MINH DI: phê bình cuốn “Lý Thường-Kiệt” của tác giả Hoàng Xuân Hãn.

 TẠP CHÍ DÂN VĂN

DANVAN MAGAZINE

Email: danvanmagazin@gmail.com

BẢN TIN CỦA TẠP CHÍ DÂN VĂN

(XIN TIẾP TAY PHỔ BIẾN THẬT RỘNG RÃI - CHÂN THÀNH CẢM TẠ.)

 Kính thưa quý Độc Giả các Diễn Đàn,

Từ hơn 32 năm nay, TCDV chủ trương và cổ võ việc phê bình văn học, học thuật, vì một cuốn sách “viết sai, dịch sai” sẽ di hại các thế hệ sau. Văn phong phê bình là của người viết, TCDV tôn trọng người phê bình và người “bị” phê bình, mong rằng người bị phê bình có tinh thần cầu tiến và phục thiện để sửa chữa các “sai sót” khi tái bản tác phẩm...

Tạp Chí Dân Văn đã đưa lên Net các bài phê bình “Ông TS Lê Mạnh Thát”, hôm nay, tác giả Minh Di (Châu Úc), cộng tác viên thường trực của TCDV, có một bài mới, phê bình cuốn “Lý Thường-Kiệt” của tác giả Hoàng Xuân Hãn.

Vì bài viết xúc tích, dẫn chứng rõ ràng, minh bạch nên khá dài, vì vậy Toà Soạn xin được chia ra làm nhiều kỳ để gởi lên các Diễn Đàn.

Qúy Độc giả nào cần trọn bài, xin liên lạc với TCDV, chúng tôi sẽ gởi đến hầu quý vị.

Trân trọng,

Germany, ngày 11.01.2012, đăng lần 2, ngày 06.12.2022 theo yêu cầu của nhiều độc giả.

-      Chủ Nhiệm TCDV,

-      Điều Hợp Viên Diễn Đàn Ngôn-Ngữ-Việt.

Lý Trung Tín

-----------------------------------------------------

(Qúy Độc giả đã theo dõi và đọc bài phê bình này, chắc chắn đã có nhận xét, sự di hại của một cuốn sách viết sai, dịch sai, điển hình là ông Lê Mạnh Thát, có học vị Tiến Sĩ, cứ ”nhắm mắt nhắm mũi” “chép lại” những gì mà ông Hoàng Xuân Hãn viết, dịch…

Chúng ta nhìn vào phần Thư Mục, để thấy rằng khi phê bình một cuốn sách, tác giả Minh Di đã “tra cứu”, “tham khảo” bao nhiêu cuốn sách khác, chứng tỏ tác giả Minh Di đã làm việc thật cẩn trọng của một “học nhân chân chính”. (TCDV)

Kính thưa Quý vị

Loạt bài khảo cứu uyên bác của học giả MNH DI về tác phẩm "Lý Thường Kiệt" của học giả Hoàng Xuân Hãn, đã chấm dứt, tôi có vài cảm tưởng xin chia sẻ vắn tắt: Trước đây nghe danh "Hoàng Xuân Hãn" là tôi nhắm mắt tin. Ít nhất học sinh sinh viên "nợ" ông "Danh từ khoa học". Ở VN tôi có đọc cuốn "Lý Thường Kiệt", nhưng sức học kém, hiểu sơ đã là may, không đủ khả năng biện biệt nguồn tra cứu. Bây giờ có một học giả thông hiểu Hán văn, cổ sử Trung Hoa và Việt Nam như Minh Di, nêu lên những điểm sai trong tác phẩm LTK, tôi thấy hoang mang, ngỡ ngàng. Chỉ có thể thốt lên câu biển học mênh mông. Cám ơn DAN VAN TAP CHI đã phổ biến công trình giá trị của Minh Di. Tôi lại thêm ý nghĩ: một công trình như thế này, không lẽ như tiếng chuông vang lên một lần rồi chìm lắng? Như vậy, ngoài bài học kinh nghiệm quí báu cho người đọc sách ("phải mở mắt ra mà đọc"!), bài khảo cứu phê bình không góp phần trực tiếp cải thiện cuốn "Lý Thường Kiệt". Trong kế hoạch VƠ VÀO, Cộng sản VN, vơ vào Tự Lực Văn Đoàn (dù họ giết Khái Hưng); vơ vào Hoàng Xuân Hãn... Trong khi Hoàng Xuân Hãn là bộ trưởng chính phủ Quốc gia (Trần Trọng Kim), từ khi sang Pháp (1951) ông hoàn toàn làm văn hóa, không thiên về bên nào, dù VC hết sức dụ dỗ. Nếu chỉ vì những sai sót trong LTK mà chúng ta "truất phế" ông, có phải là CSVN vơ hết không? Còn "Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải" và "La Sơn Phu Tử" thì sao? Có thể nào học giả Minh Di cùng với DVTC nghĩ một cách nào -- nếu luật lệ về bản quyền và xuất bản -- in lại LTK với phụ bản của Minh Di? Ở đâu tôi không biết, nhưng ở Na-uy một tác phẩm trên 70 năm, hết bản quyền.

Kính thư

Ngô Thanh Tâm

--------------------------------------------------------

 Phê bình:

Cuốn “Lý Thường-Kiệt” của Hoàng Xuân Hãn. (2).

001 – 141 (149).

 Dẫn nhập.

Trong Bài phê bình trước tôi đã trưng dẫn khá nhiều cái sai của ông Hoàng Xuân Hãn trong cuốn “Lý Thường-Kiệt”, tôi cũng nói rằng sai lầm, cũng như thiếu sót của ông tràn lan trong cuốn sách này.

Bài này tôi tiếp tục duyệt qua nhiều sai sót khác của ông Hoàng Xuân Hãn.

Nếu có trong tay những Sử liệu ông Hoàng Xuân Hãn “liệt kê” cũng như trích dẫn trong cuốn “Lý Thường-Kiệt” của ông thì một người hiểu biết Hán văn (Cổ văn Trung Quốc) sẽ nhìn ra được ngay những cái sai (trong nhiều trường hợp rất nặng) cũng như những cái thiếu sót của ông, không mấy khó! 

Gần nửa thế kỷ nay, kể từ lần tái bản lần 1 (năm 1966) hồ hết những người dạy Sử, và giới nghiên cứu Sử học nói chung không nhận ra được những thiếu sót, những sai lầm của ông Hoàng Xuân Hãn trong cuốn “Lý Thường-Kiệt” là vì 2 nguyên nhân tôi đã nêu trong bài phê bình trước:

(1). Những người không đọc được Hán văn.

(2). Những người thông hiểu Hán văn nhưng không có Sử liệu.

Lại nữa, dù thông hiểu Hán văn nhưng nếu không có hứng thú với Cổ sử học thì cũng không tìm đọc sâu xa Sử thư, Đa chí. Như bạn tôi – anh Lê Hòa Huyền Thanh Lữ, tuy  thông thạo Hán văn nhưng suốt đời anh chỉ chuyên tâm đọc và dịch thơ Đường.

Chẳng hạn trường hợp của tôi, nếu chỉ 5, 10 năm trước đây thôi, nếu tôi cầm trong tay cuốn “Lý Thường-Kiệt” thì tôi cũng đành chịu, không sao thấy được những cái sai, và những cái thiếu sót của ông Hoàng Xuân Hãn.

Trường hợp thứ (2) có một vấn đề khó là tìm kiếm Sử liệu, nói chung là tài liệu.

Ngày nay, Cổ văn Trung Quốc rất ít người chịu khó học, ngay cả ở bản địa - tức ở các đất của người Hoa, như Trung Quốc, Đài Loan, Hương Cảng, lượng người chuyên ý theo học Cổ văn của họ cũng không nhiều. Sự kiện này có thể thấy rất rõ qua số lưng ấn bản những tác phẩm Cổ điển thuộc đủ mọi lãnh vực Học thuật của họ.

Ở đây chúng ta nói về Lịch sử, Địa lý nên tôi lấy vài thí dụ trong lãnh vực Sử Địa.

 >>> Một vài Tác phẩm cổ điển về Lịch sử, Địa lý quan trọng của Trung Quốc liên quan Cổ sử Việt Nam được in lại gần đây: 

(1). Hợp Hiệu Thủy Kinh Chú.

Thanh. Vương Tiên Khiêm hiệu.

+ Nhà Xuất bản: Trung Hoa Thư Cc (TQ)      2009 / Sơ.

Bộ này chỉ có 1 Sách (Cuốn). 

+ Ấn số: 1 – 1,500 Sách, tức 1,500 Bộ.

 (2). Thủy Kinh Chú Sớ.

Dân Quốc (1911 - 1949). Dương Thủ Kính (1839 - 1915) và Hùng Hội Trinh (? - ?).

+ Nhà Xuất bản: Giang Tô Cổ Tch Xuất Bản Xã      1999 / 2. (1989 / Sơ bản).

Bộ này gồm 3 Sách (3 Cuốn).

+ Ấn số: 2,001 - 5,000 Sách, tức chỉ có 1,000 Bộ (3,000 / 3 Sách).

 (3). Thái Bình Hoàn Vũ Ký.

Nhạc Sử (930 - 1007) soạn.

+ Nhà Xuất bản: Trung Hoa Thư Cc (TQ)      2007 / Sơ bản.  

Bộ này gồm 8 Sách + 1 Sách cho mục “Sách dẫn” (Index), không kể.

+ Ấn số: 1 – 4,000 Sách, tức chỉ có 500 Bộ (4,000 / 8 Sách).

Tác phẩm này là tác phẩm mở đường, định lề lối biên soạn Địa lý của Trung Quốc, cho tới Thanh triều (1644 - 1911).

Khi trưng dẫn, giới Sử học thường gọi tắt Bộ Địa chí này là “Hoàn Vũ Ký”.

 (4). Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên.

Lý Đáo (1115 - 1184) soạn.

Điểm hiu: Thượng Hải Sư Phạm Đại Học Cổ Tịch Chỉnh Lý Nghiên Cứu Sở.

                   Hoa Đông Sư Phạm Đại Học Cổ Tịch Chỉnh Lý Nghiên Cứu Sở.

+ Nhà Xuất bản: Trung Hoa Thư Cc (TQ)      2004 / Sơ bản. 

Bộ này gồm 20 Sách (Bình trang bản).

(Bình trang bản là ấn bản bìa mỏng, đối với Tinh trang bản, là ấn bản đóng bìa cứng).

+ Ấn số: 1 – 2,000 Sách, tức chỉ có 100 Bộ (2,000 / 20 Sách).

Bộ Sử thư này được Học giới Trung Hoa gọi tắt là “Trường Biên”, để phân biệt với Bộ Sử thư “Tục Tư Trị Thông Giám” của Sử học gia Tất Nguyên (1730 - 1797).

 (5). Quế Hải Ngu Hành Chí. (Tp Phc Bản).

Nam Tống. Phạm Thành Đại.

Khổng Phàm Lễ điểm hiệu.

+ Nhà Xuất bản: Trung Hoa Thư Cc (TQ)      2004 / 2. (Sơ bản ấn hành năm 2002).

Bộ này chỉ có 1 Sách (Cuốn).

+ Ấn số: 3,001 – 6,000, tức 3,000 Bộ.

(Tập Bút ký này đã mất vào khoảng giữa Minh triều (1368 - 1644), đời sau đã sưu tập những đoạn, những câu của tập Bút ký được trích dẫn lại trong các thư tịch, gom lại để phục hồi nguyên bản. Danh từ chuyên môn gọi loại ấn bản này là “Tp phc bản”.

Thường thì các loại “Tập phục bản” không được đầy đủ như nguyên bản). 

 (6). Lãnh Ngoại Đại Đáp.

Nam Tống. Chu Khứ Phi (1135 - 1189) soạn.

Dương Vũ Tuyền hiệu chú.

+ Nhà Xuất bản: Trung Hoa Thư Cc (TQ)      2006 / 2. (Sơ bản ấn hành năm 1999).

Bộ này chỉ có 1 Sách.

+ Ấn số: 3,001 – 5,000 Sách, tức 2,000 Bộ.

 (7). Đông Tây Dương Khảo.

Minh. Trương Tiệp (1574 - 1640) soạn.

Tạ Phương điểm hiệu.

+ Nhà Xuất bản: Trung Hoa Thư Cc (TQ)      2000 / Sơ.

Bộ này chỉ có 1 Sách.

+ Ấn số: 3,001 – 5,000, tức 2,000 Bộ.

 Chúng ta cứ tính dân số ở Lục địa (Trung Quốc), rồi dân số ở Đài Loan, và ở các vùng có người Hoa sinh sống trên thế giới thì thấy ngay mức độ phân phối là như thế nào!

Phân ra mỗi “Đồ thư quán” (tiệm sách) không được bao nhiêu ấn bản, không may mắn không sao mua được những Sách muốn tìm. Do đó, không phải thông hiểu Hán văn và ra tiệm tìm những sách mình cần là có ngay. Cũng đã nhiều lần ở Tiệm không có Sách tôi cần, tôi nhờ đặt mua ở Lục địa, hay Đài Loan, nhưng thường là không còn, phải chờ đợt tái bản kế tiếp. Chờ tới chừng nào thì không biết, và nếu muốn có được Sách mình cần thì rốt cục cứ phải tới lui tiệm sách thường xuyên!

   Vài lời trước khi vào bài.

Bài này tôi viết xong vào ngày đầu mùa Đông ở Phương Nam xa xôi (01 / 6) trước đây 2 năm (2012).

Ngày 18 tháng 6 năm đó tôi qua Đức chơi; 2 tuần sau đó tôi gặp anh Lý Trung Tín, và tôi hỏi anh có đưa được những hình ảnh trong Bài viết – như Bản đồ Lịch sử và một số hình ảnh khác hay không, anh trả lời không được. Cái biết của tôi về Computer thì kém nên tôi nghĩ tạm để Bài viết đó, không vội đưa lên diễn đàn, khi nào có cách đưa được những phụ bản nói trên lên thì đăng cũng không muộn!

Mới đây Tạp Chí Dân Văn đăng lại một loạt các Bài phê bình từ những năm trước đây của tôi, trong đó có Bài phê bình cuốn “Lý Thường Kiệt” của ông Hoàng Xuân Hãn.

Lần này tôi thấy những Bản đồ Lịch sử trong Bài viết hiện trên trang Net. – Như vậy là Bài phê bình thứ 2 này đã có thể đưa lên Diễn đàn.

Lịch sử luôn luôn được xác định ở một không gian nào đó, Bản đồ Lịch sử, do đó, là cái không thể thiếu trong một bài viết về Lịch sử.

Cổ sử ghi chép những sinh hoạt của những thời đã qua, những vật dụng, đồ dùng, của người muôn năm trước cũng là những thứ những người muôn năm sau muốn biết, đây cũng là những hình ảnh không thể thiếu trong một bài viết về Cổ sử.

Bài viết này cũng tạm gọi là đáp ứng được 2 đòi hỏi trên đây.

               (I). Địa lý.

 

Nói 1 cách tổng quát thì Lịch sử là tổng thể những biến động xảy ra tại một Không gian nhất định nào đó, tùy phạm vi nghiên cứu. Không gian đây tức Không gian Đa lý.

Và nói Không gian tức nói V trí, nói khoảng cách (xa, gần).

Do đó, trước hết tôi nói về Địa lý.

Về biên giới Giao Chỉ đời Lý và Tống triều, ông Hoàng Xuân Hãn viết:

Về vùng biên cảnh tiếp giới 2 triều Lý / Tống ông Hoàng Xuân Hãn viết:

          “Đất Khâm-châu giáp với châu Vĩnh-an (tên cũ là Triều-dương, năm 1023 mới đổi), tức là vùng Hải-ninh, Mông-cái bây giờ.

          Từ đó sang phía tây, hai nước cách nhau bằng một con sông nhỏ, là sông Kỳ-cùng ngày nay. Các đất, kể từ đông sang tây, gồm năm trại : Thiên-long, Cổ-vn, Vĩnh-bình, Thái-bình, Hoành-sơn. Năm trại ấy đều thuộc Ung-châu.

          Tri THIÊN-LONG giáp giới Khâm-châu, và có lẽ với phần tây châu Vĩnh-an. Trại  CỔ-VẠN gồm đất TƯ-LĂNG và giáp châu Tô-mậu ở nước ta.

          Trại VĨNH-BÌNH gồm phần đất các châu TƯ-MINH, BẰNG-TƯỜNG, một phần TƯ-LĂNG và phần đất ở bắc-ngạn sông Ô-bì (Kỳ-cùng thuộc Lạng-sơn). Đất gần sông có châu Tây-Bình (vùng Đồng-đăng và phố Lạng-sơn) và Châu-Lộc (vùng Lộc-bình ngày nay). Trại Vĩnh-bình tiếp đất với với các châu sau này ở nước ta : Tô-mậu (vùng Na-dương, Đình-lập, An-châu), huyện: Quang-lang (vùng Ôn-châu ngày nay), và châu Văn (vùng-nam châu Văn-uyên và châu Văn-quan, tức phố Bình-gia trong địa đồ Đông-dương). Huyện Quang-lang và châu Văn thuộc châu Lạng.

          Trại THÁI-BÌNH, địa-phận rộng, gồm có đất châu An-bình, châu Đống (Thượng-đống và Hạ-đống), châu Long, đều ở phía đông những đất châu Thất-nguyên, châu Môn (Đông-khê), châu Tư-lang (Thượng và Hạ-lang) và châu Quảng-nguyên (Quảng-uyên) thuộc nước ta. Đến đời Lý Nhân-Tông, châu Thất-nguyên (Thất-khê ngày nay) tuy thuộc quyền nhà Lý nhưng thỉnh-thoảng cũng còn theo Tống (VII/3).

          Tri HOÀNH-SƠN gồm phần đất giữa biên-thùy Cao-bằng ngày nay và Hữu-giang. Những động giáp châu Quảng-nguyên ở đất ta là Hạ-lôi, Ôn-nhuận (bây giờ là Hồ-nhuận).”.

(Lý Thường-Kiệt. CHƯƠNG IV. CHÍNH-SÁCH BẮC-CƯƠNG TRIỀU LÝ.

                                                    2. - DÂN VÙNG BIÊN-GIỚI. Tr. 97, 98).

 

Những cái sai của ông Hoàng Xuân Hãn:

(1). Phương hướng các Trại.

Ông Hoàng Xuân Hãn viết là: “Các đất, kể từ đông sang tây, gồm năm trại : Thiên-long,  Cổ-vn, Vĩnh-bình, Thái-bình, Hoành-sơn. Năm trại ấy đều thuộc Ung-châu.”.

 ¸ Bản Đồ Lịch Sử:

Nếu đi từ Trại Thiên Long, và theo thứ tự của ông Hoàng Xuân Hãn, ta sẽ thấy rất rõ:

1). Từ Tri Thiên Long đi lên phía Đông bắcTri Cổ Vn - nằm ở tả ngn Tả giang.

2). Từ Tri Cổ Vạn đi xuống Tây namTri Vĩnh Bình (sát biên giới 2 nước).

3). Tiếp đến, từ Tri Vĩnh Bình đi ngược lên Đông bắcTri Thái Bình.

4). Tri Thái Bình cũng ở tả ngạn Tả giang, vị trí ở trung điểm của Vĩnh Bình / Cổ Vn.

5). Từ Trại Thái Bình đi lên phía Bắc, hơi lch về hướng Tây 1 chút, độ lệch rất nhỏ, là Tri Hoành Sơn ở tả ngạn Hữu giang.

[Ở đây nói tả ngn, hữu ngn là nhìn từ nguồn sông (thượng du) xuống].

 Như dẫn trên thì chúng ta thấy ngay các Trại “không xếp hàngtừ đông sang tây như ông Hoàng Xuân Hãn tự thuật.

Tóm lại là gì? - Là Hoàng Xuân Hãn không rõ về vị trí Địa lý các Trại của Tống triều.

Nhìn vào Bản Đồ Lịch Sử (Bản Đồ I) phụ đính ở một đoạn dưới chúng ta sẽ thấy ngay cái sai của ông Hoàng Xuân Hãn.

 (2). Vị trí Địa lý.

Khi nói Trại Thiên Long “giáp giới Khâm-châu, và có lẽ với phần tây châu Vĩnh-an” thì ta càng ông Hoàng Xuân Hãn lơ mơ về Địa lý cổ! Đất đai, Châu, Động vẫn tại chỗ, các Địa chí chép rõ ràng, vậy và có lẽlà thế nào? Và như vậy, điều không có lẽ ở đây là ông Hoàng Xuân Hãn chưa tra cứu tới nơi tới chốn về Địa lý! 

Trước hết, Thiên Long Trại không giáp giới Khâm châu.

Từ mặt Đông nam trải qua mặt Tây nam, Ung châu giáp ranh với Khâm châu. Ở phần cuối đường phân giới này, ở mạn Tây nam, là dãy Thp Vn Đi Sơn - hoặc gọi gọn là Thp Vn Sơn. Thiên Long Trại ở cách dãy Thp Vn Sơn lối 40 cây số (Bản đồ tỷ lệ).

Giáp giới Khâm châu là châu Thưng Tư.

Tiếp đến, Thiên Long Trại nằm lùi vào trong nội địa Trung Quốc, ở cách châu  Vĩnh An của An Nam hơn 100 cây số, và ở về phía Bắc của châu Vĩnh An. Nhìn Bản đồ, ta thấy Trại Thiên Long không phải là đất cận biên. (Xin coi Bản Đồ I).

Hứa Hồng Bàn (1757 - 1837) viết trong “Phương Dư Khảo Chứng”:

-Thập Vạn Sơn. Tại Châu Tây bắc.

Phương Dư Kỷ Yếu. Tại Châu tây bắc nhất bách nhị thập lý, trùng loan, điệp chướng diên mậu khởi phục, cao đại giáp ư chúng sơn.

Nhất Thống Chí. Sơn mạch tự Quảng Tây Thượng tư châu Bà Dương lãnh lai tại Châu tây bắc nhị bách lý, tiếp Thượng Tư châu giới, Tây để Tây Lăng, khởi phục, uyển diên hữu tứ bách dư phong, Na Lãng xuất kỳ hạ.

Án: Khâm châu Tây bắc chí Thượng Tư châu giới nhị bách lý, “Kỷ Yếu” vị tại Tây bắc bách nhị thập lý, ngộ!

Hựu Vương quang sơn tại châu tây bắc nhất bách thất thập lý, miên hằng liên vạn sơn. Hựu Bách lãng sơn, nhất danh Bắc lãng sơn, tại Châu đông bắc tam thập lý, mục vọng Hỏa Lãnh, miên hằng chí thử, hình như ba khởi, lâm tình mậu mật, tiều thái tư yên!”.

/  Phương Dư Khảo Chứng. Qu. XXIV. Quảng Đông 3. Liêm châu phủ. Sơn xuyên  /.

-Thập Vạn sơn. Ở về phía Tây bắc Châu (Thượng Tư).

Phương Dư Kỷ Yếu: [Núi] ở cách Châu trị 120 dặm về phía tây bắc, núi non trùng điệp ngọn cao ngọn thấp trải dài, lan rộng, vượt cao hơn các núi khác.

Nhất Thống Chí: Sơn mạch khởi xuất từ rặng Bà Dương Lãnh ở châu Thượng Tư, tỉnh Quảng Tây, cách châu trị 200 dặm ở mặt Tây bắc, tiếp giới châu Thượng Tư, phía Tây núi chạy quanh co trải dài tới châu Tư Lăng với hơn 400 ngọn nhấp nhô, sông Na Lãng khởi nguồn từ dưới núi tại đây.

Xét: Từ mặt Tây bắc Khâm châu tới phân giới châu Thượng Tư là 200 dặm, (trong khi) sách “Kỷ Yếu” nói núi ở phía Tây bắc (Khâm châu) 120 dặm là sai!

Và, ở phía Tây bắc Châu 170 dặm có rặng Vương Quang sơn, với cả vạn núi liền nhau trải dài vô tận; và phía Đông bắc Châu (Thượng Tư) 30 dặm có dãy Bách Lãng sơn, có một tên nữa là Bắc Lãng sơn, (từ rặng núi này) phóng mắt nhìn tới trước thì thấy hết cả một dãy Hỏa Lãnh trải dài tới đây, thế như sóng nhấp nhô, với những khu rừng tre dày san sát, là chỗ tiều phu đến lấy củi!”.

 Dãy Thập Vạn Đại Sơn trải dài lối 150 cây số, chạy theo hướng Đông bắc / Tây nam, ở mặt Tây nam nhp Việt Nam, ở mặt Đông, Sơn mạch hơi thấp, cao hơn mặt nước biển từ 500 tới 600 thước, phía Tây tương đối cao, hơn mặt biển từ 1,000 thước trở lên!

Ngọn chính của Thp Vn Sơn là ngọn Thời Lương, cao 1,462 thước, nằm về phía Tây huyện Thượng Tư.

Tiếp đến, ông Hoàng Xuân Hãn viết:

          Trại THÁI-BÌNH, địa-phận rộng, gồm có đất châu An-bình, châu Đống (Thượng-đống và Hạ-đống), châu Long, đều ở phía đông những đất châu Thất-nguyên, châu Môn (Đông-khê), châu Tư-lang (Thượng và Hạ-lang) và châu Quảng-nguyên (Quảng-uyên) thuộc nước ta. Đến đời Lý Nhân-Tông, châu Thất-nguyên (Thất-khê ngày nay) tuy thuộc quyền nhà Lý nhưng thỉnh-thoảng cũng còn theo Tống (VII/3).

          Tri HOÀNH-SƠN gồm phần đất giữa biên-thùy Cao-bằng ngày nay và Hữu-giang. Những động giáp châu Quảng-nguyên ở đất ta là H-lôi, Ôn-nhun (bây giờ là Hồ-nhuận).”.

 Những địa khu của Tống triều và Lý triều ông Hoàng Xuân Hãn liệt kê ở đoạn dẫn trên tuy đúng là những đất tiếp giáp của 2 bên nhưng gom lại mà liệt kê như vậy thì hết sức chung chung, nếu không muốn nói là hàm hồ, và không có thứ lớp, làm cho người đọc không nhận định được chính xác vị trí tương đối giữa những địa khu, nhất là ở những địa khu trọng yếu.  

Đây là chưa nói khi liệt kê các địa khu của Lý triều, Tống triều ông Hoàng Xuân Hãn đã tự thuật tùy tiện, không theo một trình tự mạch lạc nào đó, như kể tên các địa khu theo vị trí Địa lý, hoặc từ Bắc xuống Nam, hoặc từ Nam lên Bắc - hay từ Đông qua Tây, hay ngưc li, chẳng hạn, cho dễ hình dung.  

Về phía Tống triều, nếu kể từ Bắc xuống NamAn Bình, Long châu, Đống châu, hoặc nếu từ Nam lên Bắc: Đống châu, Long châu, An Bình.

Trong khi đó, ông Hoàng Xuân Hãn khởi từ châu An Bình, tiếp đó xuống Đống châu, và sau đó trở ngược lên Long châu.

Về phía Lý triều cũng thế, ông bắt đầu đi từ Thất Nguyên châu ở giữa xuống Môn châu rồi nhảy ngược lên Quảng Nguyên châu.

Tóm lại, ở đoạn này ông Hoàng Xuân Hãn đã đọc ở đâu đó rồi cứ thế ông viết lại, hoặc nói rõ hơn là ông không có Bản đồ chính xác trong tay để sắp xếp lại phần tự thuật cho rõ ràng mạch lạc.

Tiếp đến, khi viết “Tri HOÀNH-SƠN gồm phần đất giữa biên-thùy Cao-bằng ngày nay và Hữu-giang.” thì càng rõ ra Hoàng Xuân Hãn chẳng rành địa lý Trung Quốc. 

 Như Hoàng Xuân Hãn viết ở trên làm người ta nghĩ rằng Trại Hoành Sơn và Cao Bằng rồi không xa nhau lắm! Thực tế không phải vậy!

Nhìn lên Bản đồ Lịch sử chúng ta sẽ thấy rõ 2 Châu của Tống triều tiếp cận với Châu Quảng Nguyên [Cao Bằng hiện nay] của Đại Việt là 2 Châu Qui Hóa ở mặt chính Bắc Quảng Nguyên, và Châu Thuận An ở phía Đông bắc thiên Đông của Quảng Nguyên.

Từ 2 Châu Qui Hóa, Thuận An đi lên theo hướng Đông bắc có các Châu Luân, Châu Hướng Vũ, Châu Hầu Đường, Châu Khám, Châu Thưng Ánh, Châu Đô Khang, Châu Trấn Viễn, Châu Quả Hóa, tất cả là 8 Châu, và những Châu này đều nằm trong vùng ở mé hữu ngạn của Hữu giang.

Tiếp nữa, từ Quảng Nguyên đi lên Hoành Sơn, đi hết đường bộ, phải đi qua Hữu giang mới tới Hoành Sơn, nói rõ hơn, Tri Hoành Sơn ở bên kia bờ Hữu giang, tức ở lưu vực tả ngạn của Sông Hữu giang. Và như vậy thì làm thế nào Trại Hoành Sơn lại có thể là phần đất nằm giữa biên thùy Cao Bằng (Quảng Nguyên) và Hữu giang được?

Trên Bản đồ, vị trí của Tri Hoành Sơn ở về hướng Đông bắc Quảng Nguyên châu của Đại Việt, cách Quảng Nguyên 117.6 cây số (cs), tính theo tỷ lệ Bản đồ - và tỷ lệ ở đây là 1¸4,200,000, tức 1 cm trên Bản đồ tương ứng 42 cây số.

Khoảng cách Hoành SơnQuảng Nguyên trên Bản đồ đo được 2.8 cm, vậy:

2.8 cm x 42 cs = 117.6 cây số. 

Do đó chúng ta có thể thấy ngay câu “Tri HOÀNH-SƠN gồm phần đất giữa biên-thùy Cao-bằng ngày nay và Hữu-giang.” của Hoàng Xuân Hãn sai hoàn toàn!    

Coi phần tự thuật và Bản đồ Lịch sử (Bản đồ II) về 5 Trại có tính cách chiến lược của Ung châu là Hoành Sơn, Thái Bình, Cổ Vn, Vĩnh Bình, Thiên Long ở một đoạn sau chúng ta sẽ thấy ngay sự bất thông Địa lý này của Hoàng Xuân Hãn.

 Và sau cùng, ông Hoàng Xuân Hãn viết về thời Bắc Tống (960 - 1127) thì ông phải nêu những địa khu trong thời kỳ này. 2 địa khu Hạ Lôi, Ôn Nhuận nằm ở phía Tây bắc của Châu Quảng Nguyên, Ôn Nhuận là danh xưng Hành chánh thời Bắc Tống, trong khi đó H Lôi là danh xưng Hành chánh thời Nam Tống (1127 - 1279). Châu H Lôi dưới triều Bắc Tống tức châu Thun An. Do đó ở đây phải ghi Thun An mới chính xác!

 Tôi liệt kê lại địa khu của từng bên một, theo những địa khu nêu trên, như sau:

1). Lý triều.

Kể từ Bắc xuống Nam:

+ Quảng Nguyên châu, Thất Nguyên châu, Môn châu.

Thất Nguyên châu hơi lch qua phía Đông đối với Quảng Nguyên.

Môn châu ở phía Đông nam - thiên Nam, đối với Thất Nguyên, tức Môn châu lch qua phía Đông, gần phía Trung Quốc.

2). Tống triều.

+ An Bình châu, Long châu [ phía chính Tây nam của An Bình], Đống châu [về phía chính Tây nam của Long châu], tức nếu từ mốc An Bình đi xuống thì 3 địa khu này hợp thành một trc Tây nam, hay trc Đông bắc nếu từ Đống châu đi lên.  

 Hợp lại đối chiếu, chúng ta có vị trí tương đối giữa các địa khu của 2 bên như sau:

+ An Bình châu:

-phía Đông châu Quảng Nguyên, hơi lệch xuống Nam một độ rất nhỏ.

- Ở phía chính Đông bắc Thất Nguyên châu.

- Ở phía Đông bắc - thiên Bắc của Môn châu.

 + Long châu:

- Ở phía chính Đông nam của Quảng Nguyên.

-chính Đông bắc của Thất Nguyên châu.

-Đông bắc - thiên Bắc của Môn châu.

 + Đống châu:

-Đông nam - thiên Nam của Quảng Nguyên.

-chính Đông bắc của Thất Nguyên châu.

-chính Bắc của Môn châu.

 Coi Bản đồ thì chúng ta thấy ngay những vị trí tương đối giữa các địa khu của 2 bên và phương chính, và phương phụ, tất cả rất rõ ràng.

                 [Bản đồ I]. Các địa khu tiếp giáp của triều Lý và triều Bắc Tống.                                                         

                                             (Địa lý Hành chánh năm 1111).                                                                                                                           

 ¸ Dẫn từ: Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập. Đệ Lục sách. Tống. Liêu. Kim thời kỳ.

Thời kỳ Bắc Tống (960 - 1127). 

Thời điểm: BẢN ĐỒ năm Chính Hòa (1111 - 1118) nguyên niên (năm 1111).

~ Bản đồ 34 – 35. Quảng Nam Đông Lộ / Quảng Nam Tây Lộ.

+ Chi tiết Bản đồ:

~ Bản đồ có tỷ lệ: 1 / 4,200,000 - mỗi 1 cm trên Bản đồ tương ứng 42 cây số.

Bản đồ trên được phóng lớn > 2.1 lần, mỗi 1 cm tương ứng khoảng 20 cây số.

~ Địa danh ghi màu đen là địa danh thời cổ, ghi màu nâu là địa danh hiện nay.

~ Trị sở của địa khu thời cổ là những vòng tròn màu xanh, những vòng tròn màu nâu là trị sở của các địa khu hiện nay.

  Kết luận về phần biên địa Lý triều / Tống triều nói trên ông Hoàng Xuân Hãn viết: 

          “Đường biên-giới hình một đường-cung, một phần tư vòng tròn, tâm ở Ung-châu, một bán-kính chỉ xuống phía nam, một bán-kính chỉ sang phía tây. Cái đa-thế đất ta ôm đất Ung-châu là cái cớ quan-trọng trong việc biên-dân thuộc ta hay xuống quấy Ung-châu, và giúp thắng-lợi cho cuộc tấn-công vào thành Ung-châu của Lý Thường-Kiệt sau này”.

(Đã dẫn, tr. 98).

 Phân tích ở một đoạn sau sẽ cho thấy nhn đnh trên đây của ông Hoàng Xuân Hãn về vùng biên địa Lý triều và Tống triều chưa chính xác lắm!

Những địa khu vùng biên cảnh 2 nước có tính Chiến lược, ngoài những địa khu kể trên không thể không kể Tri Hoành Sơn.

Hoành Sơn là một địa khu trọng yếu về cả hai phương diện Giao dịch và Chính trị giữa Tống triều và các sắc dân ở vùng Tây nam Trung Quốc. 

Do đó vòng cung Chiến lược - lấy Ung châu làm tâm điểm - ở đây không chỉ giới hạn ở “một phần tư vòng tròn” với “một bán-kính chỉ xuống phía nam, một bán-kính chỉ sang phía tây” mà là một đường xuống Nam, một đường trịch lên Tây bắc tới Hoành Sơn. 

 Tiếp đến là nhận định của ông Hoàng Xuân Hãn trong đoạn dẫn trên: 

          “Cái đa-thế đất ta ôm đất Ung-châu là cái cớ quan-trọng trong việc biên-dân thuộc ta hay xuống quấy Ung-châu, và giúp thắng-lợi cho cuộc tấn-công vào thành Ung-châu của Lý Thường-Kiệt sau này”.   

 Nếu nói việc tấn công Ung Châu của Lý triều đạt được thắng lợi là do nơi ĐA THẾ của Giao Chỉ ôm đất Ung-châu thì phải nói nhận định này hết sức sai lạc!

Nói “ôm” là khi một cái gì lớn bao quanh, ít nhất là ở 3 mặt, một cái gì nhỏ hơn, chỉ cần nhìn lên Bản Đồ (dẫn ở đoạn sau) chúng ta sẽ thấy ngay sự sai lầm, hoặc nói rõ hơn là kiến thức khiếm khuyết về Địa lý của Hoàng Xuân Hãn!  

Bản đồ 2 nước cho thấy địa thế từ mặt Đông châu Quảng Nguyên xuống toàn mặt Bắc châu Tô Mậu là nửa vòng tròn, trong nửa vòng tròn này, từ trên lần xuống, là các Châu Long, Châu Đống, H Thch Tây, Thưng Thch Tây, Tư Minh, Tây Bình, Tư Lăng, và ở cuối nửa vòng tròn là Lc châuTri Vĩnh Bình.

Sau cùng, vị trí Địa lý của Việt Nam ở mé dưới (Nam) của Trung Quốc (Bắc), nếu đúng thì phải nói là “hay LÊN quấy Ung-châu” sao nói là “hay xuống quấy Ung-châu” được?   

  Chu Khứ Phi chép:

- “Phàm An Nam quốc cập Lục Chiếu chư man, hữu cương dịch chi sự, tất do Ung dĩ đạt, nhi Kinh Lược An Phủ chi tư tuân Biên sự dịch duy Ung thị lại!

Triều đình Nam phương Mã chính chuyên tại Ung, biên phương trân dị đa tụ Ung hĩ!”.

           /  Lãnh Ngoại Đại Đáp. Qu. I. Biên súy Môn.

                                  Ung châu kiêm Quảng Tây lộ An phủ Đô giám  /.

- “Nhìn chung, nước An Nam và các man Lục Chiếu, mỗi lần có chiến tranhvùng biên địa thì chắc chắn sẽ từ ngã Ung châu kéo tới, mà chức Kinh Lược An Phủ trù liệu việc phòng thủ Biên thùy cũng dựa vào vào Ung châu!

Chính sách nuôi ngựa, chọn giống ngựa, và việc mua bán, trao đổi ngựa của triều đình ở miền Nam chủ yếu tập trung tại Ung châu, các thứ quí lạ vùng biên địa đa số tụ hội ở Ung châu!”.

 Từ đó mà chúng ta hiểu ngay sự bố trí các Trại chung quanh trng điểm Ung châu!  

Nhìn Bản đồ đã dẫn ở trước:

>> Hữu giang ở mặt Tây bắc Ung châu đổ xuống, Tả giang ở Tây Nam Ung châu chảy ngược lên, 2 sông hội hợp ở mặt Tây Ung châu, cách Châu này lối 30 cây số.

Với hình thế như trên đây, Tả giang, Hữu giang làm thành một cái gọng kềm, dc theo cái gng kềm này là các Tri che chắn cho Ung châu ở mt sau:

~ Trên cánh gọng kềm Hữu giang (hướng Þ Tây bắc / Đông nam), ở đầu cánh kềm, là Tri Hoành Sơn.

~ Trên cánh gọng kềm Tả giang (hướng Þ Tây nam / Đông bắc), tại giữa cánh kềm, là Tri Thái Bình; và từ Thái Bình đi lên, tiến vào trung tâm gọng kềm, là Tri Cổ Vn, che  chắn Ung châu ở mặt sau, ở về phía Đông bắc – thiên Đông của Trại này (Thái Bình).

Và riêng 2 trại Vĩnh Bình, Thiên Long thì nằm ở mé ngoài, ở mé hữu ngạn bên đây của cánh kềm Tả giang: 

~ Tri Vĩnh Bình ở khoảng đầu ngoài cánh kềm, còn Tri Thiên Long thì ở khoảng giữa ngoài cánh kềm, tạo thành thế tương ứng hỗ trợ cho 2 Trại Thái Bình, Cổ Vạn.

(Xin coi Bản đồ phụ đính ở dưới). 

  Hình thế của 5 Trại Hoành Sơn, Thái Bình, Cổ Vạn, Vĩnh Bình, Thiên Long trên đây cho thấy mức độ quan trọng về mặt chiến lược của các Trại này trong mục đích bảo vệ yếu khu Ung châu.

                              [Bản đồ II]. Hình thế Châu, Trại vùng Ung Châu.                                                                             ¸ Dẫn từ: Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập. Đệ Lục sách. Tống. Liêu. Kim thời kỳ.

Thời kỳ Bắc Tống (960 - 1127).

Thời điểm: BẢN ĐỒ năm Chính Hòa (1111 - 1118) nguyên niên (năm 1111).

~ Bản đồ 34 – 35. Quảng Nam Đông Lộ / Quảng Nam Tây Lộ.  

+ Chi tiết Bản đồ: 

~ Bản đồ có tỷ lệ: 1 / 4,200,000 - mỗi 1 cm trên Bản đồ tương ứng 42 cây số.

~ Bản đồ trên được phóng lớn gấp 2 lần, mỗi 1 cm tương ứng 21 cây số.

1). Tri Hoành Sơn nằm ở tả ngạn Hữu giang (ở trên cùng, giữa Bản đồ).

2). Tri Cổ Vạn ở phía Đông nam Trại Hoành Sơn, ở tả ngạn Tả giang.

3). Tri Thái Bình ở tả ngạn của Tả giang (giữa Bản đồ), ở phía Tây nam Trại Cổ Vạn. 

4). Tri Thiên Long ở phía Đông nam Trại Trại Thái Bình.

5). Tri Vĩnh Bình ở về phía Tây nam Trại Thiên Long.

~ Địa danh viết theo Hán t giản thể, và đọc hàng ngang, từ TRÁI qua.

 Chu Khứ Phi viết:

- “Tổ tông phân trí tướng binh, Quảng Tây đắc nhị Tướng yên!

Biên Châu Ung Quản vi thượng, Nghi thứ chi, Khâm thứ chi, Dung hựu thứ chi……

Ung đồn toàn tướng ngũ thiên nhân dĩ tam thiên nhân phân thú Hoành Sơn, Thái Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vn tứ trại cập Thiên Long Trấn. Kỳ nhị thiên nhân lưu Châu canh thú”.

                   /  Lãnh Ngoại Đại Đáp. Qu. III. …… Môn. Duyên biên binh  /.

- “Tổ tông bố trí quân tướng tại các vùng thì vùng Quảng Tây được 2 Tướng!

Trong các Châu ở biên địa thì các Châu thuộc Quản hạt Ung Châu quan trọng nhất, kế đến là Nghi châu, kế đến Khâm châu, Dung châu lại dưới nữa……

Tổng số (binh) Tướng trú đóng tại Ung châu là 5,000 người thì lấy 3,000 người phân ra phòng thủ 4 Trại Hoành Sơn, Thái Bình, Vĩnh Bình, Cổ Vn, Thiên Long Trấn. [Còn] 2,000 người thì giữ tại Châu (Ung) để luân phiên (ra các Trại) phòng thủ”.

[Phụ chú.

Khởi đi từ năm thứ 7 Niên hiệu Hi Ninh (1068 - 1077), năm 1074 - cho tới năm thứ 4 Niên hiệu Nguyên Phong (1078 - 1085), tức năm 1081, Tống Thần tông (1048 - 1085; tại vị: 1067 - 1085) tiến hành việc cải tổ Binh Chế sâu rộng, qui định việc điều động các Tướng về các địa khu trên toàn quốc, tùy tầm quan trọng của từng địa khu mà số Tướng được điều động đến các nơi này nhiều hay ít. Đến năm 1081, là năm hoàn tất việc cải tổ, thì toàn quốc có tất cả 92 Tướng.

Tham khảo:

Tống Sử. Qu. CLXXXVIII. Binh Chí 2. (Phần Tổng Luận cuối Quyển đã dẫn).

 Thiên Long Trấn tức Thiên Long Trại.

Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” (Qu. CCLXXI) chép là “Thiên Lc Tri”.

Về phương diện Hán tự:

~ Chữ “Thiên” trong tên “Thiên Long Trại” nghĩa là “dời đi chỗ khác”,

~ Chữ “Long” thì có Sách viết chữ “LONG” có nghĩa là “Con Rồng”, có Sách ghi chữ “LONG” có nghĩa là “Cao, thnh, nhiều”.

 Tập “Lãnh Ngoại Đại Đáp” phân từng “Môn” mà tự thuật, mỗi Môn là một hay nhiều đề mục.

Quyển III dẫn trên gồm 2 Môn:

1). Ngoi quốc Môn - Hạ.

2). Môn thứ 2 mất tên do đó tôi chấm, chấm trước chữ “…… Môn” trong phần dẫn Quyển thứ].

 

Tiếp đến ông Hoàng Xuân Hãn viết:

          “Tả-giang, Hữu-giang là hai nguồn sông Tây-giang ở Lưỡng-Quảng. Hữu-giang phát-nguyên từ Vân-nam, chảy xuống qua Quảng-tây theo hướng đông-nam. Tả-giang phát-nguyên từ chỗ giáp-giới tỉnh Cao-bằng và Vân-nam, chảy qua Cao-bằng, rồi theo chiều đông-bắc qua Quảng-tây và hợp với Hữu-giang ở phía tây thành Ung-châu. Sông Ô-bì (Kỳ-cùng) là một nhánh của Tả-giang.

          Các họ Nùng, Hoàng, Chu, vân vân, ở trong triền hai sông ấy. Họ Nùng phần lớn ở bốn châu: An-bình, Vũ-lặc, Tư-lãng, Thất-nguyên thuộc Tả-giang và ở Quảng-nguyên, tức là trên đất Cao-bằng và phía đông biên-giới Cao-bằng ngày nay. Họ Hoàng ở về phía tây, thuộc Hữu-giang nhất là ở bốn châu An-đức, Qui-lc, L-thành, Điền-châu, tức là phía bắc và tây bắc biên giới Cao-bằng. (LNĐĐ và QHNHC)……

  Hai đạo Tả-giang và Hữu-giang gồm từ 50 đến 60 đng (TS, QHNHC)”.

(Sđd, Chương đã dẫn trên. CHÍNH-SÁCH BẮC-CƯƠNG TRIỀU LÝ.

                                                 2. - DÂN VÙNG BIÊN-GIỚI. Tr. 99).

 + Những chữ viết tắt “(LNĐĐ)” và “(QHNHC)” ghi trong ngoặc ở cuối đoạn dẫn trên của ông Hoàng Xuân Hãn, “LNĐĐ” tức cuốn “Lãnh Ngoại Đại Đáp- đã nói ở bài phê bình trước đây, còn “QHNHC” là “Quế Hải Ngu Hành Chí” của Phạm Thành Đại.

 Uất giang, còn gọi Nam Ninh giang, có 2 nguồn là Tả giangHữu giang.

Tả giang có 2 nguồn, đều xuất từ Việt Nam, phân lưu chảy vào Quảng Tây, còn gọi là L giang. 2 nhánh này hội hợp ở Long châu thì được gọi là Tả giang. Tả giang chảy về phía Đông bắc tới Ung Ninh thì hội hợp với Hữu giang.

Hữu giang xuất nguồn ở mặt Tây huyện Quảng Nam, tỉnh Vân Nam - cũng được gọi là Tây Dương giang, theo hướng Đông nam nhập Quảng Tây, đổi tên là Hữu giang. Chảy tới Ung Ninh hội với Tả giang thì có tên Uất giang. Uất giang ngoặt lên Đông bắc, chảy qua mạn Đông huyện Quế Bình hợp với Kiềm giang thì có tên gọi Tầm giang - tới đây thông thường người ta gọi Uất giang là Tả giang, Kiềm giang là Hữu giang.

 Về vị trí của 4 châu An Đức, Qui Lạc, Lộ Thành, Điền châu, ông Hoàng Xuân Hãn đã tự thuật không rõ ràng.

Ông nói 4 Châu kể trên ở “phía bắc và tây bắc biên giới Cao-bằng- thế nhưng ông đã không cho biết rõ Châu nào ở phía Bắc, Châu nào ở phía Tây bắc?

Trước hết, Địa lý ở đây là Địa lý cổ cho nên chính xác hơn hết nên dùng tên cổ.

Như đã nói ở bài phê bình trước, Trị sở của châu Quảng Nguyên thời Lý nằm về phía Đông bắc trị sở Cao Bằng ngày nay. Cho nên, cho chính xác thì nên đối chiếu vị trí của các Châu, Động với châu Quảng Nguyên.

Nếu ông Hoàng Xuân Hãn lấy Cao Bằng làm chuẩn định hướng thì trừ châu An Đức phía Tây bắc Cao Bằng, 3 châu kia không châu nào ở phía Tây của Cao Bằng hết!

 1). Châu An Đức ở về phía Tây bắc trị sở châu Quảng Nguyên.

2). Châu Qui Lạc ở phía Bắc châu Quảng Nguyên, hơi lch qua phía Đông.

3). Châu Lộ Thành.

Duyệt Bản đồ Lịch sử thì không thấy châu Lộ Thành, chỉ thấy châu Tứ Thành - vị trí ở phía Bắc châu Qui Lạc - tức vị trí cũng ở phía Bắc trị sở châu Quảng Nguyên, hơi lệch về phía Đông. 

4). Điền châu ở phía Đông bắc trị sở châu Quảng Nguyên.

(Coi Bản đồ Lịch sử phụ đính).

 

Phạm Thành Đại (1126 - 1193) chép:

- “Cơ ma Châu, Động.

Lệ Ung châu Tả giang giả vi đa. Cựu hữu tứ đạo Nùng thị, vị An Bình - Vũ Lặc - Trung Lãng - Thất Nguyên tứ Châu - giai Nùng thị.

Hựu hữu tứ đạo Hoàng thị, vị An Đức - Qui Lạc - Lộ Thành - Điền châu tứ châu - giai Hoàng tính”.

                 /  Quế Hải Ngu Hành Chí. Chí Man I. Cơ ma Châu động  /.

- “Các Châu, Động lệ thuộc.

[Các Châu Động] lệ thuộc Ung châu ở vùng Tả giang nhiều hơn cả! Trước kia có 4 khu họ Nùng là An Bình - Vũ Lặc - Trung Lãng - Thất Nguyên, 4 Châu - đều là họ Nùng.

Còn có 4 khu họ Hoàng là An Đức - Qui Lạc - Lộ Thành - Điền Châu, 4 Châu - đều là họ Hoàng”.

 Cuốn “Lý Thường-Kiệt” viết về thời kỳ Bắc Tống (960 - 1127), cho nên, theo thì ông Hoàng Xuân Hãn phải viện dẫn các Châu, Động của Tống trong thời kỳ này; thế nhưng ông lại dẫn Phạm Thành Đại là một nhân vật ở thời Nam Tống (1127 - 1279).

                          [Bản đồ III]. Vị trí 3 châu An Đức. Điền châu. Qui Lạc.                                                                                                   (Địa lý Hành chánh năm 1111).                                                                 ¸ Dẫn từ: Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập. Đệ Lục sách. Tống. Liêu. Kim thời kỳ.

Thời kỳ Bắc Tống (960 - 1127).

Thời điểm: BẢN ĐỒ năm Chính Hòa (1111 - 1118) nguyên niên (năm 1111).

~ Bản đồ 34 – 35. Quảng Nam Đông Lộ / Quảng Nam Tây Lộ.

Thời điểm: BẢN ĐỒ năm Chính Hòa (1111 - 1118) nguyên niên (1111 niên).

+ Chi tiết Bản đồ:

~ Bản đồ có tỷ lệ: 1 / 4,200,000 - mỗi 1 cm trên Bản đồ tương ứng 42 cây số.

~ Bản đồ trên đây được phóng lớn 2.5 lần - 1 cm ở đây tương ứng 16.8 cây số.    

~ Địa danh trên Bản đồ được ghi Hán t giản thể, đọc theo hàng ngang từ TRÁI qua.

  Ở cuối đoạn dẫn trên ông Hoàng Xuân Hãn viết:

  “Hai đạo Tả-giang và Hữu-giang gồm từ 50 đến 60 đng (TS, QHNHC)”.

 

Coi “Tống Sử” (ông Hoàng Xuân Hãn ghi tắt là (TS) ở câu trên) thì không thấy chép về số động ở 2 đạo Tả giang, Hữu giang như ông Hoàng Xuân Hãn ghi chú.

[Tham khảo:

Tống Sử.

+ Quyển CDLXXXVIII (488). Ngoại quốc 4. Giao Chỉ

+ Quyển CDXCIII (493). Man di 1. Tây nam Khê động chư Man - Thượng.

+ Quỵển CDXCIV (494). Man di 2. Tây nam Khê động chư Man - Hạ.

+ Quyển CDXCV (495). Man di 3.

+ Quyển CDXCVI (496). Man di 4].

 Ngoài ra, nếu ông Hoàng Xuân Hãn chỉ nói Đng không mà thôi thì nói còn thiếu - vì lẽ trong số 50, 60 này có cả các Châu, chứ không chỉ mỗi Đng mà thôi. 

Về số ChâuĐng của các sắc dân ở địa vực Tả giang và Hữu giang vùng Ung châu được ghi lại trong Tập “Quế Hải Ngu Hành Chí” của Phạm Thành Đại (1126 - 1193) và Tập “Lãnh Ngoại Đại Đáp” của Chu Khứ Phi (1135 - 1189):

 Phạm Thành Đại chép:

- “Nùng Trí Cao phản, triều đình thảo bình chi, nhân kỳ cương vực, tham Đường chế, phân tích kỳ chủng lạc, đại giả vi châu, tiểu giả vi huyện, hựu tiểu giả vi động, phàm ngũ thp dư sở”.

                        /  Quế Hải Ngu Hành Chí. Chí Man  /.   

- “Nùng Trí Cao phản, triều đình dẹp yên, rồi nhân cương vực của Trí Cao, chiếu theo chế độ thời Đường, phân đất các Bộ lạc, lớn thì lập Châu, nhỏ thì lập huyện, nhỏ nữa thì lập động, tất cả hơn 50 nơi”.

 Còn về con số 60 động thì có thể ông Hoàng Xuân Hãn lẫn “Tống Sử” với tập Bút ký của Chu Khứ Phi - nói khác đi, con số 60 động trong câu dẫn trên đã được ghi chép trong “Lãnh Ngoại Đại Đáp”, nhưng ông Hoàng Xuân Hãn ghi lầm là của “Tống Sử”.

Nhưng, nếu thế đi nữa thì ông Hoàng Xuân Hãn vẫn không dẫn chính xác về con số, vì con số ChâuĐộng ghi lại trong “Lãnh Ngoại Đại Đáp”hơn 60.

 Chu Khứ Phi chép:

- “Kim Ung thú kiêm bản Lộ An phủ Đô giám, Châu vi Kiến Vũ Quân tiết độ.

Hữu Tả, Hữu lưỡng giang, Tả giang tại kỳ Nam, ngoại trì An Nam quốc; Hữu giang tại Tây nam, ngoại để Lục Chiếu, chư Man. Lưỡng giang chi gian, quản Cơ ma châu động lc thp dư, dụng vi nội địa phiên”.

           /  Lãnh Ngoại Đại Đáp. Qu. I. Biên súy Môn.

           Ung châu kiêm Quảng Tây lộ An phủ Đô giám  /.

- “Hiện nay chức trấn thủ Ung châu kiêm chức An phủ Đô giám của bản Lộ, ở tại Châu thì điều động Kiến Vũ Quân.

Trong Quản hạt có 2 con sông Tả, Hữu, Tả giang ở phía Nam, ở tận mé ngoài là nước An Nam; Hữu giang ở phía Tây nam, ở ngoài ranh là vùng của dân Lục Chiếu, và các dân Man khác. Trong vùng 2 sông này (Ung châu) cai quản hơn 60 Cơ ma châu động được dùng như những rào chắn trong nội địa”.

[Phụ chú.

Châu là 1 đơn vị Địa lý Hành chánh trải các triều đại Trung Hoa.

Riêng dưới 2 triều Đường, Tống thì ở các khu tụ cư của Sắc tộc thiểu số như Quảng Tây, và Quí Châu… triều đình cũng thiết lập Châu, nhưng các Châu này được gọi dưới một danh xưng đặc biệt là “Cơ ma Châu”. Cũng vậy, các Huyn của dân thiểu số được gọi là “Cơ ma Huyn”.

~ Chữ “” nghĩa đen là “vòng dây khớp đầu ngựa”, chữ “Ma” là “buộc lại, cột lại” - suy rộng ra thì “Cơ ma” có nghĩa là “kiềm chế, không cho thoát ly”.

~ Về qui chế, “Cơ ma Châu” cũng y như các Châu của Hán, chỉ khác là về tổ chức thì giao cho sắc dân bản địa cai trị - đây là Chế độ gọi là Thổ quan. Thổ quan có tính cách thế tp, nghĩa là cha truyền con nối. Tổ chức có khác do đó tên gọi quan chức cũng khác đi. Châu người Hán thì quan đứng đầu Châu được gọi là Tri châu, nhưng, với Cơ ma Châu thì quan cai trị Châu được gọi là Thổ tri châu, còn Huyện thì gọi Thổ tri huyn].

Kiến Vũ Quân. Thời Triệu Tống (960 - 1279), tổ chức Hành chánh địa phương như sau:

Đứng đầu là Lộ, kế đến các cấp Phủ, Châu, Quân, Giám, Huyện.

Cao Thừa (? - ?) thời Bắc Tống (960 - 1127) cho biết về cấp Quân như sau:

- “Tống triều chi chế, địa yếu bất thành Châu nhi đương tân hội giả tắc vi QUÂN”.

    /  Sự Vật Kỷ Nguyên. Qu. VII. Châu, Quận phương vực Bộ. 35. Trấn  /.

- “Theo định chế Tống triều, đất không đủ để thành Châu mà vị trí ở Bến cảng đông đúc thì lập thành Quân”.

(Đại khái, Quân tương đương Huyện, chỉ khác là ở vị trí ở vùng sông nước).

Thời Tống, ở các vùng có những lò luyện kim, lò đúc tiền, những khu chăn nuôi ngựa, và những chỗ sản xuất muối thì thiết lập đơn vị Hành chánh gọi là Giám. Có 2 cấp Giám:

Cấp I ngang với cấp Phủ, Châu, lệ thuộc Lộ, Cấp II ngang cấp Huyện, lệ thuộc Phủ và Châu.

Cần nói rõ ở đây tổng số Cơ ma Châu động ở 2 vùng Tả giang, Hữu giang ghi ở trên là con số Châu động tính đến thời Chu Khứ Phi, tức thời Nam Tống (1127 - 1279).

Ở đây tự thuật về thời Bắc Tống (960 - 1127), thời trước thời Chu Khứ Phi, do đó, cho chính xác thì phải nói những Châu động thời kỳ này. 

Các dân thiểu số vùng biên địa Lý triều / Tống triều lúc ngả bên này lúc theo bên kia và  có lúc muốn tách riêng một cõi, không theo bên nào, số Cơ ma châu động, do đó, cũng biến thiên qua các thời kỳ. 

 Thời Tống Thái tông (939 - 997; tại vị: 976 - 997), tính tới khoảng trước / sau Niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc (976 - 984), số Châu động ở vùng Tả giang, Hữu giang là 30:  

+ Tả giang.

Tả châu. Tư Thành. Đàm châu. Độ châu. Lung châu. Thất Nguyên. Tư Minh. (7).

Thạch Tây. Thượng Tư. Tư Lang. Tư Đồng. Ba châu. Viên châu. (6).

+ Hữu giang.

Tư Ân. Kiêm châu. Qui Lạc. Tư Cương. Vũ Nga. Luân châu. Vạn Đức. Phiên châu. (8). Côn Minh. Lam Phụng. Hầu Đường. Qui Ân. Điền châu. Vạn Thừa. Công Nhiêu. (7).

Qui Thành. Vũ Long. (2).

(Tham khảo: Thái Bình Hoàn Vũ Ký. Qu. CLXVI. Lãnh Nam đạo. Quảng Nam Tây lộ).

 Đời Tống Nhân tông (1010 - 1063; tại vị: 1022 - 1063), tính tới khoảng trước năm thứ 4 Niên hiệu Khánh Lịch (1041 - 1048) - năm 1044, trong 2 vùng Tả giang, Hữu giang có 36 Cơ ma Châu đng.   

Đinh Độ (990 - 1053) và Tăng Công Lượng (998 - 1078) cho biết:

- “Quảng quản Tả, Hữu lưỡng giang Cơ ma châu, huyện động tổng tam thp lc, Nam  khống Giao Chỉ trị Giáp động di nhân, Tây chí Mã Viện đồng trụ Nam man giới tận, Tây nam yếu hại chi địa trí tứ Trại thủ chi, lệnh tri châu kiêm khê động đô tuần kiểm đề cử”.

             /  Vũ Kinh Tổng Yếu. Qu. XXI. Quảng Nam Tây Lộ. Ung châu  /.

- “Số các Cơ ma Châu, huyện, động ở 2 vùng Tả giang, Hữu giang thuộc quản hạt của Quảng Tây có tất cả 36, (các Cơ ma châu động này) mặt Nam khống chế các dân man Giáp động của Giao Chỉ, phía Tây tận ở địa giới của Nam man tại Cột đồng Mã Viện, ở những vùng yếu hại mặt Tây nam lập 4 Trại để phòng thủ, cho các Tri châu kiêm chức Đô tuần kiểm Đề cử vùng khê động”.

 

Ở một đoạn tiếp sau “Vũ Kinh Tổng Yếu” liệt kê 30 Cơ ma Châu như sau:

Kiêm châu. Tư Thành. Lộc châu. Vũ Long. Điền châu. Tư Ân. Tư Lăng. Vạn Thừa. (8).

Tả châu. Đống châu. Lung châu. Ba châu. Tây Bình. Thượng Đống. Vũ Nga. (7).

Trung châu. Thạch Tây. Quảng Nguyên. Thượng Ân. Côn Minh. Qui Ân. Tư Minh. (7).

Qui Lạc. Phiên châu. Vạn Đức. Phú Lao. Lam Phng. Công Nhiêu. Thất Nguyên. (7).

(Sách cho biết 3 châu Phú Lao, Lam Phng. Công Nhiêu trước thuộc Điền châu).

Châu Thất Nguyên là đất của Giao Chỉ. Trong khoảng Niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc chủ động đem 10 động theo Tống triều, được phong quan tước và được thu thuế.

 Về mục lược thuật các Cơ ma Châu động, bộ “Vũ Kinh Tổng Yếu” dẫn trên ghi tiêu đề là “Cơ ma Châu Tam thp”, phân 29 cột, mỗi cột là 1 Châu, tức chỉ có 29 Châu. Nhưng ở cột thứ 14, nói về châu Thưng Đống, ngay ở dưới ghi “Nam hạ H Đống châu - có nghĩa là “Phía Nam là châu H Đống”.

Ngoài ra, “Vũ Kinh Tổng Yếu” lại cho biết:

- “Động, Châu chi gian hựu hữu thập thất Động”.

- “Trong khoảng các Châu động lại có 17 Động”.

+ 17 Đng này gồm: ~ Long Anh. Ninh Tất. Đô Khống. Môn Tăng. Tủng Động. Vũ Đức. La Hồi. Vũ Doanh. Điền Cổ Tăng. Tôn Động. Bằng Tường. Vạn Cổ. Tư Lam. Phục Lữ. Trác Động. Cổ Tăng. Ủng Nga.

Và như vậy, tổng số Châu, Động là: 30 + 17 = 47.

Con số “Tam thp lc” không rõ “Vũ Kinh Tổng Yếu” chỉ những Châu, Động nào?

 Trở lại 4 TRI đề cập trong đoạn văn của “Vũ Kinh Tổng Yếu” đã dẫn ở trên.

4 Trại nói trên là các Trại Thái Bình, Thiên Long, Vĩnh Bình, Nam Bình Phế Trại.

Về 4 Trại này, liền sau đoạn vừa dẫn trên, “Vũ Kinh Tổng Yếu” chép:

-Thái Bình Tri.

Tại Tả giang Nam ngạn, Nam khống Tư Lam man động Hữu giang địa phận.

Đông chí Châu thập nhật trình.

Tây Quảng Nguyên châu nhị nhật trình; Tây nam Môn châu thủy khẩu.

Nam Tôn đng nhất trình.

Tây bắc Tây Bình châu Bắc trại Tây châu giới.

Thiên Long Tri.

Khống Vũ Doanh động nhất đới Man giới.

Đông chí Châu tứ nhật trình.

Tây Tư Minh Bắc Giang châu.

Nam chí Tư châu, tiếp Khâm Để Trạo phố, nhập Giao Chỉ Tô châu giới nhất nhật trình.

Vĩnh Bình Tri.

Đông chí Châu.

Tây nam Giao Chỉ Giáp động, Đơn Ba giới, Môn châu giới, tịnh nhất nhật trình.

Nam Bình Phế Tri.

Đông chí Châu.

Tây nam Giao Chỉ thập nhị nhật trình.

Tây chí Bình Châu, Tây nam khiếu ngoại động Man di giới”.

 -Thái Bình Tri.

Ở Nam ngạn Tả giang, mặt Nam khống chế động Tư Lam của dân man thuộc địa phận Hữu giang.

Phía Đông tới trị sở (Ung) Châu, đi mất 10 ngày đường.

Phía Tây tới châu Quảng Nguyên, đi mất 2 ngày - Tây nam là Môn châu, tới Tôn đngcửa sông phía Nam của Môn châu đi mất 1 ngày đường.   

Phía Tây bắc là Bắc Trại của châu Tây Bình ở ranh giới Tây châu.

Thiên Long Tri.

Không chế cả một dải động Vũ Doanh ở ranh giới dân Man.

Phía Đông tới trị sở (Ung) Châu đi mất 4 ngày đường.

Phía Tây là Giang châu ở phía Bắc châu Tư Minh.

Phía Nam tới Tư châu, tiếp giới Bến Để Trạo của Khâm châu, nhập ranh giới của châu Tô (Mậu) thuộc Giao Chỉ, đi mất 1 ngày đường.

Vĩnh Bình Tri.

Phía Đông là (Ung) Châu.

Từ mặt Tây nam tới Giáp động, tới phân giới (huyện) Đơn Ba, phân giới Môn châu của Giao Chỉ đều đi mất 1 ngày đường.

Nam Bình Phế Tri.

Phía Đông là trị sở (Ung) Châu.

Phía Tây nam đi Giao Chỉ mất 12 ngày đường.

Phía Tây tới Bình châu, phía Tây nam giáp vùng khê động của dân Man di.

Sau, đến năm thứ 5 Niên hiệu Hi Ninh (1068 - 1077) - năm 1075, vì Địa lý Hành chánh có nhiều thay đổi nên, theo kiến nghị của Lưu Sư Đán (? - ?), Tống Thần tông lệnh cho Vương Tồn (1023 - 1101), Tăng Triệu (1047 - 1107), Lý Đức Sô (? - ?), với Vương Tồn   đứng chủ biên, biên soạn lại Địa chí.

Đến năm 1080, năm thứ 3 Niên hiệu Nguyên Phong (1078 - 1085), nhóm Biên tập trên hoàn thành bộ “Nguyên Phong Cửu Vực Chí”.

Từ cuối năm 1075 đến cuối năm 1076, Lý triều và Tống triều xảy ra Chiến tranh ở vùng biên địa 2 nước, thời gian này rơi vào khoảng thời gian soạn bộ Địa Chí nói trên, do đó những Cơ ma Châu động chép trong bộ Địa lý này đúng với thực tế Địa lý Hành chánh của Tống triều vào thời điểm đó. Như vậy, ghi chép về các Châu, Động của Tống triều thời kỳ 2 triều xảy ra chiến tranh bộ “Nguyên Phong Cửu Vực Chí” xác thực hơn hết!

 + Cơ ma Châu đng vùng Tả giang.

Lung châu. Trung châu. Đống châu. Giang châu. Vạn Thừa châu. Tư Lăng châu. (6).

Tả châu. Tư Thành châu. Đàm châu. Đ châu. Thất Nguyên châu. Tây Bình châu. (6).

Thưng Tư châu. Lộc châu. Thch Tây châu. Tư Lãng châu. Tư Đồng châu. (5).

An Bình châu. Viên châu. Quảng Nguyên châu. Lc châu. Nam Nguyên châu. (5).

Tây Nông châu. Vạn Nhai châu. Phú Lợi châu. Ôn Lộng châu. (4).

Vũ Lê huyện. La Dương huyện. Đà Lăng huyện. Vĩnh Khang huyện. (4).

+ Cơ ma Châu đng vùng Hữu giang.

Vũ Nga châu. Lung Vũ châu. Tư Ân châu. Kiêm châu. Tư Thành châu. Khám châu. (6).

Qui Lạc châu. Luân châu. Vạn Đức châu. Phiên châu. Côn Minh châu. (5).

Lam Phng châu. Hầu Đường châu. Qui Ân châu. Điền châu. Công Nhiêu châu. (5).

Qui Thành châu. (1).

Long Xuyên huyện. (1).

(Tham khảo: Nguyên Phong Cửu Vực Chí. Qu. X. Cơ Ma Châu. Quảng Nam Lộ).

 Tả giang gồm 26 Cơ ma Châu và 4 Cơ ma Huyện.

Hữu giang gồm 17 Cơ ma Châu và 1 Cơ ma Huyện.

Những Châu được gch ở dưới là những Châu đã có từ thời “Thái Bình Hoàn Vũ Ký”.

Vùng Tả giang 14 Châu, Vùng Hữu giang 09 Châu.

Tức đến thời Nguyên Phong lập thêm 20 Châu. 

Địa lý Hành chánh trải các thời, các triều đại, có những biến thiên, dời đổi mà danh từ Sử học gọi là Đa lý duyên cách:

(1). Sự thành lập / phế bỏ các Châu, Huyện.

(2). Sự thay đổi danh xưng các địa khu

(3). Sự thay đổi cấp độ Hành chánh, dời đổi Trị sở……

 DUYÊN nghĩa là lần theo, dọc theo (dùng cho cả Không gian lẫn Thời gian), chẳng hạn như ta thường nói vùng duyên hải.

CÁCH nghĩa là thay đổi.

Duyên cách chỉ lịch trình phát triển, thay đổi của sự vật, sự việc.

Chẳng hạn:

1). Đổi tên Đa khu.

Quảng Nguyên châu. Đầu năm Đinh Tỵ (tức năm 1077) - sau khi Giao Chỉ dâng biểu xin hàng Tống, Lý triều và Tống triều bãi binh. Sau Chiến dịch này Tống triều chiếm lấy các châu Quảng Nguyên (tức Cao Bằng ngày nay), Tô Mậu (tức Móng Cáy hiện nay) của Lý triều. Tháng 2 cùng năm, ngày Bính Ng -ngày 25, Tống Thần tông hạ chiếu đổi tên Quảng Nguyên châu thành Thuận châu.

(Tham khảo Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCLXXX).

 2). Dời Tr sở.

Khâm châu. Thời Bắc Tống (960 - 1127) trị sở của Châu này ở huyện Linh Sơn, thuộc tỉnh Quảng Tây, nằm sâu trong đất liền.

Thời Nam Tống (1127 - 1279), Châu trị của Khâm châu đã từ huyện Linh Sơn nằm sâu trong nội địa dời xuống huyện An Viễn, ở ngay Cửa sông Khâm giang đổ ra Biển, tức ngày nay gọi là vnh Khâm châu (Khâm châu loan). Trị sở sau này nằm cách Trị sở cũ 90 cây số về phía Tây nam. (Bản đồ Tỷ lệ).

Do đó, khi viết Sử không thể không biết những biến thiên, dời đổi về Đa lý Hành chánh để tự thuật cho chính xác.

Về vùng khê động phía Giao Chỉ ông Hoàng Xuân Hãn viết:

          “Nội trong các dân khê-động trên đất Lý, họ Thân chiếm một địa-vị đặc-biệt. Mục sau (IV/4) sẽ nói rõ. Ấy là dân động Giáp, thuộc Lạng-châu.

          Họ Thân ba đời làm phò-mã dưới triều Lý. Nguyên họ Giáp, sau đổi ra Thân ; chữ thân khác chữ giáp chỉ có thêm dài nét sổ lên phía trên.

          Động Giáp chắc ở phần bắc tỉnh Bắc-giang ngày nay và phía nam ải Chi-lăng

(Sđd, Chương đã dẫn trên. CHÍNH-SÁCH BẮC-CƯƠNG TRIỀU LÝ.

                                                 2. - DÂN VÙNG BIÊN-GIỚI. Tr. 101).

 Ở câu chú thích ghi số (6) trong đoạn dẫn trên - gồm nửa phần dưới của trang 115 và nguyên trang 116, ông Hoàng Xuân Hãn đi tìm vị trí của Giáp động và đoạn đường từ Động này đến Trại Vĩnh Bình. Trong phần chú thích này ông có đoạn viết như sau:

          “Các sách TS và TB chép nhiều lần họ Thân kéo quân vào đánh trại Vĩnh-bình ở Tống, Vây động Giáp, tức là quê họ Thân không xa biên giới Vĩnh-bình. Ta lại biết rằng họ Thân từng làm châu-mục Lạng-châu (VSL: Thân Thiệu-Thái làm châu-mục Lạng-châu năm 1060). Động Giáp thuộc Lạng-châu. Lạng-châu gồm tỉnh Bắc-giang (Phủ Lạng-thương ngày nay) và phần nam tỉnh Lạng-sơn. Đng Giáp ở về phần nào?”. (Trang 115).

[Ghi chú. TS ở đoạn trên tức “Tống Sử”, và TB là “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên”].

 Vị trí của Giáp động ông Hoàng Xuân Hãn suy đoán không sai, nhưng vẫn mơ hồ; còn khoảng cách giữa Giáp động và Trại Vĩnh Bình ông không nói rõ được.

Nếu có Sử liệu ông sẽ thấy 2 điểm này rõ ràng hơn!

Phần tự thuật về 4 Trại Thái Bình, Thiên Long, Vĩnh Bình, Nam Bình Phế Trại trích dẫn từ Bộ “Vũ Kinh Tổng Yếu” ở đoạn trước cho biết rằng từ Trại Vĩnh Bình đi theo hướng Tây nam đến Giáp đng cũng như đến địa giới (huyện) Đơn Ba, địa giới Môn châu của Giao Chỉ đều đi mất 1 ngày đường.

Trên bản đồ, Môn châu ở phía Tây bắc Trại Vĩnh Bình, và thời gian đi từ Vĩnh Bình đến Môn châu cũng bằng thời gian đi đến Giáp Động, do đó có thể biết tương đối chính xác Giáp động ở chính Nam, hơi lệch qua Tây, Môn châu, và ở phía Tây nam Lượng châu của Giao Chỉ. Lượng châu tức Lạng Sơn ngày nay.

Bản đồ tôi sử dụng ở đây có tỷ l 1 / 4,200,000 - 1 cm trên Bản đồ tương ứng 42 km.

Khoảng cách Vĩnh Bình - Môn châu trên Bản đồ là 8 mm, tức 4.2 km x 8 = 33.6 km.

Vậy đoạn đường Vĩnh Bình – Giáp đng đại khái cũng vào lối trên dưới 40 km.

 Ở một phần dưới ông Hoàng Xuân Hãn có vài giòng về Giáp động và Động chủ: 

          “Sách MKBĐ chép rõ rằng “Giáp-động là một bộ-lạc lớn . Chủ động tên là Giáp Thừa-Quí, lấy con Lý Công-Uẩn rồi đổi h ra Thân”.

(Sđd, Chương IV. CHÍNH-SÁCH BẮC-CƯƠNG TRIỀU LÝ. 4. - PHỦ-DỤ. Tr. 109).

 Các chữ “MKBĐ” ở đoạn trên là chữ viết tắt của Tập bút ký “Mộng Khê Bút Đàm” của học giả Thẩm Quát (1031 - 1095) thời Bắc Tống.

Thẩm Quát chép như sau về Giáp đng:

- “GIÁP Động giả Giao Chỉ đại tụ lạc. Chủ giả Giáp Thừa Quí thú Lý Công Uẩn chi nữ, cải tính GIÁP thị”.

     /  Mộng Khê Bút Đàm. Qu. XXV. Tạp chí 2. Nam phương Biên hoạn  /.

- “GIÁP Động là khu tụ cư lớn (dân thiểu số) ở Giao Chỉ. Chủ động Giáp Thừa Quí lấy con gái Lý Công Uẩn, (rồi) đổi h ra h GIÁP”.

 Như thế, “Mộng Khê Bút Đàm” chép rõ rằng Giáp Thừa Quí đổi h ra h GIÁP”,không chép rõ rằngđổi h ra Thân”, như ông Hoàng Xuân Hãn trích dẫn sai!  

Căn cứ ghi chép ở trên của Thẩm Quát, hợp lý mà suy thì Giáp Thừa Quí trước đó vốn họ THÂN sau đổi ra họ GIÁP, không như ông Hoàng Xuân Hãn chép ngược lại!  

Đây là chưa nói ông Hoàng Xuân Hãn đã dịch thiếu 2 chỗ: 

1). Nguyên tác chép “Giao Chỉ đại tụ lạc”.

Ông Hoàng Xuân Hãn dịch thiếu chữ Giao Chỉ.

2). Nguyên tác chép “thú Lý Công Uẩn chi nữ”.

Ông Hoàng Xuân hãn dịch thiếu chữ nữ (con gái).

2 chỗ dịch thiếu kể trên, nói cho cùng, chẳng hại văn ý lắm nhưng tôi nêu ra đây chỉ để chứng minh rằng ông Hoàng Xuân Hãn không đọc nguyên tác Hán văn.

Hai câu của “Mộng Khê Bút Đàm” dẫn ở trên ông để trong ngoặc kép “......”, điều này có nghĩa ông Hoàng Xuân Hãn dịch trực tiếp từ nguyên văn. Có điều là, nếu dịch thẳng từ nguyên văn thì không thể nào dịch thiếu như đã thấy, chứng cớ hiển nhiên! Như vậy chỉ có thể là ông đọc 1 bản dịch Pháp văn của Tập “Mộng Khê Bút Đàm”.

Việc ông Hoàng Xuân Hãn không đọc nguyên tác Hán văn thực ra thì cũng chẳng mấy quan trọng - và việc ông đọc Bản dch cũng không quan trọng. Quan trọng là ông đọc Bản nào thì phải nêu rõ, không thể đc bản dch mà nói mình tham khảo Hán văn - tức nguyên tác! Về chuyện này thì gần đây tôi cũng đã phê bình một người.

 Cũng về Địa lý, ở trang 352, ông Hoàng Xuân Hãn viết:

“Sự thật chứa trong bức thư mà Văn-Thịnh gửi cho Hùng Bản. Thư ấy nói rằng:

          Thành Trc đã nói sẽ vch đa-giới ở phía nam mười tám xứ sau này: Thượng- điện, Hạ-lôi, Ôn-nhuận, Anh, Dao, Vật-dương, Vật-ác, Kế-thành, Cống, Lục, Tần, Nhm, Đng, Cảnh, , Kỳ, Kỷ, Huyện (11), và nói những xứ ấy đều thuộc Trung-quốc. Bồi-thần tiểu-tử nầy, chỉ biết nghe mệnh, không giám cãi lại. Nhưng những đất ấy, mà họ Nùng đã nộp, đều thuộc Quảng-nguyên.

          “Nay, may gặp Thánh-triều ban-bố hàng vn chính-lnh khoan-hồng. Sao lại chuộng miếng đất đầy đá-sỏi, lam-chướng nầy, mà không cho lại nước tôi, để giúp kẻ ngoại thần.” (TB 349/7b)”.

(Chương XII. KHÔI PHỤC ĐẤT MẤT. 8. – PHÁI-ĐOÀN LÊ VĂN THỊNH).

 

Chú thích số (11), ghi trong đoạn trên, ông Hoàng Xuân Hãn viết:

“(11) Sách cũ của nước ta và nước Tàu không có chấm câu. Khi nào chép tên nhiều đất liền nhau như ở đây, rất khó lòng nhận tên đất cho đúng, vì có tên chỉ một chữ, có tên gồm hai, ba chữ. Nhưng có một vài trường-hợp, ta có thể nhận ra; nhất là khi trong số đất chép tên, có một vài đất mà mình quên tên trước, và khi nào biết trước số tên đất chép đó. Hai trường-hợp ấy gặp ở đây. Vậy tôi đã theo nguyên-tắc sau này để chấm câu : phải chấm câu làm sao cho có đủ 18 tên, mà giữ trọn được những tên đã biết rồi, như Ôn-nhuận, Vật-ác, Vật-dương, Tần, Nhậm, Cống, hay là những tên có thể đoán được, như Hạ-lôi, Thượng-điện. Ngoài những tên ấy ra, thì ở đây phải nhận rằng mỗi tên chỉ có một chữ, mới đủ 18 tên. Đó là trường hợp đặc biệt. 8.”.

(Trang 368).

[Ghi chú.quên tên trước”, chữ “quên” là chữ “quen”, đánh máy lầm bỏ thêm dấu mũ].

Trước hết là nói về việc trích dịch của ông Hoàng Xuân Hãn.

1). Thành Trc đã nói sẽ vch đa-giới ở phía nam”.

Câu này rất sai lạc với ghi chép của “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên”.

(Coi nguyên văn và dịch văn ở sau).

 2). “Kỳ, Kỷ, Huyện”.

Không rõ ông Hoàng Xuân Hãn lấy đất Kỳ ở đâu ra?

Trong nguyên tác không có địa danh Kỳ này!

 2). hàng vn chính-lnh khoan-hồng.

Nguyên tác: “vạn chính canh trương”.

Có thể thấy ngay ông Hoàng Xuân Hãn đã dịch 2 chữ canh trươngkhoan-hồng.

Thực không có gì sai hơn!

Canh = Thay đổi. Trương = Phát triển, mở rộng.

Bộ Từ Nguyên giải nghĩa tiếng “canh trương” như sau:

- “[Canh trương]. Trùng tân trương thiết”.

- “[Canh trương]. Làm lại mới, phát triển rộng ra”.

 Bộ Từ Vị giải nghĩa:

- “[Canh trương]. Canh cải”.

- “[Canh trương]. Sửa đổi”.

 Tiếp đến là chú thích của ông Hoàng Xuân Hãn về các địa danh nói ở đoạn trên.

Nguyên tắc ông Hoàng Xuân Hãn dùng để chấm câu phân định cho đúng các Địa danh  được liệt kê trong một câu của Sử sách cổ gồm 2 điểm:

1). Chấm câu căn cứ những địa danh đã biết trước.

Với những địa danh đã biết thì việc chấm câu không thành vấn đề.

2). Chấm câu dựa theo số lượng địa danh liệt kê trong câu văn.

Điểm thứ 2 này có những trường hợp dẫn tới những sai lầm rất nặng!

Chứng cứ là trong đoạn văn dẫn trên của ông ông đã chấm câu sai tới gần một nửa!

Việc chấm câu sai này tôi sẽ chứng minh ở một đoạn sau.

Về việc tranh chấp cương giới vùng biên địa giữa Lý triều và Tống triều đề cập trên đây bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” chép như sau:

- “Nguyên Phong thất niên……

Đông. Thập nguyệt, Đinh Mão sóc……

Mậu Tý……

Thị tuế Thành Trác, Đặng Tịch nãi dữ Nam Bình Sứ Lê Văn Thịnh, Nguyễn Bồi định nghị như thập nguyệt Kỷ Tỵ chiếu thư. Nhi Lê Văn Thịnh ngụ thư Hùng Bản viết:

~ Thành Trác ngôn: - Thượng Điện, Hạ Lôi, Ôn, Nhun, Anh, Dao, Vật Dương, Vật Ác, Kế, Thành, Cống, Lục, Tần, Nhim đng, Cảnh Tư, Hà Kỷ huyện, thập bát xứ [10], tòng Nam hoạch giới, dĩ vi tỉnh địa ~.

Bồi thần tiểu tử duy mệnh thị thính, bất cảm tranh chấp. Nhiên Nùng thị sở nạp thổ giai Quảng Nguyên chi thuộc dã. Hạnh ngộ Thánh triều vạn chính canh trương, hà ái thử khao hạc chướng lệ chi địa, bất dĩ hồi tứ bản đạo, tồn tỳ ngoại thần?”.

       /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCCXLIX. Thần tông  /.

- “Năm thứ 7 Niên hiệu Nguyên Phong……

Mùa Đông. Tháng 10, ngày Đinh Mão mồng 1……

Ngày Mậu Tý……

Năm này Thành Trác, Đặng TịchLê Văn Thịnh, Nguyễn Bồi của Sứ bộ Nam Bình thảo luận, đồng ý thi hành theo Chiếu chỉ ngày Kỷ Tỵ tháng 10 (về địa giới). Thế nhưng Lê Văn Thịnh lại gởi thư cho Hùng Bản nói rằng:

~ Thành Trác nói là: - Thượng Điện, Hạ Lôi, Ôn, Nhun, Anh, Dao, Vật Dương, Vật Ác, Kế, Thành, Cống, Lục, Tần, Nhim đng, các huyện Cảnh Tư, Hà Kỷ, (tất cả) 18 xứ, từ ranh giới phía Nam thuộc Triều đình ~.

Kẻ bồi thần nhỏ bé tôi chỉ biết nghe lệnh (Triều đình), không dám tranh chấp; có điều là những đất mà họ Nùng nạp cho triều đình đều thuộc [châu] Quảng Nguyên! [Bây giờ] may gặp được Thánh triều với mọi Chính sách đều thay đổi, lẽ nào lại đi tiếc một vùng đất sỏi đá khô cằn chướng khí và các thứ bệnh dịch mà không ban ơn trả về cho nước chúng tôi, để tỏ lòng nghĩ nhớ, giúp đỡ kẻ bề tôi ở ngoài (cõi xa)?”.         

 Chú thích con số thp bát xứ, ghi số hạng [10] - ở đoạn dẫn trên, Mục Hiu khám ký cuối Qu. CCCXLIX bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên”, viết:

- “Thập bát xứ. Thượng liệt địa danh bất túc thập bát xứ, nghi hữu ngộ”.

- “18 xứ. Phần liệt kê địa danh ở trên không đủ 18 xứ, ngờ rằng có sai lầm”.         

 [Phụ chú.

Ngày Mậu Tý. Ngày Đinh Mão là ngày Mồng 1, tính lần tới, ngày Mậu Tý là ngày 22 tháng 10.

Thành Trác. Là Trại chủ Thái Bình Trại.

(Tham khảo Qu. CCCXLIX. Mục ghi chép ngày Mậu Tý nói trên).

Nam Bình. Tức Giao Chỉ.

Tống Chân tông (968 - 1022; tức vị: 997 - 1022) tức vị, tiến phong Lê Hoàn là Nam Bình vương.

Năm đầu Niên hiệu Thiên Hi (1017 - 1021) tiến phong Lý Công Uẩn là Nam Bình vương.

(Tham khảo Tống Sử. Qu.CDLXXXVIII. Ngoại Quốc 4. Giao Chỉ).

Do đó Tống triều cũng gọi xứ Giao Chỉ là Nam Bình.

Chiếu thư tháng 10 ngày Kỷ Tỵ. Duyệt lại các phần ghi chép vào tháng 10 ở các Quyển trước Quyển CCCXLIX này, liên quan việc tranh cãi địa giới giữa Tống triều và Lý triều, thì không thấy đề cập tờ chiếu thư nào về vấn đề này.

Quyển CCCXLVI (346), mục ghi chép ngày 04 (Nhâm Thân) tháng 6, năm 1084 chép:

-Bản thỉnh tứ dĩ Túc, Tang bát Động bất mao chi đa”.

- “(Hùng) Bản xin lấy 8 Động vùng Túc, Tang đất đai khô cằn ban cho (Giao Chỉ)”.

Quyển CCCXLVIII (348), mục ghi chép ngày 21 (Mậu Tý) tháng 8 năm 1084, ghi việc Tống triều  gởi Lý Nhân tông tờ Sắc chỉ trong đó có câu:

- “Ải ngoại bát xứ Huyện, Động tứ Giao Chỉ”.

- “Ban cho Giao Chỉ 8 Huyện, Động ở vùng đất ngoài cửa ải”.

Quyển CCCXLIX (349) ở đoạn dẫn trên nói “thi hành theo Chiếu thư ngày Kỷ T tháng 10” có lẽ chỉ tờ Chiếu thư đề cập trong 2 Quyển CCCXLVI và CCCXLVIII nói trên.

Hùng Bản được bổ nhiệm Tri Quế Châu ngày 07 (Đinh Hi) tháng 7 năm 1082 (Nhâm Tuất). (Tham khảo: Qu. CCCXXVIII).

Đến ngày 04 (Nhâm Thân) tháng 6 năm 1084, Hùng Bản đổi về làm Thị lang ở Bộ Lại. 

Ngày sau đó, ngày mồng 05, Miêu Thời Trung được bổ về thay Hùng Bản.

(Tham khảo: Qu. CCCXLVI. Tháng 6, ngày Nhâm Thânngày Quí Du).

Ngày 9 (Bính Tý) tháng 8 năm Giáp Tý (1084) Hùng Bản tuy đã rời chức vụ ở Quế Châu nhưng được lệnh lưu lại theo dõi việc thương nghị về địa giới giữa Lý triều và Tống triều, xong việc sẽ về triều tâu lại.

(Tham khảo Qu. CCCXLVIII)]. 

 Bây giờ chúng ta nói đến những địa danh ở vùng biên địa Tống triều / Lý triều ghi trong đoạn dẫn trên của “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên”.

Việc điểm hiu Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” do 2 nhóm nghiên cứu của Đi hc Sư phm Thưng HảiĐi hc Sư phm Hoa Đông thực hiện.

Việc điểm hiu, ngoài chấm câu văn còn bao gồm việc hiu đính điều chỉnh những chỗ xét thấy sai lầm, những sai lầm có thể là do ấn loát, có thể là do sao đi, chép lại sai, và có thể là vị trí của một chữ trong câu không đúng……

 Các địa danh, theo chấm câu của 2 nhóm nghiên cứu trên, như đã ghi lại, có:

- Thượng Điện. Hạ Lôi. Ôn. Nhun. Anh. Dao. Vật Dương. Vật Ác. Kế. Thành. Cống. Lục. Tần. Nhim đng. Cảnh Tư. Hà Kỷ.

Tất cả 16 địa danh.

Trong khi đó, ông Hoàng Xuân Hãn chấm câu thành tất cả 18 địa danh:

- Thượng- điện, Hạ-lôi, Ôn-nhuận, Anh, Dao, Vật-dương, Vật-ác, Kế-thành, Cống, Lục, Tần, Nhm, Đng, Cảnh, , Kỳ, Kỷ, Huyn.

 Vì cứ bám chặt vào mấy chữ thp bát xứ cho nên ông Hoàng Xuân Hãn đã chấm câu sao cho đủ số 18 mới nghe! 

Thư tịch cổ Trung Hoa có những tác phẩm truyền lại đời sau không còn toàn vẹn, hoặc mất 1 Quyển, vài Quyển, hoặc thiếu một vài thiên / chương, hoặc ít hơn thì một vài câu trong một thiên, một vài chữ trong một câu…… chưa kể những câu, những chữ sai.

Câu liệt kê địa danh dẫn trên của Bộ “Trường Biên” nằm trong trường hợp vừa kể!

Lấy thí dụ 2 tác phẩm nổi tiếng có những đoạn được trích dẫn trong bài này.

1). Thái Bình Hoàn Vũ Ký (thường được học giới gọi tắt là Hoàn Vũ Ký).

Bộ Địa chí này có nhiều Bản khắc, có Bản thiếu 07 Quyển, có Bản thiếu 11 Quyển, các Bản tóm lại không Bản nào đầy đủ. Học giả cận đại đã có nhiều cố gắng tập lục những tác phẩm có trích dẫn Hoàn Vũ Ký để tái lập nguyên thư, nhưng Ấn bản hiện hành vẫn thiếu 2 Quyển IV (04) và Quyển CXIX (119).

2). Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên (giới Sử học gọi tắt là Trường Biên).

Nguyên thư tất cả 980 Quyển, Bản hiện lưu hành xuất từ Bộ “Vĩnh Lạc Đại Điển” cũng chỉ có 520 Quyển. Việc tái lập nguyên mạo còn đang chờ những công trình bổ túc.

Ông Hoàng Xuân Hãn vì không biết việc này nên đã chấm câu sai loạn như trên.  

 ¸ Sau đây là những cái sai của Hoàng Xuân Hãn khi ngắt câu phân địa danh:

1). Kế tức Kế đng.

Ông Hoàng Xuân Hãn lại nhập chữ này với chữ Thành liền ở sau để thành Kế-thành”.

2). Nhim đng. (Nhim cũng đọc âm Nhm).

Hoàng Xuân Hãn lại ngắt ra thành 2 Địa danhNhmĐng mà không biết rằng  chữ đng ở đây chỉ cấp số hành chánh đi liền với chữ Nhim.

Về 2 Động Kế, Nhim, cũng như một số Động khác (và Châu, Trại) ở vùng biên địa Lý triều / Tống triều, xin coi Bản đồ IV ở một trang sau.

3). Cảnh Tư.

Hoàng Xuân Hãn cũng ngắt ra thành 2 địa danh Cảnh, .

4). Hà Kỷ huyện.

Hoàng Xuân Hãn thiếu mất chữ .

Chữ huyn đi với tên Hà Kỷ để chỉ cấp số hành chánh, ông lại cho nó thành địa danh.

Còn địa danh Kỳ thì không rõ Hoàng Xuân Hãn lấy từ đâu ra? Nguyên tác không có!

 Trong chú thích số (11) đã dẫn ở một đoạn trước, Hoàng Xuân Hãn cho biết nguyên tắc chấm câu của ông, nhằm phân định các địa danh trong một câu văn, dựa trên 2 điểm:

Những đa danh đã biếtSố lưng các TÊN mà câu văn cho biết.

Có điều, trường hợp những TÊN không biết thì sao? Vì ngoài những tên ông biết trước có thể còn những TÊN ông không biết!

Hoàng Xuân Hãn đã không xét điểm này, để rồi đã làm một việc rất thiếu khoa học và chẳng có phương pháp chút nào cả, là sau khi trừ ra những địa danh đã biết còn dư ra bao nhiêu TÊN ông đổ vào cái rổ số lưng những TÊN mà câu văn cho biết, ở đây là con số “18”.

Coi những cái sai ở trên của Hoàng Xuân Hãn ta thấy ngay rằng ông đã không biết các địa danh Kế đng, Nhim đng, Cảnh Tư, Hà Kỷ.

Cho nên ông, hoặc “trút” những địa danh nêu trên vào “Cái rổ Số lượng” mà chẻ ra cho đủ số “18”, hoặc ghép với địa danh khác thành một địa danh theo cái hiểu của ông!

Vì cứ bám chặt vào mấy chữ thp bát xứcho nên ông Hoàng Xuân Hãn đã chấm câu sao cho đủ số 18 mới nghe!

Tóm lại, nguyên tắc, phương pháp chính xác, theo tôi là: Tra cứu Sách vở!

Nhất thời tra không được thì tạm để đó. Trái lại, tự đặt ra nguyên tắc, phương pháp mà không đặt trên nền tảng Kiến thức thì hỏng cẳng như ông Hoàng Xuân Hãn ở đây!

  Sau cùng là vấn đề địa danh Ôn Nhun.

2 nhóm nghiên cứu và điểm hiệu của 2 Đại học Sư Phạm Thượng Hải và Hoa Đông đã nói ở trên chấm câu 2 chữ này là 2 địa danh riêng biệt: ÔnNhun. 

Trong khi đó ông Hoàng Xuân Hãn coi đây là 1 địa danh: Ôn Nhun.

Tra bản đồ Lịch sử thời Bắc Tống (960 - 1127) - thời kỳ nói ở đây, thì thấy có địa danh gọi là Ôn Nhun Tri (còn có tên Ôn Mun Đng”).

Chưa rõ ÔnNhun, như 2 nhóm nghiên cứu trên ghi, là Châu, là Động hay là Trại? 

Cũng chưa rõ có phải đây là lầm lẫn từ việc ngắt tên Ôn Nhun Trại làm 2?

+ Trại Ôn Nhuận vị trí ở phía chính Đông bắc của Trị sở châu Quảng Nguyên, và cách đường biên giới 2 nước 10 cây số, cách trị sở Quảng Nguyên 32 cây số.

8 đa danh:

Thượng Điện. Anh. Dao. Thành. Cống. Lục. Cảnh Tư. Hà Kỷ không thấy trên Bản đồ. 

+ Những đất này, hoặc là những vùng đất nhỏ, không quan trọng, hoặc được thành lập trong một thời gian ngắn rồi bị phế bỏ.

+ Những biến thiên về Địa lý hành chánh trải các triều đại có những thời kỳ đã xảy ra rất nhanh chóng, rất nhiều, không sao ghi lại hết được! Hậu thế tái lập Bản đồ cổ do đó không thể nào “phác” lại từng mốc thay đổi ngắn ngủi, một việc không thể thực hiện!

Có thể tóm tắt sự kiện này trong một đoạn văn của Sử học gia Đỗ Hựu.

 Đỗ Hựu (735 - 812) đời Đường viết:

- “Viên tự Hán đại chí ư hữu Tùy hoặc QUẬN, QUỐC tham trí, hoặc niên đại đoản xúc, Châu bộ vô hằng, tăng tỉnh nhi chúng li hợp bất nhất, cương lý nan tường”.

                                                    /  Thông Điển. Qu. CLXXXII. Châu quận 2  /.

- “Từ đời Hán tới đời Tùy hoặc QUẬN, QUỐC cùng thành lập, hoặc niên đại ngắn ngủi mà số Châu quận không cố định, có thời tăng, có thời giảm, do đó lúc li lúc hợp, không nhất định, cương vực các đất vì vậy khó mà biết cho hết!”.

                                        [Bản đồ IV]. Địa khu Tả / Hữu giang.          

                                              

¸ Dẫn từ: Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập. Đệ lục sách. Tống. Liêu. Kim thời kỳ.

Thời kỳ Bắc Tống (960 - 1127).

Thời điểm: BẢN ĐỒ năm Chính Hòa (1111 - 1118) nguyên niên (năm 1111). 

~ Bản đồ 34 – 35: Quảng Nam Đông Lộ / Quảng Nam Tây Lộ.

+ Chi tiết Bản đồ:

~ Tỷ lệ: 1 / 2,100,000 - 1 cm tương ứng 21 cs. Phóng lớn 1.7 lần, 1 cm = ~ 12.3 cs. 

+ Nhim đngKế đng ở chính Bắc Trị sở Quảng Nguyên, ở sát địa giới Giao Chỉ.

+ Tần đng ở Đông bắc – thiên Bắc Trị sở Quảng Nguyên, sát địa giới Giao Chỉ.

+ Trại Ôn Nhun ở chính Đông bắc Trị sở Quảng Nguyên.

+ Đng H LôiĐng Lôi Hỏa thuộc châu Thuận An, ở Đông nam Trại Ôn Nhuận.

Tiếp đó, ở trang 354, ông Hoàng Xuân Hãn viết:

          “Ngày 7 tháng 8 năm ấy (G. Ty 1084), vua trách rằng : “Đã sai Hùng Bản bảo Thành Trạc bày tỏ những công-điệp và những điều diện-nghị của Lê Văn-Thịnh. Trong đó không thấy nói đến câu không giám tranh chiếm đất Nùng Tông-Đán nộp. Thế mà  Trc li nói chúng nó đã nghe lời. Thế thì căn-cứ vào đâu để xin giáng chiếu gia ân.”.

          Mười ngày sau, Tống lại tiếp được lời tâu của Hùng Bản nói : “Thành Trạc thưa rằng trong điệp Lê Văn-Thịnh có nói: “Khê-động nhỏ mọn ấy, nếu Trạc nhận là đất của Tống, thì xin để tôi bày tỏ với nha kinh-lược, nhờ tâu về triều, và xin triều-đình định đoạt.”.

          Chính lúc ấy Văn-Thịnh đưa cho Hùng Bản bức thư đã thấy trên. Vua Tống nói : “Muốn sai Hùng Bản xét kỹ-càng những lời Thành Trạc tâu về từ trước. Hoặc là nếu quan kinh-lược mới đã tới, thì hãy xét tường-tận những công-điệp và lời đối đáp nhau của Văn-Thịnh. Như có chấp-cứ được, thì vạch rõ ra mà theo; để từ rày về sau, hễ người Giao-Chỉ nhận được chiếu, thì không thể phản-phúc nữa. Vy phải trình về cho rõ.”.

          Ba ngày sau, là ngày 20 tháng 8, Tống lại tiếp được một báo-cáo khác của Hùng Bản nói: “Thành Trạc trình rằng : “theo công điệp của Lê Văn-Thịnh, thì bằng lòng vạch địa-giới ở phía nam các châu Vật-dương và Thuận-an”. Vậy xin bàn nên phụng chỉ ban chiếu- thư, cấp cho Giao-chỉ tám xứ ở ngoài ải, và ban cho Lê Văn-Thịnh và Nguyễn Bồi đồ vật.”.

          Lại ba ngày sau nữa, Vua Tống nhận được báo-cáo cuối cùng của ti kinh-lược Quảng-tây gởi về nói : “Trước đây bản-đạo chưa rõ đầu đuôi việc hai châu Qui-hóa và Thuận-an. Vì thế đã sai viên-chức ti kinh-lược tới biện chính, và đạt chiếu cho Càn-đức bảo người tới chia đất. Nay cứ ti kinh-lược Quảng-tây tâu, thì ti đã sai Thành Trạc biện chính với sai-quan Giao-chỉ là Lê Văn-Thịnh. Bây giờ, đã thấy rõ đầu đuôi. Vậy xin giáng chiếu.

          Vua Tống bèn phê rằng : “Nay An-nam đã bằng lòng phân-hoạch xong-xuôi, thì hãy đem các đất sáu huyện Bảo-lc, Luyện, Miêu, Đinh, Phỏng Cnhai đng Túc,  Tang (12) ở ngoài ải Khấu-nhc, giao cho Giao-chỉ thủ lĩnh. Cứ theo đó mà giáng chiếu. Bảo Viện học-sĩ theo đó mà thảo lời chiếu. Đợi ti kinh-lược Quảng-tây khám xong tên các ải, rồi sẽ viết chiếu. Còn như bọn Lê Văn-Thịnh, thì ban vải vóc để may áo : cho Lê Văn-Thịnh 200 tấm, và Nguyễn Bồi 100 tấm. (13)”.          

          Những chi-tiết lời trình của Quảng-tây và lời chiếu của Tống Thần-tông chép lại trên đây là theo Thời-chính kỷ của vin khu-mật”. 

(Chương XII. KHÔI PHỤC ĐẤT MẤT. 8. – PHÁI-ĐOÀN LÊ VĂN THỊNH).   

Nguyên văn của “Mật Viện Thời Chính Kỷ”:

-Thất niên, bát nguyt thất nht.

Kim lệnh Hùng Bản lặc Thành Trác đẳng cung tích: Lê Văn Thịnh đẳng công điệp cập diện nghị tịnh bất tằng ngôn Nùng Tông Đán sở nạp Châu, Động đẳng, cánh bất cảm tranh chiếm. Kim lai tiện xưng các đắc qui trước liễu đáng, hựu hà chiếu cứ? Cập nhân hà tiện khất giáng Chiếu tính ân tứ? Cụ nghệ thực văn tấu!

Bát nguyt thp thất nht.

Hùng Bản tấu:

~ Thành Trác thân Lê Văn Thịnh điệp nội xưng ta tiểu khê động nhược hệ tỉnh địa thỉnh cung thân Kinh Lược Sứ nha văn tấu Triều đình, duy thính hồi Chiếu chỉ huy đẳng sự nghĩ định ~.

Dục lệnh Hùng Bản tử tế khán tường Thành Trác đẳng tiền hậu sở thân hoặc bản quan dĩ đáo bản Ty, tức đương tư thẩm vấn, cập tường Lê Văn Thịnh lũy thứ Công điệp tịnh đối đáp từ ý, như hữu khả chấp cứ, ủy thị phân minh Giao nhân tương lai đắc Chiếu bất trí phản phúc, tức cụ kết trạng bảo minh văn tấu.

Bát nguyt nh thp nht.

Hùng Bản tấu:

~ Thành Trác đẳng thân Lê Văn Thịnh tương xuất công trạng ư Câu Dương, Thun An đẳng xứ tòng Nam hoạch đoạn địa giới đẳng sự ~.

Đồng phụng chỉ nghĩ định tương ải ngoi bát xứ huyn đng cấp tứ Giao Chỉ Chiếu thư tịnh tứ Lê Văn Thịnh, Nguyễn Bồi vật sắc Sắc thư tiến trình.

Bát nguyt nh thp tam nht.

Tạc vị Qui Hóa, Thuận An châu động bản Đạo vị tất bản mạt nhân y, kim Kinh Lược Ty sai quan biện chính, cập Chiếu Càn Đức khiển nhân phân hoạch. Kim cứ Quảng Tây Kinh lược Ty tấu sai Thành Trác dữ GIAO CHỈ sai lai quan Lê Văn Thịnh đẳng biện tích chỉ dụ dĩ kiến bản mạt, khất giáng Chiếu!

Kim An Nam cung thuận, PHÂN HOẠCH dĩ ĐỊNH, kỳ khiếu binh ải ngoại, BẢO, LC, LUYN, MIÊU, ĐINH, PHÓNG, cận lục huyện TÚC, TANG nhị Động - cộng bát xứ đặc tứ Giao Chỉ chủ lãnh, y thử giáng Chiếu khai dụ đẳng sự.

Đồng Tam Tỉnh phụng chỉ, lệnh học sĩ Viện y thử thảo từ, hậu Quảng Tây Kinh lược Ty khám hội đáo Ải danh tu tả.

Kỳ LÊ VĂN THỊNH đẳng, tịnh tứ trừu y trước, VĂN THỊNH nh bách thất, NGUYỄN BỒI nhất bách thất ~”.

(Dẫn lại trong: Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCCXLIX. Thần tông.

Đoạn này in chữ nhỏ).

-Năm thứ 7, mồng 7 tháng 8.

Nay lệnh cho Hùng Bản thống suất nhóm Thành Trác giải thích sự việc: Trong văn thư cũng như ý kiến của nhóm Lê Văn Thịnh lúc 2 bên đối mặt thương nghị đều không thấy họ từng nói là những Châu, Động mà Nùng Tông Đán nạp triều đình thì họ không dám  tranh chiếm! Bây giờ lại tâu về, nói tất cả kết thúc thỏa đáng, việc này căn cứ vào đâu? Và dựa vào đâu mà xin ra Chiếu và ban ơn cho họ? Hãy xem xét đầy đủ mà tâu lên!

Ngày 17 tháng 8. Hùng Bản tâu:

~ Thành Trác trình bày lại nội dung văn thư của Lê Văn Thịnh, trong đó nói rằng những vùng khê động nhỏ nếu thuộc triều đình thì xin được trình cho Cơ quan Kinh Lược Sứ để tâu lên Triều đình, chờ Chiếu thư trả lời, chỉ định mọi việc rồi mới thương nghị! ~.

(Triều đình) muốn lệnh cho Hùng Bản duyệt lại kỹ những bản Tường trình trước và sau của nhóm Thành Trác, hoặc là nếu Quan trấn nhiệm (mới) đã về đến bản Ty thì lập tức tra hỏi cho rõ, cũng như báo cáo về những văn thư của Lê Văn Thịnh, cùng những ý tứ của lời lẽ đối đáp trong đó, nếu như điều gì có thể y cứ, viện dẫn được thì trình bày cho rõ ràng, khúc chiết, để sau này khi nhận Chiếu thư của triều đình người Giao Chỉ không nói đi nói lại được, tất cả đúc kết thành 1 tờ trình đầy đủ, rõ ràng, tâu lên ngay.

Ngày 20 tháng 8. Hùng Bản tâu:

~ Nhóm Thành Trác tường trình về những văn thư của Lê Văn Thịnh đưa ra các việc phân định địa giới ở phía Nam các đất Câu Dương, Thuận An ~.

Tất cả cùng tuân sắc chỉ khởi thảo Chiếu thư lấy 8 nơi Huyn, Đng ở ngoài ải cấp cho Giao Chỉ, và soạn Sắc thư ban cho Lê Văn Thịnh, Nguyễn Bồi một số phẩm vật.

Ngày 23 tháng 8.

Trước đây vì Địa phương không hiểu hết nguyên ủy đầu đuôi về việc các châu, động Qui Hóa, Thuận An, nay Ty Kinh Lược cho quan tới tận nơi biện luận cho chính xác, và gởi Chiếu thư cho Càn Đức sai người tới phân vạch địa giới. Nay căn cứ lời tâu của Ty Kinh Lược Quảng Tây nói đã ra lệnh sai Thành Trác biện luận với nhóm Quan chức Lê Văn Thịnh của GIAO CHỈ sai tới mà biết rõ đầu đuôi sự việc, xin vua xuống Chiếu!

Nay An Nam đã cung kính nghe theo, việc PHÂN địa giới đã XONG, họ tập quân ở mé ngoài ải, các Huyện BẢO, LC, LUYN, MIÊU, ĐINH, PHÓNG, và 2 Động TÚC, TANG ở gần 6 Huyện - tất cả 8 nơi đặc biệt ban cho Giao Chỉ chủ lãnh, chiếu theo đây mà ra Chiếu thư hướng dẫn các việc.

Cả 3 Tỉnh tuân Chiếu chỉ, lệnh cho Viện Học Sĩ theo đây mà thảo Văn thư, chờ cho Ty Kinh Lược tra xét rõ tên các Ải rồi sẽ thảo Chiếu thư.

Nhóm Lê Văn Thịnh thì ban vải may áo, VĂN THỊNH 200 tấm, NGUYỄN BỒI 100 tấm”.

 Đối chiếu phần lược dịch của ông Hoàng Xuân Hãn và chính văn đoạn tự thuật của tác giả “Mật Viện Thời Chính Kỷ” thì nhìn chung không sai lắm.

Không sai lắm tức vẫn còn những cái sai:

 1). “không giám tranh chiếm đất Nùng Tông-Đán nộp”.

Chính văn ghi: “Nùng Tông Đán sở nạp Châu, Động đẳng”.

Nói đất thì quá tổng quát, chính văn viết rõ những đất Nùng Tông Đán nộp Tống triều  gồm có các Châu, các Động.

 2). Thế mà Trc li nói chúng nó đã nghe lời.

Chính văn: “các đắc qui trước liễu đáng”.

Như đã dịch: “tất cả kết thúc thỏa đáng- ý nói mọi vấn đề trong cuộc thương nghị về  địa giới giữa Lý triều và Tống triều đã kết thúc thỏa đáng!

Chữ “qui” [= về] ở câu này không có nghĩa là “qui thuận- mà ông Hoàng Xuân Hãn đã dịch là nghe lời, mà có nghĩa là “kết cc”, “chung cc”.

 3). Vy phải trình về cho rõ.

Chính văn: “tức cụ kết trạng bảo minh văn tấu”.

Nghĩa là: “tất cả đúc kết thành 1 tờ trình đầy đủ, rõ ràng, tâu lên ngay”.

Thời cổ, văn thư của cấp dưới trình lên cấp trên gọi là trng.

Và “Kết trng” là tổng kết, đúc kết lại trong văn thư để trình lên.

 4). “thì hãy đem các đất sáu huyện Bảo-lc, Luyện, Miêu, Đinh, Phỏng Cnhai đng Túc, Tang (12) ở ngoài ải Khấu-nhc”.  

Chính văn: “kỳ khiếu binh Ải ngoại, BẢO, LC, LUYN, MIÊU, ĐINH, PHÓNG, cận Lục huyện, TÚC, TANG nhị Động - cộng bát xứ đặc tứ Giao Chỉ chủ lãnh”.

Dịch: “họ tập quân ở ngoài Ải, các huyện BẢO, LẠC, LUYN, MIÊU, ĐINH, PHÓNG và 2 Động TÚC, TANG ở gần 6 Huyện - tất cả 8 nơi đặc biệt ban cho Giao Chỉ chủ lãnh”.

2 huyện BẢO, LẠC ông Hoàng Xuân Hãn nhập lại thành 1 huyện. Do đó, chúng ta thấy ông viết là “sáu huyn” nhưng phần liệt kê chỉ có 5 huyện!

Huyện “Phóng” thì ông nhập chữ cn ở sau thành Phỏng Cn.

 Ở chú thích số (12) ghi trong đoạn dẫn trên, ở trang 354, ông Hoàng Xuân Hãn viết:

          “Tôi cũng theo nguyên tắc vừa nói trong chú thích 11, mà định những tên này. Những tên ải thì chắc như thế là đúng; vì có 8 ải mà có 16 chữ, mỗi tên chắc gồm hai chữ. Vả chăng nếu chấm câu như vậy, thì những tên sẽ có chữ Canh, Khâu, Khiếu đứng đầu, đều là những danh-từ chỉ đèo, núi.

          Tên sáu huyện và hai động cũng chắc là đúng như trên. Vì tên Bảo-lạc nay còn. Huyện Bảo-lạc xưa là vùng phía bắc tỉnh Hà-giang bây giờ. Nùng Văn-Vân nổi loạn ở đó (1833). Vua Minh-mạnh bèn xóa tên Bảo-lạc, mà chia đất ra làm hai huyện Để-định và Vĩnh-điện. Huyện-lị đời xưa đóng ở phố Vân-trung. Cho nên phố ấy cũng có tên Bảo-lạc. Nay, ở trong bản-đồ sở họa-đồ Đông-dương còn để tên Bảo-lạc vào chỗ ấy”.

(Trang 369).

 Những cái sai của Hoàng Xuân Hãn trong đoạn chú thích số (12) kể trên:

a). “Những tên ải thì chắc như thế là đúng; vì có 8 ải mà có 16 chữ, mỗi tên chắc gồm hai chữ. Vả chăng nếu chấm câu như vậy, thì những tên sẽ có chữ Canh, Khâu, Khiếu đứng đầu, đều là những danh-từ chỉ đèo, núi”. 

 Tôi đến không rõ ông Hoàng Xuân Hãn tra bộ Từ điển nào, cuốn Tự điển nào mà nói là các chữ Canh, Khâu, Khiếu …… đều là những danh-từ chỉ đèo, núi

Ý nghĩa các chữ Canh, Khâu, Khiếu trong Từ điển Từ Nguyên.

+ Chữ Canh có các nghĩa:

1/. Một trong Thập Thiên Can (tức Giáp, Ất, Bính….). 2/. Đạo lộ. 3/. Tuổi tác (niên linh).

4/. Bồi thường. 5/ Tên họ (Tính).

+ Chữ Khâu có các nghĩa:

1/. Núi đất nhỏ. 2/. Ngôi mộ. 3/. Cái gò hoang. 4/. Đơn vị canh tác thời cổ bằng 16 tỉnh.

5/. Lớn (đại, cự). 6/. Trống không (không). 7/. Tên họ.

(16 Tỉnh. “Tỉnh” ở đây là cái “Giếng”. Thời cổ, Tỉnh chỉ khu ruộng 1 dặm vuông được chia đều thành 9 khoảnh, như hình chữ Tỉnh - do đó mà được gọi là “Tỉnh điền”. 8 khoảnh chung quanh cấp cho dân là tư điền, khoảnh ở giữa là công điền. 8 gia đình chung quanh chia nhau cày cấy khoảnh công điền, công sức này được tính như thuế).   

+ Chữ Khiếu có các nghĩa:

1/. Kêu, gọi, lớn tiếng gọi. 2/. Tiếng chim kêu.

Tóm lại, 3 chữ Canh, Khâu, Khiếu không có chữ nàodanh-từ chỉ đèo, núi.” hết!

 b). Về huyện Bảo-lạc

Như Chính văn “Mật Viện Thời Chính Kỷ” dẫn trên thì 6 Huyn / 2 Đng kể trên vốn là lãnh thổ của Tống triều, nay đem nhượng cho Lý triều. Do đó, có thể thấy họ không thể không biết rõ tên đất của họ, không thể lầm lẫn BảoLc là 1 huyện được!

Vào thời Lý triều / Tống triều tranh chấp địa giới, Bảo / Lc là 2 huyn riêng rẽ, còn sau đã nhập lãnh thổ của Lý triều thì có thể 2 huyện này đã được nhập thành một huyện ở một thời điểm nào đó cần tra cứu xác thực, nếu muốn nghiên cứu thêm để biết; có điều việc này không quan trọng, vì đây là chuyn sau, chẳng liên quan với chuyn trước đó lúc 2 bên thương nghị phân định địa giới!

Cũng chính vì ngắt câu sai, nhập 2 chữ BảoLc thành một để thành huyện Bảo Lc ông Hoàng Xuân Hãn đã không thấy rằng nhập như vậy số huyn chỉ còn 5, không còn là 6 như ông viết - tức số huyntên huyn không hợp, đây là vì ông đã lấy vic sau lun vic trước, lấy s thay đổi lun vic lúc chưa thay đổi!

Sau hết, ở đây Hoàng Xuân Hãn đã mâu thuẫn với chính ông về cái phương pháp mà ông đã đưa ra nhằm ngắt câu phân biệt địa danh ở câu chú thích số (11):

“(11) Sách cũ của nước ta và nước Tàu không có chấm câu. Khi nào chép tên nhiều đất liền nhau như ở đây, rất khó lòng nhận tên đất cho đúng, vì có tên chỉ một chữ, có tên gồm hai, ba chữ. Nhưng có một vài trường-hợp, ta có thể nhận ra; nhất là khi trong số đất chép tên, có một vài đất mà mình quên tên trước, và khi nào biết trước số tên đất chép đó”. 

 Ta thấy, ở đây “Mật Viện Thời Chính Kỷ” cho biết Số huyện là 6 - tức trường hợp ông Hoàng Xuân Hãn nói ở trên là biết trước số tên đất chép, nếu theo đúng nguyên tắc của ông đặt ra ông phải ngắt 2 chữ Bảo / Lc rời ra thì mới đủ số 6 huyn, thế nhưng ở đây ông lại căn cứ trường hợp đất mà mình quen tên trước- tên “Bảo Lạc”, một cái tên mà ông chỉ quen sau sự việc Tống triều nhượng đất cho Lý triều, như đã nói!

 Sau hết, câu “hai đng Túc, Tang (12) ở ngoài ải Khấu-nhc” không thấy ghi chép trong phần Chính văn của “Mật Viện Thời Chính Kỷ”!

Thời Chính Kỷ không phải là một Cuốn sách mà chỉ là một Bản văn lun Chính s vào lúc đó. Mt Vin Thời Chính Kỷ là Bản văn luận Chính sự lúc đó, tức lúc Bản văn được đọc giữa triều, của Khu Mật Viện.

Thời cổ, Tể tướng vào triều luận Chính sự thì viết thành một Bản văn - với ấn triện của Tể tướng đóng trên đó. Sau buổi họp Triều - cũng trong ngày này - Bản văn này được đưa cho Sử quan để ghi vào Sử thư, trong Mục gọi là Nht Lch (tức như nhật ký) của Sử quan. Thời cổ, khi biên soạn Thc Lc thì trước hết phải tham khảo Nht Lch. Bản văn luận Chính sự kể trên được gọi làThời Chính Ký - hay “Thời Chính Kỷ, như tiếng dùng trong “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên”. Hai chữ Kỷ đều có nghĩa là “ghi chép”. Thời Chính nghĩa là Chính s hin thời.

Gọi “Mật Viện Thời Chính Kỷ” vì do Khu Mt Sứ, trưởng quan của Khu Mt Vin thảo.

Thời Triệu Tống (960 - 1279) về quyền lực chính trị Trung Thư TỉnhKhu Mt Vin là 2 Cơ quan nắm trọn Guồng máy điều hành Quốc gia.  2 Cơ quan này được gọi chung là Lưỡng Phủ, hay Nh Phủ.  

Trung Thư Tỉnh được gọi là Đông Phủ, là chỗ Tể Tướng và Trung Thư Lệnh làm việc.

Đông Phủ có trách vụ soạn thảo Chính sách Quốc gia, tuyên bố mệnh lệnh, đưa ra các việc cải cách, bổ nhiệm quan lại.

Khu Mật Viện được gọi là Tây Phủ, là chỗ làm việc của Khu Mật Sứ.

Tây Phủ chủ yếu nắm các sự vụ cơ mt về Quân sự và phòng thủ biên thùy. 

2 chức Tể Tướng và Khu Mật Sứ quyền hành ngang nhau. Có lúc Tể tướng kiêm chức Khu Mật Sứ, trường hợp này Tể Tướng được gọi là Khu Tướng.

Theo qui định về Văn thư Hành chánh thì chỉ có Bản văn luận Chính sự của Tể Tướng mới được gọi là Thời Chính Kỷ. Khu Mật Sứ quyền hành ngang Tể Tướng, vậy mà Bản văn luận Chính sự của Khu Mật Sứ cũng được gọi là Thời Chính Kỷ.

Do lai của “Thời Chính Ký” khởi đi từ năm thứ 2 Niên hiệu Trường Thọ (692 - 694), tức năm 693, thời Vũ Tắc Thiên (624 - 705; tại vị: 690 - 705), theo đề nghị của Diêu Thụ.

Về khởi nguyên của Nht Lch, Ngô Tăng (? - ?) thời Nam Tống (1127 - 1279) viết:

- “Nhật Lịch chi thủy.

Đường Thun tông thời tể tướng Vi Chấp nghị giám tu Quốc sử, tấu thủy lệnh Sử quan soạn Nht Lch. Thử Nht Lch chi thủy dã!”.

                                                  /  Năng Cải Trai Mạn Lục. Qu. I. Sự thủy  /.        

- “Khởi thủy của Nhật Lịch.

Thời Đường Thun tông tể tướng Vi Chấp bàn việc biên soạn Quốc sử, tâu xin bắt đầu lệnh cho Sử quan soạn Nht Lch. Đây là khởi thủy của Nht Lch!”.

[Ghi chú. Đường Thuận tông (761 - 806; tại vị: 805 - 806).

Từ điển Từ Nguyên ghi lầm đoạn văn trên đây là ở Quyển II của “Năng Cải Trai Mạn Lục”].

 Ở trang kế tiếp, trang 355, ông Hoàng Xuân Hãn viết:

          “Ngày 22 tháng 10, sau khi ti kinh-lược Quảng-tây đã khám rõ tên các ải, dùng làm cận cho biên-thùy, vua Tống sắc cho vua Lý lời nghị định sau:

          “Sắc cho Giao-chỉ Quận-vương Lý Càn-đức:

          Trẫm đã xét lời ti kinh-lược Quảng-nam-tây-lộ tâu về nói: “Trước đây, vì An-nam tâu kêu rằng cương-chí các khê-đng thuc hai châu Vt-ác, Vt-dương chưa được rõ, đã  có triều-mệnh sai bản-ti, lo liệu. Bản đạo đã sai quan-chức biện-chính. Nay được tin báo An-nam đã sai bọn Lê Văn-Thịnh tới biên giới, và biện chính đã xong. Vậy xin giáng chiếu-chỉ để trao cho An-nam theo làm.”.

          Trẫm đã xem xét các lời Khanh trần-tình về phong cương, Trẫm sẽ đc-bit sai biên-thần lo-liệu biện-chính. Khanh vốn đưc Trẫm yêu-mến. Giữ mt lòng trung-thun.  Khanh đã vâng chiếu-chỉ sai chức thuộc đến chia cõi các châu, động. Nay đầu đuôi đã được rõ-ràng.

          “Về hai động Vật-dương và Vật-ác. Trẫm đã giáng chỉ lấy tám ải sau này làm giới hạn : Canh lim, Khâu-c, Khiếu-nhc, Thông-khoáng, Canh-nham, Đốn-lị, Đa-nhânCâu-nan. Đất ngoài các ải ấy có sáu huyện là Bảo-lạc, Luyện, Miêu, Đinh, Phóng, Cân, và hai động là Túc, Tang. Các đất ấy đều cho Khanh chủ-lĩnh (12)”.

(Chương XII. KHÔI PHỤC ĐẤT MẤT. 8. – PHÁI-ĐOÀN LÊ VĂN THỊNH).  

 + Một đoạn văn không dài cho lắm, và cũng không khó cho lắm, thế nhưng, ông Hoàng Xuân Hãn cũng không sao dịch được cho xuông, cho xuôi!

 Về đoạn này “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” chép:

- “Mậu Tý.

Sắc Giao Chỉ Quận vương Càn Đức tỉnh:

~ Quảng Nam Tây Lộ Kinh Lược Ty tấu:

< “Tạc chuẩn triều mệnh, An Nam tấu dĩ khê động Vật Ác, Vật Dương đẳng châu, động Cương chí vị minh, kim Bản Ty kế hội Bản Đạo, sai chức quan biện chính. Kim chuẩn An Nam báo sai Lê Văn Thịnh đẳng chí, Biên giới dĩ biện chính, khất giáng Chiếu chỉ phó An Nam tuân thủ. >.

Hướng quan tấu độc trần tự phong cương, đặc mệnh biên thần kế nghị biện chính.

Khanh bảo ưng sủng lộc thế tái trung thuần khâm phụng chiếu chỉ thân sức quan thuộc phân hoạch châu, động, bản mạt dĩ minh.

Vật Ác, Vật Dương nhị Động dĩ giáng chỉ huy, dĩ Canh Kiệm, Khâu Củ, Khiếu Nhạc, Thông Khoáng, Canh Nham, Đốn Lợi, Đa Nhân, Câu Nạn bát ải vi giới, kỳ giới ngoại Bảo, Lạc, Luyện, Miêu, Đinh, Phóng cận lục huyện Túc, Tang nhị động tịnh tứ khanh chủ lãnh ~”.

                 /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCCXLIX. Thần tông  /.

- “Ngày Mậu Tý.

Lệnh cho Giao Chỉ Quận vương Càn Đức rõ:

~ Ty Kinh Lược Quảng Nam Tây Lộ tâu:

< Trước đây, theo lệnh triều đình, An Nam tâu lên nói là Địa giới các châu, động vùng Khê động Vật Ác, Vật Dương chưa được rõ ràng, nay Bản Ty thảo luận trong Bản Đạo sai chức quan biện biệt cho chính xác. Nay, theo An Nam báo cho biết là đã sai nhóm Lê Văn Thịnh đến (thương nghị), (và đường) biên giới đã biện biệt chính xác, vậy xin giáng Chiếu chỉ cho An Nam để tuân thủ việc này>.

Trước đây ta coi bài Tấu trình bày (của khanh) về biên giới, đã đặc biệt ra lệnh cho các quan chức ở biên cảnh thảo luận, biện biệt cho chính xác.

Khanh nhận ân sủng phước lộc triều đình, trải các đời một lòng trung thành, (và khanh)  đã tuân theo chiếu chỉ, nhiều lần sai sử các thuộc quan đến hoạch định, phân ranh các châu, động, (bây giờ) đầu đuôi sự việc đã rõ ràng.  

Về 2 Động Vật Ác, Vật Dương thì đã xuống chiếu thư, lấy 8 ải làm đường ranh giới là Canh Kiệm, Khâu Củ, Khiếu Nhạc, Thông Khoáng, Canh Nham, Đốn Lợi, Đa NhânCâu Nạn, 6 huyện ở ngoài lằn ranh này là Bảo, Lạc, Luyện, Miêu, Đinh, Phóng và 2 động Túc, Tang gần 6 huyện, đều ban cho khanh làm chủ ~”.

 [Phụ chú.

Ngày Mậu Tý đây là ngày 22 tháng 10 năm 1084 đã nói ở phần Phụ chú trước đây.

Chỉ huy. Danh xưng chỉ chung các loại Văn thư như Chiếu, Sắc, Mệnh lệnh…., rất thường thấy trong các Công văn dưới 2 triều Đường (618 - 907), Tống (960 - 1279).

Ở đoạn dẫn trên nói “Giáng chỉ huy” tức nói “Giáng chiếu”.]. 

 ¸ Những cái sai sót của ông Hoàng Xuân Hãn trong đoạn trên:

1). các khê-đng thuc hai châu Vt-ác, Vt-dương.

Vật Ác và Vật Dương là 2 Động, không phải 2 Châu như Hoàng Xuân Hãn viết sai.

Cùng trong tờ Chiếu thư này, ở đầu đoạn cuối đã ghi rất rõ về Cấp số Hành chánh của 2 địa khu này: “Vật Ác, Vật Dương nhị Động”.

Ông Hoàng Xuân Hãn lơ đãng nên dịch trước quên sau!

 2). “đã có triều-mệnh sai bản-ti, lo liệu”.

Câu này ông Hoàng Xuân Hãn dịch không chính xác.

Nguyên tác: “kim Bản Ty kế hội Bản Đạo”.

Dịch: “nay Bản Ty thảo luận trong Bản Đạo”.

 Tức ở đây Ty Kinh Lược nhận được “triều mnh” thì mở các cuộc họp với các cơ quan trong quản hạt để thảo luận công việc mà không chỉ mình Ty Kinh Lược lo liệu mà thôi! 

 3).  Trẫm sẽ đc-bit sai biên-thần.

Câu trên tự thuật việc quá khứ, không phải vị lai, cho nên chính xác phải dịch câu trên là “đã đc bit ra lệnh”. Vì ở đầu câu có chữ Hướng, nghĩa là trước đây, trước kia”.

 4). “Khanh vốn đưc Trẫm yêu-mến. Giữ mt lòng trung-thun.

Câu này ông Hoàng Xuân Hãn dịch sai hoàn toàn!

Nguyên tác: Khanh bảo ưng sủng lc, thế tái trung thuần.

Dịch: “Khanh nhận ân sủng phước lộc triều đình, trải các đời một lòng trung thành”.

Câu văn rất rõ ràng, nói đến lòng trung thành của các đời vua Lý triều, chứ không riêng có vua đương tại vị.

 5). Đối chiếu đoạn này, trang 355, và đon đã dẫn ở trang 354 độc giả thấy được ngay là cùng một địa danh mà mỗi đoạn ông Hoàng Xuân Hãn viết mỗi khác:

1/. Đoạn trên viết Phỏng Cn, đoạn dưới viết là PhóngCân.

Chẳng những địa danh 2-chữ ngắt thành 2 chữ riêng rẽ, mỗi chữ thành 1 địa danh, mà dấu giọng cũng khác: Phóng / Phỏng Cn / Cân.   

2/. Đoạn trên viết Khấu-nhc, đoạn dưới lại viết là Khiếu-nhc.

Nếu đừng lơ đãng quá người nào cũng nhận ra ngay mấy điểm trái nghịch nêu trên! Và nếu như 2 đoạn cách nhau 5, 7 chc trang thì có thể chấp nhn được - đàng này chỉ là trang trước, trang sau! 

Và nếu là vì lơ đãng mà để sai, sót như trên đây, và ở nhiều chỗ khác nữa, thì việc này cho thấy thái độ làm việc thiếu cẩn thận, thiếu nghiêm chỉnh của ông Hoàng Xuân Hãn.

Cẩn thận, nghiêm chỉnh là các đức tính không thể thiếu của người nghiên cứu - nhất là nghiên cứu Sử học! Đây là chưa nói ấn bản này là ấn bản được “san đnh, bổ sung”!

 Kế đến, cũng về địa danh, ông Hoàng Xuân Hãn viết sai 2 tên:

1/. “Canh liệm”.

Tên đúng là Canh Kim, không phải “Canh liệm”.

Chữ Kim ở đây tức chữ Kim trong tiếng tiết kim. 

Chữ KIM, mẫu tự K và mẫu tự L trên bàn gõ nằm sát nhau, có thể gõ lộn. 

2/. Khâu-cự”.

Tên đúng là Khâu Củ, không phải “Khâu-cự”.

Chữ Củ trong địa danh này có nghĩa là phép tắc, như nói qui củ.

Chữ CỦ”, U có thể lộn thành Ư, nhưng khó có thể đánh thêm dấu NẶNG, thành CỰ. 

Có điều là ở phần “BẢNG CHỈ TÊN ĐẤT” ở cuối Sách - trang 486, gần cuối Cột II, ông Hoàng Xuân Hãn lại ghi đúng là “Khâu-củ”. Nếu chịu khó tra lại thì có thể tìm ra được một số địa danh, nhân danh ở chính văn và các “BẢNG” tên đất, tên người ở cuối sách không khớp! Điều này cho thấy là ông Hoàng Xuân Hãn đã không kiểm soát lại cho kỹ  bản thảo trước khi đưa in.

 6). Sau cùng, chữ Cânông Hoàng Xuân Hãn viết ở trên không phải là đa danh

Chữ này trong nguyên tác là chữ CN nghĩa là Gần.

Ở đây ông Hoàng Xuân sai tới 2 tầng, một là phiên âm sai, hai là nhận lầm chữ này là địa danh!

 Tờ Chiếu thư dẫn trên là của Tống Thần tông gởi Lý Nhân tông.

Những cuộc thương thuyết đầu tiên về địa giới vùng biên cảnh triều và Tống triều đã diễn ra dưới thời Tống Thần tông và Lý Nhân tông.

Ở mấy giòng cuối trang 356 ông Hoàng Xuân Hãn cho biết ngày tháng Tống Thần tông qua đời như sau:

          “Việc chia địa-giới cũng là việc cuối cùng Tống Thần-tông làm đối với nước ta. Thần-tông mất ngày Mậu-tuất mồng 5 tháng 3 năm ấy (DL 1-4-1085, TB 353)”.

(CHƯƠNG XII. KHÔI PHỤC ĐẤT MẤT. 9. - LÝ CỐ NÀI. TỐNG QUYẾT TỪ).

 Ông Hoàng Xuân Hãn lại sai về ngày tháng.

Về ngày chết của Tống Thần tông, “Tục Tư Trị Thông Giám Trương Biên” chép:

- “Nguyên Phong Bát niên……

Tam nguyệt. Ất Vị.…

Mu Tuất.

THƯỢNG băng vu PHÚC NINH ĐIỆN, Tể thần Vương Khuê độc di Chế. Triết tông tức hoàng đế vị”.

         /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCCLIII. Thần tông  /.

- “Năm thứ 8 Niên hiệu Nguyên Phong……

Tháng 3. Mồng 1 ngày Ất Vị (Mùi)……

Ngày Mu Tuất.

VUA băng ở PHÚC NINH ĐIỆN, quan Tể tướng Vương Khuê tuyên đọc Mệnh lệnh của vua để lại. Triết tông lên ngôi hoàng đế”.

[Phụ chú.

Chế. Mệnh Lệnh của Hoàng đế được gọi là Chế].

 

Như trên ghi, ngày Mồng 1 tháng 3ngày Ất Vị (Mùi), tính lần tới thì ngày Mu Tuấtngày Mồng 4 tháng 3, không phải ngày 5 tháng 3 như ông Hoàng Xuân Hãn ghi sai!

+ ẤT VỊ mồng 1 - Bính Thân mồng 2 - Đinh Dậu mồng 3 - MẬU TUẤT mồng 4.

Về 2 động Vật Dương, Vật Ác, “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” chép như sau:

- “Nguyên Hựu nguyên niên.

Lục nguyệt Tân Sửu……

Nhâm Tý……

Giao Chỉ Quận vương Lý Càn Đức ngôn:

~ Hạ Ấp hữu Vật Dương, Vật Ác nhị Động bát huyện dữ tỉnh nhưỡng tiếp liên, tiền hậu bị thủ thổ nhân bạn khứ, ủy thân qui minh. Kỳ Vật Dương ư Bính Thìn niên mông thu nhập tỉnh, Vật Ác ư Nhâm Tuất niên mông thu thiết Thông Khang Ải. Tuy thử đẳng đạn hoàn chi địa, vưu thiết thống hoài, thường bất li mng m giả, thành dĩ tiên tổ thần bình tích tru cầm tiếm nghịch, xung gian mạo hiểm, tất mệnh chi sở trí dã!

Kim mt tháo bất năng tự thừa, khởi cảm bsố ư phiên viên, thâu sinh ư khoảnh khắc dã?! Giáp Tý niên, Quảng Tây Kinh Lược Ty thường vi thân tấu tiên triều, dĩ Túc, Tang nhị Động lục huyện tứ thần chủ lãnh - Án Túc, Tang đẳng hiện thuộc hạ Ấp, phi kim tư trần thỉnh chi địa, bất cảm bái mệnh.

Phục ngộ bệ hạ nhất tân vũ nội, cẩn cụ biểu dĩ văn”.

    /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCCLXXX. Triết tông kỷ  /.

- “Năm đầu Niên hiệu Nguyên Hựu.

Tháng 6. Mồng 1 ngày Tân Sửu……

Ngày Nhâm Tý……

Giao Chỉ Quận vương Lý Càn Đức nói:

~ Nước hạ thần có 2 Động Vật Dương, Vật Ác gồm 8 huyện nằm tiếp giáp địa vực của bệ hạ, lần lượt bị những kẻ giữ các đất này phản bội lấy đi, theo về với Bệ hạ. Động Vật Dương vào năm Bính Thìn bị thu nhập lãnh thổ của nhà vua, Động Vật Ác thì vào năm Nhâm Tuất bị thu lấy rồi sau lập thành Ải Thông Khang. Tuy rằng các Động này là những mảnh đất nhỏ hẹp nhưng các việc rất đau lòng này thường chẳng lìa giấc mng của thần, (những đất này) thật sự vốn do tiên tổ của thần ngày trước đánh bắt, diệt trừ những kẻ phản nghịch chiếm cứ không phải lẽ, xông pha gian khổ, trải bao hiểm nguy dốc hết sức mình, bất kể tính mng mà có đưc!

Nay thời suy vong (thần) không nối được sự nghiệp cha ông, lẽ nào lại dám vơ vào cho đủ số đất đai vùng biên giới, sống trái đạo nghĩa trong đời sống ngắn ngủi này? Năm Giáp Tý, Ty Kinh Lược Quảng Tây từng tâu lên triều trước, xin lấy 2 Động Túc, Tang 6 huyện ban cho thần làm chủ - Xét ra các Động Túc, Tang hiện nay thuộc về Nước của hạ thần, không phải là những đất thần trình bày để xin hiện nay nên không dám nhận.

Gặp lúc bệ hạ mới lên ngôi thần kính cẩn dâng biểu văn trình bày đầy đủ sự việc”.

Liền sau đoạn dẫn trên là tờ Chiếu thư trả lời của Tống triều:

- “Chiếu đáp viết:

~ Nãi giả, biên thần ngôn khanh thủ lĩnh xâm ngã cương thùy. Tiên hoàng đế vụ tại khoan nhân, thân ban chiếu dụ, tỉ tòng biện chính, dịch ký nghiệm minh, đặc cát Khang  Ải chi khu, dụng thị quân ân chi tứ. Đức âm như tại, Chiếu mặc do tân, cố nghi truy thể bao hoang, khác tuân phân hoạch, hà kì lũy tấu, thượng chấp tiền mê, nhưng chỉ tân  giới chi cương cánh vi kỉ vật chi cựu, vô yếm chí thử sự thượng hề quan? Lượng khanh  ý chi khởi nhiên, đãi nhân ngôn chi trí hoặc! Huống tư Châu, Động cửu vi vương dân,   nhất tạc khắc phục Quảng Nguyên chi thời dĩ chí cấp tứ Thuận Châu chi nhật, dữ bỉ điền thổ bản vô giao xâm. Khanh kỳ vụ tận chí thành, chi tuần tiên Chiếu, ích cẩn phủ  phong chi thủ, vật tòng sinh sự chi mưu, miễn phó quyến hoài, vĩnh tuy sủng lộc ~”.

        /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCCLXXX. Triết tông  /.

- “Chiếu thư trả lời:

~ Quan biên cảnh nói là tướng của khanh xâm lấn biên thùy của ta. Vua trước đây một lòng khoan dung, nhân ái, nhiều lần ban chiếu dụ, sai (đến biên cảnh) biện biệt về địa giới (2 Nước) cho đúng, khi đã xét rõ ràng thì đặc biệt cắt khu Ải Khang ban cho để tỏ ân huệ của vua. Chiếu thư ân huệ (ban đất này) như còn trước mắt, Chiếu thư mực vẫn còn mới, lẽ ra khanh phải nghĩ lại lòng bao dung này mà cung kính tuân theo việc chia ranh đó, có đâu cứ tâu mãi đòi đất đai, vẫn chấp sự mê lầm trước đây, cứ vẫn  nghĩ rằng đường phân định cương vực mới vốn là đất cũ của mình, (với) một sự đòi hỏi    không biết chán như thế thì việc phụng sự người trên rồi ra sao đây? Ta độ rằng lẽ nào khanh lại có ý như thế, đại để (đây) là do lời kẻ khác làm cho khanh mê lầm! Huống chi  dân tại các châu, động này là dân của vương triều lâu rồi, những thời gian trước từ  lúc khắc phục được đất Quảng Nguyên cho tới ngày ban cho khanh xứ Thuận Châu dân ở các châu, động này dân kia vốn không xâm lấn ruộng đất của nhau. Khanh cứ hết lòng thành, cung kính tuân theo Chiếu thư trước đây, càng cẩn thận giữ gìn các  đất đã được phong cho, chớ có toan tính sinh sự, cố gắng sao cho xứng đáng với lòng thương tưởng của ta, để sự sủng ái và phước lộc được an ổn lâu dài ~”.          

[Phụ chú.

Dân kia. Chỉ dân Thuận châu. Sau cuộc chiến tiến đánh Giao Chỉ năm Đinh Tỵ (1077), trả đủa trận Bính Thìn (1076), Tống triều chiếm lấy Châu Quảng Nguyên, và đổi lại tên là Thuận châu ngày 25 tháng 2 cùng năm. Tờ Chiếu thư dẫn trên nói: “ban cho khanh xứ Thuận châu” là có ý nói trả lại đất Quảng Nguyên cho Lý triều].

Ông Hoàng Xuân Hãn đã dịch tờ Chiếu thư trên như sau:

          Ngày 13 tháng 6, vua Tống trả lời, cương-quyết gạt hẳn lời xin. Thư Tống như sau:

          “Vả nay, biên-thần nói:  “Thủ-lĩnh thuộc Khanh đã xâm-lấn biên thùy. Tiên hoàng vốn sẵn lòng nhân, đã ban chiếu-dụ. Cho phép bin-chính, chứng thực rõ-ràng. Đã đặc-biệt  cắt đất ải Khang (chắc là Thông-Khang), ân tứ cho Khanh. Tiếng ban đức như còn đó, nét mực chiếu vẫn còn tươi!

          Vậy Khanh nên nghĩ đến lượng bao-dung, mà tuân theo bờ đã định. Cớ sao còn tâu nhắc li, vẫn giữ lầm xưa, mà lấy đất mới ban cho làm vt cũ sẵn có? Không được kiêng-dè đến thế. Thờ kẻ trên như vậy coi sao được! 

          Xét ý Khanh không lẽ như vậy; ngờ lời người mách thế là sai. Huống chi dân châu đng ấy là nhà vua đã từ lâu. Từ khi quan-quân đánh lấy Quảng-nguyên đến lúc Trẫm trả Thuận-châu không hề có tranh-giành rung đất ở đó.

          Khanh phải hết lòng thành-thật, tuân theo chiếu trước. Phải thêm cẩn-thn, giữ-gìn cương-vực. Chớ đòi sinh sự lôi-thôi. Gắng làm cho đáng Trẫm thương, để được đời đời hưởng lộc (Chiếu ngày N. Ty, DL. 7-8-1086)”.

(Chương XII. KHÔI PHỤC ĐẤT MẤT. 8. – PHÁI-ĐOÀN LÊ VĂN THỊNH. Tr. 359).  

Xét đoạn dịch văn của ông Hoàng Xuân Hãn thì thấy một số sai sót như sau:

1). “Ngày 13 tháng 6.

Cuối đoạn trên ông Hoàng Xuân Hãn ghi trong ngoặc đơn “(Chiếu ngày N. Ty)”.

Mấy chữ “N. Ty” là ngày Nhâm Tý viết tắt.

2 đoạn trong nguyên tác tự thuật việc Lý triều đòi các động Vật Dương và Vật Ác, cũng như Chiếu thư Tống triều trả lời, đều được ghi chép trong Mục các việc tháng 6.

Đã dẫn ở trên, ngày Mồng 1 tháng 6ngày Tân Sửu, tính lần xuống, ngày Nhâm Týngày 12 tháng 6, không là ngày 13 tháng 6 như ông Hoàng Xuân Hãn ghi sai.

 2). “…. đã ban chiếu-dụ”.

Trước câu này ông Hoàng Xuân Hãn đã dịch thiếu một chữ quan trong, chữ thân.

Nguyên tác: thân ban chiếu dụ”.

Từ điển Từ Nguyên giảng chữ “thân”:

- “[Thân]. 2. Trùng phức, nhất tái”,

- “[Thân]. 2. Lập lại, nhiều lần, vài ba bận”.

[Chữ “thân” này tức chữ “thân” trong 12 Địa chi Tý, Sửu, Dần… Thân…”.].

3). Cho phép bin-chính.

Nguyên tác: tỉ tòng bin chính.

Chữ tỉ ở đây có nghĩa là sai khiến.

Trước câu này có nói vua Tống nhiều lần ra Chiếu thư lệnh cho Lý triều sai người đến để bàn cãi về địa giới.

ông Hoàng Xuân Hãn dịch là Cho phép bin-chính là dịch ẩu!

 4). Tiếng ban đức.

Lại thêm một chỗ dch ẩu nữa của ông Hoàng Xuân Hãn.

Ông Hoàng Xuân Hãn vốn không biết rằng tiếngĐức âm ở đây danh xưng dùng để chỉ một loại Chiếu thưgia ân (Ân chiếu) một việc gì đó. Do tra cứu không ra tiếng này cho nên ông đã dịch từng chữ một sai lạc như trên.

2 thí dụ về loại Ân chiếu gọi là Đức âm này:

- “Dĩ Xuân lệnh giảm giáng tù đồ Đức âm.

Một tờ Đức âm của Đường Túc tông (711 - 762; tại vị: 756 - 761) tuyên bố tháng Giêng năm thứ 2 Niên hiệu Thượng Nguyên (760 - 761), ghi dưới tờ Chiếu.

- “Nguyên miễn tù đồ Đức âm.

Dưới tờ Chiếu ghi: Đức âm ngày 20 tháng 4 năm thứ 2 Niên hiu Kiến Nguyên (?).

 Minh Di:

Các hoàng đế Đường triều không có ông vua nào có Niên hiệu tên Kiến Nguyên, có lẽ nhà xuất bản in lầm Niên hiệu Thưng Nguyên kể trên thành Kiến Nguyên.

 Về 2 tờ Đức âmkể trên, tham khảo:

- Đường Đại Chiếu Lệnh Tập. Qu. LXXXIV. Chính sự. Ân hựu 2.

Tống Mẫn Cầu (1019 - 1079) thời Bắc Tống soạn.

 Tiếp đây tôi dẫn thêm một thí dụ nữa trong “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” về tiếng “Đức âm”: 

- “Nguyên Phong tam niên……

Tam nguyệt Ất Sửu……

Mậu Tý. Đức âm giáng Lưỡng Kinh điện nội, Hà Dương quản nội tử tội tù, trượng dĩ hạ thích chi. Duyên sơn lăng ứng dân hộ, quyên các thuế hữu sai”.

          /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCCIII. Thần tông  /.

- “Năm thứ 3 Niên hiệu Nguyên Phong……

Tháng 3, mồng 1 ngày Ất Sửu……

Ngày Mậu Tý. Đức âm xuống các địa khu thuộc quản hạt Lưỡng Kinh, quản hạt huyện Hà Dương kẻ tử tội thì (giảm xuống) giam tù, kẻ có tội từ tội bị phạt đánh gậy trở xuống thì tha. Những gia đình theo lời kêu gọi của triều đình tới làm ăn sinh sống tại các vùng ven núi thì giảm trừ thuế cho ở một mức đ nào đó”. 

[Phụ chú.

Ngày Mậu Tý. Mồng 1 tháng 3ngày Ất Sửu, tính lần đi, ngày Mậu Tý là ngày 24 tháng 3.

Lưỡng Kinh. Tức Đông Kinh thuộc quản hạt Phủ Khai Phong / Tây Kinh thuộc Phủ Hà Nam.

Tây Kinh ở phía Tây, hơi lch xuống Nam, cách Đông Kinh 169.05 km, tính theo Bản đồ tỷ lệ. 

Tội bị đánh gậy. Là 1 trong 5 hình phạt (Ngũ hình) thời cổ: Suy. Trượng. Đồ. Lưu. Tử.

Ngũ Hình đời Tống:

(1). Suy. Đánh roi.

Có 5 bậc, từ 10 roi tới 50 roi, mỗi bậc tăng 10 roi.

(2). Trượng. Đánh gậy.

Có 5 bậc, từ 60 gậy tới 100 gậy, mỗi bậc tăng 10 gậy.

(3). Đồ. Giam một nơi và bắt làm lao dịch. Tức như tù khổ sai ngày nay.

Tội Đồ cũng có 5 bậc: Giam 1 năm. 1 năm rưỡi. 2 năm. 2 năm rưỡi. 3 năm.

(4). Lưu. Đày đi xa.

Có 3 bậc: Đày 2,000 dặm. 2,500 dặm. 3,000 dặm. 1 dặm thời Tống = 552.96 m (0.55296 km).

Bị đày xa nhất là 3,000 dặm = 3,000 x 0.55296 km = 1,658.88 km).

(5). Tử. Giết chết. 

Có 2 cách hành quyết: Treo cổ / Chém.

(Tham khảo:

- Tống Hình Thống. Qu. I. Ngũ Hình.

Bắc Tống. Đu Nghi. Tô Hiểu. Hề Dư. Trương Hi Hộ. Trần Quang Nghệ. Phùng Thúc Hướng. 

- Lịch Đại Hình Pháp Khảo. Hình Pháp Tổng Khảo 4. Tống.

Thanh. Thẩm Gia Bản (1840 - 1913) biên soạn].

 5). Cớ sao còn tâu nhắc li, vẫn giữ lầm xưa.

Nguyên tác:hà kỳ lũy tấu, thượng chấp tiền mê”.

Dịch nghĩa: “có đâu cứ tâu mãi (đòi đất đai), vẫn chấp sự mê lầm trước đây”.

Câu lũy tấu nghĩa là tâu nhiều lần, tâu mãi, tâu hoài, không phải là tâu nhắc li.

Chữ Lũy đây có nghĩa “Chồng chất, nhiều lần”, như ta vẫn nói Tích lũy.

 6). “lấy đất mới ban cho làm vt cũ sẵn có? Không đưc kiêng-dè đến thế.

Nguyên tác: nhưng chỉ tân giới chi cương cánh vi kỉ vật chi cựu, vô yếm chí thử…….

Dch: “cứ vẫn nghĩ rằng đường phân định cương vực mới vốn là đất cũ của mình, (với) một sự đòi hỏi không biết chán như thế……”.

Có thể thấy câu này nói tiếp theo câu trên “vẫn chấp s mê lầm trước đây- 2 câu đều diễn cái ý “cố chấp” của vua Lý: “Vẫn chấp sự mê lầm”, “vẫn nghĩ rằng”……

Tiếp đến, câu vô yếm chí thửmà ông Hoàng Xuân Hãn dịch là Không đưc kiêng-dè đến thế thì phải nói là ông không hiểu 1 câu Hán văn rất căn bản, rất sơ đẳng đến thế!

Câu này, như đã dịch, là một sự đòi hỏi không biết chán như thế; và như đã rõ, đây là sự đòi lại đất của Lý triều. Vô yếmnghĩa là không chán. Yếm thếchán đời.

 7). “ngờ lời người mách thế là sai. Huống chi dân châu đng ấy là nhà vua đã từ lâu

Nguyên tác:Lượng khanh  ý chi khởi nhiên, đãi nhân ngôn chi trí hoặc!”.

Dch: “Ta độ rằng lẽ nào khanh lại có ý như vậy, đại để (đây) là bởi lời kẻ khác làm cho khanh mê lầm!”.

Kế đến, câu Huống chi dân châu đng ấy là nhà vua đã từ lâu là một câu dịch rất sai!

Nguyên tác:Huống tư Châu, Đng cửu vi vương dân”.

Dịch: “Huống chi dân ti các Châu, Đng này là dân của vương triều lâu rồi”.

Phân tích:

Trong Chiếu thư vua Tống là ngôi thứ nhất (trẫm, ta), vua Lý là ngôi thứ hai (khanh).

Chữ vương (dân)” trong câu trên Hoàng Xuân Hãn dịch là nhà vua, chỉ Vua Lý - tức  đại danh từ ngôi thứ 2 - sai, vì nếu chỉ vua Lý ở đây phải xưng là khanh! Có thể thấy trong Chiếu thư trên, vua Tống không hề gọi vua Lý là nhà vua(vương) cả! 

Ai rồi cũng có thể thấy ngay chữ vương này vua Tống chỉ Vương triều Tống, bởi thế tiếng vương dân ở đây phải dịch là “dân của vương triều (ta)” - (ta), chỉ Tống. Vì rằng nếu Tống nói dân châu đng ấy là nhà vua đã từ lâu - tức của Lý triều đã lâu, thì việc đòi lại 2 động Vật Dương / Vật Ác là chính đáng, từ đó, Tống triều sẽ không có lý do để mà không trả lại đất cho Lý triều. Phải là đất Tống triều nhận là của mình thì chừng đó mới có lý do từ chối không trả lại! Câu này Hoàng Xuân Hãn sai quá sức tưởng tưng!

 8). “… tuân theo chiếu trước”.

Trước câu này Hoàng Xuân Hãn dịch thiếu chữ chi, nghĩa là cung kính.

Nguyên tác: chi tuần tiên Chiếu”. Nghĩa là: “cung kính tuân theo Chiếu thư trước đây”.

   Sau hết, Hoàng Xuân Hãn nói về vị trí Kinh đô Bắc Tống, tức Thành Khai Phong, hay Biện Kinh, như sau:

          “Từ lúc Lý lên ngôi, ta cố giữ lễ phiên-thần để kết tình hòa-hảo. Hơn hết các triều-đại khác, đời Lý đã luôn luôn sai phái-bộ đi cống. Không quản đường-sá khó khăn, nhiều lần ta đem cả đàn voi, tê đến tận kinh-đô Tống, gần Khai-phong, ở sát sông Hoàng-hà”.

(CHƯƠNG V. BANG-GIAO LÝ TỐNG. 3. - TU-CỐNG. Tr. 126).

 Khi viết rằng “…... kinh-đô Tống, gần Khai-phong, ở sát sông Hoàng-hà” thì có thể thấy ông Hoàng Xuân Hãn không biết gì về Địa lý Trung Quốc!

1). Địa lý Hành chánh.

Khi nói rằng Kinh đô của triều Bắc Tống nằm gần Khai-phong thì có khác gì nói rằng Kinh đôPhủ Khai Phong là 2 địa khu khác nhau!

Lẽ nào ông Hoàng Xuân Hãn không rõ là về Hành chánh Bin Kinh thuộc quản hạt của Phủ Khai Phong? và Tr sở Phủ nằm trong khuôn viên Cung Thành. (Coi sơ đồ ở sau).

 2). Vị trí Địa lý.

Khi nói Kinh đô Tống ở sát sông Hoàng-hà thì người nào có đọc Sử Trung Hoa rồi sẽ nhận ra ngay ông Hoàng Xuân Hãn bất thông vị trí Địa lý!

Biện Kinh nằm trong địa phận tỉnh Hà Nam, ở phía Nam Hoàng Hà:

~ Nếu từ Khai Phong đi lên hướng Bắc thì phải đi lối 69 cây số mới tới Hoàng hà - và lên phía Tây bắc thì khoảng cách này là 56 cây số. (Khoảng cách theo Bản đồ tỷ lệ).

Với những khoảng cách giữa Khai Phong và Hoàng hà kể trên thì có thể nào nói rằng Kinh Đô (Bắc Tống) ở sát sông Hoàng-hà như ông Hoàng Xuân Hãn nói?

Tham khảo:

- Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập. Đệ Lục sách. Tống. Liêu. Kim thời kỳ.

~ Bản đồ 12 – 13: Bắc Tống / Kinh Điện Lộ. Kinh Tây Nam Lộ. Kinh Tây Bắc Lộ.

 Khai Phong từng là đất lập Đô của 7 triều đại:

Thời Chiến Quốc (403 - 221 tr. Cn) là Kinh đô nước Ngụy (446 -224 tr. Cn); thời kỳ này gọi là Đi Lương.

Thời Ngũ Đại (907 - 960) các triều Lương (907 - 923), Tấn (936 - 947), Hán (947 - 950) và Chu (951 - 960) đều lập Đô tại Khai Phong.

Sau hết, Bắc Tống (960 - 1127) và Kim triều (1115 - 1234) đều định Đô tại Bin Kinh.

                                             [Bản đồ V]. KHAI PHONG PHỦ.                                                                                                                      Vị trí Đông Kinh (Biện Kinh) và Hoàng hà.

                                     Phủ KHAI PHONG / các vùng phụ cận.                                                                ¸ Dẫn từ: Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập. Đệ Lục sách. Tống. Liêu. Kim thời kỳ.

Thời kỳ Bắc Tống (960 - 1127).

Thời điểm: BẢN ĐỒ năm Chính Hòa (1111 - 1118) nguyên niên (năm 1111).

~ Bản đồ 12 – 13: Kinh Điện Lộ / Kinh Tây Nam Lộ / Kinh Tây Bắc Lộ.

+ Chi tiết Bản đồ:

~ Bản đồ có tỷ lệ: 1 / 2,450,000 - mỗi 1 cm trên bản đồ tương đương 24.5 cây số.

- Trên Bản đồ Gốc:

~ Từ Khai Phong lên phía Bắc tới Hoàng hà đo được 2. 8 cm. 2.8 x 24.5 cs = 68.6 cs.

~ Từ Khai Phong lên Tây bắc tới Hoàng hà đo được 2.3 cm. 2.3 x 24.5 cs = 56.35 cs.

~ Bản đồ ở đây được phóng lớn khoảng > 2.14 lần, 1 cm = ~ > 11.43 cs.

 Mạnh Nguyên Lão (? - ?) đời Nam Tống viết trong tập “Đông Kinh Mộng Hoa Lục”:

-Đông Đô ngoại thành phương viên tứ thp dư lý. Thành hào viết Hộ Long hà, khoát thp dư trưng; Hào chi nội, ngoại giai thực dương liễu; phấn tường, chu hộ, cấm nhân vãng lai.

THÀNH MÔN giai úng thành tam tằng khuất khúc khai môn. Duy Nam Huân Môn, Tân Trịnh Môn, Tân Tống Môn, Phong Khâu Môn, giai trực môn, lưỡng trùng - cái thử hệ tứ Chính Môn, giai lưu ngự lộ cố dã!”.

                    /  Đông Kinh Mộng Hoa Lục. Qu. I. Đông Đô ngoại thành  /. 

- “Ngoại Thành Đông Đô chu vi hơn 40 dm. Hào thành được gọi là Hộ Long hà, rộng hơn 10 Trưng; bờ bên đây, bờ bên kia Hào thành ven bờ đều trồng dương liễu; tường

Hào thành quét vôi trắng, nhà sơn màu đỏ, cấm người qua lại nơi đây.

Trước (mỗi) CỬA THÀNH đều xây thành nhỏ hình bán nguyệt có 3 tầng, cửa trổ ra ở những khúc quanh co. Chỉ có các Cổng Nam Huân, Tân Trịnh, Tân Tống, Phong Khâu (mỗi Cổng) gồm 2 lớp cửa, và mở ra trên một đường thẳng - đây là vì 4 Cổng này là 4 Cổng Chính, Cổng nào cũng phải chừa đường của vua đi!”.

[Ghi chú. 1 Xích đời Tống = 0.3072 m. 10 Xích = 1 Trượng. Vậy 10 Trượng = 30.72 m].

Thành KHAI PHONG trải các Triều được tu bổ, mở rộng nhiều lần, lần cuối cùng trước thời Bắc Tống là vào triều (Hậu) Chu (951 - 960) thời Ngũ Đại (907 - 960).

Triệu Đức Lân (? - ?) thời Bắc Tống cho biết:

-Tân Thành nãi Chu Thế tông Hiển Đức nh niên tứ nguyt Chiếu biệt trúc tân thành, chu hồi tứ thp bát lý nh bách tam thp tam bộ”.

                                                                           /  Hầu Trinh Lục. Qu. III  /.

- “Tân Thành là phần thành mới xây thêm do Chiếu lệnh tháng 4 năm thứ 2 Niên hiu Hiển Đức đời (Hậu) Chu Thế tông, chu vi Thành là 48 dm 233 b”.  

[Ghi chú. Chu Thế tông (921 - 959; tại vị: 954 - 959). Năm 2 Hiển Đức (954 - 959) là năm 955]. 

 Ở đoạn trên nói Chu vi Ngoại thành Đông Đô hơn 40 dm thì đây là Mạnh Nguyên Lão nói Thành cũ thời Ngũ Đại.

Dưới triều Tống Thần tông, từ năm thứ 8 Niên hiệu Hi Ninh (1068 - 1077) đến năm đầu Niên hiệu Nguyên Phong (1078 - 1085), tức từ năm 1075 tới năm 1078, Đông Đô được mở rộng “chu vi thành dài 50 dm 165 b”.

Sau lần tu bổ này Thành có dạng chữ Nhật, Nam / Bắc dài, Đông / Tây hẹp.

 Thành Khai Phong nằm trên đồng bằng Dự Đông tỉnh Hà Nam. Thành gồm 3 Khu:

1). Ngoi Thành. Còn gọi Tân Thành, hoặc La Thành. Chu vi thành dài 50 dm 165 b. Vòng Ngoại Thành có tất cả 12 Cổng thành.

[1 dặm thời Tống = 552.96 m. Vậy 50 dặm = 50 x 0.55296 km = 27 km648 m.

1 Bộ = 5 xích. Xích thời Tống = 0.3072 m. Vậy 165 Bộ = (165 x 5) x 0.3072 m = 253.44 m]. 

2). Ni Thành. Còn gọi Cựu Thành, hay Khuyết Thành. Chu vi thành là 20 dm 155 b. Có tất cả 10 Cổng thành.

3). Hoàng Thành (Cung Thành, hay Đại Nội). Chu vi 5 dm; mặt day về hướng Nam.

Mặt Nam có 3 Cổng thành, các mặt Đông, Tây và Bắc mỗi mặt có 1 Cổng thành.

Trong khu Cung Thành ngoài các Cơ quan Trung ương, các Phủ đệ của Hoàng tộc, và các Đại thần, còn rất nhiều hàng quán, cửa tiệm buôn bán và nhà cửa của dân chúng. 

Thành Khai Phong có 4 con sông chảy xuyên qua Thành. 4 con sông này là Sinh mnh của Thành Khai Phong. Lương thực, hàng hóa, và nguyên liệu thô,…. từ các nơi đổ về phần lớn đều nhờ vào mấy con sông này.

1). Ở khu Nam Thành là Thái hà, còn gọi Hu Dân hà, chảy ngang Ngoại Thành.

Sông nàyđường giao thông chủ yếu cũng như chuyển vn giữa Thành Khai Phong và các châu Trần, Thái, Nhữ, Dĩnh.

Thái hà mỗi năm vận chuyển 600,000 Thch hàng hóa.

2). Mạn Bắc Thái hà là Bin hà, chảy từ Tây qua Đông, xuyên qua giữa Thành - ngang qua phần cực Nam Nội Thành.

Bin hà là con sông quan trọng hơn hết trong 4 con sông chảy vào Khai Phong. Những tài nguyên, hàng hóa từ các nơi đổ về Khai Phong đều từ sông này mà vào.

Biện hà mỗi năm chuyển vận 6,000,000 Thch hàng hóa. Về sau mỗi năm Biện hà chở tới 7,000,000 Thch go từ các vùng Giang, Hoài tới Khai Phong.

[Thạch = 120 Cân. 1 Cân thời Tống = 596.82 g. Vậy 1 Thạch = 120 x 596.82 g = 71.6184 kg.

6,000,000 Thạch sẽ là: 6,000,000 x 71.6184 kg = 429,710,400 kg = 429,710 Tấn và 400 kg].

3). Mặt Đông bắc là Ngũ Trưng hà, còn gọi Quảng Tế hà.

Sông này là đường vận chuyển ở mặt Đông bắc Kinh Thành, lương thực, hàng hóa, và nguyên liệu, và vật liệu từ các miền Tây nam tỉnh Hà Bắc, miền Tây bắc tỉnh Sơn Đông đều theo sông này mà vào Khai Phong.

Ngũ Trượng hà mỗi năm vận chuyển 620,000 Thch lương thc.

4). Mặt Tây bắc là Kim Thủy hà, bắt nguồn từ huyện Oanh Dương tỉnh Hà Nam, và do phía Tây bắc nhập Thành. Nước dùng trong Hoàng Cung lấy từ sông này.

                                    Sơ đồ Thành Khai Phong thời Bắc Tống.                                                                                            ¸ Dẫn từ: Trung Quốc Lịch Sử Danh Thành. Khai Phong).

+ 3 khu Ngoại Thành. Nội Thành và Hoàng Thành của Thành Khai Phong.

+ Mặt Bắc, ở Ngoại Thành là Ngũ Trượng hà.

+ Phía Nam Ngũ Trượng hà là Kim Thủy hà.

+ Chảy xuyên qua giữa Thành, ở khoảng dưới Nội Thành, là Biện hà.

+ Phía Nam Biện hà là Thái hà.

+ Trên Sơ đồ, ở 1/4 góc trái dưới của Đại Nội:

Ở trên cùng là Cơ quan Thượng Thư Tỉnh - tiếp đó, đi xuống là Ngự Sử Đài - tiếp đó xuống nữa là Trị sở Phủ Khai Phong.

       (II). Lịch sử.

 (1). Sự kin Lch sử.

Phần này duyệt lại một số đoạn Hoàng Xuân Hãn trích dẫn, lược dịch từ Sư thư TQ.

Về việc Tướng Địch Thanh (1008 - 1057) của Tống triều dẫn binh xuống Lưỡng Quảng đánh Nùng Trí Cao, ông Hoàng Xuân Hãn có đoạn viết:

          “Tháng giêng năm Quí-tị (1053), Địch-Thanh đến Tân-châu, hội chư tướng. Vì các tướng đều có ý khinh Thanh, nên Thanh ra lnh chém Trần-Th. Ai nấy đều khiếp.  Trước đó, Thanh cầm-quân ở vùng Diên-Phu chống Hạ (vùng Thiểm-tây). Thanh đem nhiều quân kỵ ở vùng ấy theo xuống. Có kẻ bảo Trí-Cao phải chn ải Côn-lôn, trong núi trên đường Tân-Ung, đừng để Thanh xuống đồng bằng, vì ở đồng bằng dùng k-binh rất li.  Nhưng Địch-Thanh muốn hành-quân gấp, nên không đợi lương-thực tới, ra lệnh biện tại chỗ lương thực ăn mười ngày. Trí-Cao tưởng là Thanh còn đóng quân li nghỉ, nên không nghe lời bày mưu, li còn nhân ngày Thưng-nguyên (rằm tháng giêng) trương đèn đi hi.  Thanh cho quân tiến gấp qua ải Côn-lôn, thẳng tới thành Ung. Đang đêm, Địch-Thanh mặc áo thường, lẩn vào tiền-quân mà vượt ải (TB 174/2b).

          Trí-Cao được tin báo, lật đật đem quân chặn lại. Hai quân gặp nhau ở phố Qui-nhân. Ấy là ngày 17 tháng giêng (M. Ng, DL 8-2-1053). Thanh cho b-binh ra trước, dấu kỵ-binh ở sau. Còn Trí-Cao thì, trái lại, cho quân kiêu-dũng cầm trường-thương ra trước, để quân hèn ốm ở sau. Lúc giáp trận, quân tiền-phong Tống thua. Nhưng Thanh nghiêm hiu-lnh; các tướng-sĩ không dám lùi. Rồi Thanh trèo lên cồn cao, cầm cờ ngũ sắc, ra hiu cho k-binh hai cánh đổ ra, đánh vào sau quân kiêu-dũng của Trí-Cao. Quân tả tiến sang hữu, quân hữu tiến sang tả. Rồi tả li về tả, hữu li về hữu (TS, TB), cắt quân địch làm hai đoạn. Quân Trí-Cao tan vỡ, chết mất hơn ba nghìn. 

          Trí-Cao rút quân về thành. Đang đêm, đốt thành bỏ chạy. Quân Thanh đuổi đến Điền-châu, nhưng không kịp nữa (TTh)”.

(Chương đã dẫn. 3. – HỌ NÙNG VÀ CHÂU QUẢNG-NGUYÊN. Tr. 106, 107).

 

Tên Sử liệu và Tài liệu tham khảo được viết tắt và để trong ngoặc đơn (……).

~ Cuối đoạn 1: Ghi “(TB 174/2b)”. TB tức “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên”/ và 174 là Quyển thứ, 2b là số thứ tự trang.

~ Cuối đoạn 2: Ghi “(TS, TB)”. TS“Tống Sử” viết tắt.

~ Cuối đoạn 3: Ghi “(TTh)”, TTh“Tộc Thủy Ký Văn” của Tư Mã Quang viết tắt.

¸ Những cái sai của ông Hoàng Xuân Hãn trong đoạn dẫn trên.

Đối chiếu với bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên”“Tống Sử”.

1).các tướng đều có ý khinh Thanh, nên Thanh ra lnh chém Trần-Th”.

Trong bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” không có đoạn nào nói việc này cả!

Câu này trong “Tộc Thủy Ký Văn” của Sử gia Tư Mã Quang (1019 - 1086).

 2). Về “Có kẻ bảo Trí-Cao phải chn ải Côn-lôn, trong núi trên đường Tân-Ung, đừng để Thanh xuống đồng bằng, vì ở đồng bằng dùng k-binh rất li”.

Trong bộ “Trường Biên” cũng không có chỗ nào chép câu này! 

Việc này chép trong tập “Tộc Thủy Ký Văn” của Tư Mã Quang:

- “Hoặc thuyết Nùng Trí Cao viết:

~ Kỵ binh lợi bình địa, nghi khiển binh thủ Côn Luân quan, vật sử độ hiểm, sĩ kỳ binh bì thực tận, kích chi vô bất thắng dã!

Trí Cao sậu thắng, khinh quan quân, bất dụng kỳ ngôn”.

                                /  Tộc Thủy Ký Văn. Qu. XIII. Địch Thanh đại bại Nùng Trí Cao  /.

- “Có kẻ nói với Nùng Trí Cao:

~ Kỵ binh có lợi ở địa thế bằng phẳng, nên sai quân binh giữ ải Côn Luân, đừng để cho quân binh của chúng vượt chỗ hiểm, chờ quân của chúng mệt mỏi, lương thực cạn, ta đánh thì không trận nào mà không thắng!

Nùng Trí Cao thắng trận nhiều lần cho nên coi thường quan quân triều đình, không làm theo lời nói này!

 3).Trí-Cao tưởng là Thanh còn đóng quân li nghỉ, nên không nghe lời bày mưu, li còn nhân ngày Thượng-nguyên (rằm tháng giêng) trương đèn đi hi”.

 Câu này cũng không thấy “Trường Biên” chép, chỉ có đoạn chép như sau:

- “Địch Thanh ký tru Trần Thự, nãi án binh bất động, cánh lệnh điệu thập nhật lương, chúng mạc trắc. Tặc triêm giả hoàn, dĩ vi quân vị tức tiến dã!”.

- “Giết Trần Thự xong, Địch Thanh án binh bất động, rồi ra lệnh cho trưng thu 10 ngày lương thảo, quân tướng không ai đoán được lý do. Những kẻ (giặc sai) đi dò xét trở về báo cáo cho rằng quân (ta) chưa tiến ngay!”.

 Việc Nùng Trí Cao tổ chức Lễ hội Hoa đăng đêm Thượng nguyên nói trên thực ra cũng được chép trong tập Bút ký “Tộc Thủy Ký Văn” của Sử gia Tư Mã Quang.

Tư Mã Quang chép:

- “Ngũ niên. Chinh nguyệt, Thanh chí Tân châu……

Thời quí vận vị chí, Thanh lệnh bị ngũ nhật lương, ký hựu bị thật nhật lương.

Trí Cao văn chi, do thị giải đọa bất vi bị, Thượng nguyên trương đăng cao hội”.

            /  Tộc Thủy Ký Văn. Qu. XIII. Địch Thanh đại bại Nùng Trí Cao  /.

- “Năm thứ 5. Tháng Giêng, Địch Thanh tới Tân châu……

Lúc đó lương thảo chưa chuyển vận tới, lúc đầu thì Địch Thanh ra lệnh chuẩn bị 5 ngày lương thảo, sau đó lại ra lệnh chuẩn bị 10 ngày lương thảo.

Nùng Trí Cao nghe tin này nhưng vẫn cứ bê trễ không phòng bị, ngày rằm tháng Giêng vẫn cứ tưng bừng treo đèn tổ chức Lễ hội”. 

 Toàn phần văn trích dẫn trên đây của ông Hoàng Xuân Hãn hầu hết đều xuất xứ từ tập Bút ký “Tộc Thủy Ký Văn” - Có điều, không rõ tại sao ông Hoàng Xuân Hãn lại ghi là của “Trường Biên”“Tống Sử”?

Ở cuối đoạn 2, chỉ câu “Rồi tả li về tả, hữu li về hữu.” là chép trong “Tống Sử”.

Cái sai của Hoàng Xuân Hãn ở đây là nêu Sử liệu không chính xác - nói rõ hơn là ông đã lấy “râu ông này cắm cằm bà” kia! 

Về việc Địch Thanh phất cờ, “Trường Biên” chép như sau:

-Thanh khởi, tự chấp bạch kỳ, huy phiên lạc kỵ binh”.

- “(Địch) Thanh tiến lên, tự cầm cờ trắng, phất cờ cho kỵ binh của các bộ lạc”.

 5). “Quân Trí-Cao tan vỡ, chết mất hơn ba nghìn”. 

Con số này của “Tộc Thủy Ký Văn”, “Trường Biên”, và “Tống Sử” đều ghi khác!

Bộ “Trường Biên” chép:

- “Vương sư truy bôn ngũ thập lý, bô trảm nh thiên nh bách cấp”.

- “Quân triều đình đuổi theo 50 dặm, bắt chém 2,200 thủ cấp”.  

Còn “Tống Sử” thì chép:

- “...... đại bại tẩu. Hội nhật mộ Trí Cao phục xu Ung châu, dạ phần thành, độn do Hợp giang khẩu nhập Đại Lý quốc. Đắc thi ngũ thiên tam bách tứ thp nhất!”.

                         /  Tống Sử. Qu. CDXCV. Man di 3. Quảng Nguyên châu  /.

- “...... thua lớn, tháo chạy. Gặp lúc chiều tối Trí Cao lại chạy về Ung châu, và đến đêm đốt thành chạy trốn, từ cửa sông Hợp giang chạy vào nước Đại Lý. (Quân ta) thu được 5,341 xác (gic)!”.

 Sau đây tôi dẫn lại toàn văn tự thuật của “Tộc Thủy Ký Văn” về cuộc Chiến kể trên, để độc giả nhận định.

Tư Mã Quang chép:

- “Ngũ niên. Chinh nguyệt, Thanh chí Tân châu, Dư Tĩnh, Trần Thự giai lại nghinh yết.

Thời quí vận vị chí, Thanh lệnh bị ngũ nhật lương, ký hựu bị thập nhật lương.

Trí Cao văn chi, do thị giải đọa bất vi bị, Thượng nguyên trương đăng cao hội.

Tiên thị, chư tướng thị kỳ Súy như liêu thẩm, vô sở nghiêm đạn, mỗi nghị sự các chấp sở kiến, huyên tranh bất dụng kỳ mệnh.

Kỷ Dậu. Địch Thanh tất tập tướng tá ư mạc phủ, lập Trần Thự ư đình hạ số kì bại quân chi tội, tính quân hiệu sổ thập nhân giai trảm chi. Chư tướng cổ lật mạc cảm nghinh thị.

Dư Tĩnh khởi bái viết:

~ Thự chi thất luật dịch Tĩnh tiết chế chi tội! ~

Thanh viết:

~ Xá nhân văn thần, quân lữ chi trách, phi sở nhiệm dã! ~

Ư thị lặc binh nhi tiến, bộ, knh vn nhân.

Hoặc thuyết Nùng Trí Cao viết:

~ Kỵ binh lợi bình địa, nghi khiển binh thủ Côn Luân quan, vật sử độ hiểm, sĩ kỳ binh bì thực tận, kích chi vô bất thắng dã! ~

Trí Cao sậu thắng, khinh quan quân, bất dụng kỳ ngôn.

Thanh bi đo kiêm hành, xuất Côn Luân quan, trực xu kỳ thành. 

Trí Cao văn chi, lang bối phát binh xuất chiến.

Mậu Ngọ. Tương ngộ ư Qui Nhân Phố.

Thanh sử bộ tốt cư tiền, nặc kỵ binh ư hậu. Man sử kiêu dũng giả chấp trường thương cư tiền, luy nhược tất tại kỳ hậu.

Kỳ tiền phong Tôn Tiết chiến bất lợi nhi tử! Tướng tốt úy Thanh lệnh nghiêm, lực chiến mạc cảm thoái dã! Thanh đăng cao khâu, chấp ngũ sắc kỳ, huy kỵ binh vi tả, hữu dực, xuất trường thương chi hậu, ĐOẠN Man quân vi TAM, tuyền nhi kích chi, thương lập như thúc, MAN quân đại bại, sát, hoạch tam thiên dư nhân, hoạch kỳ Thị lang Hoàng Sư Mật đẳng.

Trí Cao tẩu hoàn thành, quan quân truy chi, doanh kỳ thành hạ.

Dạ doanh trung kinh hô, Man văn chi dĩ vi quan quân thả tiến công, khí thành tẩu.

Minh nhật, Thanh nhập thành, khiển tỳ tướng Vu Chấn truy chi, quá Điền châu bất cập nhi hoàn. Trí Cao bôn Đại Lý”.

             /  Tộc Thủy Ký Văn. Qu. XIII. Địch Thanh đại bại Nùng Trí Cao  /.

 - “Năm thứ 5. Tháng Giêng, Địch Thanh về đến Tân châu, Dư Tĩnh, Trần Thự đều đến chào đón, bái yết. 

Lúc đó lương thảo chưa chuyển vận tới, lúc đầu thì Địch Thanh ra lệnh chuẩn bị 5 ngày lương thảo, sau đó lại ra lệnh chuẩn bị 10 ngày lương thảo.

Nùng Trí Cao nghe tin này nhưng vẫn cứ bê trễ không phòng bị, ngày rằm tháng Giêng vẫn cứ tưng bừng treo đèn tổ chức Lễ hội Hoa đăng.

Lúc đầu, các tướng coi chức Chủ soái của Địch Thanh như các chức quan khác, do đó không có vẻ nghiêm trang kiêng sợ, mỗi lần bàn công việc thì người nào cũng giữ lấy ý kiến của mình, ồn ào tranh cãi, không nghe lệnh Địch Thanh. 

Ngày Kỷ Dậu. Địch Thanh họp hết các tướng tá trong trướng quân, để Trần Thự đứng ở mé dưới chỗ họp, kể tội Trần Thự làm quân thất trận, cùng với quan quân thuộc cấp mấy chục người, đem chém hết! Các tướng run sợ không dám nhìn lên!

Dư Tĩnh đứng dậy, vái nói:

~ Trần Thự phạm luật cũng là cái tội của tôi không biết quản thúc! ~

Địch Thanh nói:

~ Chức Xá nhân là quan văn, việc khiển trách bên Quân đội không thuộc nhiệm vụ của chức này! ~

Tiếp đó thống suất quân binh lên đường, b binh, k binh tất cả 20,000 quân.

Có kẻ nói với Nùng Trí Cao:

~ Kỵ binh có lợi ở địa thế bằng phẳng, nên sai quân binh giữ ải Côn Luân, đừng để cho quân binh của chúng vượt chỗ hiểm, chờ quân của chúng mệt mỏi, lương thực cạn, ta đánh thì không trận nào mà không thắng! ~

Nùng Trí Cao thắng trận nhiều lần cho nên coi thường quan quân triều đình, không làm theo lời nói này!

Địch Thanh [thúc quân] đi mt ngày bằng đi hai ngày, vượt qua ải Côn Luân, tiến thẳng tới thành của Nùng Trí Cao.  

Nùng Trí Cao được tin, bè đảng kéo nhau đưa quân ra khỏi thành giao chiến.

Ngày Mậu Ngọ. Quân 2 bên gặp nhau ở Phố Qui Nhân.

Địch Thanh cho Bộ binh ở mặt trước, đặt kỵ binh ẩn phục ở mặt sau. Bên Man thì cho quân uy dũng sử dụng trường thương ở mặt trước, quân ốm yếu thì để hết ở mé sau!

Chỉ huy đạo quân tiên phong của Địch Thanh là Tôn Tiết giao chiến yếu thế mà tử trận! Binh, tướng sợ lệnh nghiêm khắc của Địch Thanh, tận lực chiến đấu, không người nào dám tháo lui! Địch Thanh lên gò cao cầm cờ ngũ sắc, phất cờ chỉ huy kỵ binh phân làm 2 cánh tả, hữu, tấn công vào mặt sau cánh quân sử dụng trường thương, tách đạo quân Man ra 3 đoạn, chạy vòng quanh mà tấn công, dáo dựng lên như bó, quân Man thua to, (quân Địch Thanh) giết, và bắt được hơn 3,000 người, bắt được đám Thị lang Hoàng Sư Mật của giặc. 

Nùng Trí Cao chạy trở về thành, quan quân đuổi theo, lập doanh trại dưới (chân) thành của Trí Cao.

Đến đêm, trong Trại vang lên những tiếng kêu kinh hoảng, quân Man nghe thì tưởng là quan quân lại tấn công nữa, bỏ thành mà chạy.

Ngày hôm sau, Địch Thanh nhập Thành, sai tỳ tướng Vu Chấn truy đuổi giặc, vượt quá địa phận Điền châu, đuổi không kịp nên trở về. Trí Cao chạy vào nước Đại Lý”. 

[Phụ chú.

Năm thứ 5. Tức là năm thứ 5 Niên hiệu Hoàng Hựu (1034 - 1038), một Niên hiệu của hoàng đế Tống Nhân tông (1010 - 1063; tại vị: 1022 - 1063).

Ngày Kỷ Dậu là ngày mồng 8, ngày Mậu Ngọ là ngày 17 Giêng, năm Quí Tỵ (năm 1038).

Dáo dựng lên như bó. Ý nói quân của Nùng Trí Cao chỉ thủ chứ không công được! 

Đuổi quá Điền châu. Từ thành Ung châu tới Điền châu là 159.6 km, tính theo Bản đồ tỷ lệ.

Đại Lý. Tức tỉnh Vân Nam].   

 < Đối chiếu những gì tự thuật trên đây về cuộc chiến giữa Địch Thanh (1008 - 1057) và Nùng Trí Cao (? - ?) với phần tự thuật của Hoàng Xuân Hãn về sự việc này thì rõ ràng  ông đã lược dịch từ bộ “Tộc Thủy Ký Văn” của Sử gia Tư Mã Quang. Có điều, ông đã đã dịch thiếu chính xác và thiếu rất nhiều chi tiết quan trọng!

Phân tích một số điểm như sau:

1).các tướng đều có ý khinh Thanh, nên Thanh ra lnh chém Trần-Th”.

Nguyên tác trong “Tộc Thủy Ký Văn”:

-Tiên thị chư tướng th kì súy như liêu thẩm, vô sở nghiêm đạn, mỗi ngh s các chấp sở kiến, huyên tranh bất dng kỳ mnh”.

- “Lúc đầu, các tướng coi chức Chủ soái của Đch Thanh như các chức quan khác, do đó không có vẻ nghiêm trang kiêng sợ, mỗi lần bàn công vic người nào cũng giữ lấy ý kiến của mình, ồn ào tranh cãi, không nghe lnh Đch Thanh”.

 Hoàng Xuân Hãn nói khinh thì không chính xác, dùng chữ xuề xòa chính xác hơn!  

Các quan không coi thường cá nhân Địch Thanh, mà chỉ nghĩ chức vụ của Địch Thanh chẳng qua cũng như bao chức quan trong triều mà thôi!

2). “Thanh cho quân tiến gấp qua ải Côn-lôn”.

Nguyên tác:

-Thanh bội đạo kiêm hành, xuất Côn Luân quan, trực xu kỳ thành”.

- “Địch Thanh thúc quân đi một ngày bằng đi 2 ngày, vượt qua Ải Côn Luân, tiến thẳng tới thành của Nùng Trí Cao”.

 Binh pháp “Tôn Tử” viết:

- “Thị cố quyển giáp nhi xu, nhật dạ bất xử, bội đạo kiêm hành, bách lí nhi tranh lợi, tắc cầm tam tướng quân”.

                                 /  Tôn Tử. Quân tranh  /.

- “Cho nên cuốn giáp mà đi, ngày đêm không nghỉ, đi 1 ngày bằng 2 ngày, đi trăm dặm  mà giành cái lợi, như vậy thì quân tướng rồi sẽ bị đối phương bắt”.

 Hoàng Xuân Hãn dịch câu bi đo kiêm hành là “tiến gấp” cho thấy ông:

1/. Không rõ xuất xứ của câu này.

2/. Không diễn tả chính xác được tính chất của cái gấp ở đây như thế nào.

 3). Trí-Cao được tin báo, lt đt đem quân chn li.

Nguyên tác: “Trí Cao văn chi, lang bối phát binh xuất chiến”.

Dịch: “Nùng Trí Cao được tin, bè đảng kéo nhau đưa quân ra khỏi thành giao chiến”.

 Tiếng lang bối chỉ hai con vật, con “bối” chân rất ngắn, mỗi lần đi phải vịn 2 chân của con “lang” mới đi được.

Tiếng “lang bối” chỉ:

1/. Tình cảnh khó khăn, khốn quẫn.

2/. Cấu kết với nhau làm bậy, Trung Hoa có thành ngữ lang bối vi gian.

Tư Mã Quang vì coi bọn Nùng Trí Cao như một đám gian ác cấu kết với nhau làm giặc cho nên ở đây Sử gia dùng 2 tiếng lang bối, tức dùng tiếng này ở nghĩa thứ 2/.

 Quân Địch Thanh kéo tới thành tấn công, Nùng Trí Cao đưa quân ra giao chiến. Khi đã  tới thành thì quân dừng lại, không tiến nữa, cho nên ông Hoàng Xuân Hãn dịch là đem quân chn lithì không chính xác chút nào!

4).cắt quân đch làm hai đon. Quân Trí-Cao tan vỡ, chết mất hơn ba nghìn”.

Nguyên tác:

- “…..… Đoạn Man quân vi tam, tuyền nhi kích chi, thương lập như thúc, Man quân đại bại, sát, hoạch tam thiên dư nhân, hoch kỳ Th lang Hoàng Sư Mt đẳng”.

- “…..… Tách cánh quân Man ra thành 3 đoạn, chạy vòng quanh tấn công, dáo dựng lên như bó, quân Man thua nặng, (quân của Địch Thanh) giết, và bắt được hơn 3,000 người, bắt đưc đám Th lang Hoàng Sư Mt của gic”. 

 Tách đo quân của Nùng Trí Cao làm 3 đon, không là “hai đon”.

Giết, và bắt đưc hơn 3,000 người, không chỉ giết không mà thôi!

Dáo dng lên như bó, nguyên tác là thương lp như thúc”.

Chữ thúcbó li, ct lại”, hàm ý những cây dáo dài (trường thương) của cánh quân sử dụng trường thương của Nùng Trí Cao như bị bó lại, cột lại thành bó, nói khác đi là quân Nùng Trí Cao chỉ giữ thế thủ, không tấn công lại được!

 5). “Trí-Cao rút quân về thành. Đang đêm, đốt thành bỏ chy. Quân Thanh đuổi đến Điền-châu, nhưng không kịp nữa”.

Nguyên tác:

-Trí Cao tẩu hoàn thành, quan quân truy chi, doanh kỳ thành hạ.

D doanh trung kinh hô, Man văn chi dĩ vi quan quân thả tiến công, khí thành tẩu.

Minh nht, Thanh nhp thành, khiển tỳ tướng Vu Chấn truy chi, quá Điền châu, bất cp nhi hoàn. Trí Cao bôn Đi Lý”.

- “Nùng Trí Cao chạy trở về thành, quan quân đuổi theo, lập doanh trại dưới thành của Trí Cao.

Đến đêm, trong Tri vang lên những tiếng kêu kinh hoảng, quân Man nghe thì tưởng là quan quân li tấn công nữa, bỏ thành mà chạy.

Ngày hôm sau, Đch Thanh nhp Thành, sai tỳ tướng Vu Chấn truy đuổi gic, vượt qua khỏi đa phn Điền châu, đuổi không kp nên trở về. Trí Cao chy vào nước Đi Lý”.

 Đoạn này, như các đoạn trên, Hoàng Xuân Hãn dịch thiếu và thiếu chính xác rất nhiều!

Câu “Đang đêm, đốt thành bỏ chạy” của ông Hoàng Xuân Hãn trên đây là 1 câu dẫn từ bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên”. (Coi tiếp sau phần này).

Sau đây là ghi chép của “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” về cuộc chiến trên:

- “Hoàng Hựu ngũ niên.

Xuân. Chinh nguyệt Nhâm Dần sóc……

Đinh Vị.

Chiếu Quảng Nam Tây lộ Chuyển vận ty di văn chỉ Giao Chỉ trợ binh, tòng Địch Thanh chi thỉnh dã.

Địch Thanh hợp Tôn Miến, Dư Tĩnh lưỡng tướng chi binh, tự Quế châu thứ Tân châu.

Thanh Trương Trung, Tưởng Giai giai khinh địch thủ tử, quân thanh đại tử, tiền giới chư tướng vô đắc vọng dữ tặc đấu, thính ngô sở vi.

Trần Thự khủng Địch Thanh hữu công, thừa Thanh vị chí, dĩ bộ tốt bát thiên phạm tặc hội ư Côn Luân quan, kỳ hạ Điện trực Viên Dụng đẳng giai độn.

Thanh viết:

~ Lệnh chi bất tề, binh sở dĩ bại!

Kỷ Dậu. Thần, hội chư Tướng đường thượng, tập Thự khởi, tính triệu Dụng đẳng tam thập nhị nhân, án sở dĩ bại vong trạng, khu xuất quân môn trảm chi……

Địch Thanh kí tru Trần Thự nãi án binh bất động cánh lệnh điệu thập nhật lương, chúng mạc trắc. Tặc triêm giả hoàn, dĩ vi quân vị tức tiến dã!

Dực nhật toại tiến quân, Thanh tướng Tiền quân, Tôn Miễn tướng Thứ trận, Dư Tĩnh tướng Hậu trận. Tịch thứ Côn Luân quan.

Lê minh chỉnh đại tướng kỳ cổ, chư tướng hoàn lập trướng tiền, đãi lệnh nãi phát. Nhi Thanh nãi vi phục dữ tiên phong độ quan, xu chư tướng hội thực quan ngoại, tức Qui Nhân Phố vi trận.

Mậu Ngọ. Tặc xuất kỳ chúng, liệt tam nhuệ trận dĩ cự quan quân, chấp đại thuẫn, tiêu thương, ý giáng y, vng chi như hỏa.

Cập chiến, tiền quân sảo khước, Hữu tướng Khai Phong Tôn Tiết tử chi! Tặc khí nhuệ thậm, Miễn đẳng câu thất sắc.

Thanh khởi, tự chấp bạch kỳ, huy phiên lạc kỵ binh, trương tả hữu dực, xuất tặc hậu  giao kích, tả giả hữu, hữu giả tả, dĩ nhi hữu giả phục tả, tả giả phục hữu, tặc chúng bất tri sở vi, đại bại tẩu! Trí Cao phục xu Ung châu, vương sư truy bôn ngũ thp lý, bô trảm nh thiên nh bách cấp. Kỳ đảng, Hoàng Sư Mật, Nùng Kiến Trung, Trí Trung, tính ngụy quan thuc tử giả ngũ thp thất nhân, sinh cầm tc ngũ bách dư nhân. Trí Cao d túng hỏa thiêu thành đn, do Hp giang nhp Đi Lý quốc”.

      /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CLXXIV. Nhân tông kỷ  /.

- “Năm thứ 5 Niên hiệu Hoàng Hựu.

Mùa Xuân. Mồng 1 ngày Nhâm Dần……

Ngày Đinh Vị.

Ra chiếu thư cho Chuyển vận Ty Lộ Quảng Tây gởi Văn thư ngăn Giao Chỉ đem quân trợ lực, đây là theo thỉnh cầu của Địch Thanh.

Địch Thanh nhập quân của 2 tướng Tôn Miến và Dư Tĩnh lại, từ Quế châu chuyển đến trú quân ở Tân châu.

Địch Thanh thấy Trương Trung, Tưởng Giai đều coi thường địch mà chết, khiến cho thanh thế đại quân xuống nhiều nên răn đe các tướng trước là không được vọng động giao chiến với giặc mà phải nghe lời mình.

Trần Thự sợ Địch Thanh lập được công nên thừa lúc Địch Thanh chưa tới chỉ huy đem 8,000 quân giao chiến với giặc ở Ải Côn Luân, những thuộc tướng như chức Điện trực Viên Dụng đều bỏ trốn hết!

Địch Thanh nói:

~ “(Quân) lệnh không nghiêm chỉnh vì vậy mà quân thua trận!”. 

Ngày Kỷ Dậu. Sáng sớm, tập hợp các Tướng ở thính đường, gọi Trần Thự đến trước và gọi đám Viên Dụng 32 người tới, chiếu theo cáo trạng nêu ra lý do thất trận, đem ra ngoài Quân môn chém đầu hết!......

Giết Trần Thự xong Địch Thanh án binh bất động rồi ra lệnh cho trưng thâu mười ngày lương thảo, quân tướng không ai đoán được lý do. Những kẻ giặc (sai) đi dò xét trở về báo cáo cho rằng quân (ta) chưa tiến ngay!

Ngày hôm sau thì cho tiến quân, Địch Thanh là tướng chỉ huy Tiền quân, Tôn Miến là tướng chỉ huy Trung quân, Dư Tĩnh là tướng chỉ huy Hậu quân. Chiều thì đồn quân ở Ải Côn Luân.

Lúc trời mờ sáng thì chỉnh đốn cờ xí, trống trận của đại tướng quân, các tướng đứng bao quanh trước trướng quân chờ lệnh xuất quân. Và Địch Thanh thì phục sức như (1) quân binh thường, cùng với đạo quân tiên phong ra khỏi Ải, dẫn các tướng gặp nhau ăn uống ở phía ngoài Ải, rồi tới ngay Phố Qui Nhân dàn trận.

Ngày Mậu Ngọ. Giặc dẫn quân tới dàn 3 đạo binh tinh nhuệ chống lại quan quân, tay cầm khiên lớn, tay cầm trường thương, người mc áo đỏ, nhìn chói như lửa.

Lúc giao chiến, tiền quân bị đẩy lui một chút, tướng Tôn Tiết ở cánh quân bên phải, ở Khai Phong, tử trận! Khí thế của giặc rất mạnh, đám Tôn Miến đều thất sắc.

Địch Thanh tiến lên, tự cầm cờ trắng phất cờ lệnh cho kỵ binh của các bộ lạc chia ra 2 cánh phải, cánh trái, xông ra giao chiến với đạo quân ở mặt sau của giặc, cánh quân trái chuyển qua mé phải, cánh quân phải chuyển qua mé trái, và sau đó cánh quân bên  phải lại chuyển qua mé trái, cánh quân bên trái lại chuyển qua mé phải, giặc không biết phải làm sao, do đó thua lớn, bỏ chạy! Trí Cao trở về lại Ung châu, quân triều đình truy đuổi theo 50 dm, bắt chém đưc 2,220 thủ cấp. Đồng đảng của Nùng Trí Cao là đám Hoàng Sư Mật, Nùng Kiến Trung, Nùng Trí Trung, kể cả đám ngy quan, chết tất cả là 57 người, số gic ta bắt sống đưc hơn 500 người! Đến đêm Nùng Trí Cao phóng hỏa đốt thành chy trốn, do sông Hp giang chy vào nước Đi Lý!”.

[Phụ chú.

Hoàng Hựu (1034 - 1038). Niên hiệu của Tống Nhân tông (1010 - 1063; tại vị: 1022 - 1063).

Năm thứ 5 Niên hiệu Hoàng Hựu là năm cuối của Niên hiệu này, năm 1038.

Ngày Đinh Vị. Mồng 1ngày Nhâm Dần, tính tới, ngày Đinh Vị là ngày mồng 6 tháng Giêng.

Ngày Kỷ Dậu là ngày mồng 8 tháng Giêng, Ngày Mậu Ngọ là ngày 17 tháng Giêng].

 Về việc Địch Thanh tâu xin triều đình nói Giao Chỉ đừng đưa binh giúp quân Tống đánh Nùng Trí Cao, Sử gia Tư mã Quang chép chi tiết hơn một chút:

- “Hoàng Hựu tứ niên……

Thập nhị nguyệt, Nhâm Thân sóc.

Trí Cao dữ Thự chiến ư Kim Thành Dịch, Thự bại, độn qui, tử giả nhị thiên dư nhân, khí duyên khí giới, tri trọng, thậm chúng.

Giao Chỉ vương Đức Chính thỉnh xuất binh nhị vạn trợ thu Trí Cao, Địch Thanh tấu:

~ Quan quân tự túc biện tặc, vô dụng Giao Chỉ binh! ~

Đinh Vị, chiếu Giao Chỉ vô xuất binh!

Thanh hựu thỉnh Tây biên phiên lạc quảng nhuệ cận nhị thiên kỵ dữ câu”.

             /  Tộc Thủy Kỷ Văn. Qu. XIII. Địch Thanh đại bại Nùng Trí Cao  /.

- “Năm thứ 4 Niên hiệu Hoàng Hựu……

Tháng Chạp, mồng 1 ngày Nhâm Thân……

Trí Cao và (Trần) Thự giao chiến ở Trạm Kim Thành, Thự bại trận chạy trốn về, quân  chết hơn 2,000 người, khí giới, quân trang quân dng bỏ lại rất nhiều.

Vua Giao Chỉ Đức Chính xin xuất 20,000 quân giúp đánh bắt Trí Cao, Địch Thanh tâu:

~ Tự quan quân đủ đối phó với giặc, không cần tới quân của Giao Chỉ! ~

Ngày Đinh Vị, ra chiếu chỉ nói Giao Chỉ đừng xuất quân!

Địch Thanh lại xin gần 2,000 kỵ binh tinh nhuệ của các bộ tộc ở vùng biên địa phía Tây cùng đi theo mình”.

[Ghi chú. Ngày Đinh Vị đây tức ngày 6 tháng Giêng năm sau, năm Hoàng Hựu thứ 5.

Các địa danh Côn Luân Quan, Qui Nhân Phố, Kim Thành Dch ghi chép trong trận chiến giữa quân Tống triều và Nùng Trí Cao, coi Bản đồ VI ở sau].     

        [Bản đồ VI]. UNG CHÂU: Qui Nhân Phố. Kim Thành Dịch. Côn Luân Quan.

 ¸ Dẫn từ: Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập. Đệ Lục sách. Tống. Liêu. Kim thời kỳ.

Thời kỳ Bắc Tống (960 - 1127).

Thời điểm: BẢN ĐỒ năm Chính Hòa (1111 - 1118) nguyên niên (năm 1111).

~ Bản đồ 34 – 35. Quảng Nam Đông Lộ / Quảng Nam Tây Lộ.

+ Chi tiết Bản đồ:

~ Bản đồ có tỷ lệ: 1 / 4,200,000, mỗi 1 cm trên Bản đồ tương ứng 42 cây số. 

~ Bản đồ phóng lớn gấp 4 lần, mỗi cm trên Bản đồ tương ứng 10.5 cây số.

~ Qui Nhân Phố, Kim Thành Dch, Côn Luân Quan đều ở phía Đông bắc Ung châu.

UNG CHÂU – Phố Qui Nhân: khoảng cách 12.6 cây số. (1.2 cm x 10.5 cs).

UNG CHÂU – Trạm Kim Thành: khoảng cách 27.3 cây số. (2.6 cm x 10.5 cs).

UNG CHÂU – Ải Côn Luân: khoảng cách 50.4 cây số. (4.8 cm x 10.5 cs).

Đầu năm 1076, Trương Thủ Tiết được lệnh đem quân tiếp viện Thành Ung châu, vì sợ nên chuyển quân từ Hỏa Giáp Lãnh đến giữ Ải Côn Luân chờ coi tình thế, giữa đường bị quân Lý triều phục kích, bắt sống toàn quân, Trương Thủ Tiết b giết chết; đó là ngày mồng 4 tháng Giêng. (Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCLXXII).

  Bộ “Tộc Thủy Ký Văn” và Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” chỉ tự thuật đến việc Nùng Trí Cao thua chạy qua nước Đại Lý trốn, không nói sau đó ra sao.

Tô Triệt (1039 - 1112) chép về việc này như sau:

-Nùng Trí Cao tự Ung Châu bại, bôn NAM CHIẾU, Tây nam di văn chi, thanh ngôn Trí Cao tương tá binh Nam Chiếu dĩ nhập Thục.

Thời tri Thành Đô Trình Kham thích bãi khứ, Chuyển Vận Sứ Cao Lương Phu quyền tri Thành Đô đắc báo đại khủng, di hịch Thục quận, khuyến dân thiên nhập thành quách - thả lệnh trục huyện thiêm cung cung thủ.

Thục nhân cửu bất kiến binh cách, cụ thậm, hung hung đãi loạn!

Văn Lộ Công vi Trường An súy, tri Lưỡng Thục vô vũ bị, tức xa tái Quan Trung khí giáp nhập Thục, Thục nhân ích cụ. Triều đình khiển Trương An Đạo xuất Súy Thành Đô, ư đạo trung kiến sở vận Quan Trung khí giáp, tức lệnh sở chí nạp hạ, nhưng bãi sở thiêm cung thủ. Thục nhân văn chi giai an, qui điền mẫu.

Công từ vấn Trí Cao nhập Thục chi báo bản Nhã châu nha lang hiệu Nhiệm phán quan giả sở vi, toại hô chí Thành Đô, cật kỳ cảm hư thanh động dao Lưỡng Thục tình trạng, tương trảm chi dĩ tuấn.

Nhiệm chấn khủng phục tội, khất dĩ cử gia sổ thập khẩu hệ Nhã Châu ngục, thân tự nhập Phiên cung vấn Trí Cao nghệ thực, thông nguyệt bất chí, thỉnh cử gia vi lục! Công cửu chi nãi hứa. Nhiệm như kì chí, đắc Tiểu Vân Nam thư ngôn Trí Cao chí Nam Chiếu phục mưu vi loạn, vị Nam Chiếu sở sát. Công nãi thích Nhiệm nhi tấu kỳ sự!”.

                                                        /  Long Xuyên Biệt Chí. Qu. Hạ  /.

-Nùng Trí Cao sau khi thất trận Ung Châu, chạy trốn qua NAM CHIẾU, dân Man vùng Tây nam nghe tin thì đồn rằng Trí Cao sắp mượn quân của Nam Chiếu vào Thục.

Bấy giờ quan trấn thủ Thành Đô là Trình Kham vừa bị bãi nhiệm, chức Chuyển vận Sứ Cao Lương Phu là xử lí trấn thủ Thành Đô, được tin báo thì rất kinh hãi, ra bố cáo khắp Thục quận, khuyên dân Thục dời vào trong thành mà ở - lại lệnh cho tất cả các huyện tăng thêm các tay cung thủ.

Dân Thục từ lâu không có chiến tranh, hết sức sợ hãi, nhốn nháo, loạn cả lên!

Văn Lộ Công trấn nhậm Trường An, biết vùng Lưỡng Thục không có đủ vũ khí cho nên lập tức cho xe chở giáp trụ của vùng Quan Trung tới đất Thục, dân đất Thục (thấy vậy) càng thêm sợ hãi. Triều đình sai Trương An Đạo về trấn nhậm Thành Đô, trên đường đến nhiệm sở, thấy những xe vũ khí của Quan Trung chở vào Thục thì liền lệnh cho lúc tới nơi tất cả phải đem nạp, lại ra lệnh hủy bỏ lệnh tăng cường cung thủ. Dân xứ Thục nghe việc này thì đều yên tâm, trở về lại ruộng vườn.

(Sau đó) ông từ từ tra hỏi về tin báo Nùng Trí Cao sẽ đưa quân vào đất Thục thì truy ra tin báo này vốn từ 1 người môi giới buôn bán, tên hiệu “Nhim phán quan”, ở Nhã châu nói ra, nên cho gọi người này đến Thành Đô cật vấn tại sao dám phao tin đồn thất thực  đưa đến tình trạng dao động của dân chúng xứ Lưỡng Thục, định đem chém cho mọi người thấy.

Họ Nhiệm kinh hãi nhận tội, xin đem cả nhà mình mấy chục người nhốt vào ngục ở Nhã châu, còn mình thì tới vùng dân Man dò hỏi tin tức xác thực về Nùng Trí Cao, sau một tháng nếu không dò ra được thì đem cả nhà mình ra giết! Ông suy tính giờ lâu, sau mới chấp thuận. Như kỳ hạn giao ước họ Nhiệm tìm được văn thư Tiểu Vân Nam nói là Trí Cao đến Nam Chiếu lại mưu toan làm loạn nên đã bị Nam Chiếu giết. Ông liền cho thả họ Nhiệm (và cả nhà), rồi tâu sự việc lên”.

[Phụ chú.

Người môi giới buôn bán. Nguyên tác là “Nha lang”.

Đào Tông Nghi (? - 1396 ?) viết trong “Nam Thôn Triệt Canh Lục” (gọi tắt “Triệt Canh Lục”):  

-Nha lang. Kim nhân vị tảng khoái giả vi nha lang. Bản vị chi HỖ LANG, vị chủ hỗ thị sự dã. Đường nhân thư “Hỗ” tác “Nha”, “Hỗ” dữ “Nha” tự tương tự, nhân ngoa nhi vi “Nha” nhĩ!”.

                                          /  Nam Thôn Triệt Canh Lục. Qu. XI. Nha lang  /.

-Nha lang. Người đời nay gọi người làm trung gian trong các vụ giao dịchnha lang. Vốn được gọi là HỖ LANG, nghĩa là người môi giới trong giao dịch, buôn bán. Người thời Đường viết chữ “Hỗ” thành chữ “Nha”; chữ “Hỗ” và chữ “Nha” từa tựa, do đó viết lầm ra chữ “Nha”!”.

(Về tiếng “Nha lang”, tham khảo thêm:

- Cựu Đường Thư. Qu. CC - Thượng. An Lộc Sơn truyện.

Lưu Hu (888 - 947) thời Ngũ Đại (907 - 960) soạn.

- Tư Trị Thông Giám. Qu. CCXIV. Đường kỷ. Huyền tông Khai Nguyên nhị thập nhị niên.

Tư Mã Quang (1019 - 1086) thời Bắc Tống (960 - 1127) soạn.

~ Trong 2 bộ Sử thư kể trên Lưu Hu và Tư Mã Quang đều ghi tên gọi là “Hỗ thị Nha lang” - và tên gọi “HỖ LANG” trong tập Bút ký “Triệt Canh Lục” tức là tiếng giản lược từ 4 chữ này.

- Năng Cải Trai Mạn Lục. Qu. III. Biện ngộ - Trung. Nha lang. 

Ngô Tăng (? - ?) thời Nam Tống (1127 - 1279) biên soạn).

 Văn thư Tiểu Vân Nam. Chưa rõ là văn thư gì? tiếng “Tiểu Vân Nam” cũng chưa rõ chỉ gì?].

 Về việc Tống triều sai Quách Quì đưa quân đi đánh Giao Chỉ báo thù việc Lý triều xâm lấn Quảng Tây năm Ất Mão, ở trang 303, ông Hoàng Xuân Hãn viết:

          “Lý Thường-Kiệt sai các hoàng-tử Hoằng-chân, Chiêu-văn (VSL) đem thuyền chở quân chống lại (3)……”.

(CHƯƠNG XI. HÒA VÀ HÒA-BÌNH. 4. - LÝ TẤN-CÔNG THẤT-BẠI : TRẬN KHÁO-TÚC). 

 Chú thích số (3) trên đây, ông Hoàng Xuân Hãn viết:

          “Lại có sách Tùng-đàm chép tên hoàng-tử khác hẳn các sách khác. Sách ấy nói : “Tướng tiên phong là Miêu Lý và Yên Đt qua sông Phú-lương. Đánh một trận, phá tan giặc. Bắt được thái-tử giặc là Pht-nha” (TB 303/9a)”.

(Chú thích (3), trang 318).

 Trước hết, về sách Tùng-đàm, cứ coi cách ông Hoàng Xuân Hãn viết thì rõ ông vốn không có sách này mà chỉ dẫn lại từ sách khác; sách khác này nói Tùng-đàm thì ông cứ thế mà ghi lại. Vì tên đầy đủ của tác phẩm nói trên là “Thiết Vi Sơn Tùng Đàm” của Thái Thao (? - ?) cuối thời Bắc Tống (960 - 1127), đầu thời Nam Tống (1127 - 1279).

Nguyên văn “Thiết Vi Sơn Tùng Đàm” về đoạn trên như sau:

-Hi Ninh thập niên Giao Chỉ vô cố phạm bỉ (ÁN: - “Đông Đô Sự Lược” SỰ tại Hi Ninh bát niên), tính hãm Khâm, Liêm, Ung tam Quận, đa sát nhân dân, hệ lỗ kỳ tử, nữ.

Triều đình vị hách nộ, xuất đại sư hành thảo chi…… Mệnh Súy Quách Tuyên Huy Quì nhi phó dĩ văn thần Triệu Tiết chinh yên……

Cập nhập man cảnh tiên phong tướng Miêu Lý, Yên Quì (ÁN: -Đông Đô Sự Lược” tác Yên Đạt), kính độ Phú Lương giang, nhất kích tán tẩu kỳ tặc chúng, cầm ngy Thái tử Pht Nha tướng, tiến phá kỳ Quốc hĩ”.

                                                          /  Thiết Vi Sơn Tùng Đàm. Qu. II  /.

-Năm thứ 10 Niên hiệu Hi Ninh, Giao Chỉ vô cớ xâm phạm biên thùy (XÉT: - Theo Sách “Đông Đô Sự Lược” SỰ VIỆC xảy ra năm thứ 8 Niên hiệu Hi Ninh), hãm tất cả 3 Quận Khâm, Liêm, Ung, giết nhiều dân chúng, bắt đi con trai, con gái của họ.

Triều đình nổi giận xuất đại quân đi đánh…… Lệnh cho Quách Quì ở Tuyên Huy Viện chỉ huy đại quân, văn thần Triệu Tiết là phó cho Quách Quì cùng đi chinh phạt……

Chừng nhập biên cảnh Man các tướng tiên phong là Miêu Lý và Yên Quì (XÉT: - Sách “Đông Đô Sự Lược” ghi là Yên Đạt) liền vượt qua sông Phú Lương, đánh 1 trận, phá tan quân giặc, bắt đưc tướng của ngy Thái tử Pht Nha, tiến quân dẹp Nước của giặc”.

 ¸ Mt vài nhn xét:

1). “Thiết Vi Sơn Tùng Đàm” ghi tên tướng tiên phong của Tống triều là Yên Quì ông Hoàng Xuân Hãn ghi lại từ sách khác thành Yên Đt.

Nếu đoạn văn, hay câu văn, trích dẫn (nguyên tác) có sai thì chú thích ở bên cnh, hay ở bên dưới, cuối đoạn văn hay cuối câu văn chứ không thể t ý sửa nguyên tác, đây là nguyên tắc phải giữ của bất cứ người nghiên cứu đứng đắn nào!

Ngoài ra, tiếng tùng đàmcó nghĩa là “tp thuyết, tp đàm”, nghĩa là “nói, đàm luận, về nhiều chuyện, nhiều vấn đề”, trong tựa các tập Bút ký thời trước thường có 2 chữ này.

Ngoài “Thiết Vi Sơn Tùng Đàm” ở đây, kể thêm một vài tập Bút ký, như:

- Quế Hải Tùng Đàm của Phùng Dực đời Đường.

- Thứ Trai Lão Học Tùng Đàm của Thịnh Như Tử đời Nguyên.

- Lãng Tích Tùng Đàm của Lương Chương Cự đời Thanh.

- Từ Uyển Tùng Đàm của Từ Cừu đời Thanh. 

Ngoài Tùng Đàm, các tiếng Tùng Lc, Tùng Ngữ, Tùng Thư cũng thường được dùng.

 

2). Về câu “cầm ngy thái tử Pht Nha tướng” có 2 cách hiểu:

(a). “bắt được tướng của ngụy thái tử Phật Nha”.

Tức ở đây thái tử Giao Chỉ tên là Pht Nha, tức ngắt câu sau chữ NHA.

(b). “bắt được một tướng cấp thấp của thái tử Phật”.

Tức ở đây thái tử của Giao Chỉ tên là Pht, tức ngắt câu sau chữ PHT.

Tiếng nha tướng, Từ điển Từ Nguyên giảng như sau:

- “[Nha tướng]. Đê cấp đích quân quan”.

- “[Nha tướng]. Quan cấp thấp trong quân đội”.

[Ghi chú. Chữ “NHA” trong tiếng “NHA TƯỚNG” nghĩa là “CÁI RĂNG”].

 Ngắt câu cách nào cũng có cái lý, nhưng hiểu theo cách thứ nhất (a) có lẽ hợp lý hơn.

Phạm Thành Đại chép trong “Quế Hải Ngu Hành Chí”:

- “Đại quân thứ Phú Lương giang, khứ Đô Hộ Phủ tứ thập lý, sát ngụy thái tử, cầm kỳ đi tướng”.

               /  Quế Hải Ngu Hanh Chí. Chí Man. 4  /.

- “Đại quân đồn trú ở bên sông Phú Lương, cách Đô Hộ Phủ 40 dặm, giết được ngụy thái tử, bắt được đi tướng của chúng”.

[Ghi chú. Tiếng Đô Hộ Phủ ở đây chỉ Kinh đô Thăng Long của Lý triều].

 Trước đó, cuối năm Ất Mão (1075) khi nghe tin quân Lý Thường Kiệt hạ Khâm châu và Liêm châu, và hiện bao vây Ung châu rất ngặt (bắt đầu vây ngày 9 tháng Chạp), Tống Thần tông nổi giận sai Triệu Tiết làm An Nam Hành doanh Kinh lưc Chiêu thảo Sứ và sai Lý Hiến làm phó cho Triệu Tiết để đánh Giao Chỉ. Ngoài ra, lại sai Vương An Thạch thảo một tờ chiếu kể tội Giao Chỉ cùng lý do khởi binh chinh phạt.

 Về việc thảo chiếu này Hoàng Xuân Hãn viết:

          “Theo lời Tư Mã Quang thì chính tay Vương An-Thạch thảo lời chiếu ấy, để trả thù lời lộ-bố của Lý Thường-Kiệt chỉ-trích các tân-pháp của y. Lời chiếu rằng:

          “Chúa nước An-nam đời đời được phong tước vương, cho nên con cháu được ta thừa-nhận và vỗ-về. Tiên-triều đã từng tha lỗi cướp h. Nay lại phm vào ni-đa,   giết hại lại dân. Can ti với nước Thiên-tử, như thế không thể tha thứ đưc! 

          Quân Trời tới đánh, tht có danh-nghĩa!  

          Nay trẫm sai Triệu-Tiết làm An-nam đạo hành-doanh mã-bộ-quân đô tổng quản, kinh-lược chiêu-thảo-sứ: Lý Hiến làm phó-an-phủ-sứ và Yên Đạt làm phó-đô-tổng-quản.

          Các ngươi hãy cất quân thủy, lc tiến chóng đi! Trời tỏ muốn giúp, nên đã có điềm sao chổi tốt, người rõ lòng-gian nên đều căm gin quân đch ác. 

          Chiếu cho quân Giao-chỉ hay: Khi thấy quan-quân đến thì đừng chy. Dân-chúng  đã chịu khổ-sở lâu ngày. Nếu dỗ được chúa mày vào nội-phụ, Trẫm sẽ ban tước lc cho.   Càn-đức còn trẻ, vic làm lon không phải t ngươi gây ra. Ngày nào ngươi tới chầu, Trẫm sẽ tha-thứ cho …”. (TTh 13)”.

(CHƯƠNG VII. LÝ THƯỜNG-KIỆT TẤN-CÔNG TỐNG.

                       5. - PHẢN-ĐỘNG CỦA VƯƠNG AN-THẠCH. Tr. 190, 191).      

 Chữ tắt TTh 13 ở cuối đoạn trên là Tc Thủy Ký Văn, Qu. 13 của Tư Mã Quang.

Có điều, nếu nói đoạn trên từ “Tộc Thủy Ký Văn” thì Hoàng Xuân Hãn nói by, vì rằng khi dẫn li Chiếu thư này của Vương An Thạch Tư Mã Quang đã lược đi đoạn đầu, tức từ câu “Chúa nước An-nam đời đời được phong tước vương…” cho tới câu “Quân Trời tới đánh, tht có danh-nghĩa!”.

Hoàng Xuân Hãn trưng dẫn “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên”, dẫn dài dài trong cuốn “Lý Thường Kiệt”, thế thì tại sao lại không biết rằng bài Chiếu thư trên đây được chép lại đầy đủ trong Qu. CCLXXI (271) của bộ Sử thư nói trên? Và, như vậy thì ông ta có thực sự đọc bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” hay không?

¸ Những cái sai của Hoàng Xuân Hãn.

1). “Chúa nước An-nam đời đời được phong tước vương, cho nên con cháu được ta thừa-nhận và vỗ-về. Tiên-triều đã từng tha lỗi cướp h. Nay lại phm vào ni-đa, giết hại lại dân. Can ti với nước Thiên-tử, như thế không thể tha thứ đưc!   

 Đoạn trên đây Hoàng Xuân Hãn sai hầu như toàn bộ, ngắt câu sai, dịch sai!

Nguyên tác:

- “Sắc Giao Châu quản nội khê động quân dân, quan lại đẳng:

Quyến duy An Nam thế thụ Vương tước phủ nạp chi hậu, thực tự tiên Triều. Hàm dung quyết diễn dĩ chí kim nhật. Nhi nãi công phạm Thành ấp, sát thương lại, dân, can Quốc chi kỷ, hình tư vô xả!”. 

- “Truyền cho quân dân, quan lại các vùng khê động trong quản hạt của Giao Châu:

Nhớ lại nước An Nam các đời được đối đãi tròn đầy, tiếp nhận Vương tước, thực sự là từ triều trước. Triều đình đã bao dung các lỗi lầm của An Nam từ trước cho tới giờ. Mà rồi lại tấn công xâm phạm Thành ấp (của Triều đình), giết hại quan, dân, xúc phạm đến kỷ cương của Quốc gia, theo hình pháp tội này không thể tha!”.

 Trước hết, có thể thấy ngay Hoàng Xuân Hãn thiếu câu mở đầu của tờ Chiếu thư!

~ Mấy tiếng cho nên con cháu không có trong Chiếu thư!

~ Câu đã từng tha lỗi cướp h không có trong Chiếu thư!

~ Câu phm vào ni-đa dịch rất sai lạc và thiếu đầu, thiếu đuôi!

~ Câu Can ti với nước Thiên-tử, như thế không thể tha thứ đưc! dịch rất sai lạc!

 2). Quân Trời tới đánh, tht có danh-nghĩa!”.

Câu này dịch không sát lắm!

Nguyên tác: “Trí thiên chi thảo, Sư tắc hữu danh!”.

- “Đến đỗi khiến trời phải đánh phạt thì việc động binh này là có chính danh!”.

Chữ TRÍ ở đây có nghĩa là chuốc lấy, rước lấy.

 3). “Các ngươi hãy cất quân thủy, lc tiến chóng đi!”.

Nguyên tác: “Thuận thời hưng sư, thủy, lục kiêm tiến”.

-Thuận thời mà điều động quân binh, theo cả 2 đường thủy, lục mà tiến”.

~ Ở đây rõ ràng không có ý tiến chóng đi!” như Hoàng Xuân Hãn dịch sai!

4). Trời tỏ muốn giúp, nên đã có điềm sao chổi tốt, người rõ lòng-gian nên đều căm gin quân đch ác.

Nguyên tác: “Thiên thị trợ thuận, dĩ triệu bố tân chi tường, nhân tri vũ vong, hàm hoài địch khái chi khí”.

- “Trời tỏ sự trợ giúp cho việc thuận lợi nên hiện điềm tốt lành, [và] người cũng biết kẻ khinh mạn rồi sẽ bị diệt vong, ai nấy đều ôm lòng giận địch!”.

~ Ngoài ra, trong Chiếu thư không câu điềm sao chổi tốt!

 5). Chiếu cho quân Giao-chỉ hay: Khi thấy quan-quân đến thì đừng chy.

Nguyên tác: Nhiên Vương sư sở chí phất nhạ khắc bôn.

-Nhưng nơi nào mà quân của triều đình tới thì các ngươi chớ có chống lại, chạy được thì cứ chạy”.

Câu phất nhạ” ở trên có nghĩa là chớ có chống li. Chữ Nhạ” nghĩa là Chống li. Chữ này nghĩa là đón tiếp, nhưng ở đây được dùng thay chữ Ngự” Chống li.

Tiếng khắc bôn, chữ Khắc nghĩa là Có thể.

Có thể thấy câu này Hoàng Xuân Hãn dch quá sức là sai, trái ngược với nguyên tác!

 6). Dân-chúng  đã chịu khổ-sở lâu ngày. Nếu dỗ được chúa mày vào nội-phụ, Trẫm sẽ  ban tước lc cho.

Nguyên tác:

-……. nhĩ sĩ thứ cửu luân đồ thán, như năng dụ vương nội phụ, suất chúng t qui, tước lộc thưởng tứ đương bi thường khoa! Cựu ác túc ph nhất giai nguyên đch!”.

- “……. đây là ta nghĩ tới quân dân các ngươi từ lâu rồi chìm đắm trong cảnh lầm than [bây giờ] nếu các ngươi có thể nói cho vua các ngươi thần phục, đưa quân ra qui thun thì ta sẽ ban thưởng cho gấp 2 mức bình thường! Những vic ác trước đây, những s phản bi xưa kia ta sẽ xóa sch hết!”.

Những câu tôi gch ở dưới là những câu Hoàng Xuân Hãn thiếu, không thấy dịch.

 7). “Càn-đức còn trẻ, vic làm loạn không phải t ngươi gây ra. Ngày nào ngươi tới chầu, Trẫm sẽ tha-thứ cho”.

Nguyên tác: “Càn Đức ấu trĩ, chính phi kỷ xuất, tháo đình chi nhật đãi ngộ như sơ”.

- “Càn Đức còn con nít, chính sự không do mình làm chủ được, chờ tới ngày vào triều ta sẽ đãi ngộ như xưa”.

 Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” ghi lại tờ Chiếu thư nói trên ở Qu. CCLXXI trong mục ghi chép ngày Quí Sửu (ngày 25 tháng Chạp năm Ất Mão).

Tập bút ký “Tộc Thủy Ký Văn” của Tư Mã Quang thì ghi lại ở Qu. XIII, lược mấy câu ở đoạn mở đầu.

 Sau đây là toàn văn Chiếu thư Sắc Bảng Giao Chỉ nói trên của Vương An Thạch, dẫn trong “Vương Lâm Xuyên Toàn Tập”:

- “Sắc Giao Châu quản nội khê động quân dân, quan lại đẳng: 

Quyến duy An Nam thế thụ Vương tước phủ nạp chi hậu, thực tự tiên Triều. Hàm dung quyết diễn dĩ chí kim nhật. Nhi nãi công phạm Thành ấp, sát thương lại, dân, can Quốc chi kỷ, hình tư vô xả! 

Trí thiên chi thảo, Sư tắc hữu danh! 

Dĩ sai Lại Bộ Viên ngoại lang sung Thiên Chương Các Đãi chế Triệu Tiết sung An Nam Đạo Hành Doanh Mã Bộ Quân Đô Tổng Quản Kinh Lược An Phủ Chiêu Thảo Sứ, kiêm Quảng Nam An Phủ Sứ, Chiêu Tuyên Sứ, Gia Châu Phòng Ngự Sứ.

Nhập Nội Thị Tỉnh Đô Áp ban Lý Hiến sung Phó sứ.

Long Vệ Tứ Sương Đô Tổng Quản Kinh Lược An phủ Chỉ huy sứ Trung Châu Thích sử Yên Đạt sung Phó Đô Tổng Quản.

Thuận thời hưng sư, thủy, lục kiêm tiến.  

Thiên thị trợ thuận, dĩ triệu bố tân chi tường, nhân tri vũ vong, hàm hoài địch khái chi khí. Nhiên Vương sư sở chí phất nhạ khắc bôn; tư nhĩ sĩ thứ cửu luân đồ thán, như  năng dụ vương nội phụ, suất chúng tự qui, tước lộc thưởng tứ đương bội thường khoa! Cựu ác túc phụ nhất giai nguyên địch! 

Càn Đức ấu trĩ, chính phi kỷ xuất, tháo đình chi nhật đãi ngộ như sơ. Trẫm ngôn bất du  chúng thính vô hoặc! Tỉ văn biên hộ cực khốn tru cầu, dĩ giới sử nhân cụ tuyên ân chỉ - bạo trưng hoành phú, đáo tức quyên trừ. Ký ngã nhất phương, vĩnh vi lạc thổ!”.

/  Vương Lâm Xuyên Toàn Tập. Qu. XLVII. Nội Chế 3. Chiếu thư.

                                                                                       Sắc bảng Giao Chỉ  /.

- “Truyền cho quân dân, quan lại các vùng khê động trong quản hạt của Giao Châu:

Nhớ lại nước An Nam các đời được đối đãi tròn đầy, tiếp nhận Vương tước, thực sự là từ triều trước. Triều đình đã bao dung các lỗi lầm của An Nam từ trước cho tới giờ. Mà rồi lại tấn công xâm phạm Thành ấp (của Triều đình), giết hại quan, dân, xúc phạm đến kỷ cương của Quốc gia, theo hình pháp tội này không thể tha! 

Đến đỗi khiến trời phải đánh phạt thì việc động binh này là có chính danh!

Ta đã sai Triệu Tiết, Viên ngoại lang Bộ Lại, sung chức Đãi chế tại Thiên Chương Các sung chức Hành Doanh Mã Bộ Quân Đô Tổng Quản Kinh Lược An phủ Chiêu Thảo Sứ kiêm Quảng Nam An Phủ SứChiêu Tuyên Sứ, Gia Châu Phòng Ngự Sứ.

Chức Nhập Nội Thị Tỉnh Đô Áp ban là Lý Hiến vào chức Phó sứ.

Yên Đạt là Thích sử Trung Châu, Long Vệ Tứ Sương Đô Tổng Quản Kinh Lược An phủ Chỉ huy sứ vào chức Phó Đô Tổng Quản.

(Tất cả) thuận thời mà điều động quân binh, theo cả 2 đường thủy, lục mà tiến.

Trời tỏ sự trợ giúp cho việc thuận lợi nên hiện điềm tốt lành, và người cũng biết kẻ khinh mạn rồi sẽ bị diệt vong, ai nấy đều ôm lòng giận địch! Nhưng nơi nào   quân của triều đình tới thì các ngươi chớ có chống lại, chạy được thì cứ chạy; đây là ta nghĩ tới quân dân các ngươi đã từ lâu rồi chìm đắm trong cảnh lầm than, (bây giờ) nếu như các ngươi có thể nói cho vua các ngươi thần phục, đem quân ra qui thuận thì ta sẽ ban thưởng cho gấp 2 mức bình thường! Những việc ác trước đây, những sự phản bội xưa kia ta sẽ xóa sạch hết!

Càn Đức còn con nít, chính sự không do mình làm chủ được, chờ tới ngày vào triều ta sẽ đãi ngộ như xưa. Lời Trẫm không thay đổi, người nghe không ai nghi ngờ! Gần đây trẫm nghe rằng dân nhập tịch vô cùng khốn khổviệc trưng thu, ta đã sai người tuyên sắc chỉ ban ơn nói rõ rằng: - những sưu thuế tàn bạo, khi quân triều đình tới thì lập tức  trừ bỏ, ta mong một cõi của ta rồi mãi là vùng đất an lạc!”.       

[Phụ chú.

Trong “Tộc Thủy Ký Văn” (Qu. XIII) Tư Mã Quang đã không dẫn đầy đủ tờ Chiếu thư nói trên.

1). Không chép lại đoạn mở đầu, đoạn:

- “Quyến duy An Nam thế thụ Vương tước …... Trí thiên chi thảo, Sư tắc hữu danh!”.

2). Có một vài chữ chép khác với tờ Chiếu thư trong “Vương Lâm Xuyên Toàn Tập” trên đây - và ngoài ra còn nhiều hơn vài câu:  

- Toàn Tập: “suất chúng tự qui, tước lc thưởng tứ”.

- Ký Văn: “suất chúng tự qui, chấp lỗ hiến công, bt thân tr thun, tước thưởng tứ dữ”.

3). Chiếu thư ghi lại trong “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” nhìn chung không khác mấy với Chiếu thư thấy trong “Toàn Tập”. Câu đầu tiên hết thảy: “Sắc Giao Châu quản nội khê động quân dân, quan lại đẳng.” - Trường Biên” không có câu này].

(2). Quan chế.

Ở phần CHÚ-THÍCH của CHƯƠNG V (BANG-GIAO LÝ TỐNG), Chú thích 3), trang 148, có một đoạn ông Hoàng Xuân Hãn viết về một số chức, tước phong cho vua Lý như sau:

          “Mỗi lúc sứ ta sang Tống, hay ở Tống có việc khánh hỉ gì, thì vua Tống gia-phong cho vua Lý, gia-phong hoặc bằng thêm mỹ-tự, hoặc thêm thực-ấp. Còn gia-phong chức tước thì thường theo thứ tự sau:

          ĐỒNG BÌNH-CHƯƠNG SỰ, nghĩa là cùng bàn vic nước.

          ĐỒNG TRUNG-THƯ MÔN-HẠ BÌNH-CHƯƠNG SỰ (Trung-thư là mt ti thảo các chiếu chỉ cho vua; môn-h bình-chương-s là bàn vic nước với vua). 

          KHAI PHỦ NGHĐỒNG-TAM-TI (được quyền mở phủ ở riêng, cùng tam-ti tức là ti tài-chánh bàn vic nước)”.   

 1). Khi giải thích chức Đồng Bình Chương Snghĩa là cùng bàn vic nước thì thấy ông Hoàng Xuân Hãn hiểu rất lơ mơ về chức quan này.

Ông Hoàng Xuân Hãn không biết rằng Đồng Bình Chương Sdanh xưng giản lược của danh xưng “Đồng Trung Thư / Môn H Bình Chương S”. - danh xưng đầy đủ này  có nghĩa “Cũng như 2 chức Trưởng quan của Trung ThưMôn Hạ” - tức đây là chức cũng như 2 Trưởng quan của Trung Thư và Môn Hạ được xử lý Quốc gia sự vụ.

Thời Triu Tống thì đây là chức Tể tướng.

Có thể thấy, do không hiểu rõ QUAN CHẾ Tống triều cho nên ông Hoàng Xuân Hãn đã phân Đồng Bình Chương SĐồng Trung Thư Môn H Bình Chương S làm 2 chức khác nhau mà giải thích.

Cuối câu, ông viết môn-h bình-chương-s là bàn vic nước với vua.

Coi giải thích ở trên thì thấy ngay giải thích của Hoàng Xuân Hãn chẳng những sai mà câu văn lại ngớ ngẩn - không bàn vic nước với vua thì bàn với ai? 

 2). Lời giải thích Trung-thư là mt ti thảo các chiếu chỉ cho vua cho thấy hiểu biết của ông Hoàng Xuân Hãn về Cơ quan này (Trung Thư) rất phiến diện.

Trước hết, về cấp độ Hành chánh Trung Thư không phải là Ti, và kế đến, chức năng của Trung Thư không phải chỉ là thảo các chiếu chỉ cho vua, chức năng và quyền lực của Cơ quan này lớn hơn nhiều!

 Về Trung Thư thì đã nói ở một đoạn trước, ở đây xin nhắc lại:

Trung Thư Tỉnh được gọi là Đông Phủ, là chỗ Tể Tướng và Trung Thư Lệnh làm việc.

Đông Phủ có trách vụ soạn thảo Chính sách Quốc gia, tuyên bố mệnh lệnh, đưa ra các việc cải cách, bổ nhiệm quan lại.

Cứ đó thì quyền hạn của Trung Thư rất lớn, không như Hoàng Xuân Hãn hiểu lơ mơ.

Trung Thư tức Trung Thư Tỉnhđược gọi giản lược, là 1 trong 3 Cơ quan đầu não của Chính quyền Trung ương đời Tống. 3 Cơ quan này được gọi chung là Tam Tỉnh, gồm có Trung Thư Tỉnh, Môn H Tỉnh, Thưng Thư Tỉnh.

Chức năng của Tam Tỉnh đại khái:

- Trung Thư Tỉnh lập kế hoạch.

Đứng đầu Trung Thư Tỉnh là chức Trung Thư Lnh.

- Môn Hạ Tỉnh duyệt xét, thẩm định Chiếu, Lệnh, thị thực Chương, Tấu…. Và ngoài ra còn có quyền bác khước ý kiến, kiến nghị của các Cơ quan khác. 

Đứng đầu Môn Hạ Tỉnh là chức ThTrung.

- Thượng Thư Tỉnh chấp hành những quyết định của 2 Cơ quan trên.

Đứng đầu Thượng Thư Tỉnh là chức Thưng Thư Lnh.

 3). Sau cùng, khi ghi là “KHAI PHỦ NGHĐỒNG-TAM-TI” ông Hoàng Xuân Hãn đã ghi sai chữ “NGHỊ” (NGHI + dấu Nặng).

Chữ ĐÚNG là chữ NGHI (không có dấu Nặng). NGHI (Bộ Nhân + chữ Nghĩa) ở đây có nghĩa là cử chỉ, dung mo”, là “pháp tắc, lề lối.

Tiếp theo đó là 2 cái sai:

(a). đưc quyền mở phủ ở riêng”.

Khi viết như trên Hoàng Xuân Hãn khiến người đọc nghĩ rằng chức quan này có quyền xây phủ thự để ở, tức như là mt chỗ cư trú. Điều này sai hoàn toàn!

Tiếng Khai Phủ lúc đầu có nghĩa Thành lp phủ thự, t tuyển quan li thuc quyền.

Thời Hán, các chức Thái Phó, Tam Công, Đi Tướng Quân đều có quyền Khai Phủ.

Chuyển qua các triều Ngụy (220 - 265), Tấn (265 - 420) thì các chức quan được quyền lập Phủ riêng ngày càng nhiều, để rồi có danh hiệu Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty, tức căn cứ tiếng Tam Công mà thành lệ. Dưới Tấn triều, phần lớn chức Thích Sử do nắm quyền Tướng Quân mà được quyền Khai Phủ.

Dưới các triều Đường, Tống các Văn thần không nắm giữ chức vụ gì (gọi là Tản quan) ở bậc 1 trong 29 bậc của ngạch Tản quan thì được Khai Phủ. Tản = nhàn h.

 (b). tam-ti tức là ti tài-chánh bàn vic nước”.

Ông Hoàng Xuân Hãn không hiểu Tam Ty nghĩa là gì, cho nên đã giải thích một cách lơ mơ đến vậy! “Tam Ty” tuy đảm trách về tài nguyên thiên nhiên, thuế khóa, nói chung liên quan vấn đề Tài chánh, nhưng không phải là ti tài chánh, như ông hiểu!

Dưới triều Bắc Tống đề cập ở đây thì H Bộ có 3 chức “Diêm Thiết Sứ”, “H B Sứ” và “Đc Chi Sứ”. 3 chức quan này được gọi chung là Tam Ty, có nhiệm vụ trưng thu các thứ thuế thuộc ngành của mình. Chẳng hạn, Diêm Thiết Sứ quản trị tài nguyên của các vùng núi, sông rạch, quan ải, và quân khí…… từ đó tính Thuế các sản phẩm, hàng hóa trong các lãnh vực đã kể.

(Hộ Bộ được thành lập lần đầu tiên ở triều Ngô (222 - 280) thời Tam Quốc (220 - 280).

Các triều Ngụy (220 - 265), Tấn (265 - 420), Nam Bắc triều (420 - 589) gọi là Đạc Chi.

Dưới triều Tùy (581 - 618), năm 583 đổi gọi là Dân Bộ.

Thời Đường do kiêng tên Đường Thái tông (599 - 649; tại vị: 627 - 649) Lý Thế Dân nên đổi lại gọi là Hộ Bộ.

Sau đó, triều Hậu Chu (951 - 960) thời Ngũ Đại (907 - 960) lấy lại tên Dân Bộ.

Sau đó từ Tống triều (960 - 1279) đến Thanh triều (1644 - 1911) thì dùng tiếng Hộ Bộ).

 Càng nói về Quan chế Trung Quốc ông Hoàng Xuân Hãn càng dẫn người đọc tới chỗ sai lạc! Nói khác đi, Hoàng Xuân Hãn rất lơ mơ, lờ mờ về quan chế Trung Quốc!

Về các chức quan thời Tống nói ở đây, và về Quan chế các thời nói chung, tài liệu vốn không hiếm, “Tống Sử” có phần CHÍ, “Văn Hiến Thông Khảo” có phần KHẢO……

(Tham khảo:

- Tống Sử. Qu. CLXI. Chức quan Chí. Chức quan 1.

                    Qu. CLXII. Chức quan Chí. Chức quan 2.

- Văn Hiến Thông Khảo. Qu. XLIX. Chức quan Khảo 3.

                                           Qu. L. Chức quan Khảo 4). 

 (3). Các sự việc khác.

1). Chuyển vận quân lương: Dân phu.

Ở trang 227, ông Hoàng Xuân Hãn viết:

          “Thuyền và xe chỉ dùng được trong nội-địa Tống. Muốn mang qua núi non hiểm-trở đến cõi nước ta thì phải cần tới người hay súc-vật. Từ ngày mồng 1 tháng hai ti chuyển-vận Quảng-tây đã bắt phu rất nhiều. Tại chín huyện thuộc Quế-châu, bắt 8.500 bảo-đinh, 91.200 các hng khác. Bảo-đinh đưc cấp tiền gấp hai những hng kia, vì bảo-đinh có thể dùng làm chiến-binh (Đ. Ho, DL 8-3; TB 273/1a)”.

(CHƯƠNG VIII. TỐNG SỬA-SOẠN PHỤC-THÙ. 5. – CHUYÊN-CHỞ).

 ¸ Những cái sai của Hoàng Xuân Hãn.

- “Tại chín huyện thuộc Quế-châu, bắt 8.500 bảo-đinh, 91.200 các hng khác. Bảo-đinh  đưc cấp tiền gấp hai những hng kia, vì bảo-đinh có thể dùng làm chiến-binh. 

 2 câu trên của ông Hoàng Xuân Hãn vừa dịch thiếu lại vừa sai.

1/. Dịch thiếu và mơ hồ.

~ Nguyên tác nói 91,200 mấy”, Hoàng Xuân Hãn thiếu chữ mấy(hữu cơ).

~ Nói “các hng khác” là các hạng nào? mơ hồ! Điểm này cần nói (dịch) rõ ra.

Coi phần trích dẫn nguyên tác ở sau chúng ta sẽ thấy rõ tại sao cần phải xác định các hạng dân phu.

~ Nói “cấp tiền” là còn thiếu, vì nguyên tác nói là tiền và go (tiền, mễ).

2/. Dịch sai.

Đối chiếu nguyên tác tôi thấy câu “Bảo-đinh đưc cấp tiền gấp hai những hng kia” của   Hoàng Xuân Hãn SAI quá sức tưởng tượng! Câu văn của nguyên tác rất đơn giản, và cú pháp thuộc loại sơ đẳng, vậy mà ông ta cũng không sao dịch cho đúng, dầu là đúng được một mảy thôi! Coi đoạn dịch của tôi ở sau sẽ thấy rõ cái sai này của ông ta!

3/. Suy diễn sai.

~ Câu “vì bảo-đinh có thể dùng làm chiến-binh.” không có trong nguyên tác, đây chỉ là sự suy diễn, thêm thắt, và thêm thắt sai, của Hoàng Xuân Hãn!

Sau đây là nguyên văn đoạn nói về việc dân phu kể trên:

- “Hi Ninh cửu niên.

Nhị nguyệt Đinh Hợi sóc. Quảng Nam Tây lộ Chuyển Vận Sứ Ty ngôn:

~ Thảo phạt Giao Chỉ, sai phu cực chúng, Quế Châu cửu huyện tịch định bảo đinh chỉ bát thiên ngũ bách - phụ bảo cập đơn đinh khách hộ, kỳ cửu vạn nhất thiên nhị bách hữu cơ. Kim dục mỗi sai bảo đinh lưỡng phiên, tức ư ph bảo nhân sai phu nhất phiên các lượng cấp tiền mễ, cập bản Ty sở câu trừu quan viên sai sử, dục vọng dĩ quan tiền kháo thiết ~.

Tòng chi”.

  /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCLXXIII. Thần tông Kỷ  /.

- “Năm thứ 9 Niên hiệu Hi Ninh.

Tháng 2. Mồng 1 ngày Đinh Hợi.

Ty Chuyển Vận Sứ Quảng Tây nói:

~ Số dân phu phục dịch trong việc đánh hỏi tội Giao Chỉ rất đông, số bảo đinh cố định trong Hộ tịch của 9 huyện thuộc Quế Châu chỉ có 8,500 - còn số người phụ giúp vào các đơn đinh thuộc dạng tạm trú cộng tất cả được 91,200 mấy. Nay (Bản Ty) định cứ bảo đinh phc dch làm 2 Phiên thì hạng dân phu phc dch phụ làm 1 Phiên, và tùy   từng trường hợp mà cấp tiền, gạo, và các quan chức bản Ty đề cử để sai sử (dân phu) thì mong được lấy công quỹ mà khao thưởng ~.

Vua chấp thuận theo thỉnh cầu”.

 Cứ như dẫn trên thì thấy nguyên tác không có chỗ nào nói như Hoàng Xuân Hãn nói là hạng “Bảo-đinh đưc cấp tiền gấp hai những hng kia” hết!

Nguyên tác ghi là có tất cả 3 hạng dân phu, và tùy hạng dân phu, tùy phiên phục dịch mà trả công cho họ bằng tiền và gạo, nhưng không nói là bao nhiêu cho mỗi hạng, và nhất là cũng không so sánh “gấp mt”, gấp hai như Hoàng Xuân Hãn dịch sai!  

Ở đây độc giả có thể thấy thật rõ là ông Hoàng Xuân Hãn không hiểu chữ phiên trong các tiếng nh phiên, “nhất phiêncho nên suy đoán đây là những tiếng nói về mức độ trả công cho các hạng dân phu!

Chữ PHIÊN ở đây là “phiên” làm việc, như phiên trc, phiên gác- hoặc nói rõ hơn là lần, là lượt mà một người, hay một nhóm người phải làm một việc gì đó… và theo 1 chu kỳ nào đó, như ta thường nói tới phiên tôi - tức đến lưt tôi; chữ PHIÊN này tức chữ phiên trong tiếng luân phiên.

 2). Y dược cho quân binh Tống triều trong Chiến dịch đánh An Nam.

Ở trang 229, ông Hoàng Xuân Hãn viết:

- “Ngay ban đầu khi nghe Khâm, Liêm bị mất vua Tống sai viện-binh xuống Ung-châu, mà đã chiếu cho hàn-lâm y-quan-vin chn 57 bài thuốc tr lam-chướng; và sai sở hp-dưc chế thành tễ, rồi mang theo quân (23-12 năm Ất-mão, DL 31-1-1076; TB 271/13b)”. 

 Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” chép việc tháng 12 năm Ất Mão (1075):

- “Hi Ninh bát niên.

Thập nhị nguyệt Kỷ Sửu……

          /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCLXXI. Thần tông  /.

- “Năm thứ 8 Niên hiệu Hi Ninh.

Tháng 12, mồng 1 ngày Kỷ Sửu……”.

 Từ ngày Kỷ Sửu tính lần tới, ngày “23-12 năm Ất-mão” là ngày Tân Hi.

Coi những ghi chép trong ngày Tân Hi của bộ Sử thư trên thì không thấy câu nào hay đoạn nào chép là Tống Thần tông ra “chiếu cho hàn-lâm y-quan-viện chn 57 bài thuốc tr lam-chướng; và sai sở hp-dưc chế thành tễ, rồi mang theo quân”.

Tờ chiếu lệnh cho Y Quan điều chế thuốc trị lam chướng ban hành ngày Kỷ Du:

-Kỷ Du……

~ Hựu chiếu “Hàn Lâm Y Quan Viện” tuyển trị lam chướng dược phương ngũ thập thất chủng, hạ hp dưc sở tu chế”.

-Ngày Kỷ Du……

~ Lại ra chiếu thư cho “Hàn Lâm Y Quan Viện” chọn những Phương thuốc trị các bệnh khí độcvùng rừng núi, được 57 phương, đưa xuống chỗ phối dưc điều chế. ~”. 

  Ngày mồng 1 tháng 12ngày Kỷ Sửu, tính lần xuống, ngày Kỷ Du ghi ở đoạn trên là ngày 21 tháng 12.

Và, không phải chỉ ở đây mà ở khá nhiều chỗ trong cuốn “Lý Thường-Kiệt” tôi bắt gặp ông Hoàng Xuân Hãn sai về ngày tháng như vậy! 

 Và rồi, không có 1 SỞ nào gọi là sở hp-dưc, cũng như nguyên tác không chép việc sai sở hp-dưc chế thuốc thành tễ như Hoàng Xuân Hãn hiểu sai, dịch thêm thắt!

2 chữ hp dưc ở đây chỉ giản dị có nghĩa là phối hp dưc liu, và chữ SỞ cũng chỉ giản dị có nghĩa là nơi, chỗ, không chỉ một NHA, SỞ nào hết!  

Sau cùng, ông Hoàng Xuân Hãn viết:

-chiếu cho hàn-lâm y-quan-vin chn 57 bài thuốc trị lam-chướng; và sai sở hp-dưc chế thành tễ, rồi mang theo quân”.

 Các BỆNH gọi là Lam Chướng” nói trong “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” tức chỉ các bệnh Trung Y gọi chung là chướng ngưc do khí nóng ẩm ở vùng Lãnh Nam gây ra. Chướng ngưc có 2 loại “Nhit chướng” và “Lãnh chướng”.

Các triệu chứng lúc bệnh phát gồm có: Thần thức hôn mê, miệng nói lảm nhảm, hoặc giọng nói khản đặc, không phát thành lời. (Tham khảo: Giản Minh Trung Y Từ Điển).

(Tạ Quan (1880 - 1950) nói những người không hp thủy thổ đa số mắc chứng này.

Ngoài ra, người bệnh hoặc phát sốt, hoặc phát lnh, thân thể nng nề.

TRLIU: Chính Khí Tán, hoặc Tiểu Sài Hồ Thang gia 2 vị đại hoàng, mộc hương). 

Tham khảo: Trung Quốc Y Học Đại Từ Điển”, điều mục Chướng ngược, tr. 4140).  

 TRLIU: Tùy Nhit chướng hay Lãnh chướng mà việc trị liệu có khác.

Trị Nhit chướng” chủ yếu hạ nhiệt (tả nhiệt), không để cơ thể mất nước (bảo tân).

c dng: Thanh Chướng THANG (thuốc NƯỚC trừ chướng khí), Tử Tuyết Đơn.

Phương thuốc “Thanh Chướng THANGgồm các vị:

- Thanh cảo, sài hồ, phục linh, tri mẫu, bán hạ, hoàng cầm, thường sơn, trúc như, trần , hoàng liên, chỉ thực, và Ích Khí TÁN.

Phương thuốcTử Tuyết Đơngồm các vị:

- Thạch cao, hàn thủy thạch, từ thạch, hoạt thạch, Tê giác, linh dương giác, thanh mộc hương, trầm hương, huyền sâm, thăng ma, cam thảo, đinh hương, phác tiêu, tiêu thạch, xạ hương, chu sa.

Trị Lãnh chướng thì chủ yếu trừ uế, khai thông KHÍ tắc nghẽn, hóa giải trọc khí.

c dng: Bất Hoán Kim Chính Khí TÁN.

Theo sách Thái Bình Hu Dân Hòa Tể Cc Phương (gọi tắt là Hòa Tể Cc Phương”) phương thuốc TÁN kể trên gồm các vị:

- Thương truật, trần bì, hậu phác, hoắc hương, cam thảo, cùng với Gia VPhương, và Tô Hp Hương HOÀN.

(Phần trị liệu chứng “Ngưc Chướng” trên đây, tham khảo:   

“Giản Minh Trung Y Từ Điển”, các điều mục và trang số [trong ngoặc]:

~ Chướng ngược [982] / Tử Tuyết Đơn [848] / Bất Hoán Kim Chính Khí Tán [129]).

  

Cứ như ông Hoàng Xuân Hãn dịch “thêm thắt”, suy đoán thì thuốc trị bệnh lam chướng do Hàn Lâm Y Quan Vin điều chế chỉ là thuốc VIÊN, mà ông gọi là thuốc tễ.

Trong tiếng Việt chúng ta thường gọi thuốc Trung Y có dạng ViênTể, không rõ ông Hoàng Xuân Hãn có hiểu thuốc tễ theo cách hiểu này không?  

Nếu ông hiểu theo cách người Việt thì qua những gì đã dẫn trên những c phương trị các bịnh ở các vùng sơn lam chướng khí không chỉ gồm thuốc Viên (Hoàn), mà còn có các dạng Tán, tức thuốc Bột – và Thang, tức thuốc ở dạng Lỏng.  

Trung Y phân biệt rất rõ ràng những danh xưng như Tể, như Đơn…… 

Tạ Quan (1880 - 1950) trong “Trung Quốc Y Học Đại Từ Điển” giải nghĩa tiếng TỂ:

- “[Tể]. Dược chi kinh đa chủng phối hợp giả dã”.

- “[Tể]. Thuốc được điều chế từ sự phối hợp nhiều thứ dược liệu mà thành”.

[Chữ TỂ như vậy chỉ chung các dạng thuốc, như người Trung Hoa thường nói DƯỢC TỂ].

 Bộ “Giản Minh Trung Y Từ Điển” giảng nghĩa chữ ĐƠN như sau:

-ĐƠN. Y PHƯƠNG tinh chế đích THÀNH DƯỢC, nhất ban vi PHẤN MẠT trạng, hoặc KHỎA LẬP trạng”.

-ĐƠN. THUỐC được tinh chế theo (các) PHƯƠNG THỨC PHỐI DƯC, nói chung là những thứ thuốc có dạng BỘT VỤN, hoặc dạng VIÊN”.

 

Về phương diện NI KHOA, Trung y dược được bào chế theo một số dạng, mỗi dạng cho 1 cách trị liệu, tùy mức độ nặng / nhẹ, tùy tính chất cấp tính / mạn tính của bệnh.

Về Đông y, chúng ta thường nghe Cao, Đơn, Hoàn, Tán, nghe nói Thuốc Thang”.

Cao là thuốc được chế ở dạng đặc, dùng thoa ngoài da.

Đơn chỉ các thứ thuốc hoặc dạng bột hoặc dạng viên.

Hoàn là thuốc viên, và chuyên chỉ thuốc viên.

Tán là thuốc dạng bột.

Thang là thuốc nước.

Mỗi dạng có công dụng riêng, tùy dược tính, tùy bệnh trạng, cùng một thứ thuốc mà có lúc chế dạng này, có lúc chế dạng khác.

 Lý Thời Trân (1518 - 1593), danh y đời Minh (1368 - 1644), cho biết về công dụng của các dạng thuốc như sau:

~ “Cảo viết: Thang giả đãng dã, khứ đại bệnh dụng chi; Tán giả tản dã, khứ cấp bệnh dụng chi; Hoàn giả hoãn dã, thư hoãn nhi trị chi dã”.

                                 /  Bản Thảo Cương Mục. Qu. I. Tự Lệ - Thượng  /.

~ “(Ông) Cảo nói: Thang hàm ý rửa sạch, trị bệnh nặng thì dùng dạng thuốc này; Tản hàm ý phân tán, trị bịnh cấp tính thì dùng dạng thuốc này; Hoàn hàm ý thư thả, (tức) thư thảđiều trị”.

[Chú thích.

+ Ông Cảo tức chỉ Lý Cảo (1180 - 1251), Y học gia trứ danh đời Kim, là một trong  4 Y học gia kiệt xuất trong khoảng Kim triều (1115 - 1234) / Nguyên triều (1279 - 1368) mà Y giới gọi chung là “Kim / Nguyên Tứ Đi Gia” (4 Y học gia lớn 2 triều Kim / Nguyên):

Lưu Hoàn Tố (~ 1120 - 1200), Trương Tòng Chính (~ 1156 - 1228), Lý Cảo (1180 - 1251), thuộc Kim triều, và Chu Chấn Hanh (1282 - 1358) thuộc Nguyên triều.

+ Chữ “Thang” chuyển âm từ tiếng “Đãng” nghĩa là “Rửa sạch”.

+ Chữ “Tản” lấy nghĩa từ tiếng “Tán” nghĩa là “làm tản mất”.

Tiếng này đúng phải đọc là “tản” [tan + dấu hỏi] - “thuốc tản”, nhưng do thói quen đọc sai mà lâu dần thành “tán” [tan + dấu sắc] - “thuốc tán”.

Tản / Tán, Hán tự cùng 1 chữ nhưng phân ra 2 âm đọc khác nhau, nghĩa do đó cũng khác đi.

+ Chữ “Hoàn” chuyển âm, chuyển nghĩa từ chữ “Hoãn” là “Thư thả, từ từ”]. 

                        (III). Sử liệu.

 

Trong Mục “DẪN” ở phần đầu sách, là Mục liệt kê, giới thiệu những tài liệu tham khảo  của Trung Quốc, ông Hoàng Xuân Hãn có đoạn viết:

          “4) Những việc xảy ra ở biên thùy Tống Lý rất lớn, nên các danh gia đời Tống từng đã nói đến trong các ký tải của họ. Nay ta còn lượm lặt một ít trong các Tống thư. Như Tốc-thủy Kỷ văn của Tư Mã Quang, Mộng-khê bút đàm của Thẩm Hot, Đông-Hiên bút lục  của Ngụy Thái, Đàm phố của Tôn Thăng, Nhị Trình di thư của Trình Hạo và Trình Di, Kê-Lc của Trang Xước, Lĩnh-ngoại đại-đáp của Chu Khứ-Phi, Quế-Hải Ngu-Hành chí của Phạm Thành Đại, Tống-hi yếu, vân vân”.

(DẪN. II. – TÀI LIỆU TRUNG QUỐC. Trang 22).

 ¸ Những cái sai:

Ông Hoàng Xuân Hãn viết “Mộng-khê bút đàm của Thẩm Hot.

Sai tên tác giả, tên đúng là Thẩm Quát. Việc này cũng đã nói ở Bài phê bình trước.

Kế đến, ông viết: “Kê-Lc của Trang Xước”.

Ghi thiếu tên tác phẩm, tên đầy đủ của tác phẩm là “Kê Lặc Biên”. 

Sau nữa, khi gch nối giữa 2 chữ Tốnghi trong tiếng “Tống-hi yếu” thì cũng không rõ ông Hoàng Xuân Hãn có hiểu tiếng Hi Yếu nghĩa là gì hay không?

Hi yếu là loại sách phân Môn, biệt Loi mà ghi chép chế độ điển chương, Lễ, Nhạc và cố sự của một triều đại, chẳng hạn Đường Hi Yếu, Ngũ Đi Hi Yếu…… 

Do đó, nếu phải gạch nối thì phải gạch nối giữa 2 chữ HiYếu: HỘI-YẾU.

Ghi chép trong các Bộ “Hội Yếu” là những tập lục từ Chính sử của triều đại nghiên cứu và từ các Sử thư, nói chung là Thư tịch, có những ghi chép liên quan triều đại này.

Tóm lại, Hi Yếu, như tên gọi, là 1 tp lc những ghi chép quan trng về các đnh chế của mt triều đi. 

Những tài liệu ghi chép về thời kỳ Bắc Tống (960 - 1127), là thời kỳ nói ở đây, dĩ nhiên không chỉ chừng đó! Ngoài Chính Sử, còn những bộ Địa chí (tức sách chép Địa lý) cũng như những tập gọi là Bút ký của học giả, danh nhân…. Trong Sử liệu thời kỳ này có những Bộ quan trọng nhưng Hoàng Xuân Hãn không có. Ngoài ra, có những Bộ tuy ông liệt kê nhưng không thực sự đọc, chỉ dẫn lại từ Sách khác, chẳng hạn:

- Tộc Thủy Ký Văn. Tư Mã Quang (1019 - 1086).

- Mộng Khê Bút Đàm. Thẩm Quát (1031 - 1095).

- Đông Hiên Bút Lục. Ngụy Thái (? - ?) thời Bắc Tống.

- Thiết Vi Sơn Tùng Đàm. Thái Thao (? - ?) cuối thời Bắc Tống, đầu thời Nam Tống.  

Tác phẩm này ông Hoàng Xuân Hãn vì không biết, chỉ dẫn lại theo Sách khác, cho nên đã ghi tên không đầy đủ là “Tùng Đàm”.

- Quế Hải Ngu Hành Chí. Phạm Thành Đại (1126 - 1193).

- Lãnh Ngoại Đại Đáp. Chu Khứ Phi (1135 - 1189). 

- Kê Lặc Biên. Trang Xước (? - ?) thời Nam Tống (1127 - 1279).

Tác phẩm này, như trường hợp “Thiết Vi Sơn Tùng Đàm”, ông Hoàng Xuân Hãn cũng dẫn lại theo Sách khác cho nên ghi tên thiếu là “Kê Lặc”.

Chứng cứ là Hoàng Xuân Hãn nói rằng trong tập Bút ký “Kê Lặc Biên” Trang Xước có chép lại một lá thư của Tôn Thù gởi cho Triều Bổ Chi kể chuyện Tống Thần tông nói về vị trí của huyện Quang Lang của Giao Chỉ ở đâu…… (Coi ở một đoạn sau).

 + Nếu có những Tập gọi là “Sử liu Bút ký” trên đây người ta có thể nhận ra ngay ông  Hoàng Xuân Hãn có, hay không có những Tác phẩm này. Vấn đề này tôi đã nêu rất rõ trong Bài phê bình trước, và trong Bài này.

 Ngoài ra, lại có những Sử thư, những Địa chí, cũng như những Bộ Loại thư trọng yếu thời Triệu Tống mà khi viết về thời kỳ này một người nghiên cứu không thể không có:

- Thái Bình Hoàn Vũ Ký - thường được học giới gọi gọn là “Hoàn Vũ Ký”.

1 bộ Địa lý Tổng chí giá trị khoảng sơ kỳ triều Bắc Tống.

Nhạc Sử (930 - 1007) biên soạn.

- Nguyên Phong Cửu Vực Chí - thường được gọi tắt là “Cửu Vực Chí”.  

+ Khởi biên từ năm thứ 8 Niên hiệu Hi Ninh (1068 - 1077) - năm 1075, và hoàn tất vào năm thứ 3 Niên hiệu Nguyên Phong (1078 - 1085) - năm 1083, thời Tống Thần tông.

Vương Tồn (1023 - 1101) chủ biên - với Tăng Triệu (1047 - 1107) và Lý Đức Sô (? - ?) đồng biên soạn.

- Vũ Kinh Tổng Yếu.

Đinh Độ (990 - 1053) và Tăng Công Lượng (998 - 1078) soạn.

Sách này ngoài vấn đề Quân sự, như Binh thư, trận pháp, chiến pháp, quân khí…. còn một số tự thuật về Địa lý các vùng giáp biên của Giao Chỉ và triều Bắc Tống.

- Thái Bình Ngự Lãm - thường được gọi tắt là “Ngự Lãm”.

Lý Phưởng (925 - 996) và một nhóm đình thần biên soạn.

 Ngoài ra còn một số tập Bút ký thời Tống có một vài điều liên quan Giao Chỉ, như:

- Thiệu Thị Văn Kiến Lục. Thiệu Bá Ôn (1056 - 1134) thời Bắc Tống.

Ông quê ở Hà Nam nên hậu thế ghi tựa là Hà Nam Thiệu Thị Văn Kiến Lục. 

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1997 / 2.

[Thiệu Bá Ôn là con của Triết học gia Thiệu Ung (Khang Tiết: 1011 - 1077)].

- Tục Tương Sơn Dã Lục.  (Còn gọi Ngọc Hồ Dã Sử).

Thích (Tỳ kheo) Văn Oanh (? - ?) thời Bắc Tống.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1997 / 2.  

- Chư Phiên Chí. Triệu Nhữ Quát (1170 - 1231) thời Nam Tống.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2000 / Sơ. 

- Hạc Lâm Ngọc Lộ. La Đại Kinh (~1195 - ~1252) thời Nam Tống.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1983 / Sơ.

- Tề Đông Dã Ngữ. Chu Mật (1232 - 1298) cuối thời Nam Tống.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1983 / Sơ.

 Tiếp đến, Mục III, giới thiệu “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” và tác giả của Bộ Sử thư này, ông Hoàng Xuân Hãn có đoạn viết:

          “Những văn-tự Lý Đào dùng có Thc-lc của các đời vua Tống tức là theo công văn, giao cho sử-quán chép, Thời Chính-lc, Nht-lc tức là lc chép lời nói, vic làm của vua, do viện Thời-chính, Nht-lc ở cnh vua chép hằng ngày ghi những cử chỉ, tư tưởng riêng vua. Hai loại này rất quí mà nay không còn đủ hay đã mất”.

(DẪN. III. – TỤC TƯ-TRỊ THÔNG-GIÁM TRƯỜNG-BIÊN. Trang 23).

 Hoàng Xuân Hãn hiểu sai, dùng sai, và giải thích sai lạc danh từ chuyên môn Sử học. 

Trước hết, Thc Lc là 1 thể tài của Biên niên sử, ghi chép những sự kiện quan trọng của một triều vua, không là những ghi chép theo công vănnhư Hoàng Xuân Hãn nói! 

Tiếp đến, không có những cái gọi là Thời Chính-lc, Nht-lc như ông nói.

Danh từ chính xác là Thời Chính Ký, hay Thời Chính Kỷ, và Nht Lch; việc này đã nói ở đoạn trước. (Xin coi phần nói về Thời Chính Kỷở một đoạn trước).

Và rồi khi nói Thời Chính-lc, Nht-lc tức là lục chép lời nói, vic làm của vua thì lại rõ thêm Hoàng Xuân Hãn không hiểu nội dung của Thời Chính Kỷ, Nht Lch là gì?

Những ghi chép về lời nói, việc làm (ngôn, hành) của hoàng đế thời trước, nói chung là ghi chép lúc hoạt động, cũng như lúc nghỉ ngơi của hoàng đế, tóm lại là các động, tĩnh  gọi là đi, đứng, ngồi, nằm - mà Phật giáo gọi là hành, trú, ta, nga - được ghi theo một thể văn gọi là Khởi cư chú. Các đời Đường, Tống Cơ quan Môn H Tỉnh có chức Khởi Cư Lang, Cơ quan Trung Thư Tỉnh có chức Khởi Cư Xá Nhân, là các chức quan kề cận vua để ghi chép ngôn ngữ, cử động của vua. Lúc vua lâm triều nghị sự thì chức Khởi Cư Lang đứng bên trái vua, chức Khởi Cư Xá Nhân đứng bên phải ghi chép.

Những ghi chép của 2 chức này được gọi là Khởi Cư Chú. Cuối năm 2 chức này giao những ghi chép của mình cho bên Sử quán để lưu trữ.

Chữ KHỞIđứng lên, hàm ý hot đng - Chữ nghĩa gốc là NGỒI, từ gốc mà sinh các nghĩa yên nghỉ, dừng li, - tự tên gọi đã nói lên nội dung của thể văn. 

 Tiếp đến, Tống triều không có mt cơ quan nào gọi là vin Thời-chính, Nht-lc, như Hoàng Xuân Hãn ghi ở trên, theo một sự suy đoán thiếu kiến thức Sử học!

 Sau hết, như đã nói ở một đoạn trước, trong Phần nói về Sử liệu (III) này, trong những tài liệu tham khảo ông Hoàng Xuân Hãn liệt kê trong phần “DẪN” có những Tác phẩm ông không có, ông chỉ trích dẫn từ sách khác. Lấy một thí dụ:

trang 286 ông Hoàng Xuân Hãn viết:

          “Vậy Quách Quì sai quân tiến tới huyện Quang-lang. Quân Lý chặn ở ải Quyết-lý.  Đó là tiền-quân của phò-mã Thân Cảnh-Phúc. Quân Lý đem voi chống lại. Quì sai Yên Đạt (TB 284/4a), Trương Thế-Củ tiến đánh (TB 279/11/a). Tu Kỷ đi tiền phong. Tu Kỷ đưa quân đi lén tới, giết được 66 quân ta (TB 284/4a). Nhưng bị voi cản đường, quân Tống không thể tiến. Quì sai quân cung tiễn-thủ lấy nỏ bắn vào voi. Lại sai lấy mã tấu chém vòi voi. Voi sợ, quay chạy, dẫm xéo lên quân Lý. Quân Lý tan vỡ. Quyết-Lý mất. Quân Tống tràn đến huyện Quang-lang (TB 279/12b)”. 

           Sách Quế-hải chí (theo lời SK, nhưng sách QHNHC không chép) kể chuyện rằng:  Viên tri-châu Quang-lang là phò mã, b thua, bèn trốn vào trong bụi cỏ. Thấy quân Tống đi lẻ loi thì ra giết chết, hoặc bắt về cht ra ăn. Người ta cho là một vị thiên-thần”.

(CHƯƠNG X. XÂM-LĂNG ĐẠI-VIỆT. 8. - TRẬN BIÊN-THÙY: QUYẾT-LÝ, MÔN, TÔ-MẬU).

 QHNHC, tức “Quế Hải Ngu Hành Chí” của Phạm Thành Đại (1126 - 1193) viết tắt - và cuốn “Sách Quế-hải chí” Hoàng Xuân Hãn nói đây tức “Quế Hải Ngu Hành Chí” được gọi gọn, bởi không biết điều này cho nên ông đã viết một câu mâu thuẫn mà không hay là Sách Quế-hải chí (theo lời SK, nhưng sách QHNHC không chép)”, “1 câu chuyn mà 1 cuốn sách vừa kể vừa không kể”!

Ông Hoàng Xuân Hãn chỉ dẫn lại sách khác (sách SK, như ông nói), và rồi, vì không có cuốn “Quế Hải Ngu Hành Chí” trong tay ông mới viết mâu thuẫn như trên!

Không chỉ riêng trường hợp “Quế Hải Ngu Hành Chí”, Thư tịch cổ Trung Quốc thường được gọi tắt, đây là điều không thể không biết. Chẳng hạn:

-Thuyết Văn Giải Tự” gọi tắt là “Thuyết Văn”.

-Kinh Điển Thích Văn” gọi tắt là “Thích Văn”.

-Thái Bình Ng Lãm” gọi tắt là “Ng Lãm”.

-Văn Hiến Thông Khảo” gọi tắt là “Thông Khảo”.

Cho nên, có những lúc dẫn lại 1 sách dẫn lại 1 sách khác có thể đưa tới sai lầm.

Tóm lại, trích dẫn từ tài liệu gốcmột việc đáng mong muốn hơn hết, một vic làm mà bất cứ người nghiên cứu đúng nghĩa nào cũng phải làm.

SK là “Đại-Việt sử ký” (Nguyễn Tây sơn) viết tắt.  

Sau đây là nguyên văn câu chuyện kể trong tập “Quế Hải Ngu Hành Chí”:

- “……… Bát niên toại nhập khấu, hãm Ung, Khâm, Liêm tam Châu. Triều đình mệnh Quách Quì đẳng thảo chi; tặc khu tượng cự chiến, quan quân dĩ đại đao trảm tượng tỵ, tượng bôn khước, tự nhu kỳ đồ; đại binh thừa chi, tặc hội, thừa thắng bạt Quang Lang huyện. Tri huyện, Giao chủ chi tế, đào phục thảo gian khuy kiến vương sư hoạch tặc tí thực chi, dĩ vi thiên thần, qui báo kỳ chủ, viết:

~ Cẩu khả đào mệnh, tử tôn vật phạm đại triều! ~”.

                                                  /  Quế Hải Ngu Hành Chí. Chí Man. 4  /.

- “……… Năm thứ 8 thì vào cướp phá, hạ được 3 Châu Ung, Khâm, Liêm. Triều đình lệnh cho nhóm Quách Quì đem quân hỏi tội; giặc xua voi ra đánh chống lại, quan quân dùng đại đao chém vào vòi voi, voi chạy lui, dày đạp chính phe mình; đại quân thừa đó tiến lên, thừa thắng hạ được huyện Quang Lang. Tri huyện Quang Lang là con rể của vua Giao Chỉ, chạy trốn trong bụi cỏ, len lén dòm ra thấy quân triều đình bắt được giặc chặt lấy tay ăn thì cho là thiên thần, chạy về báo cho vua mình, nói:

~ Nếu thoát chết, con cháu chớ đụng tới đại triều! ~”.

[Phụ chú.

Bát niên. Năm thứ 8 đây chỉ năm thứ 8 Niên hiệu Hi Ninh (1068 - 1077) triều Tống Thần tông].

 BộĐi-Vit sử ký” chắc chắn đã chép lại, và hơn thế nữa, còn sửa lại câu chuyện của Tập “Quế Hải Ngu Hành Chí”.

 Tiếp đến là tập Bút ký “Kê Lặc Biên” của Trang Xước (? - ?) thời Nam Tống.

Ông Hoàng Xuân Hãn viết:

          “Ngày đầu năm Đinh-tị (1077), vua Tống Thần-tông nóng lòng, phán rằng: “Triều-đình muốn biết sự động-tĩnh của quân An-nam hành-doanh từng ngày một. Vậy sai Chu Ốc, hiện sung chức quyền-phát ở Ung-châu, phải tâu về hằng ngày. Phu mang điệp, sẽ dùng thứ bài dài đặc biệt, viết chữ lớn để xa trông rõ, đề chữ Khu mật-cấp-tốc văn-tự (văn-t cấp-tốc của b quốc-phòng), và phải chy qua các trm không phải dừng.” Nhờ vậy vua  Thần-tông theo-dõi đại-quân tiến hằng ngày. 

          Vua rất quan-tâm đến việc này, cho nên luôn luôn xem địa-đồ và trình-lục rất kỹ-lưỡng. Lúc Quách Quì tâu về báo rằng đại-quân đã đến Quang-lang, vua Tống mừng; nói cho các quan biết. Nhưng các cận thần không biết Quang-lang ở đâu. “Vua bèn giảng cho biết từ Quang-lang đến chỗ này 50 dặm là đường gần (có lẽ là đường ải Chi-lăng), đến chỗ kia 100 dặm là đường xa (có lẽ là đường quanh trong núi). Vua chỉ chỗ hiểm, chỗ bằng, lối quanh, lối thẳng, thuộc như đếm mấy ngón tay” (Theo lời Tôn-Thù gửi cho Triều Bổ-Chi,  chép trong sách Kê-lặc)”.

(CHƯƠNG XI. HÒA VÀ HÒA-BÌNH. 7. - GIẢNG-HÒA. Tr. 308, 309).

 Tôi đọc suốt tập Bút ký “Kê Lặc Biên” thì không thấy Lá Thư mà ông Hoàng Xuân Hãn nói là Theo lời Tôn-Thù gửi cho Triều Bổ-Chi, chép trong sách Kê-lc ở đâu hết!

Và như vậy, chắc chắn là ông Hoàng Xuân Hãn không có tập Bút ký “Kê Lặc Biên”, và   cũng như vậy, chắc chắn ông đã dẫn lại sự việclời Tôn-Thù gửi cho Triều Bổ-Chi đâu đó, từ một cuốn sách nào đó, nhưng ông đã nhớ tên sách không chính xác – hoặc ông Hoàng Xuân Hãn trích dẫn lại theo một tác giả nào đó, một cuốn Sách nào đó – và tác giả này sai, Sách này sai, ông không biết, cứ thế mà chép lại!   

Chuyện trích dẫn lại sai lạc nói ở trên rất thường thấy nơi những người nghiên cứu mà không đọc thẳng ngôn ngữ gốc, ở đây là Hán văn.

 Đoạn trên là 1 đoạn ghi trong “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên”. Coi nguyên tác đoạn này thì thấy Hoàng Xuân Hãn đã sai những điểm rất nng:

1). Chức quyền-phát. 

Trong Quan chế của Trung Quốc ngày trước tuyệt nhiên không có một chức nào gọi là chức quyền-phát như ông Hoàng Xuân Hãn viết.

Trong nguyên tác (dẫn ở sau) ghi là quyền phát khiển:

~ Chữ quyền đứng riêng, chữ này có nghĩa là quyền lc, quyền hành.

Nói chung, có quyền tức có chức, do đó, “quyền” cũng đồng nghĩa với “chức”.

~ 2 chữ phát / khiển đi với nhau. Phát khiển = chuyển giao, gởi đi. 

 2). “Phu mang điệp, sẽ dùng thứ bài dài đặc biệt, viết chữ lớn để xa trông rõ”. 

Hoàng Xuân Hãn nói để xa trông rõ, nhưng không nói rõ trông rõ để làm gì?

Ở phía dưới Hoàng Xuân Hãn viết phải chy qua các trm không phải dừng, và có vẻ ông hiểu là người cầm Thẻ bài viết chữ lớn để các Trạm kiểm soát dọc đường thấy mà không chặn lại xét hỏi. Ở điều mục 3). sẽ nói rõ hơn về việc này.

Thẻ bài viết chữ lớn, ở đây là mấy chữ Công văn cấp tốc của Khu Mật Viện, là để cho dễ thấy để người thấy phải tránh đường, biểu thị đây là văn thư quan trọng!

 3). (văn-t cấp-tốc của b quốc-phòng).

Trước hết, Hoàng Xuân Hãn không hiểu 2 tiếng văn tự” nghĩa là gì cho nên để nguyên chữ làm cho câu văn không có vẻ Việt chút nào!

Từ điển Từ Nguyên giải nghĩa tiếng văn tự” như sau:

- “[Văn tự]. 1. …….

2. Liên trệ nhi thành đích văn chương……

Hựu chỉ án quyển, công văn……”.

- “[Văn tự]. 1. ……

2. Nối kết (chữ lại) thành bài văn……

Cũng chỉ văn kiện, công văn……”.

[Ghi chú. Số 2 ghi trên trong Từ điển Từ Hải tức chỉ nghĩa thứ 2 của tiếng “Văn tự”.

Trong tiếng Việt người ta chỉ nói “Văn t bán nhà”, tức bản khế ước bán nhà, không ai nói các văn bản hành chánh như văn thư, công văn… là “văn tự” như ông Hoàng Xuân Hãn viết cả!].

 

Cho đúng tinh thần tiếng Việt, câu trên phải viết: Công văn cấp tốc của Khu Mt Vin”.

 Kế đến, ông Hoàng Xuân Hãn dịch Cơ quan Khu Mt Vin tương đương với Cơ quan ngày nay là b quốc-phòng thì ông không rõ lắm về chức năng của VIN này!

Cơ quan “Khu Mt Vin” nắm giữ toàn bộ Quân quốc cơ v- bao gồm các việc ban bố mệnh lệnh trong quân, trong thì sắp xếp trực ban của Thị vệ, nội, ngoại Cấm quân, còn ngoài thì quyết định chính sách đồn thú, phòng giữ biên địa, mộ quân, tuyển tướng, và thưởng phạt trong Quân…… tất cả đều nằm trong quyền hạn của VIN này.

Đã nói ở một đoạn trước, Trung Thư TỉnhKhu Mt Vin được gọi là Lưỡng Phủ, là 2 Cơ quan nắm trọn quyền lực Quốc gia. Trung Thư Tỉnh là chỗ làm việc của Tể tướngKhu Mt Vin là nơi làm việc của Khu Mt Sứ. Tể tướng và Khu Mật Sứ quyền hành ngang nhau. Hoặc nói rõ hơn, ngoài quyền lực Quân sự Khu Mật Sứ còn có quyền lực Chính trị nữa! Quyền Chính trị này của Khu Mật Sứ là điểm khác bit rất lớn để có thể coi Khu Mt Vin như Bộ Quốc phòng ngày nay, và Khu Mật Sứ là Bộ trưởng - bởi lẽ trong tổ chức quyền lc Tống triều Tể tướng không có quyền cách chức Khu Mt Sứ.  

Còn Bộ trưởng Quốc phòng ngày nay không có quyền Chính trị, viên Bộ trưởng Bộ này chỉ là một thuộc cấp của Thủ tướng (như Tể tướng thời cổ) trong Nội các. Và chúng ta đều biết trong cơ cấu Chính quyền ngày nay Thủ tướng có quyền cách chức Bộ trưởng Quốc phòng, dễ dàng! Bộ trưởng Quốc phòng, nếu không đồng ý với Thủ tướng vị này chỉ có cách từ chức chứ không thể cãi lệnh Thủ tướng - đây là điểm khác biệt rất lớn về tương quan Tể tướng / Khu Mt Sứ thời cổ - và Thủ tướng / Bộ trưởng Quốc phòng ngày nay. Tôi đã nói qua trước đây:

Sau khi THÀNH UNG CHÂU thất thủ Tống Thần tông muốn triệu tập một buổi họp giữa Đông Phủ (Trung Thư Tỉnh) và Tây Phủ (Khu Mật Viện) tại Thiên Chương Các thì quan Tể tướng Vương An Thạch gạt đi, nói chi bằng chỉ hp bàn ở Đông Phủ thôi, tức có ý kiêng dè bên Khu Mật Viện, kiêng dè vị Khu Mật Sứ.

(Về việc Thần tông định triệu tập cuộc họp này, xin coi bài Phê bình trước). 

 Lại nữa, nếu dịch “Khu Mt Vin” là B Quốc Phòng thì Hoàng Xuân Hãn dịch Binh BộBỘ gì đây? 

Năm thứ 5 Niên hiệu Nguyên Phong (1078 - 1085), năm 1082, lúc sắp cải tổ Quan Chế có người đề nghị bãi Khu Mt Vin, mọi Sự vụ của Viện giao cho Binh Bộ, vua Tống Thần tông lấy lý do định chế của Tổ tông không thể bỏ mà bác bỏ đề nghị này.

(Tham khảo: Tống Sử. Qu. CLXII. Chức Quan Chí. Chức quan 2. Khu Mật Viện).

3). “phải chy qua các trm không phải dừng.

Câu này Hoàng Xuân Hãn dịch lìa xa nguyên tác cả ngàn dặm, bởi một lẽ rất giản dị là ông ta chẳng hiểu nguyên tác nói cái gì!  

Nguyên tác:  

-Đ giác hu, biệt dụng trường Bài đại thư <KHU MT VIN Cấp tốc Văn t>, vô đắc nhp phố”.

-Sau khi Công văn đã niêm phong thì đặc biệt kèm theo một tấm thẻ Bài dài, trên thẻ viết mấy chữ khổ lớn ghi <Công văn Cấp tốc của KHU MT VIN>, (CÔNG VĂN NÀY) không đưc nhp chung với Văn thư gởi qua các trm chuyển văn thư hàng hóa”.    

 Tức “Công văn đệ trình Khu Mật Viện sau khi đã được niêm phong” thì kèm theo đây là tấm thẻ bài có ghi mấy chữ lớn như đã nói để nói lên tính chất quan trọng của văn thư.

Nguyên tác ghi thực rõ là “(Công văn này) không đưc nhp chung với các Văn thư gởi qua các trm chuyển văn thư hàng hóa.

Hoàng Xuân Hãn chẳng hiểu các câu đ giác hu, vô đắc nhp phốnói cái gì, do đó dịch mò mẫm là phải chy qua các trm không phải dừng!

Lại nữa, chữ trm ở đây hàm hồ! Vì trm đây là trạm gì? Trạm kiểm soát? Có vẻ như Hoàng Xuân Hãn muốn nói trạm kiểm soát, xét hỏi kẻ qua người lại! Căn cứ văn ý của ông ta thì như vậy!

 Đối chiếu nguyên tác và phần dịch chính xác của tôi ở trên, có thể thấy ngay:

(a). Hoàng Xuân Hãn vì không hiểu câu đ giác hu nói gì nên bỏ không dịch.

(b). Hoàng Xuân Hãn hoàn toàn không hiểu câu vô đắc nhp phố nói gì?

Như đã dịch ở trên thì rõ, Tống Thần tông ra lệnh: Công văn Cấp tốc của Khu Mt Vin không được đưa vào các Trm chuyển giao văn thư và hàng hóa, gom chung với các Văn thư thường mà gởi đi!   

Trong khi đó, ông Hoàng Xuân Hãn chừng như lại hiểu câu này là kẻ chuyển Công văn cấp tốc không phải dừng ở các “trạm kiểm soát”. Bởi vậy mà ông ta đã dịch một cách sai, lạc cả ngàn dặm như đã thấy: phải chy qua các trm không phải dừng. 

Chữ nhp ở đây là nhp chung vào, chỉ công văn cấp tốc đã nói, Hoàng Xuân Hãn lại hiểu sai là người chuyển công văn không phải vào trm, bởi thế đã dịch rất sai lạc là phải chy qua các trm không phải dừng.

 Ông Hoàng Xuân Hãn không biết một điều là vào thời Triệu Tống (960 - 1279) người ta gọi chung Trạm chuyển giao Văn thư là “Phố”, như “Đ Phố”, “Mã Phố” / hay “Mã Đệ”.

Mã Phố, như tên gọi, là Trạm dùng ngựa để chuyển Văn thư. Thời Tống thì cứ 20 dm đặt 1 Mã Phố.

TRẠM chuyển Công văn, các thời Đông Hán (25 - 220), Đường (618 - 907) được gọi là   Dịch mã, dịch trm, bưu đình, hay ngắn gọn chỉ gọi là DỊCH.   

Vào các thời Hán, Đường cứ mỗi 30 dm thì lập 1 dịch trạm:

- “Dịch mã tam thp lý nhất trí”. - “Dịch trạm mỗi 30 dm lập 1 trạm”.

                           /  Hậu Hán Thư. Chí. Qu. XXIX. Dư phục Chí – Thượng  /.

- “Phàm tam thp lý hữu Dịch”. - “Cứ 30 dm có 1 Dịch trạm”.

                          /  Tân Đường Thư. Qu. XLVI. Bách quan chí 1. Binh Bộ  /.

 

Thời Đường, toàn quốc có tất cả 1,639 dịch trạm:

-Cử thiên hạ tứ phương chi sở đạt vi Dịch thiên lc bách tam thp cửu”.

                           /  Tân Đường Thư. Qu. XLVI. Bách quan chí 1. Binh Bộ  /.                                     - “Các nơi ở bốn phương trong toàn thiên hạ số Dịch trạm là 1,639 Trm”.

 

Cũng “Tân Đường Thư” (Qu. đã dẫn trên) cho biết Đường triều ở vùng sông nước còn thiết lập những Trạm Thủy dịch, dùng ghe, thuyền chuyển Văn thư.

 Dịch trạm thời Triệu Tống (960 - 1279) thì phức tạp hơn, có nhiều loại Trạm, với nhiều tên gọi khác nhau, tùy khoảng cách xa / gần: 

~ 10 dặm thì có Lư (nhà), 30 dặm có Túc (ở, như nói “tá túc”), 50 dặm có Thị (chợ), và 20 dặm thì đặt Mã Phố, 60 dặm thì lập Dịch.

(Tham khảo: Sự Vật Kỷ Nguyên. Qu. VII. Khố Vụ Chức Cục BỘ 34. Dịch).

 Dịch trạm thời trước còn là nơi dừng lại nghỉ ngơi, ăn uống cho quan chức trên đường công tác xa – hoặc ở giây lát, hoặc ở vài ba ngày.

Ngoài ra, Dịch trạm còn là chỗ thu thuế.  

 ¸ Độ dài (Trường độ) các thời:

~ 1 dặm (lý) thời Đông Hán = 0.4275 km. 

~ 1 dặm (lý) thời Đường = 0.5598 km.

~ 1 dặm (lý) thời Triệu Tống = 0.55296 km. 

Thẩm Quát (1031 - 1095) cho biết các mức độ nhanh gấp của việc chuyển văn thư:

- “Dịch truyền cựu nhật hữu tam đẳng, viết: B đệ, Mã đệ, Cấp cước đệ. Cấp cước đtối cứ, nhật hành tứ bách lý, duy quân hưng tắc dụng chi.

Hi Ninh trung hựu hữu “Kim t bài cấp cước đệ”, như cổ chi vũ hịch dã! Dĩ mộc bài chu tất hoàng kim tự, quang minh huyễn mục, quá như phi điện, vọng chi giả vô bất tị lộ - nhật hành ngũ bách dư lý. Hữu quân tiền cơ tốc xứ phân, tắc tự Ngự tiền phát hạ, Tam Tỉnh, Khu Mật Viện mạc đắc dự dã!”.

                       /  Mộng Khê Bút Đàm. Qu. XI. Quan Chính 1. Dịch truyền  /.

- “Việc chuyển văn thư thời trước có 3 cấp là: B đệ, Mã đệ. Cấp cước đệ. (3 cấp này) Cấp cước đệ là nhanh nhất, mỗi ngày đi 400 dặm, chỉ lúc động binh mới dùng cấp này.

Trong khoảng Niên hiệu Hi Ninh lại có cấp “Kim t bài cấp cước đệ”, giống như vũ hịch  thời cổ! Cầm tấm Thẻ bài gỗ sơn đỏ, chữ trên thẻ sắc vàng kim chói ngời chóa mắt, kẻ giao Văn thư vút đi như chớp lóe, thấy Thẻ bài này không ai không tránh đường - mỗi ngày (người chuyển văn thư này) đi hơn 500 dặm. Lúc gặp việc Quân cơ khẩn cấp thì dùng cấp chuyển Văn thư này, và do Vua phát lệnh xuống, (ngay đến) các Cơ quan Tam Tỉnh, Khu Mật Viện, không Cơ quan nào được dùng cấp chuyển văn thư này!”.

[Phụ chú.

Vũ hịch. Còn gọi là Vũ thư. Thời cổ, người ta gắn một cái lông chim () kèm theo bài hịch để biểu thị đây là việc khẩn cấp – lông chim ý nói nhanh như chim bay. 

(Tham khảo: “Sử ký”. Qu. XCIII. [Hàn Vương Tín]. Lư Yển liệt truyện).   

Tam Tỉnh. Tức Trung Thư Tỉnh, Môn Hạ Tỉnh, Thượng Thư Tỉnh, 3 Cơ quan đầu não ở cấp Chính quyền Trung Ương thời Tống. 3 Cơ quan này đã nói ở một đoạn trước, ở đây xin lập lại.

Chức năng của Tam Tỉnh đại khái:

- Trung Thư Tỉnh lập kế hoạch.

Đứng đầu Trung Thư Tỉnh là chức Trung Thư Lnh.

- Môn Hạ Tỉnh duyệt xét, thẩm định Chiếu, Lệnh, thị thực Chương, Tấu... và ngoài ra lại còn có quyền bác khước ý kiến, kiến nghị của các Cơ quan khác.

Đứng đầu Môn Hạ Tỉnh là chức ThTrung.

- Thượng Thư Tỉnh chấp hành những quyết định của 2 Cơ quan trên.

Đứng đầu Thượng Thư Tỉnh là chức Thưng Thư Lnh].

 Căn cứ đoạn văn dẫn trên trong tập Bút ký “Mộng Khê Bút Đàm” có thể suy biết được Tống Thần tông đã dùng lệnh Kim T Bài Cấp Cước Đệ” để chuyển công văn báo cáo  về tình hình hành quân của “An Nam Hành Doanh”.

 Sau đây là đoạn đường từ các Địa khu trọng yếu của Quảng Nam Tây Lộ [Quảng Tây] tới BIỆN KINH (tức ĐÔNG KINH), Kinh Đô của triều Bắc Tống (960 - 1127), để coi việc chuyển Công văn của Kim t bài Cấp cước đệ” về Kinh Sư mất bao nhiêu thời gian.

 (1). QUẾ CHÂU.

Sách “Thái Bình Hoàn Vũ Ký” viết:

-Quế Châu……

Châu cảnh. Đông Tây lục bách lý, Nam Bắc ngũ bách ngũ thập lý.

Tứ chí Bát đáo. Bắc chí Đông Kinh, Lục lộ tam thiên lục bách thất thập cửu lý; Thủy lộ tứ thiên lục bách tam thập lý. Bắc chí Tây kinh, Lục lộ tam thiên tứ bách ngũ lý; Thủy lộ tứ thiên tam bách nhị thập lý”.

         /  Thái Bình Hoàn Vũ Ký. Qu. CLXII. Lãnh Nam Đạo 6. Quế Châu  /.

-Quế Châu.

Địa giới Châu. Từ Đông qua Tây 600 dặm, từ Bắc xuống Nam 550 dặm.

Đi các nơi. Đi về Bắc tới Đông Kinh, đường Bộ là 3,679 dặm; đường Thủy 4,630 dặm.  Đi về phía Bắc tới Tây Kinh, đường  Bộ là 3,405 dặm; đường Thủy 4,320 dặm”.

 (2). UNG CHÂU.

Sau đó 4 Quyển, “Thái Bình Hoàn Vũ Ký” chép:

-Ung Châu……

Châu cảnh. Đông Tây bát bách bát thập lý, Nam Bắc tam bách thất lý.

Tứ chí Bát đáo. Bắc chí Đông Kinh ngũ thiên lý. Bắc chí Tây Kinh ngũ thiên tam bách nhị thập thất lý”.

                       /  Thái Bình Hoàn Vũ Ký. Qu. CLXVI. Lãnh Nam Đạo 10. Ung Châu  /.             

-Ung Châu……

Địa giới Châu. Từ Đông qua Tây 880 dặm, từ Bắc xuống Nam 307 dặm.

Đi các nơi. Đi lên Bắc tới Đông Kinh 5,000 dặm. Đi lên Bắc tới Tây Kinh 5,327 dặm”.

 Những khoảng cách kể trên là khoảng cách tính theo thc tế đường xá.

Đã biết, 1 dặm thời Tống = 0.55296 km, và Cấp chuyển giao Công văn nhanh nhất là Cấp “Kim Tự Bài Cấp Cước Đệ”, mỗi ngày đi hơn 500 dặm, cứ đây mà tính:

Quế Châu – Đông Kinh đi mất trên dưới 7 ngày: (3,679 dặm x 0.55296 km) ¸ 500.

Ung Châu – Đông Kinh đi khoảng trên dưới 10 ngày: (5,000 dặm x 0.55296 km) ¸ 500.

 Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” viết về lệnh trên của Thần tông như sau:

- “Hi Ninh thập niên.

Xuân. Chinh nguyệt Nhâm Tý sóc……

Thượng phê:

~ An Nam Hành Doanh quân tiền động tĩnh, triều đình dục nhật tri chi, khả lệnh quyền phát khiển Ung Châu sự Chu Ốc nhật cụ dĩ văn. Đ giác hu, biệt dụng trường bài đại thư “Khu Mt Vin cấp tốc văn tự”, vô đắc nhp phố ~”.

          /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCLXXX. Thần tông  /.

- “Năm thứ 10 Niên hiệu Hi Ninh.

Mùa Xuân. Tháng Giêng, mồng 1 ngày Nhâm Tý……

Vua phê:

~ Tình hình tiến quân của An Nam Hành Doanh triều đình muốn biết mỗi ngày, phải ra lệnh cho chức lo vic chuyển văn thư của Ung châu là Chu Ốc mỗi ngày phải báo cáo đầy đủ. Sau khi Công văn đã niêm phong thì đặc biệt kèm theo 1 tấm thẻ bài dài, trên thẻ viết mấy chữ khổ lớn ghi “Công văn Cấp tốc của Khu Mt Vin”, (CÔNG VĂN NÀY) không đưc nhp chung với Văn thư gởi qua các trm chuyển văn thư và hàng hóa. ~”.     

 + Mt vài chữ cần giải thích trong đon văn dẫn trên của nguyên tác:

1/. Câu “đ giác hu” (“Sau khi Công văn đã niêm phong”).

Chữ ĐỆ nghĩa là gởi đi, chuyển giao, như nói đ trình, ở đây tức chỉ Công văn.

Chữ GIÁC có rất nhiều nghĩa, trong số nghĩa này có vài nghĩa thông thường chúng ta đều biết là sừng thú, là góc, cnh...... , như tê giác, ngưu giác, tam giác……

Ở đây, chữ “GIÁC” có nghĩa mà Từ điển Từ Hải (Hp đính Bản. HC) ghi như sau:

- “[Giác]. 1. ……

14. Công văn nhất phong dịch xưng <nhất giác>”.

- “[Giác]. 1. ……

14. Công văn mt khi đã niêm phong cũng gọi là <nhất giác>”.

[Ghi chú. Số 14 ghi trong Từ điển Từ Hải ở trên tức nghĩa thứ 14 của chữ “GIÁC”].

 

Tức chữ GIÁC ở đây có nghĩa là niêm phong, tức dán kín lại, khằn lại…… ý nói xếp cái GÓC (GIÁC) của MIỆNG phong bì bao Văn thư lại.

 2/. Câu “vô đắc nhp phố”.

Chữ “PHỐ” đây tức “ĐỆ PHỐ”, nghĩa là Trm chuyển Văn thư và hàng hóa đã dịch.

Tập Bút ký “Lãnh Ngoại Đại Đáp” cũng là Tác phẩm được Hoàng Xuân Hãn trưng dẫn một số đoạn về một số vấn đề, như giao dịch, triều cống……

1). Giao dịch.

          “Một nơi quan trọng thuộc trại Vĩnh-bình. Sách LNĐĐ chép: “tri Vĩnh-bình kề Giao-chỉ, chỉ cách bằng mt con sông mà thôi. Phía bắc sông có trạm Giao-chỉ (ở đất Tống).  Phía nam sông có đình Nghi-hòa. Đều là chỗ để buôn bán trao đổi, do chúa trại Vĩnh-bình  cai quản. Người Giao-chỉ đem các vt quí (vì đường b khó chở) như các thứ hương, ngà,  sừng tê, vàng, bạc, tiền đến đổi lấy các thứ vải, vóc. Chỉ có muối là hàng nặng. Muối chỉ  dùng đổi lấy vải thường mà thôi. Muối đóng thành sọt, mỗi st 25 cân. Vải dt ở huyn Vũ-duyên, khổ hp. Có lẽ trạm này là chợ Kỳ-lừa ngày nay”.

(CHƯƠNG V. BANG-GIAO LÝ TỐNG. 2. – GIAO-DỊCH. Tr. 121, 122).

 ¸ Những cái sai của Hoàng Xuân Hãn.

1). tri Vĩnh-bình kề Giao-chỉ, chỉ cách bằng mt con sông mà thôi.

Vĩnh Bình và Giao Chỉ, bên này bên kia chỉ cách nhau một cái khe suối, không phải là một con sông. Cái sai này tôi đã nói trong bài Phê bình trước.

 2). “Phía nam sông có đình Nghi-hòa”.

Tên đúng là Đình Tuyên Hòa, không phải là đình Nghi Hòa. Cái sai này tôi cũng đã nói ở bài Phê bình trước.

 3). “Người Giao-chỉ đem các vt quí (vì đường b khó chở) như các thứ hương, ngà, sừng tê, vàng, bạc, tiền đến đổi lấy các thứ vải, vóc”. 

Nguyên tác: “Phàm lai Vĩnh Bình giả, giai Động lạc Giao nhân, tuân LC nhi lai, SỞ TÊ  tất quí tế, duy DIÊM thô trng”. 

- “Nói chung thì những người tới Vĩnh Bình đều là những dân Giao Chỉ ở các Động, họ theo ĐƯỜNG B mà tới, những THỨ h MANG TỚI đều là những thứ gn nhẹ, chỉ   MUỐI là nng và cồng kềnh”.

 CÂU như các thứ hương, ngà,  sừng tê, vàng, bc, tiền đến đổi lấy các thứ vải, vóc này  không đi liền sau câu trước, mà ở một câu trước nữa, Hoàng Xuân Hãn đã đưa xuống để ráp lại sao cho khớp với cái hiểu, sự suy diễn sai lạc của ông ta.

 ~ Hoàng Xuân Hãn dịch câu sở tê tất quí tếở trên là đem các vt quí thì phải nói là không ngờ ông ta li có thể sai đến thế!

Chữ nghĩa là mang theo, chữ QUÍchung, ưa, thích, chữ TẾnhỏ; tức khi qua Vĩnh Bình người Giao Chỉ rồi thích mang theo những vật nhỏ, gn nhẹ.

Nếu không hiểu câu kể trên, đọc tới câu sau, “duy diêm thô trng”, thì có kém đến mấy một người có trình đ trung bình về Hán văn cũng đoán được ngay câu trước nói gì!

 Kế đến, câu Hoàng Xuân Hãn để trong ngoặc đơn (vì đường b khó chở)chẳng hề có trong nguyên tác; câu này ông Hoàng Xuân Hãn dịch từ câu tuân lc nhi lai - một câu dịch sai quá là sai!

ChữTUÂNnghĩa là theo, thun theo, như nói “tuân lnh”, chữ LCđường bộ”.

Và câu tuân lc nhi lai nghĩa là theo đường b mà tới - một câu hết sức dễ, vậy mà không hiểu làm thế nào Hoàng Xuân Hãn lại dịch thành “(vì đường b khó chở)”?

Câu này Hoàng Xuân Hãn để trong (ngoặc đơn) nhằm giải thích câu trước, thế nhưng xét về mặt tương quan ý nghĩa thì câu đưc giải thích - tức câu đem các vt quí, và câu giải thích liền ở sau - tức câu (vì đường b khó chở), rồi chẳng ăn nhập gì cả!

Đây là chưa nói là câu tuân lc nhi lai đứng liền ngay trước câu sở tê tất quí tế trong bản văn nguyên tác.

 ~ Chính không hiểu câu sở tê tất quí tế nói cái gì cho nên ông Hoàng Xuân Hãn đã đảo lộn thứ tự tự thuật của nguyên tác, lấy một câu ở đoạn trước ráp vào ngay sau câu thành “Người Giao-chỉ đem các vt quí (vì đường b khó chở) như các thứ hương,…” để ráp li cho khớp với cái hiểu sai, CÁI KÉM CỎI của ông ta!

Tóm lại, HIỂU SAI đã là một cái SAI - đảo lộn thứ tự tự thuật của nguyên tác nhằm ráp tất cả lại sao cho khớp cái hiểu sai, suy diễn sai của mình lại là một LẦM LẪN khác!

Phần trích, dịch nguyên tác của tôi ở một đoạn sau sẽ cho thấy những cái sai, lầm này của Hoàng Xuân Hãn - kể cả những cái thiếu sót.

Càng đọc cuốn “Lý Thường-Kiệt” thì càng hụt hẫng, vì thấy ở đâu, chỗ nào trong sách Hoàng Xuân Hãn cũng sai, không nhiều thì ít, và phần lớn là những LỖI khiến người ta phải sững sờ!

Và như vậy, không nói cũng có thể tưởng ra được những sai lầm của Hoàng Xuân Hãn ở lần xuất bản đầu tiên năm 1949 là như thế nào!

 4). Muối đóng thành st, mỗi st 25 cân. Vải dệt ở huyn Vũ-duyên, khổ hp.

(a). Muối đóng thành st”.

Chu Khứ Phi nói người Giao Chỉ đựng muối trong cái LA tới Vĩnh Bình Trại giao dịch.

Từ điển Từ Nguyên giải nghĩa chữ LA như sau:

- “[La]. Trúc khí. Để phương thượng viên, khả tác thành vật hoặc đào mễ chi dụng”.

- “[La]. Dụng cụ đan tre. Đáy vuông, trên tròn, có thể dùng để đựng đồ, hoặc vo gạo”.

 

Chính xác, rõ ràng nhất là ghi chép (và hình vẽ) của Vương Trinh (? - ?), Nông học gia đời Nguyên (1279 - 1368), trong bộ “Đông Lỗ Vương Thị Nông Thư”: 

- “LA. Tích trúc vi chi, thượng viên hạ phương, khiết mễ cốc khí, lượng khả nhất Hộc.

Phương Ngôn: ~ LA sở dĩ chú hc, Trần, Ngụy, Tống, Sở chi gian vị chi hịch; tự Quan nhi Tây vị chi chú cơ. ~, giai LA chi biệt danh dã”.

                /  Đông Lỗ Vương Thị Nông Thư. Nông khí đồ phổ tập 8. LA  /.     

- “LA. Đan lạt tre làm thành, dạng trên tròn dưới vuông, là dụng cụ đựng lúa gạo, dung lượng cũng tới một Hộc.

Tập Phương Ngôn nói: ~ Cái LA dùng để đựng lúa gạo, [và] đong lúa go, ở các vùng Trần, Ngụy, Tống, Sở gọi là cái Hch; từ vùng Quan (Nội) qua các vùng miền Tây gọi là chú cơ. ~, tất cả đều là tên gọi khác của cái LA”.

[Ghi chú. HỘC là dụng cụ lường dung tích, bằng 100 Thăng. 1 Thăng đời Tống = 0.6641 Lít.

Bộ “Phương Ngôn” là 1 sưu tập phương âm các vùng; đây là tác phẩm giá trị về Hán ngữ cổ.

Dương Hùng (53 tr. Cn - 18) cuối triều Tây Hán (206 tr. Cn. 08) soạn.

Chú thích câu “sở dĩ chú hc”, Quách Phác (276 - 324) thời Đông Tấn (317 - 420) viết:

- “Thành mễ cốc tả Hộc trung giả dã”. - “Đựng lúa gạo để đong vào cái Hộc”.

Trần. Nay là vùng phía Đông huyện Khai Phong tỉnh Hà Nam + bắc Hào huyện tỉnh An Huy. Ngụy. Nay là miền Bắc tỉnh Hà Nam + miền Tây nam tỉnh Sơn Tây.

Tống. Hiện nay là huyện Thương Khâu tỉnh Hà Nam.

Sở. Bao gồm các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, An Huy, Giang Tô, và Chiết Giang hiện nay].   

 Tập “Thái Bình Ngự Lãm” cũng dẫn lại đoạn kể trên của tập “Phương Ngôn” - nhưng sau câu Trần, Ngy, Tống, Sở chi gian v chi Hch lại có thêm câu hoc v chi LA”, nghĩa làhoc còn gi là cái LA- tiếp đó mới tới câut Quan nhi Tây……”.  

(Tham khảo Thái Bình Ngự Lãm. Qu. DCCLXIV. Khí vật Bộ 9. Hịch).

Cứ như trên thì Hoàng Xuân Hãn dịch chữ LA là cái STlà không chính xác.

Lại nữa, nói đóng thành st là đóng ra làm sao?

                                              [Hình I]. Cái LA (Cái GÙI lớn).                                                                                                                                 

¸ Dẫn từ: Đông Lỗ Vương Thị Nông Thư. Nông khí đồ phổ tập 8.

~ Phần chữ Hán ở bên phải Hình là dch văn (bạch thoại) và chú thích của Khải Du.

Chữ viết là Hán t giản thể, đọc theo hàng ngang, từ TRÁI qua.

~ Nguyên tác (Cổ văn) của Vương Trinh in ở phần sau Sách, trang 656.

~ Cái LA có 3 cái quai, để luồn dây đeo sau lưng khi phải mang lúa gạo các thứ - hoặc muối như ở đây, đi đường xa cho gọn, tiện.                                                               

~ Cứ như hình dạng cái LA thì đây chính là vật mà người Việt gọi là cái GÙI.

Lại nữa, trong tập Bút ký “Lãnh Ngoại Đại Đáp” Chu Khứ Phi cũng cho biết 1 chi tiết là những người Giao Chỉ tới Bác dịch trường trại Vĩnh Bình để giao dịch, buôn bán đều là dân ở các Động, tức dân thiểu số - mà dân thiểu số thì vẫn dùng cái GÙI để đựng đồ.

Còn riêng về cái “LA” mà Từ điển Từ Nguyên - đã dẫn ở một đoạn trước, nói là có thể dùng để vo go thì đây là cái “Si”, một loại Gùi nhỏ hơn cáiLA một chút.

Vương Trinh viết trong “Đông Lỗ Vương Thị Nông Thư”, liền sau mục mô tả cái LA:

- “Si. Dịch La thuộc, tỉ La sảo biển nhi tiểu, dụng dịch bất đồng.

Si tắc tạo tửu, tạo phạn, dụng chi lc mễ, hựu khả thành thực vật. Cái LA thành kỳ thô giả nhi Si thành kỳ tinh giả; tinh, thô các thích sở thụ, bất khả dịch dã!”.

                 /  Đông Lỗ Vương Thị Nông Thư. Nông khí đồ phổ tập 8. Si  /.

 - “Si. Cũng thuộc loại cái LA, so với cái La thì hơi mảnh và nhỏ hơn, công dụng cũng không giống (cái La).

Cái Si thì dùng để ngâm go, (và nếp), để nấu rượu, nấu cơm, lại có thể dùng để đựng   thức ăn. Nói chung, cái LA dùng để đựng những vật thô, lớn, còn cái Si thì dùng đựng những vật nhỏ, nhuyễn; (những vật) nhỏ, nhuyễn cũng như (những vật) thô, lớn đều có đồ đựng thích nghi, không thể dùng thay cho nhau được!”.   

 

                                             [Hình II]. Cái Si (Cái gùi nhỏ).                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       

 

~ Cái Si có tất cả 4 cái quai, 2 quai tròn và 2 quai tam giác, nhiều hơn cái La 1 quai.

~ Có lẽ cái Si là vật dân Giao Chỉ dùng để đựng muối qua Bác dịch trường Vĩnh Bình.

(b). “mỗi st 25 cân”.

Tiếp đến, nói 25 cân mà không nói 1 Cân là bao nhiêu, tính ra Hệ thống SI, thì làm cho người đọc rồi không hình dung được mức độ nặng, nhẹ. 

1 Cân thời Tống đổi ra Hệ thống SI = 596.82 g, tức 0.59682 kg.

Vậy 25 Cân muối: 25 Cân x 0.59682 kg = 14.9205 kg.

(c). Ở đây, câuVải dt ở huyn Vũ-duyên, khổ hpđứng lơ láo ở cuối đoạn văn, nó đứng đó, lơ lửng, trên không máng chỗ nào, dưới không bám vào đâu - làm người đọc không rõ, thc s không rõ, Hoàng Xuân Hãn muốn nói cái chi ở đây khi ông bỗng đâu gieo một câu như vậy?

Với một CÂU như thế người đọc sẽ đặt những câu hỏi, những câu hỏi mà chắc chắn là ông Hoàng Xuân Hãn không sao trả lời được:

a/. Vải dt ở huyn Vũ Duyên, vậy huyện Vũ Duyên ở Giao Chỉ, hay ở Trung Quốc?

b/. Câu này có nhiệm vụ gì trong đoạn tự thuật về giao dịch giữa dân Giao Chỉ với các dân buôn bán của Tống? Đây chính là một sự phân tích mệnh đề (Analyse logique) mà ở bậc Trung học Pháp học sinh phải biết, Hoàng Xuân Hãn học trường Tây mà!

 

Hãy coi Chu Khứ Phi nói cái gì trong “Lãnh Ngoại Đại Đáp”:

-Nhiên DIÊM chỉ khả dịch BỐ nhĩ! -nhị thập ngũ cân vi nhất la. Bố dĩ Ung châu Vũ Duyên sở sản, hiệp trường giả”.

- “Nhưng MUỐI thì chỉ có thể đổi lấy VẢI! - 25 cân chất vào 1 gùi. Vải (họ đổi lấy) là  thứ vải dệt tại huyện Vũ Duyên ở Ung châu, là thứ vải (có khổ) hẹp, mà (cuộn) lại dài”.

[Phụ chú.

Vũ Duyên. Huyn Vũ Duyên ở về mặt Bắc Ung châu, cách Châu 42 cây số (Bản đồ tỷ lệ), nằm bên hữu ngạn Nam Lưu giang (1 nhánh của Hữu giang), là nơi thương buôn tấp nập đổ về!

Huyện Vũ Duyên được thành lập từ thời Tùy (581 - 618), hiện nay là huyện Vũ Minh]. 

 

Chúng ta thấy, thứ vải dệt ở huyện Vũ Duyên, là một huyện thuộc địa hạt Ung châu, và được nêu ra ở đây vì nó là vật thường được người Giao Chỉ dùng muối để đổi lấy, tức nó nằm trong mt tương quan giao dch, chứ không đứng khơi khơi, không níu vào đâu như ông Hoàng Xuân Hãn viết.  

Một đoạn văn cũng rất dễ hiểu, nhưng lại rất không dễ hiểu đối với Hoàng Xuân Hãn!

Cổ văn Trung Quốc rất súc tích, nhiều lúc phải hiểu ngầm, phải theo lý mà suy!

Về Bác dịch trường ở Trại Vĩnh Bình, Chu Khứ Phi (1135 - 1189) chép:

- “Ung châu Hữu giang Vĩnh Bình trại dữ Giao Chỉ vi cảnh, cách nhất giản nhĩ. Kỳ Bắc hữu Giao Chỉ Dịch, kỳ Nam hữu Tuyên Hòa Đình, tựu vi Bác dịch trường. Vĩnh Bình Trại chủ quản bác dịch.

Giao nhân nhật dĩ danh hương, , tượng, kim, ngân, diêm, tiền dữ ngô thương dịch lăng, cẩm, la, bố nhi khứ.

Phàm lai Vĩnh Bình giả giai Động lạc Giao nhân, tuân lục nhi lai, sở tê tất quí tế, duy diêm thô trọng. Nhiên diêm chỉ khả dịch bố nhĩ! - dĩ nhị thập ngũ cân vi nhất la. Bố  dĩ Ung châu Vũ Duyên sở sản, hiệp trường giả”.

/  Lãnh Ngoại Đại Đáp. Qu. V. Tài kế Môn. Ung châu Vĩnh Bình trại Bác dịch trường  /.         

- “Trại Vĩnh Bình ở vùng Sông Hữu giang, thuộc Ung châu, tiếp giới với Giao Chỉ, cách mt khe suối thôi! Phía Bắc khe suối có trạm (có tên gọi là) Giao Chỉ, phía Nam suối có đình Tuyên Hòa, là nơi buôn bán giao dịch. Trại chủ Vĩnh Bình quản trị việc giao dịch.

Người Giao Chỉ hàng ngày đem các thứ hương nổi tiếng, sừng tê, ngà voi, vàng, và bạc, muối, tiền qua đổi lấy lụa là, gấm, vải với giới buôn bán của ta rồi về.

Nói chung, những người tới Vĩnh Bình đều là những dân Giao Chỉ ở các Động, họ theo đường bộ mà tới, những thứ họ mang tới đều là những thứ gọn nhẹ, chỉ có muối là nặng và cồng kềnh. Nhưng muối thì chỉ có thể đổi lấy vải! - 25 cân để vào 1 gùi. Vải (họ đổi lấy) là thứ vải dệt tại huyện Vũ Duyên ở Ung châu, là thứ vải (có khổ) hẹp, mà  (cuộn) lại dài”. 

[Phụ chú.

Hữu giang. Trong đoạn trên, 2 chữ Hữu giang đúng ra phải là Tả giang, bởi lẽ Trại Vĩnh Bình thuộc địa hạt Lộc châu, nằm ở mé tận cùng ngoài của Hữu ngạn Tả giang.

Có sự lầm lẫn trên đây là do Bản in thời cổ đã lầm lẫn. (Coi Bản đồ ở trang sau).    

Lăng. Cẩm. La. Bố. Cẩm là gấm, Bố là vải nói chung.

Lăng và La là 2 thứ lụa: Lăng là thứ lụa màu rất mỏng; La là thứ lụa nhẹ, mềm có vân hoa.

Nói chung, các tiếng Lăng, Cẩm, La, Bố trong đoạn trên chỉ chung các thứ lụa là, gấm vóc….

La. Vật dụng đan bằng tre để đựng lúa gạo, và các vật khác.

(Coi đoạn trước về cái LA và cái SI)]. 

                [Bản đồ VII]. Nam Tống: Ung châu. Khâm châu. Liêm châu Toàn đồ.                                                                 

 ¸ Dẫn từ: Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập. Tống. Liêu. Kim thời kỳ.

Thời kỳ NAM TỐNG (1127 - 1279).

Thời điểm: BẢN ĐỒ năm đầu Niên hiệu Gia Định (1208 - 1224) - năm 1208, dưới triều Tống Ninh tông (1168 - 1224; tại vị: 1194 - 1224). 

~ Bản đồ 65 – 66: Quảng Nam Đông Lộ / Quảng Nam Tây Lộ.

+ Chi tiết Bản đồ:

~ Tỷ lệ: 1 / 4,200,000 - mỗi 1 cm trên Bản đồ tương ứng 42 cây số.

Bản đồ phóng lớn 1.6 lần Bản đồ GỐC, tức 1 cm ở đây tương ứng 26.25 cây số.

                                   [Bản đồ VIII]. UNG CHÂU: Vũ Duyên huyện.                                                          ¸ Dẫn từ: Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập. Tống. Liêu. Kim thời kỳ.

Thời kỳ NAM TỐNG (1127 - 1279).

Thời điểm: BẢN ĐỒ năm đầu Niên hiệu Gia Định (1208 - 1224) - năm 1208, dưới triều Tống Ninh tông (1168 - 1224; tại vị: 1194 - 1224). 

~ Bản đồ 65 – 66: Quảng Nam Đông Lộ / Quảng Nam Tây Lộ.

+ Chi tiết Bản đồ:

~ Tỷ lệ: 1 / 4,200,000 - mỗi 1 cm trên Bản đồ tương ứng 42 cây số.

Trên Bản đồ gốc khoảng cách Ung châu – Vũ Duyên đo đúng 1 cm.

Trên BẢN ĐỒ dẫn lại ở trang này thì khoảng cách Ung châu – Vũ Duyên là 4.5 cm, tức 1 cm ở BẢN ĐỒ này tương đương khoảng > 9.33 cây số một chút.

~ Nhìn từ thượng du, huyện Vũ Duyên nằm bên ven Nam Lưu giang, mé Hữu ngạn.

~ 2 con sông in cỡ lớn, màu xanh đậm:

Nằm ngang trên Bản đồ là TẢ GIANG; từ góc trái ở trên xiên xuống là HỮU GIANG.

~ Trên Bản đồ, Địa danh cổ được in chữ ĐEN, chữ NÂU là Địa danh hiện nay.   

2). Triều cống.

Ở một đoạn khác, Hoàng Xuân Hãn viết:

          “Sứ ta vào nước Tống hoặc bằng đường Khâm-châu, hoặc bằng đường Vĩnh-bình. Mỗi lúc đem voi cống thì đi đường Vĩnh-bình. Quan Tống, Chu Khứ Phi, còn cho ta biết một vài chi tiết về việc cống.

          Trước lúc sứ ta tới biên-giới, có phái-bộ tới trước xin phép cho sứ tới kinh (gần Khai-phong ngày nay). Phải có trả lời của triều-đình Tống ưng-thuận mới được đi. Mỗi phái-b ta gồm có đến năm mươi người, có lúc đến trăm người. Nhưng số người đến kinh cũng phải tùy Tống chấp nhận”.

(CHƯƠNG V. BANG-GIAO LÝ TỐNG. 3. – TU CỐNG. Tr. 129).

 Như đã nói trước đây, Kinh Thành triều Bắc Tống không phải gần Khai-phong”, mà nằm ngay trong Phủ Khai Phong, và Tr sở Phủ Khai Phong rồi đặt ngay trong khu vực CUNG THÀNH BIỆN KINH. Nói KINH ĐÔ [của triều Bắc Tống] ở gần Khai-phong” tức  nói Kinh đô và Khai Phong là 2 địa khu khác nhau, điều này SAI HOÀN TOÀN!

~ Tiếp đến, nói “Mỗi phái-b ta gồm có đến năm mươi người, có lúc đến trăm người” tức nói mỗi phái b tiến cống của An Nam thường gồm 50 người, nhưng có khi con số của một phái bộ tiến cống có thể lên tới 100 người.

Chính điểm này đã cho biết Hoàng Xuân Hãn không tham khảo trực tiếp Tác phẩm của Chu Khứ Phi. Vì sao? - con số 100 người trong phái bộ tiến cống của An Nam mà Chu Khứ Phi nói ở đâysố người của 2 đoàn tiến cống, không phải 1 đoàn! Coi đoạn tôi trích dẫn ở sau sẽ rõ sự tình.

Lại nữa, số quan chức của đoàn tiến cống Chu Khứ Phi đề cập ở đây là số quan chức của 2 đoàn tiến cống An Nam năm thứ 26 niên hiu Thiu Hưng (1131 - 1162), tức đây chỉ là trường hợp cá biệt, không phải định lệ chung. Trong khi đó những ghi chép của Hoàng Xuân Hãn lại có tính cách như là một định lệ chung, điều mà Chu Khứ Phi vốn không nói!    

 Những gì ông Hoàng Xuân Hãn nói trên đây về thủ tục cũng như một số chi tiết về việc An Nam triều cống Tống triều cho thấy ông ta thực sự không biết rõ mặt mũi tập Bút ký trứ danh “Lãnh Ngoại Đại Đáp” dài ngắn, tròn méo ra sao!

Với những ghi chép vá víu, không rõ ràng, thì thấy ngay sự hiểu biết của ông về vấn đề rất lơ mơ!

 Về việc An Nam nhập cống, Chu Khứ Phi chép như sau:

- “Kỳ quốc nhập cống tự tích do Ung hoặc Khâm nhập cảnh cái tiên khiển sứ nghị định di văn Kinh Lược Ty chuyển dĩ thượng văn, hữu chỉ hứa kỳ lai, tắc chuyên Sứ thượng Kinh, bất nhiên tắc phủ. Cựu chế, An Nam sứ giả ban tại Cao Ly thượng…..

Thiệu Hưng nhị thập lục niên khất nhập cống, hứa chi. Nãi khiển Sứ do Khâm nhập.

Chính sứ, An Nam Hữu vũ Đại phu Lý Nghĩa; phó, An Nam Vũ dực lang Quách Ứng.

ngũ tưng sung thường tiến cương ngoại, canh tiến thăng bình cương - dĩ An Nam Thái Bình châu Thích sử Lý Quốc vi Sứ.

Sở hiến phương vật thậm thịnh, biểu chương giai kim tự……

Nhị cương nha quan các ngũ thập nhân. Sứ giả phả dĩ sở tiến thịnh đa tự căng.

Hậu khất nhập cống triều đình triếp khước chi”.

/  Lãnh Ngoại Đại Đáp. Qu. II. Ngoại Quốc Môn – Thượng. An Nam Quốc  /.

- “Nước họ vào cống, từ xưa (vẫn) theo ngã Ung châu hoặc Khâm châu nhập cảnh, và trước hết sai sứ qua thương lượng, quyết định sự việc, gởi văn thư qua Ty Kinh Lược để chuyển lên cho vua rõ, có chiếu chỉ chấp thuận cho vào thì Sứ giả chuyên việc cống mới lên Kinh, nếu không thì không đưc qua. Theo qui định cũ thì phiên [vào cống] của Sứ giả An Nam trước phiên của Cao Ly……

Năm thứ 26 Niên hiệu Thiệu Hưng, xin vào cống, vua thuận cho. Do đó sai Sứ giả theo ngã Khâm châu vào.

Chánh sứ Lý Nghĩa, chức vụ Hữu vũ Đại phu nước An Nam; phó sứ Quách Ứng, chức vụ Vũ dực lang nước An Nam.

Ngoài đoàn tiến cống thường kỳ 5 con voi, thêm đoàn tiến cống thăng bình - đoàn này sai Lý Quốc, chức vụ Thích sử châu Thái Bình nước An Nam, làm Sứ giả.

Những thổ sản tiến cống rất nhiều, tờ biểu tiến cống đều là chữ vàng……

Quan chức của 2 đoàn tiến cống mỗi đoàn 50 người. Sứ giả thường hay khoe khoang tự phụ về việc tiến cống rất nhiều này.

Về sau xin vào tiến cống thì triều đình thường khước từ”.

 CUỐI BÀI.

MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH.

(1). Sử liệu.

Cuốn “Lý Thường-Kiệt” viết về một giai đoạn Cổ sử Việt Nam và Trung Quốc.

Sử liệu của Trung Quốc về giai đoạn này phải nói là tương đối phong phú, trong khi đó những Sử liệu Hán văn của Việt Nam lại quá nghèo nàn, một phần vì thư tịch cổ của ta mất mát nhiều, phần nữa là còn nhiều tác phẩm hiện lưu trữ trong các Văn khố ở Pháp chưa được xuất bản. 

Trong bài viết An Nam Thư Lc Phùng Thừa Quân (1887 - 1946) liệt kê Thư mục của Việt Nam từ đời Trần (1225 - 1407), phân 3 mục:

1). Sử bộ Thư mục: 175 tác phẩm.

2). Bổ lục I: 32 tác phẩm.

3). Bổ lục II: 77 tác phẩm.

Tất cả 284 Tác phẩm, nhưng trong số này có nhiều Bộ hoặc đã mất, hoặc tàn khuyết.

(Tham khảo Tây Vực Nam Hải Sử Địa Khảo Chứng Luận Trứ Vị Tập).

Tập này gom góp tất cả 22 bài Biên khảo vào khoảng cuối đời của Phùng Thừa Quân).

Ngoài ra, ước trên dưới 30 năm trở lại đây tại Đài Loan khởi lên phong trào nghiên cứu nền Văn học chữ Hán của các nước Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên thời cổ.

Gần đây, trong cuốn “Vực Ngoại Hán Văn Tiểu Thuyết Luận Cứu” - một cuốn tập lục nhiều bài biên khảo của nhiều tác giả, có đề cập các tác phẩm cổ của Việt Nam!

Trong Bài viết Vit Nam Hán Văn Tiểu Thuyết Trung đích Lch Sử Diễn Nghĩa”, tác giả Trịnh Khả Tài cho biết năm 1987 nhà xuất bản Hc Sinh Thư Cc ở Đài Loan hợp tác với Viễn Đông Hc Vin (“École Française d’ Extrême-Orient” / EFEO) của Pháp đã xuất bản 17 tác phẩm Hán văn của Việt Nam, trong số này có một số đã được dịch vào khoảng trước 75 ở Miền Nam Việt Nam, như Kiến Văn Lục, Tang Thương Ngẫu Lục, Lĩnh Nam Chích Quái, Việt Điện U Linh Tập,……

(Trên đây là Tập I, phân 7 cuốn. Năm 1992 xuất bản Tập II phân 5 cuốn, 20 tác phẩm). 

Sau cùng, ông Hoàng Xuân Hãn còn thiếu một số sách tham khảo về một số vấn đề cổ như Quan Chế, H thống Đo lường…. để người đọc rõ hơn xã hội cổ. Viết về Cổ Sửkể chuyện xưa cho người nay nghe mà không giải thích những định chế tổ chức trong sinh hoạt của người xưa, kể cả ngôn ngữ của người xưa, thì rồi những đoạn kể của câu chuyện chỉ là những tiếng vang, không có nghĩa gì cả!   

 (2). Dch thut.

Duyệt qua những gì ông Hoàng Xuân Hãn dịch từ các Sử liệu Hán văn của Trung Hoa để viết cuốn “Lý Thường-Kiệt” tôi nhận ra các điểm sau:

a/. Gần như mọi đoạn dịch của Hoàng Xuân Hãn đều vướng mắc những SAI, SÓT, và hầu hết mỗi đoạn đều có những lỗi rất nng, ngoài những lỗi nhẹ. Về THIẾU SÓT cũng không phải ít!

b/. Do yếu kém Hán văn cho nên văn dịch của ông Hoàng Xuân Hãn có khá nhiều chỗ lúng túng, vật vã thấy rõ, từ đó câu văn của ông trở nên lủng cà lủng củng, thậm chí có những câu không hợp lý, tối nghĩa! 

Nhưng ở đây tôi nêu lên mt chuyn khác: 

Tôi ngờ rằng những Sử liệu Hán văn ông nêu trong cuốn “Lý Thường-Kiệt” những Sử liệu đã được dịch ra Pháp văn! Nói rõ hơn, ông Hoàng Xuân Hãn đã tham khảo các Bản dịch Pháp văn những Sử liệu Trung Hoa - chúng ta đều biết các học giả Pháp đã dịch, và chú thích, khá nhiều Sử sách Trung Hoa qua Pháp văn - hoặc nếu không ông cũng đã nhờ một ai đó dịch cho 1 số tư liệu, Sử liệu Hán văn; tức ông nghiên cứu mà không có căn bản! Nói cho dễ hiểu thì ông như người đi BUÔN mà không có VỐN!  

Tôi có lý do để nói như vậy! Và ở đây có 2 lý do:

1). Vấn đề ngày tháng, thời điểm của S kin Lch sử.

Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” - đã biết - là cuốn Biên niên sử, chép việc từng ngày, mỗi đầu tháng Sử gia đều ghi ngày Mồng 1 thuộc CAN, CHI gì - chẳng hạn Canh Dần, Tân Mão, Quí Sửu…… ngày của các Can, Chi của những ngày trong tháng lấy ngày đầu tháng làm mốc mà tính lần tới. Một việc rất dễ, bởi vậy tôi căn cứ vào đây để chứng minh cho giả thuyết nêu trên của tôi.

2). T điển và Từ điển.

Trong việc dịch thuật, Ngôn ngữ nào cũng vậy, thì không thể không có Tự điển, nhất là Từ điển, nói chung là Từ Thư.

Bên cạnh đó, còn những Sách giải thích những từ ngữ thường dùng trong Kinh điển cổ của các Kinh học gia như “Kinh Giải Nhập Môn” của Giang Phiên (1761 - 1831), và kế đó là 2 tác phẩm quan trọng “Kinh Nghĩa Thuật Văn”, và “Kinh Truyện Thích Từ” của Vương Dẫn Chi (1766 - 1834) thời Thanh (1644 - 1911)......

Những tác phẩm loại này không thể thiếu khi đọc Cổ văn Trung Quốc.

 Tôi sẽ lần lượt trình bày 2 điểm 1) và 2) trên đây.

1). Vấn đề ngày tháng, thời điểm.

Tôi lấy 3 thí dụ trong bài Phê bình này để chứng minh điểm ngờ của tôi về chuyện ông Hoàng Xuân Hãn dùng Bản dịch Pháp văn các Sử liệu Trung Hoa. Mỗi cái Sai của ông tôi dẫn ra 1 trang ghi ngày mồng 1 đầu tháng, từ đó tính lần tới ngày xảy ra s vic.

(A) - 1/. Y dưc cho quân binh Tống triều.  

trang 229, ông Hoàng Xuân Hãn viết:

- “Ngay ban đầu khi nghe Khâm, Liêm bị mất vua Tống sai viện-binh xuống Ung-châu, mà đã chiếu cho hàn-lâm y-quan-vin chọn 57 bài thuốc tr lam-chướng; và sai sở hp-dưc chế thành tễ, rồi mang theo quân (23-12 năm Ất-mão, DL 31-1-1076; TB 271/13b)”. 

 Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” chép tháng Chạp năm Ất Mão (1075):

- “Hi Ninh bát niên.

Thập nhị nguyệt Kỷ Sửu……

            /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCLXXI. Thần tông  /.

- “Năm thứ 8 Niên hiệu Hi Ninh.

Tháng 12, mồng 1 ngày Kỷ Sửu……”.

 Từ ngày Kỷ Sửu tính lần tới, ngày “23-12 năm Ất-mão” là ngày Tân Hi.

Coi những ghi chép trong ngày Tân Hợi của bộ Sử thư trên thì không thấy câu nào hay đoạn nào chép là Tống Thần tông ra “chiếu cho hàn-lâm y-quan-vin chn 57 bài thuốc tr lam-chướng; và sai sở hp-dưc chế thành tễ, rồi mang theo quân”.  

Tờ chiếu lệnh cho Y Quan điều chế thuốc trị lam chướng ban hành ngày Kỷ Du:

-Kỷ Du……

~ Hựu chiếu “Hàn Lâm Y Quan Viện” tuyển trị lam chướng dược phương ngũ thập thất chủng, hạ hp dưc sở tu chế”.

-Ngày Kỷ Du……

~ Lại ra Chiếu chỉ cho “Hàn Lâm Y Quan Viện” chọn những phương thuốc trị các bệnh khí độc vùng rừng núi, được 57 phương, đưa xuống chỗ phối dưc điều chế. ~”.

 Ngày mồng 1 tháng 12ngày Kỷ Sửu, tính lần xuống, ngày Kỷ Du ghi ở đoạn trên là ngày 21 tháng 12. Tức Hoàng Xuân Hãn đã ghi sai 2 ngày:

Ngày chính xác là ngày 21 (ngày Kỷ Du) ông lại ghi là ngày 23 (tức ngày Tân Hi).  

                                [Hình III]. Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên.

                    (TẬP 11 / 20. Đầu Quyển CCLXXI. Phần trên của trang 6,632).

 ¸ Tống Thần tông (1048 - 1085; tại vị: 1067 - 1085).

Năm thứ 8 Niên hiệu Hi Ninh (1068 - 1077): Tháng 12, mồng 1 ngày Kỷ Sửu.

Từ ngày Kỷ Sửu mồng 1 tháng 12 tính tới ngày Kỷ Du tháng 12 là ngày 21.

~ Trang sách trên đây in theo truyền thống Trung Hoa, nghĩa là đọc từ trên xuống – và từ PHẢI qua TRÁI. (Các trang dẫn ở những đoạn sau cũng vậy).

~ Những số Á rập 1, 2, 3, 4 ở đầu của mỗi đoạn là ghi chú của 2 nhóm điểm hiệu thuộc 2 Sở Nghiên Cứu Chỉnh Lý Cổ Tịch của 2 Đại học Sư phạm Thượng Hải / Hoa Đông. 

 (A) - 2/. Về ngày qua đời của Tống Thần tông.

cuối trang 356, ông Hoàng Xuân Hãn ghi lại ngày qua đời của Tống Thần tông, chép là “Thần-tông mất ngày Mu-tuất mồng 5 tháng 3 năm ấy (DL 1-4-1085, TB 353)”.

(CHƯƠNG XII. KHÔI PHỤC ĐẤT MẤT. 8. - LÝ CỐ NÀI. TỐNG QUYẾT TỪ).

 Thời điểm mồng 5 tháng 3 năm ấy, năm ấy ông Hoàng Xuân Hãn nói ở đây là năm thứ 8, năm cuối cùng, của Niên hiệu Nguyên Phong (1078 - 1085).

 Về ngày Tống Thần tông qua đời, bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” chép:

- “Nguyên Phong Bát niên……

Tam nguyệt. Ất Vị……

Mu Tuất. THƯỢNG băng vu PHÚC NINH ĐIỆN……”.

              /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCCLIII. Thần tông  /.

- “Năm thứ 8 Niên hiệu Nguyên Phong……

Tháng 3. Mồng 1 ngày Ất Vị (Mùi)……

Ngày Mu Tuất. VUA qua đời ở PHÚC NINH ĐIỆN……”.

 Mồng 1 tháng 3 là ngày Ất Vị (Mùi), tính lần tới, ngày Mu Tuất là ngày mồng 4:

~ ẤT VỊ (MÙI) - Bính Thân - Đinh Dậu - MẬU TUẤT.

(Ngày Ất Vị mồng 1 tháng 3 trên đây:

Coi [Hình IV]. Trang đầu của Quyển CCCLIII (Qu. 353) ở sau).

                                  [Hình IV]. Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên.

                  (TẬP 14 / 20. Đầu Quyển CCCLIII. Phần trên của trang 8,455).             

 

¸ Tống Thần tông (1048 - 1085; tại vị: 1067 - 1085).

Năm thứ 8 Niên hiệu Nguyên Phong (1078 - 1085): Tháng 3, mồng 1 ngày Ất Vị (Mùi).

Từ ngày Ất Vị (Mùi) mồng 1 tháng 3 tính tới ngày Mậu Tuất tháng 3ngày mồng 4:

Ất Vị (Mùi) 1 – Bính Thân 2 – Đinh Dậu 3 – Mậu Tuất 4. 

(A) - 3/. Văn thư qua lại về việc Lý triều đòi lại 2 động Vật Dương, Vật Ác.

Ngày Nhâm Tý tháng 6 năm Bính Dần (năm 1086) Tống triều nhận được một Văn thư của Lý Nhân tông yêu cầu trả lại 2 Động Vật Dương / Vật Ác ở phía Bắc, và Đông bắc Trị sở của châu Quảng Nguyên (tỉnh Cao Bằng hiện nay).

Cũng ngày này Tống triều gởi một Chiếu thư từ chối.

(Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCCLXXX. Triết tông).

 Về thời điểm viết tờ Chiếu thư trả lời nói trên ông Hoàng Xuân Hãn ghi ở trang 359:

          Ngày 13 tháng 6, vua Tống trả lời…… (Chiếu ngày N. Ty, DL. 7-8-1086)”.

(CHƯƠNG XII. KHÔI PHỤC ĐẤT MẤT. 8. - LÝ CỐ NÀI. TỐNG QUYẾT TỪ).

 Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trương Biên”Quyển đã dẫn trên (Qu. CCCLXXX) cho chúng ta biết ngày Mồng 1 tháng 6ngày Tân Sửu.

- “Nguyên Hựu nguyên niên.

Lục nguyệt Tân Sửu……

- “Năm đầu Niên hiệu Nguyên Hựu.

Tháng 6. Mồng 1 ngày Tân Sửu……

  Tính lần tới thì ngày Nhâm Týngày 12 tháng 6, không phải ngày 13 tháng 6!

Từ ngày Tân Sửu mồng 1 tháng 6 tính lần đi:

Ngày Tân Sửu mồng 01. Nhâm Dần 02. Quí Mão 03. Giáp Thìn 4. Ất Tỵ 5. Bính Ngọ 6. Đinh Mùi 7. Mậu Thân 8. Kỷ Dậu 9. Canh Tuất 10. Tân Hợi 11. Nhâm Tý 12.

(Ngày Tân Sửu mồng 1 tháng 6 trên đây:

Coi [Hình V]. Trang đầu của Quyển CCCLXXX (Qu. 380) dẫn ở sau).

                                [Hình V]. Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên.

                  (TẬP 14 / 20. Đầu Quyển CCCLXXX. Phần trên của trang 8,455).            

 ¸ Tống Triết tông (1077 - 1100; tại vị: 1085 - 1100).

Năm đầu Niên hiệu Nguyên Hựu (1086 - 1094): Tháng 6, mồng 1 ngày Tân Sửu.

Từ ngày Tân Sửu mồng 1 tháng 6 tính tới ngày Nhâm Tý tháng 6 là ngày 12. 

Tân Sửu 1 – Nhâm Dần 2 – Quí Mão 3 – Giáp Thìn 4 - Ất Tỵ 5 – Bính Ngọ 6 –

Đinh Vị (Mùi) 7 – Mậu Thân 8 – Kỷ Dậu 9 – Canh Tuất 10 – Tân Hợi 11 – Nhâm Tý 12.

3 thí d về việc ông Hoàng Xuân Hãn ghi sai ngày nêu ở trên đã nói rõ ở trước, ở đây tôi dẫn thêm 3 thí d về việc Hoàng Xuân Hãn ghi sai ngày, tháng.

 (B) - 1/. Chiếu thư Tống triều khiển trách Quách Quì và Triu Tiết.

trang 307, ông Hoàng Xuân Hãn viết:

          “Về sau, khi kể công tội trong việc nam-chinh, Triệu Tiết bị khiển trách vì để thiếu lương (chiếu 18 năm Đinh t M. Dn DL 21-8-1077, TB 283/16b)……”.

(CHƯƠNG XI. HÒA VÀ HÒA-BÌNH. 6. – TỐNG LUI QUÂN. Tr. 307).

 Việc khiển trách Quách Quì và Triệu Tiết trên đây nằm phần chép các việc xảy trong tháng 7 (Âm lịch) năm Đinh Tỵ (1077), chép trong Quyển CCLXXXIII (tức Qu. 283) của bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên”.

Bộ Sử này cho biết ngày mồng 1 tháng 7 là ngày Tân Hi.

Tháng 7 nói trên sách chỉ chép đến ngày Bính Tý, tức ngày 26, là hết!

Ngày Mu Dần ông ghi ở trên ngày 28 tháng 7, do đó, làm gì có việc nào ở đây, tức làm gì một Chiếu thư nào ở đây! Không rõ ông lôi tờ CHIẾU THƯ này từ đâu ra?

Lại nữa, câu “chiếu 18 năm Đinh t M. Dn” của Hoàng Xuân Hãn như còn thiếu, chưa rõ nghĩa - cho rõ nghĩa, câu chiếu 18 có lẽ là chiếu thư (ngày) 18? Có điều, nếu là ngày 18 tháng 7 thì ngày này là ngày Mu Thìn, không phải ngày Mu Dần.

Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” chép việc ngày Ất Hi (ngày 25 tháng 7):

- “Biếm Tuyên Huy Nam Viện Sứ, Hùng Vũ Quân Lưu hậu Quách Quì vi Tả Vệ Tướng Quân, Tây Kinh an trí; Lại Bộ Viên Ngoại lang, Thiên Chương Các đãi chế Triệu Tiết vi Tả Chính Ngôn, trực Long Đồ Các, y cựu Tri Quế Châu.

Dĩ Ngự Sử Tri Tạp Thái Xác ngôn QUÌ kinh chế An Nam, DI TẬT tiên hoàn, TIẾT thố trí lương thảo quai phương, cập bất tức bình tặc dã!”.

       /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCLXXXIII. Thần tông  /.

- “Giáng chức Quách Quì, hiện đang giữ chức Lưu hậu Hùng Vũ quân, Tuyên Huy Sứ Nam Viện, làm Tả Vệ Tướng Quân, về an trí ở Tây Kinh; (giáng chức) Triệu Tiết, đang giữ chức Viên Ngoại lang ở Bộ Lại, và chức Đãi chế tại Thiên Chương Các, xuống làm Tả Chính Ngôn, Trực Long Đồ Các, (nhưng) vẫn giữ chức Tri Quế Châu như cũ.

Đây là do lời của (Thị) Ngự Sử Tri tạp (Sự) Thái Xác nói là Quách Quì lúc nắm giữ việc đánh An Nam đã gởi THƯ về nói quân bị BỊNH để dẫn Quân về trước, Triệu Tiết lo liệu lương thảo không hợp cách, để đến nỗi không nhanh chóng dẹp yên được giặc!”.

 Trên đây không phải là Chiếu thư, chỉ là ghi chép thường ngày.

Sở dĩ ông Hoàng Xuân Hãn viết rằng việc khiển trách Quách QuìTriệu Tiết được ghi lại trong mt Chiếu thư vì liền trước đoạn dẫn trên có một Chiếu thư như sau:

-Chiếu: ~ Hà Bắc lâm vũ tiệp nhật bất chỉ, phả hại Thu giá, lệnh Trưởng lại tinh đảo danh sơn linh từ ~”.

-Chiếu: ~ Vùng Hà Bắc mưa dầm dề cả 10 ngày nay không dứt, gây thiệt hại cho vụ gặt mùa Thu rất lớn, hạ lệnh cho chức Trưởng quan (sở tại) thành tâm lễ cúng tại các đền linh thiêng ở các chốn danh sơn để cầu Thần linh giáng phúc ~”.

[Phụ chú.

Tiệp nhật. 10 ngày. Sách “Quốc Ngữ” viết:

- “Tử Kỳ tự Bình vương, tế dĩ ngưu trở ư vương.

Vương vấn ư Quan Xạ Phủ, viết: ~ Tự sanh hà cập? ~.

Đối viết: ~ ….. Thiên tử cử dĩ đại lao, …; Chư hầu cử dĩ đặc ngưu, …; Khanh cử dĩ thiếu lao,…; Đại phu cử dĩ đặc sanh; sĩ thứ ngư chá, tự dĩ đặc sanh; thứ nhân thực thái, tự dĩ ngư ~.

Vương viết: ~ Sồ hoạn kỷ hà? ~

Đối viết: ~ Viễn bất quá tam nguyệt, cận bất quá tip nht ~”.

            /  Quốc Ngữ. Qu. XVIII. Sở ngữ - Hạ. Quan Xạ Phủ luận tự sanh /.                 

- “Tử Kỳ cúng Bình vương, dọn thịt bò trên bàn cúng đưa cho (Sở Chiêu) vương.

Chiêu vương hỏi Quan Xạ Phủ: ~ Gia súc dùng tế tự là những gia súc nào? ~.

Quan Xạ Phủ trả lời rằng: ~ …... Thiên tử cúng bò, dê, heo, …; Chư hầu cúng 1 con bò đực, …; bậc Khanh cúng dê và heo, …. Đại phu cúng 1 con bò, hoặc 1 con heo; giai cấp sĩ ăn cá nướng thì cúng 1 con heo; dân giả ăn rau (nghèo) thì cúng cá ~.

Vua hỏi: ~ Gia súc nuôi cỏ, gia súc nuôi thóc lúa mỗi loại dưỡng bao lâu mới giết để cúng? ~. 

Xạ Phủ đáp: ~ Lâu (, heo, ) thì không quá 3 tháng, mau (, vịt) thì không quá 10 ngày ~.

Giải thích câu cuối, Vi Chiêu (204 - 273) triều Ngô (222 - 280), thời Tam Quốc (220 - 280), viết:

-Viễn, vị Tam sanh; cận, vị kê, mộc chi thuộc. Tip nht, thập nhật dã”.

-Xa (lâu), ý nói 3 gia súc bò, heo, dê; gần (mau), ý nói gà, vịt. Tip nht, là 10 ngày”].

 

Thư tịch cổ không chấm câu, Hoàng Xuân Hãn vì ngắt đoạn không chính xác, cho nên đã nhập đoạn văn của Chiếu thư dẫn trên gắn vào đoạn tiếp liền mé dưới - nghĩ rằng việc khiển trách Quách Quì, Triệu Tiết là một phần của Chiếu thư, mà không để ý rằng vic mưa lũ ở Hà Bắcvic khiển trách Quách Quì, Triu Tiết khác nhau - 2 việc này không thể ở trong cùng một Chiếu thư.

Lại nữa việc Quách Quì, Triệu Tiết bị khiển trách ở đây là ngày 25, không là ngày 28.

                                [Hình VI]. Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên.

                      (TẬP 12 / 20. Quyển CCLXXXIII. Phần trên của trang 6,930).

 ¸ Tống Thần tông (1048 - 1085; tại vị: 1067 - 1085).

Thời điểm: Năm thứ 10 Niên Hiệu Hi Ninh (1068 - 1077), tức năm 1077:

Mùa Thu. Tháng 7, mồng 1 ngày Tân Hi.

Từ ngày TÂN HI mồng 1 tháng 7, tính lần đến ngày ẤT HI, ngày Tống Thần tông ra Chiếu thư khiển trách Quách Quì và Triệu Tiết, là ngày 25 tháng 7.

Tháng 6 trước đó, ngày mồng 1 là ngày Kỷ Mão.

Tính lần tới:

Ngày Giáp Thân ghi ở trên (phân đoạn 40) là ngày mồng 6 tháng 6.

Ngày Ất Tỵ tiếp theo đó (phân đoạn 41) là ngày 27 tháng 6.

Không rõ ti sao ngày mồng 6 tháng 6 li để ở gần cuối tháng như vy?

 (B) - 2/. Vic Hùng Bản về thay thế Trương Hit trấn nhim Quế châu.

cuối trang 346, và đầu trang 347, ông Hoàng Xuân Hãn viết:

          “Viên chuyển-vận phó-sứ Quảng-tây, Ngô Tiềm, nói: “Gần đây, nghe nói Giao-chỉ nhiều lần vào đòi dân Hữu-giang. Tôi đã cùng bàn chuyện với những người am-hiểu việc Giao-chỉ, và thử đoán ý chúng. Ai cũng đều nói rằng trong dăm ba năm nữa, chúng sẽ tới cướp. Vậy xin huấn-luyện thổ-đinh ở Quảng-tây để phòng-bị.” (22-6, TB 327/16a).

          Tin này và tin dân An-hóa ở Nghi-châu nổi loạn làm cho vua Tống lấy làm lo. Tuy Hùng Bản đã có lệnh triệu về kinh, bấy giờ cũng phải trở lại coi Quế-châu thay Trương Hiệt (8-7 năm N. Tu 1082, TB 328/4b)”.

(CHƯƠNG XII. KHÔI PHỤC ĐẤT MẤT.

7. - ĐÒI VẬT-ÁC, VẬT-DƯƠNG. LẠI ĐÀO TÔNG NGUYÊN).

 (a). Trước hết là về ngày tháng Hoàng Xuân Hãn ghi ở phần sau của đon dẫn trên.

Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” chép:

- “Nguyên Phong ngũ niên.

Thu. Thất nguyệt Tân Tỵ……

Đinh Hi. Triều Tán lang, tân trừ CÔNG Bộ Thị lang Hùng Bản vi Long Đồ Các Đãi chế tri Quế châu.

Bản tự Quảng Châu triệu hoàn, vị chí hội Nghi châu Man nhiễu biên, cố cải thị mệnh - đại Trương Hiệt dã”.

    /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCCXXVIII. Thần tông  /.

- “Năm thứ 5 Niên hiệu Nguyên Phong.

Mùa Thu. Tháng 7, mồng 1 ngày Tân T……

Ngày Đinh Hi. (Phong cho) chức Triều Tán lang Hùng Bản, mới nhận chức Thị lang Bộ CÔNG, làm Đãi chế ở Long Đồ Các, trấn nhiệm Quế châu.

Hùng Bản từ Quảng Châu được triệu về, chưa về tới triều thì gặp lúc dân Man ở châu Nghi nhiễu loạn biên cảnh, do đó thay đổi lệnh này - để về thay Trương Hiệt”.

 Ngày mồng 1 tháng 7 ngày Tân Tỵ, đếm lần xuống, ngày Đinh Hi ghi ở đoạn trên là ngày 7 tháng 7, năm Nhâm Tuất (1082).

Trong khi đó, ông Hoàng Xuân Hãn lại chép là ngày Hùng Bản được lệnh về Quế châu thay Trương Hiệt là ngày 8-7 năm N. Tu 1082, ngày Mậu Tý, tức sau (sai) 1 ngày.

(Ngày Tân Tỵ mồng 1 tháng 7 nói trên:

Coi [Hình VII]. Trang đầu Quyển CCCXXVIII tiếp sau trang này).

                               [Hình VII]. Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên.

                      (TẬP 13 / 20. Quyển CCCXXVIII. Phần trên của trang 7,890).

 ¸ Tống Thần tông (1048 - 1085; tại vị: 1067 - 1085).

Năm thứ 5 Niên hiệu Nguyên Phong (1078 - 1085).

Tháng 7, mồng 1 ngày Tân Tỵ.

Từ ngày Tân Tỵ mồng 1 tháng 7 tính tới ngày Đinh Hợi tháng 7ngày mồng 7.

 (b). Tiếp đến, về câu Giao Chỉ nhiều lần vào đòi dân Hữu-giang

(CÂU NÀY tuy ở phần trên của đoạn trích dẫn của ông Hoàng Xuân Hãn, nhưng ở đây vì là vấn đề phụ thuộc nên để nói sau)

Câu này vì thấy ông Hoàng Xuân Hãn dch quá sai cho nên tôi nói thêm vài giòng.  

 Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” chép về việc này như sau:

- “Nguyên Phong ngũ niên.

Lục nguyệt Tân Hợi sóc……

Nhâm Thân……

Thừa Nghị lang Ngô Tiềm vi Quảng Nam Tây Lộ Chuyển Vận Phó Sứ. Tiềm ngôn:

~ Tạc văn Giao Châu lũy lai thủ sách Hữu giang Hộ khẩu, thần dữ am tri An Nam sự nhân trắc độ Man tình, giai ngôn tam, ngũ niên gian tất vi Biên hoạn. Khất huấn luyện Quảng Tây thổ đinh, giới sắc Biên bị ~.

Chiếu Ngô Tiềm điều tích thố trí dĩ văn”.

     /  Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. Qu. CCCXXVII. Thần tông  /.

- “Năm thứ 5 Niên hiệu Nguyên Phong.

Tháng 6, mồng 1 ngày Tân Hợi……

Ngày Nhâm Thân……

Chức Thừa Nghị lang Ngô Tiềm là Chuyển Vận Phó Sứ Quảng Nam Tây Lộ. Ngô Tiềm nói rằng:

~ Trước đây nghe Giao Châu nhiều lần qua đòi hỏi sổ sách Hộ tịch của Hữu giang thần và những người am hiểu Sự vụ An Nam suy đoán tình hình dân Man, người nào cũng nói trong vòng năm, ba năm chắc chắn (chúng) sẽ là mối lo ở Biên cảnh. Xin cho huấn luyện trai tráng địa phương ở Quảng Tây, phòng bị việc Biên thùy ~.

Triều đình ra Chiếu chỉ cho Ngô Tiềm phân tích tổ chức mọi việc rồi tâu lên”.

  Nguyên tác: lũy lai thủ sách Hữu giang H khẩu”.

Nghĩa là nhiều lần tới đòi hỏi Sổ sách H tch của Hữu giang”.

Tức Giao Chỉ chỉ qua đòi Sổ Sách H Tch của Hữu giang, không phải đòi người - theo như ông Hoàng Xuân Hãn hiểu sai, quá sai đi, để viết là đòi dân Hữu-giang.

 Ngày Nhâm Thân nói trên là ngày 22 tháng 6.

 (B) - 3/. Chiếu thư Tống Thần tông trả lời Lý Nhân tông về 2 động Vt Dương, Vt Ác.

trang 362, ông Hoàng Xuân Hãn viết:

          “Thế, nhưng mà Lý Nhân-tông cũng không liền chịu bỏ rơi hai động đã mất. Tống sợ quân ta tới đánh úp, bèn xây đồn ở các cửa ải đó, và phát quân đến canh-phòng. Vua Lý vin vào việc ấy mà viết thư kêu với Tống, ý nói quân Tống đe-dọa đất mình, và có lẽ vua Lý lại đòi đất hai động Vật-dương, Vật-ác một lần nữa.

          Lời thư ấy không còn nữa. Nhưng chiếu trả lời của vua Tống nay còn. Chiếu ấy viết ngày 22 tháng 8 năm Mu-thìn 1088……”.

(CHƯƠNG XII. KHÔI PHỤC ĐẤT MẤT. 8. - LÝ CỐ NÀI. TỐNG QUYẾT TỪ).

 Qua trang 363, Hoàng Xuân Hãn cho biết là tờ CHIẾU THƯ của Tống triều gởi Lý triều vào ngày 22 tháng 8 năm Mu-thìn ông viết ở đoạn trên là ở Quyển CDXIII của Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” : (TB 413/8a).

 Xét “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên”, Qu. CDXIII (Qu. 413) thì tờ chiếu thư của Tống Triết tông gởi Lý Càn Đức (Lý Nhân tông) dẫn trên được ghi lại ở mục chép việc ngày Ất V (Mùi) tháng 8, năm Mậu Thìn (năm 1088).

Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” ghi ngày Mồng 1 tháng 8 năm Mu Thìn là ngày Ất Hi – cứ đây mà tính lần tới thì ngày Ất V (Mùi)ngày 21 tháng 8.

(Ngày Ất Hợi mồng 1 tháng 8 nói trên:

Coi [Hình VIII]. Trang đầu tiên của Quyển CDXIII dẫn ở sau).

 [Hình VIII]. Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên.

                         (TẬP 17 / 20. Quyển CDXIII. Phần trên của trang 10,033).

 ¸ Tống Triết tông (1077 - 1100; tại vị: 1085 - 1100).

Năm thứ 3 Niên hiệu Nguyên Hựu (1086 - 1094).

Tháng 8, mồng 1 ngày Ất Hợi.

Từ ngày Ất Hi mồng 1 tháng 8 tính tới ngày Ất Vị (Mùi) tháng 8ngày 21.

 VỚI 6 trang sách chụp lại từ Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” dẫn trên đây với ngày / tháng ghi rành rành thì thấy ngay Hoàng Xuân Hãn đã không thực sự đọc nguyên tác bộ Sử thư kể trên.

Và những cái sai về ngày / tháng của ông không chỉ hạn ở 6 chứng cứ nêu ở trên, mà còn thấy ở nhiều chỗ khác trong cuốn “Lý Thường-Kiệt”, chẳng hạn:

 trang 202 Hoàng Xuân Hãn dẫn lời Tống Thần tông nói với Vương An Thạch:

          “Ngày 24 tháng 5 năm Bính-thìn 1076 vua Tống Thần-tông phàn-nàn với An-Thạch rằng: “Đời vua Chân-tông, lúc Lê Hoàn chết, có thể lấy được Giao-chỉ; thế là bỏ mất cơ-hội”…

(K. Vi, DL 28-6-1076; TB 276/13b)”.

(CHƯƠNG VII. LÝ THƯỜNG-KIỆT TẤN-CÔNG TỐNG. 10. - ẢNH-HƯỞNG).

 Ở đoạn trên Hoàng Xuân Hãn sai về Can / Chi của ngày, lại sai về thứ tự Quyển thứ.

1/. Quyển thứ.

+ Việc Tống Thần tông nói với Vương An Thạch dẫn ở đoạn trên được ghi đầy đủ trong Quyển CCLXXV (Qu. 275), không phải là Quyển 276 như Hoàng Xuân Hãn ghi sai.

 2/. Can / Chi của ngày.

(a). Quyển CCLXXV chép việc trong tháng 5 (Âm lịch) năm Bính Thìn. Sách cho biết:

- “Ngũ nguyệt. Bính Thìn sóc”. (Tháng 5. mồng 1 ngày Bính Thìn).

Câu của Tống Thần tông nói với Vương An Thạch ở trên được ghi lại ngày Kỷ Mão; từ ngày Bính Thìn mồng 1 tháng 5 tính lần tới thì ngày Kỷ Mãongày 24 tháng 5.

Như vậy, ngày thì Hoàng Xuân Hãn ghi đúng là ngày “24 tháng 5”, thế nhưng không rõ tại sao ông ta lại ghi sai Can / Chi của ngày này là ngày Kỷ Vị” (Kỷ Mùi).

Như có thể đếm biết dễ dàng, ngày Kỷ Vị (Mùi) trong tháng 5 nàyngày mồng 4.

Bộ “Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên” chép hết ngày Mu Ng (mồng 3) thì chép tiếp qua ngày Tân Du (mồng 6) – tức 2 ngày Kỷ Vị (mồng 4) và Canh Thân (mồng 5) không có mt ghi chép nào, tức không có việc gì để chép.   

(b). Quyển CCLXXVI chép việc trong tháng 6 (Âm lịch). Ở đầu Quyển, Sách cho biết:

- “Lục nguyệt. Ất Dậu sóc”. (Tháng 6. mồng 1 ngày Ất Dậu).

Tháng 6 này có tất cả 3 ngày KỶ nhưng không có ngày nào là “ngày Kỷ Vị” cả!

3 ngày Kỷ trong tháng 6 này là Kỷ Sửu (mồng 5), Kỷ Hi (ngày 15), Kỷ Du (ngày 25).

Nếu đọc nguyên tác thì Hoàng Xuân Hãn không thể ghi sai ngày tháng như đã kể vì lẽ ở đây chỉ rất giản d là vic đếm, một việc mà đứa con nít Tiểu học cũng làm được!

Nếu 1 lần thì có thể nói là sơ sót, nhưng tới 6 lần như đã nêu trên thì không thể nào! 

(Cộng thêm 1 lầntrang 202 tôi vừa dẫn ở trên là 7 LẦN).

Hoàng Xuân Hãn đã quá tin các học giả Tây, quá tin nơi Bản dịch của họ, do đó, khi họ dịch sai, ông cũng cứ tưởng là đúng, cứ thế mà chép lại! Chỉ có thể là như vậy khi mà sự việc chỉ là việc đếm của con nít, chỉ là Giáp, Ất, Bính, Đinh / , Sửu, Dần, Mão.... cứ thế mà tính tới, đếm tới!    

Có lẽ đây là cái bnh quá nể phc Tây của một số người Việt Nam theo Tây học thế hệ Hoàng Xuân Hãn. Những tên tuổi như Aurousseau, Gaspardone, Maspéro, Cadière, và Paul Pelliot, và Paul Démiéville......... đã làm chóa mắt những người Việt Nam Tây học không rành Hán văn viết về Cổ sử Việt Nam cũng như Trung Hoa!

  Càng đọc cuốn “Lý Thường-Kiệt” - ở đây đặc biệt là việc ghi Ngày / Tháng - tôi càng nhận ra thật rõ cái cung cách làm việc cẩu thả, vô trách nhim của Hoàng Xuân Hãn!

Tôi nói vậy tuy Hoàng Xuân Hãn căn cứ Bản dịch Pháp văn nhưng hẳn là ông cũng đối chiếu Bản dịch với nguyên tác; và nếu đối chiếu nguyên tác mà ông không chịu làm một việc rất giản dị là VIC ĐẾM thì rõ ràng đây là thái đ cẩu thả, vô trách nhim – và nhất là có những trường hợp cái S ĐẾM này không nhiều, chỉ vài ba ngày.

+ Chẳng hạn như ngày qua đời của Tống Thần tông, ngày Mu Tuất mồng 4 tháng 3.

Từ ngày Ất Vị (Mùi) mồng 1 tháng 3 tới ngày Mu Tuất nói trên chỉ có 3 ngày:

~ ẤT VỊ (MÙI) - Bính Thân - Đinh Dậu - MẬU TUẤT.

+ Chẳng hạn như ngày Hùng Bản về thay thế Trương Hit, trấn nhiệm Quế châu, ngày Đinh Hi mồng 7 tháng 7.

Từ ngày Tân Tỵ mồng 1 tháng 7 tới ngày Đinh Hi kể trên chỉ có 6 ngày:

~ TÂN TỴ - Nhâm Ngọ - Quí Vị (Mùi) - Giáp Thân - Ất Dậu - Bính Tuất - ĐINH HỢI. 

 Đọc Hán văn thì Hoàng Xuân Hãn không thông, nhưng lẽ nào ông lại không biết ĐẾM?  

Nhắc lại như trên để thấy rõ hơn thái đ cẩu thả, vô trách nhim của Hoàng Xuân Hãn!   

Một người nghiên cứu thực sự không bao giờ có một thái độ như vậy, một cung cách làm việc như vậy!

  2). T điển. Từ điển.

Viết về Cổ sử Việt Nam và Trung Hoa như cuốn “Lý Thường-Kiệt” ở đây thì không thể không biết Hán văn, hơn nữa phải biết rành. Nhưng, có thông tho mấy đi nữa, vẫn có những lúc phải cần đến Từ thư (Tự điển và Từ điển).

Đọc sách Hán văn, nhất là những tác phẩm văn học Cổ điển được viết theo thể Cổ văn như những Sử liệu tham khảo để viết một cuốn như cuốn “Lý Thường-Kiệt” thì tất yếu phải có các bộ “Từ Nguyên”, “Từ Hải”, là những bộ Từ điển không thể thiếu cho việc nghiên cứu.

Bên cạnh đó, những Bộ như “Thuyết Văn Giải Tự”, “Khang Hi Tự Điển”…… là những bộ Tự điển đôi lúc cũng cần dùng đến.

Cứ coi những LỖI Hán văn trong cuốn “Lý Thường-Kiệt”, thường là những cái SAI mà nếu có những bộ Từ thư nói trên ông Hoàng Xuân Hãn sẽ không bao giờ mắc phải!

Tham khảo thư tịch của 1 ngôn ngữ mà không dùng Từ điển của ngôn ngữ này thì đây  chỉ có thể là đã tham khảo qua trung gian một bản dịch.

Từ thư thông thường chỉ giải nghĩa chữ, trong khi những tác phẩm đã nói ở trước, tức các bộ “Kinh Giải Nhập Môn”, “Kinh Nghĩa Thuật Văn”, “Kinh Truyện Thích Từ”, XA hơn nữa, ngoài nghĩa chữ còn giảng Văn pháp.

Ngoài ra, những tác phẩm loại trên đây còn đề cập những vấn đề của Văn t hc, như Âm vn hc, các chữ Giả tá, vốn là một ác mộng đối với những người mới chập chững bước vào đường Cổ văn……   

Sau cùng, về Âm Nghĩa của nhiều chữ trong Kinh Điển cổ thì không thể không đọc tác phẩm “Kinh Điển Thích Văn” của Lục Đức Minh (550 ? - 630) đời Đường.

Bộ “Kinh Điển Thích Văn” là 1 tác phẩm “Chú âm” và “Thích nghĩa” Kinh Điển cổ đại.

Tác phẩm gồm 30 Quyển:

Quyển I là phần T Lc, tự thuật và khảo chứng sự hưng / suy của Kinh Điển, trưng dẫn những sự kiện quan trọng trong Lch Sử Kinh Hc, rồi những nhân vật, cũng như những tác phẩm chủ yếu của từng thời kỳ một. Ở một khía cạnh nào đó có thể nói rằng phần T Lc này có thể được coi như một bộ Lược sử về sự phát triển của Kinh học từ thời Đường (618 - 907) trở về trước.

Quyển II đến Quyển XXX phân ra chú Âm, thích Nghĩa 14 bộ Kinh Điển sau đây:

+ CHU DỊCH. Thượng Thư (tức Thư Kinh). Mao Thi (tức Thi Kinh). Chu Lễ. Nghi Lễ  Lễ Ký.

+ TẢ TRUYỆN. Công Dương. Cốc Lương. Hiếu Kinh. Luận Ngữ. Lão Tử. Trang TửNhĩ Nhã.

Bộ “Kinh Điển Thích Văn” thu lục Thiết âm cũng như những Chú giải Kinh văn của hơn 230 học giả từ thời Tam Quốc (220 - 280) đến Nam Bắc triều (420 - 589).

Đây là  một tác phẩm trọng yếu về Văn t hc, Âm vn hc, cũng như Huấn cổ hc, và cho tới các Bản in khác nhau của từng Bộ Kinh. Bởi vậy, nghiên cứu âm đọc của chữ trong Kinh Điển thời cổ thì không thể không tham khảo tác phẩm này!

Bộ “Kinh Điển Thích Văn” thường được học giả gọi tắt là “Thích Văn”.

 Những phương tiện tối cần thiết và tối thiểu để làm việc Hoàng Xuân Hãn rồi không có bởi thế cũng không lạ cuốn “Lý Thường Kiệt” của ông ta tràn lan những lỗi và lỗi - và phần lớn là những lỗi nng. Không chuyên môn thì không sao thấy được, thế nhưng với giới Cổ Sử học thông thạo Hán văn, và có Sử liệu trong tay, thì những sai lầm của Hoàng Xuân Hãn hiện ra rất rõ ràng!

Những Sự kiện Lịch sử trong cuốn “Lý Thường-Kiệt” là những sự kiện được ghi chép rõ trong Sử thư, thế nhưng, khi tự thuật lại những sự kiện này ông Hoàng Xuân Hãn đã có những sự thiếu chính xác về rất nhiều mặt, như ngày tháng đến những kiến thức về Cổ học, thuộc nhiều lãnh vực, Hoàng Xuân Hãn lại mù mờ! Tóm lại là tự thuật của ông đã trở nên méo mó, mt s méo mó không cố tình, như ông viết rõ trong Lời “TA” là những việc ông kể trong sách không ba đặt, không tây vị, hết sức rõ ràng mà đây là một s méo mó do khả năng ngôn ngữ (Hán văn) yếu kém mà ra!.

Từ những điểm trên mà nhận định thì cuốn “Lý Thường-Kiệt” dứt khoát không phải là  cuốn sách có thể dùng để tham khảo cho giới chuyên môn Sử học đã đành, mà cho cả những người không chuyên môn vốn cần đến một sự chính xác về nhiều lãnh vực của Cổ học nói chung, và Cổ Sử học nói riêng! Và như vậy:

Khách quan mà nói, “Lý Thường-Kiệt” là mt cuốn sách chẳng có giá tr bao nhiêu!    

 Những nhận định về Hoàng Xuân Hãn như Cây đi thụ”, như Bc thầy Hán Nôm của  con rể (Nghiêm Xuân Hải), của học trò (Tạ Trọng Hiệp), của Thụy Khuê.... bỗng đâu và chợt đâu trở nên rất lố bịch!    

Tôi nghĩ, những người kể trên đây rồi chưa đủ khả năng, do đó thẩm quyền, để có thể viết ra những hình dung từ tạm gọi là “c đao đi phủ” trên đây!

Đây là chưa nói khi ca tụng, tâng bốc người thân, người quen của mình thì nên hết sức cẩn thận, khen đúng thì không sao (vậy mà có khi lại mang tiếng khen người thân), còn khen quá phận người ta cười cho!

Sau cùng, đọc những đoạn văn dịch từ các tác phẩm Hán văn qua Việt văn người đọc thấy Hoàng Xuân Hãn có những chỗ lúng túng thấy rõ qua những câu văn ngây ngô và ngớ ngẩn, thiếu sự mạch lạc, thậm chí tối nghĩa! Những Chỗ như đã kể thấy khá nhiều trong hầu hết những đoạn dịch văn của ông!

Nguyên nhân của việc kể trên không ngoài 2 điểm sau đây:

 1). Nếu như ông Hoàng Xuân Hãn đọc thẳng nguyên tác Hán văn thì điều này cho thấy trong nhiều trường hợp ông không hiểu rõ nguyên tác viết gì, nói gì - nói rõ hơn, ông thiếu khả năng Hán văn.

 2). Nếu ông dịch lại từ những Bản dịch Pháp văn các sử thư, các tài liệu Trung Hoa, và giả sử những Bản dịch này chính xác, thì điều này - trong một số trường hợp, chứng tỏ ông Hoàng Xuân Hãn vốn không am tường Cổ sử Trung QuốcGiao Chỉ, hoặc nếu nói khác đi, ông không hiểu danh từ chuyên môn, không biết bên Việt ngữ là gì - do đó mà lúng túng khi dịch.

Ông Hoàng Xuân Hãn học tiếng Pháp từ nhỏ, lấy bằng cấp của Pháp, và cuộc đời ông hầu như hoàn toàn trải trên đất Pháp, và chết trên đất nước Pháp, bởi thế chắc chắn là ông không thể nào hiểu sai văn pháp, cú pháp Pháp văn.

Cho nên, nếu có những lúng túng, những thiếu mạch lạc, không sáng sủa, của ý tưởng khi tự thuật lại những sự kiện Lịch sử, những biến thiên về mặt Địa lý Hành chánh của Trung Hoa và Giao Chỉ, dịch lại từ những Bản dịch Pháp văn, thì tất cả chỉ có thể là do mt s thiếu hiểu biết về Cổ sử hc để có thể dùng từ ngữ Việt cho thích đáng!  

 Những điểm nêu trên đây là Bnh chung, là những cái sai, lầm thường vướng phải của những người nghiên cứu Cổ học Trung Hoa Việt Nam qua một ngôn ngữ trung gian!

Muốn nghiên cứu Lch sử, hay bất cứ lãnh vực nào khác, của 1 quốc gia cho chính xác thì không thể không thông tho ngôn ngữ của quốc gia đó, việc này không có ngoại lệ!

Nếu liệu không thông hiểu ngôn ngữ nước này ở một mức độ có thể chấp nhận được tốt hơn hết là nên tránh, nếu không tránh cứ lao mình làm thì rất bấp bênh - tự thân rồi không thấy được một sự bảo đảm nào hết cho những gì mình viết ra!

Những cái sai, lầm của ông Hoàng Xuân Hãn tôi trưng dẫn trong 2 bài phê bình đều là những cái sai, lầm không thể chấp nhận. Ngoài ra, những sai, lầm nhỏ nhặt của ông có đấy, nhưng tôi không nhỏ nhặt xét nét mà chi! 

              Trong lời “TỰA” cho cuốn “Lý Thường-Kiệt”, ông Hoàng Xuân Hãn có đoạn viết:

      “Những việc tôi kể trong sách, hoàn toàn có chứng và đưc dẫn chứng. Cũng trong các hạng chứng, tôi chỉ để ý đến chứng chính xác mà thôi.

       Không ba đt, không tây vị, hết sức rõ ràng; đó là những chuẩn-thằng tôi đã theo, trong khi viết cuốn sách này”. (Trang 15). 

 Dĩ nhiên những gì ông Hoàng Xuân Hãn viết ra đều đưc dẫn chứng.

- Rất tiếc, những dẫn chứng của ông phần lớn lại không chính xác.

Cũng dĩ nhiên là ông Hoàng Xuân Hãnkhông ba đt.

- Cũng rất tiếc, ông Hoàng Xuân Hãn chỉ “đặt ra” theo cái HỌC, VẤN chưa tới của ông về Hán văn, về Cổ học nói chung, ở đây về Sử học nói riêng, điều này thì tất cả đã thấy hết sức rõ ràng qua Bài phê bình này - và Bài phê bình trước của tôi!

 Ông Hoàng Xuân Hãn nói đến những chứng chính xác - ở đây, trong Bài này, và trong Bài trước, cũng vậy, tôi cũng nói tới những CHỨNG CHÍNH XÁC” khi trưng dẫn từng đoạn văn, từng câu văn, và đến từng chữ một - kể cả hình ảnh, để cho thấy rằng những hng chứng của Hoàng Xuân Hãn rồi đến chẳng chính xác chút nào!

 Nếu không có nguyên tác để đối chiếu thì, cho tới đây, có lẽ nhiều người vẫn nghĩ rằng những gì ông Hoàng Xuân Hãn tự thuật trong Cuốn “Lý Thường-Kiệt” phần lớn - nếu không muốn nói là hầu hết, đều chính xác, tên tuổi của Hoàng Xuân Hãn bảo đảm cho ý nghĩ trên!

Tên tuổi của Hoàng Xuân Hãn từ đầu đã là một bảo đảm cho những gì ông ta viết ra!

Thế nhưng, không ai có thể bảo đảm cho những gì KHÔNG THỰC, sớm hay muộn cái cũng bị phơi bày, đây là trường hp Hoàng Xuân Hãn!

Từ lần xuất bản đầu tiên cuốn “Lý Thường-Kiệt” tới cuối năm năm ngoái (1949 - 2011) Hoàng Xuân Hãn đã có được 62 năm vinh dự với cuốn sách này.

Đặt vào một kiếp người, 62 năm có thể là dài, nhưng cái dài này chẳng thấm vào đâu so với giòng miên miên của Văn học sử! Và, trong cái giòng vô tuyt kỳ này:

Một cuốn sách sẽ được xét lại không lúc này thì cũng lúc khác, không thời này thì cũng thời khác, cho đến khi nào giá tr đích thc của nó đưc xác lp!   

Trong một lần phỏng vấn của Thụy Khuê, ông Hoàng Xuân Hãn có những lời lẽ tự hào như sau về cuốn “Lý Thường-Kiệt” của ông ta:

- “...Tôi nghĩ nếu mình đề cao Lý Thường Kiệt, với s khảo sát cht chẽ, sẽ  mt cái gương cho những anh em sau này…. Tôi cũng thích lắm là bởi vì từ lúc ấy đến bây giờ cũng không ai viết hơn đưc nữa”.

(Thụy Khuê. Nói Chuyện với Tạ Trọng Hiệp và Hoàng Xuân Hãn.

                         Hoàng Xuân Hãn, bước đường nghiên cứu).

 - “…Tôi nghĩ nếu mình đề cao Lý Thường Kiệt, với s khảo sát cht chẽ, sẽ là mt cái gương cho những anh em sau này”.

Ý kiến riêng của tôi là:

- “Trường hợp Hoàng Xuân Hãn và Tập “Lý Thường-Kiệt”  mt cái gương cho  những anh em nào sau này không biết tng làm mt vic quá sức mình, NHIỀU!”. 

 - “… từ lúc ấy đến bây giờ cũng không ai viết hơn đưc nữa”.    

Người xưa có câu đắc ý đến quên cả hình hài (“đắc ý vong hình”) - đây cũng chính là trường hợp của Hoàng Xuân Hãn! Ông Hoàng Xuân Hãn bởi lẽ đắc ý quá nên đã quên không để ra thời gian, dầu chỉ một thoáng, để xét li khả năng của mình:

- Trong thời gian của ông Hoàng Xuân Hãn, chừng như lúc nào ông cũng “lơ mơ” rằng cuốn “Lý Thường-Kiệt” của ông không ai viết hơn đưc nữa”.

Thái độ này không gì khác hơn là sự “t mãn”, 1 SỰ tuyệt đối phải tránh, không nên có nơi một người viết biên khảo, một người nghiên cứu, nói rộng ra là “người học”!

Ở kẻ tự mãn thì cái chi cũng đầy cả: - đầu đầy, tai đầy, bụng đầy, không nhận thêm được chút gì cho thân tâm mình! 

 Ngay từ lúc ấy, từ lúc xuất bản cuốn “Lý Thường-Kiệt” lần đầu tiên (1949) cho đến năm san định lại cuốn sách này (1966), cho tới năm nói chuyện với bà Thụy Khuê có lẽ Hoàng Xuân Hãn vẫn “HỌC”, nhưng có lẽ đã khôngVẤN” lại cái “HỌC” của bản thân tới đâu - thế nhưng, đầu ông, tai ông, bụng ông chỗ nào cũng đầy ắp, rồi chỗ nào cho ông VẤN đây?

HỌC thì nhiều người HỌC, nhưng VẤN mới là quan trọng!

+ Biển học mênh mông, điều này thì ai cũng biết!

Thế nhưng, có những kẻ cứ nghĩ rằng mình đã lấp đầy cái biển mênh mông đó!

Đây là những kẻ “t mãn”, như Hoàng Xuân Hãn đây, và như một vài kẻ tôi phê bình!

Chừng nào còn t mãn thì chừng ấy người ta không lên cao, không tiến xa được!

Có 2 cái “TỰ” làm cho người ta không tiến cao hơn, xa hơn, thậm chí thoái bộ, hết kiếp hết đời cũng vậy: -T ÁI” và “T MÃN”!

Ở kẻ tự mãn thì cái chi cũng đầy cả: - Đầu đầy, tai đầy, mắt đầy, bụng đầy, bởi vậy không nhận thêm được chút gì cho thân tâm mình!

 Trong Kinh Hoa Nghiêm có một đoạn Tỳ kheo Hải Vân nói với đồng tử Thiện Tài:

- “Thiện nam tử, ngã tại thử Hải Môn quốc thập hữu nhị niên, thường dĩ ĐẠI HẢI vi kỳ cảnh giới, sở vị tư duy đại hải quảng đại vô lượng, tư duy đại hải thậm thâm nan trắc…

Ngã tư duy thời phục tác thị niệm < Thế gian chi trung, phả hữu quảng bác quá thử Hải phủ? phả hữu vô lưng quá thử Hải phủ? phả hữu thm thâm quá thử Hải phủ?.....>”.

                                        /  Hoa Nghiêm Kinh. Nhập Pháp Giới XXXIX  /.

- “Thiện nam tử, ta ở nước Hải Môn này 12 năm, ta thường lấy Biển Lớn làm giới hạn để mà suy gẫm về đại hải rộng lớn vô lượng, suy gẫm về đại hải cực sâu khó lường…

Lúc suy gẫm ta lại nảy ra ý nghĩ này < Thế gian rồi gì rng lớn hơn biển này chăng? rồi gì vô lưng hơn biển này chăng? rồi gì cc sâu hơn biển này chăng? ..... >”.

 Thế gian này có một cái rng lớn hơn, thăm thẳm hơn đi hải nhiều!

Cái ngã là một cái gì rng lớn hơn, thăm thẳm hơn đi hải nhiều, nhiều lắm! 

Đến như cái ta còn lấp đầy được, Biển lớnkia có gì mà không lấp đầy được?

Qua một vài người tôi phê bình tôi thấy quả thực đi hải không sao hơn được cái ngã của con người! Đụng tới cái ngã thì nó chợt phình lên lấp cả cõi Ta bà!

Trang Tử (365 - 290 tr. Cn) có nói tới cái gọi là chí đi vô ngoi, cái lớn đến không có cái gì ngoài nó [Trang Tử. Thiên hạ], có lẽ là cái ngã đây chăng?

                                              Trong một bài viết khác, Thụy Khuê có những giòng như sau:

- “Trong suốt nửa thế kỷ này, người thầy dậy chúng ta từ hai chữ i tờ, đến những bài tính đố, vẫn còn đấy, như cây đại thụ tỏa bóng mát, che chở cho những kẻ đến sau. Bây giờ, bác mất đi, mỗi chúng ta, ai cũng mồ côi. Cái  học của bác, nhân cách của bác, dù ít dù nhiều, cũng đã nuôi nấng đời sống tinh thần của chúng ta trong nhiều thế hệ. 

Từ nay có điều gì không biết, còn ai để hỏi?”

                          Yên Cơ, miền Nam nước Pháp, 7/5/1996.

                                                 Hợp Lưu, số 29, tháng 6-7 năm 1996.

                                                Số tưởng niệm học giả Hoàng Xuân Hãn.

- “Bây giờ, bác mất đi, mỗi chúng ta, ai cũng mồ côi.”.

< Ở đây, mỗi là tất cả, không trừ ai?, ở đây, ai là “ai” đây, thưa bà Thụy Khuê? 

Ai thì tôi không biết cũng như không dám nói chứ trong số mồ côi này chắc chắn là không có tất cả những người có hc vấn thc sự, và sau cùng là tôi!

Và như vậy, Bà Thụy Khuê và đệ tử, đàn em của Hoàng Xuân Hãn....cứ thoải mái mà mồ côi với nhau nhé, đừng lôi chúng tôi vào! 

-Từ nay có điều gì không biết, còn ai để hỏi?”.

< “Bác Hãn” của bà Thụy Khuê mất đi, bà mồ côi, bà lo từ nay không còn ai để hỏi mỗi khi “có điều gì không biết”. 

Bà Thụy Khuê quá lo đi thôi, có lẽ bà đã quên rằng “Bác Hãn” của bà tuy mất đi nhưng cuốn “Lý Thường-Kiệt” quá sức là “ĐC ĐÁO” của “Bác” có mất đi đàng nào đâu, vẫn còn cái để cho bà hỏi - và rồi có thể còn một số những cuốn khác nữa của “bác”, mà trước sau những người chuyên môn sẽ đặt vào đúng vị trí của chúng, bà Thụy Khuê khỏi lo, khỏi buồn!    

Đã nói ở đoạn trước: 

Một cuốn sách sẽ được xét lại không lúc này thì cũng lúc khác, không thời này thì cũng thời khác, cho đến khi nào giá tr đích thc của nó đưc xác lp!

Có như vậy những thứ rác rến mới không trôi lều bều trong giòng Văn học sử!

   Lẽ ra tôi không dẫn lại MẤY LỜI TRÊN ĐÂY của bà Thụy Khuê làm chi, vì bà tâng bốc ông Hoàng Xuân Hãn là chuyện của bà, tình cảm riêng tư của bà với ông ta - như là con cháu, là học trò, hay là gì đó.... tôi không rõ; nếu như bà dừng lại ở chỗ riêng tư rất riêng thì ở một giới hạn, rất nhỏ, nào, còn chấp nhận được.

(Hoặc giả bà Thụy Khuê muốn “nổi tiếng” vì lân la phỏng vấn một người “nổi tiếng” như “hc giả” (với cái ngoặc kép “” và cái gch dưới, những học giả khác thì không cần tới cái ngoặc kép “” và lằn gch dưới này như trường hợp Hoàng Xuân Hãn ở đây!).

 Thế nhưng, ở đây là CHUYỆN HỌC THUẬT, là chuyện của tất cả mọi người, không là chuyện riêng tư, lại là chuyện về mt lãnh vc bà chẳng rành, bà lại kéo mọi người vào đứng dưới cây đi th tỏa bóng mát của bà cho nên tôi không thể không nói!

Dĩ nhiên, Thụy Khuê thì không thể nào nhận định được trình độ, khả năng HÁN VĂN  CỔ HC của “bậc thầy Hán Nôm của bà ta tới đâu!

Để cứ thế bà ta rất thoải mái mà ngưỡng phục, mà ca tụng Hoàng Xuân Hãn! 

              Bà Thụy Khuê làm tôi nhớ đến ông Võ Phiến tâng bốc cuốn “Bút Khảo về Ăn” của ông bác sĩ Lê Văn Lân mà chẳng biết rõ lãnh vực mà ông bác sĩ viết.

Bà Thụy Khuê làm tôi nhớ đến ông Phạm Công Thiện tâng bốc – mà còn bốc cho bổng đến trời Thu xanh ngắt..., cuốn “Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam” của Lê Mạnh Thát mà ông họ Phạm lại chẳng rành Hán văn, cứ nhắm mắt khen người thân một cách lố bịch!  

Giữa đồng nắng chói chang, một CÂY ĐẠI THỤ, vài người đứng dưới Gốc, nắng chiếu qua cành lá lơ thơ, TỎA những vệt nắng, bám lấy những thân hình nhễ nhại mồ hôi!

 Ấn bản năm 1966 này của tập “Lý Thường-Kiệt”, do BAN TU THƯ ĐẠI-HỌC VẠN-HẠNH xuất bản, là một Ấn bản, sau 17 năm (1949 - 1966) - từ lần xuất bản đầu tiên, đã được ông Hoàng Xuân Hãn - mt bc thiên tài trong hc giới nước nhà (lời của ông tỳ kheo Thích Minh Châu) san-đnh li với nhiều điều bổ sung mới mẻ - cũng vẫn theo lời của ông tỳ kheo nói trên trong “LỜI GIỚI THIU” của ông ta cho cuốn “Lý Thường-Kiệt”.

Đọc những lời ông tỳ kheo Thích Minh Châu - Viện Trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh lúc bấy giờ (năm 1966), ca tụng ông Hoàng Xuân Hãn tôi thực không hiểu tại sao người ta lại có thể tâng bốc nhau một cách “hoan hỉ”, một cách “bất khả tư nghì” quá lố đến thế!

Cuốn “Lý Thường-Kiệt” là một nghiên cứu về Cổ Sử của Hoàng Xuân Hãn, thế nhưng đối với:

Khí vật (đồ dùng) xưa ông không rõ, Hệ thống Độ, Lượng, Hành (Đo, Đong, Cân) xưa ông không biết, Quan chế thời cũ ông thì lơ mơ, ngay cả ĐỊA LÝ, là lãnh vực liên quan trực tiếp với vấn đề ông nghiên cứu, ông cũng lơ mơ lờ mờ, Địa chí Trung Quốc thì cả những B căn bản nhất ông cũng không có, còn về Bản đồ thì ông chỉ đến tham khảo một vài tấm Bản đồ Đông Dương do người Pháp vẽ lại!

Và như vậy:

Ông Hoàng Xuân Hãn - nếu phải đưa ra mt nhn đnh, chỉ là một người theo Tây học chp chững những bước siêu vo trên con đường Đông học mênh mông, xa thẳm!

Về THƯ PHÁP, Tô Đông Pha (1036 - 1101) viết như sau:

- “Kim thế xưng thiện Thảo thư giả hoặc bất năng Chân, Hành, thử đại vọng dã!

CHÂN sinh HÀNH, HÀNH sinh THẢO, Chân như lập, Hành như hành, Thảo như tẩu, vị hữu v năng hành, lp nhi năng tẩu giả dã!”.

 /  Kinh Tiến Đông Pha Văn Tập Sự Lược. Qu. LX. Thư Đường thị lục gia thư hậu  /.            

- “Thời bây giờ có những kẻ nói mình viết Thảo thư đẹp (trong số này) rồi có kẻ lại chẳng khéo Chân thư, Hành thư, nói như vậy là hết sức bậy bạ!

CHÂN thư sinh ra HÀNH thư, (và) HÀNH thư sinh ra THẢO thư, Chân thư [tư thế chữ] như đứng, Hành thư [tư thế chữ] như đi, Thảo thư [tư thế chữ] như chy, chưa từng có chuyện chưa biết đi, biết đứng mà có thể chy đưc bao giờ!”. 

 Cũng vậy, Hán văn còn chp chững mà Hoàng Xuân Hãn muốn đi vững chắc, đi xa thì  chuyn này chẳng bao giờ có đưc!

Và như vậy, sự tự hào của ông ta về cuốn “Lý Thường-Kiệt” trở nên rất lố bịch! 

Năm 1949 cuốn “Lý Thường-Kiệt” ra đời, Hoàng Xuân Hãn bắt đầu bước những bước chp chững trên lối cũ Cổ học, Cổ sử học……

16 năm sau, năm 1966, Sách được san định lại, với nhiều điều bổ sung mới mẻ, theo lời Thích Minh Châu, nhưng Hoàng Xuân Hãn vẫn bước những bước chp chững……

Từ năm 1966 tới lúc Hoàng Xuân Hãn chết, năm 1996, có lẽ vì tự mãn, cứ tưởng rằng cuốn Sách này từ lúc ấy đến bây giờ cũng không ai viết hơn đưc nữa do đó ông ta đã không duyệt lại một, hay hơn một, lần nữa!

Cho tới lúc rời khỏi cuộc đời này ông Hoàng Xuân Hãn vẫn không hay, không biết rằng  đôi chân ông ta vẫn tiếp tục bước những bước chp chững…… chao đảo, nghiêng ngả trên con đường Hán hc, Cổ hc nói chung, và Sử hc nói riêng!

Ông Hoàng Xuân Hãn có biết đâu rằng:

Cuốn “Lý Thường-Kiệt” để đc chơi, hay đc qua rồi để đó thì được! Còn nếu coi đây như là một bộ biên khảo, một nghiên cứu Sử Học đúng nghĩa là biên khảo, đúng nghĩa là nghiên cứu, giá tr, thì từ đó tới đây con đường còn thăm thẳm, xa vời……

                  Hoàng Xuân Hãn ghi lại những sự kiện Lịch sử, trong đó có người, có vật, có việc……

Nhìn từ tổng thể thì những sự kiện Lịch sử ghi chép lại trong cuốn “Lý Thường Kiệt” là những sự kiện hiển nhiên ai cũng thấy, Hoàng Xuân Hãn cũng kê ra đúng như vậy!

Thế nhưng, khi chuyển dịch thì Hoàng Xuân Hãn không dịch sai cũng dịch thiếu, và có những chỗ dịch sai đến không sao tưởng ra được! 

Những Sự kiện Lịch sử ông Hoàng Xuân Hãn tự thuật lại đó rồi như Cơ thể người, và những người, những vật, những việc trong đó như tạng phủ.

Hình người thì đúng là hình người đó, ai cũng thấy, cũng nhận dạng được ngay, nhưng bên trong thì tạng phủ nát bấy! 

  Minh Di.

Ngày đầu Đông Vu xứ Úc Châu.

01 tháng 6 năm 2012. (6.46 giờ tối).

12 tháng 4 (nhuận) / Nhâm Thìn, 4 ngày trước tiết Mang Chủng.

 Thư mục.

 

[1]. Sử Ký.

Tây Hán. Tư Mã Thiên.

Lưu Tống. Bùi Ân tp giải (Bùi Ân, Ân cũng đọc âm Nhân).

Đường. Tư Mã Trinh sách ẩn.

              Trương Thủ Tiết chính nghĩa.

Thượng Hải Thư Điếm      1988 / Sơ.

[2]. Hậu Hán Thư Tập Giải.

Lưu Tống. Phạm Việp.

Thanh. Vương Tiên Khiêm tp giải.

Dân Quốc. Hoàng Sơn hiu bổ.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1984 / Sơ.

[3]. Cựu Đường Thư. (1).

Ngũ Đại. Lưu Hu.

[4]. Tân Đường Thư. (2).

Bắc Tống. Âu Dương Tu.

[5]. Tống Sử. (3).

Nguyên. Đoạt Đoạt.

Nhị Thập Ngũ Sử Bản. (1). (2). (3).

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã (TQ)      1991 / 8.

[6]. Tư Trị Thông Giám.

Bắc Tống. Tư Mã Quang.

Nguyên. Hồ Tam Tỉnh chú.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1987 / 7.

[7]. Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên. (Đệ Nhị Bản).

Nam Tống. Lý Đáo.

Điểm hiu: Thượng Hải Sư Phạm Đại Học Cổ Tịch Chỉnh Lý Nghiên Cứu Sở.

                   Hoa Đông Sư Phạm Đại Học Cổ Tịch Chỉnh Lý Nghiên Cứu Sở.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2004 / Sơ.

[8]. Quốc Ngữ.

Xuân Thu. Tả Khâu Minh (truyền).

Tam Quốc - Ngô. Vi Chiêu chú.

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1995 / 3.

[9]. Thông Điển. (1).

Đường. Đỗ Hựu.

[10]. Văn Hiến Thông Khảo. (2).

Nguyên. Mã Đoan Lâm.

Thập Thông Bản. (Đệ nhị Bản). (1). (2).

Chiết Giang Cổ Tịch Xuất Bản Xã      2000 / Sơ.

[11]. Thái Bình Ngự Lãm. (Ảnh ấn Bản).

Bắc Tống. Lý Phưởng đẳng soạn.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2006 / 7 [Sơ bản 1960].

[12]. Thái Bình Hoàn Vũ Ký.

Bắc Tống. Nhạc Sử.

Vương Văn Sở điểm hiu.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2007 / Sơ.

[13]. Nguyên Phong Cửu Vực Chí.

Bắc Tống. Vương Tồn (chủ biên). Tăng Triệu. Lý Đức Sô.

Thanh. Phùng Tập Ngô hiu chú.

Điểm hiu: Vương Văn Sở. Ngụy Tung Sơn.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1984 / Sơ.

[14]. Phương Dư Khảo Chứng.

Thanh. Hứa Hồng Bàn.

Bắc Kinh Thị Trung Quốc Thư Điếm (TQ)      Không ghi năm xuất bản.

[15]. Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập (Lc sách. Tống. Liêu. Kim thời kỳ).

Đàm Kỳ Tương chủ biên. 

Trung Quốc Địa Đồ Xuất Bản Xã (Tinh trang Bản. HC)      1996 / 3.

[16]. Quế Hải Ngu Hành Chí.

Nam Tống. Phạm Thành Đại.

Khổng Phàm Lễ điểm hiu.

Tập bút ký này đã thất lạc vào khoảng giữa thời Minh, bản đang lưu hành được sao lục từ các thư tịch khác. Danh từ chuyên môn gọi loại ấn bản này là “Tp phc bản”.

Phạm Thành Đại Bút Ký Lục Chủng Bản.

Gồm 6 tập Bút ký của Phạm Thành Đại. Ngoài Quế Hải Ngu Hành Chí, 5 Tập kia là:

Tham Loan Lục. Lãm Bí Lục. Ngô Thuyền Lục. Mai Phổ. Cúc Phổ.

+ Mai Phổ, Cúc Phổ chỉ là 2 bài viết ngắn, Mai Phổ 3 trang, Cúc Phổ khoảng 4 trang.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2004 / 2.

 17]. Lãnh Ngoại Đại Đáp Hiệu Chú.

Nam Tống. Chu Khứ Phi.

Dương Vũ Tuyền hiu chú.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1999 / Sơ.

[18]. Đông Kinh Mộng Hoa Lục Chú.

Nam Tống. Mạnh Nguyên Lão.

Đặng Chi Thành chú.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1982 / Sơ.

[19]. Trung Quốc Lịch Sử Danh Thành.

38 tác giả / 50 Bài viết.

Trần Kiều Dịch chủ biên.

Trung Quốc Thanh Niên Xuất Bản Xã (TQ)      1986 / Sơ.

[20]. Trung Quốc Lịch Sử Danh Đô.

24 tác giả / 20 Bài viết.

Diêm Sùng Niên chủ biên.

Chiết Giang Nhân Dân Xuất Bản Xã      1986 / Sơ.

[21]. Tây Vực Nam Hải Sử Địa Khảo Chứng Luận Trứ Vị Tập.

Dân Quốc. Phùng Thừa Quân.

Trung Hoa Thư Cục (HC)      1976 / Sơ.

[22]. Tộc Thủy Ký Văn.

Bắc Tống. Tư Mã Quang.

Đặng Quảng Minh. Trương Hi Thanh điểm hiu.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2006 / 3.

[23]. Sự Vật Kỷ Nguyên.

Bắc Tống. Cao Thừa.

Minh. Lý Quả hiu đính.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1989 / Sơ.

[24]. Mộng Khê Bút Đàm Toàn Dịch.

Bắc Tống. Thẩm Quát.

Lý Văn Trạch. Ngô Hồng Trạch dịch (Ngữ thể văn).

Ba Thục Thư Xã (TQ)      1996 / Sơ.

[25]. Long Xuyên Biệt Chí.

Bắc Tống. Tô Triệt.

Du Tông Hiến điểm hiu.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1982 / Sơ.

[26]. Hầu Trinh Lục. (1).

Bắc Tống. Triệu Đức Lân.

[27]. Năng Cải Trai Mạn Lục. (2).

Nam Tống. Ngô Tăng.

Bút Ký Tiểu Thuyết Đại Quan Bản.

Tập IV. Sách 8.

Giang Tô Quảng Lăng Cổ Tịch Khắc Ấn Xã      1984 / Sơ.

[28]. Thiết Vi Sơn Tùng Đàm.

Bắc Tống. Thái Thao.

Phùng Huệ Dân. Thẩm Tích Lân điểm hiu.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1997 / 2.

[29]. Kê Lặc Biên.

Nam Tống. Trang Xước.

Tiêu Lỗ Dương điểm hiu.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1997 / 2.

[30]. Nam Thôn Triệt Canh Lục.

Nguyên. Đào Tông Nghi.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1997 / 3.

[31]. Thập Nhất Gia Chú Tôn Tử.

Xuân Thu. Tôn Vũ.

Ngy. Vũ đế (Tào Tháo). Lương Mạnh.

Đường. Đỗ Hựu. Đỗ Mục. Lý Thuyên. Trần Cao. Giả Lâm.

Bắc Tống. Mai Thánh Du. Vương Tích. Hà Diên Tích. Trương Dự.

Quách Hóa Nhược dịch (Ngữ thể văn).

Trung Hoa Thư Cục (HC)      1985 / trùng ấn.

[32]. Tôn Tử Hội Tiên.

Xuân Thu. Tôn Vũ.

Dương Bính An hi tiên.

Trung Châu Cổ Tịch Xuất Bản Xã (TQ)      1986 / Sơ.

[33]. Vũ Kinh Tổng Yếu.

Bắc Tống. Đinh Độ. Tăng Công Lượng.

Trung Quốc Binh Thư Tập Thành Bản. (Tập 3. 4. 5).

Giải Phóng Quân Xuất Bản Xã & Liêu Thẩm Thư Xã      1988 / Sơ.

[34]. Tống Hình Thống.

Bắc Tống. Đậu Nghi.

Ngô Dực Như điểm hiu.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1984 / Sơ.

[35]. Lịch Đại Hình Pháp Khảo.

Thanh. Thẩm Gia Bản.

Đặng Kinh Nguyên. Biền Vũ Khiên điểm hiu.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1985 / Sơ.

[36]. Đường Đại Chiếu Lệnh Tập.

Bắc Tống. Tống Mẫn Cầu.

Điểm hiu: Hồng Phi Mô. Trương Bá Nguyên. Thẩm Ngao Đại.

Học Lâm Xuất Bản Xã (TQ)      1992 / Sơ.

[37]. Trung Quốc Độ Lượng Hành Sử.

Dân Quốc. Ngô Thừa Lạc.

Thượng Hải Thư Điếm      1984 / Sơ. [Thương Vụ Ấn Thư Quán 1937 Sơ bản].

[38]. Vương Lâm Xuyên Toàn Tập.

Bắc Tống. Vương An Thạch.

Quảng Trí Thư Cục (HC)      Nhà Xuất bản này không bao giờ ghi năm xuất bản.

[39]. Kinh Tiến Đông Pha Văn Tập Sự Lược.

Bắc Tống. Tô Thức.

Nam Tống. Lang Việp tuyển chú.

Bàng Thạch Chửu (Trửu) hiu đính.

Trung Hoa Thư Cục (HC)      1979 / Sơ.

[40]. Trung Quốc Lịch Đại Chức Quan Biệt Danh Từ Điển.

Cung Diên Minh.

Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã      2006 / Sơ.

[41]. Giản Minh Trung Quốc Lịch Đại Quan Chế Từ Điển.

An Tác Chương chủ biên.

Tề Lỗ Thư Xã      1990 / Sơ.

[42]. Trung Quốc Lịch Đại Danh Nhân Từ Điển.

Nam Kinh Đại Học Lịch Sử Hệ Biên tả tổ.

Giang Tây Nhân Dân Xuất Bản Xã      1982 / Sơ.

[43]. Trung Quốc Mỹ Thuật Gia Nhân Danh Từ Điển.

Du Kiếm Hoa (1895 - 1979).

Thượng Hải Nhân Dân Mỹ Thuật Xuất Bản Xã      2006 / 14. [1981 / Sơ bản].

[44]. Trung Quốc Cận Hiện Đại Nhân Danh Đại Từ Điển.

Lý Thịnh Bình chủ biên.

Trung Quốc Quốc Tế Quảng Bá Xuất Bản Xã      1989 / Sơ.

[45]. Tiên Tần Chư Tử Hệ Niên.

Tiền Mục.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1985 / Sơ.

[46]. Đông Lỗ Vương Thị Nông Thư Dịch Chú.

Nguyên. Vương Trinh.

Khải Du dịch chú (Ngữ thể văn).

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1994 / Sơ.

[47]. Bản Thảo Cương Mục.

Minh. Lý Thời Trân.

Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC)      1982 / trùng ấn.

[48]. Trung Quốc Y Học Đại Từ Điển (Ảnh ấn Bản).

Dân Quốc. Tạ Quan.

Trung Quốc Thư Điếm (TQ)      1988 / Sơ [Thương Vụ Ấn Thư Quán 1921 / Sơ bản]

[49]. Giản Minh Trung Y Từ Điển.

Chủ biên: Trung Y Nghiên Cứu Viện.

                 Quảng Châu Trung Y Học Viện.

Tam Liên Thư Điếm (HC)      1979 / Sơ.

[50]. Trung Y Nhân Vật Từ Điển.

Chủ biên: Trung Quốc Trung Y Nghiên Cứu Viện.

                Trung Quốc Y Sử Văn Hiến Nghiên Cứu Sở.

Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã      1988 / Sơ.

[51]. Trang Tử Bổ Chính.

Chiến Quốc. Trang Chu.

Dân Quốc. Lưu Thúc Nhã (Văn Điển) bổ chính.

Tân Văn Phong Xuất Bản Công Ty (ĐL)      Dân Quốc 64 niên (1975) / Sơ bản.

[52]. Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao.

Đường. Sa môn Trừng Quán soạn thuật.

Tài Đoàn Pháp Nhân Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội (ĐL)      Dân Quốc 86 niên (1997).

 [53]. Vực Ngoại Hán Văn Tiểu Thuyết Luận Cứu.

Một nhóm tác giả Đài Loan.

Học Sinh Thư Cục (ĐL)      Dân Quốc 78 niên (1989) / Sơ bản.

[54]. Phương Ngôn.

Đông Hán. Dương Hùng.

Đông Tấn. Quách Phác chú.

Hán Ngụy Tùng Thư Bản.

[Minh. Trình Vinh hiu].

Cát Lâm Đại Học Xuất Bản Xã (TQ)      1992 / Sơ.

[55]. Kinh Điển Thích Văn.

Đường. Lục Đức Minh.

Thượng Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã      1985 / Sơ.

[56]. Kinh Giải Nhập Môn (Ảnh ấn Bản).

Thanh. Giang Phiên.

Phương Quốc Du hiu điểm.

Thiên Tân Thị Cổ Tịch Thư Điếm      1990 / Sơ.

[57]. Kinh Nghĩa Thuật Văn.

Thanh. Vương Dẫn Chi.

Giang Tô Cổ Tịch Xuất Bản Xã      2000 / Sơ.

[58]. Kinh Truyện Thích Từ.

Thanh. Vương Dẫn Chi.

Dân Quốc. Hoàng Khản. Dương Thụ Đạt phê ngữ.

Nhạc Lộc Thư Xã (TQ)      1984 / Sơ.

[59]. Trợ Ngữ Từ Tập Chú.

Nguyên. Lư Dĩ Vĩ.

Vương Khắc Trọng tp chú.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      1998 / 2.

[60]. Cổ Đại Hán Ngữ Tự Điển.

Vương Lực (1900 - 1986) chủ biên.

Đường Tác Phiên. Quách Tích Lương. Tào Tiên Trạc.

Hà Cửu Doanh. Tưởng Thiệu Ngu. Trương Song Đê.

Trung Hoa Thư Cục (TQ)      2003 / 4.

[61]. Từ Hải (Hợp đính Bản).

Chủ biên: Thư Tân Thành. Thẩm Di. Từ Nguyên Cáo. Trương Tướng.

Trung Hoa Thư Cục (HC)      1983 / Trùng ấn.

[62]. Từ Hải. (Ngũ Quyển Bản. Thái đồ Súc ấn Bản – 1999 Bản).

Thượng Hải Từ Thư Xuất Bản Xã      2007 / 6.

[63]. Từ Nguyên (Súc ấn Hợp đính Bản. 1987 Bản).

Chủ biên: Quảng Đông. Quảng Tây. Hồ Nam. Hà Nam Tu đính Tổ.

Thương Vụ Ấn Thư Quán (HC)      1987 / Sơ. 

[64]. Từ Vị.

Văn Hóa Đồ Thư Công Ty Biên Thẩm Ủy Viên Hội biên tp.

Lục Sư Thành chủ biên.

Văn Hóa Đồ Thư Công Ty (ĐL)      Dân Quốc năm 74 (1985) / Khuyết.

       

Tags: BIÊN KHẢO
Tags: TÁC GIẢ
Tags: TÁC PHẨM
Tags: TẢN MẠN
Tags: THAM KHẢO

Đăng nhận xét

Tin liên quan