỌC GIẢ” (Ngụy Học Giả) của Minh Di, bài viết này đã được đăng trên TCDV từ năm 2002, và năm 2007, phê bình về ông Nguyễn Hiến Lê, nhằm làm sáng tỏ các vấn đề trong lãnh vực Văn Học. Mặc dù ông Nguyễn Hiến Lê đã ra người thiên cổ, nhưng nếu bất cứ ai có những ý kiến khác với bài viết này, TCDV sẵn sàng đăng tải, để rộng đường dư luận…

Vì bài viết khá dài nên chúng tôi chia ra làm nhiều kỳ với font chữ Unicode, qúy độc giả nào muốn có trọn bài, xin liên lạc với TCDV.

Germany, ngày 04.04.2014, đăng lần 2 ngày 02.12.2022.

Chủ Nhiệm TCDV,

Lý Trung Tín

 LTS: 2 ngày rồi, không thấy anh Đặng Đình Thúy viết gì cả, có lẽ anh ĐĐT đã hiểu ra vấn đề “tranh luận” trong Văn Học và Học Thuật như thế nào? TCDV “chẳng đặng đừng” mới nhờ đến anh Minh Di “duyệt” phần chữ Hán trong bài viết của anh ĐĐT mà thôi – cám ơn qúy độc giả trên các DĐ đã theo dõi việc này.

Từ hơn 24 năm nay, TCDV chủ trương và cổ võ việc phê bình văn học, học thuật, vì một cuốn sách “viết sai, dịch sai” sẽ di hại các thế hệ sau. Văn phong phê bình là của người viết, TCDV tôn trọng người phê bình và người “bị” phê bình, mong rằng người bị phê bình có tinh thần cầu tiến và phục thiện để sửa chữa các “sai sót” khi tái bản tác phẩm...

Việc phê bình này rất bổ ích và làm “giàu” thêm kiến thức của qúy độc giả khắp nơi.

  Học Giả và 'Học Giả’.

Phê bình Cuốn 'Kinh Dịch, Đạo của người Quân Tử’.

01 - 34 (38).

                                                                           &

Khoảng năm 1987 hay 1986 gì đó, vào 1 Tiệm Sách ở vùng Marrickville, lật coi sơ 1 tạp chí mà bây giờ không còn nhớ tên là gì, cũng không nhớ là báo ở Mĩ, hay là Gia Nã Đại, và rồi bắt gặp 1 bài viết, cũng không còn nhớ tựa đề, chỉ nhớ tên người viết là Trần Văn Tích.

Trong bài viết này ông Trần Văn Tích đề cập 1 tập bản thảo của một người viết ở Việt Nam.

Và rồi, lần nữa, kí ức tôi lại lãng đãng, kết luận của ông Trần Văn Tích về Tập Bản thảo này thì tôi lại chẳng còn nhớ nguyên văn, chỉ còn nhớ đại khái là ông TVT đã hạ bút Phê rằng: Đọc tập bản thảo này ông có cảm tưởng đây là 1 tác phẩm được viết để đi dự giải Nobel về Tư tưởng!

Sau đó thì vào năm 1996 tại Thư viện thành phố Marrickville kể trên (cách Sydney, Thủ phủ của Tiểu bang New South Wales, 06 cây số về phía Tây nam) tôi lại bắt gặp trong một Tập san cũ là Tập san Văn Lang (Số 2, tháng 12 / 1991), ở Mục 'Điểm Sách', 1 Bài giới thiệu tập bản thảo đã nói trên. Người 'điểm Sách' ở đây là ông Xuân Phúc. Và, ông Xuân Phúc cũng đã chẳng hà tiện chút nào, quá rộng rãi nữa là khác, lời ca tụng tập bản thảo nói trên.

Tập bản thảo này gồm II Phần: - Phần I là Phần GIỚI THIỆU (Tất cả 6 Chương), và Phần II là Phần 'KINH TRUYỆN'. Phê bình 6 Chương 'Giới Thiệú này, ông Xuân Phúc viết:

- 'Những chương giới thiệu này rất có ích không những cho học sinh, mà cho tất cả các độc giả, dù người thâm hiểu nho học'.

Tập san Văn Lang kể trên tuy ấn hành vào tháng 12, năm 1991, nhưng bài 'điểm Sách' trên đây của ông Xuân Phúc đã viết trước đó 5 năm, vì cuối bài ông đã ghi rõ:

                                                        'Ngày rằm tháng bảy năm Bính dần'.

Năm Bính dần đây tức năm 1986, tức đâu đó cùng thời điểm với bài viết của ông Trần Văn Tích.

                                                                           *

Tháng 11 năm 1991, nhà Xuất bản Văn Nghệ ở Mĩ đã xuất bản tập bản thảo nói trên.

Và sách có tựa đề: 'Kinh Dịch, Đạo của Người Quân Tứ.

Người viết họ Nguyễn tên Hiến Lê

                                                                           *

Nhiều người trong chúng ta có lẽ không lạ gì ông Nguyễn Hiến Lê! Ông cũng tạm gọi là 1 người có chút tiếng tăm ở miền Nam Việt Nam trước 75, người ca tụng ông không phải hiếm.

2 ông Trần Văn Tích, Xuân Phúc không phải là 2 người đầu tiên ca tụng Nguyễn Hiến Lê, 2 ông chỉ đầu tiên ở mức độ 'nức nớ trong sự ca tụng ông NH Lê.

Tôi cũng tạm gọi là có biết đôi chút Hán văn, nhưng không dám nhận là 'thâm hiểu nho học' và cũng gọi là có đọc qua loa 'Kinh Dịch', nhân đọc được những giòng ca tụng 'nức nớ của 2 ông Trần Văn Tích và Xuân Phúc tôi đã tìm đọc cuốn sách kể trên của ông Nguyễn Hiến Lê.

                                                                           *

Ngay câu mở đầu phần 'Lời Nói Đầu’, ông NH Lê viết:

- 'Tôi viết tập này chủ ý để hướng dẫn những bạn trẻ muốn tìm hiểu triết lý trong Kinh Dịch, tức vũ trụ quan, nhất là nhân sinh quan......'.

Tiếp đó, trong gần hết những giòng còn lại, ông 5 điều, 7 chuyện... chỉ dạy các bạn trẻ cách đọc cuốn sách của ông. Đây là Cung cách cố hữu của ông, cung cách của 1 người vô cùng thích làm thầy thiên hạ, cung cách này rất thường thấy trong nhiều cuốn sách của ông!

Câu cuối cùng của 'Lời Nói Đầu’ nói trên là:

- 'Muốn hiểu thêm Kinh Dịch, bạn nên tìm đọc những sách tôi đã giới thiệu trong cuốn này’.

Trong số những Sách mà ông NH Lê dẫn, không nhiều lắm - nếu không muốn nói là quá ít, gồm cả Hán, Anh và Pháp văn, tôi chỉ xin nêu ra đây 1 vài tác phẩm Hán văn đáng chú ý, như:

+ 'Lục Thập Tứ Quái Kinh Giảí, 'Chu Dịch Cổ Kinh Kim Chu, 'Dịch Học Tân Luận'.

                                                                           *

Những Sai Lầm trong cuốn 'Kinh Dịch' của ông NH Lê phải nói là rất nhiều - và rất Nặng, nếu phân loại mà Phê bình thì có lẽ người đọc sẽ khó theo dõi, cho nên ở đây tôi sẽ duyệt theo thứ tự từng Chương một để khỏi mất công người đọc.

                                                                           *

Phần I. Chương I. 'Nguồn Gốc Kinh Dịch Và Nội Dung Phần Kinh'. (Từ tr. 33 đến tr. 56).

Trong đoạn viết về Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái (từ cuối tr. 35 cho tới đầu tr. 38) NH Lê đã đưa ra 1 cách chồng 2 loại Nét Liền Õ và Đứt  - - (tức Lưỡng Nghi) như sau:

Trước hết ông xếp riêng rẽ, nét Liền 1 bên, nét Đứt 1 bên, kế đó ở bên nét Liền ông lần lượt theo thứ tự lấy nét Liền chồng lên nét Liền, rồi nét Đứt chồng lên nét Liền - rồi ở bên nét Đứt thì ông lại lấy nét Đứt chồng trước, nét Liền chồng sau. Kết quả được Tứ Tượng theo thứ tự:

1/. Thái Dương (2 nét Liền). 2/. Thiếu dương (Liền dưới, Đứt trên).

3/. Thái Âm (2 nét Đứt). 4/. Thiếu âm (Đứt dưới, Liền trên).

Tiếp đó ông lấy nét Liền chồng lên Tứ Tượng để được 4 Quẻ: Càn - Li - Cấn - Tốn.

Sau cùng, lấy nét Đứt chồng lên Tứ Tượng, được 4 Quẻ còn lại: Khôn - Khảm - Đoài - Chấn.

Phải nói ngay rằng phương pháp chỉ dạy các bạn trẻ nhớ 8 Quẻ này của ông NH Lê tối mò mò. Tối mò mò, vì ông vốn ù ù cạc cạc về do lai của 8 Quẻ gọi là Tiên Thiên Bát Quái.

Thứ tự gọi là Tiên Thiên Bát Quái: Càn - Đoài - Li - Chấn - Tốn - Khảm - Cấn - Khôn rồi đã đi từ qui ước chồng nét Liền trước, nét Đứt sau, và khởi đi từ nét Liền trước, nhất quán:

Trước hết, khởi đi từ nét Liền: - Lấy nét Liền chồng lên nét Liền, rồi nét Đứt chồng lên nét Liền thì ta có Thái Dương và Thiếu dương.

Kế đó, là nét Đứt: - cũng vẫn thứ tư. Liền trước, Đứt sau, lấy nét Liền chồng lên nét Đứt, tiếp đó nét Đứt chồng lên nét Đứt, ta có Thiếu âm và Thái Âm.

Sau cùng, vẫn theo qui ước 'Liền trước/ Đứt saú, lần lượt chồng nét Liền trước, nét Đứt sau lên Thái Dương, thiếu dương, thiếu âm, Thái Âm, ta sẽ có thứ tự gọi là Tiên Thiên Bát Quái đã kể.

Trên đồ hình tròn, 8 Quẻ này được xếp như sau:

Trên cùng, ở chính giữa, là Quẻ Càn, nối theo, theo thứ tự nghịch chiều kim đồng hồ là các Quẻ Đoài - Li - Chấn. 4 Quẻ này hợp thành chu kì Dương. Và, đối diện Chấn - qua tâm vòng tròn, là Quẻ Tốn; và từ Tốn, theo thứ tự thuận kim đồng hồ là các que? Khảm. Cấn. Khôn. 4 Quẻ sau này hợp thành chu kì Âm. Trên vòng tròn: - các Quẻ có Âm / Dương đối nhau trong 2 Chu kì kể trên đối nhau từng cặp một qua tâm điểm: Càn / Khôn, Đoài / Cấn, Li / Khảm, Chấn / Tốn.

Ngoài ra, cũng cần chú ý nữa là: trong Chu kì Dương (Càn - Đoài - Li - Chấn) thì ở 2 đầu ta có 2 Quẻ Dương (Càn - Chấn) bao 2 Quẻ Âm (Đoài - Li) bên trong -  và ngược lại, bên Chu kì Âm (Tốn - Khảm - Cấn - Khôn) 2 Quẻ Âm (Tốn - Khôn) ở 2 đầu, 2 Quẻ Dương (Khảm - Cấn) nằm ở giữa; đây chính là quan niệm gọi là 'Âm trung hữu Dương', 'Dương trung hữu Âm', điều này thì ông NH Lê đã chưa hiểu tới, và ông cũng chưa hiểu tới 1 điều nữa là, 'Thái Cực Đố sau này đã căn cứ 'Tiên Thiên Bát Quái Đố mà vẽ. Nếu muốn dạy người khác thì ít nhất - ít nhất thôi, ông NH Lê phải biết những kiến thức căn bản vừa kể. Vì không rõ qui ước kể trên cho nên NH Lê đã giải thích thứ tự 64 Quẻ Tiên Thiên rất là hàm hồ trong phần luận về Trùng Quái.

Với 2 loại nét Liền và Đứt chúng ta có 4, và chỉ 4 mà thôi, Phương thức chồng Nét, nhưng bởi lẽ thứ tư. Tiên Thiên là thứ tự có hệ thống hơn cả, do đó mà được sử dụng trong Dịch học.

64 Quẻ Tiên Thiên sở dĩ được gọi là Tiên Thiên vì từ căn bản '64 Qué này đã được xây dựng từ thứ tự 8 Quẻ Tiên Thiên.

Thứ tư. Tiên Thiên Bát Quái: Càn - Đoài - Li - Chấn - Tốn - Khảm - Cấn - Khôn.

Trên 1 khung hình Vuông nếu ta dàn 8 Quẻ này theo hàng ngang, mỗi Quẻ là 1 Cột riêng, và ta lại xếp thứ tự 8 Quẻ Tiên Thiên theo hàng dọc dưới mỗi Cột trên thì 8 Quẻ hàng ngang, mỗi Quẻ có thể được coi như là 1 Tử số, và cứ như vậy mỗi Tử số này rồi có tất cả 8 Mẫu số là 8 Quẻ xếp theo hàng dọc. Nói khác đi, nếu nhìn theo hàng ngang - trừ hàng đầu tiên ra, 8 hàng ở mặt dưới mỗi hàng đồng nhất có 1 Quẻ theo thứ tự: Càn - Đoài - Li - Chấn - Tốn - Khảm - Cấn - Khôn.

Nói gọn là có tất cả 8 dãy Phân số, mỗi dãy có 1 Mẫu số chung lần lượt theo thứ tư. Tiên Thiên. Hàng Tử số là hàng các Ngoại quái, và hàng Mẫu số là hàng các Nội quái. Và, chúng ta có thể thấy ngay là trên khung hình này Dọc, Ngang, Chéo đều là thứ tư. Tiên Thiên.

8 Quẻ hàng ngang thuộc hàng Tử số có thể được trải từ Trái qua Phải, hoặc là từ Phải qua Trái, có điều là để phù hợp với chiều vận hành của Chu kì Âm Dương 8 Quẻ Tiên Thiên do đó sẽ được trải từ Phải qua Trái. Qui ước chồng Quẻ sẽ đi theo hàng ngang, từ Phải qua Trái - giáp 1 vòng thì trở lại từ đầu. Ở vòng đầu ta có:

Càn / Càn, Đoài / Càn, Li / Càn, Chấn / Càn, Tốn / Càn, Khảm / Càn, Cấn / Càn, Khôn / Càn.

Nói rõ hơn, ở đây ta có 8 Phân số có Mẫu số chung là Càn. Cứ vậy mà Chồng cho đến hết vòng thứ 4, với dãy Phân số có Mẫu số chung là Chấn thì ta được 32 Quẻ thuộc Chu kì Dương.

Các Phân số còn lại, có các Mẫu số chung Tốn, Khảm, Cấn, Khôn (cũng 32 Quẻ), rồi đều thuộc Chu kì Âm.

Thứ tự các que? Dương đi theo thứ tự từ Phải qua Trái: - Càn, Quái, Đại Hữu, Đại Tráng.... cho tới Quẻ Phục (Khôn / Chấn), Quẻ thứ 32.

Từ Quẻ thứ 33, Quẻ Cấu (Càn / Tốn), là điểm khởi đầu của Chu kì Âm, thì các Quẻ lại tuần tự đi từ Trái qua Phải: - Cấu, Đại Quá, Đỉnh, Hằng, Tốn,.. cho tới que? Khôn (Khôn / Khôn) thì đầy Chu kì Âm, đồng thời tròn 1 Chu kì Âm / Dương.

Trên Đồ hình, ở 4 góc là 4 Quẻ Càn - Khôn - Thái - Bỉ:

Càn ở góc phải trên, Khôn ở góc trái dưới, Thái ở góc trái trên, Bỉ ở góc phải dưới - nói rõ hơn là vị trí các Quẻ đối nhau từng cặp một theo đường chéo của hình vuông.

Cũng cần nói thêm là thứ tự các dãy Mẫu số có thể được đảo lại, nghĩa là, thay vì đi theo Thứ tư. Càn, Đoài, Lị... từ trên xuống, thứ tự 8 Quẻ này sẽ đi từ dưới lên, hay nói cách khác, Càn nằm ở dãy cuối, kế tới Đoài, rồi Li, rồi Chấn, Tốn... Vị trí của 4 Quẻ góc Càn, Khôn, Thái, Bỉ cũng do đó mà biến đi, Càn hoán vị với Bỉ, Khôn hoán vị với Thái. Và vị trí của Chu kì Âm / Dương cũng đảo lại, 32 Quẻ Chu kì Dương ở nửa phần dưới, 32 Quẻ của Chu Âm ở nửa phần trên.

Đây là Đồ hình thường thấy trong các bản 'Kinh Dịch', đồng thời cũng là Đồ hình của các giới Địa lí, Toán thuật.

Cứ đó thì có thể thấy có tất cả 4 Phương thức sắp xếp 64 Quẻ Tiên Thiên, căn cứ Chiều phân bố của Tiên Thiên Bát Quái: - Hoặc đi từ Phải qua Trái, hoặc đi từ Trái qua Phải và theo thứ tự từ trên xuống, hoặc từ dưới lên.

Trong Dịch học, ngoài Đồ hình Vuông 64 Quẻ Tiên Thiên còn được xếp trên 1 vòng tròn.

Đồ hình Vuông được gọi là 'Phục Hi Lục Thập Tứ Quái Phương Đố, hoặc cũng được gọi qua 1 tên nữa là 'Tiên Thiên Lục Thập Tứ Quái Phương Đố, và nếu ở trên 1 hình tròn 64 Quẻ này được gọi là 'Phục Hi Lục Thập Tứ Quái Viên Đố - hoặc cũng được gọi dưới 1 danh xưng khác nữa là 'Tiên Thiên Lục Thập Tứ Quái Viên Đố.

Trên Đồ hình Tròn 32 Quẻ thuộc Chu kì Dương đi từ Phải qua Trái, tức ngược kim đồng hồ, và   32 Quẻ thuộc Chu kì Âm đi từ Trái qua Phải, tức thuận kim đồng hồ, chẳng khác gì trường hợp của Tiên Thiên Bát Quái. Trên cùng Đồ hình, ở Chính giữa, là Quẻ Càn, và đối xứng với Càn ở mé dưới là Khôn. Chu kì Dương cực ở Phục, để từ đây đi qua Tâm, đến điểm đối xứng ở bên kia là Cấu để bắt đầu Chu kì Âm, theo chiều vận hành nghịch với chiều của Chu kì Dương.  

Phương thức Chồng nét (Trùng hoạch), rồi Chồng quẻ (Trùng quái), tôi vừa trình bày trên đây chính là phương thức người xưa đã sử dụng để có được Thứ tự mà sau đó rồi được mệnh danh là thứ tự 'Tiên Thiên'. Đây chỉ là Số học sơ đẳng, chẳng có gì đáng nói!

Đáng nói là ông NH Lê bởi đã không hiểu phương thức người xưa sử dụng ra sao cho nên là ông đã trình bày cách chồng Quẻ, theo sự hiểu biết của ông, rất rối, rất tối! Ông cố trình bày vấn đề sao cho sáng sủa nhưng rốt cục nó vẫn cứ tối, và rối như thường! Người đọc rồi có thể thấy thực rõ điều này ở 2 trang 45 và 46.

Ngoài ra, ở trang 47, ông NH Lê có đoạn viết:

- 'Ngoài ra các sách bói và lí số còn có môt cách sắp quẻ theo từng nhóm nữa, như:

Nhóm trùng càn gồm Thuần Càn, Thiên Phong Cấu, Thiên Sơn Độn, Thiên Địa Bĩ, Phong Địa Quán, Sơn Địa Bác, Hõa Địa Tấn, Hõa Thiên Đại Hữu.

Chúng tôi nhận xét sự biến đổi của các hào dương thành âm theo thứ tự: từ dưới lên, lên đến hào 5 (ở que? Sơn Địa Bác) thì biến ngược trở xuống, âm thành dương.

Nhóm trùng Khảm gồm thuần Khảm, Thủy Trạch Tiết, Thủy Lôi Truân, Thủy Hõa Kí Tế, Trạch Hỏa Cách, Lôi Phong Hằng, Địa Hõa Minh Di, Địa Thủy Sư v.v...

Trong mỗi nhóm như vậy, quẻ thuần là quẻ cái, còn 7 quẻ kia là quẻ con. Cách này chắc xuất hiện trễ, từ đời Ngũ đại hay đời Tống và chỉ dùng vào việc bói hay đoán số, nên chúng ta biết qua vậy thôi, không cần nhợ

Ông NH Lê đã không biết thì đừng có mà suy đoán bừa bãi như vậy! Cách sắp xếp các Quẻ theo Hào biến của 8 Quẻ Thuần trên đây vốn căn cứ 1 quan niệm gọi là 'Bát Cung Quáí, khởi đi từ Kinh Phòng (77 - 37 tr. Cn.) triều Tây Hán (206 tr. Cn. - 08 Cn). Và rồi, cứ như quan niệm này 5 hào 1, 2, 3, 4, 5 của mỗi Quẻ Thuần được giả thiết tuần tự vận hành theo 1 chu trình dịch biến qua 7 giai đoạn, mỗi giai đoạn là 1 Quẻ. Như thế 8 quẻ, mỗi quẻ được coi như đứng đầu 1 Nhóm mà Kinh Phòng gọi là 'Cung', mỗi Cung gồm 8 Quẻ. Trong bộ chú giải Dịch Kinh của ông, tựa là 'Kinh Thị Dịch Truyện' (phân ra 2 quyển Thượng và Hạ), '8 Cung' được sắp xếp theo thứ tư. Càn, Chấn, Khảm, Cấn, Khôn, Tốn, Li, Đoài.

Trong chu trình dịch biến vừa kể, mỗi lần biến thì Hào Âm biến Dương , và Dương biến Âm.

1 thí dụ về chu trình dịch biến của Cung KHÔN (Khôn / Khôn):

Hào 1 (Âm) biến Dương thành Quẻ Phục (Khôn / Chấn), gọi là Nhất Thế Quái.

Hào 2 (Âm) biến Dương thành Quẻ Lâm (Khôn / Đoài), gọi là Nhị Thế Quái.

Hào 3 (Âm) biến Dương thành Quẻ Thái (Khôn / Càn), gọi là Tam Thế Quái.

Hào 4 ( Âm ) biến Dương thành Quẻ Đại Tráng ( Chấn / Càn ), gọi là Tứ Thế Quái.

Hào 5 (Âm) biến Dương thành Quẻ Quái (Đoài / Càn), gọi là Ngũ Thế Quái.

Tới Hào 5 thì không thể biến tiếp qua Hào 6, vì, nếu biến nữa Khôn rồi biến Càn - chuyển qua Cung khác mất. Do đó mà tới Ngũ Thế Quái chu trình sẽ vận hành ngược trở lại, để biến tiếp ở Hào 4; và như vậy:

Quẻ Quái, Hào 4 (Dương) biến Âm, để thành Quẻ Tu (Khảm / Càn). Từ đây trở đi thì không còn danh xưng Thế Quái nữa, Quẻ Tu do đó được gọi dưới 1 tên đặc biệt là Du Hồn Quái.

Quẻ Tu sẽ biến 1 lần nữa để kết thúc Cung Khôn. Có điều là, không như chúng ta nghĩ, lần này không phải chỉ 1 Hào 3 biến thôi, mà 1 lúc cả 3 Hào 3, 2, 1 của Quẻ Tu đồng thời biến để thành Quẻ Tỉ (Khảm / Khôn). Quẻ Tỉ này cũng có 1 danh xưng đặc biệt, là Qui Hồn Quái.

Hào biến của các Quẻ Thuần còn lại cũng theo qui tắc như trên.

Các Quẻ đứng đầu Cung (8 Quẻ Thuần) được gọi là Thượng Thế Quái hay Bản Vị Quái.

Hào biến, từ Nhất Thế Quái tới Ngũ Thế Quái thực ra chỉ là quan niệm gọi là Tiêu Tức Quái, có từ thời Xuân Thu (770 - 403 tr. Cn.) trở về trước, không phải là điều mới lạ, riêng có trường hợp Du Hồn Quái và Qui Hồn Quái mới là độc sáng của Kinh Phòng.

Ông NH Lê chẳng biết quan niệm Bát Cung trên đây thì cũng chẳng ai trách ông, có điều là, đã chẳng biết sự kiện xuất xứ từ đâu, vào thời nào, mà ông lại dám suy đoán lung tung, bậy bạ, đây thực đáng trách. Khi suy đoán cách sắp xếp các Quẻ theo cách thức trên đây 'xuất hiện trế, vào đời Ngũ Đại hay đời Tống thì ở đây chúng ta thấy rất rõ là NH Lê đã 'sai trế quá đi - vì lẽ rằng thời Ngũ Đại (907 - 960) và thời Tống (960 - 1279) cách thời Tây Hán tới cả ngàn năm là ít.

Đúng là không biết thì ưa suy đoán vân vi, điên đảo, 'ăn ốc' nói mò! - Đây là cái Bệnh của 1 số người cầm viết thỉnh thoảng tôi thấy đây đó.

Sau cùng, ở phần nói về vấn đề ai đã 'trùng quáí, ông NH Lê có đoạn viết:

- '3. Tôn Thịnh (không rõ đời nào) cho là vua Vũ nhà Há. (tr. 44).

Tôn Thịnh là người thời Đông Tấn (317 - 420), sinh năm 308 và mất năm 379. Ông là một trong những người lên án Vương Bật (226 - 249) về việc gạt bỏ phần Tượng Số khi thuyết Dịch.

Trong đoạn chú thích Tiểu sử Chung Hội (225 - 264) chép trong Bộ 'Tam Quốc Chi của Sử gia Trần Thọ (233 - 297), Sử học gia Bùi Tùng Chi (372 - 451) dưới đời Lưu Tống (420 - 479) đã có một đoạn trích dẫn lời Tôn Thịnh phê bình Vương Bật. (Coi Sd. Qu. XXVIII. Ngụy Thư).

[Minh Di án: - Cứ 'Chu Dịch Đại Từ Điển' (Ngũ Hoa chủ biên, Lư Thúc Độ thẩm đính), và Bộ 'Chu Dịch Từ Điển' (Trương Thiện Văn soạn) đều nói Tôn Thịnh sinh 306, tử 378, trong khi đó 'Dịch Học Đại Từ Điển' (Trương Kì Thành chủ biên) lại nói ông sinh năm 302, mất năm 373.

Nhưng, căn cứ Tiểu sử Tôn Thịnh trong 'Tấn Thứ (Qu. XXCII) có đoạn: - Thịnh niên thập tuế tị nạn độ giang... Niên thất thập nhị tốt', nghĩa là '(Tôn) Thịnh 10 tuổi thì qua sông tránh nạn.... Chết năm 72 tuổí, thì ông phải sinh năm 308 và qua đời vào năm 379, vì rằng 'độ giang' ở đây tức chỉ  năm 317, Tấn triều 'qua bên kia Sông' (Trường Giang) lập Kinh Đô tại đất Kiến Khang, nay là Thị xã Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, kiến lập triều Đông Tấn (317 - 420) ].

                                                                           *

Phần I. Chương II. Nội Dung Phần Truyện. (Từ tr. 57 đến tr. 76).

Ở Chương này kiến thức NH Lê chẳng có gì mới lạ, chỉ chép lại những điều người ta có thể kiếm thấy trong bất cứ cuốn sách nào viết về Kinh Dịch. Vậy mà ông vẫn cứ sai như thường!

+ Trong Mục II, nói về Tượng Truyện (từ tr. 63 tới tr. 66), ở trang 65, NH Lê viết:

- 'Cả Đại tượng truyện lẫn Tiểu tượng truyện đều có tính cách gượng ép, vì quá thiên về luân lý, về đạo trị nước, xử thế của người quân tử, nên nhiều khi bỏ ý nghĩa của Thoán từ, Hào tứ.

Ông NH Lê đòi hỏi phải có 1 sự nhất quán, nói khác đi là 1 trật tự luận lý trong Kinh Dịch. Nếu vậy, NH Lê đã tự mâu thuẫn khi viết về Kinh Dịch - vì  rằng trong hầu hết các Quẻ, các Hào từ rồi đã chẳng dính dáng gì với nhau, 1 Hào đang nói chuyện này, qua Hào tiếp đó bỗng dưng lại nhảy qua 1 chuyện nào đâu đó, thực chẳng ra đầu cua tai nheo gì cả!

Ở đây có lẽ không cần trưng thí dụ, vì rằng sự việc quá là hiển nhiên trong Kinh văn Dịch.

Trật tự luận lý thì Kinh Dịch có, có điều, để thấy được trật tự này thì trong rất nhiều trường hợp người đọc phải lần mò tìm giữa những cái chẳng trật tự chút nào! - đây là một điểm độc đáo của Kinh Dịch, không hề thấy ở những Bộ Kinh khác! Có những điều tưởng chừng như chẳng có đến 1 mảy liên quan, nhưng thực sự là có. Và dã đọc Kinh Dịch thì không thể không biết điều này.

+ Trong Mục IV. về Văn Ngôn Truyện (2 tr. 69, 70), ông NH Lê viết:

- 'Truyện này chia làm hai thiên: Thiên thượng bàn thêm về que? Thuần Càn, thiên hạ bàn thêm về que? Thuần Khôn (nhưng nhiều sách chỉ kể là một thiên), nói về ý nghĩa của hai quẻ đó đối với bản tính và hành vi của con người. Sáu que? Thuần khác (Khảm, Li, Cấn, Đoài, Chấn, Tốn) không được bàn thêm như vậy, có lẽ vì không có ý nghĩa gì liên quan chặt chẽ với con người như hai que? Càn, Khôn'. (tr. 69).

NH Lê rồi đã chẳng có mảy may suy nghĩ nào, đầu óc rỗng tuếch, khi đặt cái hiểu biết của mình xuống trang giấy. Tôi sẽ lần lượt chứng minh từng điểm một. 

Trước hết, 2 Quẻ Càn và Khôn là cương lãnh của Dịch Kinh, vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà cả 2 đã được đặt ở đầu Kinh. 2 Quẻ này nêu lên 2 qui luật của Vũ Trụ:

1/. Vũ Trụ thường hằng động và biến động này chẳng hề ngừng nghỉ, dù trong khoảnh khắc - và đây chính là í nghĩa cốt tủy của Quẻ Càn. Đại Tượng từ Quẻ Càn đã nói rất rõ về điểm này:

- 'Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức'.

- 'Đạo Trời vận hành mạnh mẽ, quân tử coi đó mà cố gắng không ngừng nghí.

'Đạo Trờí đây tức chỉ 'Biến Động' trong Vũ Trụ.

Đây chính như điều Khổng Tử (551 - 479 tr. Cn.) đã từng cảm khái 1 lần đứng bên bờ sông:

- 'Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ!'. ('Chảy mãi như vậy sao, ngày đêm không ngừng nghỉ!').

                                                         /  Luận Ngữ. Tử Hãn. 16  /.

2/. Mọi biến động trong Vũ Trụ, dù lớn, dù nhỏ tới đâu nữa, cũng diễn tiến theo 1 qui luật gọi là luật 'Tiệm biến'. Đây chính là í nghĩa chủ yếu của Quẻ Khôn.

Điểm thứ hai, ông NH Lê đã không suy nghĩ, đầu óc rỗng tuếch khi đặt viết viết rằng:

- 'Sáu que? Thuần khác (Khảm, Li, Cấn, Đoài, Chấn, Tốn) không được bàn thêm như vậy, có lẽ vì không có ý nghĩa gì liên quan chặt chẽ với con người như hai que? Càn, Khôn'.

Tôi xin nói thế này: - Đừng nói là 6 Quẻ Thuần trên đây mà trong tất cả 64 Quẻ, xin ông NH Lê cho tôi biết có Quẻ nào lại không liên quan chặt chẽ với con người? Xin ông chỉ cho!

Kinh Dịch luận Nhân sự, rồi có quẻ nào lại không liên quan chặt chẽ với con người, có Quẻ nào mà không nói 'quân tử dĩ...', 'quân tử dĩ...' hoặc nếu không nữa thì cũng 'Tiên vương dĩ...', hoặc 'Hậu dĩ...', hoặc 'Thượng dĩ...', hoặc Đại nhân dĩ...', ông NH Lê làm tôi tức cười quá!

2 Quẻ Càn, Khôn luận Nhân sự, nhưng hơn 62 Quẻ kia là ở điểm nhấn mạnh rằng nhất thiết mọi hành vi của con người phải tuân theo 2 qui luật về  Biến động là 'Thường' và 'Tiệm' đã nói.

Xét Quẻ Càn: Hào Sơ Cửu nói 'Tiềm Long, vật dụng', Hào Cửu nhị nói 'Hiện Long tại điền', lợi kiến đại nhân', Hào Cửu tam nói 'Quân tử chung nhật càn càn'.

Thời chưa đến, Thế chưa thành, điều kiện thuận lợi chưa hội đủ (cũng như con 'Rồng đang ẩn') thì 'chớ hành động' ('vật dụng'). Khi mà những điều kiện thuận lợi đã tới đủ chừng đó có đi gặp bậc 'đại nhân' thì mới có kết quả. Và ngay cả khi Thời đã thuận, Thế đã lợi thì 'quân tứ vẫn cứ phải 'miệt mài suốt ngàý ('chung nhật càn càn') - bởi Thời chẳng ngừng ở đó, Thế không đứng tại chỗ để quân tử có thể từ từ tiến hành công việc của mình, Sự vật, Sự việc chung quanh rồi cứ không ngừng biến, dịch, nếu không trau dồi đức hạnh, cải tiến nghề nghiệp của mình thì rốt cục lạc hậu. Đây chính là điều gọi là 'tiến đức tu nghiệp dục cập thờí nói trong phần Văn Ngôn.

Tóm lại, hành vi con người phải không ngừng thích ứng với Biến động chung quanh.

Quẻ Khôn, hào Sơ Lục nói 'Lí sương kiên băng chị

Hào này nói về lẽ Tiệm của Biến động. Sương rơi, rơi tới 1 lúc nào đó rồi thành băng cứng.

Cũng vậy, trong phạm vi nhân sự nếu mù mờ cái lí Tiệm của sự việc thì chẳng thể nào thấy được sự việc rồi tốt xấu ra sao - và xấu có khi đến đỗi diệt thân. Văn Ngôn Quẻ Khôn viết:

- 'Tích thiện chi gia tất hữu dư khương, tich bất thiện chi gia tất hữu dư ương. Thần thí kì quân, tử thí kì phụ, phi nhất triêu nhất tịch chi cố, kì sở do lai giả tiệm hĩ, do biện chi bất tảo biện dã! Dịch viết 'Lí sương kiên băng chi, cái ngôn thuận dã!'.

- 'Nhà mà tích lũy điều thiện rồi sẽ gặp nhiều sự tốt lành, nhà mà tích chứa điều bất thiện rồi sẽ chuốc nhiều tai ương. Bề tôi giết vua, con giết cha, những chuyện này không phải 1 sớm 1 chiều mà ra, do lai của sự việc vốn từ từ mà thành, đến đỗi để sự việc xảy ra là do không biết biện biệt ngay từ lúc đầu. Dịch nói 'Sương rơi đến thành băng cứng' là nói cái tuần tự (của sự việc)!'.

(Cũng cần nói hơn thêm ở đây là ngoài cái lí 'Thường', Quẻ Càn cũng đề cập cái lí 'Tiệm' của biến động. Hào Sơ 'Tiềm Long', Hào Nhị 'Hiện Long', Hào Ngũ 'Phi Long', để rồi cuối cùng là 'Kháng Long' ở Hào Thượng; từ 'Tiềm' đến 'Kháng' chính là 1 chuỗi tiệm biến). 

NH Lê vì không đọc kĩ, hoặc là chẳng hiểu gì hết về 2 quẻ Càn, Khôn cho nên mới có nhận định thiển cận như đã dẫn! Khi cho là 6 Quẻ Thuần ngoài Càn, Khôn 'không có ý nghĩa gì liên quan chặt chẽ với con ngườí, tôi không hiểu ông NH Lê định nghĩa thế nào mới là con người?

+ Mục V. Thuyết Quái Truyện. (Từ tr. 70 đến 72).

Mở đầu phần này ông NH Lê viết:

- 'Truyện này.... bàn nhiều về bói, chủ ý để dùng vào việc bói, và nhiều chỗ nghĩa rất tối, không ai hiểu được, như ở các chương 5, 6, 10, 11.'. (tr. 70, 71).

Ở đoạn cuối, trang 72, ông viết:

- 'Sau cùng từ Chương 8 đến Chương 11, tác giả cho biết mỗi quẻ tương trưng cho những vật gì: Càn là con ngựa, Khôn là con bò, Chấn là con rồng..., Đoài là con dê - Chương 8...

Li là lửa, là áo giáp, mũ sắt.... - Chương 11.

Trích bấy nhiêu, chúng tôi thấy đã đủ để độc giả nhận được giá trị truyện này ra sao rồí.

Tôi lần lượt xét từng điểm một NH Lê nêu trong 2 đoạn trên đây.

Trước hết, NHLê nói là thiên 'Thuyết Quáí có 'nhiều chỗ nghĩa rất tối, không ai hiểu được' - và tuy rằng có nói ra 4 Chương nhưng rồi NH Lê đã không cho người ta rõ những 'đoạn nàó trong các Chương đó 'nghĩa rất tốí cả! Những Chương NH Lê nêu ra ở đây tuy cũng có phần khó hiểu nhưng thực ra Chương nào cũng có luận điểm riêng, sắp xếp có trình tự, đọc kỹ sẽ thấy, có điều người đọc có đồng quan điểm hay không là chuyện khác.

Riêng về Chương 10 nếu NH Lê mà nghĩ rằng 'không ai hiểu được' thì tôi những sợ rằng NH Lê đã quá chủ quan đến độ coi thường cả thiên hạ khi cho rằng ông ta đã không hiểu thì không còn 1 người nào có thể hiểu được! Và, nếu như NH Lê cho rằng Chương 10 này 'nghĩa rất tốí thì tôi sợ rằng cái 'rất tốí ở đây chính là cái đầu của NHL thì đúng hơn, vì 1 đứa con nít mới học Dịch rồi cũng hiểu Chương 10 này nói cái gì.

Chương 10 này chẳng bao hàm 1 tư tưởng nào cao thâm cả, đây chỉ thuần là 1 đoạn văn luận về sự giao hoán Âm và Dương của 2 Quẻ Càn/Khôn. Từ sự giao hoán này mà sinh các Quẻ khác.

Càn và Khôn giao:

Giao Hào 1: Càn biến Tốn, Khôn biến Chấn.

Giao Hào 2: Càn biến Li, Khôn biến Khảm.

Giao Hào 3: Càn biến Đoài, Khôn biến Cấn.

Bát Quái phân đều 4 Quẻ Âm, 4 Quẻ Dương. 4 Quẻ Âm là Khôn, Tốn, Li, Đoài; 4 Quẻ Dương là Càn, Chấn, Khảm, Cấn. Và chỉ nhìn qua người ta nhìn ra liền que? Âm là những quẻ có 1 hào âm và 2 hào dương, và ngược lại, que? Dương là quẻ có 2 hào âm và 1 hào dương.

Càn, Khôn tượng trưng Trời, Đất, do đó mà dược coi như Cha, Mẹ - và 6 Quẻ còn lại cũng như các quẻ con, que? Âm là con Gái, que? Dương là con Trai, căn cứ vị trí của hào Âm và hào Dương duy nhất trong các quẻ mà định trưởng, trung, thiếu. Trong các que? Âm nếu hào Âm là Hào đầu thì đó là con gái trưởng, là Hào 2 thì đó là con gái giữa, là Hào 3 thì đó con gái út; và ở mặt kia cũng vậy, với các que? Dương chỉ cần coi vị trí của hào Dương của 1 quẻ là có thể xác định được  quẻ nào trưởng, quẻ nào thiếu. Ai cũng có thể thấy ngay đây chỉ là căn cứ thứ tư. Giao trước, sau của các Hào mà thôi.

Ở phần đầu Bài này tôi đã nói về sự thành lập Quẻ từ phương thức Chồng Nét. Phương thức này đã được đề cập - và rất súc tích, ở thiên 'Hệ Từ Thượng' (Chương XI), trong câu: -'Thị cố Dịch hữu Thái Cực, thị sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quáí.

Nếu vậy, Phương thức Giao cũng là một Phương thức thành lập Quẻ? Không phải vậy, đoạn văn của Chương 10 Thiên 'Thuyết Quáí ở đây vốn chỉ nhằm nêu lên trình tự diễn, biến của các Hào trong Quẻ, trình tự này khởi đi từ Hào dưới cùng của Quẻ (tức hào 1), để kế là Hào giữa, tiếp đó là Hào trên cùng (Hào 2, Hào 3). Nói khác đi, biến dịch trong Hào luôn luôn khởi từ dưới lên.

Tiếp đến, ở phần cuối NH Lê trích dẫn 1 số biểu tượng của 8 Quẻ, đưa ra lời nhận định, và theo như giọng điệu của ông chúng ta có thể thấy ông đã cho rằng Thiên 'Thuyết Quáí vốn chẳng có giá trị bao nhiêu. Nhưng, điều đáng nói ở đây là, chỉ đơn thuần căn cứ 1 vài Chương nói về 1 số các Biểu tượng của Bát Quái mà NH Lê đã đưa ngay ra một nhận định về Giá trị của toàn Thiên thì đây là 1 thái độ trước hết là thiếu đúng đắn, và sau nữa là nông cạn.

Có thể khẳng định là NH Lê đã không biết rằng những biểu tượng của Bát Quái ghi trong Thiên Thuyết Quái đều có căn cứ, hoặc đã lấy, hoặc suy lý, từ Kinh văn của 64 Quẻ, hoặc đã dựa theo phương pháp lí luận của 1 lãnh vực nào đó, như Tiểu Học (tức Văn Tự học) chẳng hạn.

Tôi xin nêu 1 vài thí dụ.

1/. Xuất từ Kinh Văn 64 Quẻ.

+ Đoài là con Dê (Thuyết Quái. VIII).

Quẻ Đại Tráng (Chấn / Càn). Hào Lục ngũ nói 'Táng Dương vu dí.

Hào Lục ngũ thuộc Ngoại Hỗ thể (tức Quẻ thành từ 3 Hào 3, 4, 5) Đoài. Thuyết Quái đã căn cứ theo đây mà nói Đoài là con Dê.

+ Li là con chim Trĩ (Thuyết Quái. VIII).

Qưe? Lữ (Li / Cấn), Hào Lục ngũ nói 'Xạ Trĩ, nhất thỉ vong'.

Hào Lục ngũ thuộc Ngoại quái Li, do đó 'Thuyết Quáí nói Li là con chim Trĩ.

2/. Căn cứ phương pháp lí luận của Tiểu Học.

Bát Quái gồm những kí hiệu do 1 số Nét nhất định, 3 Nét, hợp lại mà thành! Văn tư. Trung Quốc cũng gồm các nét hợp lại mà thành. Về phương pháp thành lập Chữ, Văn tự học Trung Quốc có 06 phương pháp gọi là 'Lục Thứ: - Tượng hình, Chỉ sự (hoặc Tượng sự), Hội ý (hoặc Tượng ý) và Hình thanh (hoặc Tượng thanh), Chuyển chú, Giả tá.

Có thể nói rằng tác gia? Dịch Kinh đã sử dụng 1 vài phương pháp trong 'Lục Thứ để thành lập 1 số Tượng của Bát Quái, nói rõ hơn là 3 phương pháp Tượng hình, Chỉ sự và Hội í. Thí dụ:

+ Chương XI Thiên 'Thuyết Quáí nói 'Khảm là Nước'.

Quẻ Khảm nếu lật đứng thì có dạng 1 giòng nước chảy - Nét Liền ở giữa tượng trưng sự liên tục của giòng nước,4 nét Đứt ở 2 bên là các gợn sóng. Đây là phương pháp Tượng hình.

+ Cũng Chương XI nói trên nói 'Li... là Giáp Trú (Áo giáp, Nón trận).

Quẻ Li: 2 nét Liền ở mặt ngoài bao 1 nét Đứt ở bên trong, tượng trưng cho 1 cái gì Cứng, Mạnh và kín đáo che chở một cái gì mềm, yếu bên trong. 'Áo giáp, Nón trận' là để bảo vệ thân thể cho khỏi bị đao, kiếm, cung tên... gây tổn hại, do đó mà Li là Tượng của 'Áo giáp, Nón trận' (Hội í).

+ Chương IX nói 'Càn là cái Đầu, Khôn là cái Bụng, Chấn là cái Chân,... Đoài là cái Miệng'.

Càn tượng trưng cái Đầu vi Quẻ này đứng đầu 8 Quẻ. (Chỉ sự).

Khôn là cái Bụng vì khoảng không giữa các nét Đứt hàm í chứa đựng. (Hội í).

Chấn là cái Chân: Nét Liền dưới cùng tượng trưng cái Chân tiếp xúc với mặt đất. (Hội í).

Đoài là cái Miệng: Nét Đứt trên cùng với khoảng Hở ở giữa coi giống như cái Miệng. (Hội í).

Từ những tương đồng trên đây mà trước đây đã có thuyết cho rằng Quẻ là Văn tự. - Nhưng theo sự nghiên cứu của riêng tôi thì không phải vậy. Vấn đề không phải chỉ đôi ba giòng mà luận cho hết được. Tôi sẽ luận vấn đề này trong 1 bài viết khác (đã viết cách đây 23 năm).

3/. Xuất từ lí luận thông thường.

+ Lí luận tương phản: Khảm là Tượng của Nước, và Quẻ có Nét tương phản với Khảm là Lị

Tương phản với Nước là Lửa, do đó Li là Tượng của Lửa.

+ Lí luận tương đồng: Li là Lửa. Lửa sinh Nhiệt, những gì sinh Nhiệt, bởi vậy, đều thuộc Li, như Mặt Trời, Sấm Sét.... chẳng hạn.

+ Lí luận loại suy: Khôn tượng trưng Đất; và Đất là không gian dung chứa vạn vật, từ đó suy ra Khôn còn có Tượng của cái Bụng, là nơi chứa đựng Tạng, Phủ của cơ thể.

Tóm lại là mỗi một Tượng của Bát Quái ghi trong 'Thuyết Quáí đều có lí do của nó, NH Lê đọc Kinh Dịch chưa tới nơi tới chốn mà đã vội dẫn các bạn trẻ của ông tới 1 kết luận sai lầm.

Những Tượng của Bát Quái thấy trong Kinh văn Dịch thiên 'Thuyết Quáí rồi đã chẳng chép lại bao nhiêu. Văn pháp của Dịch là loại 'văn pháp tượng trưng', văn từ phần lớn sử dụng hình ảnh cụ thể (Tượng) để diễn đạt tư tưởng, cho nên là nếu không biết được Tượng nào ứng với Quẻ nào thì rồi Kinh văn Dịch chỉ là 1 mớ văn từ không đầu không đuôi.

Hán triều (206 tr. Cn. - 220) là thịnh thời của Tượng Số học, vấn đề 'Dịch Tượng', vì lẽ đó đã là 1 trọng điểm của Dịch học trong thời kỳ này! Những học giả lừng danh trong lãnh vực Dịch học như Tiêu Diên Thọ (? - ?), Trịnh Huyền (127 - 200), cũng như Ngu Phiên (164 - 233).......nhất là Ngu Phiên, đều có những nỗ lực đi truy tầm lại trong văn từ 64 Quẻ những Tượng của 8 Quẻ mà  không thấy ghi chép trong Thiên 'Thuyết Quáí. Những Tượng của Bát Quái nêu trong các Bản chú giải Dịch Kinh của các học giả nói trên thời sau được gọi chung là 'Dật Tượng' - có nghĩa là 'Tượng (đã) Mất'; Mất ('Dật') ở đây í nói không thấy ghi trong Thuyết Quái. Và khoảng hơn 1,500 năm sau, vào Thanh triều (1644 - 1911), là thời Phục hưng Hán học, học giả đã có những thành tựu khả quan trong lãnh vực nghiên cứu Kinh học thời Hán. Riêng về Dịch học - và riêng về Phương diện 'Dật Tượng' thì Huệ Đống (1697 - 1758) và Trương Huệ Ngôn (1761 - 1802) là 2 học giả tiên phong trong việc nghiên cứu Dật tượng của Ngu Phiên. Với bộ 'Dịch Hán Học' Huệ Đống dẫn ra được 331 Tượng. Tiếp theo đó, căn cứ công trình vừa nói trên, trong tác phẩm 'Chu Dịch Ngu Thị Nghĩá, Trương Huệ Ngôn lại dẫn thêm được 125 Tượng nữa, tổng cộng lại là 456 Tượng. Trong 'Ngu Thị Dật Tượng Khảo Chính', Kỷ Lỗi (? - ?) lại thêm được 66 Tượng nữa vào danh sách của Trương Huệ Ngôn.

Sau hết, trong tác phẩm 'Ngu Thị Dật Tượng Vị Biên', Phương Thân (1787 - 1840) đã tổng kết danh sách với con số 1287 Tượng. Con số có thể không tới con Số của Phương Thân đưa ra.

Hợp lí mà nói thì khoảng ngoài 500 tới 600 Tượng là con số có thể tin được.

'Tứ do 'Tượng' mà lập, không hiểu Tượng thì trong rất nhiều trường hợp không sao hiểu được Từ nói gì, đây là căn bản khi đọc Dịch. Nghĩa lí mà không dựa trên Tượng rồi chì là 'hư đàm'.

Điều căn bản còn chưa hiểu, NH Lê lại muốn luận Dịch thì đúng là 'Ếch ngồi đáy giếng'.

- Mục VỊ Tự Quái Truyện.

Về Quẻ Truân, ông NH Lê viết:

- 'Chúng tôi không biết chữ Truân có nghĩa là đầy, là lúc vạn vật mới sinh ra không, chứ các bô. Từ Hải, Từ Nguyên ngày nay không có nghĩa đó, chỉ có nghĩa là gian nan'. (tr. 73).

Đọc Cổ văn Trung Quốc - hơn nữa lại là Kinh Dịch, mà ông NH Lê rồi chỉ có mỗi 2 bô. Từ điển Từ Hải và Từ Nguyên để tra cứu về Chữ nghĩa thì quả đúng là 'học giá. Không lẽ ông không có lấy 1 bộ 'Thuyết Văn Giải Tứ của Hứa Thận (30 - 124), hay 1 bộ 'Khang Hi Tự Điển' để thấy:

- 'Truân. Nạn dã. Tượng thảo mộc chi sơ sinh, truân nhiên nhi nạn.

Tòng Triệt quán Nhất. Nhất, địa dã; vĩ khúc'.

                         /  Thuyết Văn Giải Tự Nghĩa Chứng. Qu. I. Truân  /.

- 'Truân. (Tai) nạn. Chữ tượng (hình) cây cỏ lúc mới nhú, lao đao, khó khăn. Chữ gồm có (chữ) Triệt xuyên qua (chữ) Nhất. Nhất đây chỉ mặt đất; (có) cái đuôi cong'.

Chú giải câu 'cái đuôi cong', học gia? Quế Phức (1736 - 1805) viết:

- 'Vĩ khúc giả, tượng kì căn'. ('Cái đuôi cong, tượng cái rễ của cây có).

Đứng liền trước chữ Truân là chữ Triệt trong câu trên, Hứa Thận giải chữ Triệt như sau:

- 'Triệt. Thảo mộc sơ sinh dã. Tượng cổn xuất hình, hữu chi, hành dá.

- 'Triệt. Cây cỏ mới nhú. Tượng hình (cây, cỏ) từ dưới mọc lên, có cành, (và) thân'.

Tóm lại, luận ngữ nguyên (etymology) thì rõ ràng chữ Truân có nghĩa 'vạn vật lúc mới sinh'.

NH Lê muốn làm học giả mà rồi chỉ có mỗi 2 bô. Từ Hải, Từ Nguyên để tra cứu, hỡi ơi!   

                                                                           *

Phần I. Chương III. Các Phái Dịch Học Từ Hán Tới Naỵ (Từ tr. 77 đến tr. 86).

+ Hán.

Về thời này, NH Lê viết:

- 'Đại khái có thể chia làm hai phái:

Phái thứ nhất gồm Phí Trực, Trịnh Huyền, Tuân Sảng Tiêu Diên Thọ...

Phái thứ nhì chỉ có Kinh Phòng là trứ danh, lập ra môn học 'Tượng số. (tr. 78).

NH Lê lại bất thông lịch sử Dịch học. Ai nói với ông là Kinh Phòng lập ra môn học Tượng Số?  

Thuyết 'Tượng Sô trong Dịch học đã khởi đầu với Mạnh Hỉ (? - ?) và Tiêu Diên Thọ (? - ?) vào  khoảng đầu triều Tây Hán (206 tr. Cn. - 08 Cn.), Kinh Phòng chỉ là người kế thừa, rồi phát triển hoàn chỉnh Thuyết của 2 người nói trên mà thôi. Sự kiện này đã được luận thuật tường tận trong 2 bộ 'Dịch Học Triết Học Sứ của Chu Bá Côn (1923 -     ), và 'Chu Dịch Nghiên Cứu Sứ của 3 tác gia? Liêu Danh Xuân, Khang Học Vĩ, Lương Vi Huyền.

Rồi ở trang kế tiếp NH Lê viết:

- 'Tiêu Diên Thọ có sáng kiến cho mỗi quẻ (trùng quái) biến thành 64 quẻ, như vậy 64 x 64 được 4096 quẻ. Tôi không hiểu cách 'biến' đó ra sao (lại lấy 64 quẻ chồng lên nhau?). Cách đó cũng không ai theo, vì số quẻ nhiều quá, làm sao đặt tên giải thích cho hết được? Ông còn lấy mỗi hào làm chủ cho một ngày: 64 quẻ có 384 hào, mà mỗi năm chỉ có 365 ngày, còn lại non 20 hào nữa, ông dùng làm gì, cũng không biết'.

Cứ đọc đoạn trên đây thì rõ ra là trình độ hiểu biết về Dịch học của NH Lê quá kém cỏi cho nên ông lại suy đoán lung tung, lại ăn ốc, đúng như Khổng Tử đã nói là 'Tư nhi bất học'!

Trước hết, số 4096 Quẻ ở đây không là những Quẻ mới có từ 64 Quẻ chồng lên nhau, lượng Quẻ ở đây vẫn là 64 Quẻ người ta thấy trong Dịch, NHLê chớ quá lo lắng 'số quẻ nhiều quá, làm sao đặt tên giải thích cho hết được?'. Ông NH Lê muốn hiểu cách 'biến' đó ra sao? Thì đây:

 64 Quẻ diễn tiến theo thứ tự trong Dịch Kinh: Càn, Khôn, Truân, Mông, Tu, Tụng....... cho đến Vị Tế (Quẻ thứ 64, Quẻ cuối cùng) thì hết 1 Vòng, ở đây tạm gọi là Chu kì. Tiếp đó, ở Vòng 2 thì Quẻ thứ 2 trong 64 Quẻ, là Quẻ Khôn, chuyển lên đứng hàng đầu - và như vậy, thứ tư. Chu kì sẽ là: Khôn, Càn, Truân, Mông, Tu, Tụng,... Kí Tế, Vị Tế. Chu kì thứ 3 với Quẻ thứ 3 trong 64 Quẻ là Quẻ Truân đứng đầu: - Truân, Càn, Khôn, Mông, Tu, Tụng.... Kí Tế,Vị Tế.  Cứ thế, mỗi Quẻ trong 64 Quẻ rồi sẽ lần lượt đứng đầu 1 Chu kỳ, hay nói khác đi là, mỗi Quẻ sẽ lần lượt trải qua 64 Chu kì. Như vậy, 64 x 64 = 4096. Con số 4096 vốn từ đó mà ra, rồi chẳng có việc lấy 64 Quẻ chồng lên nhau, do đó, cũng chẳng có việc đặt tên cho Quẻ mới như NH Lê đã suy đoán mò!

Tiếp đó, NH Lê càng để lòi cái trình độ 'Học chưa tới, Vấn chưa thông' của mình khi nghĩ rằng 64 Quẻ, 384 Hào làm sao có thể ứng hợp 365 ngày của 1 năm? NHLê đã không biết rằng đây là Thuyết gọi là 'Lục nhật Thất phân' trong thuyết 'Quái Khi của Mạnh Hỉ (? - ?), Thầy học của Tiêu Diên Thọ. Gọi là 'Quái Khi vì Mạnh Hỉ đã lấy 24 Tiết Khí của 1 năm phối hợp 64 Quẻ.

Trước hết, về thứ tư. Bát Quái, Mạnh Hỉ căn cứ thứ tự gọi là Hậu Thiên của Văn Vương, theo đó 4 Quẻ Chấn, Đoài, Li, Khảm chiếm 4 hướng chính Đông, Tây, Nam, Bắc. Bởi vậy mà 4 Quẻ này được gọi là 'Tứ Chính Quáí. Và mỗi Chính Quái chủ quản 1 Mùa: - Chấn mùa Xuân, tiếp theo Li mùa Hạ, Đoài mùa Thu, Khảm mùa Đông. 4 Quẻ 24 Hào, mỗi Hào là 1 Tiết khí - chẳng hạn Quẻ Chấn.- Hào Sơ là Xuân Phân, Hào 2 là Thanh Minh, Hào 3 Cốc Vũ, Hào 4 Lập Hạ, Hào 5 là Tiểu Mãn, Hào Thượng là Mang Chủng. Hào Sơ của mỗi Chính Quái luôn luôn là một trong Nhị Phân (tức Xuân Phân, Thu Phân) và Nhị Chí (tức Hạ Chí, Đông Chí), như ở thí dụ nói trên Hào Sơ của Chấn là Xuân Phân. Còn 3 Quẻ kia thì: Hào Sơ của Li là Hạ Chí, Hào Sơ của Đoài là Thu Phân, Hào Sơ của Khảm là Đông Chí.

 

04 Chính Quái không tính, còn lại 60 Quẻ. 1 năm có 365 ngày và 1 / 4 ngày, và do đó bình quân mỗi Quẻ được 6 ngày: 6 x 60 = 360 ngày, dư ra 5 ngày 1 / 4. Và theo cách tính của Mạnh Hỉ thì mỗi ngày được phân thành 80 Phân - như vậy, 5 ngày 1 / 4 ngày dư ra kia sẽ bằng 420 Phân, và 420 chia cho 60 Quẻ:  420 Ĩ 60, mỗi Quẻ được 7 phân chẵn.

Và như vậy, 1 Quẻ = 6 Ngày 7 phân.

1 Hào, do đó, bằng 1 Ngày 7 / 6 phân, do đó mà gọi là Thuyết 'Lục nhật Thất phân'.

Tội thì thôi, ông NH Lê cứ lo lắng '64 quẻ có 384 hào, mà mỗi năm chỉ có 365 ngày, còn lại non 20 hào nữa, ông dùng làm gì, cũng không biết'.

- 'Non 20 hàó đó để cho NH Lê dùng, ông muốn làm gì thì làm! Ô hô!

(Chú thích. Không như một số người nghĩ, người Trung Hoa chỉ biết Âm Lịch, họ cũng biết đến Dương Lịch, có điều họ không dùng mà thôi! 1 năm Dương Lịch có 365 ngày và 1 / 4 ngày, vừa dẫn trên đây, vào buổi đầu triều Hán người ta đã biết. Thư tịch thời đó đã có những ghi chép rõ về điều này, như Sách 'Hoài Nam Tứ (thiên 'Thiên Văn Huấn') viết: 'Phản phục Tam bách lục thập ngũ độ, tứ phân độ chi nhất nhi thành nhất tuê, nghĩa là: 'Trở đi trở lại 365 độ, và 1 / 4 độ thì tròn 1 năm'. Sách 'Hậu Hán Thứ (Luật Lịch Chí, Hạ) cũng đưa ra 1 kết quả như vậy).

+ Từ Tam quốc tới Ngũ đại.

NH Lê viết:

- 'Đời Đường.. đáng kể chỉ có Khổng Dĩnh Đạt theo chủ trương của Vương Bật; và Lý Đỉnh Tộ, học rộng, sưu tập được các sách viết về Dịch của hơn 30 nhà...'.

NH Lê đã không biết tên tác phẩm của Khổng Dĩnh Đạt và Lí Đỉnh Tộ là gì, và rồi viết như trên ông làm người đọc có í nghĩ 2 học giả này có cùng 1 khuynh hướng, trong khi sự thực khác hẳn.

Lí Đỉnh Tộ (? - ?) theo khuynh hướng 'Tượng Sô trong khi Khổng Dĩnh Đạt (574 - 648) lại theo chủ trương Nghĩa Lí - 2 khuynh hướng hoàn toàn trái nghịch. Nhằm phục hồi Thuyết Tượng Số trong Dịch học, Lí Đỉnh Tộ viết 'Chu Dịch Tập Giảí. Trong bài đề tựa, ông có đoạn xác định:

- 'Thái quần hiền chi di ngôn, nghi. Tam Thánh chi u trách, tập Ngu Phiên, Tuân Sảng tam thập dư gia, san Phụ Tự chi dã văn, bô? Khang Thành chi dật Tượng'.

- 'Lượm lặt những lời hay của các bậc Hiền để lại, luận những Tư tưởng sâu xa của Tam Thánh, sưu tập lại những giải thuyết (về Dịch học) của Ngu Phiên, Tuân Sảng hơn 30 nhà, gạt đi những luận giải thiển lậu của Phụ Tự, bổ túc phần dật Tượng của Khang Thành'.

Tam Thánh đây tức Phục Hi, Văn Vương, Chu Công (có thuyết nói Khổng Tử).

Phụ Tự là tên Tự của Vương Bật (226 - 249), Khang Thành là tên Tự của Trịnh Huyền.

+ Từ Tống đến Minh.

Ở đầu trang 84, Nguyễn Hiến Lê viết:

- 'Các nhà Dịch học trong hai thời Nguyên và Minh không lưu lại công trình gì đáng kế.

Ô hô, NH Lê rồi đặt Lai Tri Đức (1525 - 1604) đời Minh (1368 - 1644) vào chỗ nào đây?

Bản 'Chu Dịch Tập Chu (còn gọi 'Dịch Kinh Lai Chu) của học gia? Lai Tri Đức chẳng những được người đương thời suy tôn là 'tuyệt học' mà còn có ảnh hưởng rất lớn đối với học giả những thời sau đó! Luận về Lai Tri Đức học giả ngày nay đều đồng quan điểm là ông là 1 nhân vật cực trọng yếu trong Dịch học. Về luận Dịch ông dung hợp Tượng Số và Nghĩa Lí  - ông khẳng định rằng 'Bỏ Tượng thì chẳng thể nào nói Dịch!' ('Xả Tượng bất khả dĩ ngôn Dịch!').

Độc sáng của Lai Tri Đức là lý luận về Thác Quái, Tổng Quái, Trung Hào. Thác Quái là 2 Quẻ có Âm Dương tương phản, Tổng Quái là Quẻ này đảo thành Quẻ kia - và ngược lại. Trung Hào tức các Hào giữa 2, 3, 4, 5. (Về học gia? Lai Tri Đức, tham khảo: - 'Dịch Học Triết Học Sứ, và 'Chu Dịch Nghiên Cứu Sứ của các tác giả đã dẫn ở 1 đoạn trước đây).

Tôi thực không rõ 'học giá NH Lê rồi đặt học gia? Lai Tri Đức vào chỗ nào đây?

 

Về các phái Dịch học từ Hán tới Thanh, ở phần cước chú trang 85, Ông NH Lê cho biết tài liệu ông ta tham khảo 'hầu hết rút trong cuốn Dịch Học Tân Giải (chương Dịch học nguyên lưu) của Tào Thăng nhà xuất bản Trung Hoa Văn Hóa - Đài Bắc 1956'.

1 phần cũng gọi là khá quan trọng mà NHLê lười đến độ không thu thập tài liệu cho khá hơn để trình bày vấn đề tương đối cho rõ ràng, đầy đủ hơn, súc tích hơn! Chương III này đến có vẻ như viết cho có viết, tôi thấy như vậy, cho nên, những điều quan yếu người đọc cần biết NH Lê rồi đã không sao nêu ra được.

Luận về các Phái Dịch học Trung Hoa thì không thể không đề cập 2 Phái: Phái 'Tượng Sô, và Phái 'Nghĩa Li! Học gia? Hán triều khi thuyết giải Dịch hầu hết đều đã viện dẫn các yếu tố như Hỗ Thể, Quái Biến, Ngũ Hành cũng như Biểu Tượng quẻ......., nói tóm lại là những yếu tố này và việc chú giải Dịch rồi không thể tách rời nhau. Đây là nét đặc trưng của Dịch học thời Hán.

Hán suy tàn, chuyển qua thời Tam Quốc (265 - 280), Vương Bật khi chú giải 'Dịch Kinh' rồi đã gạt bỏ hết, nào là Hỗ Thể, nào là Quái Biến, nào là Ngũ Hành......., Tượng rồi cũng Quên đi, và nếu có còn lại gì chăng thì đó chỉ là cái 'Lị Quan điểm của Vương Bật về nguyên tắc giải Dịch được trình bày trong 1 Tác phẩm chỉ có 7 Chương ngắn, tựa đề 'Chu Dịch Lược Lế, đặc biệt là Chương 'Minh Tượng'. Mở đầu Chương này, Vương Bật viết:

- 'Phù Tượng giả xuất í giả dã, ngôn giả minh Tượng giả dã, tận í mạc nhược Tượng, tận Tượng mạc nhược ngôn. Ngôn sinh ư Tượng, cố khả tầm ngôn dĩ quan Tượng; Tượng sinh ư í, cố khả tầm Tượng dĩ quan í. Í dĩ Tượng tận, Tượng dĩ ngôn trứ. Cố ngôn giả sở dĩ minh Tượng, đắc Tượng nhi vong ngôn; Tượng giả sở dĩ tồn í, đắc í nhi vong Tượng.'.

- 'Tượng bắt nguồn từ ý, lời là để làm rõ ý của Tượng, tận được ý thì chẳng gì hơn được Tượng, làm sáng tỏ được Tượng thì không gì hơn lời. Lời sinh từ Tượng, cho nên, có thể truy lời để thấu được Tượng', Tượng sinh từ í cho nên có thể tìm Tượng để thấy được í! Í nhờ vào Tượng mà tận, Tượng do lời mà rõ. Cho nên, lời là để làm rõ cái ý của Tượng, được Tượng rồi thì nên quên lời và Tượng là để dung chứa cái ý, được ý rồi thì nên quên Tượng'.

Quan điểm trên đây của Vương Bật thường được nói gọn lại là 'Đắc Ý vong Tượng'.

Cuối Chương, Vương Bật chỉ trích việc sử dụng Hỗ Thể, Quái Biến, Ngũ Hành để thuyết Dịch. Vương Bật viết:

- 'Hỗ thể bất túc toại cập Quái biến, Biến hựu bất túc suy trí Ngũ hành, nhất thất kì nguyên xảo dũ di thậm! Túng phục hoặc trị nhi nghĩa vô sở thủ cái tồn Tượng vong ý chi do dá.

- 'Hỗ thể không đủ để giải thích thì vận dụng Quái biến, Quái biến rồi vẫn chưa đủ thì suy diễn cho tới Ngũ hành, cứ thế mà ngày càng xa rời bản chỉ của Kinh! Giả như, suy đi suy lại mà vẫn không hiểu được nghĩa (Kinh) thì đây là do cứ khư khư giữ lấy Tượng mà quên đi cái ỵ

Từ sau Bộ chú giải Dịch Kinh của Vương Bật ra đời thì Dịch Hán học suy dần! Và sau đó thì từ Hoàng hà ngược lên mạn Bắc học giả truyền thụ tư tưởng Dịch học đời Hán, và từ Trường giang trở xuống phương Nam thì tư tưởng của Vương Bật độc tôn.

Từ sau khi Thuyết của Vương Bật xuất thế, Dịch học bắt đầu phân 2 Phái! Phái theo quan niệm đời Hán vì vận dụng Tượng và Số để giảng Dịch do đó được gọi là Phái Tượng Số, trong khi đó những người theo Vương Bật do chỉ chú trọng Nghĩa và Lí của Kinh vì vậy mà nhóm sau này đã được gọi là Phái Nghĩa Lí. Như bất cứ 2 Học Thuyết trái nghịch nhau nào, 2 Phái Tượng Số và Nghĩa Lí đã không ngớt công kích nhau từ thời này qua thời kia.

Đến Đường triều (618 - 907), khi Bộ 'Ngũ Kinh Chính Nghĩá, do Khổng Dĩnh Đạt (574 - 648) chủ biên, hoàn tất, và được ban bố toàn quốc, trong đó, về Dịch Kinh, Bản 'Chu Dịch Chu của Vương Bật được coi là tiêu chuẩn thì Dịch Hán học chính thức chấm dứt (về mặt cử nghiệp).

Dịch Hán học trầm trệ qua hơn 1000 năm để tới Thanh triều (1644 - 1911) thì lại hưng khởi với phong trào Phục hưng Hán học.

 

(KỲ 2)

Trong quá trình phát triển, 2 Phái Tượng Số và Nghĩa Lí đã phát sinh thêm 1 số chi lưu nữa, và được gọi là 'Tông'. Và 2 Phái có tất cả 06 Tông, phân đều ra 03 Tông thuộc Phái Tượng Số, và 03 Tông thuộc Phái Nghĩa Lí, kể như sau:

[I].Tượng Số.

(1). Tượng Số Tông.

Đại biểu cho Tông này là các Dịch học gia khoảng đầu đời Tây Hán. Tông này kế thừa tư tưởng thời Tiên Tần, i cứ thể lệ của chính Dịch Kinh (tức Thoán Truyện, Tượng Truyện và Hệ Từ...) để luận Dịch, nói khác đi là lấy Kinh chứng Kinh.

(2). Cơ Tường Tông.

Phát sinh vào khoảng trung kì triều Tây Hán. Các Dịch học gia Tông này từ căn bản Tượng Số mà đoán định cát, hung, họa, phúc của nhân sinh qua hình thức bốc, thệ. Đại diện cho Tông này Tiêu Diên Thọ và Kinh Phòng.

(3). Tạo Hóa Tông.

Xuất hiện vào đầu triều Triệu Tống (960 - 1279), vốn bắt nguồn từ Đạo gia! Tông này vận dụng Tiên Thiên Tượng Số học để tìm hiểu lí biến dịch của Vũ Trụ.

Khởi xướng với Trần Đoàn (? - 989), Tông này chủ yếu lấy Hà Đồ, Lạc Thư giảng Dịch cho nên sau này đã được gọi là 'Đồ Thư Pháí! Sau Trần Đoàn, Thiệu Ung (1011 - 1077) là nhân vật có thanh vọng rất lớn. Như có thể thấy, tiếng 'Đồ Thứ xuất từ 2 từ Hà Đồ và Lạc Thư nói gọn lại.

[II]. Nghĩa Lí.

(1). Huyền Lý Tông.

Người khai sáng chính là Vương Bật. Gọi là Huyền Lý vì Tông này lấy tư tưởng Lão, Trang mà luận giải Dịch. Đây cũng là điều tất nhiên, Vương Bật sinh ra giữa 1 đời nhiễu loạn xã hội đang đi xuống, Chiến tranh bao giờ chấm dứt còn mơ hồ, nhân tâm từ đó mà ưu uất, đạo đức từ đó mà suy đồi 'Nhân tâm duy nguy, Đạo tâm duy ví. 'Lão Tứ, 'Trang Tứ, tự cổ vẫn được mệnh danh là 'Loạn thế chi Thứ, trong một thời thế như vậy, rồi nghiễm nhiên trở thành những Cuốn Sách không rời tay của trí thức đương thời - và cái phong thượng lưu hành khởi đi trong khoảng triều Ngụy (220 - 265), Tam Quốc - và trải suốt hết 1 triều Tấn (265 - 420), mà sau này Sử gia gọi là 'Huyền Đàm' hay 'Thanh Đàm', đã phát sinh từ 1 xã hội như vậy. Vào thời Vương Bật trí thức thường tụ lại để luận đàm về triết học, đề tài chủ yếu là tư tưởng Lão, Trang. Vào thuở chưa đầy 20 Vương Bật đã nổi tiếng trong những buổi tranh luận nói trên, và những sự việc như vừa kể đã được ghi lại rất nhiều trong Tập 'Thế Thuyết Tân Ngứ của Lưu Nghĩa Khánh (403 - 444). Qua tác phẩm này người ta có thể thấy ảnh hưởng của Lão Tử đối với trí thức thời đó ra sao:

- 'Ân Trọng Kham vân: - Tam nhật bất độc Đạo Đức Kinh tiện giác thiệt bản gian cưỡng'.

                                                  /  Thế Thuyết Tân Ngữ. IV. Văn Học, 63  /.

- 'Ân Trọng Kham nói: - 3 ngày không đọc Đạo Đức Kinh thì cảm thấy lưỡi cứng đớ.

Giữa 1 thời như vậy Vương Bật có lấy Lão giảng Dịch cũng là chuyện dễ hiểu! Cũng bởi vậy mà sau đó Phạm Ninh (339 - 401) lên án là Tội của Vương Bật còn 'sâu nặng hơn cả Kiệt, Trú. Về việc này, tham khảo: 'Tấn Thứ, Qu. LXXV. Phạm Ninh truyện, phụ sau Phạm Uông truyện.

(2). Nho Lí Tông.

Vận dụng tư tưởng Nho gia thuyết Dịch, khởi vào đầu triều Bắc Tống (960 - 1127). Đại diện cho Tông này là Hồ Viên (993 - 1059), Trình Di (1033 - 1107).

(3). Sử Sự Tông.

Lấy Sử để chứng Dịch Kinh, khởi vào đầu triều Nam Tống (1127 - 1279), đại diện cho Tông này là Lí Quang (1078 - 1159), Dương Vạn Lí (1124 - 1206), và cũng cần nói thêm ở đây là trước đó vào đời Đông Tấn (317 - 420) Can Bảo (286 - 336?) cũng từng dẫn Sử để chứng Dịch có điều là bấy giờ chưa có nhiều học giả theo để có thể thành 1 Tông phái rõ rệt.

2 Phái - 6 Tông tự thuật trên đây trong Dịch học được gọi chung là 'Lưỡng Phái Lục Tông'.

Việc phân môn biệt phái này được đề cập lần đầu tiên dưới Thanh triều - vào khoảng năm 1780 và 1781, trong bộ 'Tứ Khố Toàn Thư Tổng Mục Đề Yếú (Kinh Bộ. Dịch loại. Tiểu tự).

Ngoài ra, trong bài 'Tiểu tứ cho mục 'Dịch loạí nói trên, sách đã dẫn trên có đoạn viết:

- 'Hựu Dịch đạo quảng đại, vô sở bất Bao, bàng cập Thiên Văn, Địa Lí, Nhạc Luật, Binh Pháp, Vận học, Toán thuật dĩ đãi Phương ngoại chi lư hỏa giai khả viện Dịch dĩ vi Thuyết, nhi hiếu dị giả hựu viện dĩ nhập Dịch, cố Dịch thuyết dũ phiền'.

- 'Và rồi Dịch đạo lớn rộng, không gì là không Bao quát, các môn bên lề như Thiên văn, Địa lí, Nhạc luật, Binh pháp, Vận học, Toán thuật, cho đến phương pháp Luyện đơn của giới Phương sĩ  tất cả đều có thể viện dẫn Dịch để lập Thuyết, để rồi những kẻ thích điều lạ cũng vin vào đó mà đưa (những môn kể trên) vào Dịch, do đó mà những thuyết về Dịch càng trở nên phức tạp'.

Dĩ nhiên, những thí dụ loại kể trên không chỉ chừng đó, 'Tứ Khố Toàn Thứ đã nêu tượng trưng 1 số trường hợp để cho thấy tính cách 'quảng đạí của Dịch. Và theo như 'Tứ Khố Toàn Thứ thì tóm lại chỉ có 'Lưỡng Phái - Lục Tông' là chính, còn các thuyết khác chỉ là phụ.

Nho, Đạo, Thích là 3 giòng Tư tưởng lớn của Trung Hoa - Và như đã thấy, Nho gia và Đạo gia đã có người vận dụng Kinh Dịch để lập thuyết, còn Thích gia thì sao? Đã có Nho lý và Huyền lý thì cũng có Thích lý.

Trong phần 'Đề yếú cho Cuốn 'Đồng Khê Dịch Thuyết' của Vương Tông Truyền (? - ?) ở triều Nam Tống (1127 - 1279) Bộ 'Tứ Khố Toàn Thứ dẫn trên có đoạn viết: - 'Dĩ Thiền ngôn Dịch khởi ư Nam Tống chi sớ ('Dùng Thiền giảng Dịch khởi từ đầu triều Nam Tống'). Và, từ khoảng giữa triều Minh (1368 - 1644) trở về sau khuynh hướng này ngày càng hưng thịnh! Đại diện cho xu hướng là Tử Bách (tức Chân Khả, 1543 - 1604) và Ngẫu Ích (tức Trí Húc, 1599 - 1655).

Tư tưởng Thiền Dịch của Tử Bách được trình bày trong thiên 'Giải Dịch', và lác đác trong 1 Số thiên khác trong 'Tử Bách Lão Nhân Tập' (Qu. XXII, II, VI, VII, IX, XXII) và Ngẫu Ích thì có Bộ chú giải Dịch tựa đề 'Chu Dịch Thiền Giảí.

+ Tử Bách và Ngẫu Ích là 2 trong 4 đại cao tăng triều Minh: - Liên Trì (1535 - 1615) - Tử Bách - Hám Sơn (1546 - 1623) - Ngẫu Ích. Liên Trì và Ngẫu Ích là 2 vi. Tổ của Tịnh đô. Tông.

Và sở dĩ  khuynh hướng Thiền đã không được coi như một Tông trong giòng Dịch học có lẽ là do lí luận của nhóm theo khuynh hướng này phần lớn có tính cách gượng ép, không viên thông.

Tới đầu thế kỉ 20, Dịch học Trung Hoa lần nữa chuyển qua 1 khúc quanh mới với khuynh hướng lấy Khoa Học hiện đại thuyết giải Dịch. Trước hết, Thẩm Trọng Đào soạn cuốn 'The Symbols of YiKing' (còn gọi 'The Symbols of The Chinese Logic of Changes') xuất bản lần đầu năm 1934 ở Thượng Hải. Tựa Sách trên đây đã được dịch qua Hán ngữ dưới tên 'Dịch Kinh Chi Phù Hiệú (hay 'Dịch Quái Dữ Khoa Học'). Đây là Tác phẩm đầu tiên đối chiếu Dịch và Khoa học. 

Tác giả nhận định rằng mỗi Quẻ Dịch là 1 Công thức Số học hay Hình học, và ngoài ra lại còn trình bày những ứng dụng của Quẻ Dịch trong một số lãnh vực như Vật lí học, Thiên văn học và Luận Lí học, đồng thời tìm hiểu, thảo luận về tương quan giữa Quẻ và khí hậu, thủy triều, nói rõ biến hóa của Vũ Trụ tàng ẩn trong Quẻ..., qua đó tác giả dẫn người đọc đi vào các lãnh vực như Quang học, Nhiệt học, Động Lực học và Trọng Lực học.

Sau đó vài năm là Tiết Học Tiềm với 2 tác phẩm 'Dịch Dữ Vật Chất Ba Lượng Tử Lực Học' và 'Siêu Tương Đối Luận', xuất bản năm 1937.

Sau Thẩm Trọng Đào, Tiết Học Tiềm thì phong trào dùng Dịch lý giải thích khoa học ngày càng trở nên rầm rộ! Và cho tới bây giờ đây thì những soạn thuật trong phạm vi này phải nói là nhiều không sao kể hết! Người ta ứng dụng Quẻ vào đủ mọi lãnh vực, như Toán học, Hóa học, cho đến Di Truyền học, Sinh lí Cơ thể học, rồi Vật lí Hạch tâm, v.v....... không lãnh vực nào mà không có người nghiên cứu tìm hiểu.

Những người theo khuynh hướng dùng Dịch Lý để giải thích Khoa học trên đây được các tác gia? Liêu Danh Xuân, Khang Học Vĩ, và Lương Vi Huyền - trong Bộ 'Chu Dịch Nghiên Cứu Sứ đã đề cập trước đây, liệt vào 1 Phái gọi là 'Tân Tượng Sô, còn Phái Tượng Số trước đây thì được đổi gọi là 'Truyền Thống Tượng Sộ

(Sd. Chương VII. Hiện Đại Dịch Học. Tiết 3: Hiện đại Tượng Số Dịch học).

Minh Di án:

Cái tệ của nhóm gọi là 'Tân Tượng Sô nói trên có thể tóm lại trong 2 tiếng 'cực đoan'! Lí luận của họ, trong rất... nhiều trường hợp có tính cách 'cưỡng từ đoạt ly, họ cố gán ghép sự việc như ta nhồi bông những con gấu, con khỉ... làm đồ chơi cho con nít. Có bao nhiêu 'Khoá học rồi họ nhồi hết vào Kinh Dịch, chỉ nhằm để chứng minh rằng Kinh Dịch 'quảng đại tất bí.

- 'Nhân giả kiến chi vị chi nhân, Trí giả kiến chi vị chi trí.' (Hệ Từ Thượng. Chương V.) - nhưng ta 'kiến' như thế nào, và nhất là có thực sự là ta 'kiến' hay không? Vấn đề rồi ở chỗ đó!

Trong khi chờ coi Phái 'Tân Tượng Sô rồi thực sự sẽ mang lại những gì cho Dịch học, chúng ta trở về với Phái Tượng Số cổ điển từ sau sự phục hưng dưới Thanh triều cho tới hiện nay.

                                                                           *

Từ Thanh triều cho đến hiện giờ thì việc vận dụng Tượng và Số để thuyết giải Dịch đã trở thành 1 quan điểm chính xác không ai có thể chối cãi! Trong Số học giả dựa vào Tượng Số nghiên cứu Dịch Kinh không hiếm người có những tác phẩm giá trị, và trong số những học giả này có thể kể 2 học giả tiêu biểu: Thượng Bỉnh Hòa (1870 - 1950) và Vu Tỉnh Ngô (1896 - 1984).

Thượng Bỉnh Hòa biên soạn hơn chục cuốn sách trong lãnh vực Dịch học, và tác phẩm tiêu biểu của ông là Bộ 'Chu Dịch Thượng Thị Học'. Ngoài ra thì Bộ 'Tiêu Thị Dịch Lâm Chu cũng là 1 thành tựu đáng kể của ông về phương diện nghiên cứu 'Dật Tượng'.

Vu Tỉnh Ngô trứ thuật không nhiều nhưng lại nhiều kiến giải độc đáo về Dịch học trong tác phẩm trứ danh 'Dịch Kinh Tân Chứng' (còn gọi 'Song Kiếm Trì Dịch Kinh Tân Chứng').

Tới đây tôi xin mượn lời Sử gia Lữ Tư Miễn (1884 - 1957) để kết lại phần này.

- 'Độc Dịch chi pháp, khả phân 'Tinh, Thố nhị giả ngôn chi. Nhược cầu lược thông 'dị nghĩá, khả đản quan Vương chú, Trình truyện, dĩ Dịch bản văn dữ Chu, Tần chư Tử hỗ tương câu khảo.  Nhược cầu thâm tháo, tắc Tượng Số chi Thuyết dịch bất khả bất thông'.

                                                                          /  Kinh Tử Giải Đề. Dịch  /.

- 'Về cách đọc Dịch thì có thể phân 'Tinh, Thố 2 đường. Nếu chỉ để thông hiểu đại khái 'nghĩa bình thường' thì có thể chỉ cần coi các Bản chú giải của Vương Bật, Trình Di rồi đối chiếu Phần Kinh văn Dịch với bản của chư Tử các đời Chu, Tần để kê khảo. Còn như muốn khảo cứu sâu xa hơn nữa thì Thuyết về Tượng Số rồi không thể không thông'.

NH Lê không thông Lịch sử Dịch học, các Tông, các Phái ông thì ấm ớ, ấm a...... tôi không hiểu rồi làm cách nào ông có thể hướng dẫn các bạn trẻ học Dịch cho đúng đây?

Muốn dạy người 1 thì phải biết tới 100, ông NH Lê chỉ biết có 1, mà rồi, biết cũng chẳng cho ra biết nữa, vậy mà ông không tự biết, cứ thích dạy đời. Trong 'Lời Nói Đầú, NH Lê viết:

- 'Chương III không quan trọng, muốn đọc tiếp thì đọc, không thì để lại sau cùng sẽ đọc'.

Trong mục 'Phàm Lế bộ 'Chu Dịch Chiết Trung', Lí Quang Địa (1642 - 1718) đưa ra 1 'Lế:

- 'Chư nho sở luận Dịch thư tác thuật, truyền thụ, dĩ cập Dịch lý chi áo, Dịch nghĩa chi cương, học giả độc Dịch chi phương, thuyết giả đồng dị chi khái, giai hậu học sở nghi tiên tri dá.

- 'Những điều học giả luận về biên soạn truyền thu. Sách về Dịch cho tới cái sâu xa của Dịch lý, cương yếu của Dịch nghĩa, phương pháp đọc Dịch của kẻ đi học, những nét đại lược về dị, đồng giữa các thuyết, tất cả những điều này đều là những điều kẻ hậu học phải biết trước hết'.

NH Lê chưa đọc tới điều trên đây do đó mà nói lếu láo về tầm quan trọng của Tông Phái Dịch.

                                                                           *

Phần I. Chương IV. Thuật Ngữ Và Qui Tắc Cần Nhớ. (Từ tr. 99 tới tr. 124).

Như tiêu đề cho thấy, Chương này gồm 2 phần: - Phần 'Thuật Ngứ và phần 'Qui Tắc'.

Trong Phần 'Thuật Ngứ của Kinh Dịch (từ trang 99 đến 105), NH Lê dạy độc giả phải nhớ 1 số danh xưng như: - Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái, Hà Đồ, Lạc Thư......

Phần trình bày về những 'Qui Tắc' (từ tr. 105 tới tr. 124) chủ yếu luận về ý, nghĩa các Hào, như Trung chính, Thời, và tương quan giữa các Hào, như Hào ứng, Hào liền nhau, Hào làm chủ....

Về 'Hào làm chú, NH Lê viết:

- 'Có một qui tắc nữa nên nhớ:

'Chúng dĩ quả vi chủ, đa dĩ thiểu vi tôn' nghĩa là cái gì nhiều thì bỏ đi mà lấy cái ít.

Theo qui tắc đó, quẻ nào nhiều dương thì lấy âm làm chủ; ngược lại thì lấy dương làm chủ.

Như trong tám quẻ đơn, không kể hai que? Càn, Khôn, ba hào đều dương hoặc đều âm, còn lại sáu quẻ kia thì ba quẻ: Chấn, Khảm, Cấn mỗi quẻ đều có hai âm một dương, cho nên lấy dương làm chủ, mà coi những quẻ đó là quẻ dương; ba quẻ: Tốn, Li, Đoài, mỗi quẻ đều có hai dương một âm, cho nên lấy âm làm chủ, mà coi những quẻ đó là quẻ âm.....

Trong những quẻ trùng cũng vậy.'. (tr. 113, 114).

Tôi phải nói ngay rằng ông NH Lê rất lơ mơ, lờ mờ về quan niệm 'Chủ Hàó, hay 'Quái Chú.

Trước hết, ông NH Lê đã lẫn lộn giữa Bản thể của Quẻ và quan niệm gọi là 'Quái Chú. Cứ như đoạn trên đây thì ông NH Lê nói về Bản thể của Quẻ chứ không phải về 'Chủ Hàó của Quẻ.

Chủ Hào của 6 que? Chấn, Tốn, Khảm, Li, Cấn, Đoài NH Lê đã nói đúng rồi đó, có điều, tôi cần nói thêm là đây chẳng qua là 'Chó ngáp phải ruồí mà thôi!

Theo quan niệm Quái Chủ, Quẻ nào cũng có 1 Chủ Hào, và thưa ông NH Lê ông mới chỉ nói có 6 Quẻ, còn Chủ Hào của 2 Quẻ Càn, Khôn sao ông không nói? ông giấu đi đằng nào rồi?

Khi nói 'không kể hai que? Càn, Khôn, ba hào đều dương hoặc đều âm' thì rõ ràng NH Lê có ý là 2 Quẻ Càn, Khôn là 2 Quẻ thuần dương, thuần âm cho nên là Bản thể Âm Dương của 2 Quẻ này không đặt thành vấn đề. Thưa ông NH Lê ở đây chúng ta đang nói về Chủ Hào, chẳng phải luận Âm Dương của Quẻ, do đó, tại sao tôi nói ông đã lẫn lộn giữa Bản thể Quẻ và Chủ Hào, tại sao ông 'Chó ngáp phải ruồí.

Về Chủ Hào của 8 Quẻ đơn thì như sau:

+ Càn, Khôn, Khảm, Li: - Chủ Hào của 4 Quẻ này là Hào giữa (tức Hào 2).

+ Chấn, Tốn: - Chủ Hào của 2 Quẻ này là Hào dưới cùng (tức Hào 1).

+ Cấn, Đoài: - Chủ Hào của 2 Quẻ này là Hào trên cùng (tức Hào 3).

Tóm lại,

Ông 'ngơ ngẳn' đi đâu 'vớ được' Câu 'Chúng quả, đa thiểú vừa kể, để rồi cứ nghĩ là quan niệm Chủ Hào rồi chỉ áp dụng cho những Quẻ gồm cả 2 loại Hào có cả Hào âm lẫn Hào dương, còn các Quẻ Thuần thì không! Đã nói Chủ Hào thì Quẻ nào cũng có 'Chủ Hàó, không phân biệt là Quẻ Thuần hay không Thuần. Ngoài ra, chữ 'tôn' trong câu 'đa dĩ thiểu vi tôn' ông dẫn phải là chữ 'tông' thì mới đúng.

Câu 'Chúng dĩ quả vi chủ, đa dĩ thiểu vi tôn' NH Lê dẫn ở đoạn trên là câu khái quát quan điểm của Vương Bật (226 - 249) về quan niệm gọi là Quái Chủ, hay Chủ Hào, trong Dịch học.

Đây là 1 câu Vương Bật nói trong thiên 'Minh Thoán', trong Tập 'Chu Dịch Lược Lế, một Tập mà như danh xưng cho thấy, luận về các 'Lế trong Dịch Kinh:

- 'Phù thiểu giả đa chi sở quí dã, quả giả chúng chi sở tông dá.

- 'Thiểu số là cái đa số coi trọng, số ít là cái số đông tôn quị

Câu nói trên đây luận về Chủ Hào, là Hào trọng yếu nhất trong 1 Quẻ, trọng yếu vì ý nghĩa của 1 Quẻ rồi căn cứ Hào này mà định, và trong thiên 'Minh Thoán' nói trên Vương Bật rồi chỉ luận Chủ Hào của Trùng Quái (tức Quẻ có 6 Hào), không luận Chủ Hào của Quẻ đơn (Quẻ 3 Hào).

Quan niệm gọi là 'Quái Chú (hoặc 'Chủ Hàó) nói trên đây đã thấy xuất hiện vào khoảng giữa thời Tây Hán (206 tr. Cn. - 08), có điều là chưa phát triển thành một Hệ thống lí luận như ở các thời sau đó. Luận giải Quẻ Cấu (Càn / Tốn), Kinh Phòng (77 - 37 tr. Cn.) viết:

- 'Định cát hung chỉ thủ nhất Hào chi Tượng'.

                                                /  Kinh Thị Dịch Truyện. Càn Cung. Cấu  /.

- 'Việc xác định tốt, xấu rồi chỉ căn cứ 1 Hàó.

'1 Hàó đây tức chi? Hào Sơ Lục, Hào Âm độc nhất trong Quẻ Cấu nói trên.

Đến triều Ngụy (220 - 265), Tam Quốc (220 - 280), Vương Bật mới căn cứ Quái từ, Thoán từ mà đưa ra các 'Lế về 'Quái Chú, trong thiên 'Minh Thoán' của tập 'Chu Dịch Lược Lế.

Theo như thiên 'Minh Thoán' thì đại khái có 3 trường hợp về Chủ Hào:

(1). Chủ Hào là Trung Hào, tức các Hào 2 và Hào 5, tức các Hào giữa của Nội và Ngoại Quái.

(2). Chủ Hào là Hào âm, hoặc Hào dương, độc nhất trong Quẻ, chẳng hạn như trường hợp các Quẻ Bác (Cấn / Khôn), Phục (Khôn / Chấn), Quái (Đoài / Càn), Cấu (Càn / Tốn).....

Đây chính là trường hợp Vương Bật gọi là 'Thiểu giả đa chi sở quí, quả giả chúng chi sở tông'.

(3). Quái Chủ không phải là 1 Hào mà là Quẻ đơn (3 Hào), hoặc Nội Quái, hoặc Ngoại Quái.

Từ Hán tới Đường (618 - 907) nói chung là 1 Quẻ rồi chỉ có 1 Chủ Hào mà thôi.

Tới triều Triệu Tống (960 - 1279), học giả lại phân rõ 2 loại Chủ Hào: - 'Định Vị chi Chú, và 'Đắc Quyền chi Chú.

+ Định Vị chi Chủ. Chỉ Hào 5. Hào 5 là 'Quân ví ('Vị của Vuá), do đó mà Hào này vẫn được coi là Chủ Hào của Quẻ, do đó mà được gọi là 'Định Vị chi Chú.

+ Đắc Quyền chi Chủ. Chẳng hạn, như Quẻ Truân (Khảm / Chấn). Quẻ này gồm 2 Chủ Hào là  Hào Sơ Cửu và Hào Cửu ngũ. Hào Cửu ngũ, như đã biết, là 'Định Vị chi Chú, nhưng bởi ở vào thời vô quyền, cho nên không bằng Hào Sơ Cửu, là Hào nhất thời đắc quyền, Hào Sơ Cửu ở đây do đó dược gọi là 'Đắc Quyền chi Chú.

[ Tham khảo: 'Độc Dịch Cử Yếú, Qu. II. 'Quái chi Chủ Hàó của Du Diệm (1258 - 1314) ] .

Và cuối cùng, đến Thanh triều thì Lý Quang Địa (1642 - 1718) phân 'Quái Chú ra 2 loại chính là 'Thành Quái chi Chú và 'Chủ Quái chi Chú.

+ Thành Quái chi Chủ. Nếu ý nghĩa của 1 Quẻ từ 1 Hào nào đó trong Quẻ mà thành thì hào đó được coi là 'Chủ Hàó của Quẻ, và do í nghĩa của Quẻ vốn thành lập từ 'Chủ Hàó này cho nên Hào được gọi là 'Thành Quái chi Chú. Bất cứ Hào nào, vô luận Vị cao, thấp, Đức tốt, xấu nếu ý nghĩa của Quẻ mà khởi đi từ đó thì Hào nào cũng đều có thể là 'Chủ Hàó của Quẻ.

+ Chủ Quái chi Chủ. Hào nào mà Đức tốt, lại đắc Thời, đắc Vị, thì Hào đó là Chủ Hào, có thể nói trường hợp  này đa số là Hào 5, nhưng đôi lúc cũng rơi vào Hào khác.

Ngoài ra, 'Thành Quái chi Chú đồng thời là 'Quái Chủ chi Chú - Đây là trường hợp 1 Hào có Đức tốt lại kiêm đắc Thời, đắc Vị. Còn nếu như Đức, Thời, Vị của 'Thành Quái chi Chú tốt xấu không đồng đều thì 'Thành Quái chi Chú không kiêm 'Quái Chủ chi Chú.

Trong 1 Quẻ nếu như 'Thành Quái Chi Chú đồng thời cũng là 'Chủ Quái Chi Chú thì Quẻ này chỉ có 1 Chủ Hào. Trường hợp 'Thành Quái chi Chú không kiêm 'Quái Chủ chi Chú thì, ở đây chúng ta có trường hợp 2 Chủ Hào như lệ thường.

[ Tham khảo: 'Chu Dịch Chiết Trung' (Qu. Thủ. Nghĩa Lệ - Quái Chủ), Lí Quang Địa soạn ].

Trên đây là những nét chủ yếu về  Quái Chủ (hay: Chủ Hào) mà một người học Kinh Dịch ở độ sơ học thôi cũng đã biết, chỉ có ông thầy dạy Kinh Dịch cho thiên hạ - người soạn cuốn sách có cái tựa rất là 'ng. ng.' là 'Kinh Dịch, Đạo Của Người Quân Tứ, là không biết thôi!

Tới đây thì trình độ về Dịch học của NH Lê ra làm sao có lẽ người đọc đều đã thấy rất rõ, do đó 2 Chữ 'ng. ng.' trên đây độc giả muốn đọc ra sao thì đọc, có điều là cũng xin thưa rất thực rằng tôi không nói nặng ông NH Lê đâu! NH Lê ra làm sao, tôi nói làm vậy, không thêm, không bớt.

Ở một đoạn trước đây tôi có nói muốn dạy người 1 thì phải biết 100! Biết 1 dạy lại một, rồi lỡ ra người hỏi tới điều thứ 2, rồi thứ 3... thì làm sao mà trả lời đây? Đây chính là trường hợp NH Lệ

Về quan niệm Chủ Hào, NH Lê chỉ biết có mỗi trường hợp Chủ Hào là hào âm, hoặc hào dương độc nhất trong một Quẻ (tức 'Lế thứ (2) của Vương Bật về Quái Chủ đã dẫn trước đây) - và đã chỉ nêu được có 2 thí dụ về trường hợp dẫn trên là Quẻ Dự (Chấn / Khôn) và Quái (Đoài / Càn) ở trang 114, có hỏi tới nữa, ông cũng chịu chết thôi!

Sau cùng, tôi xin trở ngược lên mục nói về 'Ý Nghĩa Các Hàó, phần 'Trung chính'.

Trung nghĩa là Giữa, và Giữa ở đây chỉ vị trí giữa của Hào trong Nội Quái hoặc Ngoại Quái và ở Nội Quái thì đó là Hào 2, và ở Ngoại Quái thì đó là Hào 5.

Về Chính, ông NH Lê viết:

- 'Thế nào là chính?

Trong sáu hào, những hào số lẻ 1, 3, 5 có vị trí dương; những hào số chẵn 2, 4, 6 có vị trí âm.

Một hào bản thể là dương ( nghĩa là một vạch liền ) ở vào một vị trí dương thì là chính, ở vào một vị trí âm thì là bất chính.

Một hào bản thể là âm phải ở vào môt vị trí âm thì mới gọi là chính, nếu ở vào vị trí dương thì là bất chính'. (tr. 108, 109).

Ở đây vấn đề không phải tại chỗ NH Lê giảng sai, vấn đề ở đây là NH Lê đã không hiểu rõ được 1 số danh từ chuyên môn Dịch học, hay nói cho chuyên môn hơn, 'Thuật ngữ Dịch Học'.

+ 1 Hào âm mà ở vị trí Âm (Âm vị), hay 1 Hào dương mà lại ở vị trí Dương (Dương vị) thì trong Dịch học được gọi là 'Đáng Ví, hoặc 'Đắc Ví, hoặc 'Đắc Chính'.

Và ngược lại, 1 Hào âm mà ở Dương vị, cũng như 1 Hào dương mà ở Âm vị, thì trong Dịch học người ta gọi là 'Bất Đáng Ví, 'Bất Đắc Ví, hoặc 'Thất Chính'.

NH Lê không biết những Thuật ngữ trên đây thì cũng chẳng có sao, có sao là Sự sau đây:

Như đã rõ, ông NH Lê chia Chương IV này làm 2 phần: phần 'Thuật Ngứ và phần 'Qui Tắc'.

Trong phần 'Thuật Ngứ NH Lê đã liệt những danh xưng như 'Lưỡng nghí, Tứ Tượng' cũng như 8 Quẻ Càn, Khảm, Cấn, Chấn... vào loại 'Thuật Ngứ.

Có thể nói ngay rằng NH Lê vốn đã không hiểu rõ thế nào là 'Thuật Ngứ (Technical Terms), và thế nào là danh xưng thường! Những tiếng mà NH Lê gọi là 'Thuật Ngứ trên đây thực ra chỉ là những danh xưng -  nói 1 cách nôm na là tên gọi mà thôi. Danh xưng là để phân biệt người này với người kia, vật này với vật kia, và những tiếng này không có 1 nội dung đặc biệt nào cả. Chẳng hạn, không ai nói những tiếng như Truân, Mông, Tùy, Khốn, Bác, Phục, Di, Thăng... là những Thuật ngữ hết, vì rằng đây chỉ thuần túy là những tên gọi của Quẻ để phân biệt Quẻ này với Quẻ kia mà thôi!

Và rồi trong phần 'Qui Tắc' thì chúng ta, người đọc, tuyệt nhiên không thấy NH Lê đưa ra được 1 Thuật ngữ nào cả - trong khi trên thực tế đã gọi là qui tắc thì luôn luôn phải có một hay nhiều Thuật ngữ kèm theo, để giải nghĩa Qui tắc. Thuật ngữ cũng là 1 loại danh xưng, 1 danh xưng với một nội dung đặc biệt trong 1 phạm vi chuyên môn nào đó, trong khi danh xưng thì không thể là 1 Thuật ngữ được! Ông NH Lê đã không phân biệt được điều này.

Và do đó, sự phân chia 'Chương IV' này thành 2 Phần 'Thuật Ngứ và 'Qui Tắc' của NH Lê đến là 1 chuyện hết sức buồn cười!

Điều tôi muốn nói ở đoạn cuối này là vậy.

Trong 'Lời Nói Đầú, ông NH Lê viết:

- 'Chương IV rất quan trọng, nên đọc rất kỹ....'. (tr. 18).

'Nên đọc rất ký, để gom góp một mớ kiến thức kém cỏi, cũng như Sai lầm của NH Lê, để sau đó truyền bá lại cho người khác? (như ông Trần Văn Tích và ông Xuân Phúc chẳng hạn).

                                                                           *

Phần I. Chương V.  (Từ tr. 125 đến tr. 157).

Chương này gồm 4 Đề mục:

(1). 'Đạo trờí. (2). 'Dịch là giao dịch'. (3). 'Dịch là biến dịch'. (4). 'Dịch là bất dịch'.

Nhìn chung, kiến thức của NH Lê trong Chương này rất là nghèo nàn, như toàn bộ kiến thức của ông ta về Dịch học. Tất cả các Chương trong cuốn 'Kinh Dịch, Đạo Của Người Quân Tứ rồi có 1 Mẫu Số chung, đó là Mẫu Số 'Sai Lầm'.

Trong Đề mục 'Dịch và Giao Dịch', NH Lê có đoạn viết:

- 'Cuối chương V Hệ từ thượng truyện có một câu tối nghĩa:

'Âm dương bất trắc chi vị thần' ( Âm dương không lường được như vậy gọi là thần ). Tối nghĩa vì thế nào là âm dương không lường được?'. (tr. 137).

Tôi không hiểu NH Lê rồi đọc Kinh Dịch theo kiểu nào đây?

Dịch là sách luận về Âm Dương. Theo thuyết lí Âm Dương, Vạn hữu được trừu tượng hóa thành 2 mặt tương phản. Tất cả những thứ ta gọi là Hình, là Tướng, là Khí, là Lực... đều có thể qui về  1 trong 2 phạm trù tương phản đã kể. Mọi Biến, Dịch trong khoảng Trời Đất rồi đã phát sinh từ sự xô đẩy, giao hội, cũng như nối tiếp của Âm và Dương. Âm và Dương, do đó, tượng trưng cho Biến, Hóa, vì vậy mà sách 'Trang Tứ (thiên 'Thiên Há) nói rằng 'Dịch dĩ đạo Âm Dương'.

Âm Dương tượng trưng Biến Hóa, điều này đã được đề cập trong nhiều đoạn của 'Hệ Tứ:

- 'Cương, Nhu tương thôi nhi sinh biến hóa... Cương, Nhu giả, Trú, Dạ chi tượng dá.

                                                                    /  Hệ Từ Thượng. Chương II  /.

- 'Cương, Nhu xô đẩy nhau mà phát sinh biến hóa... Cương, Nhu là tượng của Ngày, Đêm'.

Cương đây tức chi? Dương và Nhu đây tức chi? Âm - 1 Âm 1 Dương thúc đẩy nhau, nối tiếp nhau mà thành biến hóa, mà có Ngày / Đêm.

Và như vậy, câu 'Âm Dương bất trắc chi vi. Thần' trên đây có gì gọi là 'tối nghĩá như NH Lê đã nghĩ rồi ghi ra giấy. Vì chưa đủ trình đô. Hán văn để đọc Kinh Dịch, có đọc thì cũng đọc cho có vì vậy đầu óc NH Lê mới lù mà lù mù, hết ngẫm lại nghĩ, ngẫm nghĩ mãi mà vẫn không chớp lên được điểm sáng nào! Câu nói trên rất 'sáng nghĩá, chỉ riêng NH Lê vì trình độ hiểu Dịch còn ở tận 'mé ngoài cổng' cho nên mới thấy 'tốí. Để hiểu câu vừa dẫn trên của 'Hệ Tứ thì chẳng cần tới độ 'đăng đường nhập thất', 1 người 'trong sân' thôi cũng có thể hiểu và dịch câu trên là:

- 'Biến hóa không suy trắc được thì đó gọi là Thần'.

Ngay trong thiên 'Hệ Tứ vốn có 1 số câu làm sáng ý, sáng nghĩa Câu trên đây, cũng bởi NH Lê đọc Kinh Dịch cho có đọc nên mới không thấy đó thôi! Tôi dẫn ra đây 1 câu:

- 'Tri Biến Hóa chi Đạo giả, kì tri Thần chi sở vi hồ?!'.

                                                                   /  Hệ Từ Thượng. Chương IX  /.

- 'Biết được cái Lí của Biến Hóa, là biết được hành vi của Thần đó chăng?!'.

Biến hóa trong phạm vi Thiên đạo vốn có qui luật tương đối nhất định, con người ít nhiều có thể tiên liệu, nhưng để suy trắc chính xác Biến Hóa trong phạm vi 'Nhân sứ thì việc này phải nói là khá khó khăn.

Tóm lại, những điều tối căn bản tới vậy mà NH Lê còn thấy 'tốí thì quả tình tôi không rõ ông ta rồi 'sáng' ở cái chỗ nào đây?

Chúng ta sống trong thế giới của những 'Tương quan', đủ mọi hình thức 'Tương quan', và rồi từ những 'tương quan' đó mà phát sinh Biến Hóa. Và, thuyết lí Âm Dương, ở 1 góc, 1 độ nào đó, là 1 thuyết lí về 'tuơng quan', lấy 1 thí dụ: - Gia đình là tập hợp những cá nhân liên hệ qua một số tương quan nhất định, như vợ chồng, cha con, mẹ con, anh, chị em...

Áp dụng Thuyết lý: - Với chồng, người đàn bà thuộc Âm, nhưng lại là Dương trong Tương quan với các con. Cũng vậy, người chồng kể trên là Dương đối với vợ con, nhưng với cha mẹ mình thì điều ngược lại đúng.

Và như vậy thì thuyết lí Âm Dương không thuần là sự phân loại sự vật, sự việc ra 2 mặt đối nhau như 1 số trong chúng ta có thể nghĩ! Khi nhận: - Vật này Âm, vật kia Dương thì điều này không có nghĩa những vật đó tất yếu là điều đã được phân loại - nghĩa là, đã được xác định là Âm hay Dương. Tương quan thay đổi, Âm Dương của vật, của việc, cũng theo đó mà khác đi - bởi đó mà nói ở 1 góc độ nào đó Thuyết lí Âm Dương là 1 Thuyết lí về 'Tương quan'.

Đây là điều NH Lê chưa vói tới, ông ta ba hoa năm điều bảy chuyện về Âm dương nhưng rồi vẫn không nói ra được điểm cốt lõi trên đây của Thuyết lí Âm Dương.

Tiếp liền sau đó trong đoạn có tiêu đề  'Thành rồi hủy - 12 quẻ 12 tháng' NH Lê đề cập 12 Quẻ - Cấu, Độn, Bỉ, Quan, Bác, Khôn, Phục, Lâm, Thái, Đại Tráng, Quái, Càn.

Đây là 12 Quẻ có Âm Dương tiệm tiến:

+ Cấu, Độn, Bỉ, Quan, Bác, Khôn là 6 Quẻ Âm tiệm tiến từ 01 Âm (Cấu) tới 6 Âm (Khôn).

+ Phục, Lâm, Thái, Đại Tráng, Quái, Càn là 6 Quẻ Dương tiệm tiến khởi đi từ 1 Dương (Phục) tới 6 Dương (Càn).

12 Quẻ trên đây được gọi dưới 1 số danh xưng, chính xác hơn là 'Thuật ngứ như sau:

Tiêu Tức Quái. Tiêu Trưởng Quái. Hậu Quái. Nguyệt Quái. Tịch Quái.

NH Lê đã không biết tới những 'Thuật ngứ trên đây.

Tiêu nghĩa là Diệt, là Mất đi, là Suy thoái, còn Tức nghĩa là Sinh, là Phát triển, là Nảy nở.

Tiêu Tức í nói Âm sinh thì Dương diệt, Dương tiến thì Âm thoái.

6 Quẻ trong Chu kì Âm từ Cấu đến Khôn cũng được gọi là Tiêu Quái. Tiêu (Diệt) đây hàm ý là Dương tiệm thoái (để Âm từ từ phát triển) và 6 Quẻ trong Chu kì Dương, từ Phục tới Càn, cũng được gọi là Tức Quái. Tức (Sinh) ở đây í nói Dương từ từ thịnh tiến, (Âm từ từ suy thoái).

Các tiếng 'Tiêu Trưởng' trong 'Tiêu Trưởng Quáí cũng cùng 1 ý như trên.

+ Nguyệt Quái. Hậu Quái. Tịch Quái.

Nguyệt là Tháng trong Năm. Hậu là Khí hậu, Thời tiết. Tịch có nghĩa là Vua, là Chủ.

Khoảng đầu thời Tây Hán (206 tr. CN. - 08) học gia? Mạnh Hỉ đã lấy 12 Tiêu Tức Quái phối hợp 12 Tháng, mỗi Quẻ là 1 tháng: Thái là tháng Giêng, Đại Tráng tháng 2, Quái tháng 3.... cứ thế mà tính lần đi, tới Lâm là tháng Chạp thì giáp 1 Năm.

Vì mỗi Quẻ ứng 1 Tháng cho nên 12 Tiêu Tức Quái còn được gọi là Nguyệt Quái - hoặc rõ hơn thì gọi 'Thập Nhị Nguyệt Quáí, và bởi 12 Tháng gồm 4 Mùa, với Khí hậu khác nhau vì vậy mà  12 Quẻ này cũng được gọi là 'Hậu Quáí, và do mỗi Quẻ chủ quản 1 Tháng cho nên cũng gọi là 'Tịch Quáí, hay 'Thập Nhị Tịch Quáí.

12 Tiêu Tức Quái phối hợp 12 Tháng cùng với 4 Chính Quái là Chấn, Li, Đoài, Khảm cũng như thuyết 'Lục nhật Thất phân' pháp đã nói, là 1 phần trong thuyết 'Quái Khi của Mạnh Hỉ.

Thuyết Quái Khí sau đó được Kinh Phòng bổ túc mà thành 1 trong những luận cứ sử dụng trong việc chế định Lịch pháp Trung Hoa thời cổ - và ảnh hưởng của Thuyết này đối với sự phát triển của Lịch pháp học ở Trung Hoa không phải là nhỏ.

Sau cùng, mở đầu đoạn có tiêu đề 'Định mệnh', NH Lê viết:

- 'Chúng tôi sẽ không xét thuyết Tượng số trong Dịch truyện (Hệ từ truyện) vì không hiểu nổi thuyết đó, không thấy nó có ích lợi gì cho nhân sinh'. (tr. 155).

Thiệt tức cười hết sức, NH Lê nói ông ta 'không hiểu nổí thuyết Tượng Số, nếu vậy làm thế nào ông ta biết là thuyết đó 'ích lợi hay không ích lợi cho nhân sinh'? NH Lê rồi dựa vào đâu để mà khẳng định một vấn đề mà ông ta không hiểu?

Ngay vào lúc vừa khẳng định xong là 'không hiểu nổí thuyết Tượng Số thì NH Lê không còn đủ tư cách, và thẩm quyền, để khẳng định, hay phủ định, bất cứ điều gì liên quan tới vấn đề mà ông không hiểu. 1 đứa con nít rồi cũng không để lọt tai cho nổi câu nói của Nguyễn Hiến Lê!

                                                                           *

Như đã rõ, Dịch học phân Tượng Số và Nghĩa Lí - 2 Phái, đã đọc Dịch thì không thể không rõ điều này. Và dầu đứng ở quan điểm nào đi nữa thì cũng phải biết cả 2, tối thiểu là ở những điểm căn bản nhất. NH Lê chỉ đọc một Chiều, và một Chiều rồi cũng chẳng xong, cho nên về các Học thuyết trong Tượng Số học như Quái Khí của Mạnh Hỉ, Bát Cung của Kinh Phòng, v.v.... ông ta đã suy đoán lếu láo, hướng dẫn 'các bạn tré của ông lao xuống hố!

                                                                           *

27 năm trước (1976), lúc mới đọc Dịch thì 'Chu Dịch Vương, Hàn Chu là Bộ sách tôi ưa thích hơn hết! Sau đó trong khoảng gần 2 tháng (từ 03. 6 đến 23. 7. 1977) tôi dịch xong phần chú giải 64 Quẻ của Vương Bật, còn phần chú giải 'Truyện' của Hàn Khang Bá (332 - 380) mất 11 ngày (15 ( 26. 01. 78). Năm 1985, Bản thảo (viết tay) từ Quê nhà gởi qua thì đã mất đi phần ngữ dịch 12 Quẻ: Mông, Tu, Tụng, Sư, Tỉ, Tiểu Súc, Thệ Hạp, Bí, Bác, Phục, Vô Vong, Đại Súc.

Cho tới bây giờ 12 Quẻ còn khuyết đó vẫn để khuyết, tôi vẫn không buồn dịch lại, vì lẽ đúng như Lí Đỉnh Tộ đã nhận định, kiến giải của Vương Bật chỉ là 'dã văn', không dẫn người ta tiến nhập cảnh giới thâm viễn của Dịch đạo.

                                                                           *

Ở 1 đoạn trước đây tôi đã dẫn Sử học gia Lữ Tư Miễn (1884 - 1957) nói rằng, đọc Dịch thì phân 2 đường 'Tinh/Thố, theo đường 'Thố thì đọc các Bản chú giải của Vương Bật (226 - 249), của Trình Di (1033 - 1107), thì đại khái cũng có thể thông hiểu í nghĩa bình thường của Dịch.

Còn đường 'Tinh' là con đường sâu xa của Tượng Số, con đường đích thực của Dịch đạo.

NH Lê lần theo đường 'Thố mà theo cũng không xong. Cho nên, kiến, thức Dịch học của ông ta chẳng những đã 'Thố mà còn 'Nhám' nữa!  

                                                                           *

Phần I. Chương VỊ (Từ tr. 159 tới tr. 202).

Chương này gồm các Đề mục:

'Việc Ngườí, 'Việc Hằng Ngàý, 'Việc Trị Dân', 'Tu Thân, Đạo Làm Ngườí - đề mục sau cùng là 'Dịch Là Đạo Của Người Quân Tứ.

Toàn Chương không có kiến giải gì đặc biệt, chỉ chép lại ở những sách khác - có đặc biệt chăng thì đó là những ý kiến xen vào của NH Lê, trong đó có một Số rất lạt lẽo, nếu không muốn nói là rẻ tiền! Người đọc có thể thấy điều này rất rõ, tôi cũng không cần nêu ra đây cho dài giòng.

                                                                           &

Phần II. Kinh và Truyện.

Trong đoạn cuối 'Lời Nói Đầú cho Phần II này, ông NH Lê có đoạn viết:

- 'Bản tôi tham khảo nhiều nhất là bản của cu. Phan Bội Châu ( Khai Trí, 1969 )'. (tr. 207).

Trước đó 01 trang, trang 206, NH Lê viết:

- 'Riêng về hai Quẻ Càn và Khôn tôi trích dẫn thêm Văn ngôn truyện, và trong một số quẻ khác tôi cũng lác đác dùng lời bình luận trong Hệ từ truyện mà tôi sẽ dịch trọn và đặt sau phần kinh.

(Xem tiếp đoạn (a) ở cuối trang)'.

Cuối trang 206 nói trên, ở phần cước chú, NH Lê viết:

- '(a) Tôi lại tham khảo thêm những chú giải của Chu Hi, lời giảng của Phan Bội Châu, đôi khi của James Legge, của Richard Wilhelm, của Cao Hanh, Nghiêm Linh Phong và vài nhà khác nữá.

                                                                           *                                                                           

+ Quẻ Càn (Càn / Càn).

Những cái sai của NH Lê trong Quẻ này:

[1]. Sai về Âm đọc.

Hào Cửu tam, NH Lê phiên âm:

- 'Quân tử chung nhật càn càn, tích dịch nhược. Lệ, vô cữú.

Chữ 'Dịch' trong 'tích dịch' phải đọc Âm 'Thích'.

Lục Đức Minh (~ 550 - 630) chú Âm chữ 'nàý như sau:

- 'Thích. Tha Lịch phiên'.

                               /  Kinh Điển Thích Văn. Qu. II. Chu Dịch Âm Nghĩa  /.

Th(a)  + L(ịch)  =  Thích.

Câu tiếp sau Hào Thượng Cửu, NH Lê phiên âm:

- 'Dụng cửu: Kiến quần long vô thủ , cát'.

Chữ 'Kiến' ở đây phải đọc Âm 'Hiện'.

Lục Đức Minh chú Âm chữ 'Hiện' trong 'Hiện Long tại điền' Hào Cửu nhị như sau:

- 'Hiện Long. Hiền Biến phiên, thị dã. Chú cập hạ hiện long giai đồng'.

                                                                                            /  Sd. như trên  /.

- 'Hiện Long. Phiên là Hiền Biến, nghĩa là 'đưa ra cho thấý. Chú âm (của chữ Hiện này) cùng với chữ hiện (quần) long ở phía dưới như nhaú.

'Kinh Điển Thích Văn' là 1 tác phẩm 'Chú Âm' và 'Thích Nghĩá Kinh Điển cổ đại.

Tác phẩm gồm 30 Quyển.

Quyển I là Phần 'Tự Lục', là Phần tự thuật và khảo chứng sự hưng, suy của Kinh Điển, trưng ra những sự kiện quan trọng trong Lịch sử Kinh học, và những nhân vật cũng như những tác phẩm chủ yếu của từng thời kì một. Và ở một khía cạnh nào đó, phần 'Tự Lục' này có thể được coi như 1 bộ lược sử về sự phát triển của Kinh học từ thời Đường (618 - 907) trở về trước.

Từ Quyển II đến Quyển XXX phân ra Chú Âm, Thích Nghĩa 14 Bộ Kinh Điển sau đây:

+ Chu Dịch, Thượng Thư (tức Thư Kinh), Mao Thi (tức Thi Kinh), Chu Lễ, Nghi Lễ, Lễ Kí, kế đó là Tả Truyện, Công Dương, Cốc Lương, Hiếu Kinh, Luận Ngữ, Lão Tử, Trang Tử, Nhĩ Nhã.

Kinh Điển Thích Văn thu lục 'Thiết Âm', cũng như 'Chú giảí Kinh văn của hơn 230 học giả từ thời Tam Quốc (220 - 280) đến Nam Bắc triều (420 - 589).

Đây là 1 tác phẩm trọng yếu nghiên cứu về Văn tự học, Âm vận học, cũng như Huấn cổ học, cho đến các Bản in khác nhau của từng Bộ Kinh. Bởi vậy, nghiên cứu âm đọc của Kinh, Điển thời cổ thì không thể không tham khảo tác phẩm này.

Tác phẩm thường được học giả gọi tắt là 'Thích Văn'. Ở đây, phần 'Âm đọc' ('Tự âm') các Chữ trong Dịch Kinh chủ yếu tôi i cứ Bộ 'Thích Văn' này.

[2]. Sai về trích dẫn.

Chú thích câu 'Dụng Cửú nói trên, NH Lê có đoạn viết:

- 'Cao Hanh hiểu khác, bảo: 'Bầy rồng không đầu, nghĩa là bầy rồng đã bay lên trời, đầu bị mây che, nên chỉ thấy mình và đuôi. Đó là cái tượng rồng cỡi mây lên trời, tốt'. (tr. 219).

NH Lê đã dẫn chú thích này của Cao Hanh (1900 - 1986) từ một cuốn sách nào đó nhưng rồi đã lập lờ, thiếu tự trọng, không nói ra, để người đọc nghĩ rằng ông đã dẫn từ nguyên văn.

Chú thích trên đây của Cao Hanh là ở cuốn 'Chu Dịch Cổ Kinh Kim Chu của ông. Bây giờ tôi dẫn nguyên văn để độc giả thấy sự lập lờ đó của 'học giá NH Lệ Nguyên văn câu này là:

- 'Hiện quần Long vô thủ giả, quần long tại thiên, thủ vị vân tế, nhi cận kiến kì thân, vĩ,  túc dã. Thử quần Long đằng thăng chi tượng, cố viết 'Hiện quần Long vô thủ, cát'.'.

- 'Hiện bầy Rồng không đầu là bầy rồng giữa trời, đầu bị mây che rồi chỉ thấy thân, đuôi, chân của chúng. Đây là hình ảnh (tượng) bầy Rồng bay vút lên cao, bởi vậy mà nói 'Hiện ra bầy rồng không đầu, tốt'.'.

Người đọc thấy rất rõ là NH Lê đã 'thiếu đí mất cái 'chân' ('túc') Rồng. Có lẽ ông đã 'chặt' nó đi rồi chăng? Có lẽ, vì nếu NH Lê thực sự có đọc Cao Hanh thì tôi nghĩ lẽ nào ông 'học giá lại không thấy cái 'chân' Rồng nó ở đâu? Và như vậy thì, chỉ có thể là NH Lê đã trích dẫn Câu này từ người khác, người ta thiếu mất cái 'chân' Rồng ông chẳng biết, cứ thế mà dẫn, loè thiên hạ!

Đối chiếu nguyên văn Hán văn tôi trích dẫn trên đây và phần Việt văn của NH Lê thì người đọc có thể thấy ngay đoạn cuối không khớp, sai lạc với ý nguyên văn.

Tóm lại, có 2 trường hợp:

+ Hoặc ông NH Lê lập lờ, dẫn lại câu chú thích của Cao Hanh từ 1 cuốn Sách nào đó, nhưng đã  không nêu xuất xứ, cứ làm như đã dẫn từ nguyên văn. Đây gọi là thiếu tự trọng, thiếu tư cách!

+ Hoặc giả ông NH Lê đọc chính nguyên văn (như đã ghi ở phần cước chú (a) ở cuối trang 206)  và nếu vậy, qua sự đối chiếu trên đây thì rõ ra trình đô. Hán văn của NH Lê rồi quá tệ!

Và, dầu là ở trường hợp nào thì cung cách làm việc của NH Lê trước sau... vẫn là cung cách của một 'học giá (xin đừng quên cái ngoặc kép '').

Sau cùng, ở phần 'Phụ Lục' ở cuối Quẻ Càn, NH Lê trích dẫn chú giải Hào Sơ Cửu quẻ này của 3 tác gia? Chu Tuấn Thanh, Tào Thăng và Cao Hanh.

Dẫn Chu Tuấn Thanh, ông NH Lê viết:

- '...... Hào dương ở vị trí 1, tức là tháng giêng theo lịch nhà Chu, tháng tí. Khí dương lúc đó mới động ở suối vàng (hoàng tuyền).....'. (tr. 220).

Nguyên văn Chu Tuấn Thanh (1788 - 1858) viết như sau:

- '... Dương tại Sơ Cửu, Chu Chính nguyệt chi thời. Giáp Tí, Thiên chi chính vị, Dương khí động vu hoàng tuyền.....'.

                             /  Lục Thập Tứ Quái Kinh Giải. Càn Sơ Cửu giải  /.

- '... Dương tại Hào Sơ Cửu, ứng tháng Giêng lịch Chu triều. Giáp tí là chính vị của Trời, là lúc khí Dương (bắt đầu) động dưới lòng đất sâụ....'.

Về phương diện trích dẫn, NH Lê có thái độ rất lập lờ, là không dẫn nguyên văn, ông chỉ đưa ra  phần dịch văn. Không trưng ra nguyên văn thì 'ai biết đó vào đâú, thì có ai mà biết được ông ta dịch đúng hay sai?Thường thì ông ta chỉ trích dẫn nguyên văn những câu đã có người dịch rồi!

Như Câu kể trên của Chu Tuấn Thanh, có dẫn nguyên văn mới lòi ra cái 'năm gian nhà có của 1 con người vẫn được ca tụng là 1 học giả.

NH Lê đã dịch sai Câu đã dẫn trên, Sai vì trình đô. Hán văn của ông ta chưa đủ, còn kém lắm để hiểu học giả (học giả chứ không phải 'học giá như NH Lê đâu!) Chu Tuấn Thanh nói cái gì?

Vấn đề ở đây liên quan Lịch Pháp cô? Trung Quốc, và từ căn bản ông NH Lê chẳng biết điều này cho nên đã dịch sai. Tôi sẽ chứng minh điều này sau đây.

Trước hết, NH Lê đã lặng lờ, không dịch câu 'Giáp tí, Thiên chi chính ví - lí do thực dễ hiểu, là ông ta không hiểu câu này nói gì, ông ta lấy đại chữ 'Ti này ghép nó vào câu trước, và rồi, dịch là 'tháng ti cho qua truông! Ông ta không biết rằng, 2 chữ 'Giáp Ti thuộc về câu sau đó.

Theo Nông lịch cổ, tháng 11 là tháng 'Ti, Chu triều coi tháng này là tháng đầu mùa Xuân, vì lẽ tháng 11 Dương khí bắt đầu động, còn chữ 'Thiên' ở đây chi? Quẻ Càn. Hào Sơ Cửu Quẻ Càn là Hào Dương đầu tiên, Tí là tháng đầu Xuân, 2 bên tương ứng! Giải ra như vậy chúng ta mới thấy mạch văn rất liền lạc: 'Giáp Tí, Thiên chi chính vị, Dương khí động vu hoàng tuyền'.

Và sau cùng, NH Lê dịch 'hoàng tuyền' là 'suối vàng' thì dĩ nhiên là không sai! Có điều, đây là dịch từng chữ một, lối dịch đôi lúc cứng ngắc, lại hàm hồ! Chừng như cũng biết vậy cho nên liền sau 2 chữ 'suối vàng' NHLê đã mở cái ngoặc đơn để nguyên văn 2 chữ 'hoàng tuyền'. NH Lê đã không biết 'hoàng tuyền' suy ra có nghĩa là 'dưới lòng đất' - và ở đây, trong Câu này, ý nói sau 1 thời gian tiềm phục, Dương khí bắt đầu động, nếu y theo lý Dịch mà luận thì Sơ Cửu Quẻ Càn ở đây tức Sơ Cửu Quẻ Phục.

+ Quẻ Khôn (Khôn / Khôn).

[1]. Sai về Âm đọc.

Trong đoạn nói về Thoán từ Quẻ Khôn, trang 223, NH Lê dẫn Đại Tượng từ Quẻ Khôn, viết:

- 'Quân tử dĩ hậu đức tải vật'.

Chữ 'Tảí ở đây phải đọc Âm 'Táí (dấu Sắc). Tự điển Khang Hi chú Âm như sau:

- 'Tái. Tác Đại thiết, Âm Tái.', nghĩa là: 'Tái. Thiết Âm (là) Tác Đại, (đọc) Âm Táí.

Rồi trong đoạn về Hào Sơ Lục, ông dẫn 'Văn Ngôn' Quẻ Khôn và viết:

- '(Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương....)'. (tr. 224).

Chữ 'Khánh' ở đây phải đọc Âm 'Khương', vần với chữ 'Ương' ở câu dưới.

Có điều lạ là trước đó, ở trang 146, cũng câu trên đây, NH Lê đã đọc đúng âm là 'Khương' - và như vậy thì chỉ có thể kết luận là NH Lê học trước mà quên sau cho nên mới ra nông nỗi.

[2]. Luận giải tầm bậy.

Cuối đoạn đã dẫn trên (cũng trang 224), NH Lê viết:

- 'Chúng ta để ý: hào 1 que? Càn, Dịch chỉ khuyên cứ ở ẩn, tu đức luyện tài chờ thời; còn hào 1 que? Khôn này, Dịch răn phải đề phòng từ lúc đầu, nếu không sẽ gặp tai họ; như vậy Dịch tin ở đạo Dương hơn đạo Âm, trọng dương hơn âm'.

'Người mà đến thế thời thôi!'. Không ngờ ông NH Lê lại giảng bậy đến thế thời thôi!

Nói chung, tuy Dịch có trọng Dương, ức Âm đó, nhưng, ở 1 chỗ nào khác chứ dứt khoát không ở hào Sơ Lục Quẻ Khôn này.

Như tôi đã luận, Quẻ Càn khẳng định biến động trong Vũ trụ thì 'bất xá - và Khôn khẳng định liền theo đó là biến động luôn luôn tuân theo luật 'Tiệm biến'. Đây là 2 Qui luật tôi đã đề cập ở phần đầu bài này, đó là 2 Qui luật gọi là 'Thường ' và 'Tiệm' của Biến động. Vấn đề này tôi đã luận rõ trước đây, ở đây không nhắc lại nữa mà thêm rườm.

Nếu NH Lê dừng ở câu 'nếu không sẽ gặp họá thì cũng được đi, dẫu rằng không nêu rõ ra được cái ý về luật 'Tiệm', về ý nghĩa 'Táí (Chở, Dung chứa) trong Quẻ Khôn.

Cũng vì không vượt tới những gì ở 'tại ngôn ngoạí, cứ lẩn quẩn 'trong vòng' chữ nghĩa cho nên NH Lê đã không hiểu 'Văn ngôn' Quẻ Khôn đích thực nói cái gì?

 

 

(KỲ 3)

[3]. Không hiểu trọn Văn ý.

Hào Sơ Lục Quẻ Khôn nói: 'Lí sương kiên băng chi.’

NH Lê dịch là 'Đạp lên sương thì biết băng dày sắp đến'.

Không sai! Có điều, chữ 'Li ở đây cần hiểu xa hơn chút nữa. Lí có nghĩa là 'dẵm, đạp' - nhưng cũng còn hàm nghĩa là 'đí, là 'trải quá. 'Dẵm, đạp thì í tĩnh - Sương tuyết có 'trải quá, có rơi 1 khoảng thời gian nào đó thì mới đóng thành băng được.   

+ Quẻ Mông (Cấn / Khảm).

Phiên Âm phần Thoán Từ Quẻ Mông, ông NH Lê có đoạn viết:

- 'Sơ phệ, cáo, tái tam độc, độc tắc bất cáo....'. (tr. 234).

2 chữ 'Cáó ở đây phải đọc Âm 'Cốc'. Và đoạn trên sẽ như sau:

- 'Sơ thệ cốc, tái tam độc, độc tắc bất cốc'.

Sách 'Thích Văn' chú Âm chữ 'Cốc' như sau:

- 'Cốc. Cổ Độc phiên. Thị dã. Ngự dá.

                                                             /  Qu. II. Chu Dịch Âm Nghĩa  /.

- 'Cốc. Thiết Âm là Cổ Độc. (Nghĩa là:) Đưa ra cho thấy. Nói cho biết'.

Ông NH Lê không biết rằng Kinh văn Dịch đôi lúc có chen Vận văn vào, chẳng hạn Quẻ Càn:

Cửu nhị. 'Hiện Long tại điền, lợi kiến đại nhân'.

Cửu tam. 'Chung nhật kiền kiền (càn càn)'.

Cửu tứ. 'Hoặc dược tại uyên'.

Cửu ngũ. 'Phi Long tại thiên'.

Quẻ Mông ở đây cũng vậy, và Vận ở đây là vận 'Ôc': 'Cốc' vận với 'Độc'.

Nhưng có lẽ chuyện đáng nói hơn hết, không thể không nói, ở đây là:

Ở cuối 'Lời Nói Đầú của Phần II. ông NH Lê đã viết:

- 'Bản tôi tham khảo nhiều nhất là bản của cụ Phan Bội Châu’. (tr. 207).

Khi dùng 1 tài liệu như là 1 y cứ chính thì trường hợp có dị biệt giữa tài liệu và ý kiến riêng của người sử dụng tài liệu người này phải giải thích rõ là tại sao có dị biệt đó. Đây là nguyên tắc mà bất cứ 1 người nghiên cứu tự trọng nào cũng phải biết và giữ.

Tôi coi lại Bản chú của cụ Phan thì rõ ràng là cả 2 chữ Cáo trên đây trong Thoán từ Quẻ Mông cụ đều đọc là 'Cốc'.

NH Lê đọc là 'Cáo’ nhưng ông ta đã không giải thích tại sao ông ta lại đọc khác cụ Phan! Có lẽ ông ta nghĩ rằng cụ Phan đã 'đọc saí, nhưng rồi lại làm như vẻ.... khiêm tốn, để tránh nêu ra sự lầm lẫn của bậc tiền bối. Có thể là như vậy chăng? Nếu quả đúng là như vậy thì có lẽ không còn chữ nào ngoài các chữ 'dốt' mà không tự biết lại còn vênh váo ngầm, để chỉ Nguyễn Hiến Lê.

Bây giờ hãy coi 'học giá NH Lê dịch câu trên ra làm sao. Ông ta dịch như sau:

- 'Hỏi (bói) một lần thì bảo cho, hỏi hai ba lần thì là nhàm, nhàm thì không bảo...'.

NH Lê dịch chữ 'Độc' là 'Nhàm' thì đúng là 'Nhảm' quá đi!

'Độc' có nghĩa là 'khinh lờn', 'coi thường'. - Hỏi, người ta đã nói cho biết mà vẫn không tin, cứ hỏi tới hỏi lui, như vậy là khinh lờn, coi thường người mình hỏi. 1 đứa con nít cũng biết nữa là!

+ Quẻ Tu (Khảm / Càn).

NH Lê ghi là Quẻ Nhụ

Sách 'Thích Văn' nói là đọc Âm 'Tú.

Hào Thượng Lục Quẻ Tu nói: 'Nhập vu huyệt, hữu bất tốc chi khách tam nhân lai...'.

Nguyễn Hiến Lê dịch như sau:

- 'Vào chỗ cực hiểm rồi, nhưng có ba người khách thùng thẳng sẽ tới...'.

Tới dây thì càng thấy rõ hơn về kiến thức cũng như sở học của 'học giả’ NH Lê.

Kiến thức.

Kiến thức về Dịch học của ông NH Lê quá tồi tệ cho nên mới dịch 'bất tốc' là 'thủng thẳng'.

Cái gì chứ dịch từng chữ một (word for word) thì 'học giá NH Lê nhà ta giỏi hơn ai hết!

Bất = Không, Tốc = Nhanh. 'Không nhanh' thì, là 'thủng thẳng' chứ còn gì nữa! - Chắc hẳn là 'học giả’ NH Lê rất đắc ý với tài dịch thuật của mình.

Đáng tiếc cho NH Lê là những bộ Chú giải Dịch của học giả cổ, kim còn chưa biến đi đàng nào cho nên mới lòi ra cái dốt Hán văn cũng như cái sở học nông cạn về Dịch của NH Lê!

Và bây giờ chúng ta hãy coi học giả Trung Hoa cổ, kim giảng 2 chữ 'bất tốc' như thế nào.

2 chữ 'bất tốc' trong Hào Thượng Lục Quẻ Tu, học giả cổ, kim đều giải nghĩa là 'không mờí.’

Chữ 'Tốc' ở đây có nghĩa là 'Triệu’, nghĩa là gọi tới, kêu tới, là 'Mờí.

Và 'Bất tốc chi khách tam nhân laí có nghĩa: - '3 người khách không mời mà tớí.

Và để cho những kẻ bận áo thụng như Trần Văn Tích, Xuân Phúc khỏi dị nghị tôi xin dẫn ra đây một số học giả Trung Hoa, cũng như Tác phẩm Chú giải Dịch Kinh của họ, với Phần giải nghĩa 2 chữ 'bất tốc' là 'không mờí.

(1). Khổng Dĩnh Đạt (574 - 648).  'Chu Dịch Chính Nghĩá.   Đường (618 - 907).

(2). Du Diệm (1258 - 1314).  'Độc Dịch Cử Yếú.  Triệu Tống (960 - 1279).

(3). Ngô Trừng (1249 - 1333).  'Dịch Toản Ngôn'.   Nguyên ( 1279 - 1368).

(4). Lai Tri Đức (1525 - 1604).  'Chu Dịch Tập Chu.  Minh (1368 - 1644).

(5). Huệ Đống (1697 - 1758).  'Chu Dịch Thuật'.  Thanh (1644 - 1911).

(6). Tôn Tinh Diễn ( 1753 - 1818 ).  'Chu Dịch Tập Giảí.  Thanh triều.

(7). Chu Tuấn Thanh (1788 - 1858).  'Lục Thập Tứ Quái Kinh Giảí.  Thanh triều.

(8). Thượng Bỉnh Hòa (1870 - 1950). 'Chu Dịch Thượng Thị Học'. Dân Quốc (1911 - 1949).

(9). Cao Hanh (1900 - 1986).  'Chu Dịch Cổ Kinh Kim Chu.  Hiện đại.

Danh sách dĩ nhiên còn dài, tôi chỉ dẫn ra 1 số thôi để chứng minh rằng kiến, thức của NHLê về Dịch học rồi chẳng tới đâu, còn dốt nữa là khác! Tôi cũng xin nói luôn những tác phẩm trưng ra trên đây hiện nằm trên kệ sách của tôi, tất cả tôi đều thực sự đọc chứ không phải trưng ra để hù thiên hạ (như lối 'học giả’ NHLê). Sở dĩ tôi phải nói như vậy là vì NHLê đâu đó cũng đôi ba lần nêu ra 2 cuốn 'Lục Thập Tứ Quái Kinh Giảí và 'Chu Dịch Cổ Kinh Kim Chu tôi đã nêu, vậy mà không hiểu tại sao ông ta lại dịch 2 Chữ 'bất tốc' là 'thủng thẳng'! Lẽ nào NHLê chỉ đưa ra để loè thiên hạ, chứ thực sự không đọc nổi 2 bộ này, giả sử ông ta có 2 Bộ này trong tay đi! Vậy những 'người thâm hiểu nho học' rồi phải làm sao đây, thưa ông Xuân Phúc?

Vì lẽ NHLê nói phần dịch Kinh văn 64 Quẻ của ông ta 'có thể nói là chỉ diễn lại phần giảng' của cu. Phan Bội Châu (1867 - 1940), cho nên là tôi đã phải duyệt lại Bản Chú giải của cu. Phan, để coi cụ giảng 2 Chữ 'bất tốc' này của hào Thượng Lục của Quẻ Tu ra sao?

Và, cu. Phan đã viết rành rành thế này: - 'Bất tốc, nghĩa là chẳng mờí.

Ô hô! Cuối cùng rồi 'học giả’ Nguyễn Hiến Lê rượt học giả cổ, kim chạy đến vắt giò lên cổ - để một mình 'học giả’ nhà ta cứ 'thủng thẳng' mà đi! Ô hô! Thực là đại bất hạnh cho học giới!

+ Quẻ Thái (Khôn / Càn).

Trong đoạn giảng về Thoán Từ Quẻ này, NHLê có đoạn viết:

- 'Trong que? Thái này, Càn không nên hiểu là trời, vì nếu hiểu như vậy thì trời ở dưới đất, không còn trên dưới phân minh nữa, xấu....'. (tr. 266).

Ở đây, hiểu Càn là Trời thì có gì không ổn, thưa ông NHLê? Trời ở trên Đất ở dưới, điều này có ai mà không biết? Nếu cứ 'phân minh' như kiểu NHLê thì tôi xin hỏi ông - Quẻ Bỉ (Càn / Khôn) Trời trên, Đất dưới, phân minh như vậy tại sao lại xấu? NHLê đã không hiểu 1 điều cực căn bản là ở Quẻ Thái, vị trí của Càn và Khôn thuần tính cách tượng trưng, hoặc nói khác đi, đây chỉ là hình ảnh tượng trưng để diễn đạt í tưởng mà thôi! Càn ở dưới ngụ ý đi xuống, Khôn ở trên ngụ ý đi lên, 2 bên gặp nhau; còn ở Bỉ Càn ở trên không đi xuống, Khôn ở dưới không đi lên, hình ảnh 2 bên không gặp nhau! Gặp nhau là 'giaó, không gặp nhau là 'bất giaó - hình ảnh của 02 Quẻ Càn, Khôn ở đây chỉ nhằm diễn tả cái ý 'giaó và 'bất giaó, chẳng liên quan gì tới vị trí thực tế của Trời và Đất mà cần phải có 1 sự 'trên dưới phân minh' như suy nghĩ nông cạn của NH Lệ

Đây là nguyên tắc, hoặc dùng Thuật ngữ Dịch, gọi là 'Lế, biểu thị ý tưởng của Dịch Kinh.

1 'Lế căn bản như vậy mà NHLê cũng bất thông thì làm sao luận Dịch đây? Kinh văn Dịch đầy hình ảnh tượng trưng, NHLê rồi làm sao nắm được những gì ở 'tại ngôn ngoạí đây?      

+ Quẻ Đại Tráng (Chấn / Càn).

Hào Cửu Tam: '... Đê dương xúc phiên, luy kì giốc'.

NH Lê dịch:

- '... con cừu đực húc vào cái dậu, bị thương cái sừng'.

1/. 'Đê dương' là con 'Dê đực', không phải con 'Cừu đực'.

Có điều đáng ngạc nhiên là ở Hào Thượng Lục sau đó 3 Hào, cũng chữ 2 'đê dương' này, NHLê rồi dịch đúng là con 'dê đực'. Sao lại buồn cười đến thế nhỉ?

2/. 'Luý ở đây có nghĩa là 'vướng mắc, mắc kẹt', không phải 'bị thương' như NHLê đã dịch.

Và như vậy, dịch đúng, câu trên sẽ là:

- '... Con dê đực húc vào hàng rào, sừng nó rồi kẹt giữa hàng ràó.

+ Quẻ Khuê (Li / Đoài).

- 'Thượng Cửu: - Khuê cô, kiến thỉ phụ đồ, tái quỉ nhất xa, tiên trương chi hồ, hậu thoát chi hồ. Phỉ khấu, hôn cấu. Vãng ngộ vũ tắc cát'.

NH Lê dịch:

- 'Ở thời chia lìa mà cô độc (sinh nghi ki.), thấy con heo đội đầy bùn, thấy chở quỉ đầy một xe. Mới đầu giương cung để bắn, sau buông cung xuống, xin lỗi rằng mình không muốn làm hại hào 3 mà muốn cầu hôn. (Hai bên hòa hợp, vui vẻ) như sau khi nắng lên, gặp cơn mưa, tốt lành gì hơn'.

NHLê vốn không hiểu hết hào Thượng Cửu Quẻ Khuê, cho nên là trong phần chuyển dịch rồi có những chỗ thêm thắt ba láp, chưa kể là có vài ba chỗ không đúng tinh thần Việt ngữ - chẳng hạn như 'heo đội đầy bùn' là 'độí ra làm sao? Tiếng Việt không ai nói 1 con heo mình bê bết những bùn sình là 'đội đầy bùn' hết, họa chăng chỉ có NHLê! Có thể thấy là NHLê đã sợ rằng người ta nghĩ ông ta bất thông Hán văn, 1 trình đô. Hán văn vốn đã không mấy khá, vì thế ông ta đã chọn lối dịch từng chữ một. Cũng bởi vậy mà câu văn của NHLê đôi lúc rồi hóa ngây ngô và hơn nữa còn làm sai lệch ý của Nguyên văn, và thí dụ ở đây là Câu 'tái quỉ nhất xá mà NHLê đã dịch là 'chở quỉ đầy một xé. Nói 'chở quí, vậy xin hỏi NH Lê là ai chở ai ở đây? Thực ra thì, chẳng có ai chở ai hết, là cái xe chở đầy quỉ, là cái xe có đầy quỉ đó thôi!

Từ câu 'xin lỗi rằng mình....' cho tới hết thì vừa dịch bậy, vừa thêm thắt ba láp.

(Có thể kể thêm 1 vài cái ngây ngô, ngớ ngẩn của NHLê qua lối dịch từng chữ một, như:

Quẻ Tiểu Súc ông ta dịch là 'ngăn cản nhỏ (hoặc chứa nhỏ)', 2 que? Đại Hữu và Đại Súc, dịch là 'Có lớn' và 'Chứa lớn'. Việt ngữ, nói 'Co thì người ta nói 'Có nhiềú, 'Có ít'. Cũng vậy, nếu nói 'Chứá thì nói 'Chứa nhiềú hay 'Chứa ít', không ai nói cách ngây ngô như NHLê hết!)

Tôi dịch lại Hào Thượng Cửu Quẻ Khuê như sau:

- 'Cách biệt (với chung quanh), ở trơ trọi một mình (vì vậy mà) thấy (bầy) heo bê bết những bùn thấy 1 xe đầy nhóc những quỉ, lúc đầu thì dương cung lên, sau đó lại bỏ cung xuống - vì (rồi ra) chẳng phải là giặc cướp, là xuôi gia đó thôi. Đi tới trước, (hễ) gặp mưa thì tốt'.

Bút pháp Hào này hư hư, thực thực, là hư nhưng cũng là thực, càng nghiền càng thấy í vị....

Tâm ăm ắp những nghi ki. thì nhìn đâu cũng thấy dơ bẩn (heo bê bết bùn sình), Tư lan man... thì tưởng quỉ thấy quỉ, tưởng thần thấy thần (1 xe đầy nhóc những quỉ).

Câu cuối, 'Gặp mưa thì tốt', 'mưa xuống' thì bao nhiêu 'bùn sình' trên mình heo rồi trôi hết, và bao nhiêu bóng quỉ trên xe rồi cũng tan biến (bao nhiêu nghi ki., ảo tưởng rồi rũ sạch) - ý vị là ở chỗ đó, NHLê chưa hiểu tới độ này, chưa tiến nhập cảnh giới giữa hư và thực của Hào này.

Khi nói về Thoán từ Quẻ Khuê, NHLê viết: 'Quẻ này xấu nhất trong Kinh Dịch'. Nhưng, đến lúc kết luận về Quẻ này, NHLê lại nói 'Quẻ Khuê là quẻ xấu nhất trong Kinh Dịch nhưng kết quả lại không có gì xấu...'. Xấu nhất nhưng kết quả lại không xấu, thiệt là khó hiểu?

                                                                           *

Những sai lầm của NH Lê thì cứ trải dài dài trong suốt cuốn sách của ông, và rồi những Sai lầm loại tôi đã trưng dẫn tới đây không phải là ít, kể ra nữa cũng mệt, tôi tạm đặt 1 dấu Chấm ở đây vì chừng đó cũng đã đủ để rõ trình độ của NHLê về Hán học, về sự hiểu biết về Kinh Dịch.

Giang Phiên (1761 - 1830), Kinh học gia nổi tiếng Thanh triều (1644 - 1911), có 1 tác phẩm tựa đề 'Kinh Giải Nhập Môn', trong đó ông dẫn tất cả 51 điều mà 1 người phải biết khi giảng, luận Kinh Điển. Nói phải biết vì đây là những điều 'Nhập Môn', như tựa sách đã nói rõ.

Mỗi điều là 1 tiêu đề của 1 Chương, và ở đây tôi dẫn 3 Chương.

Chương 22. 'Thuyết Kinh tất tiên thức Văn tứ.

Chương 23. 'Thuyết Kinh tất tiên thông Huấn Cố.

Chương 25. 'Thuyết Kinh tất tiên tri Âm Vận'.

Tác phẩm gồm VIII Quyển, 3 Chương trên đây thuộc Quyển IV.

Ở Chương 22, 'Giảng Kinh trước hết phải hiểu biết về Văn tứ, Giang Phiên có đoạn viết:

- 'Tự hữu Hình, hình bất nhất: - Nhất Cổ Văn, nhi. Trứu Văn, tam Tiểu Triện, tứ Bát Phân, ngũ Lệ Thư, lục Khải Thư, tương nhân đệ biến.

Tự hữu Thanh, thanh bất nhất: - Hữu Tam đại chi âm, hữu Hán, Ngụy chi âm, hữu Lục triều chí Đường âm.

Tự hữu Nghĩa, nghĩa bất nhất: - Hữu Bản nghĩa, hữu Dẫn thân nghĩa, hữu Thông tá nghĩa.

Hình, Thanh bất thẩm, huấn cổ bất minh khởi tri Kinh Truyện sở ngôn giả hà vật, sở thuyết giả hà sự giả!'.

- 'Chữ thì có Hình, và hình thì bất nhất: - Một là Cổ văn, hai là Trứu văn, ba là Tiểu triện, bốn là Bát Phân, năm là Lệ thư - sáu là Khải thự

Chữ thì có Thanh, và thanh thì bất nhất: - Có âm đọc của thời Tam đại, có âm đọc của các thời Hán, Ngụy, có âm đọc của thời Lục triều cho tới thời Đường.

Chữ thì có Nghĩa, và nghĩa thì bất nhất: - Có nghĩa gốc, có nghĩa suy rộng (từ nghĩa gốc) và có nghĩa vay mượn.

(Tự) Hình, (Tự) Thanh không hiểu, huấn cổ lại không rõ thì lẽ nào mà hiểu được Kinh, Truyện nói cái gì, giảng việc gì đây?!'.

Ở Chương 23, 'Giảng Kinh trước hết phải thông Huấn Cố, Giang Phiên có đoạn viết:

- 'Cứ Nhĩ Nhã phân Thiên chi nghĩa, Cổ thông cổ kim dị ngôn - Huấn tắc giai ngôn hình mạo, nhi thuyết Kinh chi đạo bất ngoại thử nhi. Tự. Thông cổ ngôn, thông cổ âm, nhi cổ nghĩa vô bất thông hĩ! Tri hình Huấn, tri thanh Huấn nhi cổ huấn vô bất minh hĩ!'.

- 'Cứ như ý nghĩa việc phân Thiên của Sách Nhĩ Nhã thì, Cổ giải thích sự dị biệt giữa ngữ ngôn xưa và nay - Huấn thì nói về hình tướng (của Sự vật) - và nguyên lí giảng Kinh rồi không ngoài  2 Chữ này! Thông hiểu ngữ ngôn cổ, thông hiểu âm đọc cổ thì nghĩa cổ có nghĩa nào mà không thông suốt! Biết hình tướng, biết thanh âm (của Sự vật) thì, Điển tịch cổ không Điển tịch nào mà không hiểu!'.

Và ở Chương 25, 'Giảng Kinh trước hết phải hiểu Âm Vận', Giang Phiên có đoạn viết:

- 'Tự hữu cổ âm tức hữu cổ vận, dĩ  kim âm kim vận thằng chi tắc hạn cách bất hợp, do hữu ngữ Bắc âm dĩ Nam âm thằng chi, hạn cách do cố dã! Nhân tri Nam Bắc chi âm hệ ư Địa, bất tri cổ kim chi Âm hệ hồ Thờí.

- 'Chữ có âm cổ tất nhiên có vận cổ, nếu lấy nguyên tắc của âm ngày nay, vận ngày nay mà đọc thì không hợp cách, cũng như về ngữ ngôn, theo cách phát âm ở miền Nam mà đọc âm miền Bắc  thì không hợp cách là điều cố nhiên. Người ta (vẫn) biết là âm Nam, âm Bắc tùy thuộc địa lí, mà không biết là âm cổ, âm kim thì tùy Thời mà khác'.

Trên đây là những điều 'Nhập Môn', NH Lê còn chưa thông thì làm sao mà giải Kinh đây?!

Còn 'chưa qua khỏi cổng' thì NH Lê làm cách nào mà dẫn người khác 'vào trong sân đâý?!

Trên đây là nói về chuyên môn, và chuyên môn thì mọi người đã thấy hết sức là rõ NHLê rồi vốn đứng lấp ló ngoài ngõ, chõ miệng nói vào những điều mà mình thấy không rõ, nghe không rõ!  Chẳng những vậy mà cho tới những chuyện thông thường ông vẫn để lộ sơ hở, kể như sau:

(1). Về 1 số thư tịch NH Lê trưng dẫn.

+ Trước hết là cuốn 'Dịch Học Tân Luận' của Nghiêm Linh Phong.

Ở trang 34, NHLê ghi: 'Dịch Học Tân Luận (Chính trung thư cục ấn hành - Đài bắc 1971)'.

Rồi ở trang 62, ông lại đề:  'Dịch Học Tân Luận (Chính trung Thư cục - Hương cảng, 1971)'.

Và ở trang 85 thì ghi: 'Dịch Học Tân Luận... (do nhà Chính Trung Thư Cục ấn hành, 1973)'.

Rồi ở các trang 63 và 66 ông lại ghi: 'Dịch Kinh Tân Luận'.

Minh Di án:

Về nhà xuất bản, nơi xuất bản người ta thấy NHLê ghi bất nhất. Về nhà xuất bản thì đúng nhưng nơi xuất bản đúng phải là Đài Bắc vì nhà Xuất Bản 'Chính Trung Thư Cục' từ hồi nào chưa hề đặt tại Hương Cảng. Hương Cảng chỉ là 1 trong số những 'Tổng Đại Lý Nước ngoàí (Hải ngoại Tổng kinh tiêú) của Đài Bắc, và địa điểm là 'Tập Thành Đồ Thư Công Tí.

Về năm xuất bản thì tôi không rõ nhà xuất bản Chính Trung có tái bản tác phẩm kể trên vào các năm 1971 và 1973 như NHLê đã ghi hay không, vì lẽ, cung cách làm việc của NHLê ở đây rất là đáng ngờ. Bản 'Dịch Học Tân Luận' tôi hiện có là bản in năm Dân Quốc 58 (tức 1969) và đây là Bản in lần đầu tiên (Sơ bản) của nhà xuất bản Chính Trung.   

+ Kế đến là cuốn 'Dịch Học Khải Mông' của Chu Hi (1130 - 1200).

NH Lê đã ghi sai là 'Dịch Số Khải Mông' (tr. 83).

Sau cùng ở trang 90, NHLê viết:

- 'Đặc biệt nhất là cuốn The Symbols of Yi King của Z. D. Sung - Paragon ( Paragon có phải là tên nhà xuất bản không? Ở đâu? In năm nào, không biết, chỉ biết bài đề tựa của tác giả viết năm 1934 )'.

NHLê thắc mắc như trên đây cũng phải thôi! Có điều là đã thắc mắc thì thắc mắc cho trót - còn chuyện nữa sao ông không thắc mắc? Đó là cái ông Z. D. Sung trên đây là ông nào?

Nghiên cứu về Trung Hoa, gặp tên 1 người ghi theo lối phiên âm La tinh thì đây là chuyện rất là 'khó chịú, chỉ những người nghiên cứu Trung Hoa bất thông Hán văn mới bằng lòng với những cái tên 'không giống aí đó, còn đã biết đôi chút Hán văn thì người nào cũng cố truy tầm cho ra mới thôi, nhất là những nhân vật có tiếng - vì rằng, bất cứ tên 1 Trung Hoa nào cũng đều có thể đọc ra âm Hán Việt qua lối Thiết âm. Có điều, cũng phải nhận rằng muốn đọc 1 tên Trung Hoa phiên âm La Tinh ra Hán tự, để từ đó chuyển qua âm Hán Việt, là chuyện hết sức nhức đầu, đến cả người Hoa cũng đành chịu! Lí do là ngôn ngữ Trung Hoa có rất nhiều tiếng đồng âm! Nếu là 1 nhân vật tiếng tăm trong 1 lãnh vực nào đó thì còn có thể đoán ra, ngoài ra thì đành.

Việc dùng mẫu tư. La Tinh phiên âm Hoa ngữ của các giáo sĩ Truyền giáo Tây phương trước đây đã thất bại cũng bởi lẽ đó! Trong khi đó, may mắn hơn, chúng ta có được chữ Quốc ngữ, vì rằng ngôn ngữ Việt rất ít tiếng đồng âm.

Trở lại với cái Tên Z. D. Sung. Nhân vật này không ai khác hơn là Thẩm Trọng Đào đã đề cập ở đoạn nói về 'Lưỡng Phái Lục Tông' trước đây.

+ Gần cuối Chương III. là Chương lược thuật về 'Các Phái Dịch Học Từ Hán Tới Naý, trong đề mục 'Hiện naý, đề cập tình hình thư tịch về Dịch, Nguyễn Hiến Lê viết:

- 'Trong mấy chục năm gần đây, các nhà xuất bản ở Hương cảng và Đài bắc vẫn thường in sách viết về Dịch, nhưng chúng tôi không thể theo dõi được, mới thấy được ba cuốn đáng chú ý...'.

3 cuốn NHLê ở đây là 'Chu Dịch Tân Giảí của Tào Thăng, 'Chu Dịch Cổ Kinh Kim Chu của Cao Hanh, và 'Dịch Học Tân Luận' của Nghiêm Linh Phong. (Coi trang 85).

Nguyễn Hiến Lê lại lòe bịp nữa rồi! Tại sao tôi lại nói Nguyễn Hiến Lê lòe bịp?

'Học giá NH Lê đã nghĩ rằng thiên hạ không ai đọc được Hán văn chắc? Để theo dõi tình hình thư tịch về Dịch ông ta phải 'theo dõí ở tận Hương Cảng và Đài Bắc. Người không biết cứ nghe ông ta nói mà phát rét! NH Lê muốn nói chuyện sách vở? Tôi xin nói chơi với NHLê về sách vở!

Đi từ trung tâm Sàigòn, theo đường Trần Hưng Đạo đi vô miệt Chợ Lớn, vừa đi qua khỏi ngã ba Đồng Khánh/Tản Đà vài chục thước, ở dãy Phố bên trái là 2 tiệm sách Quảng Ích và Chin Hoa cách nhau chỉ 5, hoặc 6 căn phố. Từ Quảng Ích đi lui lại, quẹo phải vào đường Tản Đà, chưa tới trăm thước, ở dãy phố bên mặt là nhà sách có cùng tên, tiệm 'Tản Đá; rồi từ Tản Đà đi tới mấy chục thước, đến ngã tư đầu tiên thì quẹo phải, đi vài chục thước, cũng ở dãy phố bên mặt, là đến tiệm sách Liên Hưng. Con đường này tôi không còn nhớ tên, chỉ nhớ là ở phía bên kia ngã tư có 1 tiệm bán hủ tiếu Sa tế rất ngon, và chỉ bán buổi chiều mà thôi, đây là chưa kể tiệm Hậu Thái ở đối diện xeo xéo 2 tiệm Quảng Ích và Chin Hoa, có điều là tiệm này chỉ bán sách giáo khoa cho học sinh trường Tàu mà thôi! (Đường Đồng Khánh là đường Trần Hưng Đạo nối dài).

Kinh điển Trung Hoa, nói chung là văn học cổ điển, xuất bản tại Đài Loan và Hương Cảng, đều có thể tìm thấy dễ dàng ở 4 tiệm sách trên đây, kể cả những sách mới ra.

Chưa hết, ở mặt sau Đại học Y khoa, trên đường Nguyễn Trãi, hướng vào Chợ Lớn - gần ngã tư Nguyễn Trãi / Triệu Quang Phục, ở dãy Phố bên phải là tiệm sách Tập Văn; và từ tiệm Tập Văn đi tới mười mấy thước, tại góc ngã tư, ngay trên vỉa hè đường Triệu Quang Phục, là 1 Tiệm Sách không bảng hiệu! Nói là Tiệm sách chứ thực ra người bán Sách, 1 người Hoa què 1 tay, rồi căng 1 tấm bạt làm mái, kê 3 cái kệ - 2 cái cao, 1 cái thấp, bày bán 1 vài quyển sách. Tuy vậy, đôi lúc cũng có thể tìm thấy tại đây 1 vài bộ sách giá trị! Tôi nhắc đến Tiệm sách nhỏ này vì bô. Từ điển Hán văn đầu tiên trong đời, Bộ 'Vương Vân Ngũ Đại Từ Điển' tôi đã mua tại đây; và sau đó là các Bộ 'Thủy Kinh Chu của Lịch Đạo Nguyên (469 - 527) triều Bắc Ngụy (386 - 534) và kể cả bộ 'Trung Quốc Thông Sứ trứ danh của Sử học gia Lữ Tư Miễn (1884 - 1957) và như 1 bộ nữa là 'Sáp Đồ Bản Trung Quốc Văn Học Sứ của Trịnh Chấn Đạc (1898 - 1958) đều mua tại đây.

Và, xeo xéo đối diện tiệm sách vỉa hè này, ước 100 thước về mé phải là tiệm sách Thế Giới.

[Ông chủ tiệm sách 'Tập Văn' hiện định cư tại Úc. Nghe một người Hoa tôi quen nói có dạo ông mở nhà hàng ở Sydney, sau rồi chẳng rõ ra sao? Cuộc đời ông cũng gọi là khá bềnh bồng! Năm 1970, ông từ Cam Bốt, tránh nạn Cáp duồn, về Việt Nam ở Cà Mau làm ăn cũng khá, nhưng sau thì lỗ lã. Năm 1972, ông lên Chợ lớn, mở tiệm sách Tập Văn. Năm 1974 thì 'Sanh y phải nói là rất 'hưng long'. Rồi đùng 1 cái 1 năm sau đó! Và chuyện rủi là trước đó vào đầu năm 1975 ông đã nhập từ Đài Loan cả 1 kho Sách để sau Tiệm. Rồi sau vài năm nghe nói ông đã phải đem bán kí lô cả kho sách đó để vượt biên! - Tôi và bạn Huyền Thanh Lữ là 'cố khách' thường xuyên của tiệm Tập Văn, chúng tôi và ông Tập Văn cũng gọi là khá thân, có những cuốn bìa sách hoặc gãy  hoặc xếp nếp, hoặc dơ bẩn, ông dẫn chúng tôi ra sau kho để tha hồ mà chọn cuốn nào ưng ý ].

Người Hoa đi đến đâu là mở hàng quán tới đó, nhưng rồi cũng 'không quên' mang theo Sách vở của họ! Muốn theo dõi tình hình sách vơ? Hán văn, ông NHLê cần chi phải 'nhóng cố dòm tận ở Đài Loan, Hương Cảng, người thực sự đọc sách rồi chẳng chết khiếp vì tiếng hù của ông đâu!

Sau 30. 4. 75, các tiệm sách ở Chợ Lớn rất eo sèo, 1 số tiệm đã phải đóng cửa, Sách phải qua sự kiểm duyệt rất gắt gao trước khi được bày bán. Khoảng năm 1977 có một chuyện rất thú vị là về đêm trên vỉa hè 2 đường Nguyễn Trãi và Kỳ Hòa (song song với đường Nguyễn Trãi) Sách vở đã được đem ra bày bán bên cạnh những ánh đèn dầu, hoặc sang hơn, thì măng-xông. Có thể nói là những sách bày bán về đêm này phần lớn bắt nguồn, hoặc từ các tu? Sách tư nhân hoặc 1 Gia tộc nào đó. Người ta có thể kiếm được tại 2 nơi này những Sách quí, hiếm - và cũng cần nói thêm là các loại sách gọi là 'Loạn thế chi Thứ, như Dịch, Lão Tử, Trang Tử, Y Dược... thì khá nhiều!

Tôi phải hơi dài giòng 1 chút để cho thấy NHLê 'nố mà chẳng sợ banh xác - ngay tại Việt Nam sách Hán văn rồi đâu có hiếm, NHLê hoặc là bịp, hoặc là chẳng biết gì hết! 

Đừng nói chi những sách giá trị, đã in đẹp, lại vừa túi tiền - chẳng hạn bô. Dược học trứ danh là 'Bản Thảo Cương Mục' của Lí Thời Trân (1518 - 1593), xuất bản tại Hương Cảng, và Giá năm 1970 là 400 đồng, thì với lương của 1 giáo sư Trung học Đệ nhi. Cấp mới ra trường (Chỉ số 470) vào thời đó, (trên 20 ngàn / tháng), đại khái còn có thể vói tới được - mà ngay đến những bộ mà túi tiền giáo giới thời ấy rồi quá nhỏ để có thể rớ tới, rờ thì được, cũng được nhập Việt Nam.

Năm 1970, tiệm Tản Đà có bày bán Bộ 'Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành', tất cả 101 Cuốn, Khổ lớn in tại Đài Loan, giá trên 100,000 đồng. Bộ này bày trong tủ kiếng, ở bên trái, ngay cửa ra vào.

Lúc bấy giờ dĩ nhiên tôi cũng chỉ có rờ thôi. Đây là chưa kể một Bộ khác tuy rẻ hơn, nhưng cũng vài chục ngàn, đó là bộ 'Trung Văn Đại Từ Điển', cũng xuất bản tại Đài Loan.

(2). NHLê lên mặt dạy các bạn trẻ.

Đã dẫn ở phần mở đầu Bài viết này, bây giờ tôi xin dẫn lại 1 lần nữa.

Trong 'Lời Nói Đầú cho cuốn 'Kinh Dịch, Đạo Của Người Quân Tứ, ông NHLê có câu:

- 'Muốn hiểu thêm Kinh Dịch, bạn nên tìm đọc những sách tôi đã giới thiệu trong cuốn nàý.

Những sách NH Lê giới thiệu ở đây là những sách đã được nêu rải rác trong Cuốn sách nêu trên của ông, kể 1 vài cuốn quan trọng như:

-'Lục Thập Tứ Quái Kinh Giảí của Chu Tuấn Thanh (1788 - 1858), 'Dịch học Tân Luận' của Nghiêm Linh Phong và 'Chu Dịch Cổ Kinh Kim Chu của Cao Hanh (1900 - 1986) - cũng như 1 số Bản chuyển ngữ tiếng Anh nổi tiếng như 'I CHING or Book of Changes' (nguyên Bản dịch Đức ngữ của Richard Wilhelm (1873 - 1930), Cary F. Baynes dịch từ Đức ngữ qua Anh ngữ), và cuốn 'The I Ching' của James Legge (1815 - 1897).

NH Lê nói mà không dòm trước dòm sau cho kĩ! Nếu các bạn trẻ mà đọc được 3 cuốn Kinh Dịch Hán văn nói trên thì tôi bảo đảm họ dạy lại được cả ông, có đâu tới ông mở miệng khoác lác mà không biết mắc cở như vậy! Đây là 3 sách viết cho người có trình độ khá cao - tôi không nghĩ là trình đô. Hán văn cỡ 'năm gian nhà có như NH Lê lại có thể đọc nổi - và chứng cứ là NHLê đã dịch sai một đoạn Chu Tuấn Thanh giải về Hào Sơ Cửu que? Càn mà tôi đã dẫn chứng trước đây. Và nếu đã có thể đọc được những tác phẩm loại trên thì cũng không cần đọc 2 bản dịch Anh ngữ trên đây, vì Sách Kinh Dịch Hán văn đã xuất bản rồi có tới số ngàn, kiếm ra sách đã đủ mệt. Và   cũng cần nói thêm ở đây là khi chuyển ngữ Dịch Kinh qua Anh ngữ và Đức ngữ, James Legge và Richard Wilhelm chủ yếu đã căn cứ bộ 'Chu Dịch Chiết Trung' của Lí Quang Địa.

Nghiên cứu Hán học mà phải viện dẫn tài liệu Anh, Pháp như NH Lê, chẳng cần nói cũng đủ rõ trình đô. Hán văn của 'học giá NHLê tới đâu rồi!

                                                                           &

Cuối sách, NHLê có mấy giòng gọi là 'Nhìn Lại Quãng Đường Đã Quá.

Trong mấy giòng này NHLê có đoạn cho biết là lúc ông ta còn nhỏ, cứ 'mỗi vụ hé bà mẹ ông ta cho ông học thêm chữ Hán với Bác Hai ông ta để  'đọc được gia phả bên nội, bên ngoạí.

Bấy giờ ông cũng như Bác ông rồi 'chỉ coi sự học đó là môt việc để tiêu khiển'. Nhưng rồi - vẫn theo ông, thì 'không thể ngờ được hoàn cảnh và thời cuộc khiến cho tôi, vài chục năm sau, thành một người nghiên cứu về cổ học Trung hoá. (tr. 584).

Nguyễn Hiến Lê ba hoa chích choè, tự khoe là 'một người nghiên cứu về cổ học Trung hoá.

Là 'một người nghiên cứu về cổ học Trung hoá mà âm đọc cổ trong Kinh Dịch có nhiều chữ rồi nhà 'nghiên cứu cổ học' đọc chẳng thông; ngay 2 chữ 'Bất tốc' trong Hào Thượng Cửu Quẻ Tu  cũng ù ù cạc cạc để rồi dịch lếu dịch láo là 'thủng thẳng'. Một đoạn văn ngắn chỉ mấy chục chữ mà còn lem nhem, lập là lập lờ dịch cho qua truông. Dẫn sách tham khảo, cùng 1 Cuốn sách mà lúc ghi thế này, lúc ghi thế kia...

Trình đô. Hán văn thì như vậy, cung cách làm việc thì như vậy, mà dám vỗ ngực, ba hoa xưng là người 'nghiên cứu cổ học' sao? Tôi thấy NHLê quả là khoác lác, thiếu tự trọng!      

Rồi ở 1 đoạn dưới NHLê viết:

- 'Từ 1971, tôi muốn nghiên cứu riêng về thời Tiên Tần, thời rực rỡ nhất trong lịch sử triết học Trung hoạ...

Đã có sẵn một số tài liệu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tôi nhờ một cô bạn trẻ, cô Thiên Mai, sinh viên du học ở Đài Bắc kiếm thêm cho tôi tất cả những sách bằng tiếng Trung hoa xuất bản ở Đài loan, Hương cảng....'. (tr. 587).

Lại khoe, lại loè thiên hạ rằng ta đây giỏi Hán văn lắm đấy, ta chỉ 'theo dõí tình hình sách vở ở Đài Loan, Hương Cảng, lúc nào ta cũng chỉ mua sách ở Đài Loan, Hương Cảng, số Sách tại các tiệm ở Chợ Lớn đâu đáng để 1 'học giá như ta đọc, mua sách ở Chợ Lớn thì xoàng lắm, như thế còn gì là danh giá!

Cuối cùng rồi, cùng 1 bô. Kinh Dịch bộ ở Đài Loan, Hương Cảng có giá trị hơn ở Chợ Lớn!

Và ở gần đoạn cuối, nhà 'nghiên cứu cổ học Trung hoá của chúng ta viết:

- 'Nhìn lại đoạn đường đã qua trong hai mươi bảy năm nay, từ năm 1953, tôi thấy mới đầu tôi chỉ tính viết hai cuốn rồi ngưng vì tự biết Hán học không phải là sở trường của mình; nhưng nhờ gặp bạn, nhờ được độc giả khuyến khích, tôi đã mỗi năm tiến thêm ít bước, rốt cục đã viết được 19 nhan đề về Cổ học ( không kể một cuốn dịch của Lâm Ngữ Đường ), trong đó có sáu nhan đề về Văn học đều đã xuất bản, còn tám nhan đề chỉ là bản thảo. Có những nhan đề chỉ gồm trên trăm trang, nhưng cũng có nhan đề gồm nhiều tập, dày bảy tám trăm trang, trên ngàn rưỡi trang; trung bình là ba bốn trăm trang.

Như vậy chỉ nhờ mỗi một câu của Mẹ tôi: 'Con nhà nho không lẽ không đọc được gia phả bên nội bên ngoạí.'. (tr. 588).

NHLê nói 'nhờ gặp bạn, nhờ được độc giả khuyến khích'.

Tôi không rõ những người bạn NH Lê gặp là những người nào, nhưng qua trình đô. Hán học của ông thể hiện (một cách kinh hoàng) qua cuốn 'Kinh Dịch, Đạo Của Người Quân Tứ thì tôi suy đoán rằng những người bạn đó phải là những người như 2 ông Xuân Phúc và Trần Văn Tích.

Với Trần Văn Tích, ông là 1 'tư tưởng gia siêu việt', không 'siêu việt' sao được khi sách của ông đáng được đưa đi dự giải Nobel về tư tưởng, theo như cảm thán của Trần Văn Tích!

Còn đối với Xuân Phúc thì ông là 1 người 'siêu thâm hiểu nho học' - vì rằng cuốn sách của ông 'rất có ích... cho tất cả các độc giả, dù người thâm hiểu nho học', và rồi như vậy NHLê không là người 'siêu thâm hiểu nho học' thì là cái gì đây?

Và, 2 ông bạn, và bạn quí nữa, Xuân Phúc và Trần Văn Tích cứ thế mà nhồi... NH Lê, tung bổng nhà 'nghiên cứu cổ học Trung Hoá lên khoảng 'trời thu xanh ngắt'. Có điều, chừng ông NH Lê rớt xuống thì...... chẳng ai hứng, hỡi ơi! NHLê rồi chết vì cú nhồi vì sự tung bổng này của những người bạn quí! Những tưởng 'trời thu xanh ngắt', hóa ra chỉ là 'năm gian nhà có!

Còn về  'độc giá thì tôi không dám 'vơ hết nắm đũá, nhưng với trình độ 'năm gian nhà có của NHLê thì tôi lại suy đoán rằng hạng 'độc giả khuyến khích' nhà 'nghiên cứu cổ học' ở đây cũng không ai khác hơn 2 ông Xuân Phúc và Trần Văn Tích.

Và, cứ như vậy, cứ như cái học, vấn của NHLê thì '19 nhan đề về Cổ học Trung Hoá của ông ta rồi có 1 Mẫu số chung, là Sai lầm - và ở những điều Sơ đẳng, tôi có thể khẳng định như vậy mà không sợ sai lầm, vì rằng nền móng đã không chắc, phập phà phập phều, nhà nào lại đứng vững cho được? Lí tất nhiên là vậy! Cuốn sách này cũa NHLê là 1 chứng cớ hiển nhiên!

Sau cùng, câu 'Con nhà nho không lẽ không đọc được gia phả bên nội, bên ngoạí - thoáng qua tưởng như khiêm tốn lắm, nhưng thực ra thì nó biểu lộ 1 sự kiêu ngạo ngầm của NH Lê - một sự kiêu ngạo của 1 kẻ dối mình, dối người. Trình độ đã không tới đâu lại không tự biết còn tưởng là mình giỏi lắm - đây là dối mình; truyền bá những hiểu biết sai lầm của mình ra, lại lên mặt dạy người thì đây là dối người. NHLê tưởng mình giỏi Hán học lắm? Thực không biết mắc cở!

                                                                           *

Văn Tự thì 'bất thức', Huấn Cổ thì 'bất thông', Âm Vận lại 'bất trí......... mà NH Lê cứ tưởng là mình đã giỏi lắm rồi, vênh váo tự nhận là 'người nghiên cứu Cổ học Trung hoá. Hỡi ơi!!

Kinh điển Trung Hoa, nói chung là Cổ học Trung Hoa, rất khó đọc, và trong các Kinh, khó hơn bất cứ Kinh nào hết là Dịch Kinh. Cũng vì vậy mà Thư mục học Trung Quốc cổ, và kim, vẫn xếp Kinh Dịch đứng đầu các Kinh. Thư mục học Trung Hoa đã phân Thư tịch thành 4 Bộ (Tứ Bộ) là Kinh - Sử - Tử - Tập, hay cũng gọi là Giáp Bộ, Ất Bộ, Bính Bộ, Đinh Bộ - và Thư tịch Kinh Bộ luôn luôn bắt đầu với Dịch Kinh.

Kinh Dịch là 1 Bộ Kinh cực khó đọc. Với cái 'học, vấn' quá kém cỏi về Hán học nói chung - và về Dịch học nói riêng, như Nguyễn Hiến Lê mà dám múa bút viết về Kinh Dịch thì đến không có nhận định nào đúng hơn là không biết tự lượng, ham trèo cao, té nặng, là chuyện đương nhiên!

Lí Quang Địa (1642 - 1718) viết:

- 'Kinh thư nan độc, nhi thư? Kinh vi vưu nan. Vị khai quyển thời dĩ hữu nhất trùng Tượng Số đại khái công phu; khai quyển chi hậu, Kinh văn bản í hựu đa bị tiên nho ngạnh thuyết sát liễu, lệnh nhân khán đắc ý tứ cục xúc, bất kiến bản lai 'khai vật thành vú hoạt pháp'.

                                                          /  Chu Dịch Chiết Trung. Cương Lãnh 3  /.

- 'Kinh thư khó đọc, và bô. Kinh này là khó đọc hơn cả! Chưa giở sách ra đã có một số kiến thức đại lược về Tượng Số phải biết, sách đã giở ra, bản í của Kinh văn đa số học giả đi trước rồi đã nói hết sạch, làm cho người ta cảm thấy chật vật trong việc suy tưởng, (bởi thế) không thấy được thêm một ý tưởng nào khác nữa về tư tưởng vốn linh động, uyển chuyển (của Kinh Dịch) - đó là 'quán triệt cái lí của vạn vật, (từ đó mà có thể) thành toàn trách vụ trong thiên há.'

Chú thích.

Đoạn mở đầu Chương XI của thiên 'Hệ Từ Thượng' có câu: 'Phù Dịch, khai vật thành vú.

Ở đây, với câu trên Lí Quang Địa có í chi? Kinh Dịch. 

 Thi Tử (390 - 330 tr. Cn.) nói:

- 'Nhân tỉnh trung thị tinh, sở thị bất quá sổ tinh'.

                                                            /  Thi Tử. Qu. Thượng. Quảng Trạch  /.

- 'Ở trong giếng dòm sao trời, bất quá rồi chỉ thấy mấy vì saó.

Hàn Dũ (768 - 824) viết:

- 'Tọa tỉnh nhi quan thiên viết thiên tiểu giả, phi thiên tiểu dã!'.

                           /  Hàn Xương Lê Văn Tập. Qu. I. Phú. Tạp trứ. Nguyên Đạo  /.

- 'Ngồi dưới giếng mà dòm trời (mà) nói rằng trời nhỏ, (rồi ra) trời đâu có nhỏ!'.

Cái ông Hàn Dũ này thân danh đứng đầu 'Đường, Tống Bát Đại Giá mà rồi nói năng đến ấm ớ hàm hồ, chỉ nói khơi khơi 'Ngồi dưới Giếng'! Ông ta muốn nói dưới giếng là con người - hay là con ếch, hay là con chi chi đó thì cho tới bây giờ tôi vẫn còn mù mờ!

Kiến thức, học vấn thì hạn hẹp như vậy mà NH Lê lại cứ thích làm thầy thiên hạ. Người ta có thể thấy rất rõ cái thích này của ông ta trong rất nhiều cuốn sách của ông ta, tâm lí con người ngàn đời vẫn không đổi! Hơn 2000 năm trước đây Mạnh Tử (390 - 305 tr. Cn.) đã từng nói:

- 'Nhân chi hoạn tại hiếu vi nhân sứ.

                                                     /  Mạnh Tử. Li Lâu Thượng. 23  /.

- 'Bệnh của con người là thích làm thầy người tá.

Và khổ một nỗi là hạng thích làm thầy người ta này rồi đều là hạng chỉ mới biết quẹt qua vấn đề gì đó thì những tưởng mình đã giỏi lắm rồi, cho nên, lật đật đem khoe mớ kiến, thức èo uột đó ra dạy người khác. Và dĩ nhiên Nguyễn Hiến Lê cũng thuộc hạng này.

                                                                           *

Từ trước năm 1975, tôi biết NH Lê có viết về Trung Hoa, nhưng chưa bao giờ tôi đọc qua những sách loại này của ông - và thực sự tôi vẫn nghĩ rằng tuy đây không phải là lãnh vực chuyên môn của ông, nhưng tối thiểu ông cũng không tới nỗi vướng mắc những Sai, lầm loại tôi đã nêu trong bài này. Cứ thử nghĩ, tới 1979, năm viết xong Cuốn 'Đạo Của Người Quân Tứ này mà trình đô. NH Lê còn kém cỏi đến vậy thì trước đó trình độ của ông ta ra sao, không nói cũng đủ rõ!

Và như vậy, '19 nhan đề về Cổ học Trung Hoá của Nguyễn Hiến Lê đều phải xét lại hết.

Đâu đó tôi cũng có nghe 1 vài sự nghi ngờ về khả năng Hán văn của Nguyễn Hiến Lê, có điều là nói thì phải có chứng cớ, không thể nào nói khơi khơi, cho thỏa lòng yêu, ghét, đây chính là điều Đại Tượng từ Quẻ Gia Nhân (Tốn / Li) gọi là 'Ngôn hữu vật'.

Bài viết này nhằm phân biệt đâu là thực học, đâu là giả học để từ đó chính cái Danh.

Danh đã chính thì mọi lạm dụng từ ngữ rồi không còn, học giả và 'học giá từ đó mới không còn lẫn và lộn.

 Minh Dị

Viết tại Bất Túc Trưng Thư Trai.

Trừ nguyệt tiểu. Nhị thập tứ nhật, Đại Hàn hậu lục nhật.    

   Thư Mục.

 [1]. Kinh Thị Dịch Truyện.

Tây Hán. Kinh Phòng.

Hán Ngụy Tùng Thư Bản (Minh. Trình Vinh toản tập).

Cát Lâm Đại Học Xuất Bản Xã      1992 / Sợ

[2]. Chu Dịch Chú Sớ.

Tam Quốc - Ngụy. Vương Bật chú (Kinh: 64 Quái).

Tấn. Hàn Khang Bá chú (Hệ từ Truyện...).

Đường. Khổng Dĩnh Đạt sớ (chính nghĩa).

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1989 / Sợ

[3]. Chu Dịch Lược Lệ.

Tam Quốc - Ngụy. Vương Bật.

Thập Tam Kinh Bản.

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1997 / Sợ

[4]. Chu Dịch Tập Giải.      

Đường. Lí Đỉnh Tộ.

Bắc Kinh Thị Trung Quốc Thư Điếm      1987 / 2.

[5]. Đồng Khê Dịch Truyện.

Triệu Tống. Vương Tông Truyền.

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1990 / Sợ

[6]. Chu Dịch Tập Thuyết.

[7]. Độc Dịch Cử Yếu.

Triệu Tống. Du Diệm.

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1990 / Sợ

[8]. Dịch Toản Ngôn.

Nguyên. Ngô Trừng.

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1990 / Sợ

[9]. Dịch Kinh Lai Chú Đồ Giải.

Minh. Lai Tri Đức.

Ba Thục Thư Xã (TQ)      1989 / Sợ

[10]. Ngự Toản Chu Dịch Chiết Trung.

Thanh. Lí Quang Địa.

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1990 / Sợ

[11]. Chu Dịch Thuật.

Thanh. Huệ Đống.

Thiên Tân Thị Cổ Tịch Thư Điếm      1989 / Sợ

[12]. Dịch Hán Học.

Thanh. Huệ Đống.

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      190 / Sợ

[13]. Chu Dịch Tập Giải.

Thanh. Tôn Tinh Diễn.

Thành Đô Cổ Tịch Thư Điếm (TQ)      1988 / Sợ

[14]. Lục Thập Tứ Quái Kinh Giải.

Thanh. Chu Tuấn Thanh.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1998 / 6.            

[15]. Chu Dịch Thượng Thị Học.

Dân Quốc. Thượng Bỉnh Hòa.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1990 / 5.

[16]. Tiêu Thị Dịch Lâm Chú.

Tây Hán. Tiêu Diên Thọ.

Dân Quốc. Thượng Bỉnh Hòa.

Trung Quốc Thư Điếm (TQ)      1990 / Sợ

[17]. Chu Dịch Cổ Kinh Kim Chú.

Cao Hanh.

Trung Hoa Thư Cục (HC phân Cục)      1985 / Trùng ấn.

[18]. Dịch Học Tân Luận.

Nghiêm Linh Phong.

Chính Trung Thư Cục (ĐL)      1969 / Sợ

[19]. Lưỡng Hán Tượng Số Dịch Học Nghiên Cứu.

Lưu Ngọc Kiến.

Quảng Tây Giáo Dục Xuất Bản Xã      1997 / 2.

[20]. Dịch Học Triết Học Sử.

Chu Bá Côn.

Hoa Hạ Xuất Bản Xã (TQ)      1995 / Sợ

[21]. Chu Dịch Nghiên Cứu Sử.

Liêu Danh Xuân. Khang Học Vĩ. Lương Vi Huyền.

Hồ Nam Xuất Bản Xã      1991 / Sợ

[22]. Chu Dịch Đại Từ Điển.

Ngũ Hoa chủ biên.

Trung Sơn Đại Học Xuất Bản Xã (TQ)      1993 / Sợ

[23]. Dịch Học Đại Từ Điển.

Trương Kỳ Thành chủ biên.

Hoa Hạ Xuất Bản Xã      1995 / 3.

[24]. Chu Dịch Từ Điển.

Trương Thiện Văn,

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1995 / 3.

[25]. Kinh Điển Thích Văn.

Đường. Lục Đức Minh.

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1985 / Sợ

[26]. Kinh Truyện Thích Từ.

Thanh. Vương Dẫn Chị

Dân Quốc. Hoàng Khản & Dương Thụ Đạt phê ngữ.

Nhạc Lộc Thư Xã      1984 / Sợ

[27]. Kinh Giải Nhập Môn.

Thanh. Giang Phiên.

Thiên Tân Thị Cổ Tịch Thư Điếm      1990 / Sợ

[28]. Kinh Tử Giải Đề.

Lữ Tư Miễn.

Thái Bình Thư Cục (HC)      1982 / Trùng ấn.

[29]. Tứ Thư Tập Chú.

Triệu Tống. Chu Hi.

Thái Bình Thư Cục      1986 / 7.

[30]. Trang Tử Bổ Chính.

Chiến Quốc. Trang Chu.

Dân Quốc. Lưu Thúc Nhã chú.

Tân Văn Phong Xuất Bản Công Ti (ĐL)      1975 / Sợ

[31]. Thi Tử.

Chiến Quốc. Thi Giảo.

Thanh. Uông Kế Bồi tập.

[32]. Hoài Nam Tử.

Tây Hán. Lưu An.

Đông Hán. Cao Dụ chú

Thanh. Trang Quì Cát hiệu san.

2 Tác phẩm ghi số hạng [31] và [32] tập trong:

Nhị Thập Nhị Tử Bản.

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1996 / 8.

[33]. Tam Quốc Chí.

Tây Tấn. Trần Thọ.

Lưu Tống. Bùi Tùng Chi chú.

[34]. Tấn Thự

Đường. Thái tông ngự soạn.

2 Bộ Sử thư ghi số hạng [33] và [34] tập trong:

Nhị Thập Ngũ Sử Bản.

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1991 / 8.

[35]. Thế Thuyết Tân Ngữ Hiệu Tiên.

Lưu Tống. Lưu Nghĩa Khánh.

Từ Chấn Ngạc chú.

Trung Hoa Thư Cục (HC phân Cục)      1987 / Sợ

[36]. Tiên Tần Chư Tử Hệ Niên (Tăng định Bản).

Tiền Mục.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1985 / Sợ

[37]. Hàn Xương Lê Văn Tập Hiệu Chú.

Đường. Hàn Dũ.

Thanh. Mã Thông Bá hiệu chú.

Trung Hoa Thư Cục (HC phân Cục)      1975 / Trùng ấn.

[38]. Thuyết Văn Giải Tự Nghĩa Chứng.

Đông Hán. Hứa Thận.

Thanh. Quế Phức nghĩa chứng.

Tề Lỗ Thư Xã (TQ)      1987 / Sợ

[39]. Khang Hi Tự Điển (Tân tu Bản).

Thanh. Thánh tô? Khang Hi sắc soạn.

Lăng Thiệu Văn toản tụ

Cao Thụ Phiên trùng tụ

Linh Kí Xuất Bản Hữu Hạn Công Ty (HC)      1981 / Sợ

 

[40]. Từ Nguyên (Súc ấn Hợp đính Bản).

Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Hà Nam Từ Nguyên Tu đính Tổ.

Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC phân Cục)      1987 / Sợ

Tags: BIÊN KHẢO
Tags: TÁC GIẢ
Tags: TÁC PHẨM
Tags: THAM KHẢO

Đăng nhận xét

Tin liên quan