KÍNH GIỚI THIỆU TÁC PHẨM TÁC GIẢ NHÀ VĂN NGUYỄN VĂN HOA
*KÍNH GIỚI THIỆU TÁC PHẨM TÁC GIẢ NHÀ VĂN NGUYỄN VĂN HOA
Mời xem trang "Tác phẩm Nguyễn văn Hoa"
Nhân dịp Tết Quý Mão 2023, mời quý thân hữu vào xem
trang "Tác phẩm Nguyễn văn Hoa" gồm một số công trình khiêm nhường
của chúng tôi vừa được tái lập ở:
https://dconnect.co.jp/friend/tacbut/nv-hoa.html
1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Hoa. Quý thân
hữu có thể đọc các Tập Truyện Nguyễn Ngọc Hoa I đến VIII đã ấn
hành, dưới dạng Flipbook hay PDF cho toàn tập, hay từng truyện ngắn riêng lẻ dưới
dạng PDF. Ngoài ra, các truyện ngắn mới (sẽ ấn hành trong Tập IX)
cũng được post lên đây dưới dạng PDF mỗi kỳ được phổ biến lên mạng.
2. Bài viết "Đố Vui để Học." Năm
tập Đố Vui Để Học Tập I đến V thu góp những bài báo
chúng tôi viết trên báo Lửa Việt ấn hành tại Toronto, Gia Nã Đại vào thập
niên 1980 và đầu thập niên 1990, có thể đọc dưới dạng Flipbook hay PDF.
Những bài báo này viết từ hơn 30 năm nay, nhưng chúng tôi tin là những bài toán
hay câu đố vui được trình bày không hề mất thời gian tính.
3. Viết đúng chính tả. Thực ra đây chỉ là bảng
liệt kê ghi một số chữ thường viết sai chính tả chúng tôi đã gặp, có khi viết
sai,và tra cứu và học hỏi khi viết truyện ngắn.
Xin lưu ý là trang "Tác phẩm Nguyễn văn Hoa" nằm trong "Trang nhà Thân hữu Điện lực Việt nam Hải ngoại" mà quý thân hữu có thể ghé xem:
https://dconnect.co.jp/friend/
***
Mời xem trang "Tác phẩm Nguyễn văn Hoa"
Chương Lan Lưu <chuonglan.l@gmail.com>
Tôi có đủ bộ sách của anh NNH tặng. Thật là
1 trường thiên truyện dài, ghi lại một cuộc tình lồng trong các biến cố lịch sử,
xem rất thú vị.
PL
On Fri, Jan 20, 2023 at 8:39 AM chuong ha <chuongvha@gmail.com> wrote:
Những Tập Chuyện Ngắn của văn sĩ Nguyễn Ngọc
Hoa đều rất hay,trung thực, xúc tích, thực trạng xã hội mà tác
giả từng trải.Tôi rất luôn thích đọc và nghiền ngẫm
CH
Nhân dịp Tết Quý Mão 2023, mời quý thân hữu vào xem
trang "Tác phẩm Nguyễn văn Hoa" gồm một số công trình khiêm nhường
của chúng tôi vừa được tái lập ở:
https://dconnect.co.jp/friend/tacbut/nv-hoa.html
1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Hoa. Quý thân
hữu có thể đọc các Tập Truyện Nguyễn Ngọc Hoa I đến VIII đã ấn
hành, dưới dạng Flipbook hay PDF cho toàn tập, hay từng truyện ngắn riêng lẻ dưới
dạng PDF. Ngoài ra, các truyện ngắn mới (sẽ ấn hành trong Tập IX)
cũng được post lên đây dưới dạng PDF mỗi kỳ được phổ biến lên mạng.
2. Bài viết "Đố Vui để Học." Năm
tập Đố Vui Để Học Tập I đến V thu góp những bài báo
chúng tôi viết trên báo Lửa Việt ấn hành tại Toronto, Gia Nã Đại vào thập
niên 1980 và đầu thập niên 1990, có thể đọc dưới dạng Flipbook hay PDF.
Những bài báo này viết từ hơn 30 năm nay, nhưng chúng tôi tin là những bài toán
hay câu đố vui được trình bày không hề mất thời gian tính.
3. Viết đúng chính tả. Thực ra đây chỉ là bảng
liệt kê ghi một số chữ thường viết sai chính tả chúng tôi đã gặp, có khi viết
sai,và tra cứu và học hỏi khi viết truyện ngắn.
Xin lưu ý là trang "Tác phẩm Nguyễn văn Hoa" nằm trong "Trang nhà Thân hữu Điện lực Việt nam Hải ngoại" mà quý thân hữu có thể ghé xem:
https://dconnect.co.jp/friend/
***
Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Hoa
Sau khi ăn tối với mấy người bạn Mỹ cùng tham dự hội nghị kỹ thuật điện, tôi trở về phòng khách sạn. Vừa mở cửa bước vào, tôi giật mình đứng khựng lại. Quái lạ, sao có tiếng đàn ông trong phòng? Tôi đánh liều bật đèn lên: Giọng nói của người giới thiệu chương trình cùng với tiếng nhạc êm dịu phát ra từ chiếc ti-vi có ra-đi-ô FM ở cuối phòng. Tôi cười thầm về cái tính hay quên bất chợt của mình khi thấy tấm khăn trải giường phẳng phiu đã được lật lên một bên, để lộ hai chiếc gối trắng phau mời mọc. Hai mẩu kẹo sô-cô-la bạc hà màu xanh nằm ngay ngắn trên mặt gối. Đó là thói tục chúc khách ngủ ngon của khách sạn: Buổi tối, nhân viên đi từng phòng, lật sẵn khăn trải giường, đưa kẹo bạc hà (ngậm trước khi đi ngủ), và mở nhạc lên cho khách.
Tôi chợt thấy bóng đèn nhỏ màu đỏ gắn
vào chiếc điện thoại đặt trên bàn ngủ cạnh đầu giường chớp liên tục, báo hiệu
có người gọi tới mà không ai trả lời nên để lại lời nhắn tin. Tôi nhấc điện thoại, quay số “không” (zero)
gọi quầy tiếp khách khách sạn,
“Đây
là Ba Hoa ở phòng số 1234. Cô có tin
nhắn cho tôi?”
“Vâng,
bà nhà gọi ông cách đây khoảng nửa tiếng đồng hồ và nhắn ông gọi về nhà.”
Không biết ở nhà có chuyện gì mà Quỳnh
Châu lại gọi sớm cho tôi, thay vì đợi tôi gọi về trước khi đi ngủ như thường lệ
của mỗi đêm đi công tác xa. Nàng cười hớn
hở ở đầu dây bên kia,
“Số
ôông dôông có sao Thiên mã, Thiên di chiếu mạng nên cặp chân đi như chim
bay chuột chạy. Vậy mà em đâu có biết!”
“Cô
vợ dễ thương không chi tiền điện thoại viễn liên để bàn về tử vi lý số chớ? Em đào đâu ra cái màn sao hạn lăng nhăng đó vậy?”
tôi không còn lo lắng.
“Anh
Bảo bên Toronto nói cho em biết chứ ai,” tôi nghe nàng cười giòn trong điện thoại,
“Ảnh gọi để nhờ anh một chuyện.”
Bảo bạn tôi chủ trương tờ Xxxx Việt,
một tạp chí đấu tranh tại Toronto. Tôi
nóng lòng hỏi,
“Bảo ăn cơm nhà
vác ngà voi, ngày đi làm kiếm sống, đêm và cuối tuần làm báo chống Cộng. Có chuyện gì quan trọng mà phải tốn tiền điện
thoại viễn liên quốc tế gọi anh?”
“Ảnh vừa được
tin báo Nhân Dân ở Hà nội và bọn Người Việt Đoàn kết tay sai Việt Cộng ở
Gia Nã Đại khoe rùm beng việc Hà nội đề nghị UNESCO tôn vinh Hồ Chí Minh là vĩ
nhân thế giới.” UNESCO là Tổ chức Giáo dục,
Khoa học, và Văn hóa Liên hiệp quốc có trụ sở chính đặt tại Paris và văn phòng
hay trung tâm trực thuộc ở nhiều quốc gia trên thế giới.
“Ông Hồ là kẻ đại
gian đại ác tội nặng nhất trong lịch sử Việt nam, mà bây giờ phong lên làm vĩ
nhân của hoàn cầu sao?” tôi hốt hoảng la lên.
“Anh Bảo biết chồng đi họp ở
Palo Alto ở bắc California. Ngày mốt, sau
khi chồng họp xong, một số nhân sĩ và học giả họp lại để bàn thảo cách chống lại
đề nghị đó ở San Jose, chỉ cách chồng có 20 dặm Anh. Ảnh muốn cử chồng đại diện Xxxx Việt
đến tham dự,” trước khi tôi kịp nói, nàng chận đầu, “Em nhận lời ảnh
giùm chồng rồi. Mụ vợ này cấp giấy
phép cho chồng ở thêm vài ngày để dự buổi họp và chơi với bạn, miễn là không được
khen cô nào dễ thương bằng vợ là được.
Chỉ có trên dưới mười người hiện diện trong buổi họp
San Jose. Một học giả lão thành giải
thích cho tôi biết UNESCO có thông lệ tưởng niệm ngày sinh thứ 100, hay số chia
chẵn cho 100, của nhân vật kiệt xuất của các nước hội viên, khi có lời đề nghị
của các nước ấy. Ngày sinh chính thức của
ông Hồ là 19 tháng Năm năm 1890. Vài
ngày trước sinh nhật của ông năm nay (1987), Hà nội gửi văn thư tới Amadou
Mahtar M’Bow tổng giám đốc UNESCO xin ghi vào chương trình nghị sự của Đại hội
đồng (gồm đại diện tất cả các nước hội viên) khóa 24 nhóm họp vào tháng Mười Một
đề nghị ghi tên ông Hồ vào danh sách danh nhân thế giới tưởng niệm ngày sinh nhật
năm 1990.
Ông M'Bow người Senegal, một cựu thuộc địa Pháp ở Tây
Phi mới độc lập năm 1958, được bầu làm tổng giám đốc UNESCO nhờ hậu thuẫn của
các quốc gia mới thành lập ở Phi châu, và là người Phi châu da đen đầu tiên giữ
chức vụ này. Dưới sự lãnh đạo của ông,
UNESCO theo đuổi đường lối thân Cộng và đối kháng với Hoa kỳ và các nước tây
phương, khiến Hoa kỳ và Anh lần lượt rút chân khỏi UNESCO năm 1984 và 1985.
Tâm trạng mọi người trong buổi họp San Jose vừa bi
quan vừa bi thương. Chống lại đề nghị của
Hà nội chắng khác gì châu chấu đá xe.
“Châu chấu” là tập thể kiều bào người Việt rời rạc mà ai nấy đều phải vật
lộn với cuộc sống cơm áo hàng ngày, tâm huyết có thừa, nhưng thấp cổ bé miệng
và không có phương tiện hữu hiệu để truyền đạt nguyện vọng đến UNESCO. “Xe” là cả bộ máy chính quyền quốc gia của Hà
nội với sự hỗ trợ của thế giới Cộng sản.
Nhưng chúng tôi chỉ có độc nhất một lối đi: đoàn kết chặt chẽ, nhất định tiến tới, và cố gắng
hết sức mình.
Đại hội đồng UNESCO thông qua quyết nghị tôn vinh ông
Hồ là “anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa Việt nam,” theo đó UNESCO
sẽ trợ cấp ngân khoản để ấn hành tranh ảnh và sách báo nói về sự nghiệp giải
phóng và văn hóa của ông và tổ chức lễ sinh nhật 100 năm tại trụ sở UNESCO Hà nội.
UNESCO cũng sẽ tổ chức lễ kỷ niệm tại trụ
sở Paris với sự tham dự của ban giám đốc UNESCO và đại diện chánh phủ Pháp và thị
xã Paris.
Ngay sau khi quyết nghị được phổ biến, cộng đồng người
Việt tại Paris họp lại và thành lập Ủy ban Tố cáo Tội Ác Hồ Chí Minh
(“UBTCTAHCN”) để yêu cầu hủy bỏ, hay ít nhất là vô hiệu hóa, quyết nghị ấy. Báo chí chống Cộng, như tờ Xxxx Việt, trên
thế giới tích cực kêu gọi kiều bào viết thư cho UNESCO phản đối danh nghĩa “nhà
giải phóng dân tộc” của Hồ Chí Minh. Kết
quả là hơn hai chục ngàn bức thư gửi đến vạch trần tội ác ông Hồ từ khi nắm
chánh quyền ở miền Bắc: phong trào cải
cách ruộng đất, vụ Nhân văn Giai phẩm, cuộc chiến tương tàn Bắc - Nam, vụ thảm
sát Mậu Thân (1968) ở Huế, v.v., và tội ác của chế độ Cộng sản sau năm 1975 ở
miền Nam: tập trung cải tạo, đánh tư sản
mại bản, đổi tiền để ăn cướp, đày dân đi kinh tế mới, gây ra thảm nạn vượt biển,
v.v.
UBTCTAHCN truy tầm tài liệu chứng minh mọi giai thoại
thần thánh hóa ông Hồ do Hà nội đưa ra là hoàn toàn bịa đặt. Thí dụ, ông theo Cộng sản không phải vì lý tưởng
cách mạng mà vì miếng cơm manh áo. Ngày
còn nhỏ, ông theo học trường Quốc Học Huế đến lớp ba thì bị đuổi học. Thử làm nghề dạy học tư một thời gian mà
không đi tới đâu, ông làm đơn gửi vị toàn quyền người Pháp kể lể công lao của
cha ông đối với triều đình Huế và cầu xin đặc ân cho vào học trường Hậu bổ Hà nội
là trường đào tạo công chức người Việt cho bộ máy hành chánh thuộc địa. Đơn không được cứu xét vì ông thiếu điều kiện
học vấn. Ông Hồ tìm đường sang Pháp tha
phương cầu thực bằng cách xin làm việc vặt trên một chiếc thương thuyền để được
ăn uống và đi tàu miễn phí, và sau đó bị đảng Cộng sản Pháp dụ dỗ gia nhập.
Ngoài ra, UBTCTAHCN tìm thấy trong những văn kiện do chính
ông Hồ viết và khai báo có cả thảy năm ngày sinh khác nhau. Điều này cho thấy sự trí trá của Hà nội và
giúp ủy ban thuyết phục UNESCO không chấp nhận ngày 19 tháng Năm là sinh nhật ông
Hồ.
Để chứng minh thành tích văn hóa của ông Hồ, Hà nội
đưa ra tác phẩm Ngục Trung Nhật Ký (Nhật ký trong tù) gồm 134 bài thơ Đường
luật bằng chữ Hán và nói do ông sáng tác.
Học giả Lê Hữu Mục, nguyên giáo sư Đại học Văn khoa và Đại học Sư phạm
Sài gòn, liền viết cuốn Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký
chứng minh các bài thơ ấy không thể do ông Hồ viết. Ông là kẻ đạo văn.
Để thành tích ông Hồ xôm tụ hơn, Hà
nội công bố Trần Dân Tiên, tác giả cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của
Hồ Chủ tịch, chính là ông Hồ. Đó là
cuốn sách ca tụng và tôn sùng ông được Việt Cộng in tới in lui cho toàn dân học
tập từ năm 1954. Ngoài hành vi quái gở của
ông là giả danh người khác để viết sách tự tâng bốc mình lên tận chín tầng mây,
mỗi trang Những mẩu chuyện đều chứa chuyện kể khoác lác và có khi rất vô
lý. Thí dụ, ông vận dụng trí sáng tạo phịa
ra một kiểu chống lạnh ly kỳ lúc sống ở Paris:
Về mùa đông lạnh, mỗi buổi
sáng trước khi đi làm, ông để một viên gạch vào lò bếp của khách sạn. Chiều đến,
ông lấy viên gạch ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ
rét.
Viên gạch để vào bếp cả ngày có thể lên đến 400°C; giấy báo nào bọc nó mà không cháy, và khi để xuống
nệm, làm sao nệm không cháy khét và thân hình không bị phỏng?
Trong Những mẩu chuyện, ông Hồ
thuật lại chuyện đổi tên thành Nguyễn Ái Quốc để lẻn vào cảnh giới Hương Cảng
thuộc địa Anh rồi bị cảnh sát bắt giam.
Ông xuýt xoa, ở trong tù mà “cả đời chưa bao giờ Nguyễn được ăn uống
sung sướng như thế này.” Ra tòa, ông
được luật sư cãi thí Francis Henry Loseby bào chữa trắng án, nhưng bị yêu cầu rời
khỏi Hương Cảng. Ông Loseby không chịu, kháng
án lên tòa án của hoàng đế Anh ở Luân Đôn, và ông Hồ không bị trục xuất,
Ông Nguyễn may được có sự
giúp đỡ của một luật sư Anh rất tốt, ông Lu-dơ-bai.
Với vốn liếng tiếng Anh ba chớp ba
nháng, ông Hồ phiên âm “Loseby” thành Lu-dơ-bai; lỗi lầm ấu trĩ này anh
dũng đi vào sử sách miền Bắc. Năm 1990, Hà
nội khánh thành viện Bảo tàng Hồ Chí Minh trong đó có khu triển lãm về quãng đời
ông được ân nhân Loseby cứu giúp. Ông
Loseby mất năm 1967 nên người con duy nhất của ông là cô Patricia Loseby đang
làm luật sư cãi thí như cha ở Hương Cảng được mời sang tham dự. Người tây phương tối kỵ chuyện đọc sai tên họ
người khác nên khi nhân viên viện bảo tàng xướng danh ông sai bét – Lu-dơ-bai,
Patricia giận dữ phản đối,
“Tên (họ)
cha tôi không phải đọc như thế. Phải nói
cho đúng là Lô-dờ-bi.”
Lãnh đạo Việt Cộng không thể để lộ cho
dân chúng biết Bác Hồ là kẻ dốt nát nên xăm mình sai một anh thạc
sĩ Anh văn lên “đài” giải thích với công chúng.
Anh này can đảm lý luận một cách ngu xuẩn,
“’Loseby’
gồm hai chữ ‘lose’ (lu-dơ) là động từ nghĩa là mất hay không còn, và
‘by’ (bai) là giới từ nghĩa là gần hay cạnh. Ghép với nhau phải đọc là Lu-dơ-bai. Cô Patricia đọc Lô-dờ-bi là sai.”
* *
*
Gió đổi chiều trước khi thập niên 1980 chấm dứt: Tổng giám đốc UNESCO mới là Federico Mayor
Zaragoza người Tây Ba Nha đã thay đổi chính sách thân Cộng của vị tiền nhiệm. Thêm vào đó, quan điểm về Cộng sản của thế giới
thay đổi hoàn toàn khi thấy số người Việt liều chết vượt biên lên đến cả triệu
người, chưa kể vô số thuyền nhân bỏ mình trên biển cả, và nhất là sự sụp đổ của
chế độ Cộng sản ở Nga và các nước Đông Âu.
UNESCO chấp nhận bằng chứng về tội ác và về sự bịp bợm của ông Hồ do kiều
bào và UBTCTAHCN đệ trình. Trước ngày 19
tháng Năm năm 1990, UNESCO mời ủy ban đến và cho biết đã quyết định không thi
hành quyết nghị và sẽ không thực hiện thủ tục tôn vinh, nhưng không hủy bỏ quyết
nghị. Vì như thế sẽ phải đợi ba năm nữa,
khi Đại hội đồng (năm năm họp một lần) tái nhóm, và thủ tục sẽ rất phiền toái.
Tiếp theo, UNESCO thông báo cho Hà nội biết là UNESCO sẽ
không tài trợ việc tưởng niệm ngày sinh nhật thứ 100 của ông Hồ và sẽ không tổ
chức hay tham dự lễ kỷ niệm đó tại trụ sở UNESCO ở Paris hay nơi nào khác. Nếu phía Hà nội muốn tự tổ chức thì phải thuê một
cái phòng nhỏ của trụ sở UNESCO, nhưng không được xưng danh UNESCO, và thiệp mời
phải ghi “mời tham dự văn nghệ” và không được in hình ông Hồ hay ghi “lễ sinh
nhật Hồ Chí Minh và nhà văn hóa.”
Hà nội bị vỡ mặt. Ông Hồ đã không được UNESCO tôn vinh mà còn bị
“bọn phản động” ở nước ngoài vạch mặt cho toàn thế giới biết là kẻ vô học gian
dối và tên đồ tể khát máu hàng đầu trong lịch sử. Ấy gọi là,
Nực cười châu chấu đá xe,
Tưởng rằng
chấu ngã ai dè xe nghiêng.
Nguyễn Ngọc Hoa
Ngày 12 tháng Mười, 2022
Đăng nhận xét