HỌC GIẢ MINH DI Phê bình BẢN DỊCH cuốn ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TÒAN THƯ.
HỌC GIẢ MINH DI phê bình BẢN DỊCH cuốn ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TÒAN THƯ.
Minh Di.
03 tháng 12
/ 2017. Đầu Hè Úc Châu. 22:52.
Duyệt lại
tạm gọi là lần cuối: 17. 02. 2018. Cuối Hè Úc Châu.
Mồng 2 Tết
năm Mậu Tuất.
Kỷ niệm 1080 năm Chiến thắng Bạch Đằng (2018 –
938).
(KỲ 1)
Dẫn nhập.
Vào khoảng giữa tháng 3 năm nay [2007], sẵn một số Sử liệu Trung Hoa liên quan việc giao
thương thời cổ giữa Trung Quốc và các nước ở vùng Đông nam Á tôi bắt đầu việc
biên soạn bài, một cuốn sách thì đúng hơn, tựa là “Nam biên”.
Một số tự
thuật về Giao Chỉ và Chiêm Thành thời cổ là một phần trong
những Sử liệu nói trên.
Những gì về
Giao Chỉ tôi đã dẫn trong bài “Đất Nước.
Con Người” trước đây.
Cuốn “Nam biên”, như tựa sách cho thấy, là
một cuốn sách viết về Chiêm Thành.
Các lãnh vực
như Phong tục, tập quán, thổ sản khí hậu, tông giáo, lễ nghi…, nói chung là “Đất nước, Con người Chiêm Thành”, những
sử liệu Trung Hoa tôi có trên kệ sách chép bao nhiêu tôi dịch lại hầu như toàn
bộ!
Tuy nhiên,
nói như trên đây không có nghĩa là cuốn “Nam
Biên” thuần những trích dẫn từ Sử tịch, nói chung là thư tịch Trung Hoa, được sắp xếp lại với nhau thành sách, mà
quan trọng là ở những phân tích, đối chứng, phê bình và nhận định của cá nhân tôi về những ghi chép của Sử gia, học giả
Trung Hoa về vấn đề.
Tại sao viết
về Chiêm Thành thì có lẽ hầu hết chúng ta đều rõ!
Đất cũ Chiêm Thành bao cả một dải miền Trung Việt nam hiện nay, do đó, tìm
hiểu về đất nước và con người Chiêm Thành ngày trước chúng
ta có thể ít nhiều tìm lại được một vài dấu vết còn lưu lại nơi con người miền
Trung ngày nay.
*
Ngoài sử
liệu Trung Hoa tôi tham khảo bản Hán văn bộ “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư”.
Trong khi
đọc bộ Sử này, và bước đầu chuyên đọc những gì ghi chép về Chiêm Thành đôi lúc
tôi thử “ghé mắt qua” bản dịch Việt
văn của Ngô Đức Thọ và Hoàng Văn Lâu - với phần hiệu đính của Hà Văn Tấn, để coi ở “bên kia bờ” người ta nghiên cứu Sử học ra làm sao?
Bản dịch bộ “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” gồm 3 Tập:
Tập I gồm
Quyển Thủ + Ngoại kỷ, từ Qu. I tới Qu. V + Bản kỷ từ Qu. I tới Qu. IV.
Tập này do
Ngô Đức Thọ dịch và chú giải, Hà Văn Tấn hiệu đính.
Tập II là
phần Bản kỷ từ Qu. V tới Qu. XIII.
Tập III là
phần Bản kỷ từ Qu. XIV tới Qu. XIX.
2 Tập II và
III này do Hoàng Văn Lâu dịch và chú giải, Hà Văn Tấn hiệu đính.
Tập IV là
nguyên tác Hán văn, Bản in năm 1697.
Nhà xuất bản
Khoa Học Xã Hội ấn hành năm 1998.
Bản dịch
Việt văn bộ “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” này
căn cứ Bản in nói trên, trước giờ lưu trữ
tại “Trường Viễn Đông Bác Cổ” (Ecole Française d’ Extrême-Orient. EFEO)
ở Pháp.
Năm 1985,
Trường Bác Cổ đã chụp vi phim bản Hán văn này tặng Việt Nam.
2 người dịch
bộ “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư”, Ngô Đức
Thọ, Hoàng Văn Lâu, theo như lời “Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội”, đều là những “nhà
nghiên cứu Hán Nôm”.
(Coi: “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư”. Tập I. Lời
Nhà Xuất bản. Trang 06).
*
Viết cuốn “Nam biên” được nửa chừng, bắt đầu phần
tham khảo những ghi chép trong bộ “Đại
Việt Sử Ký Toàn Thư” tôi phải tạm ngưng để viết bài này.
Ngưng, vì thấy không thể không nói qua về cung
cách làm việc, cũng như về khả năng Hán văn của
2 “nhà nghiên cứu Hán Nôm” Ngô Đức Thọ và Hoàng Văn Lâu kể trên.
*
Cũng xin nói
rõ là “những điều trông thấy” sau đây
của tôi giới hạn trong một số đoạn liên quan Chiêm Thành chép trong “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” mà thôi, những gì thấy ngoài những ghi chép này trong Bản dịch của Ngô Đức Thọ và Hoàng
Văn Lâu tôi sẽ đề cập ở một dịp khác.
Những trích
dẫn liên quan Chiêm Thành trong bài viết này, do đó, chỉ là một phần rất là nhỏ
của cuốn “Nam biên”.
*
Tôi được
biết là ở “bên đây bờ” đã có nhiều
người mua bản dịch “Đại Việt Sử Ký”
này - trong đó có vài ông “ngè Sử học”, và là “ngè Tây học” của Miền
Nam trước đây!
&
Lý triều (1009 - 1225). Tập I. Ngô
Đức Thọ dịch.
(1). Lý Thái tông (1000 - 1054; tại vị: 1028
- 1054).
+ Niên hiệu
Thông Thụy (1034 - 1039)
~ Kỷ Mão.
Lục niên.
Hạ tứ
nguyệt.
Chiêm
Thành vương tử Địa bà Thích (地婆刺), Lạc Thuấn (樂舜), Sạ Đâu (乍兜), La Kế (羅繼), A Thát Thích (阿撻刺) ngũ nhân lai phụ.
/ Đại
Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu. II. Lý kỷ. Thái tông hoàng đế /.
~ Năm Kỷ
Mão. Năm thứ 6.
Tháng 4, mùa
Hè.
Vương tử
Chiêm Thành Địa Bà Thích, Lạc Thuấn, Sạ Đâu, La Kế, A Thát Thích 5 người xin về
theo.
(Phụ chú.
+ Địa Bà Thích. A Thát Thích.
Chữ “Thích”
(刺), Ngô Đức Thọ đọc là “Lạt”, sai!).
+ Niên hiệu
Càn Phù Hữu Đạo (1039 - 1042).
~ Nhị
niên.
Thu bát
nguyệt.
Chiêm
Thành quốc thủ Bố ChínhTrại nhân Bố Lệnh (布令), Bố Kha (布哥), Lan Đà Tinh (蘭沱星) suất kỳ bộ thuộc bách dư nhân lai phụ.
/ Đại
Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu. II. Lý kỷ. Thái tông hoàng đế /.
~ Năm thứ 2.
Tháng 8, mùa
Thu.
Mấy người
Chiêm Thành cai quản Trại Bố Chính là Bố
Lệnh, Bố Kha, Lan Đà Tinh dẫn hơn 100
người bộ tộc mình về theo.
+ Niên hiệu
Minh Đạo (Tháng 10 năm 1042 - 1044).
~ Quí Vị.
Nhị niên.
Hạ tứ
nguyệt.
Chiêm
Thành “phong lãng” tặc. vị thừa phong lãng khấu lược. lược thủ hải biên dân.
Mệnh Đào
Xử Trung trấn chi nãi bình.
…………
Cửu
nguyệt.
…………
Đế dĩ minh
niên tương phạt Chiêm Thành, chiếu tạo Long, Phụng, Ngư, Xà, Hổ, Báo, Anh Vũ
chiến hạm sổ bách dư sưu (艘).
…………
Thập nhị
nguyệt.
Chiếu quân
sĩ thiện giáp (繕甲), trị binh (治兵), ước dĩ minh niên xuân, nhị nguyệt, phạt Chiêm Thành.
Giáp Thân
tam niên. Xuân.
Chinh
nguyệt.
Phát phủ
khố khí giới, ban thụ chư quân.
Quí Mão.
Đế thân chinh Chiêm Thành, dĩ Khai Hoàng vương vi Kinh sư Lưu thủ (留守).
…………
Giáp Thìn.
Phát Kinh sư.
Ất Tỵ thứ Đại Ác hải khẩu, hội phong đào thiếp tĩnh (怗靜), đại quân lợi thiệp,
cố cải Đại Ác vi Đại An. Để Ma Cô Sơn tử vân bổng (捧) nhật; quá Hà Não loan
hữu phiến vân phú đế sở ngự chu, tùy kỳ hành, chỉ. Thị nhật chí Trú Nha - nhất tác
thân (身) - hải khẩu trú doanh. Thứ nhật phát, dĩ phong thế chi tiện nhất
nhật quá đại, tiểu nhị Trường sa, để Tư Khách hải khẩu, bạch ngư nhập chu.
Đế văn
Chiêm Thành dẫn kỳ chúng cập tượng trận
vu Ngũ Bồ giang Nam ngạn, dục cự quan quân. Chiếu xả chu đăng lục, lãnh quân sĩ
chí Bắc ngạn, kiến bỉ thuộc tòng dĩ liệt giang biên. Đế nãi bộ phân sĩ tốt kiến
kỳ minh cổ, kính độ kích chi. Binh nhận vị tiếp Chiêm Thành tự hội, truy trảm tam vạn cấp. Quách Gia Di trảm kỳ chủ Sạ Đẩu thủ vu trận hiến chi;
hoạch (獲) tuần tượng tam thập
dư, sinh cầm ngũ thiên dư nhân; kỳ dư
vị quan quân sở sát, huyết đồ binh nhận, thi tắc (塞) nguyên dã!
Đế vi chi
khái nhiên, hạ lệnh viết:
- Hữu vọng sát Chiêm Thành nhân giả, sát vô xá!
/ Đại
Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu. II. Lý kỷ. Thái tông hoàng đế /.
~ Năm Quí Vị
(Mùi), năm thứ 2.
Tháng 4, mùa
Hè.
Giặc “sóng
gió”. Ý nói thừa sóng gió giong thuyền đi cướp. cướp bóc dân ven biển.
Vua sai Đào
Xử Trung trấn áp đánh dẹp mới yên.
…………
Tháng 9.
…………
Dự định năm
sau đi đánh Chiêm Thành, (vua) ra chiếu chỉ đóng chiến hạm, đặt các tên Long,
Phụng, Ngư, Xà, Hổ, Báo, Anh Vũ, (tất cả) mấy trăm chiếc.
…………
Tháng 12.
Truyền chiếu
chỉ cho quân sĩ tu bổ vũ khí, tập luyện quân sự, hẹn tới tháng 2 mùa
xuân năm sau đi đánh Chiêm Thành.
Năm Giáp
Thân, năm thứ 3, mùa Xuân.
Tháng Giêng.
Mở kho khí
giới ban cho các quân.
Ngày Quí
Mão. Vua thân hành đánh Chiêm Thành, để Khai Hoàng vương làm Lưu thủ ở Kinh đô.
………….
Ngày Giáp
Thìn. Xuất quân từ Kinh Đô.
Ngày Ất Tỵ
Quân đến Cửa biển Đại Ác, gặp lúc sóng êm gió lặng đại quân vượt biển
thuận lợi, vì vậy đổi tên Cửa biển Đại Ác là Đại An. Tới núi Ma Cô thì có đám mây tím
(ở dưới) nâng mặt trời; qua vịnh Hà
Não thì có một đám mây che trên thuyền vua ngự, thuyền đi mây đi theo, thuyền
ngừng mây ngừng theo. Ngày này tới
cửa biển Trú Nha - có sách
chép là Thân (身) - trú quân lại.
Ngày hôm sau
lên đường gặp thế gió thuận đi 1 ngày thì vượt 2 bãi Tiểu Trường Sa và Đại
Trường Sa; tới cửa biển Tư Khách thì có con cá trắng vọt lên thuyền.
Vua được tin
Chiêm Thành dẫn quân binh và bầy voi trận dàn ở bờ Nam sông Ngũ Bồ để chống lại quan quân; ra lệnh
bỏ thuyền lên bờ đem quân đến bờ Bắc sông, (tới nơi) thì thấy quân Chiêm đã dàn
trận ở bờ sông, vua liền chia quân ra, dựng cờ gióng trống vượt thẳng qua sông
tấn công, 2 bên chưa giao chiến quân Chiêm Thành đã tự tan rã, (quan quân ta)
truy kích chém được hơn 30,000 thủ cấp!
Quách Gia Di chém đầu vua Chiêm Thành
Sạ Đẩu tại trận, dâng lên; thu lấy
được hơn 30 con voi đã được nuôi dạy thuần thục, bắt sống 5,000 người; số còn lại đều bị quan quân giết tới máu nhuộm đầy
binh khí, xác lấp nghẽn sông..
Vua cảm
khái, xuống lệnh:
- Kẻ nào còn giết người Chiêm Thành bừa bãi sẽ bị giết, không tha!
Chú thích.
+ Lưu thủ (留守).
Thời cổ,
hoàng đế ra ngoài tuần du, thị sát các địa phương, lúc sắp lên đường, thì giao
cho một thân vương, hoặc trọng thần, trấn thủ Kinh Đô tùy nghi mà điều hành các
sự vụ. Vị này được gọi là “Kinh Thành Lưu Thủ”.
Tại các
địa phương, chức Thích sử khi đi thanh tra định kỳ (vào tháng 8 mỗi năm) chính
sự và hình sự các nơi trong vùng mình
cai trị thì cũng giao cho 1 trưởng quan điều hành sự vụ ở nhà khi mình vắng mặt].
Tới tháng 7 cùng năm:
~ Thu thất
nguyệt.
Đế dẫn
quân nhập Phật Thệ (佛誓) Thành, phù (俘) Sạ Đẩu thê, thiếp, cập cung nữ chi thiện ca vũ Tây thiên khúc
điệu giả.
/ Đại
Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu. II. Lý kỷ. Thái tông hoàng đế /.
~ Tháng 7
mùa Thu.
Vua đưa quân
vào thành Phật Thệ bắt đi thê, thiếp
và những cung nữ của vua Sạ Đẩu giỏi
ca múa những khúc điệu của phương Tây .
[Chú thích.
+ Phật Thệ.
Còn gọi là
Thành Đồ Bàn, Kinh Đô của Chiêm Thành từ cuối thế kỷ thứ 9 trở về sau.
Chiêm văn là Vijaya - là danh xưng khắc trên những tấm bia còn sót lại ở Mỹ Sơn, thuộc tỉnh Quảng Nam hiện nay.
Chiêm văn nói đây tức chỉ Phạm văn (cũng ghi là Phạn văn), là chữ viết chính thức của Chiêm Thành thời cổ. Vijaya nghĩa là “Thắng Lợi”.
Thành cũ ở
phía Tây bắc hải cảng Qui Nhơn, tỉnh Bình Định ngày nay, khoảng 50 cây số.
Qui Nhơn
vào thời đó là hải cảng của Chiêm Thành, đương
thời có tên gọi là Tân Cảng, để
phân biệt với hải cảng trước đó tại Trà Kiệu là Cựu Cảng (Hội An, Quảng Nam hiện nay).
Vị trí trên bản đồ: Kinh độ 109o 14’ / Vĩ độ 13o 46’.
(KỲ 2)
Cao Bá Quát (1809 - 1854) triều Nguyễn (1802 - 1884) viết trong “Mẫn Hiên Thuyết Loại”:
~ Đồ Bàn Thành.
Đồ Bàn thành tại Bình Định Phù
Cát huyện, Chiêm Thành cố đô, di chỉ (遺址) do tại. Thành
trung hữu
Tháp, Chiêm Thành sở kiến.
Quốc sơ,
Hoài Quốc công Vũ Tính, Ninh Giang Quận công Ngô Tòng Chu tuẫn tiết xứ, kim hữu từ tại yên.
/ Mẫn
Hiên Thuyết Loại (敏軒說類). II. Cổ tích /.
~ Thành Đồ Bàn.
Thành Đồ Bàn ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, là Kinh Đô cũ của Chiêm Thành, nền cũ hiện vẫn còn. Trong Thành có
ngôi Tháp, do Chiêm Thành xây.
Thuở đầu triều ta, đây là chỗ
Hoài Quốc công Vũ (Võ) Tính (Tánh), Ninh Giang Quận công Ngô Tòng Chu
tuẫn tiết, hiện nay còn Miếu thờ.
Minh Di.
Ghi chép
của Cao Bá Quát về Kinh đô Phật Thệ
rất sơ lược! Trước năm 75, miền Nam VN tỉnh Bình Định có quận
Phù Cát, sau 75 có huyện Phù Cát, dẫn Cao Bá Quát ở đây tôi có ý nói tới tính cách Lịch sử gần 200 năm, hoặc hơn, của Địa danh Phù Cát
này.
Một vài chú thích về Cao Bá Quát.
+ Cao Bá Quát là Văn học gia nổi tiếng của
Việt Nam, có tên Tự là Chu Thần (周臣) - tên Hiệu là Mẫn Hiên (敏軒).
Về Cao Bá
Quát có 2 vấn đề cần sửa lại cho đúng:
(1). Tên Tự. Tên Hiệu.
Trước đây,
trước năm 75, những sách Giáo khoa
Việt văn bậc Trung học - và những sách viết về Cao Bá Quát, khi ghi tên Tự, tên Hiệu của Cao Bá Quát, thì có
sách ghi:
Cao Bá
Quát tên Tự là Chu Thần, tên Hiệu là Mẫn Hiên.
Lại có sách ghi ngược lại:
Cao Bá
Quát tên Tự là Mẫn Hiên, tên Hiệu là Chu Thần.
Nhưng,
chưa thấy người viết nào của 2 bên
đưa ra được giải thích về điểm trái
nghịch về tên Tự, tên Hiệu của Cao Bá Quát.
Có một cuốn sách, hình như
là “Mảnh Vụn Văn Học Sử” của Bằng Giang, đã thắc
mắc, và nhìn quanh cũng không thấy giải đáp, nên đã “tùy tiện” gọi đây là 1 “nghi vấn văn học”?
Trong Văn
học, trong Sử học, khi nói “nghi vấn”
là nói những vấn đề không còn tìm được
thực tướng, thường là như vậy! Và lý do chính là không còn tài liệu để tra cứu.
Nhưng ở
đây không là vấn đề tài liệu, mà là do
không hiểu nguyên tắc lấy tên Tự, tên
Hiệu của cổ nhân:
(a). Tên Tự luôn luôn, không có ngoại lệ, được chọn từ chữ trong Kinh điển, nói chung là Sách vở, và hơn
nữa, giữa tên cha mẹ đặt, Danh, và
tên Tự phải tương quan về ý nghĩa.
(b). Trong khi tên Hiệu thì tùy ý, thích chữ nào lấy chữ nấy, nhưng lại có trường hợp, mà
tôi gọi là “tứ tự” (4 chữ), là dấu hiệu
xác định tên Hiệu, không thể sai lầm - sẽ nói ở
sau.
Trường hợp Cao Bá Quát ở đây, tên Tự Chu Thần, nghĩa là bề tôi Chu triều, được lấy từ sách Luận Ngữ:
~ Chu hữu bát sĩ:
Bá Đạt, Bá Quát, Trọng Đột, Trọng Hốt, Thúc Dạ,
Thúc Hạ, Quí Tùy, Quí Oa.
/ Luận Ngữ. Vi Tử. 11 /.
~ Chu
triều có 8 người hiền năng:
Bá
Đạt, Bá Quát, Trọng Đột, Trọng Hốt,
Thúc Dạ, Thúc Hạ, Quí Tùy, Quí Oa.
Đây là 8 anh em ruột. Theo truyền thuyết, mẹ của 8 người này có 4 vú.
Bởi lẽ không biết nguyên
tắc lấy tên Tự, tên Hiệu của người xưa, đồng thời lại cho rằng sự trái ngược đã
nói ở trên về tên Tự, tên Hiệu của Cao Bá Quát là không quan trọng
cho nên trước đây ở trường học người ta cũng đã dạy học sinh một cách tùy
tiện, Cao Bá Quát tên Tự là Chu Thần cũng được, mà tên Tự là Mẫn Hiên cũng chẳng sao! Ngược lại cũng vậy!
Kế đến là tên Hiệu.
Vương
Ứng Khuê (1683 - 1760) đời Thanh viết:
~ Biệt hiệu cổ nhân sở vô,
bất tri khởi vu hà thời? ¾ Hoặc vân tự Hàn Tuyền Tử (寒泉子), Sư Lý Tử (樗里子) thủy. Chí Đường nhi tiệm chúng, chí Tống nhi ích đa!
Cận tắc thị tỉnh đồ cô (屠沽) giai hữu “Am (菴), Trai (齋), Hiên (軒), Đình (亭)” chi xưng.
Nhược chỉ hữu Tự nhi vô Hiệu, Ngô Thứ Vĩ (吳次尾) sở vị “như thử đại nhã
(雅) chi sĩ, ngô bất sác kiến
(數見) dã!”.
Thường kiến Chúc Hi Triết “Tiền Văn Ký” tái Giang Tây nhất lệnh (令) tấn đạo (訊盜), đạo đối viết: ~ “Thủ Ngu bất cảm”.
Lệnh bất tri sở vị, vấn
chi tả hữu, nhất tư (胥) vân:
~ Thủ Ngu giả, kỳ Hiệu
nhĩ!
Tắc tri kim nhật tặc
dịch hữu Hiệu hĩ! Thử đẳng phong tục bất tri hà thời khả biến dã!
/ Liễu Nam Tùy Bút. Qu. III. 43 /.
~ Biệt hiệu, người xưa không có, không rõ có từ thời nào? ¾ Có người nói là khởi đầu từ Hàn Tuyền Tử, Sư
Lý Tử. Tới thời Đường thì nhiều dần, tới thời Tống thì càng nhiều hơn!
Gần
đây thì tại các chốn thị tỉnh những hạng làm những nghề như mổ heo, mổ bò, rồi
hạng buôn hàng bán quán kẻ nào cũng xưng nào là “Am, Trai, Hiên, Đình”.
Còn như những người chỉ có tên Tự,
không có tên Hiệu, những người mà ông
Ngô Thứ Vĩ nói là “những bậc học thức cao
nhã như vậy tôi thực ít khi thấy!”.
Tôi có lần đọc cuốn “Tiền Văn Ký” của Chúc Hi Triết tự thuật chuyện một vị Huyện lệnh ở tỉnh Giang Tây hỏi cung một cướp, (lúc
trả lời) tên cướp nói: ~ “Thủ Ngu không dám”.
Quan
huyện không hiểu hắn nói cái gì, day lại hỏi tả hữu, có một chức lại nhỏ nói:
Thủ
Ngu là tên Hiệu của hắn đó thôi!
Cứ
đây thì rõ đời bây giờ ngay cả giặc cướp rồi cũng có tên Hiệu nữa là! Những phong tục như vậy không biết tới bao giờ mới
thay đổi được?!
Chúc Hi Triết mà Vương Ứng Khuê đề cập ở trên đây tức Chúc Doãn Minh (1460 - 1526) - Văn học gia, và Thư, Họa gia đời Minh. Hi Triết là tên Tự của ông.
Trong
lãnh vực nghệ thuật tuy cũng có tài Hội họa nhưng vì họa phẩm để lại quá ít cho
nên chủ yếu Chúc Doãn Minh được coi là Thư pháp gia, và là Thư pháp gia tài
nhất thời Minh.
Trong
đoạn văn dẫn trên Vương Ứng Khuê chỉ trích lấy đoạn cuối của một bài văn ngắn
có tựa là “Cận thời nhân Biệt
hiệu” trong cuốn “Tiền Văn Ký”.
Bài
văn ngắn này của Chúc Doãn Minh cũng thú vị, cũng cần dẫn lại toàn văn ở đây.
Chúc Doãn Minh viết:
~ Đạo hiệu, Biệt xưng,
cổ nhân gián hữu chi, phi sở trọng dã!
Dư thường vị (嘗謂), vi nhân như Tô Văn
Trung tắc nhi đồng mạc bất tri Đông Pha, vi nhân như Chu Khảo Đình tắc mông trĩ
[蒙稚] mạc bất thức Hối Am (晦庵), hội tỏa (嵬瑣) chi nhân hà tất vọng (妄) tự tiêu bảng (摽榜)!
Cận thế sĩ đại phu danh thực xứng giả cố đa hĩ! Kỳ tha cái (蓋) duy nông phu bất nhiên, tự dư lư (餘閭) thị thôn (市村) khúc tế (曲細) phu vị thường vô Biệt
hiệu giả! Nhi kỳ sở xưng, phi dung thiển (庸淺) tắc cuồng quái! Hựu
trùng khả tiếu Lan, Quế, Tuyền, Thạch chi loại thử cứ (據) bỉ chiếm (占), sở vị nhất tọa bách phạm! Hựu huynh Sơn tắc đệ Thủy, bá Tùng
tắc trọng, thúc tất Trúc, Mai. Phụ thử vật tắc tử tôn dẫn thử vật ư bất dĩ! Y,
ngu hĩ tai! Chí ư cận giả tắc phụ nhân dịch hữu chi!
Hựu truyền Giang Tây
nhất lệnh thường tấn đạo, đạo hốt đối viết: ~ “Thủ Ngu bất cảm!”.
Lệnh bất tri sở vị, vấn
chi tả hữu, nhất tư (胥) vân:
~ Thủ Ngu giả, kỳ Hiệu
nhĩ!
Tắc tri kim nhật tặc
dịch hữu Biệt hiệu hĩ! Thử đẳng phong tục bất tri hà thời khả biến?!
/ Tiền
Văn Ký. Cận thời nhân Biệt hiệu /.
~ Đạo
hiệu, Biệt hiệu người xưa cũng có người có, nhưng (với cổ nhân) đây không là điều quan trọng!
Tôi
từng nói người như Tô Văn Trung thì đứa con nít nào mà không biết là (Tô) Đông
Pha, người như Chu Khảo Đình thì có đứa trẻ nít nào mà không biết là (Chu) Hối
Am, những kẻ chẳng ra chi rồi khỏi cần lăng xăng vỗ ngực xưng tên!
Tên Hiệu của các bậc Sĩ, Đại phu thời gần đây
đa số cố nhiên xứng hợp với con người của các vị! Ngoài ra, những hạng làm
ruộng, làm rẫy thì không vậy, từ thôn ấp ra tới chốn thị tứ những bọn học thức
nông cạn không kẻ nào mà không có Biệt
hiệu! Và rồi Biệt hiệu của bọn này không tầm thường thì cũng quái đản! Lại
tức cười hơn nữa là những tên Hiệu như Lan, Quế, Tuyền, Thạch thì kẻ này giành,
kẻ kia giựt, thôi thì cứ loạn lên! Và, tên Hiệu của anh đã có chữ Sơn thì tên
Hiệu của em là Thủy; anh hai (cả) đã lấy chữ Tùng thì em út rồi lấy các chữ
Trúc, Mai. Cha đã lấy tên Hiệu loại nào con cháu rồi cứ loại đó mà lấy theo mãi
không thôi! Ôi, thực ngu quá đi thôi! Cho tới gần đây thì đàn bà cũng có tên
Hiệu nữa!
Người ta còn kể rằng ở Giang Tây có vị quan
huyện hỏi cung [một] tên cướp, tên cướp này
bỗng đâu phát trả lời: ~ “Thủ Ngu không dám!”.
Quan huyện chẳng hiểu hắn nói cái chi, day
qua hỏi tả hữu thì có chức lại nhỏ nói:
~ Thủ Ngu là tên Hiệu của hắn đó thôi!
Cứ đó thì rõ bây giờ giặc cướp cũng có tên
Hiệu! Phong tục như vậy không biết tới bao giờ mới thay đổi được!
4 chữ “AM. TRAI. HIÊN. ĐÌNH” Vương Ứng Khuê
nêu ở đoạn dẫn trên luôn luôn, không có ngoại lệ, là dấu hiệu cho biết đây là
tên Hiệu. Đây là “Tứ tự” tôi nói ở một đoạn trên!
Tên Hiệu của Cao Bá Quát chính là đã theo định lệ này trong việc lấy tên Hiệu!
Cứ xét các tên Hiệu của
danh nhân Việt Nam thời cổ chúng ta sẽ thấy vấn đề hết sức rõ!
Một số thí dụ về “tứ tự” Am. Trai. Hiên. Đình trong tên Hiệu của danh nhân Việt thời cổ.
1/. Tên Hiệu có chữ AM. [菴]. Chữ 菴 cũng viết là 庵, dùng chữ nào cũng
được.
Lý Tử Tấn (? - ?) tên
Hiệu là Chuyết Am.
Nguyễn Công Hãng (1680 -
1732) tên Hiệu là Tĩnh Am.
Nguyễn Cư Trinh (1716 -
1767) tên Hiệu là Đạm Am.
Bùi Huy Bích (1744 -
1818) tên Hiệu là Tồn Am.
Phan Huy Ích (1750 -
1822) tên Hiệu là Dụ Am.
Phan Huy Ôn (1755 -
1786) tên Hiệu là Chỉ Am.
2/. Tên Hiệu có chữ TRAI. [齋].
Nguyễn Trãi (1380 -
1442) tên Hiệu là Ức Trai.
Phùng Khắc Khoan (1528 -
1613) tên Hiệu là Nghị Trai.
Ngô Thời Ức (1690 -
1736) tên Hiệu là Tuyết Trai.
Lê Quang Định (1760 -
1813) tên Hiệu là Tấn Trai.
Trịnh Hoài Đức (1765 -
1825) tên Hiệu là Cấn Trai.
Nguyễn Công Trứ (1778 -
1858) tên Hiệu là Ngộ Trai.
3/. Tên Hiệu có chữ HIÊN. [軒].
Phan Phu Tiên (? - ?)
tên Hiệu là Mặc Hiên.
Đặng Minh Khiêm (1450 -
1522) tên Hiệu là Thoát Hiên.
Vũ Cán (1475 - ?) tên
Hiệu là Tùng Hiên.
Nguyễn Hãng (? - ?) tên
Hiệu là Nại Hiên.
[Người cuối triều Hậu Lê
(1428 - 1527) đầu triều Mạc (1527 - 1592)].
Nguyễn Nghiễm (1708 -
1775) tên Hiệu là Nghị Hiên.
Nguyễn Du (1765 - 1820)
tên Hiệu là Thanh Hiên.
4/. Tên Hiệu có chữ ĐÌNH. [亭].
Nguyễn Văn Siêu (1799 -
1872) tên Hiệu là Phương Đình.
Nguyễn Thuật (1842 -
1911) tên Hiệu là Hà Đình.
Khi gặp 4 chữ “Am. Trai. Hiên. Đình” thì
đây là khẳng định tuyệt đối của tên Hiệu.
Cứ những
gì tự thuật về tên Tự, tên Hiệu trên đây, tôi đính chính:
Cao Bá Quát tên Tự là Chu
Thần, tên Hiệu là Mẫn Hiên.
Về tên Tự và tên Hiệu
của người xưa tôi đã tự thuật cặn kẽ, và đầy đủ, trong bài biên khảo có tựa là “Tên Tự, Tên Hiệu” ¾ sau
đổi lại là “Tự dư viết Linh Quân”, lấy chữ từ một
câu trong thiên Li Tao của Khuất Bình (343 - 299 tr.
Cn):
Danh dư viết Chính Tắc hề,
Tự dư viết Linh Quân.
Tên
ta đặt Chính Tắc kìa,
Tự
ta đặt Linh Quân.
Nguyên
tắc lấy tên Tự vẫn không thay đổi từ thi hào Khuất Bình, hơn 2,000 năm
nay.
Bài này viết cách đây hơn 20
năm.
Tôi lập lại những gì đã viết cách đây hơn 20 năm
là nhằm cho thấy tiền nhân chúng ta tuy dùng chữ Hán nhưng
đây không phải là lệ thuộc phương Bắc, như một số người Việt Nam thường nghĩ, Bài “Hịch Tướng sĩ”, Bài “Bình
Ngô Đại Cáo” viết bằng chữ Hán đó nhưng điều này không quan trọng,
quan trọng là những gì bên trong và ngoài những chữ viết đó!
(2). Một
chữ trong bài Hát nói của Cao Bá Quát.
Sau hết,
tôi xin hiệu đính một lầm lẫn nữa về 1 chữ trong bài
Hát nói của Cao Bá Quát có tựa đề “Uống rượu tiêu sầu”.
Bài Hát
nói này có 2 câu Hán văn mà các sách giáo khoa Việt văn ở miền
Nam trước 1975 đều chép là:
Đoạn tống nhất sinh duy hữu
tửu,
Trầm tư bách kế bất như nhàn.
~ Trầm tư. Chữ “trầm”
sai hoàn toàn, là chữ “tầm”
(尋) mới đúng!
Chữ Tầm có nghĩa là “tìm”,
là “kiếm”.
Tầm tư (尋思) có nghĩa là “suy nghĩ đi, suy nghĩ lại”, “suy nghĩ không ngừng”.
Đây là 2 câu đầu của
bài thất tuyệt tựa là “Khiển hứng” (遣興) của Hàn Dũ (768 -
824) mà Cao Bá Quát mượn để vào bài Hát nói của mình:
Đoạn tống nhất sinh duy hữu
tửu,
Tầm tư (尋思) bách kế bất như
nhàn!
Mạc ưu thế sự kiêm thân sự,
Tu trước nhân gian tỷ mộng gian!
(Toàn Đường Thi. Qu. CCCXLIII. Hàn Dũ 8 /.
Dứt
hết sầu đời chỉ có rượu,
Lo
toan trăm kế chẳng như nhàn!
Chớ
lo thế sự cùng thân sự,
Cõi
thế coi như giấc mộng trần!
(Minh Di).
Cao Bá Quát tuyệt đối không thể “mượn
sai”, mỗi người đời sau vì không biết Hán
văn, và cũng không biết bài
thơ trên đây
của Hàn Dũ cho nên mới sửa
bậy chữ “tầm” ra chữ trầm
trong bài Hát nói “Uống rượu tiêu sầu” của Cao Bá Quát.
Lại nữa, trong tiếng Việt người ta cũng thường nói “trầm tư mặc tưởng” do đó kẻ sửa bậy
cứ nghĩ là mình sửa đúng!
Có một ông Hòa thượng dạy các tiểu ni, tôi không nhớ ở Chùa nào, gặp
chữ “tầm tư” trong bản Luận (chú giải) Kinh Phật nào đó thì nói các tiểu
ni sửa lại là “trầm
tư”.
Cái băng giảng Pháp của ông Hòa thượng này (có vợ con,
nhưng không phải Nhất Hạnh) còn ở đâu đó, trước sau tôi sẽ tìm ra. Xin ông hòa thượng
“biết thì thưa thốt”.
+ Phương Tây nói đây tức chỉ Ấn Độ].
(2). Lý Thánh tông (1023 - 1072; tại vị: 1054
- 1072).
+ Niên hiệu
Long Chương Thiên Tự (1066 – tháng 2 năm 1068).
~ Long Chương
Thiên Tự….
Tam niên….
Chiêm Thành hiến bạch tượng, hậu tái nhiễu biên.
/
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu.
III. Lý kỷ. Thánh tông hoàng đế /.
~ Niên hiệu
Long Chương Thiên Tự….
Năm thứ 3….
Chiêm Thành dâng voi trắng, (nhưng) sau đó lại quấy nhiễu ở biên thùy.
+ Niên hiệu
Thiên Huống Bảo Tượng (Tháng 2 năm 1068 tới tháng 6 năm 1069).
~ Thiên
Huống Bảo Tượng nhị niên.
Xuân nhị
nguyệt.
Đế thân
chinh Chiêm Thành, hoạch kỳ chủ Chế Củ cập kỳ chúng ngũ vạn nhân.
Thu thất
nguyệt.
Đế hoàn tự
Chiêm Thành, hiến phù vu Thái Miếu, cải nguyên Thần Vũ nguyên niên.
Chế Củ
thỉnh dĩ Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính tam
Châu thục chúng.
Hứa chi,
phóng Chế Củ, hoàn quốc. Địa Lý, kim Quảng Nam.
(Sđd. Qu. Thứ và Mục đã dẫn).
~ Năm thứ 2
Niên hiệu Thiên Huống Bảo Tượng.
Tháng 2, mùa
Xuân.
Vua đích
thân đưa quân đánh Chiêm Thành, bắt
được vua Chiêm Thành là Chế Củ và
50,000 quân nước này.
Vua từ nước
Chiêm Thành trở về, dâng tù binh ở Thái Miếu - đổi Niên hiệu là Thần Vũ năm thứ nhất.
Chế Củ xin
lấy 3 Châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính chuộc những quân binh bị cầm tù.
Vua chấp
thuận, thả Chế Củ về nước. Châu Địa Lý nay là đất Quảng Nam.
(KỲ 3)
Minh Di.
Bản dịch và
chú thích của Ngô Đức Thọ - với phần hiệu đính của Hà Văn Tấn, đã dịch câu “Chế Củ thỉnh dĩ Địa Lý,
Ma Linh, Bố Chính tam Châu thục chúng” như sau:
- “Chế Củ xin dâng ba châu Địa
Lý, Ma Linh, Bố Chính để chuộc tội”.
Dịch như
trên thì chưa dịch trọn ý của nguyên văn, chưa hiểu hết phần cuối câu!
Dịch như
trên làm người đọc không biết Hán văn nghĩ chữ “chúng” nghĩa là “tội”.
Cuối câu,
nguyên tác ghi rất rõ ràng là “thục
chúng”, nghĩa là “chuộc đám đông” - và đám đông
nói đây là “50,000 quân Chiêm Thành bị
bắt làm tù binh”, không chỉ chuộc mỗi Chế Củ như Ngô Đức Thọ hiểu không tới
nơi, làm người đọc hiểu sai lạc!
Cũng vì
không hiểu rõ nghĩa chữ cho nên câu “kỳ chúng
ngũ vạn nhân” của nguyên tác Ngô Đức
Thọ đã dịch là “dân chúng 5 vạn người”, dịch như vậy là sai hoàn toàn!
Đám đông “50,000 người” ở đây phải hiểu là “50,000 quân”, không phải “dân chúng”!
Chữ “chúng” (眾) ở đây có nghĩa:
1/. Nhiều,
đông. 2/. Nhiều người, đám đông nói chung.
Từ nghĩa thứ
2/ này, tùy câu văn mà có lúc chữ “chúng” nghĩa là “đám đông” nói chung có lúc
phải giảng là “dân chúng”, và có lúc phải hiểu là “Quân đội”.
Trường hợp
chữ “CHÚNG” bộ “Đại Việt Sử Ký”
nói ở đây phải hiểu là “Quân đội”.
Kinh Dịch, Thoán truyện Quẻ Sư (Khôn / Khảm) nói:
~ Sư, chúng dã.
~Quân đội là
đám đông.
Điều mà ai cũng có thể biết là
bắt quân binh là để triệt tiêu “lực
lượng đối kháng” nhằm chấm dứt chiến tranh. Lại
nữa, quân binh thì tập họp thành đội,
thành ngũ… tóm lại là thành đám đông
~ và là đám đông có kỷ luật, triệt để
theo lệnh của tướng chỉ huy; khi Tướng
đã đầu hàng thì quân binh, theo lệnh,
cũng hàng theo, do đó, trong chiến tranh việc bắt được 5, 7 chục ngàn quân là
chuyện thường!
Trong khi đó
DÂN thì không dễ bắt hàng loạt như vậy, chiến tranh tới là họ chạy tứ tán!
Chưa kể
trong chiến tranh rất hiếm khi, nếu
không muốn nói là không bao giờ, bên này bắt dân của bên kia ở một số lượng lớn
như thế! Nếu có bắt dân nước địch thì rồi cũng chỉ đến mấy trăm người là nhiều!
Tôi không
ngờ khả năng ngôn ngữ (Hán văn) và trình độ nhận
thức của 1 người được gọi là “nhà nghiên cứu Hán Nôm” trên vùng “đỉnh
cao” Ngô Đức Thọ lại có thể yếu kém thiển cận đến như thế!
(3). Lý Nhân tông (1066 - 1127; tại vị: 1072
- 1127).
+ Niên hiệu
Thái Ninh (năm 1072 - tới tháng 3 năm 1076).
~ Giáp Dần
tam niên….
Chiêm
Thành phục nhiễu biên.
/
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu.
III. Lý kỷ. Nhân tông hoàng đế /.
Năm Giáp
Dần, năm thứ 3….
Chiêm Thành
lại quấy nhiễu ở biên giới.
+ Niên hiệu
Long Phù (1101 - 1109).
~ Long
Phù….
Quí Vị tam
niên….
Đông thập
nguyệt.
Diễn Châu
nhân Lý Giác mưu phản.
Sơ Lý Giác
học đắc kỳ thuật, năng biến thảo mộc vi nhân, chiêu tập vô lại cứ bản châu trúc
thành tác loạn.
Sự văn,
mệnh Lý Thường Kiệt đẳng thảo chi. Giác bại xuất vong Chiêm Thành, dư đảng tất
bình!
Chiêm
Thành khấu biên….
Giáp Thân
tứ niên. Xuân nhị nguyệt.
Mệnh Lý
Thường Kiệt phạt Chiêm Thành.
Sơ Lý Giác
vong Chiêm Thành ngôn trung quốc hư thực, Chiêm Thành chủ Chế Ma
Na nhân chi nhập khấu, phục thủ Chế Củ sở hiến Địa Lý đẳng tam Châu.
Chí thị,
mệnh Lý Thường Kiệt kích phá chi, Chế Ma Na phục nạp kỳ địa.
/
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu.
III. Lý kỷ. Nhân tông hoàng đế /.
~ Niên hiệu Long
Phù….
Năm Quí Vị
(Mùi), năm thứ 3….
Tháng 10,
mùa Đông.
Lý Giác,
người ở Diễn Châu, mưu làm phản! Lúc đầu Lý Giác học được thuật lạ có thể biến
cây cỏ thành người, tụ tập bọn vô lại chiếm cứ bản Châu, xây thành lũy gây
loạn.
Việc tới tai
triều đình, vua sai Lý Thường Kiệt và các tướng đi đánh dẹp. (Lý) Giác thua
chạy qua Chiêm Thành, dư đảng của Lý Giác bị tiêu diệt hoàn toàn!
Chiêm Thành
cướp phá ở biên giới….
Năm Giáp
Thân, năm thứ 4. Tháng 2, mùa Xuân.
Sai Lý
Thường Kiệt đi đánh Chiêm Thành.
Lúc Lý Giác
mới trốn chạy qua Chiêm Thành thì đem tình
hình trong nước nói cho vua Chiêm Thành. Vua Chiêm Thành Chế Ma Na nhân đó
(đưa quân) xâm nhập, cướp phá lấy lại 3 Châu Địa Lý…. 3 Châu Chế Củ dâng trước
đây.
Tới đây thì
sai Lý Thường Kiệt đánh tan quân Chiêm, Chế Ma Na lại trả lại đất.
[Chú thích.
+ Diễn Châu. Ngày nay là tỉnh Hà Tĩnh.
+ Trung quốc (中國). Trong nước.
Trong Hán
ngữ, thông thường chữ “trung” khi đi kèm với một danh từ chỉ nơi chốn thì chữ “trung” này đứng sau danh từ đó, chẳng hạn:
~ trong lòng”
thì nói “tâm trung”, “trong rừng” thì nói “lâm trung”...
Thế nhưng,
trong Cú pháp Trung Quốc thời tối cổ người ta rất thường nói ngược lại.
Như 2 thí dụ
nêu trên người ta lại nói là “trung tâm” và “trung lâm”.
Tiếng “TRUNG”
được đặt trước danh từ chỉ không gian, nơi chốn, đây là cú pháp tối cổ có từ
thời Kinh Thi.
Những trưng
dẫn sau đây trong “Kinh Thi”, và dài
dài trong thơ văn các thời sau đó,
tôi đã đưa ra trong một bài phê bình
cuốn “Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam” của
Lê Mạnh Thát - có tựa đề là “Xe cán kiến” - khi Lê Mạnh
Thát khẳng định rằng 2 tiếng “trung tâm”, có nghĩa là “ở trong” (ở
bên trong) là cú pháp thuần của Việt Nam,
trong khi đó thì Trung Hoa nếu nói “ở trong” thì phải nói “tâm trung”, hoặc nói khác đi, theo cái kiến thức chưa tới chốn của Lê
Mạnh Thát thì một bên nói xuôi (Việt)
và một bên nói ngược (Hoa).
Điều khẳng định trên đây của Lê Mạnh Thát được một tờ báo “bên kia bờ” tâng bốc, bổng lên hư không, không phải tới mà là quá trời, là một “phát hiện
lịch sử chấn động”.
Dẫn lại những gì đã viết về vấn đề này trong bài phê bình
Lê Mạnh Thát nói trên ở đây là nhằm tiêu trừ một sự sai lầm độc hại. Có hơi dài giòng, lập lại, nhưng cần thiết!
Vào đầu thập niên 70 ở Miền Nam, Lê Mạnh Thát và Phạm Công Thiện được Phật Giáo o bế, ca tụng rất ồn ào, coi
như là những “đại thiện tri thức” của Phật Giáo Việt Nam!
Bây giờ, đã hơn 40 năm qua, thử hỏi Lê Mạnh Thát và
Phạm Công Thiện (đã chết) đã làm được gì
cho Phật Giáo Việt Nam, cho Đạo Pháp? hay chỉ là ngồi đó ba hoa, khoác lác!
“Kinh Hoa Nghiêm” có câu “tử thử sinh bỉ tâm vô si loạn” (Thập
Hạnh phẩm. XXI), nghĩa là “chết đây sanh
kia tâm không si loạn”.
Phạm Công
Thiện không rõ rồi “sanh kia” chốn
nào? tâm có tiếp tục “si loạn” chăng?
Duyệt qua Thi Kinh (詩經).
PHONG (風).
+ Chu Nam (周南).
~ Cát đàm (葛覃).
Cát chi đàm
hề! (Dây leo bò lan)!
Dị vu trung cốc. (Bò lan trong hang). [1].
Duy diệp
thê thê (萋萋)!
...........…
Cát chi đàm
hề! (Dây leo bò lan)!
Dị vu trung cốc. (Bò lan trong hang). [2].
Duy diệp
mạc mạc (莫莫)!
Chú thích
tiếng “trung cốc”, Chu Hi (1130 - 1200) viết trong “Thi Tập Truyện”:
~ Trung cốc,
cốc trung dã. (Trung cốc, là ở trong
động).
~ Thố ta (兔罝).
Túc túc thố
ta, (Bẫy thỏ ngay ngắn),
Thi vu trung quì. (Đặt giữa đường lớn). [3].
...........…
Túc túc thố
ta, (Bẫy thỏ ngay ngắn),
Thi vu trung lâm. (Đặt ở trong rừng). [4].
Chú thích
tiếng “trung lâm”, Chu Hi viết:
~ Trung lâm,
lâm trung. (Trung lâm, là ở trong
rừng).
+ Bội Phong (邶風) [Phong dao
nước Bội].
~ Chung phong (終風).
Hước lãng
tiếu ngạo, (Thoải mái cười vui),
Trung tâm thị đáo! (Trong lòng bi thương! [5].
~ Cốc phong (谷風).
Hành đạo
trì trì, (Chầm chậm trên đường),
Trung tâm hữu vi! (Trong lòng ngập ngừng!). [6].
~ Thức vi (式微).
Thức vi, thức
vi! (Trời chiều, chiều rồi!).
Hồ bất qui? (Sao chẳng về)?
Vị quân chi
cố, (Chẳng phải vì ông),
Hồ vi hồ trung lộ?
(Sao ta dãi dầu trong sương)? [7].
Chú thích
tiếng “trung lộ”, Chu Hi viết:
~ Trung lộ, lộ trung dã”. (Trung lộ, là trong sương).
~ Nhị tử thừa chu (二子乘舟).
Nhị tử thừa chu, (Hai người dạo thuyền),
Phiếm phiếm kỳ ảnh. (Bềnh bồng đây đó).
Nguyện ngôn tư tử, (Lòng nói nhớ bạn),
Trung tâm dưỡng dưỡng! (Trong lòng ưu phiền!). [8].
+ Dung Phong (鄘風) [Phong dao
nước Dung].
~ Bách chu (柏舟).
Phiếm bỉ bách
chu, (Dạo thuyền gỗ bách kia),
Tại bỉ trung hà. (Ở trong sông kia). [9].
Chú thích
tiếng “trung hà”, Chu Hi viết:
~ Trung hà,
trung ư hà dã. (Trung hà, là ở giữa
sông).
+ Vương Phong (王風) [Phong dao
nước Vương].
~ Thử li (黍離).
Hành liệt
mị mị, (Chân bước trầm trệ),
Trung tâm dao dao. (Trong lòng chao đảo). [10].
……
Hành liệt
mị mị, (Chân bước trầm trệ),
Trung tâm như túy. (Trong lòng như say). [11].
……
Hành liệt
mị mị, (Chân bước trầm trệ),
Trung tâm như yết. (Trong lòng nghẹn ngào). [12].
~ Trung cốc hữu thôi (中谷有蓷).
Trung cốc hữu Thôi, (Cỏ Thôi trong hang), [13]
Kỳ kiên hĩ! (Cỏ thôi héo)!
...........…
Trung cốc hữu Thôi, (Cỏ Thôi trong hang), [14].
Hán kỳ túc
hĩ! (Thân dài khô héo)!
...........…
Trung cốc hữu Thôi, (Cỏ Thôi trong hang), [15].
Hán kỳ thấp
hĩ! (Dầu ẩm cũng héo)!
+ Đường Phong (唐風) [Phong dao
nước Đường].
~ Dĩ đế chi đỗ (有杕之杜).
Bỉ quân tử
hề, (Người quân tử kia),
Thế khẳng
thích ngã. (Chịu đến với ta).
Trung tâm hiếu chi, (Trong lòng ta thích), [16].
Hạt ấm tự
chi. (Sao chẳng đãi đằng).
………
Bỉ quân tử
hề, (Người quân tử kia),
Thế khẳng
lai du. (Chịu đến chơi ta).
Trung tâm hiếu chi, (Trong lòng ta thích), [17].
Hạt ấm tự
chi. (Sao chẳng đãi đằng).
(KỲ 4)
(Minh Di:
Trần Đệ
(1541 - 1617), Âm vận học gia trứ danh cuối Minh triều, chú thích âm đọc chữ “有” trong tựa
bài thơ “有杕之杜” nói trên như sau:
~ 有. Âm dĩ (以). Phàm Thi giai thử thanh.
/ Mao Thi Cổ Âm Khảo. Qu. I. 有 /.
~ 有 (hữu). (Đọc) âm dĩ. Tất cả (chữ 有) trong Kinh Thi
đều đọc âm này.
Trước Trần Đệ, học giả đọc cổ thư như Kinh Thi khi gặp những chữ âm vận không được hài hòa thì sửa sao
cho vận hợp, thuyết gọi là “Hiệp vận”
thành từ những sửa đổi đó.
Từ các thời Đường (618 - 907), Tống (960 - 1279) thuyết
“hiệp vận” lan tràn. Cầu hợp vận cho nên học giả sửa cổ thư tới độ
làm cho Kinh điển các thời tiên Tần (221 - 206 tr. Cn,) và 2 triều
Hán (206 tr. Cn - 220 Cn) hồ như không thể đọc được.
Các học giả như Ngô Vực (? - ?) thời Nam Tống (1127 -
1279), Dương Thận (1488 - 1559) triều Minh (1368 - 1644) từng tỏ ý hoài nghi
thuyết “hiệp vận”, nhưng không dám mạnh
mẽ phủ nhận.
Trong tác phẩm “Mao
Thi Cổ Âm Khảo” Trần Đệ tham khảo rất nhiều sách vở chứng minh việc dụng vận
trong Kinh Thi và phần lớn tác phẩm
tương đối đồng thời như Tả Truyện và Quốc Ngữ, Dịch Kinh, Li Tao, Sở Từ, Tần bi (Bia thời Tần), Hán
phú (phú thời Hán), cho tới Ca dao
thời thượng cổ…. tương hợp trên căn bản. Từ
đây Trần Đệ suy đoán vận dùng
trong Kinh Thi phản ảnh thực tế ngữ
ngôn đương thời.
Chính Trần Đệ
là người khai sáng lãnh vực nghiên cứu âm vận cổ, có
ảnh hưởng rất lớn đối với học giả nghiên cứu âm vận học đời Thanh (1644 - 1911)
tiếp sau đó.
Khang Thụy Tông, người điểm hiệu “Mao Thi Cổ Âm Khảo”, trong phần “Tiền ngôn”, ghi là Trần Đệ sinh
năm 1540 nhưng không cho biết ông qua đời năm nào?
Trong cuốn “Ngôn
Ngữ học Từ điển” của nhóm Trần Tân Hùng cho biết rõ hơn là Trần Đệ sinh năm
1541, mất năm 1617 - [1541 - 1617]).
+ Trần Phong (陳風) [Phong dao
nước Trần].
~ Trạch ba (澤陂).
Ngụ mị vô
vi, (Thức, ngủ chẳng xong),
Trung tâm uyên uyên. (Trong lòng ưu phiền). [18].
+ Khoái Phong (檜風) [Phong dao
nước Khoái].
~ Cao cừu (羔裘).
Khởi bất
nhĩ tư? (Có đâu quên bạn?).
Trung tâm thị đáo! (Trong lòng bi thương!). [19].
~ Phỉ Phong (匪風).
Nguyện
chiêm Chu đạo, (Ước thấy Chu triều),
Trung tâm thiết hề! (Trong lòng bi thương!). [20].
………..
Nguyện
chiêm Chu đạo, (Ước thấy Chu triều),
Trung tâm điếu hề! (Trong lòng sầu bi!). [21].
TIỂU NHÃ (小雅).
~ Đồng cung (彤弓).
Đồng cung
chiêu hề, (Cung đỏ chưa giương),
Thụ ngôn
tàng chi, (Nhận lời cất giữ).
Ngã hữu
gia tân, (Ta có khách quí),
Trung tâm hoang chi. (Trong lòng muốn cho). [22].
…………
Ngã hữu
gia tân, (Ta có khách quí),
Trung tâm hí chi! (Trong lòng hớn hở!). [23].
…………
Ngã hữu
gia tân, (Ta có khách quí),
Trung tâm hiếu chi! (Trong lòng yêu thích!). [24].
~ Tinh tinh giả nga (菁菁者莪).
Tinh tinh
giả nga, (Cỏ nga xanh xanh),
Tại bỉ trung a [阿]. (Trong gò lớn kia). [25].
Ký kiến
quân tử, (Đã gặp quân tử),
Lạc thả
hữu nghi [儀]! (Vui lại xứng đôi)!
Tinh tinh giả
Nga, (Cỏ Nga xanh xanh),
Tại bỉ trung chỉ [沚]. (trong cù lao nhỏ). [26].
Ký kiến
quân tử, (Đã
gặp quân tử),
Ngã tâm
tắc hỉ! (Lòng
ta hớn hở)!
Tinh tinh giả
nga, (Cỏ nga xanh xanh),
Tại bỉ trung lăng [陵]. (Trong cái gò kia). [27].
Ký kiến
quân tử, (Đã
gặp quân tử),
Tích ngã
bách bằng! (Như được trăm bạn)!
~ Thân Nam sơn (信南山).
Trung điền hữu lư, (Trong ruộng có nhà), [28].
Cương dịch
hữu qua. (Bờ ruộng có dưa).
Sau Kinh Thi, trong Sở Từ (楚辭) cũng thấy mẫu cú pháp “trung tâm”…. trên đây.
Trong thiên “Ly Tao” (離騷) Khuất
Nguyên (343 - 299 tr. Cn) có câu:
Triêu kiển bi
chi mộc lan hề,
Tịch lãm trung châu túc mộ (宿莽).[29].
Sáng nhổ mộc
lan trên gò kia,
Chiều hái cỏ
bất tử trong cồn.
(Minh Di:
Trong tập “Sở Từ Bổ Chú”, Hồng Hưng Tổ [1090 -
1155] thời Nam Tống (1127 - 1279) chú âm
đọc chữ “莽” như sau:
~ 莽, mạc bổ thiết.
~ 莽, thiết âm là mạc + bổ.
Chữ “莽” bình thường đọc âm “mãng”, nghĩa là “cỏ” nói chung, là “cây cỏ mọc rậm rạp”).
Vương Dật (? - ?), Văn học gia thời Đông Hán (25 - 220), chú thích tiếng “túc mộ” viết:
~ Thảo Đông
sinh bất tử giả, Sở nhân danh viết túc mộ.
~ Loài cỏ
vào mùa Đông mà vẫn không chết, người nước Sở gọi là túc mộ.
Cũng Khuất Nguyên trong thiên “Viễn du”:
Nhất khí
khổng thần hề,
Ư trung dạ tồn hư dĩ đãi chi hề! [30].
Một khí rất thần kìa,
Trong đêm tâm không để tiếp
nhận kìa!
Cũng Khuất Nguyên trong thiên “Bi hồi phong”:
~ Sầu uất
uất chi vô khoái hề!
/ Sở Từ.
Cửu Chương. Bi hồi phong /.
~ Sầu chất ngất chẳng vui sướng kìa!
Chú giải câu trên, Vương Dật viết:
~ Trung tâm phiền oan, thường hoài phẫn
dã! [31].
~ Trong lòng phiền muộn vì nỗi oan nên thường phẫn hận!,
Lưu Hướng (77 - 06 tr. Cn) có câu:
Đăng sơn
trường vọng,
Trung tâm bi thương! [32].
/ Sở Từ.
Cửu thán. Ưu khổ /.
Lên non nhìn hút,
Trong lòng bi thương!
Chú thích 2 câu trên, Vương Dật viết:
~ Ngôn kỷ
đăng ư cao sơn, trường vọng Sở quốc tắc tâm trung bi thương nhi bất độc dã!
~ Nói mình lên núi cao nhìn về nước Sở xa xa, trong lòng đau buồn nhưng
không oán hận!
Mục Thiên Tử Truyện (穆天子傳).
Xuy sinh cổ
hoàng,
Trung tâm tường tường! [33].
/ Mục Thiên Tử Truyện. Qu. III /.
Thổi sênh chơi
sáo,
Trong
lòng lâng lâng!
Minh Di:
+ Trung tâm tường tường.
Đỗ Văn Lan (1815 - 1881) trong Tập “Cổ
Dao Ngạn” sưu tập Phong dao, Ngạn ngữ cổ
của Trung Quốc cũng đã trưng dẫn 2 câu thơ trên từ cuốn “Mục Thiên Tử Truyện”, chỉ khác là 2
tiếng “tường tường” ông lại ghi là “ngao ngao”: “trung tâm ngao ngao”.
(Tham khảo:
Cổ dao Ngạn. Qu. XV).
2 tiếng “ngao ngao”, “tường tường” diễn tả tư thế của chim lúc bay.
Chim bay 2
cánh đập lên, đập xuống, gọi là “ngao”,
còn 2 cánh xòe ngang bất động gọi là “tường”.
Vương Kiến (? - ?) đời Đường trong bài thất tuyệt “Thập ngũ dạ vọng nguyệt”:
Trung đình địa bạch thụ thê nha,
Lãnh lộ vô
thanh thấp quế hoa.
Kim dạ
nguyệt minh nhân tận vọng,
Bất tri
thu tứ tại thùy gia?
/ Đường Âm Thống Thiêm. Qu. CCCLI. Đinh Thiêm 76. Vương Kiến 8 /.
Trong sân đất trắng quạ trên cây,
Hoa quế ướt thầm sương lạnh bay
Trăng sáng đêm nay ai cũng thấy,
Chẳng hay thu hứng tại nhà ai?
(Phụ chú.
+ Bất tri
thu tứ tại thùy gia?
Chữ “tại” có bản chép là “lạc”, nghĩa là “rơi, rớt, rụng”).
Cũng Vương Kiến, trong bài Từ “Đảo y khúc” - còn gọi “Tống y khúc”, 2 câu đầu:
Nguyệt
minh trung đình đảo y thạch,
Yểm vi (掩帷) hạ đường lai đảo bạch (搗帛).
/ Toàn Đường Thi. Qu. CCXCVIII
/.
Trong sân đảo y phiến trăng tỏ,
Xả mành xuống
nhà ra giặt dũ.
[Chú thích.
+ Đảo y thạch.
Thời cổ ở Trung Quốc giặt quần áo gọi là “đảo y” (trở quần áo), trên 1 tảng đá,
tảng đá này được gọi là trâm (砧); trong khi
giặt thì dùng chày đập, đập… trên quần áo cho sạch, đập bề này xong thì trở qua bề kia
đập.
Bộ “Từ Vị” giảng chữ “đảo y” (搗 (擣) 衣) như sau:
~ [Đảo
y]. Tẩy y thời dụng chử kích chi
nhi sử khiết tĩnh.
~ [Đảo y]. Lúc giặt (quần) áo dùng chày đập (đập) quần áo để làm cho sạch
sẽ.
2 câu cuối bài “Thu hứng” thứ nhất của Đỗ Phủ:
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ trâm.
Câu “cấp mộ trâm” nghĩa là “tiếng chày buổi
chiều vội vã đập trên phiến đá giặt quần áo”.
Mùa Thu trời mau tối, chiều [mộ] vừa xuống
người giặt quần áo vội [cấp] giặt cho xong để mà về, Đỗ Phủ nói “cấp mộ
trâm” là vậy.
Về “đảo y” văn học gia Dương Thận viết:
~ “Tự
Lâm” vân:
~ Trực thung (直舂) viết “đảo”. Cổ nhân đảo y, lưỡng nữ tử đối lập chấp nhất chử (杵) như thung mễ (舂米) nhiên.
Kim dịch (易) tác ngọa
chử, đối tọa đảo chi, thủ kỳ tiện dã.
Thường kiến Lục Triều nhân họa “Đảo y đồ”, kỳ chế như thử.
/ Thăng Am Thi Thoại. Qu. XII. Đảo y
/.
~ Sách “Tự Lâm” nói:
~ Giã gạo ở tư thế
đứng gọi là “đảo”. Cổ nhân giặt quần áo 2 người phụ nữ đứng đối
diện cầm một cái chày như (đứng) giã gạo.
Ngày nay thì đổi tư
thế, để chày nằm, ngồi dối diện mà
dập chày, (đây là) để cho tiện.
(Tôi) từng thấy bức
tranh “Đảo y” của người thời Lục
Triều, cách thức là vậy.
Trong bài “Dạ” (夜) Đỗ Phủ có 2 câu:
Sơ đăng (疏燈) tự chiếu cô phàm túc (宿),
Tân nguyệt do huyền (懸) song chử minh (鳴).
(Đỗ Thi Kính Thuyên. Qu. XIII).
Đèn xa tự chiếu một thuyền đậu,
Trăng mới còn treo chày cặp vang.
Dương Luân dẫn cuốn “Đơn Diên Lục” (丹鉛錄) của
Dương Thận nói:
~ Cổ
nhân đảo y, lưỡng nữ tử đối lập chấp chử (執杵) như thung
mễ (舂米) nhiên.
Thường kiến Lục triều nhân họa “Đảo y đồ”, kỳ chế như thử.
~ Cổ nhân giặt quần áo (thì) 2 người phụ
nữ đứng đối diện cầm chày như (đứng) giã gạo. (Tôi) từng thấy bức tranh “Đảo y” của người thời Lục triều, cách
thức là vậy.
Ở đây Dương Luân chỉ lược ý, không trích dẫn đúng từng chữ một như Dương Thận chép trong “Thăng Am Thi Thoại”].
Dẫn thêm một số thí dụ trong Văn xuôi.
+ Trung triều.
Sử gia Tư Mã
Thiên (145 - 86 tr. Cn) viết:
~ Kim đại
vương trung triều nhi ưu, thần cảm
thỉnh kỳ tội. [1].
/ Sử Ký.
Qu. LXXXIX. Phạm Tuy truyện /.
~ Bây giờ
đại vương ở trong triều mà lo lắng, thần xin chịu cái tội này.
Âu Dương Tu
(1007 - 1072) chép trong “Tân Đường Thư”:
~ Đức Dụ vi
Tướng, dữ Tông Mẫn cộng đương quốc. Đức Dụ nhập tạ.
Văn tông
viết: - Nhĩ tri triều đình hữu bằng đảng hồ?.
Đức Dụ viết: - Kim trung triều bán vi đảng nhân. [2].
/ Tân
Đường Thư. Qu. CLXXIV. Lý Tông Mẫn truyện
/.
~ (Lý) Đức
Dụ làm quan đầu triều, cùng với (Lý) Tông Mẫn chung lo việc Quốc gia. Đức Dụ
vào tạ ơn.
(Đường) Văn
tông nói: - Ông có biết triều đình có nạn bè đảng không?
Đức Dụ thưa:
- Hiện nay trong triều phân nửa là người bè đảng!
(KỲ 5)
Trong Từ
điển.
Từ điển Từ Nguyên giảng tiếng “trung triều” như
sau:
~ [Trung triều]. 1. Triều trung.
~ [Trung triều]. 1. Trong triều.[3].
Từ điển Từ Hải giảng tiếng “trung triều”:
~ [Trung triều]. 4. Vị triều nội dã.
~ [Trung triều]. 4. Ý nói ở trong triều).[4].
Sau cùng.
Thư tịch Hán văn cổ Việt Nam cũng dùng cú pháp cổ dẫn trên.
Ngoài “Đại Việt Sử Ký” ở đây, trong bài “Hịch Tướng Sĩ” Trần Hưng Đạo cũng viết:
~ Nhữ đẳng
tọa thị (坐視) chủ nhục tằng (曾) bất vi ưu, thân đương (當) Quốc sỉ (國恥) tằng bất vi quí (愧), vi trung quốc chi tướng thị lập (侍立) di tù (夷酋) nhi vô phẫn (忿) tâm, thính Thái Thường (太常) chi nhạc, yến hưởng (宴饗) ngụy sứ nhi vô nộ sắc! [1].
~ Các ngươi
ngồi nhìn chủ nhục mà chẳng lo rầu, thân gặp nhục Nước mà chẳng hề thẹn, là
tướng trong nước đứng hầu giặc mọi mà
không căm giận, nghe nhạc Thái Thường, đãi tiệc ngụy sứ mà không sắc giận!
Trong bài hát nói “Mẹ Mốc” Nguyễn Khuyến (1835 - 1910) có 2 câu Hán văn:
Ngoại mạo
bất cầu như mỹ ngọc,
Trung tâm thường thủ tự kiêm kim.
[2].
~ Ngoài mặt
chẳng cầu như ngọc đẹp,
Trong lòng
thường giữ tựa vàng quí.
Trước đây, trước 1975, các sách giáo khoa Văn chương Việt Nam bậc Trung học đều sửa 2 chữ “trung tâm” thành “tâm trung”.
Đây là một cặp đối, cho nên sửa như trên đây thì “đối không chỉnh” - vì rằng câu trên đã là “Ngoại mạo” thì câu dưới phải là “Trung tâm” , tức “trung” (trong) đối
“ngoại” (ngoài).
Vì từ trước tới giờ phần lớn
đều nghĩ rằng nói “trong lòng” thì
phải nói là “tâm trung” - mà không
hiểu ở đây Nguyễn Khuyến dùng cú pháp cổ
trong Kinh Thi.
Trước đây,
ông Hư Chu hiệu đính tập “Văn Đàn Bảo
Giám” của Việt Nam cũng đã sai lầm khi ghi là “tâm trung”].
(5). Lý Anh tông (1136 - 1175; tại vị: 1138 - 1175).
+ Niên hiệu Chính Long Bảo Ứng (1163 - 1174).
~ Giáp
Thân nhị niên Xuân.
Tam
nguyệt.
Chiêm
Thành lai cống.
Thu thất
nguyệt.
…………
Tống phong
đế vi An Nam Quốc vương, cải Giao Chỉ vi An Nam Quốc.
~ Bính Tuất tứ niên Xuân.
Tam
nguyệt.
Chiêm
Thành sứ hành chí Ô Lý, dĩ phong thủy quân [風水軍] (tăng ma) giá hải lược
ngã tần hải (瀕海) tiểu dân nhi hoàn.
/ Đại
Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu. IV. Lý kỷ. Anh tông hoàng đế /.
~ Năm Giáp
Thân, năm thứ 2, mùa Xuân.
Tháng 3.
Chiêm Thành
tới triều cống.
Tháng 7, mùa
Thu.
…………
Tống (triều)
phong cho vua là Quốc vương An Nam, đổi tên (Nước) Giao Chỉ thành Nước An
Nam.
~ Năm Bính Tuất, năm thứ 4.
Tháng 3.
Sứ giả Chiêm
Thành đi tới đất Ô Lý dùng quân phong thủy (thầy tu ma) vượt biển cướp dân
chúng ở ven biển của ta.
(Phụ chú.
+ Quân
phong thủy tức như chúng ta vẫn nói là “âm
binh”).
(4). Lý Cao tông (1173 - 1210; tại vị: 1176 - 1210).
+ Niên hiệu
Thiên Gia Bảo Hựu (1202 - 1205).
~ Quí Hợi.
Thiên Gia Bảo Hựu nhị niên….
Thu, thất
nguyệt.
Điện tiền
Chỉ huy sứ, Tri châu Nghệ An châu Đỗ Thanh, Châu mục Phạm Diên tấu viết:
- Chiêm Thành quốc chủ Bố Trì [布池] vị kỳ thúc Văn Bố Điền
sở trục kim tái [載] thê tử ngụ (寓) Cơ La (機羅) hải khẩu, ý dục cầu cứu.
Bát
nguyệt.
Đế mệnh
Đàm Dĩ Mông, Đỗ An vãng kế kỳ sự. Tương chí Cơ La, Đỗ An viết:
- Bỉ dĩ binh lai, lỗ tình nan tín! Ngạn (諺) vân: “Nghị khổng hội đê,
thốn yên liệu ốc!”, kim Bố Trì khởi đặc “nghị khổng, thốn yên” nhi dĩ?
Dĩ Mông
ngữ Thanh, Diên, sử vi chi bị.
Thanh đẳng
viết: - Bỉ dĩ nạn lai cầu cứu, hà tất nghi!
Dĩ Mông
nộ, biệt quân hoàn.
Thanh,
Diên cộng mưu tập Bố Trì, vi tự toàn kế.
Mưu tiết
phản vị sở… Nghệ An đại hội [大潰], tử giả vô toán! Trì đại lược [大掠] nhi qui.
/ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu. IV. Lý kỷ.
Cao tông hoàng đế /.
~ Năm Quí
Hợi, năm thứ 2 Niên hiệu Thiên Gia Bảo Hựu….
Tháng 7, mùa
Thu.
Điện Tiền
Chỉ Huy Sứ, (và) Tri châu Nghệ An, Châu mục Phạm Diên tâu rằng:
- Vua Chiêm Thành là Bố Trì
bị chú mình là Văn Bố Điền đuổi đi, hiện nay đưa vợ con tới cư ngụ ở cửa biển
Cơ La, những muốn cầu cứu (ta).
Tháng 8.
Vua sai Đàm
Dĩ Mông, Đỗ An tới để lo toan việc này. Sắp tới Cơ La thì Đỗ An nói:
- Kẻ kia đưa quân đến, lòng giặc khó mà tin! Ngạn ngữ nói “Lỗ kiến lở đê, khói mỏng cháy nhà!”,
bây giờ Bố Trì phải chăng là rồi là “lỗ kiến nhỏ, làn khói mỏng”?
(Đàm) Dĩ
Mông đem lời này nói với (Đỗ) Thanh, (Phạm) Diên cần đề phòng.
Đỗ Thanh,
Phạm Diên nói: - Kẻ kia gặp nạn tới cầu cứu, việc gì phải nghi ngờ!
(Đàm) Dĩ Mông
nổi giận, dẫn quân trở về.
(Đỗ) Thanh,
(Phạm) Diên bàn tính với nhau và cho rằng việc tập kích Bố Trì là kế sách hoàn hảo.
Mưu tính bị
tiết lộ, (để rồi) trái lại bị…. Quân binh Nghệ An tan rã nặng, chết không biết bao nhiêu mà kể! Bố Trì
cướp bóc thỏa thuê rồi rút về.
Minh Di.
Câu “Mưu tiết, phản vị sở…..”, sau 3 chữ “phản vị sở …..” (“trái lại bị…..”) có 2 chữ trong bản Hán văn rất nhòe, vì chụp lại không rõ,
tự dạng nhận không ra!
Chữ trước
thì không sao đoán được là chữ gì, chữ sau thì đoán ra được chữ “Nghệ” - nhờ tiếp ở dưới là chữ “An”.
Do đó, chữ
không nhìn ra, không đoán ra được, tôi đánh các dấu chấm… chấm….
Trong khi
đó, Ngô Đức Thọ lại đoán ẩu chữ này là chữ “SÁT”
(= giết);
nói là “đoán ẩu” vì lẽ có thể khẳng
định là không ai có thể nhận dạng được các nét chữ để có thể biết chữ này là chữ gì?
Đỗ Thanh
và Phạm Diên có thể bị quân Chiêm “giết”,
mà cũng có thể là “bị bắt”, không thể
khẳng định là trường hợp nào? Đã không thể khẳng định thì không thể “đoán ẩu” như vậy!
Trường hợp
nếu Ngô Đức Thọ có được một bộ Sử nào
đó chép cùng sự việc, và ghi rõ là Đỗ
Thanh, Phạm Diên bị giết, hay bị bắt,… Ngô Đức Thọ phải nêu rõ ra!
Làm việc
đàng hoàng, và tự trọng thì phải như vậy!
Lối làm việc ở đây của Ngô Đức Thọ
[dịch] và Hà Văn Tấn [hiệu đính] rất tùy tiện, làm việc như các ông mà được gọi
là “nhà nghiên cứu” sao? Các ông rồi bôi bác chữ nghĩa quá!
Trong Sử
học thì đây là việc không thể chấp nhận được!
[Chú thích.
+ Nghị khổng hội đê, thốn yên liệu ốc! (Lỗ
kiến lở đê, khói mỏng cháy nhà).
Câu này
nghĩa là:
Một cái lỗ nhỏ như lỗ ổ kiến trên đê nếu không trám ngay lại, lâu dần, nước xoáy rộng ra đê rồi sẽ lở.
Một đốm lửa nhỏ với làn khói mỏng trong nhà nếu không dập tắt liền, từ từ, lửa sẽ ngún nhà rồi sẽ cháy.
Câu này xuất
từ sách “Hàn Phi Tử” thời Chiến Quốc
(403 -221 tr. Cn):
~ Thiên
trượng chi đê dĩ lâu nghị chi huyệt hội; bách xích chi thất dĩ đột khích chi
yên phần.
/ Hàn Phi
Tử. Qu. VII. Dụ Lão đệ nhị thập nhị
/.
~ Đê cao ngàn trượng rồi lở vì cái ổ kiến,
nhà cao trăm thước rồi cháy vì làn
khói mỏng như cái kẽ nứt.
Sau Hàn Phi Tử, Lưu An (179 - 122 tr. Cn) trong cuốn “Hoài Nam Tử” cũng ghi lại câu trên nhưng với vài chi tiết hơi khác:
~ Thiên lý chi đê dĩ lâu nghị chi huyệt lậu, bách tầm chi
ốc dĩ đột khích chi yên phần.
/ Hoài Nam Tử. Qu. XVIII. Nhân gian
huấn /.
~ Đê dài ngàn dặm bị nước thấm vì cái ổ kiến, nhà cao
trăm tầm cháy vì làn khói mỏng của bếp lò.
Tầm là đơn vị độ dài thời Tam Đại (Hạ, Thương,
Chu).
Thời cổ, 4 xích (尺) = 1 Nhận (仞).
1 Tầm (尋) = 2 Nhận.
- Xích đời Hạ = 24.88 cm.
1 Tầm = (24.88 cm x 4) x 2 = 199.04 cm, tức 1.9904 m.
- Xích đời Thương = 31.10 cm.
1 Tầm = (31.10 cm x 4) x 2 = 248.80 cm., tức 2.488 m.
- Xích đời Chu = 19.91 cm.
1 Tầm = (19.91 x 4) x 2 = 159.28 cm, tức 1.5928 m.
Nói chung, thời cổ đại khái người Hoa ước định Tầm là chiều dài của 2 cánh tay dang rộng ra 2 bên thành một đường 180o, như cuốn “Trung Quốc Độ. Lượng. Hành Sử” viết:
~ Tầm, thư [舒] lưỡng quăng [肱] dã.
~ Tầm, là (độ dài) của 2 cánh
tay dang (thẳng) ra (2 bên).
(Tham
khảo:
Trung Quốc Độ. Lượng. Hành Sử (中國度量衡史). Thượng Biên.
Đệ nhị Chương. Trung Quốc Độ. Lượng. Hành chế độ chi tiêu chuẩn.
Đệ Thất Tiết. Độ. Lượng. Hành ngụ pháp (寓法) ư
tự nhiên vật chi nhất ban (一般).
Tuy nhiên,
“thiên lý”, “bách tầm” ở đây chỉ có ý chỉ là “Đê rất dài”, “Nhà rất
cao”.
Tác giả cuốn “Trung Quốc Độ Lượng Hành Sử” là Ngô Thừa Lạc (1872 - 1955).
Ông tốt
nghiệp “Thanh Hoa Học hiệu” [tức Đại học Thanh Hoa] năm 1916.
Năm sau,
năm 1917, ông qua Mỹ du học, học ở Đại học Columbia. - Năm 1920,
lấy được bằng thạc sĩ và về nước. Sau
đó ông lần lượt giữ chân giáo sư
[Giáo thụ / Professor] ở các Đại học Sư Phạm, Đại học Kỹ nghệ…. tại Bắc Kinh,
kiêm Trưởng khoa bộ môn Hóa học.
Năm 1937,
nhà xuất bản “Thương Vụ Ấn Thư Quán” xuất bản
cuốn Biên khảo kể trên của ông về Hệ thống Cân (Hành), Đong
(Lượng), Đo (Độ) của Trung
Quốc khởi từ thượng cổ cho tới Thanh triều
(1644 - 1911).
Ngô Thừa Lạc từng là Trưởng Cục của “Độ Lượng Hành Cục” ¾ thuộc Bộ Thực Nghiệp (tức Bộ Kỹ Nghệ / Thương
Mại) của Chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Quốc.
Năm 1984,
tháng 5, nhà xuất bản Thượng Hải Thư Điếm đã in lại tác phẩm kể
trên.
Đây là cuốn sách tiêu chuẩn về Hệ thống Cân, Đong, Đo thời cổ của Trung Quốc.
+ Nghệ An đại hội.
Ngô Đức Thọ
dịch là: “Quân Nghệ An tan vỡ”.
Câu “đại hội” có nghĩa là “tan rã trầm
trọng”; chỉ dịch “tan rã” không thôi thì chưa diễn hết ý Sử thư muốn
nói.
Chữ “đại” nghĩa là “lớn, nhiều, nặng….”, chữ
“hội” nghĩa là “phân tán, li tán, rối
loạn….”
Tan rã thì có nhiều mức độ, và
mức độ ở đây được xác định là trầm trọng!].
+ Niên hiệu Trị Bình Long Ứng (1205 -1210).
~ Mậu Thìn
tứ niên.
Xuân chinh
nguyệt….
Dĩ Phạm Du
tri (知) Nghệ An quân sự, Du
toại phản, chiêu nạp vong mệnh (亡命) đạo tặc - hiệu “Hậu nhân” (候人), phân hành kiếp lược.
Quốc Uy châu
nhân dịch suất đồ lữ đồn vu Tây Kết, đạo lộ vi chi bất thông.
Đế mệnh
Thượng phẩm Phụng ngự Phạm Bỉnh Di tương Đằng Châu binh thảo chi.
Kỷ Tỵ ngũ
niên.
Xuân chinh
nguyệt.
Phạm Bỉnh
Di suất Đằng Châu, Khoái Châu nhân công Du, bại chi. Du bôn Hồng Châu.
Bỉnh Di
tịch kỳ gia, phần chi. Du oán dũ thâm. Đế mệnh Phụng ngự trưng Du hồi Kinh.
Thu thất
nguyệt.
Bỉnh Di
hồi Kinh Sư, tương nhập tấu, hữu chỉ chi viết:
- Du ngôn tiên nhập, oán do vị giải!
Bỉnh Di
viết:
- Ngô sự thượng tận trung nhi vị gian tặc sở siểm (諂) gia? Huống hữu quân mệnh, ngô kỳ yên tỵ?
Toại nhập.
Đế mệnh chấp chi cập kỳ tử Phụ, tù vu Thủy Viện.
Tương
hình, kỳ tướng Quách Bốc đẳng văn chi, tương binh cổ táo nhi nhập. Chí đại
Thành môn ngoại vị môn giả sở cự, trảm quan nhi nhập.
Đế văn sự
cấp, sử triệu Bỉnh Di cập Phụ nhập Kim Tinh giai lương thạch xứ thích sát chi.
/ Đại
Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu. III. Lý kỷ. Cao tông hoàng đế /.
~ Năm Mậu
Thìn, năm thứ 4.
Tháng Giêng,
mùa Xuân….
Giao Phạm Du
chỉ huy quân đội ở Nghệ An, (dựa vào thế này) Du làm phản, chiêu nạp bọn trộm cướp trốn tránh pháp luật - xưng là
“Hậu nhân”, phân ra đi các nơi cướp bóc.
Người ở Châu
Quốc Uy (Oai) cũng đem quân trú đóng ở Tây Kết, đường xá vì vậy mà bị cắt đứt, không qua lại được.
Vua sai chức
Thượng phẩm Phụng ngự Phạm Bỉnh Di mang quân binh đất Đằng Châu đi đánh dẹp.
Năm Kỷ Tỵ,
năm thứ 5.
Tháng Giêng,
mùa Xuân.
Phạm Bỉnh Di
dẫn người Đằng Châu, Khoái Châu đánh (Phạm) Du, đánh bại được Du. Du trốn tới
Hồng Châu. Bỉnh Di tịch thu gia sản của Du, đốt nhà Du đi. Oán hận của Du do đó
càng sâu hơn. Vua sai chức Phụng ngự triệu (Phạm) Du về Kinh.
Tháng 7, mùa
Thu.
Bỉnh Di về
tới Kinh đô, sắp sửa vào triều tâu thì có người can ngăn:
- Lời nói của Du đã lọt vào tai vua trước rồi, oán thù còn chưa
giải được!
Bỉnh Di nói:
- Tôi phục vụ vua hết lòng trung thành mà bị gian tặc dèm pha được sao? huống chi là có lệnh vua, tôi làm sao
tránh né được?
Bỉnh Di liền
vào cung. Vua sai bắt Bỉnh Di và con (tên) là Phụ, nhốt ở Thủy Viện.
Lúc sắp hành
hình (cha con Phạm Bỉnh Di), bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc và các tướng
khác được tin, dẫn quân reo hò tiến vào Thành. Tới mé ngoài cổng Thành thì kẻ
gác cổng kháng cự, bọn Quách Bốc chém quan gác cổng Thành mà tiến vào.
Vua nghe
tình hình khẩn cấp, vua sai đưa (Phạm) Bỉnh Di và (Phạm) Phụ vào viện Kim Tinh,
ở chỗ thềm đá ngồi hóng mát giết đi.
[Chú thích.
+ Hậu nhân (候人).
Chữ “Hậu” trong tiếng “Hậu nhân” nói đây có nghĩa là “dò
xét; chờ đợi” - và cũng
chính là chữ “HẬU” trong các câu “Tri huyện hậu bổ”, “Tại ngoại hậu tra”.
Ở đây, ở
đoạn dẫn trên ý nói “dò xét tình hình trước, chờ người ơ hờ mà trộm, mà cướp!
Ngoài ra,
“Hậu nhân” còn là một chức quan thời cổ, có nhiệm vụ đón và đưa khách, bài thơ “Hậu nhân”trong Kinh Thi (phần Tào Phong)
chính là chỉ chức quan này.
“Đón và
đưa” thì đứng bên đường, không rõ ở đây có ý (mỉa mai) nói bọn Phạm Du còn
ra đứng đường cướp bóc giữa đạo lộ hay không?].
(KỲ 6)
Minh Di.
Đối chiếu
đoạn nguyên tác dẫn trên thì lòi ra Ngô Đức Thọ đã có vài chỗ dịch quá sức bậy
bạ.
1). Câu “Du ngôn tiên nhập, oán do vị giải….”.
Ngô Đức Thọ
dịch:
- “Lời
của Du đã đến tai vua trước rồi, vua còn chưa nguôi giận”.
Tôi tới chẳng rõ câu “vua còn chưa nguôi giận” Ngô Đức Thọ dịch từ đâu ra? vì trong nguyên tác dẫn trên không có câu nào như vậy hết!
Căn cứ mạch
văn, có thể nhận ra câu “oán do vị giải” ở đoạn dẫn trên đã mất khúc sau vì câu văn chưa trọn ý: “oán thù
còn chưa giải….”.
2). Câu - “Đế văn sự cấp, sử triệu Bỉnh Di cập Phụ nhập Kim Tinh giai, lương thạch xứ thích sát chi”.
Câu này như
tôi đã dịch ở trên là:
~ Vua nghe
tình hình khẩn cấp, vua sai đưa (Phạm) Bỉnh Di và (Phạm) Phụ vào viện Kim Tinh,
ở chỗ thềm đá ngồi hóng mát giết đi.
Câu này Ngô Đức Thọ dịch rất lếu láo như sau:
- “Vua
thấy việc kíp quá, sai đem Bỉnh Di và Phụ vào chỗ bệ đá mát, lấy xe ngự chở xác
Bỉnh Di, lấy chiếu ngự bọc xác của Phụ”.
Câu dịch này, từ đoạn “lấy xe ngự chở xác Bỉnh Di, lấy chiếu ngự bọc xác của Phụ” thuộc về câu tiếp sau đó, mà Ngô Đức Thọ dịch cũng rất sai!
Trước hết,
không thấy 2 chữ “Kim Tinh” ở đâu hết trong câu dịch của Ngô Đức Thọ, và cũng chẳng thấy Ngô
Đức Thọ nói cha con Phạm Bỉnh Di bị giết lúc nào? tại đâu?
Như tôi đã
dịch ở trên thì Lý Cao tông sai đưa
Phạm Bỉnh Di, Phạm Phụ (từ Thủy viện) tới Kim Tinh viện rồi giết 2 cha con tại
thềm đá hóng mát.
Một người có
trình độ Hán văn trung bình, chẳng cần là 1 “nhà
nghiên cứu Hán Nôm” như Ngô Đức Thọ đây, cũng
có thể dịch câu trên rất xuông xẻ!
Tiếp đến, cứ
như đoạn dịch của Ngô Đức Thọ thì:
- “Lý Cao tông lấy xe
của mình mà chở xác của Bỉnh Di, lại lấy chiếu của mình nằm
mà bọc xác của Phạm Phụ”.
Tới câu dịch
này thì tôi không tưởng ra được “nhà
nghiên cứu Hán Nôm” Ngô Đức Thọ lại có thể dịch bậy, dịch “mê sảng” tới như vậy!
Để độc giả
hình dung được mức độ lếu láo của cái
gọi là “nhà nghiên cứu Hán Nôm” có cái tên gọi là Ngô Đức Thọ, tôi trích dẫn một đoạn nguyên tác Hán văn tiếp liền sau câu “Đế văn sự cấp, sử
triệu Bỉnh Di cập Phụ nhập Kim Tinh giai lương thạch xứ, thích sát chi”, tự thuật cái
chết của cha con Phạm Bỉnh Di dẫn ở một
đoạn trước, để cho thấy cái vô sỉ, bất tài của kẻ được gọi là “nhà nghiên
cứu Hán Nôm” tên Ngô Đức Thọ:
~ Bốc đẳng đột nhập lương thạch, dĩ đế sở
ngự xa dư (舁) Bỉnh Di thi, ngự
tịch (御席) khỏa (裹) Phụ thi.
~ Đám [Quách] Bốc xông vào [hoàng cung], tới thềm đá ngồi hóng mát, lấy xe của vua
khiêng xác Bỉnh Di bỏ lên xe, lấy
chiếu của vua nằm bó xác Phạm Phụ.
Cứ đoạn dẫn trên đây trong nguyên tác Hán văn thì rõ ràng là 2 sự việc:
1/. “Khiêng xác Phạm Bỉnh Di bỏ lên xe của vua đi”.
2/. “Lấy chiếu của vua nằm bó xác Phạm Phụ”, con của Phạm Bỉnh Di.
Đây là 2 việc làm của Quách Bốc, thuộc hạ của Phạm Bỉnh Di, không là việc làm của người trong cung,
do Lý Cao tông sai làm, như Ngô Đức Thọ dịch bậy như đã thấy!!!
Chẳng rõ cái “tầm bậy tầm bạ” này của Ngô Đức Thọ từ đâu
mà ra? - Điều này thực khó hiểu,
vì với một đoạn Hán văn cực dễ hiểu như dẫn ở trên thì bất cứ người nào có trình độ Hán văn bình thường thôi cũng dịch được chính xác, không mấy khó, vậy mà không hiểu tại sao
1 kẻ được gọi là “nhà nghiên cứu Hán
Nôm” như Ngô Đức Thọ đây lại dịch như hạng thất học như vậy!
Lập lại cái
thất học của Ngô Đức Thọ ở đây.
Nguyên tác:
~ Bốc đẳng đột nhập lương thạch, dĩ đế sở
ngự xa dư (舁) Bỉnh Di thi, ngự
tịch (御席) khỏa (裹) Phụ thi.
Ngô Đức Thọ
dịch:
- “Vua
thấy việc kíp quá, sai đem Bỉnh Di và Phụ vào chỗ bệ đá mát, lấy xe ngự chở xác
Bỉnh Di, lấy chiếu ngự bọc xác của Phụ”.
Với đoạn trên có lẽ tôi không cần nói thêm về cái học thức lếu láo của Ngô Đức Thọ!
Độc giả nào có bản dịch “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” cứ lật Tập I (trang 333), đối chiếu với
bản Hán văn ở Tập IV (trang 162), thì
thấy ngay cái ba láp của Ngô Đức Thọ).
(7). Lý Huệ tông (1194 - 1224; tại vị: 1211 - 1224).
+ Niên hiệu Kiến Gia (1211 tới tháng 10 năm 1224).
Bính Tý lục niên.
…………
Chiêm
Thành, Chân Lạp khấu Nghệ An châu, châu bá Lý Bất Nhiễm bại chi.
/ Đại
Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu. IV. Lý kỷ. Huệ tông hoàng đế /.
~ Năm Bính
Tý, năm thứ 6.
…………
Chiêm Thành,
Chân Lạp vào cướp phá châu Nghệ An quan trưởng châu Lý Bất Nhiễm đánh bại
chúng.
&
Trần triều (1225 - 1400). Tập II. Hoàng Văn Lâu dịch.
(1). Trần Thái tông (1218 - 1277; tại vị: 1226 - 1258).
+ Niên hiệu
Nguyên Phong (1251 tới tháng 2 năm 1258).
~ Nhâm Tý.
Nguyên Phong nhị niên.
Xuân chinh
nguyệt.
Đế thân chinh
Chiêm Thành, mệnh Khâm thiên Đại vương Nhật Kiểu (日皎) vi lưu thủ.
Chiêm
Thành tự Lý suy nhược thường dĩ khinh chu phiêu lược duyên hải cư dân.
Đế tức vị,
hoài (懷) chi dĩ đức, khiển Sứ
vãng dụ (諭). Tuy thường nhập cống [入貢] nhi phục khất (乞) cố địa, thả hữu khuy du (窺覦) chi ý. - Đế nộ cố
hữu thân chinh chi dịch.
Đông thập
nhị nguyệt.
Hoạch
Chiêm Thành chủ thê Bố Gia La, cập kỳ thần thiếp (臣妾), nhân dân nhi hoàn.
/ Đại
Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu. V. Trần kỷ. Thái tông hoàng đế /.
~ Năm nhâm
Tý. Năm thứ 2 Niên hiệu Nguyên Phong.
Tháng Giêng,
mùa Xuân.
Vua đích
thân đưa quân đi đánh Chiêm Thành - sai Khâm
Thiên Đại vương Nhật Kiểu ở lại giữ thành.
Chiêm Thành
từ lúc Lý triều suy yếu thì thường dùng
thuyền nhẹ tới đánh cướp cư dân ở dọc ven biển.
Vua tức vị
thì lấy đức cảm hóa để họ về theo, sai Sứ giả qua chiêu dụ. Tuy thường vào
triều cống nhưng họ lại xin lại những đất cũ, lại có ý rình rập, dò xét (nước
ta). Nhà vua nổi giận nên đích thân đi đánh.
Tháng 12,
mùa Đông.
Bắt được vợ
vua Chiêm Thành là Bố Gia La và nô lệ nam nữ, dân chúng của họ rồi về.
[Chú thích.
+ Rình rập [nước ta]. Nguyên tác là “khuy
dư”.
Ngô Đức
Thọ dịch là “có
ý nhòm ngó [nước ta]”.
Trên bình
diện Quốc gia, nói “dòm [nhòm] ngó” là ý chỉ một Quốc gia hùng mạnh hơn, hoặc tương đương một Quốc gia khác, có mưu
toan chiếm lấy đất đai của Quốc gia khác này, và sự chiếm cứ này thường là
chiếm cứ toàn lãnh thổ.
Ở đây, sự “dòm ngó” của Chiêm Thành không nhằm
chiếm toàn lãnh thổ của Đại Việt, mà chỉ nhằm chiếm lại đất đai đã dâng, đã mất
cho Đại Việt, hoặc chỉ cướp bóc thôi!
Dầu vậy đi
nữa thì đây chỉ là mộng tưởng, vì Chiêm Thành yếu hơn Đại Việt nhiều!
Cho nên dầu chỉ có ý chiếm lấy
một phần đất đai thì đây cũng là một ý muốn vượt quá sức của họ. Ý của “Đại
Việt Sử Ký” là ở đó!
Từ điển Từ Nguyên giải các chữ “Khuy” (窺), “Du” (覦) như sau:
~ [Khuy. 窺].
1). Ám
trung thâu khán.
2). Tòng
nội vãng ngoại khán.
1). Ở trong
tối nhìn trộm.
2). Ở bên
trong nhìn ra bên ngoài.
~ [Du. 覦].
Hi vọng
đắc đáo. Chỉ phi phận chi tưởng.
Hi vọng có
được. Chỉ ý nghĩ quá phận.
Nói “quá
phận” tức nói “quá sức mình”.
+ Thần thiếp (臣妾).
Từ điển Từ Nguyên giải nghĩa:
~ [Thần thiếp]. Nô lệ. Nam viết thần, nữ
viết thiếp.
~ [Thần thiếp]. Nô lệ. Nam gọi là “thần”,
nữ gọi là “thiếp”.
Trong câu dịch này Hoàng Văn Lâu đã để nguyên chữ “thần thiếp” không dịch.
Để nguyên
như vậy làm cho người đọc không biết
Hán văn khó hiểu. 2 tiếng này không
là loại tiếng Hán Việt đã Việt hóa,
nói rõ hơn là chưa phổ biến, do đó, nếu
không chuyển ngữ được thì cần chú thích cho người đọc hiểu.
Cũng vậy,
ở 1 đoạn sau Hoàng Văn Lâu cũng đã để nguyên tiếng “du binh” không dịch, và không giải thích; không hiểu gì hết do đó
để nguyên chữ, do đó không giải thích gì hết].
(2). Trần Dụ tông (1336 -1369; tại vị: 1341 -1369).
+ Niên hiệu
Thiệu Phong (1341 - 1357).
~ Bính
Tuất lục niên.
Xuân nhị
nguyệt. Sóc nhật thực.
Khiển Phạm
Nguyên Hằng sứ Chiêm Thành, trách vấn liên niên triều cống khuyết lễ.
………..
Đông thập
nguyệt.
Chiêm
Thành khiển sứ lai cống, lễ vật thậm bạc.
/ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu. VII. Trần
kỷ. Dụ tông hoàng đế /.
Năm Bính
Tuất, năm thứ 6.
Tháng 2 mùa
Xuân, mồng 1 nhật thực.
Sai Phạm
Nguyên Hằng đi sứ Chiêm Thành trách hỏi việc triều cống bê trễ nhiều năm.
…………
Tháng 10 mùa
Đông.
Chiêm Thành
sai sứ qua triều cống, lễ vật rất ít.
~ Quí Tỵ thập tam niên.
Hạ lục
nguyệt.
Đại cử
phạt Chiêm Thành, bộ quân chí Cổ Lũy (古壘), thủy quân vận lương
kiến trở (阻) nãi hoàn.
/
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu.
VII. Trần kỷ. Dụ tông hoàng đế /.
Năm Quí Tỵ,
năm thứ 13.
Tháng 6, mùa
Hè.
Điều động
Đại quân chinh phạt Chiêm Thành, lục quân tiến tới Cổ Lũy, (còn) thủy quân vì
chuyển vận lương thực gặp trở ngại, cho nên kéo quân về.
Bản Hán văn bộ “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” chép tới năm Ất Vị (Mùi) – là năm thứ
15 Niên hiệu Thiệu Phong (năm 1355) thì bỗng đâu nhảy ngược lại năm Ất Sửu - năm 21 Niên hiệu Hưng Long (năm 1313) của Trần Anh tông.
Bản Hán văn mỗi trang phân 2 khung trên / dưới, mỗi khung 18 hàng,
in theo sắp xếp cổ điển Trung Quốc, tức các hàng chữ đi từ phải qua trái, từ
trên xuống dưới.
Trang 233,
trong khung dưới, từ hàng 12 tới hàng
18, tất cả 7 hàng, là phần ghi chép
các sự việc trong năm thứ 15 Niên hiệu Thiệu Phong, năm Ất Vị (Mùi).
7 hàng này
chép một số việc trong các tháng 2, tháng 7 - và một đoạn đầu về tháng 9 của Niên hiệu vừa kể.
Tiếp đó, lật qua Khung trên của
trang kế tiếp [trang 234] thì mất dấu, để từ hàng
1 của Khung này tới hàng 13 là phần chép sự việc của Niên hiệu khác. Và, cũng khung
này từ hàng 14 tới hàng 18 thì chép các sự việc trong các tháng giêng,
tháng 2, tháng 3, và một phần của tháng 6 năm 21 Niên hiệu Hưng Long (1293 -
1314) của Trần Anh tông.
Liền đó, nếu
lần xuống khung dưới trang này thì tất cả 18 hàng của khung này chép sự việc
của một Niên hiệu khác, và ghi chép này trải dài qua trang kế tiếp là trang
235.
Qua trang
235 thì suốt 18 hàng của khung trên
và 8 hàng đầu của khung dưới là phần
chép tiếp theo phần ghi chép trong khung dưới của trang 234.
Tóm lại, ở
đây người đọc rồi không thấy đâu phần dưới ghi chép những sự việc xảy ra trong tháng 9 năm thứ 15 Niên hiệu Thiệu Phong cũng như toàn bộ những
ghi chép về 2 năm sau cùng của Niên hiệu này, là các năm 16, 17, tức năm 1356
và năm 1357.
Sau cùng,
bắt đầu từ hàng thứ 9 trong khung dưới
của trang 235 trở đi việc ghi chép mới
trở lại Niên hiệu Đại Trị (1358 - 1369), tiếp theo Niên hiệu Thiệu Phong.
Duyệt lại
bản dịch Việt văn của Hoàng Văn Lâu thì dịch văn rất liên tục, những sự việc
xảy ra trong 3 năm 15, 16, 17 Niên hiệu Thiệu Phong không hề gián đoạn!
(Phụ chú.
Danh từ chuyên
môn trong lãnh vực ấn loát cổ gọi cái khung nói trên đây là “hành khoản”.
Cùng một
tác phẩm mà triều đại in khác nhau thì số chữ, số hàng trong “hành khoản” cũng
thường là khác đi. Do đó, “hành khoản” cũng là một căn cứ để biện biệt các Bản
in).
(KỲ 7)
Vấn đề.
1). Đương
nhiên, bản dịch Việt văn của Hoàng Văn Lâu phải căn cứ bản Hán văn trên đây.
Vậy thì,
tôi không rõ Hoàng Văn Lâu “lấy đâu ra những đoạn nguyên tác thiếu” tôi trưng dẫn trên đây,
để có thể dịch suốt một mạch như vậy?
Lấy ở đâu
ra thì cũng vậy, người dịch, và nhất là người hiệu đính - ở đây là
Hà Văn Tấn - phải nêu rõ xuất xứ tài liệu mình căn cứ để trám vào phần khiếm
khuyết nói trên!
Vậy thì,
xin dịch giả, “nhà nghiên cứu Hán Nôm” Hoàng Văn Lâu - và cả người hiệu đính phần Bản kỷ từ Quyển V tới Quyển XIII, là
“giáo sư” Hà Văn
Tấn, giải thích rõ việc này!
Đây là 1
trường hợp làm việc cẩu thả, vô trách nhiệm của một số người nghiên cứu Sử học
trong nước hiện nay.
Lối làm việc trên đây, ở một
giới hạn nào đó, biểu hiện một thái độ
xấc xược, coi thường giới học thuật trong nước và ngoài nước. Vì rằng với
cung cách làm việc này cả người dịch lẫn người hiệu đính đều cho tất cả mọi
người là “một lũ ngu ngơ” chẳng biết
gì, mình dịch cái gì, mình nói cái
chi người đọc cứ theo đó mà đọc, chẳng cần giải thích!
Phần “Bản kỷ” Trần Dụ tông là một phần của Quyển VII bộ “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư”.
Duyệt qua “thư khẩu” của Bản Hán văn, duyệt dài dài xuống, duyệt qua tất cả “thư khẩu” ghi Quyển VII, để tìm, kiếm, coi những phần thiếu tôi đã nêu ở đoạn trước đây có thể nào đã bị sắp
xếp lộn đâu dó chăng? Nhưng rốt cục tôi chẳng thấy ở đâu hết!
(Phụ chú.
Trong các
bản in Hán văn cổ, thư khẩu là một
hàng ở chính giữa của hành khoản.
Thư khẩu còn
được gọi là “bản tâm”.
Thư khẩu in
những chi tiết như tên Sách, quyển thứ, số thứ tự trang, và đôi lúc
cả số chữ và tên người in nữa!
Ngoài ra,
trong phần thư khẩu còn có những chi tiết như ‘ngư vĩ”, “tượng tỵ”.
Ngư vĩ là một cái khung nhỏ hình
chữ nhật nằm ngang choán hết bề rộng của thư
khẩu, ở phần đáy khuyết thành dạng chữ V ngược (L), như đuôi con cá, do đó gọi là ngư vĩ!
Đuôi cá này nếu in đen thì gọi là “hắc ngư vĩ”, để trắng thì gọi “bạch ngư vĩ”.
Trong một thư khẩu có thể có 1 hoặc 2 ngư vĩ, không hơn nữa!
Có 1 ngư vĩ
thì gọi là “đơn ngư vĩ”, có 2 ngư vĩ
thì gọi là “song ngư vĩ”.
Trường hợp
một thư khẩu có 2 ngư vĩ thì 2 đuôi cá sẽ nằm cùng chiều; tuy nhiên, cũng có trường hợp 2 ngư vĩ ở vị thế trái
nghịch, tức 2 đuôi cá đâu đuôi lại,
nói rõ hơn, ngư vĩ trên là chữ V ngược (L) trong khi ngư vĩ dưới là chữ V xuôi. Mẫu sau này rất hiếm!
Vị trí của ngư vĩ.
Thư
khẩu có 1 ngư vĩ thì ngư vĩ này nằm ở 1 /
3 trên của thư khẩu, 2 ngư vĩ thì một nằm ở 1 / 3 trên của thư khẩu, ngư vĩ kia
nằm ở 1 / 3 dưới của thư khẩu.
Thư khẩu có 2 ngư vĩ thì
tượng tỵ sẽ tận cùng ở 2 đầu ngư vĩ
trên và ngư vĩ dưới.
Trong các bản in thời
Tống (960 - 1279), Nguyên (1279 - 1368) tên Sách được in ở ngay dưới ngư vĩ,
xuống nữa, trong khoảng nửa dưới của thư khẩu, ghi Quyển thứ, tiếp đến là số
thứ tự trang….
Tới Minh triều (1369 - 1644) các khắc bản đều in tên Sách ở khoảng trên
đầu ngư vĩ -
còn các chi tiết như Quyển thứ, số thứ tự trang…. đều ở mé dưới ngư vĩ trên,
nếu có 2 ngư vĩ.
Ngoài ra còn có các mẫu “tuyến ngư vĩ” và “hoa ngư vĩ”.
Ở mẫu “tuyến ngư vĩ” thì các đường tạo thành
ngư vĩ là những đường thẳng song song, ở bên trong những đường song song này để
trắng.
Ở mẫu “hoa ngư vĩ”, 2 đường làm thành cái đuôi cá (tức chữ V
ngược L)
mỗi cạnh được cải biến, khắc thành 2
đường cong như cánh hoa, 2 bên là 4 cánh.
Mẫu hoa ngư vĩ là mẫu rất thường thấy trong các bản in cuối thời
Nguyên.
Và sau hết là tượng tỵ (象鼻).
Tượng
tỵ là một lằn đen dọc ở giữa thư khẩu, song song với các
lằn ngăn cách (giới cách) các hàng chữ trong hành khoản. Lằn này coi giống như
một cái vòi voi thòng xuống, do đó
được gọi là tượng tỵ.
Cũng như ngư vĩ, trong
thư khẩu có thể có 1 hoặc 2 tượng tỵ.
Tượng
tỵ ở phần trên thư
khẩu chạy từ đường biên phía trên
của hành khoản xuống tới đầu ngư vĩ.
Chỉ có 1 ngư vĩ trên thì tại điểm bắt đầu 1 / 3 dưới của thư khẩu là một lằn ngang.
Nếu có 2 tượng tỵ thì
lằn ngang này là điểm tận cùng của tượng tỵ dưới, nếu có, chạy từ đường
biên dưới của hành khoản lên.
Tượng
tỵ nếu chỉ là một lằn đen nhỏ thì gọi là “tuyến hắc khẩu”, hay “tế hắc khẩu”. - nếu là một lằn đen thô,
dày thì gọi là “đại hắc khẩu”.
Thư khẩu có tượng tỵ thì
gọi là hắc khẩu, không có tượng tỵ thì gọi bạch khẩu.
Trường hợp chỉ có tượng
tỵ trên thì thư khẩu được gọi là thượng hắc khẩu; chỉ có tượng tỵ dưới thì gọi
là hạ hắc khẩu; trên dưới thư khẩu đều có tượng tỵ thì gọi thượng hạ hắc
khẩu.
Cuối thời Nguyên đầu
thời Minh thì hắc khẩu thấy tương đối nhiều trong các bản in; thực ra tượng tỵ chỉ là một
đường để chia trang cho đều.
Phụ bản I. Ngư vĩ. Tượng tỵ. Kiên Hồ Tập. Ngũ tập. Qu. IV. Nhất Chi Mai.
(Bút Ký Tiểu Thuyết Đại Quan. Tập VII. Sách 14).
Khung giữa trang, tức thư khẩu, trên cùng có hình chữ T ngược ^,ở trên đầu ngư vĩ (^) - ở dưới là hình chữ T
xuôi, nét dọc½của 2 chữ T - ^ này là tượng tỵ (vòi voi).
Ở bên phải tượng tỵ trên
ghi tên Sách: Kiên Hồ Ngũ Tập.
Dưới ngư vĩ, sát bên lằn
phải của khung là Quyển thứ: Quyển Tứ.
Trên đầu tượng tỵ dưới,
sát lằn phải của khung ghi số trang: thập
nhất.
Bên trái trang là bài “Nhất Chi Mai” nói về Hồ Quí Li (Dẫn ở
khoảng gần cuối bài).
Liền sau bài “Nhất Chi Mai” là bài “Đề Tây Hồ”, ghi lại 2 bài thất tuyệt,
của Sứ giả Giao Chỉ và Sứ giả Nhật Bản vịnh cảnh Tây Hồ ở Hàng Châu. Bài thơ
của Sứ giả Giao Chỉ như sau:
Nhất chu (株) dương liễu nhất chu hoa,
Túy ẩm Tây
Hồ mại tửu gia.
Ngã quốc
phiền hoa bất như thử,
Xuân lai
biến địa thị tang, ma (桑麻)!
Một
cây dương liễu một cây hoa,
Quán rượu Tây Hồ uống
đã ngà.
Tấp nập nước tôi
chẳng như vậy,
Xuân về khắp chốn
dâu, đay mà.
+ Niên hiệu Đại Trị (1358 - 1369).
~ Nhâm Dần
ngũ niên.
Tam
nguyệt.
Chiêm
Thành kiếp lược Hóa Châu.
…………
Ất Tỵ bát
niên Xuân.
Chinh
nguyệt.
Chiêm
Thành nhân lược Hóa Châu xuân du dân.
Tiên thị,
Hóa Châu tục, mỗi niên Xuân chinh nguyệt hội sĩ, nữ thu thiên (鞦韆) ư Bà Dương. Chiêm Thành nhân ư tiền niên thập nhị nguyệt tiềm
phục Hóa Châu nguyên đầu, chí thị yểm chí, lỗ lược nhân khẩu dĩ qui.
…………
Bính Ngọ
cửu niên.
Tam
nguyệt.
Chiêm nhân
khấu (寇) Lâm Bình phủ, phủ quan Phạm A Song kích bại chi. Thụ A Song
Lâm Bình Phủ Đại Tri phủ Hành quân Thủ Ngự sứ.
…………
Đinh Vị
thập niên.
Đông thập
nhị nguyệt.
Dĩ Minh tự
Trần Thế Hưng vi Thống Quân Hành Khiển, Đồng tri Thượng thư Tả Tư sự, Đỗ Tử
Bình phó chi, phạt Chiêm Thành.
…………
Mậu Thân
thập nhất niên.
Nhị
nguyệt.
Chiêm
Thành khiển Mục Bà Ma lai khất phục Hóa Châu biên giới….
Hạ tứ
nguyệt.
Trần Thế
Hưng chí Chiêm Động. Chiêm nhân phục binh đạo phát, ngã quân đại hội, Thế Hưng
vị tặc sở cầm, Tử Bình dẫn quân hoàn.
/
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu.
VII. Trần kỷ. Dụ tông hoàng đế /.
Năm Nhâm Dần, năm thứ 5.
Tháng 3.
Chiêm Thành
cướp phá Hóa Châu.
…………
Năm Ất Tỵ,
năm thứ 8, mùa Xuân.
Tháng Giêng.
Người Chiêm
Thành bắt dân đi chơi xuân ở Hóa Châu.
Nguyên là,
phong tục Hóa Châu mỗi năm vào tháng Giêng, mùa Xuân, trai, gái tụ tập ở Bà
Dương để chơi ghế đu. Người Chiêm
Thành vào tháng 12 năm trước đã núp sẵn ở đầu nguồn sông Hóa Châu, tới dịp này
thì bất chợt xông ra bắt lấy người rồi về.
………..
Năm Bính
Ngọ, năm thứ 9.
Tháng 3.
Người Chiêm Thành cướp phá Phủ Lâm Bình, Phủ quan Phạm A Song đánh bại
họ - phong A Song làm Đại Tri phủ Hành quân Thủ ngự sứ phủ Lâm Bình.
………..
Năm Đinh Vị
(Mùi), năm thứ 10.
Điều Trần Thế Hưng, phong tước
là Minh Tự (明字), vào chức Thống quân Hành khiển Đồng tri Thượng thư, Đỗ Tử Bình làm
phó, đi đánh Chiêm Thành.
…………
Năm Mậu
Thân, năm thứ 11.
Tháng 2.
Chiêm Thành
sai Mục Bà Ma qua xin lại vùng biên giới Hóa Châu….
............
Tháng 4, mùa
Hè.
Trần Thế
Hưng (dẫn quân) đến Chiêm Động thì
phục binh Chiêm Thành đổ ra, quân ta tan rã, đại bại, Thế Hưng bị giặc bắt,
(Đỗ) Tử Bình dẫn (tàn) quân về.
[Chú thích.
+ Thu thiên (鞦韆).
Tức trò chơi ghế đu, dùng 2 sợi giây màu cột 2 đầu 1 miếng ván, để làm chỗ ngồi, treo lên 1 cái
thanh ngang, người ngồi trên “ghế” này
được người đứng dưới đẩy tới, đẩy lui - tức không khác gì ghế
đu ngày nay.
Tập “Kinh Sở Tuế Thời Ký” cho biết:
~ Thanh Minh thị tam
nguyệt chi sơ…. Đả cầu, thu thiên, thi câu (施鉤) chi hí.
~ Tiết Thanh Minh là vào đầu tháng 3…. (Lúc này có) các trò chơi đá cầu, ghế đu, kéo co.
Hoàng Triều Anh (? - ?) cuối thời Bắc Tống (960 - 1127) viết:
~ Thu thiên (鞦韆).
Hứa Thận “Thuyết Văn hậu tự”, Từ chú vân:
- Án: Từ nhân Cao Vô Tế
tác “Thiên thu phú” (千秋賦) tự vân:
- Thu thiên (秋千), Hán Vũ đế hậu đình
chi hí dã.
Bản vân thiên thu (千秋), chúc thọ chi từ dã,
ngữ ngoa chuyển vi thu thiên, hậu
nhân bất ý bản nãi bàng thủy gia CÁCH (革) vi thu thiên tự.
Án: - Thu thiên phi BÌ CÁCH
sở vi, hựu phi xa mã chi dụng, bất hợp tòng CÁCH (革).
Hựu “Cổ Kim Nghệ Thuật” viết:
- Thu thiên (秋千), Bắc phương nhung hí (戎), dĩ tập khinh khiêu (輕趫).
Hựu “Khai Thiên Di Sự” vân:
- Thiên Bảo cung trung Hàn thựctiết cạnh thụ thu thiên, lệnh
cung tần bối dĩ vi yến lạc, đế hô vi “Bán tiên” (半仙) chi hí, Đô hạ sĩ dân nhân nhi hô chi.
/ Tĩnh
Khang Tương Tố Tạp Ký (靖康緗素雜記). Qu. VIII /.
~ Thu thiên.
Chú
thích bài “Thuyết Văn hậu tự” của Hứa
Thận, họ Từ nói:
- Xét: Từ nhân Cao Vô Tế
viết lời tựa cho bài “Thiên thu phú”
nói:
- Thu thiên, trò chơi ở hậu cung của Hán Vũ đế.
Nguyên
ngữ là “thiên thu”, là lời chúc thọ, do nói sai mà chuyển thành “thu
thiên”, người đời sau không rõ nguồn gốc nên mới thêm chữ CÁCH ở bên cạnh
chữ thu thiên.
Xét: - Thu thiên không làm
bằng DA, lại không phải dùng cho xe ngựa, (chữ) viết bộ CÁCH không hợp (lý).
Và rồi, cuốn “Cổ Kim Nghệ Thuật” viết:
- Thu thiên là trò chơi trong Quân đội ở phương Bắc, nhằm luyện
tập cho thân thể lanh lẹ nhẹ nhàng.
Và
rồi, tập “Khai Nguyên Thiên Bảo Di Sự”
nói:
- Trong khoảng Niên hiệu
Thiên Bảo, vào dịp tiết Hàn thực thì
trong cung tranh nhau dựng cọc treo ghế
đu (thu thiên), truyền lệnh cho các cung tần bày yến
tiệc vui chơi, vua gọi là trò chơi “Bán tiên”, dân chúng ở Kinh Thành
nhân đó mà gọi theo.
Minh
Di:
(a). Thiên thu vạn tuế là lời chúc người sống
lâu.
(b).
Tập “Khai Nguyên Thiên Bảo Di Sự” (Qu.
Hạ. Thiên Bảo. Bán tiên chi hí) có mấy
chữ khác với trích dẫn của Hoàng Triều Anh, tôi ghi chữ xanh lá cây sau đây:
~ …. lệnh cung tần bối hí tiếu, dĩ vi yến lạc…. Đô trung thập
dân nhân
nhi hô chi.
+ Trần Thế Hưng, phong tước là Minh Tự.
Không rõ
tước “Minh Tự” (明字) là tước hiệu gì, ý nghĩa ra sao?
Ngoài đoạn
chép về Trần Thế Hưng và tước “Minh Tự”
trên đây, ở môt đoạn sau, vào năm thứ 3 Niên hiệu Thiệu Khánh (1370 - 1372 )
thời Trần Nghệ tông bộ “Đại Việt Sử Ký”
viết:
~ Canh
Tuất Thiệu Khánh nguyên niên….
Nhâm Tý
tam niên.
Thu thất
nguyệt.
Tứ Lâm
Bình Phủ quan Phạm A Song tước Minh Tự.
/
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu.
VII. Trần kỷ. Nghệ tông hoàng đế /.
~ Năm Canh
Tuất, năm đầu Niên hiệu Thiệu Khánh….
Năm Nhâm Tý,
năm thứ 3.
Tháng 7, mùa
Thu.
Ban tước Minh Tự cho Phạm A Song, quan phủ Lâm
Bình.
+ Tử Bình dẫn quân hoàn. (Tử Bình dẫn quân về).
Quân đây tức
tàn quân].
(KỲ 8)
(3). Trần Nghệ tông (1321 - 1394; tại vị:
1370 - 1372).
+ Niên hiệu
Thiệu Khánh (1370 - 1372).
~ Tân Hợi
nhị niên.
Nhuận tam
nguyệt.
Chiêm
Thành nhập khấu, do Đại An (大安) hải môn trực phạm
Kinh Sư. Du binh (游兵) chí Thái Tổ tân.
(Kim Phục Cổ thị); đế di bạch (移舶) quá Đông Ngạn giang tỵ
chi.
Nhị thập
thất nhật.
Tặc loạn
nhập Thành, phần hủy Cung điện, lỗ lược nữ tử, ngọc bạch dĩ qui.
Chiêm
Thành chi khấu lược dã, dĩ Nhật Lễ mẫu xuất vong kỳ quốc, dụ sử nhập khấu dĩ
phục Nhật Lễ chi thù.
Thời thừa
(承) bình nhật cửu, biên thành vô bị, khấu chí vô binh khả ngự.
Tặc thiêu
phần Cung thất, đồ tịch vị chi tảo không! Quốc gia tự thử đa sự hĩ!
/
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu.
VII. Trần kỷ. Nghệ tông hoàng đế /.
~ Năm Tân
Hợi, năm thứ 2.
Tháng 3
nhuận.
Chiêm Thành
vào cướp phá, từ cửa biển Đại An mà đánh thẳng vào Kinh Thành. Cánh quân lưu động của giặc đến Bến Thái Tổ (nay là Bến Phục Cổ); vua dời
thuyền lớn qua sông Đông Ngạn để tránh.
Ngày 27.
Giặc ồ ạt tràn vào Kinh đô đốt phá Cung điện, bắt đàn bà con gái, cướp lấy vàng ngọc
vải vóc rồi rút về.
Việc Chiêm
Thành cướp phá này là do mẹ của Nhật
Lễ trốn chạy qua nước này dụ họ vào cướp để báo thù cho Nhật Lễ.
Bấy giờ vì
vẫn sống trong thời thanh bình quá lâu, biên thành không phòng bị, giặc đến thì
không quân binh nào chống lại được.
Giặc thiêu
hủy Cung thất, tranh vẽ, sách vở tiêu hết không còn gì! Quốc gia từ đây sinh nhiều
chuyện!
[Chú thích.
+ Du binh (游兵).
Còn gọi là “du quân”, là loại “quân binh lưu động”, không trấn đóng, phòng thủ cố định ở một chỗ nào, mà tùy tình thế chiến trường lúc ở chỗ này,
lúc ở chỗ kia.
Từ Nguyên giải chữ “du binh” là “Vô cố định phòng địa, lưu động xuất kích đích quân đội”.
Nghĩa là “(Loại) Quân binh
không giữ một chỗ cố định, (mà) lưu động tấn công (địch)”.
Bộ Tống Thư chép:
~ Nghĩa Hi (義熙)….Ngũ niên, ngũ nguyệt….
Mộ Dung Siêu (慕容超) văn vương sư tương chí, kỳ tướng Công Tôn Ngũ Lâu thuyết Siêu
nghi đoạn cứ Đại Nghiễn (大峴), nghệ trừ (刈除) túc miêu (粟苗), kiên bích (堅壁) thanh dã dĩ đãi chi….
Lục nguyệt.
Mộ Dung Siêu khiển Ngũ Lâu cập Quảng Ninh vương Hạ Lại Lư tiên
cứ Lâm Câu (臨朐) thành. Ký văn đại quân chí lưu luy lão (羸老) thủ Quảng Cố, nãi tất (悉) xuất Lâm Câu; hữu Cự
Miệt thủy (蔑水) khứ thành tứ thập lý. Siêu cáo Ngũ Lâu viết cấp vãng cứ chi,
Tấn quân đắc thủy tắc nan kích dã!
Ngũ Lâu trì (馳) tiến, Long Nhương tướng quân Mạnh Long Phù lãnh kỵ cư tiền bôn
vãng tranh chi. Ngũ Lâu nãi thoái chúng quân bộ tiến, hữu xa tứ thiên lưỡng,
phân xa vi lưỡng dực, phương quĩ từ hành; xa tất trương man (幔), ngự giả chấp sóc (槊); hựu dĩ khinh kỵ vi du quân, quân lệnh nghiêm túc, hàng ngũ tề chỉnh.
/ Tống
Thư. Qu. I. Bản kỷ 1. Vũ đế kỷ - Thượng /.
Niên hiệu Nghĩa Hi….Tháng
5 năm thứ 5….
Mộ Dung Siêu nghe tin quân
triều đình sắp kéo đến, tướng của Mộ Dung Siêu là Công Tôn Ngũ Lâu nói với Siêu
nên cắt đường trấn đóng núi Đại Nghiễn, gặt lúa gạo dự trữ, kiên thủ nơi đồng
hoang nhà trống để chờ địch….
Tháng 6.
Mộ Dung Siêu sai Ngũ Lâu
và Quảng Ninh vương Hạ Lại Lư tới trú đóngở
thành Lâm Câu. Lúc nghe đại quân đã
tới thì (Ngũ Lâu) để các quân già yếu ở lại giữ thành Quảng Cố, còn tất cả xuất thành. Thành Lâm Câu có sông Cự
Miệt ở cách thành 40 dặm. (Mộ Dung) Siêu nói Ngũ Lâu gấp tới giữ lấy sông này,
để quân Tấn chiếm sông thì khó mà tấn
công!
Ngũ Lâu tiến gấp tới, Long Nhương Tướng quân
Mạnh Long Phù dẫn kỵ binh ở phía
trước đổ tới tranh chiếm sông. Ngũ Lâu liền kéo quân trở lui đibộ tiến tới, có 4,000 chiếc xe, chia đoàn xe làm 2
cánh, hai chiếc một song song, đi từ từ; các xe đều trương màn, người đi xe cầm
dáo dài; lại lấy quân khinh kỵ làm du quân, quân lệnh nghiêm túc, hàng ngũ
tề chỉnh.
(Phụ chú.
+ Nghĩa Hi (405 - 418).
Niên hiệu của Tấn An đế
(382 - 418; tại vị: 397 - 418) thời Đông Tấn (317 - 420).
+ Kiên bích (堅壁). Thanh dã (清野).
Vách chắc, đồng không, chiến thuật ở trong thành cố thủ không ra giao chiến
với địch, và đồng thời tiêu hủy những nguồn thực phẩm như cây trái, lúa gạo…;
nếu ta không giữ được cũng như không dùng được thì cũng không để đối phương
dùng.
Đây là chiến thuật
thường được gọi là “vườn không, nhà trống”).
Cứ đó thì có thể thấy bất cứ loại quân binh nào cũng có thể chuyển thành du binh.
Không
là một tiếng Hán Việt
đã được Việt hóa, cho nên tiếng “DU BINH” ở đây không thể không dịch rõ
ra, hoặc nếu không có tiếng tương đương thì cần có vài lời giải thích.
Hoàng Văn Lâu để nguyên tiếng “du binh”
không dịch, cũng không giải thích, để
như thế chẳng những người không biết Hán văn mù mờ, mà cho tới những người biết
Hán văn nếu không có tài liệu tra cứu thì đến không rõ đây là loại quân binh gì?
để rồi, có thể hiểu lầm là quân du kích (guerrilla) chúng ta thường hiểu!
Dương Nhất Thanh (1454 - 1530), Chính trị gia trứ danh trung kỳ Minh triều cho biết:
~ Du binh là quân binh được lọc lựa
từ các Quân doanh (các
doanh sở chi khiêu tuyển) và là những quân binh can trường, gặp tình thế nguy cấp thì bất kể nguy hiểm mà
xông thẳng tới (ngộ cảnh trực tiền), thấy địch chẳng
khiếp sợ (kiến địch bất khiếp).
Du binh biệt lập thành 1 doanh riêng, tự thủ cương vực của mình (tự thủ kỳ cương), tự chiến đấu tại địa phương họ đồn trú (các chiến kỳ địa). Nhưng, địa bàn
hoạt động của du binh có lúc còn bao cả 1 số địa phương nữa, như du binh và
3 cánh Kỳ binh tại trấn Diên Ty tỉnh
Thiểm Tây, ở mặt Đông còn phải đối phó với tình thế ở 2 trấn Đại Đồng và Tuyên Phủ, mặt Tây phải ứng phó với tình thế
ở 3 trấn Thiểm Tây, Ninh Hạ, Cam Túc.
Tướng chỉ huy du binh
được gọi là “Du Kích Tướng
Quân” (游擊將軍).
Du
binh vốn gian khổ quanh năm,
thân không lúc nào cởi giáp trụ, ngựa không lúc nào tháo yên cương, so với các
loại quân binh khác thì du binh gian khổ hơn rất nhiều!
(Tham khảo:
Dương Nhất Thanh Tập. Các Dụ Lục.
Qu. II. Luận du binh tướng quan tấu đối).
Cứ như tự thuật trên đây của Dương Nhất Thanh thì du binh là loại quân được tuyển chọn trong những quân binh ưu tú, được huấn luyện đặc biệt khắt khe, để có thể tác chiến trong những điều kiện không gian (địa hình) và thời gian (thời điểm) khác nhau.
+ Sông Đông Ngạn (東岸江).
Trương Tiệp
(1574 - 1640) cuối thời Minh viết:
~ Thiên Đức giang. Nhất danh Đình Uẩn (廷蘊) giang, hựu danh Đông
Ngạn (東岸) giang.
Vĩnh Lạc sơ, Lê khấu cụ thảo (討), dịch dân (役民) yên tắc (堙塞); thiên binh ký bình khấu trùng gia tuấn trị (浚治), chu tập phục thông.
/ Đông
Tây Dương Khảo. Qu. I. Tây Dương Liệt Quốc Khảo
Giao Chỉ. Hình thắng danh
tích /.
~ Sông Thiên Đức. Có tên nữa là sông Đình Uẩn, lại có tên là sông Đông Ngạn.
Đầu Niên hiệu Vĩnh Lạc, giặc Lê sợ bị đánh dẹp,bắt dân lấp song (này);
quân triều đình bình định giặc xong thì cho khơi sông lại, thuyền bè lại qua
lại được.
(Phụ chú.
Niên hiệu Vĩnh Lạc (1403
- 1424) đời Minh Thành tổ [1360 - 1424; tại vị: 1402 - 1424]).
Cao Bá Quát (1809 - 1854) trong tập “Mẫn Hiên Thuyết Loại” tự thuật về sông Đông Ngạn như sau:
~ Thiên Đức giang, tại Đông Ngạn huyện (東岸縣), nãi Nhĩ Hà (珥河) biệt (別) lưu, cố danh Đình
Thảng (廷盪) [nhất tác Đình Uẩn (廷蘊)] giang.
Lý Thái tổ
dĩ Cổ Pháp (古法) vi Thiên Đức Phủ (天德府), nhân danh Thiên Đức giang, hựu viết Đông Ngạn giang (東岸江), tức An Dương Vương (安陽王) dữ Triệu Úy Đà (趙尉陀) sở phân Bình giang Nam
Bắc giới xứ, dữ Nhật Đức giang,
Nguyệt Đức giang tam giang lưu hạ quân chú vu Lục Đầu (六頭) [Bắc châu hữu Tam Hằng (三恒), Tam Đức chi dao (謠)].
/ Mẫn
Hiên Thuyết Loại. II. Cổ tích. Thiên Đức giang /.
~ Sông Thiên
Đức, ở huyện Đông Ngạn, là chi lưu
khác của Nhĩ Hà, tên cũ là Đình Thảng [có sách ghi là Đình Uẩn].
Lý Thái tổ lấy đất Cổ Pháp lập Phủ Thiên Đức do đó đặt tên sông
là Thiên Đức, còn gọi là sông Đông Ngạn, tức
là chỗ phân giới Nam / Bắc đất Bình giang giữa An Dương vương và Triệu Đà,
sông (Thiên Đức) và sông Nhật Đức, sông Nguyệt Đức là 3 con sông chảy xuống
vùng hạ lưu rồi đều đổ vào sông Lục Đầu [Lời tục của dân miền Bắc gọi 3 con sông này là Tam Hằng, Tam Đức].
Minh Di.
+ Nhĩ Hà (珥河) tức Sông Hồng (紅河) ở miền Bắc Việt Nam.
Thời cổ
còn có các tên sông Lô (瀘江), sôngThao (洮江), sông Phú Lương (富良江).
+ Tam Hằng, “hằng” đây tức “thường hằng”, “không thay đổi”.
Ở đây ý
nói cái “Đức” là cái phải thường giữ, phải thường thực hành luôn, không
bỏ.
(Phụ chú.
Sông Lục Đầu. Cũng sách “Mẫn Hiên Thuyết Loại” chép:
~ Lục Đầu giang tại Chí Linh (至靈) huyện.
(Tả vi Chí Linh giới, hữu vi Bắc Ninh, Quế Dương, Gia Bình giới.Giang
chi thượng lưu tự Bắc Ninh Thiên Đức,
Nhật Đức, Nguyệt Đức tam giang, lai thấu (湊) hội vu Chí Linh huyện Lý Dương (里陽) xã, hợp chú vu Thanh Lâm huyện Lâu Khê (樓溪) Tam Kỳ (三歧) giang thị vi Lục Đầu
giang dã) biệt hiệu Phao giang (拋江).
Trung hữu
nhất đới (帶) sa châu (沙洲) hiệu Đại Than Châu (大灘洲), phong thủy (風水) gia dĩ vi “Lục long tranh châu”.
Đông nam
hữu dựng sa (孕沙) như bạch nhạn hình, cận vọng như diêm (鹽) viễn vọng như băng (冰). Bắc nhân quyết (訣) viết: ~ “Bạch nhạn sinh mao, sản tận anh hào”.
(Bắc Ninh
Vũ Giang huyện Nguyễn tộc tổ mộ tại
Ngũ Viên sơn (五圓山) hạ bình cương (崗) dĩ thử nhạn sa tác
án (案), kế xuất tiến sĩ thập bát nhân, y quan (衣冠) đại vọng tộc.
/ Mẫn Hiên Thuyết Loại. II. Cổ tích /.
~ Sông Lục Đầu ở huyện Chí Linh.
(Bên đông là
phân giới Chí Linh, bên tây là phân
giới các huyện Quế Dương, Gia Bình tỉnh Bắc
Ninh. Thượng lưu của Sông từ 3 sông Thiên Đức, Nhật Đức, Nguyệt Đức ở Bắc Ninh chảy tới tụ hội ở xã Lý Dương huyện Chí Linh để rồi cùng
đổ vào sông Tam Kỳ tại Lâu Khê huyện
Thanh Lâm, đây là sông Lục Đầu), có
tên khác là sông Phao.
Ở giữa sông
có một dải Cồn cát có tên Đại Than
Châu (Cồn Cát Lớn), các nhà Phong thủy gọi đây là thế đất “Lục long tranh
châu”.
Ở mé Đông
nam có cồn cát dạng như con nhạn trắng, nhìn gần thì trắng như muối, nhìn xa
thì trắng như băng tuyết. Bí quyết [Phong thủy] của người phương Bắc nói: ~
“Nhạn trắng ra lông, những giỏi toàn giòng”.
(Mộ tổ của giòng họ Nguyễn ở huyện Vũ Giang tỉnh Bắc Ninh nằm trên
mặt đá bằng phẳng dưới núi Ngũ Viên, lấy cái thế cồn cát con nhạn (trắng) này chắn ở mặt trước mộ, (nhờ đó) giòng họ nối nhau xuất sinh được 18 người đậu
tiến sĩ, thành một đại vọng tộc khoa bảng!
(Minh Di:
Theo
phương vị Ngũ hành: phương Đông bên trái, phương Tây bên phải - vì đây là nhìn theo chiều Bắc - Nam; nhìn theo chiều
Nam - Bắc phương hướng sẽ ngược lại.
Người
phương Bắc nói ở trên tức chỉ người Trung Hoa).
+ Mẹ Nhật Lễ.
Trần Dụ Tông
chết, hoàng thái hậu Hiến Từ sai người đi rước Nhật Lễ lên kế vị.
Nhật Lễ là
con nuôi của cố Cung Túc vương Dục (昱). Mẹ của Nhật Lễ xuất
thân ca kỹ, có chồng là Dương Khương;
Nhật Lễ chính là con của Dương
Khương. Cung Túc vương Dục coi hát, mê sắc đẹp mẹ Nhật Lễ, lấy làm vợ - lúc này vợ Dương Khương vừa có thai; sinh Nhật Lễ thì Cung Túc vương
coi như con mình.
Hoàng thái
hậu nói với các quan trong triều:
- Dục là giòng đích
trưởng không được làm vua, chết sớm, Nhật Lễ không phải là con của Dục sao?
Do đó rước
về làm vua, Nhật Lễ truy phong Dục - cha ghẻ của mình, là Hoàng Thái Bá.
Ngày 4
tháng 8, mùa Thu năm thứ 12 Niên hiệu Đại
Trị (1358 - 1369) - năm 1369, Nhật Lễ tôn Hiến Từ hoàng thái hậu là Hiến Từ Tuyên
Thánh Thái hoàng Thái hậu.
Ngày 14
tháng 12 cùng năm, Nhật Lễ giết Hiến Từ Tuyên Thánh Thái hoàng Thái hậu ngay
trong Cung. Thái hậu lúc sống hối hận vì đã đưa Nhật Lễ lên làm vua, Nhật Lễ do
đó bỏ độc giết bà.
Ngày 21
tháng 11 năm đầu Niên hiệu Thiệu Khánh (1370 - 1372) Nghệ tông mang quân về Kinh Thành, truất phế Nhật Lễ
giáng làm Hôn Đức công. Sau vì Nhật Lễ giết chức Thiếu úy Trần Ngô Lang nên
Nghệ tông sai giết Nhật Lễ và con tên là Liễu, chôn ở núi Đại Mông.
(Tham
khảo.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu. VII. Trần Kỷ. Dụ tông. Nghệ tông).
+ Không quân binh nào chống lại được.
Nguyên tác “vô binh khả ngự”, ý nói không loại binh nào, bộ binh, kỵ binh…
chống cự được quân Chiêm Thành - không chống được, vì sống
trong một thời thái bình lâu dài quân binh Trần triều đã lơ là việc tập luyện, khả năng tác chiến, do đó, đã xuống rất
thấp!].
(KỲ 9)
(4). Trần Duệ tông (1337 - 1377; tại vị: 1372 - 1377).
+ Niên hiệu Long Khánh
(1373 - 1377).
~ Quí Sửu. Long Khánh
nguyên niên.
………..
Bính Thìn tứ niên.
Ngũ nguyệt.
Chiêm Thành khấu Hóa
Châu.
Lục nguyệt.
Chiếu chư quân tu chiến
cụ, chiến hạm dĩ hậu (候) thân chinh Chiêm Thành chi dịch.
Thu thất nguyệt.
Ngự sử Trung tán Lê Tích
thượng Sớ viết:
- Phù binh giả hung khí dã, bất khả cung tự khởi nhung. Thẩn kim
thủy bình nội tặc thế như thương (瘡) vị thuyên (痊), chủ bất khả dĩ tư nộ nhi hưng sư, tướng bất khả dĩ yêu công
nhi vọng chiến. Chiêm Thành tuy vô thần thiếp chi tâm, nghi mệnh tướng thảo chi
dĩ đãi thiên diệt. Nhược xa giá thân chinh thần ngu dĩ vi bất khả!
Đế bất thính.
Bát nguyệt.
Chiếu Thanh Hóa, Nghệ
An, Diễn Châu quân dân vận lương (運糧) ngũ vạn Thạch (石) tựu Hóa Châu.
Đông thập nguyệt.
Đại duyệt thủy, bộ quân
ư Bạch Hạc giang phù sa (浮沙), nhị đế thân lâm vi tướng.
Thập nhị nguyệt.
Đế thân chinh Chiêm
Thành, lãnh quân thập nhị vạn, phát Kinh Sư.
Chí Bát Xã giang tân hữu
hương nhân cử hành táng lễ, chiếu phạt tiền tam thập đĩnh.
Mệnh Lê Quí Li đốc Nghệ
An, Tân Bình, Thuận Hóa tào vận dĩ cấp quân.
Sơ, Chiêm Thành chủ Chế
Bồng Nga nhiễu biên, mệnh Hành khiển Đỗ Tử Bình tương binh trấn Hóa Châu. Bồng
Nga tê (齎) kim thập bàn thượng tiến, Tử Bình đạo ẩn (盜隱) nhập kỷ, trá ngôn Bồng Nga ngạo mạn vô lễ, nghi gia binh thảo
chi.
Đế đại nộ quyết ý thân
chinh.
Thời quan quân chí Di Luân (瀰淪) hải, chư quân giá hải
(駕海) nhi hành - Đế thừa mã lãnh bộ quân duyên hải ngạn.
Chí Nhật Lệ hải khẩu trú
doanh thao luyện nhất cá nguyệt!
Tân Bình, Thuận Hóa nhân
lỗ hoạch Chiêm nhân đào giả lai hiến.
Đinh Tỵ ngũ niên. Xuân
Chinh nguyệt.
Nhị thập tam nhật.
Đại quân chí Chiêm Thành
Thi Nại Cổn (尸耐混) cảng khẩu Thạch Kiều (石橋), thứ (次) Ỷ Mang Động (倚忙洞).
Bồng Nga lập…Đồ Bàn (闍槃) thành ngoại, khiển
tiểu thần Mục Bà Ma trá hàng, ngôn Bồng Nga dĩ độn, đản lưu không thành, nghi
tốc tiến binh, vô thất cơ hội.
Nhị thập tứ nhật.
Đế ý tạo (皂) phục, kỵ nê thông mã, lệnh Ngự Câu vương Húc ý bạch y, kỵ bạch
mã cức (亟) mệnh tiến quân.
Đại tướng Đỗ Lễ gián viết:
- Bỉ ký thụ hàng, dục dĩ toàn quốc vi thượng, quan quân thâm nhập
công tặc thành tại bất đắc dĩ, cô (姑) lệnh nhất biện sĩ trì
xích thư (尺書) vấn tội dĩ sát lỗ tình hư thực, như Hàn Tín phá Yên chi sách,
bất lao nhi hữu công! Cổ nhân hữu ngôn lỗ tình nan trắc, thần nguyện bệ hạ thẩm
chi!
Đế viết:
- Ngã bị kiên (被堅) chấp nhuệ (執銳), mạo phong mộc vũ, bạt thiệp (跋涉) sơn xuyên, thâm nhập
tặc cảnh vô nhất nhân cảm anh (嬰) kỳ phong (鋒) giả; thị thiên chi sở tư (資)! Huống kim tặc văn
phong đào thoán, vô hữu đấu tâm, cổ ngôn viết “binh quí thần tốc”, kim đậu lưu
bất tiến thị thiên dữ nhi bất thủ, bỉ hữu dị đồ (異圖), hối chi an cập? Nhĩ nãi
phụ nhân!
Dĩ phụ nhân y ý (衣衣) chi.
Quân toại ngư quán (魚貫) nhi hành, tiền hậu
cách tuyệt, tặc thừa thế đột xuất tiệt chi.
Tỵ thời quan quân đại hội, đế hãm vu trận, băng. Đại tướng Đỗ
Lễ, Nguyễn Nạp Hòa, Hành khiển Phạm Huyền Linh đẳng giai tử chi.
Tặc sinh cầm Ngự Câu vương, dĩ nữ thê chi.
Đỗ Tử Bình lãnh hậu quân bất cứu đắc thoát.
Lê Quí Li đốc lương quân văn đế băng, tiên tự đào qui.
Thị nhật Kinh Sư trú ám,
thị tứ nhiên chúc dĩ tương mậu dịch.
Tử Bình hãm xa (檻車) hồi quá Thiên Trường, nhân dĩ vĩ lịch (尾礫) đầu thuyền nhi mạ chi giả.
Sư hoàn, trị Tử Bình
tội, miễn tử đồ vi binh.
/
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu.
VII. Trần kỷ. Duệ tông hoàng đế /.
~ Năm Quí
Sửu. Niên hiệu Long Khánh năm thứ nhất.
…………
~ Năm Bính thìn, năm thứ
4.
Tháng 5.
Chiêm Thành cướp Hóa Châu.
Tháng 6.
Xuống chiếu chỉ cho quân
binh tu bổ binh khí, chiến thuyền, chờ vua thân hành đi đánh Chiêm Thành.
Tháng 7, mùa Thu.
Chức Ngự sử Trung tán Lê
Tích dâng Sớ nói:
- Chiến tranh là việc
chẳng lành, không thể tự mình dấy lên việc quân
trận! Huống chi hiện nay trong nước vừa dẹp xong giặc, cái thế như cái nhọt chưa khỏi, bậc
quân chủ không thể vì cơn giận cá nhân
mà động binh, (làm) Tướng thì không thể tham công mà vọng động gây chiến! Chiêm
Thành dầu không có lòng thần phục nữa thì nên sai tướng đi đánh, chờ trời diệt
họ. Nếu như vua thân hành đi đánh thì theo ý của kẻ ngu dốt như thần đây, việc
này không nên!
Vua không nghe.
Tháng 8.
Ra chiếu chỉ cho quân dân
Thanh Hóa, Nghệ An, Diễn Châu chuyển vận 50,000
Thạch lương thực tới Hóa Châu.
Tháng 10, mùa Đông.
Duyệt toàn quân thủy, lục
ở bãi đất bồi sông Bạch Hạc. 2 vua làm tướng chỉ huy quân.
Tháng 12.
Vua thân hành đi đánh
Chiêm Thành, cầm 120,000 quân xuất phát từ Kinh Thành.
Quân đi tới bến sông Bát
Xã thì có người trong làng làm đám ma, nhà vua ra chiếu chỉ phạt 30
đĩnh bạc!
Sai Lê Quí Li đốc thúc các
Châu Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa theo
đường thủy mà chuyển vận lương thực
cho quân sĩ.
Trước đây, vua Chiêm Thành
Chế Bồng Nga nhiễu loạn vùng biên thùy, vua sai chức Hành khiển Đỗ Tử
Bình đưa quân trấn thủ Hóa Châu.
Bồng Nga dâng 10 mâm vàng,
Tử Bình dấu nhẹm việc này, lấy cắp bỏ
túi, nói láo rằng Chế Bồng Nga ngạo mạn, vô lễ nên đưa quân đánh.
Vua bừng bừng nổi giận,
quyết ý thân hành chinh phạt.
Bấy giờ quan quân đi tới
cửa biển Di Luân, các quân vượt biển
mà tiến. - về phần vua thì cỡi ngựa dẫn bộ binh đi lần ven biển.
Tới cửa biển Nhật Lệ thì
lập doanh trại, ở đây luyện tập 1 tháng.
Người các đất Tân Bình,
Thuận Hóa bắt được người Chiêm trốn qua các nơi này, đem dâng lên.
Năm Đinh Tỵ, năm thứ năm,
mùa Xuân.
Ngày 23 tháng Giêng.
Đại quân tới Thạch Kiều ở
Cổn cảng, cửa Thị Nại, đóng quân ở Động Ỷ Mang.
Chế Bồng Nga dựng…. mé
ngoài thành Đồ Bàn, sai một chức quan nhỏ là Mục Bà Ma tới
giả đầu hàng, nói rằng Chế Bồng Nga đã bỏ trốn, thành bỏ trống, [quân ta] nên gấp tiến quân, đừng để lỡ cơ hội!
Ngày 24.
Vua khoác áo đen, cỡi ngựa
đen lợt lốm đốm lông trắng, sai Ngự Câu vương (tên) Húc bận áo trắng, cỡi ngựa trắng, truyền lệnh
tiến quân gấp!
Đại tướng Đỗ Lễ can:
- Kẻ kia đã xin hàng vì đặt sự toàn vẹn quốc gia lên hàng
đầu, quan quân tiến sâu vào (nước giặc), công phá thành giặc là việc bất đắc
dĩ, bây giờ tạm thời cho một người có
tài biện luận đưa thư qua hỏi tội để
dò xét tình hình thực hư của giặc, làm theo kế sách của Hàn Tín phá tan quân binh nước Yên, không mệt nhọc mà thành công!
Người xưa có câu lòng giặc khó dò, thần xin bệ hạ xét lại!
Vua nói:
- Ta thân mặc giáp cứng, cầm vũ khí sắc nhọn, dãi gió dầm mưa, băng
sông vượt núi, tiến sâu vào đất giặc, không một người nào dám chống cái sắc
nhọn của ta, đây là cái trời cho ta! Huống chi bây giờ vua giặc nghe thanh thế
của ta mà trốn chạy, không còn lòng dạ chiến đấu. Lời xưa có nói “Dụng binh cốt
ở chỗ thần tốc”, bây giớ cứ chần chừ không tiến thì đây là trời cho mà không
lấy, lỡ giặc kia có toan tính gì khác, hối sao kịp, ngươi đúng là đàn bà.
Rồi sai lấy y phục đàn bà bắt Đỗ Lễ mặc!
Quân binh liền nối đuôi
nhau cứ thế mà tiến, khoảng cách giữa
những quân đi trước và những quân đi sau rất xa! Thừa thế này giặc chợt đâu đổ
ra, cắt đứt hàng ngũ quân ta thành nhiều đoạn.
Tới giờ Tỵ quan quân ta
tan rã hoàn toàn, vua bị vây hãm trong trận mà chết; đám mấy người như đại
tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Hòa Nạp, chức hành khiển Phạm Huyền Linh đều tử trận!
Giặc bắt sống được Ngự Câu
vương Húc, rồi (sau đó) gả con gái (Chiêm Thành) cho.
Đỗ Tử Bình chỉ huy cánh
hậu quân không tiến lên cứu viện nhờ đó mà thoát chết.
Lê Quí Li trông coi việc
quân lương, nghe tin vua băng thì đã trốn chạy về trước.
Ngày này, tại Kinh đô, giữa
ban ngày mà trời tối đen, chợ búa phải đốt đuốc buôn bán!
Xe cũi chở tù nhốt Đỗ Tử
Bình về, đi ngang qua vùng Thiên Trường,
người dân ở đây lấy sỏi đá nhỏ liệng vào thuyền nguyền rủa hắn!
Quân về tới thì xử tội
(Đỗ) Tử Bình. Thoát tội chết nhưng bị truất làm lính làm lao dịch.
[Chú thích.
+ Theo ý của kẻ ngu dốt như thần.
Nguyên tác: “Thần ngu”.
Hoàng Văn Lâu dịch là “Thần trộm nghĩ”, là thiếu
chính xác.
+ 50,000 Thạch lương thực.
Nguyên tác: “lương ngũ
vạn Thạch”.
Hoàng Văn Lâu dịch là: “5 vạn hộc lương”.
Hoàng Văn Lâu không biết
Hệ thống dung lượng thời cổ.
Ở đây, về dung lượng, Thạch khác với Hộc, do đó chuyển dịch Thạch là Hộc là sai quá đi!
Thời Trần Duệ tông ở đây
tương ứng thời Minh (1368 - 1644), do
đó đơn vị Thạch ở đây là Thạch đời Minh.
Theo qui định đời Minh
về dung lượng:
1 Thạch = 2 Hộc.
1 Hộc = 5 Đấu.1 Đấu = 10 Thăng.
Vậy, 1 Thạch = 100 Thăng.
1 Thăng đời Minh tính ra
Hệ thống SI (Système International) = 1.0737 L (Litre).
Vậy 50,000 Thạch nói ở
đây sẽ là:
50,000 x 100 = 5,000,000 (5 triệu
Thăng), tức: 5,000,000 x 1.0737 = 5,368,000 L.
Tính ra kg: 5,368,000 x
3 / 4 = 4,026,000 kg.
Trong khi đó, nói như
Hoàng Văn Lâu thì chỉ bằng nửa số trên, tức:
4,026,000 ¸ 2 = 2,013,000 kg gạo.
Trần Duệ tông đưa 120,000 quân đi đánh Chiêm Thành thì với
số 4,026,000 kg lương thực trên đây
thì mỗi quân binh 1 tháng được cấp: 4,026,000 ¸ 120,000 = 33.55 kg lương thực.
Và 35.55 kg ở đây chỉ chung lương thực, trong đó có gạo, muối, đồ
khô….
Phạm Thành Đại, trong tập“Quế Hải Ngu Hành Chí”, nói mỗi quân binh đời Lý được cấp 10 bó lúa mỗi tháng: ~ Nguyệt cấp hòa thập thúc. (Quế Hải Ngu Hành Chí. Chí Man).
Nói “được cấp 10 bó lúa” nhưng Phạm Thành Đại không nói “bó lúa” bao lớn? Do đó khó biết 10 bó
lúa này đập ra được bao nhiêu ký gạo.
Bây giờ, cứ cho là chế độ cấp phát gạo thời Trần đại khái như thời Lý thì có thể suy đoán Trần Duê tông dự
tính chiến tranh với Chiêm Thành sẽ kéo
dài khoảng 1 tháng - không kể 1 tháng tập luyện quân ở cửa biển Nhật Lệ, như đã
thấy.
+ Sông Bạch Hạc.
Là con sông ở mạn thượng
du sông Phú Lương.
Sách “Đông Tây Dương Khảo” chép:
~ Phú Lương giang [富良江]. - (Tại Giao
Châu Phủ Đông Quan huyện [東關縣], nhất danh Lô giang [瀘江], thượng tiếp Tam Đới Châu [三帶州] Bạch Hạc giang, kinh (經) thành Đông, hạ thông Lợi Nhân huyện Đại Hoàng giang [大黃江], dĩ đạt ư hải. ¾ Tống Quách Quì phá
Man quyết lý ải [決里隘], thứ Phú Lương
giang. Bản triều Trương Phụ phá Lê khấu ư thử).
/Đông Tây Dương Khảo. Qu. I. Tây Dương Liệt Quốc Khảo.
Giao Chỉ. Hình thắng Danh tích /.
~ Phú Lương giang. - (Ở huyện Đông Quan, Phủ Giao Châu, còn tên nữa là Lô giang, ở mạn thượng du tiếp nối với
sông Bạch Hạc tại lưu vực Tam Đới Châu, chảy
ngang qua mé Đông của Thành (Giao Châu), mạn hạ du thông với Sông Đại Hoàng ở
huyện Lợi Nhân, để chảy ra biển ¾ Quách Quì thời Tống phá giặc Man, dẹp trừ chướng ngại, tới đóng quân ở sông Phú Lương. Trương Phụ
triều ta đánh tan giặc họ Lê tại đây.
Sông Phú Lương lại có các tên sông Thao (洮江), sông Hồng (紅河) ở Miền Bắc Việt Nam hiện nay.
Tam Đới châu, là vùng đất bồi [phù
sa] từ những nhánh của 1 con sông ở cửa sông này. - Đây là 1
vùng đất hồ như bằng phẳng, và có dạng tam giác, nhưng không nhất thiết là vậy.
Anh ngữ là “Delta”.
Phụ bản II. Phú Lương giang.
Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập. Đệ Thất Sách. Nguyên. Minh thời kỳ.
Minh thời kỳ (1368 - 1644).
Bản đồ Địa lý Hành chánh năm thứ 10 Niên hiệu
Vạn Lịch (1573 - 1620), năm 1582.
Tỷ lệ: 1¸ 4,900,000.
Phú Lương giang chảy qua
mé Đông (bên mặt) thành Thăng Long - điểm tròn
màu xanh.
Mấy con sông của Giao Chỉ trên bản đồ.Từ trái qua:
(1). Hắc thủy (黑水). Tên Việt là Sông Đà.
(2). Thao giang (洮). Nay là Sông Hồng.
(3). Trai hà (齋河). Tên Việt là Sông Chảy.
(4). Minh giang (明江). Tên Việt là Sông Lô.
(5). Cẩm giang (錦江). Tên Việt là Sông Gầm.
+ Bồng Nga lập (立)…. Đồ Bàn (闍槃) thành ngoại.
Trong bản Hán văn “Đại Việt Sử Ký”, liền sau chữ “LẬP” (立) là một chữ rất mờ
không sao nhận ra được tự dạng, do đó tôi chỉ chấm chấm…..
Chữ này gồm 2 phần, bên
trái là bộ MỘC, bên phải là 1 chữ từa tựa như chữ “冉”, chữ này âm đọc là “nhiễm”; hợp MỘC + nhiễm là chữ “柟” (âm đọc Hán Việt là Nam),
là tên gọi của một giống cây, cây “nam”
- tên khoa học là Machilus
Nanmu.
Nhưng nếu là “cây nam”
thì chẳng liên quan gì tới ý nghĩa ở đây.
Lại nữa chữ này lại có 2
nét sổ ǀǀ ở giữa chữ
“quynh” - một chữ không có trong tự, từ điển.
(KỲ 10)
Hoàng Văn Lâu dịch câu
“Bồng Nga lập…. Đồ Bàn thành ngoại” là:
- Bồng Nga dựng trại bên ngoại thành Đồ Bàn.
Chữ “TRẠI” đây chỉ là suy đoán,
và là một sự suy đoán mò, lại không chính xác, không dựa trên một lập
luận nào hết!
Trong chiến thuật Quân sự cổ có từ ngữ “sách lũy” [柵壘], là kết những cọc gỗ, thanh gỗ - hoặc cọc tre, thanh tre, ràng lại với nhau thành một tấm vách chắn để phòng chống địch.
Có thể chữ sau chữ “lập” ở câu dẫn trên là chữ “sách” (柵)? Hợp lý hơn hết là như
vậy.
Việc lập những tấm vách
chắn phòng thủ ngoài vòng thành bằng gỗ, hoặc bằng tre nói trên để ngăn quân
địch tới tấn công cũng được phía Đại Việt áp dụng.
Chẳng
hạn thời Trần Phế đế (1361 - 1388; tại vị: 1377 - 1388) - tháng 6 mùa Hè năm thứ 7 Niên hiệu Xương Phù [1377 - 1388] - năm
1383, Chế Bồng Nga đưa quân đến Quảng Uy lập doanh trại, đóng quân tại làng Khổng Mục - nghe tin này thì cả Kinh
Thành kinh hoàng chấn động. Để phòng bị quân Chiêm Thành đổ tới tấn công:
~ Nguyễn
Đa Phương đốc quân lập sách (柵) ư Kinh Thành, nhật
dạ thủ bị.
/ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu. VII. Trần
kỷ. Phế đế /.
~ Nguyễn Đa Phương đôn đốc
quân binh dựng rào tre chắn vòng Kinh Thành, ngày đêm phòng giữ.
Kết lại vấn đề: - Câu “Bồng Nga lập.... Đồ Bàn thành ngoại”, chữ có những nét mờ nhận không ra tự dạng ở liền ngay sau chữ “LẬP” là chữ “SÁCH”, đây là do thợ khắc chữ thời cổ đã khắc sai thành một chữ như đã nói ở trên.
Tái lập nguyên bản của
Lê Văn Hưu là: “Bồng Nga lập SÁCH Đồ Bàn thành ngoại”.
+ Ngựa đen lợt lốm đốm lông trắng.
Nguyên tác: “nê thông mã” (泥驄).
Sách “Nhĩ Nhã” gọi “nê thông mã”
là “ân” (駰):
~ Âm (陰). Bạch tạp mao, ân.
/ Nhĩ Nhã. Thích Súc đệ thập cửu
/.
~ Ngựa sắc đen lợt lẫn
lông trắng.
Chú thích câu này, Quách
Phác (276 - 324) thời Đông Tấn (317 - 420) viết:
~ Âm, thiển hắc chi nê thông.
~ Âm, ngựa nê thông sắc đen lợt.
+ Thị nhật Kinh Sư trú ám, thị tứ nhiên chúc dĩ tương mậu dịch.
Ngày này, tại Kinh đô,
giữa ban ngày mà trời tối đen, chợ búa phải đốt đuốc buôn bán!
Không phải quỉ thần thương tiếc chi một hôn quân, kiêu căng,
vô trí, như Trần Duệ tông mà hiện
điềm u ám này.
+ Lấy sỏi đá nhỏ liệng vào thuyền.
Nguyên tác: “dĩ vĩ lịch (尾礫) đầu thuyền”.
Hoàng Văn Lâu dịch là “lấy gạch ngói ném vào thuyền” - sai quá đi!
Chữ “lịch” (礫) mà Hoàng Văn Lâu giải nghĩa là “gạch ngói” thì phải nói đây là một
chuyện không thể nào tưởng ra được! Một kẻ được
gọi là “nhà nghiên cứu Hán Nôm” mà khả năng Hán văn lại kém cỏi như vậy sao?
Chữ “vĩ”, Thuyết Văn Giải Tự giải nghĩa là “nhỏ”:
~ Vĩ. Vi (微) dã.
~ Vĩ. Nhỏ.
Chữ “lịch”, bộ Thuyết Văn Giải Tự giải là “tiểu
thạch dã” (đá nhỏ).
Và như vậy, vĩ lịch (尾礫) nghĩa là cục đá nhỏ, “đá sỏi”.
Ở đây có thể thấy rõ
Hoàng Văn Lâu không hiểu chữ “VĨ” nghĩa là gì?
+ bị truất làm lính làm lao dịch.
Nguyên tác: “đồ vi
binh”.
Đồ (徒) là một trong “Ngũ hình” (“5 hình phạt”) thời cổ:
Si (笞). Trượng (杖). Đồ (徒). Lưu (流). Tử (死).
Si là dùng thanh tre hoặc
cành gai đánh vào lưng, hoặc vào mông.
Trượng là dùng thanh tre lớn,
hoặc cành gai lớn đánh vào lưng, vào mông, vào bắp vế.
Đồ (coi ở dưới).
Lưu là đầy tới chốn xa xôi
làm việc nặng nhọc.
Tử là giết chết.
5 hình phạt trên đây
khởi từ thời Đường (618 - 907), các triều đại sau đó cũng y theo đây.
Kẻ bị xử tội “Đồ”
thân bị quản thúc, và phải phục dịch tại một chỗ được chỉ định.
Theo hình pháp Minh
triều, tội Đồ có 5 bậc:
(1). Quản thúc 1 năm,
đánh 60 gậy (trượng).
Muốn chuộc tội phải nộp
12 xâu tiền đồng. (tiền đúc bằng đồng).
(2). Quản thúc 1 năm
rưỡi, đánh 70 gậy.
Chuộc tội 15 xâu tiền
đồng.
(3) Quản thúc 2 năm,
đánh 80 gậy
Chuộc tội 18 xâu tiền
đồng.
(4). Quản thúc 2 năm
rưỡi, đánh 90 gậy.
Chuộc tội 21 xâu tiền
đồng.
(5). Quản thúc 3 năm,
đánh 100 gậy.
Chuộc tội 24 xâu tiền đồng.
(Tham khảo:
Minh Sử. Qu XCIII. Hình pháp 1.
Lịch Đại Hình Pháp Khảo. Hình pháp
Tổng khảo 4. Minh.
Thẩm Gia Bản (1840 - 1913)
thời Dân Quốc (1911 - 1949) biên soạn).
(Phụ chú.
+ 1 xâu tiền thời cổ gồm
1,000 tiền).
Đã biết, thời Trần Duệ tông tương ứng Minh triều do đó ở đây tôi trưng dẫn những qui định về tội ĐỒ của Minh triều.
Chưa rõ tội ĐỒ của triều
Trần có hoàn toàn theo như Minh triều hay không?
Ngày 24 tháng Giêng năm
1377 Duệ tông tử trận, Trần triều rút quân về. Về tới Kinh Thành thì luận tội Đỗ
Tử Bình. Thời điểm xét xử có thể là vào lối tháng 2, hoặc tháng 3 cùng năm.
Tới tháng 6 năm sau, năm 1378, Đỗ Tử Bình, với chức vụ cũ là
Hành khiển, nhận lệnh dẫn quân ngăn chống Chiêm Thành xâm phạm Kinh Đô. Từ đó
tới đây là 15, 16 tháng.
Và như vậy có thể Đỗ Tử
Bình chỉ bị khép vào tội ĐỒ bậc 1. - Hoặc giả hắn lấy tiền
chuộc mà được phục chức cũ để cầm quân chống Chiêm Thành?
Vốn là một tên tham quan
thì trong thời gian trấn thủ Hóa Châu hẳn là hắn đã vơ vét không phải ít - chưa kể
việc hắn ém 10 mâm vàng Chế Bồng Nga dâng vua Trần!
Việc Đỗ Tử Bình nhận
lệnh đưa quân ngăn chặn quân Chiêm Thành
tấn công KinhThành được chép ở một đoạn sau; riêng về việc Đỗ Tử Bình “được
phục chức” vào thời điểm nào thì không thấy “Đại
Việt Sử Ký” chép.
Và như vậy, có vẻ Trần triều áp dụng hình phạt ĐỒ
rập theo Minh triều. Tuy nhiên việc này cũng cần tra cứu thêm cho chắc.
Trước đó, trong thời gian chuẩn bị đánh Chiêm
Thành quan Ngự sử Đại phu Trương Đỗ đã từng can ngăn Duệ tông:
~ Chiêm
Thành nghịch mệnh tôi bất dung tru, nhiên viễn tại Tây ngung sơn xuyên hiểm
trở. Kim bệ hạ sơ tức vị, chính hóa vị
năng viễn bị, nghi tu văn đức dĩ lai chi, như sở bất tòng
mệnh tướng chinh chi vị vãn!
Tam thượng
Sớ (疏) gián, đế bất tòng, nãi quải quan (掛冠) nhi khứ.
/
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu.
VII. Trần kỷ. Duệ tông hoàng đế /.
~ Chiêm
Thành trái lệnh tội không đáng chết, và hơn nữa họ lại ở tận góc trời Tây núi
sông hiểm trở. Bây giờ bệ hạ mới lên ngôi, chính
trị và giáo hóa chưa bao trùm cõi xa xôi, nên trau sửa lễ nhạc, đức độ để họ đến với ta, (như vậy mà) họ không nghe
lệnh thì chừng đó sai tướng đi đánh cũng chưa muộn!
3 lần dâng
Sớ can gián, vua không nghe, do đó ông treo mũ mà bỏ đi!
(Phụ chú.
+ Treo mũ.
Nguyên
tác: “quải quan” (掛冠).
QUAN là
cái mũ của các quan đội; bây giờ không đội nữa, treo lên, tức từ quan về).
Cũng năm thứ 5 Niên hiệu Long Khánh nói trên:
~ Lục
nguyệt.
Thập nhất
nhật.
Chiêm
Thành nhập khấu.
Sơ thượng
hoàng văn khấu chí, mệnh Trấn Quốc tướng quân Cung Chính vương Sư Hiền thủ Đại An hải khẩu. Tặc tri hữu bị, tỉ
Thiên Phù hải nhập, trực phạm Kinh Sư.
Thập nhị
nhật.
Tặc hựu
dẫn quân hoàn, xuất đại hải khẩu, tao phong nịch tử thậm chúng!
/
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu.
VII. Trần kỷ. Duệ tông hoàng đế /.
~ Tháng 6.
Ngày 11.
Chiêm Thành
vào cướp phá.
Lúc mới nghe
tin giặc kéo đến, thượng hoàng sai Trấn Quốc Tướng Quân Cung Chính vương Sư
Hiền trấn giữ Cửa biển Đại An. Biết
(quân ta) có phòng bị, giặc chuyển qua cửa biển Thiên Phù mà vào, đánh thẳng
vào Kinh Đô.
Ngày 12.
Giặc lại rút
quân về, ra cửa biển lớn thì gặp gió (lớn), thuyền đắm, chết chìm rất nhiều!
[Chú thích.
+ Thượng hoàng. Tức chỉ Trần Nghệ tông.
+ Cửa biển lớn.
Nguyên
tác: “Đại hải khẩu”.
Câu “xuất đại hải khẩu” ở đoạn dẫn trên
Hoàng Văn Lâu dịch là: “ra cửa biển Đại An”.
Và ở cước
chú số “2” Hoàng Văn Lâu ghi:
- “2. Nguyên văn: “… hoàn
xuất Đại hải khẩu”. thiếu chữ “An”.”.
Minh Di:
Đại Việt Sử Ký chép:
~ Tặc hựu dẫn quân hoàn,
xuất đại hải khẩu, tao phong nịch tử
thậm chúng!
~ Giặc lại
rút quân về, ra cửa biển lớn thì gặp gió (lớn), thuyền đắm, chết chìm rất
nhiều!
Khi nói rằng “Nguyên văn: “… hoàn xuất Đại hải khẩu”. thiếu chữ “An”.”.thì hiển nhiên Hoàng Văn Lâu cho rằng quân Chiêm Thành rút về qua Cửa biển Đại An.
(1). Đã biết, khi nghe quân Chiêm tới tấn công Trần Nghệ tông sai Trấn Quốc Tướng quân Sư Hiền ra giữ Cửa biển Đại An. Quân Chiêm, do đó, mới chuyển qua Cửa biển Thiên Phù xâm nhập theo ngã này, và điều hiển nhiên là “vào cửa nào ra cửa nấy”.
Đã vào Cửa Thiên Phù thì chiến thuyền Chiêm
Thành phải neo chờ ở Cửa Thiên Phù, có
muốn rút về qua Cửa biển Đại An cũng
không được, vì ra Cửa Đại An quân Chiêm Thành lấy thuyền
đâu mà rút về?
Ngoài ra:
Chữ “ĐẠI”
trong tên gọi “Đại An” nghĩa là “LỚN”
- ở đây, tác giả “Đại Việt
Sử Ký” khi chép là “Cửa biển lớn” là ngầm chỉ cửa biển vừa kể, không phải bản Hán in thiếu chữ “AN” như Hoàng Văn Lâu suy đoán. Hợp lý mà nói, về mặt văn pháp, thì đây chỉ là sự thay đổi cách hành văn, tránh sự lập
lại cho đỡ nhàm.
Và như
vậy, theo “Đại Việt Sử Ký” quân Chiêm
đã rút về qua cửa Đại An?
Thế nhưng,
lẽ nào tác giả “Đại Việt Sử Ký” lại
tự mâu thuẫn, hoặc không thì cũng ghi chép sơ sót, vì ở câu trước đây đã
chép là quân Chiêm Thành vì thấy Cửa biển Đại An có quân Trần triều trấn
đóng nên chuyển qua Cửa biển Thiên Phù
mà xâm nhập.
Tôi không nghĩ
Lê Văn Hưu lại sơ sót, lại tự mâu thuẫn trong một đoạn văn ngắn như vậy.
+ Cho nên
câu “Tặc hựu dẫn quân hoàn, xuất đại hải khẩu”, tiếng
“đại hải khẩu” ở đây dứt khoát chỉ Cửa
Thiên Phù.
Cửa Đại An tương đối sóng lặng hơn cửa Thiên Phù, quân Chiêm Thành, do đó, nếu rút về qua cửa biển này cũng không là điều lạ, cũng như trước đó họ đã tính vào cửa biển này để đánh thẳng vào Thăng Long.
(Cần nhắc lại:
Tháng 3
nhuận năm thứ 2 Niên hiệu Thiệu Khánh [1370 - 1372], năm 1371, dưới triều Trần
Nghệ tông, Chiêm Thành đã vào cửa biển Đại
An đánh vào Kinh Đô của Đại Việt).
Năm thứ 3 niên hiệu Minh Đạo (1042 - 1044) Lý Thái tông (1000 - 1054; tại vị: 1028 - 1054) đi đánh Chiêm Thành, đi tới cửa biển Đại Ác, gặp nhằm lúc sóng êm gió lặng, chiến thuyền vượt biển thuận lợi, vì vậy mà đổi tên Cửa biển ĐẠI ÁC (大惡) thành ĐẠI AN (大安):
~ Minh
Đạo….
Tam niên
xuân.
Chinh
nguyệt.
Quí Mão,
đế thân chinh Chiêm Thành…..
Giáp thìn
phát Kinh Sư….
Ất tỵ thứ Đại Ác Hải khẩu, hội phong đào thiếp
tĩnh (帖靜), đại quân lợi thiệp, cố cải Đại Ác vi Đại An.
/
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu.
II. Lý kỷ. Thái tông hoàng đế /.
~ Niên hiệu
Minh Đạo….
Năm thứ 3,
mùa Xuân.
Tháng Giêng.
Ngày Quí
Mão, vua thân hành đi đánh Chiêm Thành….
Ngày Giáp
Thìn xuất phát từ Kinh Đô….
Ngày Ất Tỵ tới Cửa biển Đại Ác, gặp sóng gió lặng êm, đại quân
vượt biển thuận lợi, do đó đổi tên (Cửa biển) Đại Ác thành Đại An.
(2). Bây giờ, giả sử quân Chiêm trước khi xâm nhập Cửa Thiên Phù lúc trở ra muốn rút về theo Cửa biển Đại An nên hẹn chiến thuyền tới chờ tại Cửa này.
Toan tính này rất rủi
ro, rất mạo hiểm, vì trước đó quân Chiêm đã biết Cửa Đại An có quân Đại Việt trấn giữ tại đây, và không tính chắc
được lúc trở ra quân Đại Việt có còn trấn
ở đó hay không?
- Nguyên tắc Binh pháp:
khi triệt thoái thì tránh đụng độ! Tâm lý mong
được trở về an toàn làm cho tinh thần chiến đấu sút đi
nhiều, nhất là sau một trận giao tranh,
và là giao tranh trên đất nước địch, do đó tuyệt đối tránh đụng độ - dầu cho quân Chiêm Thành có sẵn một đội chiến thuyền chờ sẵn ở Cửa
Đại An.
Tóm lại, giả thuyết nói
ở đây khó có thể xảy ra.
Quân Chiêm Thành rất muốn triệt thoái qua Cửa Đại An nhưng không thể - nói rõ hơn là không dám, thực hiện! Có
thể nói như vậy!
Kết lại:
Qua những
biện luận trên đây thì tiếng “đại hải
khẩu” cuốn “Đại Việt Sử Ký” tự thuật
trong đoạn Chiêm Thành tấn công An Nam đã dẫn trước đây nhằm chỉ Cửa biển Thiên Phù.
(KỲ 11)
Tiếp đến
là vài giòng về cửa biển Thiên Phù (天符).
Trước hết,
chưa thấy Sử sách nói tới một Cửa biển Thiên
Phù như “Đại Việt Sử Ký” chép ở đây, chỉ thấy các tên gọi:
(1). Thần Đầu (神投).
(2). Thần Đầu (神頭).
Về Hán tự thì chữ “Đầu” (頭) này và chữ “Đầu” (投) ở trên viết khác, tức
chữ đồng âm.
(3). Thần Phù (神符).
(4). Thần Thụ (神授).
(Tham
khảo:
Cổ Đại Nam Hải Địa Danh Hối Thích (古代南海地名匯釋). Thần Đầu Hải Khẩu).
BộTừ
điển về vùng Nam
Hải kể trên cũng không thấy
đề cập “Cửa biển Thiên Phù” chép trong “Đại
Việt Sử Ký”.
Có lẽ “Thiên Phù” là tên gọi khác của
một cửa biển có những tên gọi nói trên, chỉ
không rõ tên Thiên Phù có
trước hay những tên dẫn trên có trước? Ngoài ra tên gọi Thiên Phù cũng
không mấy thông dụng trong sách vở tiếng Việt. Có thể đây là Cửa Thần Phù?
Cửa biển Thấn Phù nhiều sóng lớn, thuyền qua lại
Cửa biển này rất nguy hiểm.
Ca dao Việt
Nam ngày trước có câu:
Lênh đênh
qua cửa Thần Phù,
Khéo tu
thì nổi vụng tu thì chìm.
Bộ “An Nam Chí Lược” (安南志略) của Lê Tắc (黎崱) cho biết:
~ Thần Đầu Sơn (神投山). [La Thành (羅城), Thanh Hóa (清化) nhị Quận giới (界) sơn dã - Sơn liên lưỡng ngạn, hải triều trung lưu.
Tích nhân
kính tạc (徑鑿) Nam ngạn tam phong (三峰) lai vãng.
Lý Thánh tông công Chiêm Thành, dục
tế hải, yên lãng bất năng độ, đảo (禱) ư Sơn thần, toại đắc tế vận. Hoàn tức vị tự (祀) ư thử.
Hậu chư
sơn giai lệ (隸) Thanh Hóa].
/ An Nam Chí Lược. Qu. I. Quận ấp. Sơn /.
~ Thần Đầu Sơn. [Dãy núi ở phân giới 2 Quận La Thành và Thanh Hóa - Núi nối liền 2 bờ, biển trôi ở giữa.
Người thời trước đục con đường xuyên qua 3 ngọn núi ở bờ phía Nam để qua
lại.
Lý Thánh tông đi đánh Chiêm Thành, muốn qua biển, nhưng,
sóng (lớn), sương khói (mờ) không qua được, cầu Thần núi thì qua được. Lúc trở về, lên ngôi thì thờ Thần núi tại
đây.
Về sau dãy núi này đều thuộc quản hạt Quận Thanh Hóa].
Trong tập
bút ký “Nam Ông Mộng Lục” (南翁夢錄) Lê Trừng đã kể lại một
truyền thuyết về Cửa biển Thần Đầu như sau:
~ Áp Lãng Chân Nhân (壓浪真人).
Tống Nhân
tông thời, An Nam Lý vương thân suất
(親率) chu sư (舟師) phạt Chiêm Thành, chí Thần Đầu (神投) hải khẩu, phong lãng liên nhật, bất đắc hàng hải (航海).
Văn cận
sơn hữu đạo sĩ, độc cư am trung, nãi triệu thỉnh kỳ đảo (祈禱). Đạo sĩ viết:
- Vương tự hữu phúc lực, thần bảo vạn nhất vô ưu, minh nhật phát
hành, vật sinh nghi lự.
Dạ bán
phong chỉ, cật đán (詰旦) hành chí hải ngoại viễn
vọng phong lãng như sơn, chu sư sở hướng ninh tĩnh.
Thời phục
kiến thử đạo sĩ thủy thượng bộ hành, hoặc tiền hoặc hậu uyển nhiên minh bạch,
đản nhân bất khả cận nhĩ!
Sư hoàn,
chí Thần Đầu Sơn, đạo sĩ nghinh kiến, vương hỉ tạ ủy lao.
Đạo sĩ
viết:
- Thần tri vương phúc trọng, cố vô ưu, thử Thần hựu (祐) vương nhĩ, phi thần dã.
(Vấn chi
hương nhân, viết:
- Đạo sĩ tự thử thái dược, cửu bất tại am).
Vương đại
dị chi, phong vi “Áp Lãng Chân Nhân”, thưởng tứ kim bạch (金帛) giai bất thụ.
Hậu nhập
sơn khứ, bất tri sở chi?
Chân nhân tính La, vô danh, nhân giai dĩ “Áp
Lãng” hô chi, Nhược quán (弱冠) khí thê tử nhập Đạo.
Kỳ hậu duệ
hữu La Tu giả sĩ Trần Nghệ vương, quan chí Thẩm Hình Viện Ty nhi tốt, dư sở
thân thức dã.
/ Nam Ông
Mộng Lục. 13. Áp Lãng Chân Nhân /.
~ Áp Lãng
Chân Nhân.
Dưới thời
Tống Nhân tông vua họ Lý nước An Nam đích thân chỉ huy chiến thuyền đi
đánh Chiêm Thành, tới cửa biển Thần Đầu, sóng gió nhiều ngày liền không vượt
biển được.
Nghe nói ở
một ngọn núi gần đó có một đạo sĩ, một mình ở trong am, nên cho thỉnh tới để
cầu đảo. Đạo sĩ nói:
- Vua tự có phước lực, thần bảo đảm không có gì phải
lo lắng trong muôn một, sáng sớm ngày
mai xuất hành, đừng lo nghĩ.
Nửa đêm gió
lặng, thuyền tới biển khơi, nhìn ra ngoài xa sóng như núi, vùng hướng thuyền đi
tới sóng lặng êm.
Lúc đó lại
thấy đạo sĩ đi trên mặt nước, hoặc mé trước, hoặc mé sau thấy rõ rành rành, thế
nhưng không thể tới gần người được!
Lúc quân trở
về, tới núi Thần Đầu, đạo sĩ ra đón, vua vui mừng thăm hỏi, tạ ơn.
Đạo sĩ nói:
- Thần biết nhà vua phước trọng, bởi vậy không lo, đây là Thần linh
giúp nhà vua, không là công của thần.
(Hỏi chuyện
người trong làng, người làng nói:
- Đạo sĩ từ sau câu chuyện này thì đi hái thuốc, lâu rồi không ở
trong am).
Vua rất kinh
ngạc, phong cho tên Hiệu “Áp Lãng Chân
Nhân” (Chân Nhân Đè Sóng), ban
thưởng vàng bạc vải vóc (Đạo sĩ) không nhận món nào hết!
Sau đó đi
vào núi, không biết đi về đâu?
Chân nhân
tên họ La, không có tên, mọi người
đều gọi là “Áp Lãng”, lúc vừa trưởng
thành bỏ vợ con theo Đạo.
Con cháu ông
có La Tu làm quan cho vua Trần Nghệ (Nghệ tông), chức vụ đến Thẩm Hình Viện Ty
thì qua đời; ông là người tôi quen biết.
(Phụ chú.
+ Lê Trừng.
Lê Trừng,
tác giả tập Bút ký “Nam Ông Mộng Lục”
kể trên đây, tức Hồ Nguyên Trừng, con của Hồ Quí Li.
+ Thời Tống Nhân tông.
Hồ Nguyên
Trừng viết cuốn “Nam Ông Mộng Lục” sau khi triều Hồ
(1401 - 1407) sụp đổ - cha con Hồ Quí Li bị Minh triều bắt đưa về Trung Quốc, thời
điểm tự thuật, vì thế, đều chép theo các triều đại của Trung Quốc.
Tháng 5 năm thứ 5 Niên hiệu Vĩnh Lạc (1403 - 1424) - năm 1407, An Nam tiến hải thuyền vô sông Phú Lương, bị các Tướng Mộc Thạnh, Trương Phụ, Liễu Thăng đánh bại, cha con Hồ Quí Li lên thuyền nhỏ trốn ra cửa biển, nhằm lúc bãi cạn, bỏ thuyền lên bộ chạy.
Quan quân
Minh triều đuổi tới thì bất chợt mưa lớn, nước lên vài thước, thuyền lại nổi;
truy đuổi ráo riết, cuối cùng bắt được
cha con Hồ Quí Li ở Cửa biển Kỳ La (奇羅海口), đem lên chiến hạm giải về Trung Quốc.
(Tham
khảo:
Minh Giám. Qu. III. Thành tổ Văn hoàng đế).
Đối chiếu thời Tống Nhân tông (1010 - 1063; tại vị: 1022 - 1063), triều này tương ứng triều Lý Thái tông (1000 - 1054; tại vị: 1028 - 1054).
Và “Lý vương” thân chinh Chiêm Thành Hồ
Nguyên Trừng nói ở trên tức Lý Thái tông.
Đã dẫn ở
đoạn trước, Lý Thái tông vượt biển đi đánh Chiêm Thành là năm thứ 3 Niên hiệu Minh Đạo (1042 - 1044), tức năm 1044)].
(5). Trần Phế đế (1361 - 1388; tại vị: 1377 -
1388).
+ Niên hiệu
Xương Phù (1377 - 1388).
~ Mậu Ngọ.
Xương Phù nhị niên.
Hạ ngũ
nguyệt. Ngũ nhật.
Chiêm
Thành dẫn Ngự Câu hàng vương Húc khấu Nghệ An phủ, tiếm hiệu dĩ chiêu nhân dân,
đa thụ ngụy mệnh giả.
Lục
nguyệt.
Phạm Đại
Hoàng giang, đế mệnh Hành khiển Đỗ Tử Bình ngự chi. Quan quân tự hội, tặc toại
phạm Kinh sư lỗ lược nhi hoàn.
/ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu. VII. Trần
kỷ. Phế đế /.
~ Năm Mậu
Ngọ. Năm thứ 2 Niên hiệu Xương Phù.
Mùa Hè, ngày
mồng 5 tháng 5.
Chiêm Thành
dẫn vương tử đầu hàng giặc là Ngự Câu vương, tên Húc, cướp phá Phủ Nghệ An,
tiếm hiệu để chiêu dụ dân chúng, đa số sự việc là làm theo lệnh của giặc.
Tháng 6.
Giặc đánh
phá vùng sông Đại Hoàng, vua sai Hành khiển Đỗ Tử Bình ngăn chống.
Quan quân tự
rã hàng, giặc thừa thế tiến đánh Kinh Đô, bắt người, cướp của rồi rút về.
[Chú thích.
+ Đã tự
thuật trước đây, Trần Duệ tông đi đánh Chiêm Thành bị phục kích chết Đỗ Tử Bình
ở đội hậu quân, vì không lên cứu mà bị bắt giải về Kinh xử tội, bị khép vào tội
Đồ - Sự việc xảy ra vào năm thứ 5 Niên hiệu Long Khánh (1373 -
1377), tức năm 1377.
Tới đây,
như tự thuật ở trên thì Đỗ Tử Bình đã được phục chức cũ. Thế nhưng, phục chức
vào thời điểm nào thì không thấy “Đại
Việt Sử Ký” ghi chép. (Coi chú thích ở đoạn trước).
+ Quan quân tự tan rã.
Nguyên
tác: “Quan quân tự hội”.
Hoàng Văn
Lâu dịch là: “Quan quân tan vỡ”.
Dịch như
vậy:
1/. Dịch
không sát nguyên văn.
Thiếu đi
cái ý quan trọng là “TỰ”, tức xác định chân tướng của sự “tan rã hàng ngũ”.
Nói “Quan quân tan vỡ” như Hoàng Văn Lâu là
nói “hàm hồ”, hàm hồ vì “tan vỡ” vì lý do gì? trong chiến tranh Quân đội
tan rã có nhiều nguyên nhân:
- Thua trận mà tan rã.
- Mất tinh thần mà tan rã (sợ hãi….). Đây là trường hợp của quân
triều Trần nói trên, vì sợ quân Chiêm Thành quá mà tự động rã hàng ngũ.
2 năm sau.
~ Canh
Thân tứ niên xuân.
Nhị
nguyệt.
Chiêm nhân
dụ sử Tân Bình, Hóa Châu nhân khấu Nghệ An, Diễn Châu, lỗ lược (擄掠) nhân khẩu.
Tam
nguyệt.
Khấu Thanh
Hóa đẳng xứ. Thượng hoàng mệnh Lê Quí Li
lãnh thủy quân, Đỗ Tử Bình lãnh bộ quân, dĩ ngự (禦) chi. Chí Ngu giang (虞江) thực đang (植樁), dữ Chiêm nhân tương trì.
Hạ ngũ
nguyệt.
Quí Li lãnh Thần Vũ quân Tướng Nguyễn Kim Ngao, Thị Vệ quân Tướng Đỗ Dã Kha xuất chiến. Kim Ngao
tuyền chu (旋舟) dĩ tỵ tặc phong, Quí Li trảm chi dĩ tuẩn (徇)! Chư quân cổ táo (鼓噪) nhi tiền! Chiêm chủ
Chế Bồng Nga chiến bại độn qui!
Tử Bình tự
thị xưng tật giải binh quyền. Duy Quí Li chuyên lãnh Nguyên nhung (元戎), hành Hải Tây Đô Thống chế.
/ Đại
Việt Sử Ký Toàn Thư. Qu. VIII. Trần kỷ. Phế đế /.
Năm Canh
Thân, năm thứ 4, mùa xuân.
Tháng 2.
Người Chiêm
Thành dụ, sai người các đất Tân Bình, Hóa Châu cướp phá Nghệ An, và Diễn Châu,
cướp của, bắt người.
Tháng 3.
(Chiêm
Thành) cướp phá Thanh Hóa và ở vài nơi. Thượng hoàng sai Lê Quí Li chỉ huy thủy
quân, Đỗ Tử Bình chỉ huy bộ binh chống giặc. Quan quân đến sông Ngu đóng cọc ở
lòng sông, giằng co với người Chiêm Thành.
Mùa Hè, tháng 5.
Quí Li chỉ huy Tướng Nguyễn Kim Ngao bên Quân Thần Vũ, Tướng Đỗ Dã Kha bên Quân Thị Vệ ra đánh. Kim Ngao chạy thuyền lòng vòng để tránh né thế mạnh của giặc, Quí Li
chém (Kim Ngao) cho quân binh thấy! Quân sĩ reo hò tở mở tiến lên. Vua Chiêm
Chế Bồng Nga thua trận, chạy trốn về nước.
Từ đó (Đỗ)
Tử Bình lấy cớ bệnh, xin giải hết binh quyền. Còn mỗi (Lê) Qui Li nắm trọn Binh quyền, kiêm chức Đô Thống
Chế vùng Hải Tây.
[Chú thích.
+ Chém đầu Kim Ngao cho quân binh thấy.
Nguyên
tác: “trảm chi dĩ tuẩn”.
Hoàng Văn
Lâu dịch là:
- “Chém Ngao để rao trong
quân”.
Dịch như
Hoàng Văn Lâu không chính xác!
Chữ “tuẩn”
ở đây Từ Nguyên giải nghĩa như sau:
~ [Tuẩn 徇]. Hướng chúng tuyên
thị.
~ [Tuẩn]. Nêu cho đám đông thấy.
Tức ở đây Lê Quí Li chém đầu Nguyễn Kim Ngao trước hàng quân cho quân sĩ đều thấy tận mắt, mà không là chém rồi truyền rao trong quân, như Hoàng Văn Lâu dịch sai!
(KỲ 12)
Thời Xuân
Thu (770 - 403 tr. Cn) Tề Cảnh công (? - 490; tại vị: 547 - 490) - qua sự tiến
cử của Yến Anh (? – 506 tr. Cn), bổ nhiệm Điền Nhương Thư (còn gọi là Tư Mã
Nhương Thư) làm Đại tướng chỉ huy Quân đội. Lại sai Trang Giả làm Giám quân
(tức như Thanh tra).
~ Tề Cảnh
công thời Tấn phạt A Chân (阿甄) nhi Yên xâm Hà Thượng, Tề sư bại tích.
Cảnh công
hoạn chi, Yến Anh nãi tiến Điền Nhương Thư, viết:
- Nhương Thư tuy Điền thị thứ nghiệt nhiên kỳ nhân, văn năng phụ (附) chúng, vũ năng uy
địch nguyện quân thí chi.
Cảnh công
triệu Nhương Thư dữ ngữ binh sự, đại
duyệt chi, dĩ vi Tướng quân, tương binh hán (扞) Yên, Tấn chi sư.
Nhương Thư
viết:
- Thần tố ti tiện, quân
trạc (擢) chi lư ngũ (閭伍) chi trung, gia (加) chi Đại phu chi
thượng, sĩ tốt vị phụ (附), bách tính bất tín; nhân vi (人微), quyền khinh (權輕), nguyện đắc quân chi
sủng thần, Quốc chi sở tôn, dĩ Giám quân nãi khả!
Ư thị Cảnh
công hứa chi, sử Trang Giả vãng.
Nhương Thư
ký từ, dữ Trang Giả ước viết:
- Đán nhật, nhật trung hội ư quân môn.
Nhương Thư
tiên trì (馳) chí quân, lập biểu (表) hạ lậu (漏) đãi Giả.
Giả tố
kiêu quí, dĩ vi tướng dĩ (已) chi quân nhi kỷ vi
Giám, bất thậm cấp, thân thích, tả hữu tống chi, lưu ẩm.
Nhật trung
nhi Giả bất chí, Nhương Thư tắc phó biểu
(仆表), quyết lậu (決漏), nhập hành quân lặc binh (勒兵), thân minh ước thúc.
Ước thúc
ký định, tịch thời Trang Giả nãi chí.
Nhương Thư
viết:
- Hà hậu kỳ vi?
Giả tạ
viết:
- Bất nịnh (不佞) Đại phu, thân thích tống chi, cố lưu.
Nhương Thư
viết:
- Tướng thụ mệnh chi nhật tắc vong kỳ gia, lâm quân ước thúc
tắc vong kỳ thân (親), viện phu cổ (枹鼓) chi cấp tắc vong kỳ thân (身). Kim địch quốc thâm xâm, bang nội tao động, sĩ tốt bộc lộ ư cảnh,
quân tẩm bất an tịch, thực bất cam vị, bách tích chi mệnh giai huyền (懸) ư quân, hà vị tương
tống hồ?
Triệu Quân
chính vấn viết:
Quân pháp
kỳ nhi hậu chí giả vân hà?
Đối viết: - Đương
trảm.
Trang Giả
cụ, sử nhân trì báo Cảnh công thỉnh cứu.
Ký vãng vị
cập phản ư thị toại trảm Trang Giả dĩ
tuẩn tam quân.
Tam quân
chi sĩ giai chấn lật (振慄)!
Cửu chi,
Cảnh công khiển sứ giả trì tiết xá Giả, trì nhập quân trung, Nhương Thư viết:
- Tướng tại quân, quân lệnh hữu sở bất thụ!
/
Sử Ký. Qu. LXIV. Tư Mã Nhương
Thư truyện /.
~ Thời Tề Cảnh công, nước Tấn đánh ấp A Chân, nước Yên
xâm lấn ấp Hà Thượng, quân Tề bại trận.
Cảnh công
nghĩ tới những việc này mà lo, Yến Anh do đó tiến cử Điền Nhương Thư, nói:
- Nhương Thư tuy thuộc giòng thứ của họ Điền nhưng về văn làm người ta phải phục, về võ làm kẻ địch phải sợ, xin nhà vua hãy
thử.
Cảnh công
cho gọi Nhương Thư tới, cùng luận binh
pháp, (nghe xong Cảnh công) hết sức mừng rỡ, cho làm Tướng quân, chỉ huy
quân binh đương đầu với quân 2 nước Yên, Tấn.
Nhương Thư
nói:
- Thần vốn [xuất thân] nghèo hèn, nhà vua nâng đỡ, từ chốn xóm làng mà đặt vào địa vị trên cả Đại phu, như vậy quân binh không phục, dân
chúng không tin tưởng; kẻ nghèo hèn địa vị phải thấp, mong được một bề tôi tin yêu nhà vua, người mà trong nước tôn kính,
làm Giám quân mới được.
Cảnh công
chấp thuận, sai Trang Giả tới bàn luận với Nhương Thư.
Lúc từ giã,
Nhương Thư hẹn với Trang Giả:
- Ngày mai, giữa trưa sẽ gặp ở Quân doanh.
Nhương Thư
tới Quân doanh trước, đặt bình nước đo
giờ dưới cây nêu đo bóng nắng, chờ Trang Giả.
Trang Giả
vốn là người sang cả, kiêu hãnh, nghĩ là Tướng đã tới Quân doanh, nhưng mình là
Giám quân thì có gì phải gấp gáp, thân thích, kẻ thân cận đưa tiễn níu kéo thì
ở lại uống.
Đến giữa
trưa Trang Giả vẫn không tới, Nhương Thư cứ
coi bóng nêu, coi bình đo giờ giấc mà tiến hành việc chỉ đạo tác chiến, thị sát
quân binh, ban bố hiệu lệnh.
Ban bố hiệu
lệnh xong thì trời đã chiều, bấy giờ Trang Giả mới tới.
Nhương Thư
hỏi:
- Sao ông lại tới trễ vậy?
Trang Giả tạ lỗi, nói:
- Vì thân thích của kẻ Đại phu bất tài này đưa
tiễn cho nên ở lại (uống).
Nhương Thư nói:
- Ngày mà Tướng quân nhận lệnh (nhiệm vụ) thì
quên gia đình của mình, lúc đứng trước quân ban bố hiệu lệnh thì quên thân
thuộc của mình, trong tình thế cấp bách của chiến trận thì quên thân mình! Hiện nay nước địch tiến vào sâu lãnh thổ
ta, trong nước thì náo động, ngoài biên thùy quân sĩ chiến đấu gian khổ, vua ăn
không ngon, ngủ không yên, sinh mạng của dân gắn nơi thân ông, vậy mà còn (dùng dằng) đưa tiễn nhau sao?
Nhương Thư gọi chức chấp pháp trong Quân tới hỏi:
- Trong Quân pháp, hẹn mà tới trễ thì tội ra
sao?
Người này trả lời: - Tội phải chém.
Trang Giả sợ quá, sai người gấp đi báo cho Cảnh công xin
cứu mạng.
Người đi báo tin chưa về Nhương Thư đã chém đầu Trang Giả
cho quân sĩ cùng thấy.
Toàn quân chấn động, kinh hoàng!
Lâu lắm sau đó Cảnh công mới sai Sứ giả cầm lệnh tha tội
cho Trang Giả tới, Sứ giả chạy vội vào trướng quân, Nhương Thư nói:
- Một khi Tướng ở trong Quân thì lệnh vua có
lệnh không cần chấp hành.
Cứ như đoạn trên đây trong bộ“Sử Ký” thì rõ là Hoàng Văn Lâu đã không hiểu nghĩa của chữ “Tuẩn” trong câu dẫn trên của “Đại Việt Sử Ký”.
Tôn Tử nói:
~ Tướng năng nhi quân bất ngự giả thắng.
/ Tôn Tử. Mưu công đệ tam /.
~ Tướng tài mà không bị vua ước thúc, ràng buộc thì thắng.
Ở một thiên khác:
~ Quân mệnh hữu sở bất thụ.
/ Sđd. Cửu biến đệ bát /.
~ Lệnh vua có lệnh không chấp hành.
Tư Mã Thiên (145 - 86 ? tr. Cn) viết:
~ Thượng dĩ Hồ khấu vi ý, nãi tốt phục vấn Đường viết:
- Công hà dĩ tri ngô bất năng dụng Liêm Pha,
Lý Mục dã?
Đường đối viết:
- Thần văn thượng cổ Vương giả chi khiển
tướng dã, quị nhi suy cốc viết:
- Khổn dĩ nội giả quả nhân chế chi, khổn dĩ
ngoại giả Tướng quân chế chi.
/ Sử Ký. Qu. CII. Phùng Đường truyện /.
~ Vua lo việc rợ Hồ vào cướp phá, rốt cục lại phải hỏi
(Phùng) Đường:
- Sao ông biết ta không dùng Liêm Pha, Lý Mục
được?
(Phùng) Đường trả lời:
- Thần nghe nói, thời thượng cổ bậc Vương giả
khi sai Tướng hành quân tác chiến thì quì xuống đẩy phần che đầu trục bánh xe
(trận), nói:
- Từ cửa thành trở vào thì quả nhân ra lệnh,
từ cửa thành trở ra thì Tướng quân ra lệnh!
Ở đoạn trên Điền Nhương Thư cũng nói - “Tướng tại quân, quân lệnh hữu sở bất thụ!”.
Cứ đây thì Trang Giả sao mà thoát chết được, cho dầu
người Trang Giả sai đi cầu cứu vua có về kịp đi nữa!].
Năm thứ 6 Niên hiệu Xương Phù, năm 1382.
~ Nhâm Tuất lục niên. Xuân.
Nhị nguyệt.
Chiêm Thành nhập khấu Thanh Hóa.
Mệnh Quí Li lãnh quân ngự chi, đồn Long Đại sơn (龍岱山).
Hựu dĩ Thần Khôi (神魁) quân tướng Nguyễn Đa Phương thủ Thần Đầu hải đang (樁).
Chiêm nhân thủy, bộ câu tiến, tại sơn thượng dĩ thạch đầu
hạ, quân hạm đa tổn hoại.
Đa Phương bất đãi Quí Li lệnh, tự khai thung xuất chiến,
nhất thời thủ thắng.
Chư quân thừa thắng công chi, Chiêm nhân đại bại tán nhập
sơn lâm.
Ngã quân vi sơn tam nhật, tặc đa ngạ tử, thiêu tận chu
thuyền, dư chúng bôn bắc.
Tam nguyệt.
Truy chí Nghệ An thành nhi hoàn.
/ Như đã dẫn trên /.
~ Năm Nhâm Tuất, năm thứ 6. Mùa Xuân.
Tháng 2.
Chiêm Thành vào cướp phá Thanh Hóa.
Vua sai (Lê) Quí Li cầm quân chống cự, đóng quân ở núi
Long Đại.
Lại sai Nguyễn Đa Phương dẫn quân tướng đội Quân Thần
Khôi ra giữ hàng cọc cắm ở cửa biển Thần Đầu chống giặc.
Quân Chiêm thủy quân, bộ binh cùng tiến, (quân ta) trên
núi tuôn đá xuống, chiến hạm của Chiêm Thành bị tổn hại nhiều.
Đa Phương không chờ lệnh của Quí Li, tự đem quân mở hàng
cọc (cắm ở cửa biển) ra đánh, nhất thời chiến thắng.
Quân tướng thừa thắng tấn công, quân Chiêm đại bại chạy
tán loạn vào rừng núi.
Quâ ta vây núi 3 ngày, phần lớn quân giặc bị chết đói,
đốt hết thuyền, còn lại bỏ chạy.
Tháng 3.
Quân ta truy kích quân Chiêm tới thành Nghệ An rồi về.
~ Quí Hợi thất niên. Xuân.
Chinh nguyệt.
Mệnh Quí Li lãnh chu sư phạt Chiêm Thành.
Thời tân tạo đại sưu (艘) hữu Diễm Trị (艷治), Vương Đột (王突), Nha Tiệp (牙捷) đẳng hiệu (號). Hành chí Lại Bộ Nương loan (吏部娘灣), Ô Tôn (烏噂) đẳng xứ, bị phong đào chiết hoại, dẫn quân hoàn.
Hạ, lục nguyệt.
Chiêm Thành chủ Chế Bồng Nga dữ thủ tướng La Ngai (羅皚) dẫn chúng lục hành sơn cước do Quảng Uy
trấn tiêu lộ (哨路), đồn Khổng Mục sách (孔目冊). Kinh sư chấn hãi!
Thượng hoàng mệnh Hoa Ngạch (華額) quân tướng Lê Mật Ôn tương binh ngự chi.
Mật Ôn chí Tam Kỳ (三岐) Châu (kim Quảng Uy Phủ thị dã) dục liệt trận cự chiến; tặc tiên thiết
phục, binh, tượng câu khởi, quan quân bại bắc (敗北), Mật Ôn vị tặc sở cầm.
Chiêm Thành tự Lê, Lý dĩ lai binh, chúng thuế khiếp (脆怯), ngã sư chí tắc khế (挈) gia bôn độn, hoặc tụ khốc qui hàng. Chí
Bồng Nga, La Ngai trang tụ giáo huấn,
tiệm cách cựu tục, dũng hán (悍), nại khổ, cố thường nhập khấu, vi ngã
quốc hoạn.
Nguyễn Đa Phương đốc quân lập sách (柵) ư Kinh Thành, nhật dạ thủ bị.
Thượng hoàng hạnh Đông Ngạn giang dĩ tỵ tặc. Thời hữu sĩ
nhân Nguyễn Mộng Hoa y quan hạ thủy khiên vãn ngự chu thỉnh lưu thảo tặc, bất
thính.
Độc bạ Trần Công Nhiễu kỵ mã tuần sách, tặc truy chi; bôn
chí Cát Giang giới, trở mãn trượng hứa mã dược quá chi đắc thoát, nhân danh kỳ
mã Tử Bất Tề.
Đông thập nhị nguyệt.
Chiêm Thành dẫn chúng hoàn.
/ Như đã dẫn trên /.
~ Năm Quí Hợi, năm thứ 7. Mùa Xuân.
Tháng Giêng.
Sai Quí Li thống lãnh thủy quân đi đánh Chiêm Thành.
Bấy giờ ta vừa đóng xong các loại thuyền lớn có tên Diễm
Trị, Vương Đột, Nha Tiệp. Thuyền đi tới vịnh Lại Bộ Nương, Ô Tôn thì gặp bão
làm hư hoại, phải dẫn quân về.
Mùa Hè, tháng 6.
Vua Chiêm Thành Chế Bồng Nga và đại tướng thống suất Quân
đội La Ngai đem quân theo đường núi từ trấn Quảng Uy dò đường, đóng quân ở làng
Khổng Mục. Kinh thành kinh hoàng chấn động!
Thượng hoàng sai tướng Lê Mật Ôn của Quân Hoa Ngạch đem
binh chống giặc.
Mật Ôn đi tới Châu Tam Kỳ (nay là Phủ Quảng Uy), sắp sửa dàn trận cự chiến; trước đó giặc
đã đặt phục binh, quân binh, voi trận cùng lúc đổ ra, quan quân bại trận, Mật
Ôn bị giặc bắt.
Từ các triều Lê, Lý quân binh và dân chúng Chiêm Thành
đều khiếp nhược, hễ quân ta tới thì
dắt díu gia đình chạy trốn, hoặc không thì tụ tập (một chỗ) khóc lóc ra hàng. Đến (Chế) Bồng Nga, La Ngai thì tụ tập
quân, dân lại dạy dỗ, để rồi dần sửa đổi
thói tục cũ mà trở nên dũng mãnh, chịu được cực khổ, do đó, thường vào cướp
phá, là mối lo của Quốc gia!
Nguyễn Đa Phương đôn đốc quân binh dựng rào tre chắn vòng
Kinh Thành, ngày đêm phòng bị.
Còn thượng hoàng thì qua sông Đông Ngạn để lánh giặc. Lúc
đó, có một người học trò tên Nguyễn
Mộng Hoa để nguyên cả áo mũ lội xuống nước níu kéo thuyền vua xin vua ở lại
đánh giặc, (thượng hoàng) không nghe!
Chức Độc bạ Trần Công Nhiễu cỡi ngựa đi tuần quanh rào
thành bị giặc rượt; chạy tới địa phận Cát Giang, gặp cái rạch rộng 1 trượng
chắn ngang, ông thúc ngựa phóng qua nhờ
vậy mà thoát, nhân đó đặt tên cho con ngựa của mình là Tử Bất Tề.
Tháng Chạp, mùa Đông.
Chiêm Thành dẫn quân về.
[Chú thích.
+ đại sưu (艘) hữu
Diễm Trị (艷治), Vương
Đột (王突), Nha
Tiệp (牙捷) đẳng
hiệu (號).
(các loại thuyền lớn có tên Diễm Trị, Vương Đột, Nha Tiệp).
Vương Đột, Hoàng Văn Lâu ghi sai là Ngọc Đột.
Chữ 王 trong
nguyên tác Hán văn không có dấu chấm ở mé dưới bên phải].
+ Thượng hoàng ở đoạn trên chỉ Trần Nghệ tông].
&
(KỲ 13)
Chiêm Thành và An Nam.
Về khởi
nguyên của Chiêm Thành thì không còn
tài liệu nào xác định thời điểm thành lập
của Quốc gia này bắt đầu từ năm nào.
Đại khái,
theo Stephen Oppenheimer, trong cuốn “Eden in the East”, thì vào lối 2,000 năm
trước Tây lịch dân tộc Chàm đã xuất hiện ở Việt Nam.
(Tham
khảo: Eden in the East. Chapter 3.
WET FEET. D’ou les Champs).
Theo tự thuật của Sử học
gia Đỗ Hựu (735 - 812) đời Đường (618 - 907) thì vào năm thứ 3 Niên hiệu Sơ
Bình (190 - 193) - năm 192, thời Hán Hiến đế (181 -234; tại vị: 190 - 220) có viên
Công tào huyện Tượng Lâm tên Khu Liên nổi dậy giết huyện lệnh sở tại,
lên làm vua.
Tới triều Ngô (222 -
280), Tam Quốc (220 - 280), thì thông Sứ với Trung Quốc.
(Tham khảo: Thông Điển. Qu. CXXCVIII. Biên phòng 4. Nam Man hạ. Lâm Ấp).
Huyện Tượng Lâm được thành lập năm thứ 14 Niên hiệu Vĩnh Nguyên (89 - 105) vào triều Hán Hòa đế (79 - 105; tại vị: 89 - 105), năm 102.
(Tham
khảo: Hậu Hán Thư. Qu. IV. Đế kỷ. Hiếu Hòa hoàng đế).
Sau đó vì không dẹp được Hán triều đành cắt một phần của Quận Nhật Nam cho Khu Liên mà phân giới là ở Hiện Cảng Loan (tức Vịnh Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam hiện nay).
Huyện thành Tượng
Lâm nằm ở phía Tây nam Cảng Đà Nẵng và thành phố Hội An - cách Đà Nẵng 33 cây số, cách Hội An 15 cây số, ở Vĩ độ 15o 42’ 04”.
Tới triều Ngô thời Tam Quốc địa giới Lâm Ấp lên tới Quảng
Trị hiện nay.
Tới triều Tây Tấn (265 - 317) tiếp đó Lâm Ấp bị đẩy lui
xuống, về lại vị trí ở Vịnh Đà Nẵng.
Thời Đông Tấn (317 - 420) Lâm Ấp lấn lên tới huyện Chu
Ngô (nay là Quảng Bình).
Sau đó, tới Nam Bắc triều (420 - 589), trải các vương
triều Trung Hoa ở phương Nam, như Tống (420 - 479), Tề (479 - 502), Lương (502
- 557), Trần (557 - 589), Lâm Ấp lấn
nữa lên tới Hoành Sơn, ở khoảng Vĩ tuyến 18o,
giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh hiện nay.
Sau cùng tới 2 triều Tùy (581 - 618), Đường (618 - 907)
thì đại khái phân giới giữa Lâm Ấp và Giao Chỉ nằm ở Vĩ tuyến 18 này.
Sau chiến thắng trên sông Bạch Đằng thì phân giới giữa
Chiêm Thành và Giao Chỉ cũng ở Vĩ tuyến 18 này.
Khoảng trung kỳ Niên hiệu Trinh Quan (627 - 650) Lâm Ấp
đổi tên là Hoàn Vương Quốc.
(Tham khảo: Đường Hội Yếu. Qu. XCVIII).
Khoảng đầu Niên hiệu Nguyên Hòa (806 - 820) đổi tên là Chiêm Thành.
(Tham khảo: Thù Vực Chu Tư Lục. Qu. VII. Nam Man. Chiêm Thành).
Mùa đông năm Mậu Tuất (năm 938), sau khi đánh bại quân
Nam Hán (917 - 970) trên sông Bạch Đằng (白藤), Giao Chỉ thành một Quốc gia độc lập, sau hơn 1,000 năm Bắc thuộc, từ mùa Đông năm 111 trước Tây lịch tới tháng
10 năm này (111 tr. Cn - 938).
Cũng từ năm này trở đi bắt đầu thời kỳ Giao Chỉ bành
trướng về phương Nam - với những cuộc chiến tranh dai dẳng với
Chiêm Thành, vốn là chủ của mảnh đất phương Nam.
Chiến tranh với Giao Chỉ.
Sau khi
kiến lập nước Lâm Ấp năm 192 người Chiêm
thường xuyên dẫn quân lên phía Bắc đánh phá các quận Cửu Chân, Nhật Nam.
Từ cuối
thời Đông Hán (25 - 220) tới các triều Ngô (222 - 280) - Tam Quốc
(220 - 280) cho tới Tấn triều (265 - 420), rồi tiếp theo đó qua thời kỳ Nam Bắc
triều (420 - 589) với các triều Tống (420 - 479), Tề (479 - 502), Lương (502 -
557), Trần (557 - 589) - và cuối cùng là các triều Tùy (581 - 618), Đường (618 - 907),
và vào khoảng nửa thời kỳ Ngũ Đại (907 - 960) - hơn 700 năm, Lâm Ấp luôn luôn khuấy động
vùng biên phía Nam Giao Chỉ.
Tóm lại, từ
năm 192 tới năm 938, 746 năm, chiến tranh liên miên ở vùng Nam biên.
Trong
khoảng thời gian nói trên Trung Quốc thường xuyên phải lo đối phó với những cuộc nổi dậy giành độc lập của Giao Chỉ, và
hơn nữa, đường xá lại xa xôi, đây là những yếu tố Chiêm Thành lợi dụng triệt
để lên mặt Bắc chiếm lại đất đai của Tổ
tiên họ!
Sau khi
Giao Chỉ độc lập thì Chiêm Thành rồi trở thành “mối lo sát bên” của Giao
Chỉ.
Trong
những lần xâm lăng Giao Chỉ vào thời “Hậu Bắc thuộc” Trung Quốc đã có những lần sai Sứ tới Chiêm Thành để
liên kết tấn công Giao Chỉ ở mặt sau.
Trong một
tình thế như thế, “hành trình đi về phương Nam” của Giao Chỉ sau này, do đó, là
điều tất yếu!
Đã biết,
quân Nhật Nam của triều Tây Hán tận cùng ở Vĩ độ 12o 48’.
Vào buổi
đầu thành lập Lâm Ấp, phân giới mặt Bắc của Lâm Ấp với quận Nhật Nam nằm ở khoảng vịnh Đà Nẵng ngày nay, ở tại Vĩ
độ 16o 02’ - nói khác
đi, khi Lâm Ấp mới thành lập Hán triều đã mất đi một phần khá lớn quận Nhật
nam, từ Vĩ độ 16o 02’
xuống tới 12o 48’.
Trải các
triều sau đó, vì ở quá xa, Trung Quốc không thể đánh dẹp được cho nên Lâm Ấp đã
từ Vĩ độ 16o lấn dần lên
tới dãy Hoành Sơn ở Vĩ độ 18o.
Từ cuối
thời Đông Tấn (317 - 420) người Chiêm đã muốn phân giới tại dãy Hoành Sơn.
Bộ “Thái Bình Hoàn Vũ Ký” viết:
~ ….. Đông
Tấn mạt, công hãm Nhật Nam quận, cáo
Giao Châu Thích sử Cát Phiên (吉蕃) cầu dĩ Nhật Nam quận Bắc giới Hoành Sơn vi giới.
/
Thái Bình Hoàn Vũ Ký. Qu.
CLXXI. Lãnh Nam đạo 15. Lâm Châu /.
~ …… Cuối
thời Đông Tấn, [Lâm Ấp] vây hãm quận Nhật Nam, nói với Cát Phiên, Thích sử Giao
Châu, xin lấy phân giới phía Bắc của quận Nhật Nam là Hoành Sơn làm phân giới.
(Phụ chú.
+ Cát Phiên (吉蕃).
Phần “Hiệu
khám ký” (校勘記), ghi số hạng 48, của Vương Văn Sở ở cuối Quyển CLXXI bộ Địa
chí “Thái Bình Hoàn Vũ Ký” dẫn trên, viết:
~ [48]. Cát Phiên, Cát, “Cựu Đường Thư”. Địa lý chí 4, tác Chu (朱); thử Cát cái vi Chu tự chi ngộ.
~ [48]. Cát Phiên, chữ Cát bộ “Cựu Đường Thư”. Địa lý Chí 4, viết là
Chu (朱); tóm lại chữ Cát này chính là chữ Chu viết lầm).
Minh Di:
+ Thực ra, trước “Cựu Đường Thư”, bộ “Thông
Điển” của Đỗ Hựu (735 - 812) đời Đường đã chép đúng là “Chu Phiên”.
Tham
khảo: Thông Điển. Qu.
CXXCVIII. Biên phòng 4. Lâm Ấp.
Nghiêm
Tòng Giản trong cuốn “Thù Vực Chu Tư Lục” chép đúng là Chu Phiên (朱蕃).
(Tham khảo: Thù Vực Chu Tư Lục. Qu. VII. Nam man. Chiêm Thành).
Trong khoảng mấy trăm năm kể trên, có một khoảng thời gian ngắn là 8 năm - từ năm 802 tới năm 809, Lâm Ấp đã chiếm lãnh các Châu Hoan (Nghệ An), Châu Ái (Thanh Hóa) - tức trải từ Vĩ độ 18o tới Vĩ độ 20o.
Trong khoảng
8 năm nói trên Lâm Ấp đã thành lập cơ cấu chính quyền tại 2 Châu này, cho tới
tháng 8 năm 809 thì bị chức An Nam Đô hộ Trương Đơn đánh bại.
Sau năm 809
có lẽ Lâm Ấp đã lui về vĩ tuyến 18, và ở vị trí này tới hết thời Đường, cho đến
giữa thời Ngũ Đại, khi Giao Chỉ độc lập vào năm 938.
Từ sau thời
Đông Hán, 3 triều Ngụy (220 - 265), Thục (221 - 263), Ngô (222 - 280), Sử học
gọi là Tam Quốc, Trung Quốc vẫn loạn lạc.
Tiếp đó, Tấn triều (265 - 420) thống nhất Trung
Quốc, nhưng bên trong thì xã hội mơ màng trong không khí “thanh đàm”,
chính sự do đó đồi phế, bên ngoài thì các Bộ tộc phương Bắc lần lượt kiến lập 16 nước nhiễu loạn Trung Quốc cuối thời
Tây Tấn (265 - 317, từ năm 304 tới năm 439, tức suốt triều Đông Tấn (317 -
420). Quân vương 16 nước này hầu hết
thuộc 5 Chủng tộc Hung nô (匈奴), Tiên ty (鮮卑), Kiệt (羯), Đê (氐), Khương (羌) ¾ mà Sử học
Trung Quốc gọi chung là “Ngũ Hồ” (五胡), và cái loạn phát xuất từ 16 nước ngoại tộc này được gọi là “Ngũ Hồ loạn Hoa”. Hán tộc tới thời điểm này đã suy nhược, vì việc này càng không gượng lên được.
Tháng 9 năm 439, năm Thái Diên thứ 5 (435 - 440)
Thái Vũ đế (408 - 452; tại vị: 423 - 452) triều Bắc Ngụy (386 - 534) thống nhất
miền Bắc, chấm dứt thời kỳ “Thập lục quốc” nói trên.
Sau Tấn
triều là các triều đại ngắn ngủi tiếp nhau ở Nam và Bắc Trung Hoa.
Nam
triều có 4 triều Tống, Tề, Lương, Trần (đã nói ở trước).
Bắc triều gồm 5 triều là Bắc Ngụy (386 - 534), Đông Ngụy
(534 - 550), Bắc Tề (550 - 577), Tây Ngụy (535 - 556) và sau cùng là Bắc Chu
(557 - 581).
Trong
các triều nói trên chỉ mỗi Bắc Ngụy tương đối bền vững hơn hết, được 148
năm.
Thời
lượng ngắn ngủi của các triều đại thời kỳ này cho thấy đây là những triều đại
bất ổn. Việc xâm phạt lẫn nhau giữa các Vương triều thời kỳ này là nguyên
nhân chủ yếu của sự ngắn ngủi đó.
Trong
một tình thế như vậy Lâm Ấp có khuấy động ở phương Nam cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng
từ sau khi Giao Chỉ độc lập thì tình thế rồi có khác!
Với
các triều Ngô (939 - 965), Đinh (968 - 980) và Tiền Lê (980 - 1009) trong một
buổi đầu độc lập, nền móng Quốc gia chưa được vững vàng, phải chuyển qua
triều Lý (1009 - 1225) Giao Chỉ mới thực sự trở thành một Quốc gia hùng mạnh ở
phương Nam -
và cũng từ đây Giao Chỉ mới có kế hoạch qui mô tiến về phía Nam.
Như
đã nói ở một đoạn trước, mỗi lần chuẩn bị đánh Giao Chỉ thì Trung Quốc hầu như
đều sai Sứ giả hoặc gián điệp qua Chiêm Thành giao ước cùng hợp lực tấn công
Giao Chỉ -và có lúc tuy thuận, có lúc không, nhưng Chiêm Thành
thường là khoanh tay thủ lợi -
ngay cả khi đã đồng ý với Trung Quốc.
Chiêm
Thành là một mối lo sau lưng Giao Chỉ không thể không có kế hoạch diệt nước
này! Tuy thần phục Giao Chỉ thế nhưng Chiêm Thành vẫn rình rập cơ hội
đưa quân đánh phá ở vùng biên thùy 2 nước.
Từ buổi đầu độc lập Giao Chỉ đã có chiến tranh với Chiêm Thành, để từ
đây hai Quốc gia phát sinh hiềm thù, mối thù không thể hóa giải, khi nào
một Quốc gia bị diệt vong mới thôi!
Bộ
“Tống Sử” chép:
~ Vương sư thảo Giao Chỉ, dĩ kỳ tố cừu, chiếu sử thừa cơ hiệp
lực trừ đãng Hành doanh!
Chiến trạo (棹)
Đô giám Dương Tòng Tiên khiển tiểu hiệu Phàn Thực dụ chỉ.
Thực hoàn, ngôn tuyển binh thất thiên nễ (抳) tặc yếu lộ. Kỳ vương dĩ mộc diệp
(木葉)
thư hồi điệp.
Chiếu sử thượng (上)
chi, nhiên dịch bất năng thành công.
Hậu lưỡng Quốc đồng nhập cống, Chiêm Thành Sứ giả khất tỵ Giao nhân!
Chiếu ngộ sóc (朔)
triều Văn Đức, diện phân Đông, Tây lập, vọng (望) tắc Giao nhân nhập Thùy Củng (垂拱) điện nhi Chiêm Thành xu Tử Thìn (紫宸). Đại yến tắc Đông, Tây tọa!
/
Tống Sử. Qu. CDXXCIX. Ngoại quốc 5. Chiêm Thành /.
~ Lúc quân triều đình đánh Giao Chỉ, nhân Chiêm Thành vốn thù hận Giao Chỉ, triều đình ra chiếu chỉ nói nên thừa cơ hội này mà tiêu diệt doanh trại hành quân của Giao Chỉ!
Chức
Chiến trạo Đô giám Dương Tòng Tiên sai một chức lại nhỏ tên Phàn Thực qua Nước
Chiêm Thành nói rõ ý định này.
Phan
Thực trở về nói Chiêm Thành [sẽ] chọn 7,000 quân chặn những con đường hiểm yếu
của giặc, vua xứ này có viết thư trên lá cây hồi đáp.
Vua
ra chiếu tiến hành mưu tính trước đây, nhưng cuối cùng cũng không thành công!
Sau
này 2 Nước cùng vào triều cống, Sứ giả Chiêm Thành xin tránh gặp người Giao
Chỉ!
Vua
ra lệnh là ngày mồng 1 triều kiến ở điện Văn Đức thì người của 2 Nước phân
ra đứng bên Đông, bên Tây, ngày rằm thì người Giao vào điện Thùy Củng,
và người Chiêm thì vào điện Tử Thìn. Có tiệc lớn thì một Nước ngồi bên Đông,
một Nước ngồi bên Tây!
(Phụ chú.
+ Thư viết trên lá cây.
Lá cây đây tức lá Bồ đề.
+ Thùy Củng (垂拱).
Thùy tức “thùy y”, là “thõng tay áo”, Củng
tức “củng thủ”, là “chắp tay”.
Ý nói “thõng tay áo, chắp tay” mà thiên hạ thái bình, tức vô vi nhi
trị.
Chữ từ sách “Thượng Thư”:
~ Đôn tính minh nghĩa, sùng đức báo công, thùy củng nhi thiên hạ trị.
/ Thượng Thư. Chu Thư. Vũ
Thành /.
~ Đôn hậu thành tín, làm rõ cái nghĩa, trọng đức, thưởng công phân
minh, chỉ thõng tay áo, chắp tay mà thiên hạ thái bình.
(Đây là câu cuối của thiên “Vũ Thành”).
+ Tử Thìn (紫宸).
Dưới 2 triều Đường, Tống, Điện chánh của Nội
điện đều có tên “Tử Thìn”, là nơi vua tiếp Đình thần và Sứ giả ngoại
quốc tới chúc mừng vua trong những dịp lễ.
Thìn (cũng đọc âm “Thần”) là
vị trí của sao “Bắc Cực”, sau suy rộng ra là “Vương vị”, hoặc bậc Đế
vương).
Cũng bộ “Tống Sử” chép:
~ Thuần Hóa nguyên niên, tân vương Dương Đà Bài tự xưng tân tọa
Phật Thệ Quốc.
Dương Đà Bài khiển Sứ Lý Trăn cống tuần tê, phương vật (方物), biểu tố vị Giao Châu sở công, Quốc
trung nhân dân tài bảo giai vị sở lược!
Thượng tứ Lê Hoàn chiếu lệnh các thủ cảnh.
/ Tống Sử. Qu. CDXXCIX. Ngoại quốc 5.
Chiêm Thành /.
~
Năm thứ nhất Niên hiệu Thuần Hóa vua mới là Dương Đà Bài tự xưng là vừa lên
ngôi ở Nước Phật Thệ.
Dương
Đà Bài sai Sứ giả tới cống tê giác đã được nuôi dạy thuần thục, thổ sản. Dâng
biểu tố cáo bị Giao Châu đánh, tài sản, vật quí của dân chúng trong nước bị
cướp sạch!
Vua
ban chiếu chỉ lệnh cho Lê Hoàn là nước nào giữ biên cảnh của nước đó!
(Thuần Hóa [990 - 994]. Niên hiệu của Tống Thái tông [939 - 997;
tại vị: 976 - 997]).
+ Phật Thệ Quốc.
Phật Thệ là Kinh đô của Chiêm Thành, nói “Phật
Thệ Quốc” tức chỉ nước Chiêm Thành].
Minh Di:
Sự kiện Lê Hoàn (941 - 1005; tại vị: 980 - 1005) đánh Chiêm Thành “Tống
Sử” chép ở trên không thấy “Đại Việt Sử Ký” ghi lại.
Trước đây, Giao Chỉ còn dưới sự đô hộ của Trung Quốc thì Chiêm Thành
không triều cống Trung Quốc. Sau khi Giao Chỉ độc lập, Chiêm Thành bị áp lực
nặng nề của Giao Chỉ do đó đã thay đổi chính sách ngoại giao mà thường qua tiến
cống Trung Quốc để cầu cứu.
6 năm sau, vào năm đầu Niên hiệu Chí Đạo (995 - 997),Chiêm Thành sai Sứ
vào cống, và trong bài biểu tiến cống Dương Đà Bài có đoạn viết:
~ …. Cận mông hoàng đế tứ thần nội hàn (內閑) tổ tuấn, cập kỳ xí, binh khí đẳng,
lân Quốc văn chi tri thần hà (荷)
đại Quốc chi sủng nhi các cụ thiên uy bất cảm mưu hại! - Kim thần nhất Quốc an ninh
lưu dân lai phục, nhược phi hoàng đế thiên đức gia hộ hà dĩ chí thử!
/
Tống Sử. Qu. CDXXCIX. Ngoại quốc 5. Chiêm Thành /.
~
….. Gần đây nhờ hoàng đế ban cho thần những ngựa hay trong chuồng ngựa của
hoàng đế và cờ xí, binh khí, các Nước láng giềng nghe được việc này, biết thần
được lòng tin yêu của Nước lớn thì đều sợ uy trời mà không dám mưu hại! - Hiện nay thì cả nước của thần được yên ổn,
dân chúng qua lại bình an, (việc này) nếu không được đức trời của hoàng
đế gia hộ thì sao được như vậy!
Ở một đoạn dưới “Tống Sử” liệt kê cống vật lần này của Chiêm Thành gồm có:
Sừng tê 10 cái. Ngà voi 1 cặp. Vỏ đồi mồi 10 cân.
Long não 2 cân. Trầm hương 100 cân. Tiên hương, Hoàng thục hương tất cả
là 90 cân, và Đàn hương 160 cân.
Gà rừng 24,300 cặp (48,600 con). - Trước đây trong bài “Đi về phương Nam”, 24,300 cặp tôi ghi sai là 24,300
con, xin cáo lỗi và
sửa lại). Hồ tiêu 200 cân.
Chiếu lạt tre (điểm tịch [簟席]) 5 cái.
(1
Cân thời Tống = 596.82 gr.).
[Chú thích.
+ Nội hàn (內閑). Tổ tuấn (駔駿). Chữ
“hàn” (閑) nghĩa là “chuồng ngựa” (mã cứu [馬廄]).
Các chữ tổ, tuấn đều có nghĩa là ngựa hay, ngựa tốt].
Về mặt Quân sự của Chiêm Thành bộ “Tống Sử” chép:
~ Gia Hựu thất niên. Chinh nguyệt.
Quảng Tây An Phủ Kinh Lược Ty ngôn Chiêm Thành tố (素) bất tập binh, dữ Giao Chỉ lân
thường khổ xâm dật, nhi Chiêm Thành phục cận tu vũ bị dĩ kháng Giao Chỉ.
/ Tống
Sử. Qu. CDXXCIX. Ngoại quốc 5. Chiêm Thành
/.
~
Năm thứ 7 Niên hiệu Gia Hựu. Tháng Giêng.
Ty An Phủ Kinh Lược Quảng Tây nói rằng Chiêm Thành vốn không tập luyện
Quân sự, ở sát bên Giao Chỉ thường bị khổ vì bị xâm lấn, đánh phá, bởi thế mà
gần đây chỉnh đốn việc võ bị để chống Giao Chỉ.
(KỲ 14)
(Phụ chú.
Gia Hựu
[1056 -1063].
Niên hiệu của Tống Nhân tông [1010 - 1063; tại vị: 1022 - 1063]).
Nhận xét trên đây của Ty An Phủ Kinh Lược Quảng Tây cho thấy tới
đầu triều Bắc Tống Chiêm Thành lơ là việc Quân sự.
Nguyên nhân là, như đã dẫn ở một đoạn trước đây, Chiêm Thành quá ỷ
lại vào sự bảo vệ của Trung Quốc.
Từ khi thành lập Vương quốc Lâm Ấp
Chiêm Thành đã không ngừng tiến lên mặt Bắc, và có lúc đã mở rộng lãnh
thổ đến Vĩ tuyến 20o. Dầu thời đó Trung Quốc yếu kém,
không giữ được đất đai đã chiếm, nhưng nếu người Chiêm cũng yếu kém thì
không thể nào đạt được kết quả như vậy!
Thế nhưng, càng về sau Quốc thế ngày càng suy đồi, thêm vào đó lại ở
sát bên một Nước Giao Chỉ mới độc lập, tinh thần bắt đầu lên cao, áp lực từ
phía Giao Chỉ, do đó, ngày càng nặng
hơn. Từ đó Chiêm Thành phải dựa vào Trung Quốc để mưu cầu 1 sự yên ổn nào đó!
Lúc đầu thì như vậy, về sau thì Chiêm Thành thấy được rằng không chỉ
thuần dựa thế lực nước ngoài để giữ nước, Chiêm Thành chỉnh đốn, tổ chức
lại Quân đội cũng là do nhận ra vấn đề nói trên. Có điều Chiêm Thành đã
không thấy được 1 vấn đề quan trọng hơn nữa!
Sử học gia Âu Dương Tu (1007 - 1072) viết:
~ Ngũ Đại tứ di kiến Trung Quốc giả viễn bất quá Vu Điền, Chiêm
Thành. Sử chi sở kỷ kỳ Tây bắc phả tường nhi Đông nam vưu lược, cái
kỳ viễn nhi hãn chí, thả bất vi Trung Quốc lợi hại vân!
/ Tân Ngũ Đại Sử. Qu. LXXIV. Tứ di. Phụ
lục 3. Chiêm Thành /.
~ Thời Ngũ Đại, các nước Man di ở bốn phía đến triều kiến Trung Quốc, xa nhất thì không Nước nào xa hơn Vu Điền, Chiêm Thành. Sử thư ghi chép về vùng Tây bắc Trung Quốc rất tường tận, trong khi về vùng Đông nam lại chép rất sơ lược, đây là vì các Nước ở phía Đông nam xa xôi nên ít lui tới, lại nữa, các Nước trong vùng này rồi không liên quan gì đến cái lợi cũng như cái hại của Trung Quốc!
Từ thời Tây Hán (206 tr. Cn. - 08 Cn) tới
thời Thanh (1644 - 1911), hơn 2,000 năm, vấn đề của Trung Quốc - hay nói như Âu Dương Tu, “cái
lợi và cái hại” của Trung Quốc chủ yếu ở các mặt Tây bắc, và Bắc - do đó, sự tranh chấp của các Quốc
gia ở mặt Nam Trung Hoa phương Bắc rất dửng dưng!
Không nhận ra điều nói trên đây cho nên Chiêm Thành có đi tới sự diệt
vong cũng không là việc ngạc nhiên nữa là đáng ngạc nhiên!
Mặt kia, nếu như Trung Quốc ở những thời trước mà “không dửng dưng”
trước sự tình ở mặt Nam thì việc gọi là “Nam tiến” của Giao Chỉ
những thời trước khó mà hoàn thành, nếu không muốn nói là không bao giờ xảy ra!
Mặt kia, có những người viết và chép sử Việt Nam ở thời cận đại thường
tự hào về sự kiện gọi là “Nam tiến” của Việt Nam đời trước, thế nhưng,
những người này đã không phân tích cho cùng lý tận lẽ được tại
sao lại thành công? - hay nói khác đi, những người viết sử này không nhận ra được nguyên
nhân thành công của cuộc Nam tiến này!
Tới đây cũng cần nhấn mạnh một điểm, Giao Chỉ vẫn cho rằng Chiêm Thành là một nước Man di mọi, bởi vậy cũng không lạ Giao Chỉ đã gọi Chiêm Thành là nước “Hồ Tôn” (狐孫) - hoặc “Hồ Tôn Tinh Quốc” (狐孫精國).
Hồ tôn là tên 1 giống khỉ, Hán gọi là di hầu (獼猴), Anh ngữ, Pháp ngữ gọi là macaque.
Hồ Tôn Tinh Quốc có nghĩa “Nước Khỉ Yêu Tinh” - qua tên gọi trên đây thì có thể thấy rõ sự ngạo
mạn của giới nho sĩ Việt Nam ngày trước.
(Tham khảo:
Lĩnh Nam
Chích Quái Liệt Truyện.
Qu. I. Hồng Bàng thị truyện.
Thiên Nam
Vân Lục [天南雲籙]. Qu. II. Dạ Xoa Vương Truyện [夜叉王傳]).
Sự việc rồi có khác gì Trung Quốc vẫn coi các nước ở bốn phía là Man di mọi rợ, trong đó có Giao Chỉ.
Tóm lại, thực dân thì thực dân nào cũng như nhau!
Trở lại vấn đề Quân sự của Chiêm Thành và Giao Chỉ.
Muốn tổ chức một Quân
đội hùng mạnh thì phải tập luyện thường xuyên, và bên cạnh đó
phải nuôi quân, quân có đủ ăn, đủ mặc
Quân đội mới mạnh
Bộ “Tống Sử” chép:
~ Thắng binh (勝兵) vạn dư nhân, nguyệt cấp canh mễ (粳米) nhị hộc, Đông, Hạ y bố các tam thất chí ngũ thất (匹).
/
Tống Sử. Qu. CDXXCIX. Ngoại quốc 5. Chiêm Thành /.
~
Quân tinh nhuệ có hơn 10,000 người, mỗi tháng mỗi quân binh được cấp cho
2 hộc gạo loại ít nhựa, mùa Đông, mùa Hè cấp vải vóc quần áo từ 3 tới 5 tấm
vải.
(Phụ chú.
+ Hộc. Thời cổ 1 hộc =
10 Đấu, 1 Đấu = 10 thăng, tức 1 Hộc = 100 thăng.
Cuối thời Nam Tống (1127 - 1279) thì Giả Tự Đạo (1213 - 1275) định lại
1 Hộc = 5 Đấu.
1 thăng thời kỳ này (thời Bắc Tống (960 - 1127) tính ra Hệ thống SI = 0.6641 L.
200 thăng = 200 x 0.6641 L = 132.82 L, tính ra Kg: 132.82 L x ¾ = 99.615
Kg.
Con số này vô lý, có thể là cấp cho cả gia đình, “Tống Sử” lại không nói rõ điểm này).
So sánh với mức cấp dưỡng của quân binh Giao Chỉ.
Theo Phạm Thành Đại (1126 - 1193) thời Nam Tống thì Quân đội Giao Chỉ
thời kỳ này:
~ Binh sĩ nguyệt nhất tiển canh (踐更), hạ (暇)
tắc canh chủng công nghệ (工藝)
tự cấp.
Chinh nguyệt thất nhật nhân các cấp tiền tam bách, trừu, quyên, bố các
nhất thất, như trừu cương nhi mông chi dĩ miên. Nguyệt cấp hòa thập thúc.
Dĩ nguyên nhật khao quân, nhân đắc đại hòa phạn nhất bàn, ngư trả (魚鮓) sổ mai (枚).
Kỳ địa đa chiêm mễ (占米),
cố dĩ đại hòa vi quí.
/ Quế Hải Ngu Hành Chí.
Chí Man /
~ Quân binh thì mỗi tháng thay phiên nhau một lần, lúc rảnh rỗi thì
trồng trọt, cày cấy, hoặc làm các nghề để sinh sống.
Ngày mồng 7 tháng Giêng thì cấp cho mỗi người300 tiền, các thứ
vải vóc loại thường như trừu, quyên, bố mỗi thứ 1 tấm - các thứ vải này giống như thứ vải thô
dệt từ tơ tằm, nhưng dệt lẫn với sợi bông. Mỗi tháng quân sĩ được cấp (mỗi
người) 10 bó lúa.
Ngày mồng 1 Tết thì khao quân, mỗi người được 1 dĩa cơm, mấy con cá
khô.
Xứ này đa số trồng nếp, do đó quí lúa gạo
(Tự thuật của Phạm Thành Đại ở đây hàm hồ, hàm hồ vì 1 bó lúa nói
ở đây là bao lớn? Có biết độ lớn của bó lúa thì mới tính được số gạo thu được).
Đối chiếu thì thấy mức cấp dưỡng của Quân đội Chiêm Thành đầy đủ hơn
Giao Chỉ.
Với chế độ cấp dưỡng quân đội của Chiêm Thành như đã nói ở trên thì
có thể thấy được áp lực của Giao Chỉ rất trầm trọng.
Sau khi độc lập Giao Chỉ dần trở thành Quốc gia hùng mạnh thì để đối phó với Nước này Trung Quốc chọn đường lối hoặc Chính trị, hoặc là Ngoại giao hơn là Quân sự, và ngay cả khi Chính trị cũng như Ngoại giao không đi tới đâu thì Quân sự cũng không là con đường sau cùng!
Đưa quân qua
An Nam là một điều không thuận lợi đối với Trung Quốc, vì nhiều lý do, như
không hạp thủy thổ, cũng như không rành địa hình, địa thế…. và nhất là hậu quả tai hại về các phương diện Tài
chánh và Kinh tế…. Tất cả những điều trên đây tất cả chúng ta đều rõ Trung Quốc
đã trải qua kinh nghiệm của nhiều
triều đại, do đó càng về sau các vương triều Trung Quốc, bởi đã học được những bài học của những triều đại trước, càng dè dặt hơn khi họ phải điều động quân binh xuống phương Nam.
Như năm Gia
Tĩnh thứ 16 (năm 1537), Minh triều (1368 - 1644) sắp sửa quân binh đi đánh hỏi tội Mạc Đăng Dung thì Thị lang Phan Trân, Tổng đốc
Lưỡng Quảng Phan Đán, Ngự Sử Từ Cửu Cao, và các chức Cấp Sự trung Tạ Đình Chỉ, Án Sát sứ Dư Quang đều phản đối
- để rồi, có người như Phan
Trân bị cách chức, và Dư Quang bị tước bổng lộc một năm.
(Tham khảo:
Minh Sử. Qu. CCCXXI. An Nam).
Cho nên có những lúc tuy có cớ đưa đại quân xuống phương Nam nhưng phương Bắc vẫn e dè!
~ Hoằng Trị….
Nhị niên.
Khiển đệ Bốc Cổ Lương
phó Quảng Đông, ngôn An Nam nhưng tứ (肆) xâm lăng khất như Vĩnh
Lạc thời khiển tướng đốc binh thủ hộ! Tổng đốc Tần Hoành đẳng dĩ văn!
Binh Bộ ngôn:
~ An Nam, Chiêm
Thành giai tổ huấn sở tái (載) “bất chinh chi quốc”.
Vĩnh Lạc gian mệnh tướng xuất sư nãi chính Lê tặc thí nghịch chi tội, phi dĩ lân cảnh giao ố chi cố! Kim Lê Hạo tu
cống duy cẩn, Cổ Lai phu thụ chi tố
dung (容) hữu quá, tình bất khả tín kỳ đơn từ lao sư “Bất chinh chi quốc”, nghi lệnh thủ thần hồi
tư ngôn:
- Cận lai Giao nhân sát hại
vương tử Cổ Tô Ma vương tức suất chúng bại chi; cừu sỉ (仇恥) dĩ tuyết, vương nghi tự cường tu chính, phủ tuất quốc nhân, bảo cố cương ngữ, nhưng dữ An Nam đôn
mục tu hảo kỳ dư hiềm tế cố tất nghi tổn trừ; thảng bất năng tự cường chuyên tạ
triều đình phát binh độ hải đại vương thủ Quốc, cổ vô thị lý!
Đế như kỳ ngôn.
/ Minh
Sử. Qu. CCCXXIV. Ngoại quốc 5. Chiêm Thành
/.
~ Niên hiệu Hoằng Trị….
Năm thứ 2.
(Vua Chiêm Thành) sai em mình là Bốc Cổ Lương qua Quảng Đông nói rằng
An Nam vẫn cứ xâm lăng không kiêng
dè, xin cho tướng đem quân qua giữ
gìn, bảo vệ Nước mình như thời Vĩnh
Lạc! Tổng đốc Tần Hoành mấy người báo sự việc lên!
Bên Bộ Binh nói:
~ An Nam, Chiêm
Thành, trong những giáo huấn được
ghi chép của Tiên tổ, đều là những “Nước
không nên đánh”; trong khoảng Niên hiệu Vĩnh Lạc triều đình sai Tướng đưa
quân đi đánh An Nam là để trị tội giặc họ Lê giết vua, không vì việc 2 nước láng giềng xích mích về biên giới! Bây giờ Lê Hạo
vẫn cung kính triều cống, mấy lời tố cáo
mặt ngoài của Cổ Lai có thể là
quá đáng, sự tình không thể tin mỗi lời tố cáo của Chiêm Thành mà làm cho quân phải nhọc nhằn, cực khổ đi đánh một “Nước không nên đánh”, nên ra lệnh cho chức quan ở biên khu gởi văn
thư trả lời (Chiêm Thành) rằng:
- Gần đây người Giao Chỉ giết con của nhà vua là Cổ Tô Ma, nhà vua
đã tức thời đưa binh đánh bại Giao Chỉ, mối sỉ nhục cừu thù đã được rửa sạch, nhà vua nên gắng sức sửa sang Chính sự, vỗ về, chăm lo
cho dân, giữ vững biên cương, sống hòa thuận, giao tiếp tốt đẹp với An
Nam, những tỵ hiềm nhỏ nhặt thì nên bỏ đi hết; nếu không cố gắng mà mỗi dựa
vào triều đình đưa quân vượt biển thay nhà vua giữ Nước thì tự cổ không có cái
lý này!
Vua y theo lời của Bộ
Binh.
(Phụ chú.
+ Lê Hạo nói ở trên là tên của Lê Thánh tông [1442 - 1497; tại vị:
1460 - 1497]).
Trước đó, năm 16 Niên hiệu Thành Hóa (1465 - 1487), tức 1480, Minh triều cũng tính đánh An Nam, sau Lục Dung (1436 - 1494) can là không nên, do đó bỏ ý định này.
~ Thành
Hóa…… Thập lục niên, nghị chinh An Nam, ký nhi bãi chi!
Thời An
Nam lũy tuế xâm nhiễu Chiêm Thành,
Chiêm Thành khiển sứ nhập tấu, thỉnh thảo chi. Uông Trực nhân hiến thủ An Nam
chi sách.
Chức
phương Lang trung Lục Dung thượng ngôn:
~ An Nam thần phục Trung Quốc dĩ cửu, kim sự đại chi lễ bất khuy, bạn nghịch
chi hình vị kiến, nhất dĩ binh gia
chi, khủng di họa bất tế!
Trực ý do vị dĩ (thời Trung quan (中官) Uông Trực chuyên sủng
dụng sự), truyền thượng chỉ sách Vĩnh Lạc trung điều quân số.
Thời Lưu Đại Hạ dịch tại
Chức Phương, cố nặc cụ tịch, từ dĩ
lợi hại cáo Thượng thư Dư Tử Tuấn, lực ngôn thư chi, sự nãi tẩm!
/ Thù Vực
Chu Tư Lục. Qu. V. An Nam /.
~ Niên hiệu Thành Hóa…. năm thứ 16, bàn việc đánh An Nam, sau đó thì bãi!
Bấy giờ An Nam bao năm xâm lấn nhiễu loạn Chiêm Thành, Chiêm Thành sai Sứ giả vào tâu sự
việc, xin (triều đình đem quân) đánh
hỏi tội An Nam. Uông Trực nhân đó mà hiến kế đánh chiếm An Nam.
Chức Lang trung Lục Dung ở Cơ quan Chức phương tâu:
~ Đất An Nam thần phục
Trung Quốc đã lâu, bây giờ việc lớn
thì lễ không thiếu sót, việc phản
nghịch thì chưa lộ, một khi đưa
quân đánh thì cái họa về sau sợ rồi không nhỏ!
Trực vẫn chưa chịu thôi
(Lúc đó hoạn quan Uông Trực một bề được sủng
ái, chuyên nắm giữ chính sự), do
đó truyền chiếu chỉ của vua cho lục lại các tài liệu về quân số điều động (đi đánh An Nam) trong Niên hiệu Vĩnh Lạc.
Bấy giờ Lưu Đại Hạ cũng làm việc tại cơ quan Chức Phương, do đó đem giấu hết sách vở
thời Vĩnh Lạc liên quan sự việc chinh
phạt An Nam, rồi từ từ phân tích lợi
hại, nói với quan Thượng thư Dư Tử Tuấn,
dùng mọi lời lẽ ngăn trở, việc đánh An Nam do đó mà ngưng lại!
[Chú thích.
+ Thành Hóa (1465 - 1487). Niên hiệu của
Hiến tông (1447 - 1487; tại vị: 1464 - 1487).
+ Lục Dung (1436 - 1494). Biên soạn tập
bút ký “Thục Viên
Tạp Ký” - nội dung ghi những việc xảy ra dưới Minh triều, trong triều và
ngoài triều, bên cạnh đó là những tạp sự, những chuyện khôi
hài…. Tự thuật của Lục Dung rất tường tận, có thể bổ túc cũng như đối chứng với
các Sử thư, là luận Sử hay đàm luận
Học thuật ông đều có những kiến giải độc đáo.
Lục Dung
đậu Tiến sĩ năm thứ 2 Niên hiệu Thành Hóa (năm
1466) - chức vụ sau cùng của ông là Tham tri tỉnh Chiết Giang].
+ Uông Trực (? - ?). Dân sắc tộc Dao, Quảng Tây. Thuở trẻ vào Cung làm hoạn
quan, và giữ chức Ngự Mã giám. Sau
được sủng ái và nhận lệnh thành lập Cơ quan Tây Xưởng vào năm
1477, với số quan chức dưới tay gấp 2
bên Cơ quan Đông Xưởng; sau vì tranh quyền với hoạn quan Thượng
Minh bên Đông Xưởng mà sự sủng ái từ đây bớt dần đi, để rồi, đến năm 1483 khi Cơ quan Tây Xưởng bị bãi bỏ thì Uông Trực bị điều về giữ chức ban đầu lúc
mới vào Cung là Ngự Mã giám ở Nam Kinh.
Đông Xưởng và Tây Xưởng là 2 Cơ quan mật vụ đời Minh, quyền hành ngang Cẩm Y Vệ.
Đông Xưởng
được thành lập năm Vĩnh Lạc (1403 - 1424) thứ 18, tức năm 1420, dưới triều
Thành tổ (1360 - 1424; tại vị: 1402 - 1424), có nhiệm vụ dò la những âm mưu phản nghịch, những việc đại gian ác, kể cả những
chuyện quái đản không hợp lẽ thường….
Sau khi
Tây Xưởng được thành lập thì bọn này được tung đi khắp nơi, từ Kinh đô trải khắp thiên hạ, nơi nào cũng có bọn này,
tới các Vương phủ cũng không thoát lệ. Người chết oan vì bọn này không biết bao
nhiêu mà kể.
2 Cơ quan
Đông Xưởng (東廠) / Tây Xưởng (西廠) thường giao cho hoạn quan nắm giữ].
Về việc Lục Dung can ngăn việc đánh An Nam Sử gia Nghiêm Tòng Giản viết như sau:
~ Trần thị
Kiến viết:
~ Trình
Hoàng Đôn kỷ Lục Chức phương sự, xưng kỳ thư (沮) chinh An Nam chi sự
vưu vĩ!
Phù Uông
Trực thị thời Đông câu oán Nữ Chân, Bắc khiêu hấn (釁) ư Thát đát, nhị phương dĩ binh liên họa kết, ương dân, nhục
Quốc hĩ!
Giao Nam
chi dịch (役) sử Trực phục đắc trình kỳ chí, thiên hạ an nguy vị khả tri! Hạnh nhi bản Binh chư công
hiệp lực thư chỉ chi, khởi phi Tổ tông chi linh, xã tắc chi phúc, tư thế tư dân chi đại hạnh dư?!
/ Thù Vực
Chu Tư Lục. Qu. V. An Nam /.
~ Trần Kiến nói:
~ Trình Hoàng Đôn ghi
chép sự việc quan Chức phương họ Lục, khen việc ông ngăn cản quyết định đánh An Nam là một việc rất lớn!
Lúc đó Uông Trực ở mặt
Đông kết oán với Nữ chân, mặt Bắc gây hấn với Thát đát,hai bên chiến tranh liên
miên khiến dân mắc họa, Quốc gia mang nhục!
Sự việc An Nam cũng lại là dịp cho Trực khoe
toan tính của mình, sự an nguy của thiên hạ từ việc này rồi không biết đâu mà nói!
May nhờ các ông bên Bộ Binh hợp lực ngăn cản (việc này) chẳng là do sự linh thiêng của Tổ tông, do cái phước của Đất nước, là cái may mắn lớn cho đời này, dân này hay
sao?!
(KỲ 15)
Cũng Nghiêm
Tòng Giản chép:
~ Hoằng
Trị bát niên, An Nam xâm Chiêm Thành,
Chiêm Thành vương khiển Sứ nhập tấu, thỉnh mệnh quan vãng vấn kỳ tội!
Thượng dục
tòng chi Đại học sĩ Từ Phổ đẳng thượng ngôn: - “.... nhược trí (置) nhi bất vấn tổn uy dĩ đa, nhược vấn tội hưng sư di hoạn vưu đại, nghi vật thính!” - Nãi chỉ.
/ Thù Vực Chu Tư Lục. Qu. V. An Nam /.
~ Năm thứ 8
Niên hiệu Hoằng Trị An Nam xâm lấn Chiêm Thành, vua Chiêm Thành sai Sứ vào tâu, xin cho sai quan đưa
quân qua hỏi tội An Nam!
Nhà vua
những muốn theo lời (Chiêm Thành thỉnh cầu) mấy người như Đại Học sĩ Từ Phổ tâu rằng:…. - “Nếu bỏ qua [sự việc] không hỏi gì tới, cái uy [của triều đình] bị thương tổn hẳn là nhiều, nhưng nếu
như hỏi tội [mà tới phải] động binh
thì mối lo sau này rất lớn, xin đừng nghe (theo thỉnh cầu
của Chiêm Thành)!”. - Vua liền ngưng ý định động binh.
[Hoằng Trị (1488 - 1505). Niên hiệu của
Hiếu tông (1470 - 1505; tại vị: 1487 - 1505).
Chúng ta
thấy, trước sau Trung Quốc vẫn tránh né một cuộc Chiến tranh với An Nam!
Nếu đọc Sử
sách Trung Quốc chúng ta thấy điều này rất rõ ràng!
Ở 1 đoạn trước đây đã dẫn phân tích của Âu Dương Tu về quan điểm của Trung Quốc đối với các Nước ở phương Nam, quan điểm này là:
~ Những
nước này vốn không liên quan cái lợi cũng như cái hại của Trung Quốc.
Hơn 500 năm sau, tới Minh triều, quan điểm nói trên vẫn không thay đổi.
Tiết Tuấn (?
- ?) đời Minh viết:
~ Bình nghị lược.
Hoàng Minh tổ huấn.
Tứ phương
chư Di giai hạn sơn, cách hải, tịch (僻) tại nhất ngu (隅), đắc kỳ địa bất túc dĩ cung
cấp, đắc kỳ dân bất túc dĩ sử lệnh (使令). Nhược kỳ tự bất suyển lượng (揣量) lai nhiễu ngã biên, tắc bỉ vi bất tường; bỉ ký bất vi Trung Quốc hoạn nhi ngã hưng binh khinh phạt dịch
bất tường dã!
Ngô khủng hậu thế tử tôn ỷ Trung Quốc phú cường, tham nhất thời chiến công,
vô cố hưng binh trí thương nhân mệnh, thiết ký bất khả!
Đản Hồ
nhung (胡戎) dữ ngã Tây bắc biên
cảnh hỗ tương mật nhĩ (密邇), lũy thế (累世) chiến tranh, tất tuyển
tướng, luyện binh, thời giảng bị chi!
/ Nhật
Bản Quốc Khảo Lược /.
~ Bình nghị sơ lược.
Giáo huấn của Tổ triều Minh.
Các xứ Man
di ở bốn bên đều ở một góc trời, núi
ngăn biển cách, lấy được đất của họ cũng không thể cung cấp (đủ những gì ta cần), cai trị được dân họ thì cũng không thể
sai sử họ (theo ý ta). Nếu họ không tự suy
xét mà nhiễu loạn biên cảnh của ta thì đó là điều chẳng lành cho họ; kẻ kia vốn không là mối lo của Trung Quốc mà ta coi thường động binh chinh
phạt (thì đây) cũng là việc chẳng lành!
Ta sợ con
cháu đời sau ỷ Trung Quốc giàu mạnh, tham chiến công nhất thời, vô cớ mà
động binh làm hại mạng người, (ta) nghiêm nhặt ghi lại việc này, không được
trái lời!
Nhưng quân
Hồ thì họ ở sát bên biên cảnh Tây bắc
của ta, đã nhiều đời ta chiến tranh
với họ, về vấn đề này thì phải chọn
tướng (tài giỏi), huấn luyện quân binh, phải thường giảng luôn về việc phòng
bị!
Trung Quốc có lúc nào mà không dòm ngó, không đề phòng vùng đất phương Nam!
Nhưng từ sau
trận thủy chiến Bạch Đằng năm Mậu Tuất, năm 938, mảnh đất phương Nam không còn dễ nuốt! Từ sau trận thủy
chiến năm Mậu Tuất kể trên thì Giao Chỉ
đã phát triển thành một Quốc gia hùng mạnh ở phương Nam Trung Quốc.
La Viết Cảnh (? - ?) cuối đời Minh luận về An Nam như sau:
~ Luận viết:
~ An Nam
Đông chí hải, Tây để (抵) Lão Qua, Nam tiếp
Chiêm Thành, Bắc liên Tư Minh, vi hùng thị Nam phương chi Quốc. Tự Hán Vũ diệt
bình Nam Việt chi hậu, liệt vi Quận,
huyện bạn phục vô thường! Trung Quốc vị thường nhất thế vong kỳ binh cách hĩ!
/ Hàm Tân
Lục. Qu. VI. Nam di chí. An Nam /.
~ Luận:
~ Nước An
Nam, mặt Đông ra tới biển, Tây giáp Lão Qua,
phía Nam giáp Chiêm Thành, về phía Bắc liền với phủ Tư Minh, là một Quốc gia
hùng mạnh ở phương Nam; từ sau lúc Hán Vũ
đế bình định nước Nam Việt, phân thành quận, huyện của Trung Quốc thì nước
này lúc thần phục, lúc phản nghịch không chừng! Trung Quốc rồi chưa từng có một thời mà quên việc chiến
tranh với nước này!
&
Ngoài ra về danh xưng Chiêm Thành, các ông Dohamide, Dorohiêm nói như
sau:
Champa là
quốc hiệu đã được ghi khắc trong các văn bia thời cổ, các bản thảo viết tay
được lưu truyền trong dân gian, gắn liền với linh hồn dân tộc, bút tích của các
tiền nhân Champa từ những ngày xa
xưa, nên người dân Champa rất trang trọng đối với từ “Champa” quốc hồn quốc túy ngày xưa của dân tộc hơn là từ “Chiêm Thành”.
/
Bangsa Champa. 10. 1. Vài nét
khái quát. Về từ ngữ Champa /.
Rất tiếc,
hai ông Dohamide, Dorohiêm vì không
biết Hán văn cho nên không biết rằng từ “Chiêm” người Việt viết, nói trong tên gọi “Chiêm Thành” chính là từ “Cham” trong từ “Champa”
mà hai ông thân yêu, gọi với tất cả sự trang trọng.
Chúng ta đều biết, âm “Cham” chuyển ra tiếng Việt thuần là “Chàm” (trước năm 1975) ở miền Nam Việt Nam; sau 1975 thì lại phát
âm là “Chăm”.
Còn chữ “Chiêm” thì rồi không gì khác hơn là từ “Cham” phát âm theo Hán Việt - theo thiết âm Trung Hoa của chữ “Cham(pa)”.
+ Tóm lại “Chàm”, “Chăm”, và “Chiêm” đều từ
âm “Cham(pa)” mà ra, chỉ khác nhau ở
cách phát âm mà thôi!
(Về tên gọi “Chiêm Thành” tôi đã nói rất rõ trong
cuốn “Nam Biên” của tôi [chưa in]).
&
Trên đây là
một số thiếu sót, sai lầm - trong đó có những cái sai hết sức nặng, trong bản dịch Việt văn bộ “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” của Ngô Đức
Thọ và Hoàng Văn Lâu.
Đây chỉ mới
là những cái sai lầm tôi thấy trong những đoạn tự thuật liên quan Quốc gia
Chiêm Thành từ đầu triều Lý (1009 - 1225) tới khoảng cuối triều Trần (1225 -
1400).
Ngoài ra,
bên cạnh những gì nói trên đây cũng có
một vài đoạn trong bản dịch tuy rằng không dính gì tới Chiêm Thành nhưng ý
tưởng có những điểm vô lý - để khi đối chiếu với
nguyên tác thì thấy sai, lầm trầm trọng, những đoạn như vậy tôi cũng đưa vào
đây.
Như đã nói
trước đây, những gì tự thuật về Chiêm Thành trong bài này chỉ là một phần của
cuốn “Nam Biên” của tôi.
Cuốn “Nam Biên” đang viết giữa chừng, do đó,
tôi cũng chỉ mới “ghé mắt qua” tới
đây tôi chưa nhìn xa hơn, và rộng hơn, tới toàn bản dịch.
Nhưng có
điều cũng cần nói rõ ở đây là việc duyệt lại toàn bộ bản dịch này nhìn chung là
một việc rất khó, rất vất vả, vì:
Bản Hán văn cuốn “Đại Việt Sử Ký Toàn
Thư”, nhìn chung, chữ rất mờ, thêm
vào đó có rất nhiều chữ không thể nào nhận ra dạng chữ! Đây có thể là do
tình trạng bản in cổ (năm 1697) quá tồi tệ, dầu
cho kỹ thuật ảnh ấn (photocopy) ngày nay có tân tiến mấy đi
nữa cũng không thể làm những chữ rất lờ mờ thành rõ nét!
Do đó có rất
nhiều chỗ không thể đối chiếu để phê bình bản dịch cho chính xác!
Tập I bản
dịch “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” in lần
đầu năm 1983, Tập 2 năm 1985.
Và, theo như lời của nhà xuất bản “Khoa Học Xã
Hội” thì 2 Tập trên đây được ấn hành
trong “điều kiện ấn loát chưa được tốt lắm” (“Lời Nhà Xuất Bản”. Trang
06).
Năm 1992, 2 Tập nói trên được in lại và “có sửa chữa”, theo nhà xuất bản cho
biết, và bên cạnh đó 2 Tập III, IV cũng được ấn hành cùng lúc.
Bản dịch tôi
hiện có là bản in năm 1998.
Những gì tôi
phê bình tới đây chưa bước qua Tập III, và hồ hết cũng chỉ giới hạn trong những
ghi chép về Chiêm Thành, chưa trải ra các phần khác.
Đại khái
những khuyết điểm của bản dịch Việt
ngữ “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” có thể
phân 2 phương diện:
(1). Phương pháp làm việc.
Phương pháp
làm việc ở đây gồm thái độ nghiên cứu, và cách chú thích.
(a). Nghiên cứu.
Gặp một
đoạn, một câu, hoặc một chữ…. trong nguyên tác, vì bất cứ lý do nào đó, như chữ
in không rõ, câu văn chưa trọn… có thể đưa tới một sự nghi ngờ thì để trống, hoặc nếu tìm được một Sử liệu nào để bổ
túc thì phải nêu rõ.
Nhưng Ngô
Đức Thọ và Hoàng Văn Lâu, như đã chứng minh, đã không làm như vậy!
Gặp những
trường hợp như thế thì thể suy đoán, một suy đoán hợp lý dựa trên lý luận để
tìm ra sự thực; thế nhưng Ngô Đức Thọ và Hoàng Văn Lâu, như đã chứng minh, đã
không làm như vậy mà chỉ suy đoán mò.
Phải nói đây
là khuyết điểm lớn nhất, nghiêm trọng nhất của bản dịch “Đại Việt Sử Ký” tôi thấy được!
(b). Chú thích.
Chú thích là
nhằm, hoặc giải thích rõ hơn một câu văn, một đoạn văn, hay một chữ, để người
đọc hiểu chính xác ý của nguyên tác, hoặc giả trưng dẫn Sử liệu để chứng minh
một ý tưởng, một quan điểm nào đó của nguyên tác, hay của người dịch.
Về điểm này,
phần chú thích của bản dịch mỗi khi dẫn Sử liệu thì chỉ ghi tên tài liệu mà
không nêu rõ Quyển thứ, Thiên, Chương…. để người đọc dễ tra cứu, kiểm chứng
lại. Bên cạnh đó lại không trích dẫn nguyên văn.
Với cách chú thích như vậy
thì ai biết đó vào đâu mà kiểm chứng người dịch dịch đúng hay sai?
(2). Dịch thuật.
Qua những
sai lầm nghiêm trọng, nếu không muốn nói là ba
láp, tôi đã trưng dẫn trong bài này thì có thể thấy độ khả tín của Ngô Đức
Thọ và Hoàng Văn Lâu về Hán văn cần
phải xét lại, nếu không muốn nói là chưa đủ trình độ để làm công việc ở đây.
Những độc
giả không biết Hán văn thì đành bằng
lòng với bản dịch Việt ngữ của 2 ông dịch giả không có khả năng Hán văn Ngô Đức
Thọ và Hoàng Văn Lâu.
Với những
độc giả rành rẽ Hán văn nếu đối chiếu bản Hán và bản Việt thì sẽ thấy ngay
những câu dịch tầm bậy tầm bạ của “hai nhà nghiên cứu Hán Nôm” - khiếp thực - như tôi đã
trưng dẫn!
&
Bộ “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” và một ông Việt Nam dạy Sử.
Ở phần cuối cuốn “Sử Việt Đọc Một Quyển” ông Tạ Chí Đại Trường có mấy giòng về bộ Sử nói trên như sau:
- Lịch sử Việt Nam đến thế kỷ XVII, để lại cho người Việt,
chỉ còn độc một quyển – hay nói cho đúng hơn, một tập họp dưới cái tên Đại Việt
sử kí toàn thư (thường gọi tắt là Toàn thư)….
Phần
chúng tôi khi muốn giở lại quyển sách cũ đó không phải là vì muốn người ta ngán
sợ mình.
/ Sđd. LƯU GIỮ. Sử Việt, Đọc
Một Quyển. trang 521, 522 /.
Đọc mấy giòng trên đây
của ông Tạ Chí Đại Trường tôi có một vài ý nghĩ thế này:
Thứ
nhất, ông Tạ Chí Đại Trường cứ làm như trên
cõi đời này chỉ mỗi mình ông là có
Bản dịch bộ “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư”
~ Ông đã mua được nó thì người khác cũng mua được, sách in ra
không lẽ chỉ in một bộ để ông độc quyền mua?
Có thể, có thể thôi, với tiếng “người khác” ở đây
Tạ Chí Đại Trường nhằm chỉ những
người Việt ở hải ngoại? - vì có thể vào thời điểm ông “lưu giữ” những giòng dẫn trên bản dịch bộ Sử này chưa ra tới hải ngoại? Nhưng nếu
nói như thế thì lẽ nào người đọc rồi chỉ có ở ngoài nước? Vậy thì Tạ Chí Đại
Trường muốn làm ai “ngán sợ mình”?
Đây là chưa nói ông chỉ đọc bản dịch của bộ
Sử nói trên thì ông hù dọa được
ai, ông có chắc là bản dịch này không có những sai lầm trầm trọng hay không?
Có
mấy chỗ trong cuốn“Sử Việt, Đọc Một Quyển” Tạ Chí Đại Trường làm cho những độc
giả không biết Hán văn nghĩ là ông ta
thông thạo thứ văn tự này, nhưng tôi
có thể khẳng định mà không sợ sai lầm là
Tạ Chí Đại Trường rồi không đọc nổi cổ
văn, là thể được dùng để viết “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư”.
(Keith Weller Taylor, ông tiến sĩ sử học Mỹ dốt Cổ sử Việt Nam và
Trung Hoa mà ông Tạ Chí Đại Trường phục gọi là lăn quay như con vụ, chơi
“trò lập lờ” này rất táo bạo
trong cuốn sách Sử chẳng có giá trị bao nhiêu của ông ta là “The Birth of
Vietnam”).
Vì
một lẽ giản dị là không một người
nghiên cứu nào lại cam tâm đi đọc bản dịch trong khi mình đọc được nguyên tác.
Trong cuốn “Sử Việt”…..
nêu trên của Tạ Chí Đại Trường có một bài về Chiêm Thành tựa đề “Chuyện Sử Chàm Trong Toàn Thư”.
Nếu Tạ Chí Đại Trường
đọc được Hán văn thì sẽ thấy những sai lầm,
những tắc trách ngờ ngờ của bản dịch tôi trưng dẫn trong bài này
Cũng
trong phần “Lưu Giữ Sử Việt, Đọc Một Quyển”
đã dẫn trên Tạ Chí Đại Trường còn viết:
-
“Có một quyển, đọc kĩ, người ta mới sợ”.
Và như vậy, Tạ Chí Đại Trường ngầm cho rằng mình đã “đọc kĩ” bộ “Đại Việt Sử Ký” – “đọc kĩ” bản dịch tiếng Việt!
Và như vậy, tôi cũng
thấy luôn rằng ông Tạ Chí Đại Trường tới cũng ôm luôn vào thân mình “rất kĩ” những
cái sai
và lầm,
nhẹ lẫn nặng – từ nặng tới rất nặng, đến độ bá láp của Ngô Đức Thọ và Hoàng Văn Lâu trong
bản dịch “Đại Việt Sử Ký”.
Ở đây, cõi
đời lại thêm một kẻ đắc ý tới quên cả hình hài!
Mà dầu cho có đọc được nguyên tác Hán văn đi nữa thì cũng không ai có thể tự cho mình cái quyền lố bịch là “hù
dọa” người khác, làm người “ngán sợ mình”!
Vì rằng nếu chỉ nói riêng về những gì
chép về Chiêm Thành thì ngoài những ghi chép của Sử thần Việt Nam còn phải đối chiếu với những ghi chép của Sử sách
Trung Hoa. Vì sao? - Vì trong quá khứ rất
nhiều lần Giao Chỉ đưa quân đánh Chiêm Thành, và người Chiêm đã qua cầu cứu
Trung Quốc, cho nên những ghi chép
của họ về vấn đề này dầu đôi lúc có thể thiên lệch nhưng không
thể không nghiên cứu gạn lọc, đối chiếu để tìm sự thực!
Tôi muốn nói rằng trường
hợp có đọc được nguyên tác, và đọc rất là kỹ đi nữa, thì đọc một Quyển
rồi không thể nào đủ! Nếu tôi không lầm, lấy tựa sách là “Đọc Một Quyển” ông
Tạ Chí Đại Trường đã dựa theo một câu nói của Thomas Aquinas (1224 - 1274).
Đọc kỹ gì thì kỹ, một
Quyển sách thì không bao giờ đủ. Lấy mấy thí dụ:
~ Thành Hóa.
Tứ niên. Xâm cứ Quảng Tây Bằng Tường. Đế văn, mệnh thủ thần cẩn bị chi.
Thất niên.
Phá Chiêm Thành, chấp kỳ vương Bàn La Trà
Toàn; du (逾) tam niên hựu phá chi, chấp kỳ vương Bàn La Trà Duyệt, cải kỳ
Quốc vi Giao Nam Châu, thiết binh thú thủ….
Hạo (灝) ký đắc Bằng Tường, diệt
Chiêm Thành, toại xâm Quảng Đông Quỳnh, Lôi, đạo Chu Trì (珠池).
Quảng Tây chi Long Châu, Hữu Bình, Vân Nam chi Lâm An, Quảng
Nam, Trấn An dịch sổ cáo cảnh….
Thập ngũ
niên đông. Hạo khiển binh bát bách dư nhân Vân Nam Mông Tự
giới, thanh ngôn bô (捕) đạo thiện (擅) kết doanh, trúc thất dĩ cư. Thủ thần lực chỉ chi thủy thoái.
/ Minh
Sử. Qu. CCCXXI. Ngoại quốc 2. An Nam
/.
(KỲ 16)
~ Niên hiệu Thành Hóa.
Năm
thứ 4. (An Nam) chiếm cứ Bằng Tường thuộc
Quảng Tây, vua được tin, lệnh cho quan trấn thủ phòng bị cẩn mật.
Năm
thứ 7. [An Nam] thắng Chiêm Thành, bắt vua
Chiêm Bàn La Trà Toàn. 3 năm sau lại đánh thắng Chiêm Thành, bắt vua Chiêm Bàn La Trà Duyệt, đổi Địa lý Hành chánh nước này thành Châu Giao
Nam, đặt quân binh trấn thủ….
Đã lấy được Bằng Tường, tiêu diệt được Chiêm Thành, Hạo lại xâm lấn Quỳnh Châu, Lôi Châu, thuộc
Quảng Đông, cướp vùng biển Chu Trì.
Các
đất Long Châu, Hữu Bình thuộc Quảng Tây, Lâm An, Quảng Nam, Trấn An
thuộc Vân Nam cũng đã mấy lần được
báo là phải cảnh giác….
Mùa
Đông năm thứ 15. Hạo sai hơn 800 binh vượt qua phân
giới huyện Mông Tự của Vân Nam, tung tin là qua
bắt cướp, tự tiện lập doanh trại, làm nhà để ở. Quan trấn thủ cố hết sức ngăn cản chừng đó mới chịu rút về.
(Phụ chú.
+ Thành Hóa (1465 - 1487).
Niên hiệu
của Minh Hiến tông (1447 - 1487; tại vị: 1464 - 1487).
+ Bằng Tường (憑祥).
Vùng Khê động của Trung Quốc ở vùng biên thùy
Đại Việt và Trung Quốc, phía Tây bắc là Cao Bằng, phía Nam là Lạng Sơn, đều Đại
Việt, phía Đông là Phủ Tư Minh (Trung Quốc).
Khê động là khu tụ cư của một
sắc tộc, bộ tộc không phải Hán tộc.
Vị trí
trên bản đồ:
Kinh độ 106o 45’ 06”.
Vĩ độ 22o 05’ 05”.
Đối chiếu với một số vị trí khác:
~ Cao Bằng
(Bình). Kinh độ106o 15’ / Vĩ độ 22o 39’.
~ Lạng
(Lượng) Sơn. Kinh độ 106o 43’
/ Vĩ độ 21o 46’.
~ Tư Minh
Phủ. Kinh độ 107o 07’ / Vĩ độ 22o 06’.
~ Thăng
Long. Kinh độ 105o 48’ / Vĩ độ 21o.
Phía đông Lộc Châu là Lạng Sơn, trong địa hạt có Trại Vĩnh Bình, thời cổ vẫn là một trong những địa điểm giao dịch buôn bán tấp nập giữa Giao Chỉ và Trung Quốc.
Vị trí Lộc
Châu trên bản đồ:
Kinh độ 106o 55’ / Vĩ độ 21o 45’.
Ngoài ra, còn có Đồng Đăng, 1 thị trấn Việt Nam ở khoảng giữa Lạng Sơn và Bằng Tường.
Có bài Ca dao về Đồng Đăng như sau:
Đồng Đăng
có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô
thị có chùa Tam Thanh.
Ai lên phố
Lạng cùng anh,
Tiếc công
bác mẹ sinh thành ra em.
Tay cầm
bầu rượu nắm nem,
Mải vui
quên hết lời em dặn dò.
Gánh vàng
đi đổ sông Ngô,
Đêm nằm tơ
tưởng đi mò sông Thương!
+ Long Châu.
Đất Long Châu nằm về phía Đông bắc Bằng
Tường, 30 cây số tính theo bản đồ tỷ lệ.
+ Hữu Bình.
Đất Hữu
Bình không được ghi trên bản đồ Lịch sử.
+ Hạo (灝).
Tên của Lê
Thánh tông (1442 -1497; tại vị: 1460 - 1497).
Thời cổ,
các vua Giao Chỉ thường có 2 tên, một tên dùng
trong nước và một tên dùng trong quan hệ Ngoại giao với Trung Quốc, tức một
tên trong, một tên ngoài.
Tên húy của Lê Thánh tông là Tư Thành (思誠), do đó “Hạo” ở đây
chính là tên ngoài của Lê Thánh tông.
Sử thư Trung Quốc khi nhắc Lê Thánh tông thì ghi tên Hạo này.
Thế nhưng,
Hạo cũng là tên húy khác của Lê Thánh
tông.
Bộ “Đại
Việt Sử Ký” viết:
~ Thánh
tông Thuần hoàng đế.
Húy (諱) Tư Thành (思誠), hựu húy Hạo (灝).
/ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Bản Kỷ Thực Lục. Qu. XII. Lê hoàng triều
kỷ.
Thánh tông Thuần hoàng
đế /.
~ Thánh tông Thuần hoàng đế.
Tên húy là Tư Thành, còn tên
húy nữa là Hạo.
Sử thư Trung Quốc viết về tên trong, tên ngoài của các vua Việt Nam thời
cổ như sau:
~ Lân (麟) nhất danh Long (龍).
Tự thị kỳ
quân trưởng giai hữu nhị danh, dĩ nhất danh tấu thiên triều.
/ Minh Sử. Qu. CCCXXI. Ngoại Quốc 2. An Nam /.
~ Lân, còn tên nữa là Long.
Từ đây vua nước này đều có 2 tên, một Tên dùng để tâu thiên triều.
Minh Di:
Lân đây
tức Lê Thái tông (1423 - 1442; tại vị: 1434 - 1442).
Nhưng theo Nghiêm Tòng Giản (? - ?), Sử học gia Minh triều (1368 -
1844), thì:
~ Lê Lân [黎麟] tử tự thị giai hữu nhị
danh, đích danh [的名] dĩ sự thần kỳ [神衹], ngụy danh dĩ sự Trung
Quốc. Cái (蓋) kỳ tù [酋] tập ư khi đản [欺誕], tự Tống Trần Uy Hoảng [陳威晃] ngụy danh Quang Bính (光昺) dĩ nhiên, bất độc kim dã!
/
Thù Vực Chu Tư Lục. Qu. V. Nam
Man. An Nam /.
~ Lê Lân chết, từ đây vua nước này đều có 2 tên, tên thật để dùng trong
tế tự, tên giả dùng trong quan hệ vua tôi
với Trung Quốc. Tóm lại vua nước này đã quen dối trá, từ đời Tống Trần Uy
Hoảng đã lấy tên giả là Quang Bính như vậy rồi, không phải tới bây giờ mới có!
Minh Di:
Trần Uy
Hoảng, Hoảng là tên húy của Trần
Thánh tông (1241 - 1291; tại vị: 1258 - 1278).
+ Quỳnh Châu.
Tức đảo Hải Nam hiện nay.
+ Lôi Châu.
Tức bán đảo
Lôi Châu hiện nay, trị sở là huyện Hải Khang:
Kinh độ 110o 04’ 08”.
Vĩ độ 20o 04’ 04”.
+ Chu Trì.
Vùng biển nằm
giữa Liêm Châu ở phía Bắc, Lôi Châu ở phía Đông, và đảo Hải Nam ở về phía Nam; về phía Tây
và Tây nam là Việt Nam và vịnh Bắc Việt.
Vùng biển Chu Trì (珠池) có 2 hòn đảo nhỏ gần nhau
là Vi Châu (潿洲), Tà Dương (斜陽) - đảo Tà Dương nằm về phía Đông nam của đảo Vi Châu.
Về vị trí của
các vùng đất trên đây, xin coi các Bản đồ Lịch sử III và IV].
Phụ bản III.Chu Trì. Đảo Tà Dương. Đảo Vi Châu.
Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập. ĐệThất Sách. Nguyên. Minh thời kỳ.
Minh thời kỳ (1368 - 1644).
Quảng Đông. Bản đồ 72 - 73.
Bản đồ Địa lý Hành chánh năm thứ 10 Niên hiệu
Vạn Lịch (1573 - 1620), năm 1582.
Tỷ lệ: 1¸
3,500,000.
Vùng biển Chu Trì và 2 đảo Tà Dương, Vi Châu, vị trí
bên trái Bán đảo Lôi Châu - là phần đất gie ra biển xuống gần đảo Hải Nam, tạo thành một eo biển giữa bán đảo và đảo, được mệnh
danh là “Eo biển Lôi Châu” (Lôi Châu Hải giáp. 雷州海峽) - nhưng cũng còn được gọi là “Eo
biển Quỳnh Châu” (Quỳnh
Châu hải giáp. 瓊州海峽).
Các vùng biển Chu Trì và 2 đảo Tà Dương, Vi Châu nằm
trong khoảng chung quanhđiểm Kinh tuyến 109 và Vĩ tuyến 21 giao nhau.
Kinh tuyến 109 là lằn
thứ 3 từ trái qua, Vĩ tuyến 21 là lằn thứ 3 từ dưới lên.
(Vì điều kiện
khổ trang không cho phép, xin phóng lớn để coi rõ hơn các địa danh).
Phụ bản IV. Đảo Tà Dương. Đảo Vi Châu.
Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập. Đệ ngũ Sách.Tùy. Đường. Ngũ Đại Thập Quốc thời kỳ.
Nam
Hán (917 - 971). Bản đồ 92.
Địa lý Hành chánh năm thứ 12 Niên hiệu
Càn Hòa (943 - 958) -
năm 954.
Tỷ lệ: 1 / 7,000,000.
2 đảo Tà Dương, Vi Châu nằm giữa ô thứ nhất bên trái.
Phụ bản V. Bằng Tường Châu.
Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập. Đệ Thất Sách. Nguyên. Minh thời kỳ.
Minh thời kỳ (1368 - 1644).
Quảng Tây. Bản đồ 74 - 75.
Bản đồ Địa lý Hành chánh năm thứ 10 Niên hiệu
Vạn Lịch (1573 - 1620), năm 1582.
Tỷ lệ: 1¸
2,800,000.
Đã nói ở đoạn trước, Kinh
độ và Vĩ độ củaChâu Bằng Tường:
Kinh độ 106o 45’ 06”.
Vĩ độ 22o 05’ 05”.
Trên Bản đồ:
Bằng Tường ở khoảng giao điểm 2/3
ô thứ 3 từ trái qua và 1/10 ô thứ 2, từ dưới lên - gần biên giới (lằn tím dày) Việt Nam và Trung Quốc.
(Vì điều kiện
khổ trang không cho phép, xin phóng lớn để coi rõ hơn các địa danh).
(KỲ 17)
Đã dẫn, năm 1471 Lê Thánh tông
đánh Chiêm Thành - 3 năm sau, năm 1473 lại đánh Chiêm Thành, lấy đất này
lập Châu Giao Nam.
Duyệt lại “Đại Việt Sử Ký” thì không thấy chép sự
kiện xảy ra năm 1473 nói trên.
Trong khi
đó, về Sự kiện nói trên Nghiêm Tòng Giản (? - ?), sử học gia
kiệt xuất trong lãnh vực nghiên cứu về biên
cương Trung Hoa và một số Quốc gia chung quanh, vào cuối đời Minh (1368 -
1644) đã chép như sau:
~ Thành Hóa lục niên, An Nam quốc vương Lê
Hạo dữ Chiêm Thành giao binh.
Thời Chiêm
Thành Bàn La Trà Toàn tốt, kỳ đệ Bàn La Trà Duyệt tự vị (嗣位), tấu xưng:
~ An Nam quốc sai nhân
sách thủ tê, tượng, bảo vật, bất tòng, khởi binh công vi bản quốc, đề nô (提拏) thần huynh liên thê tiểu ngũ thập dư khẩu, thương kiếp (搶劫) bảo ấn, thiêu hủy phòng ốc, sát tử quân dân tam bách dư khẩu,
lỗ khứ nam, phụ bất kế kỳ số, sai nhân chiếm
thủ bản quốc địa phương. Thần tạm
quản Quốc sự, khất vị tứ ấn phong vương cập sắc An Nam phóng
xuất lỗ quốc nam, phụ nhân khẩu .…………
Cửu niên, thượng mệnh Công khoa Hữu Cấp Sự trung Trần Tuấn đẳng tê (齎) sắc vãng Chiêm Thành
quốc phong Bàn La Trà Duyệt vi vương, vị An Nam trở tuyệt.
Tuấn đẳng thượng Sớ
viết:
~ Thần đẳng phụng mệnh vu thập niên chinh nguyệt nhị thập cửu
nhật đáo Chiêm Thành Tân Châu Cảng Khẩu (新洲港口), bả thủ (把守) câu (俱) thị An Nam phiên nhân (番人), bất dung (不容) tiến nhập. Thần đẳng kiến đắc man nhân bất tốn, lệnh thông sự
(通事) Mãn Nguyên (滿源) đẳng dụ (諭) dĩ xuất Sứ Chiêm Thành quốc duyên do. Mãn đẳng hồi
báo, phiên nhân ngôn thuyết thử Cảng Chiêm Thành Vương thoái hoàn ngã đích An
Nam Quốc Vương, các lập giới bài bả thủ, tha tự kiến tại Linh Sơn vi vương.
Khai thuyền đáo Linh Sơn
hải diện hạ định (碇), tùy lệnh Mãn Nguyên đẳng thượng sơn phỏng vấn, yêu kiến Bàn
La Trà Duyệt hữu vô thực tích? Hồi hoàn báo thuyết sơn trung ngộ kiến tỵ binh
nhân thuyết Bàn La Trà Duyệt nhất gia câu bị An Nam lỗ khứ, địa phương tận số
chiếm đoạt, cải vi Giao Nam Châu danh
sắc.
Hựu lệnh
tiểu kỳ Diêu Quan Khang tứ tán tập phỏng thị thực, khai thuyền hồi hoàn, tương
lại (賚) tứ ấn tín tính nguyên phụng chiếu sắc tiến kiểu (繳).
Chiếu hạ
Binh bộ hội đồng ngũ Phủ, lục Bộ, Đô sát viện, Thông chính ty, Đại lý tự đẳng
nha môn nghị đắc An Nam quốc lai tuế đương triều, hợp hậu bồi thần chí nhật,
hành lệnh thông sự Chiêm Thăng đẳng tương tiền hạng sự tình dịch thẩm minh
bạch, lánh hành cụ tấu định đoạt.
/ Thù Vực
Chu Tư Lục (殊域周咨錄). Qu. VII. Nam Man.
Chiêm Thành /.
~ Niên hiệuThành Hóa năm thứ 6 vua An Nam
Lê Hạo chiến tranh với Chiêm Thành.
Lúc đó vua
Chiêm Thành Bàn La Trà Toàn đã chết, em là Bàn La Trà Duyệt kế vị tâu:
- Nước An Nam cho người
qua đòi tê giác, voi, các vật quí
giá, (Chiêm Thành) không làm theo lời
thì động quân qua đánh Nước chúng tôi, bắt anh của thần cùng với vợ con hơn 50
người, cướp đi bảo ấn (ấn vua), đốt nhà cửa, giết chết quân binh và dân chúng
hơn 300 người, bắt đi đàn ông, đàn bà nhiều không biết bao nhiêu mà kể, và sai
người chiếm cứ đất đai của chúng tôi.
Tạm thời thần xử lý việc nước, xin
[triều đình] ban cho ấn phong vương
và ra lệnh cho An Nam thả những đàn ông, đàn bà mà họ đã bắt đi.
…………
Năm thứ 9, vua lệnh cho chức Hữu
Cấp Sự Trung Trần Tuấn mấy người cầm sắc chỉ đi Chiêm Thành phong vương cho
Bàn La Trà Duyệt, bị An Nam ngăn trở.
Trần Tuấn
mấy người dâng Sớ nói:
- Bọn thần thừa lệnh đi Chiêm Thành, ngày 29 tháng Giêng năm thứ 10 đến Hải Cảng Tân Châu nước
này; phòng thủ Hải Cảng, đều là người phiên An Nam, không cho vào. Thấy người
Man không lễ độ bọn thần ra lệnh cho
viên thông sự tên Mãn Nguyên nói cho
[họ] biết nguyên do đi Sứ Chiêm
Thành. Mãn Nguyên về báo lại là người Phiên nói Bến Cảng này vua Chiêm Thành
trả lại cho Quốc Vương An Nam chúng tôi, hai bên đã lập bảng phân ranh giới
canh giữ, còn ông ta thì về làm vua ở Linh Sơn.
(Bọn thần)
đi thuyền đến biển Linh Sơn, neo thuyền dưới núi, liền đó sai (Mãn) Nguyên mấy
người lên núi hỏi thăm Bàn La Trà Duyệt, coi thực sự ông ta có ở đây hay không? (Mãn Nguyên) mấy người
trở về báo lại nói là ở trong núi gặp quân lính (Chiêm Thành) trốn ở đây nói
rằng cả nhà của Bàn La Trà Duyệt đã bị quân An Nam bắt đưa đi, chiếm đoạt hết
đất đai (vùng này), đổi tên (vùng đất chiếm đoạt) lại là Châu Giao Nam.
Lại ra lệnh cho một chức quan nhỏ tên Diêu Quan Khang cho
người đi các nơi thu thập tin tức coi có thực như thế hay không, rồi dong
thuyền trở về thì mang ấn tín, cùng sắc thư ban cho Chiêm Thành giao nạp lên.
Ra chiếu cho Binh Bộ họp
với 5 Phủ, 6 Bộ, Đô Sát viện, Thông Chính ty, Đại Lý tự, các Nha sở để rồi đi
tới quyết định chờ năm sau An Nam vào triều, đợi ngày bồi thần họ tới lệnh cho nhóm thông sự Chiêm Thăng dịch
lại cho xác thực, rõ ràng, sự tình trước đây và tâu lên đầy đủ để định đoạt.
(Phụ chú.
Châu Giao Nam, bộ “Tục Văn Hiến Thông Khảo” chép là
Châu Nam
Giao.
Tham khảo: Qu. CCXXXIX. Tứ duệ khảo. Nam di. Chiêm Thành).
[Phụ chú.
+ Thông sự (通事).
Tức ngày
nay gọi là “thông dịch viên”, hoặc
trước chút nữa gọi là “thông ngôn”.
Khi nói về
Sứ giả Việt Nam thời cổ qua Trung Quốc người ta thường nghĩ tới việc bút đàm.
Tuy nhiên,
không hẳn lúc nào cũng vậy.
Thời trước
trong một vài Sứ bộ An Nam hoặc có lúc cũng có một hoặc 2 viên thông sự.
Đàm Nhụ Mộc (1593 - 1657) viết trong tập bút ký “Tảo Lâm Tạp Trở” (棗林雜俎) như
sau:
~ Ngũ
nguyệt, lục nhật.
An Nam
nhập cống, bổ Vạn Lịch tứ thập ngũ niên….
Tùy tòng nhị thập nhất viên, bồi thần (陪臣) tam viên: - Nguyễn Tiến Dụng, Đỗ Khắc Kính, Nguyễn Tự Cường; thông sự nhất viên: - Nguyễn
Viết Nhân.
…………
Bổ cống phương
vật tịnh như (並如) tiền.
Tùy tòng nhị thập nhất danh: Bồi thần tam viên: -Trần Vĩ,
Trang Tất Thắng, Nguyễn Lại;
thông sự nhất viên: - Nguyễn
Trình.
/ Tảo Lâm Tạp Trở. Qu. I. Trí tập. Dật điển. An Nam /.
~ Ngày 6 tháng 5.
An Nam vào triều cống, bổ túc kỳ Cống năm thứ 45 Niên hiệu Vạn Lịch….
Tùy tòng Sứ bộ có 21 người, 3
viên bồi thần: - Nguyễn Tiến Dụng, Đỗ Khắc Kính, Nguyễn Tự Cường; một viên thông sự: - Nguyễn Viết Nhân.
…………
Cống bổ túc thổ sản thì đều như trước.
Đi theo Sứ bộ 21 người, 3 viên
bồi thần: - Trần Vĩ, Trang Tất Thắng, Nguyễn Lại; một viên thông sự: - Nguyễn Trình.
Minh Di:
Ngày 6
tháng 5 ở đây là ngày tháng của năm thứ 6 Niên hiệu Thiên Khải (1621 -
1627), tức năm 1626, năm Bính Dần đời Minh Hi tông (1605 -1627; tại vị: 1620 -
1627).
Vạn Lịch (1573 - 1620) là Niên
hiệu của Minh Thần tông (1563 - 1620; tại vị: 1572 - 1620).
Đàm Nhụ
Mộc, Nhụ Mộc là tên Tự của Đàm Thiên, tác giả tập bút ký “Tảo
Lâm Tạp Trở”.
+ Bồi thần.
Quan chức
các nước chư hầu khi gặp thiên tử thì tự xưng là “bồi thần”; chữ “Bồi” ở đây có nghĩa là “trùng” (lập
lại), trong nước là bề tôi (thần) của vua mình, mà vua mình lại là bề tôi của thiên tử, thân là bề tôi 2
tầng như vậy, do đó, vào triều thiên tử thì xưng là “bồi thần”.
An Nam và Trung Quốc có quan rất hệ lâu đời, vậy mà các thời trước có vẻ như triều đình đã không
có một cơ quan, hay một trường sở nào đào tạo thông sự để sử dụng trong việc giao thương giữa 2 Quốc gia. Cứ đọc
đoạn sau đây của Chu Chi Du (1600 - 1682) thì rõ:
~ …. Nhân
Lê y quan tác thông sự, ngôn ngữ dịch
bất minh biện, đại phàm vấn đáp câu
dụng thư tả, tả tất tức tương khứ phúc vương.
/ An Nam Cung Dịch Kỷ Sự /.
~…. Nhân nhờ viên y quan họ Lê làm thông sự, (nhưng) ngôn ngữ của viên
chức này cũng không rành cho lắm, nói chung những hỏi, đáp (giữa 2 bên) đều phải viết, viết xong thì
liền đem trình quốc vương.
Ở 1 đoạn trước, trong tập “An Nam Cung Dịch Kỷ Sự” Chu Chi Dư kể là lúc vào triều gặp Chúa Nguyễn ông không chịu quì lạy, đình thần cho rằng ông ỷ thế Trung Quốc mà khinh nước nhỏ, tất cả đều tâu là phải giết ông. Vì ông là người nước khác nên triều đình tùy tiện đưa ông về ở nhà viên y quan (thầy thuốc làm việc cho triều đình) tên Lê Sĩ Khôi, lệnh cho viên y quan này khuyên dụ ông.
Chúng ta
đều rõ, Trung Quốc đô hộ chúng ta trong một
thời kỳ hơn ngàn năm - thời kỳ mà Sử gọi là
thời “Bắc thuộc”. Thời kỳ này phương Bắc đã bắt tiền nhân ta học chữ Hán, theo chế độ Khoa cử Trung
Quốc…. nhằm đồng hóa chúng ta.
Sau khi giành được độc lập vào
năm 939 - và trong
suốt thời kỳ phong kiến An Nam vẫn triều cống Trung Quốc, vẫn lấy Hán
tự làm văn tự chính thức của mình.
Trong một
tình thế như vậy lẽ ra chúng ta rồi cần học ngôn ngữ Trung Quốc cho mục đích Ngoại giao. Thế nhưng tiền nhân
ta đã không học.
Cho tới
nay tôi vẫn chưa tìm được Sử liệu nào đề cập các triều đình An Nam thời cổ đã
lập những trường đào tạo thông sự!
Hoặc giả
những trường như vậy “chẳng từng hiện
hữu”, bởi lẽ giản dị tiền nhân
chúng ta không muốn khuyến khích dân trong nước học tiếng nói của kẻ xâm lược, để từ đó có thể đưa tới nguy cơ bị đồng hóa dần dần?
Cho nên
trường hợp có người nói được Hoa ngữ triều đình sẽ trưng dụng, sung vào Sứ bộ
đi Trung Quốc, hoặc trong công việc nào khác, như buôn bán chẳng hạn…. Tuy
nhiên, đây chỉ là giả thiết cá nhân
trong khi chờ đợi tìm kiếm Sử liệu liên quan vấn đề.
Chu Chi Du, tên Tự là Lỗ Dư, tên Hiệu là Thuấn Thủy, người cuối triều Minh, quê ở huyện Dư Diêu, Phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang.
Khi Thanh
triều (1644 - 1911) tiêu diệt Minh triều (1368 - 1644), ông chạy xuống miền Nam bôn ba qua lại Nhật Bản, An Nam, kết hợp một số bạn bè mưu “phản Thanh phục Minh”.
Năm
1647, lần đầu tiên Chu Chi
Du tới Xứ Đàng Trong - lúc bấy
giờ là triều Chúa Nguyễn Phúc Lan (1601 - 1648; tại vị: 1635 - 1648).Ở đây được
ít lâu Chu Chi Du lại đi.
Cho tới
năm 1652 Chu Chi Du định trở lại đây nhưng
thuyền gặp bão, do đó chuyển hướng qua Nhật Bản.
2 năm sau,
tháng 12 năm 1654, Chu Chi Du trở lại Đàng Trong, lúc này là vào khoảng đầu
thời Chúa Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687; tại vị: 1648 - 1687).
Năm 1657,
ông đến An Nam lần nữa, đang định qua Phủ Tư Minh theo lệnh trưng triệu của Lỗ
vương Chu Dĩ Hải (1618 - 1662), bấy giờ là “Giám
quốc” triều Nam Minh (1645 - 1662) nhưng nhằm lúc Nguyễn Phúc Tần có lệnh
trưng tập những Hoa kiều có học thức, bó buộc ông phải lên Kinh. Ở đây Nguyễn Phúc Tần muốn phong 1 chức quan cho ông, nhưng
ông từ chối, cuối cùng đành thả ông về Hội An.
Năm sau,
Chu Chi Du lại đi Nhật Bản, để từ đây qua Phủ Tư Minh, vì không thể trực tiếp
từ An Nam mà đi. Chưa tới nơi thì nghe tin Chu Sơn thất thủ, một số bạn bè tử
trận, ông đành trở lại Nhật Bản, để năm sau, năm 1659, thì định cư tại
đây cho tới hết đời.
(Chu Sơn (舟山) là một quần đảo trên Biển Đông, ở vịnh Hàng Châu, huyện Ninh
Ba, thuộc tỉnh Chiết Giang. Quần đảo
có hơn 400 hòn đảo lớn, nhỏ, Chu Sơn lớn hơn hết, quanh co trải dài
hơn 400 dặm (hơn 200 cs).
Năm thứ 2
Niên hiệu Hồng Vũ (1368 - 1398) Minh Thái tổ (1328 - 1398; tại vị: 1368 - 1398)
đặt chức Thiên hộ và chiến thuyền tuần phòng tại đây.
TẬP “An Nam Cung Dịch Kỷ Sự” trích dẫn ở đoạn trước, nói cho chính xác, không phải là một cuốn sách, mà chỉ là 1 tập Nhật ký ghi lại những cảnh ngộ Chu Chi Du gặp trên đường lên Kinh, cũng như thời gian ông ở tại đây gặp Nguyễn Phúc Tần; ngoài ra còn số ghi chép về Hội An lúc ông từ Kinh trở về đây, có những điều thú vị nhưng không kém quan trọng về xứ Đàng Trong, có thể bổ túc cho Cổ sử Việt Nam.
Vào khoảng
trung kỳ Minh triều (1368 - 1644), Vương
Thủ Nhân (1472 - 1528), tên Hiệu là Dương Minh, đưa ra thuyết “trí lương tri”,
chủ trương “tự do ý chí”, “tri hành hợp nhất” - nhưng
thuyết này bị giới trí thức Trung Quốc đương thời phản đối, không phát triển
được.
Việc “phản Thanh” thất
bại, Chu Chi Du chạy qua Nhật Bản, định cư tại đây, truyền thụ học thuyết của
Vương Dương Minh, và được chấp nhận, và thành tư tưởng chỉ đạo trong việc duy tân của Minh Trị thiên hoàng sau
này. Điều đáng nói nhất về Chu Chi Du là việc này].
Ngày 4 tháng 8 năm Giáp Tuất (1694), Nguyễn Phúc Chu (1676 - 1725; tại vị: 1691 - 1725) sai người tới chùa Trường Thọ ở Quảng Đông thỉnh Đại Sán tới Thuận Hóa giảng Pháp.
(KỲ 18)
Trong thời gian 1 năm rưỡi ở Thuận Hóa và Hội An Thích Đại Sán đã ghi
lại một số điều về đất nước và con người xứ Đàng Trong, như khí hậu,
động vật, cây cỏ, thổ sản, nhà cửa, phương tiện di chuyển, phong tục, tập quán,
buôn bán, sưu dịch, quân dịch,…. tất cả được ghi lại khá tỉ mỉ trong tập bút ký
“Hải Ngoại Kỷ Sự”.
Tập “Hải Ngoại Kỷ Sự” là một
trong những tác phẩm quan trọng viết
về Việt Nam thời cổ của các tác giả
Trung Quốc thời trước; giá trị của tác phẩm là ở chỗ tự thuật ở đây căn cứ
những gì tác giả thấy tận mắt, nghe tận tai.
Ngày mồng 1 tháng 2 năm Ất Hợi, trước
Ngọ, Nguyễn Phúc Chu thiết trai tăng cung
thỉnh Đại Sán, và tiếp đó cúng dường ca vũ. Sau đó Đại Sán có hỏi chuyện các
nàng ca kỹ:
~ Phạn
tất, thỉnh viết: - Lão hòa thượng tiền đắc dĩ ca vũ cung dưỡng phủ?
Dư viết: - Thập cung
dưỡng trung, âm nhạc kỳ nhất dã.
Vương
viết: - Cáo quá thủy cảm.
Tùy mệnh xuất cung nữ tứ,
ngũ thập nhân… dã dung (冶容) nhạn hàng, chúng âm tịnh tấu, ca giả trì (遲) kỳ thanh dĩ mị chi, vũ tụ phi dương tự thái liên
tình thái, ca kỳ khúc điệu dã.
Diễn [演] bãi, xuất nô tiền (帑錢) ngũ thập thiên dữ dư thưởng
tiểu hầu (小侯), tiểu hầu tức lê viên
(梨園) chi xưng, dịch nhã danh
dư? Ngữ trung thường dĩ Đông Kinh vi
niệm, ngôn Đông Kinh nguyên bản Quốc cương thổ, kỳ tiên thế nãi An Nam chuế tế
(贅婿) phân phiên ư tư, hậu
chuyển cường thịnh…. tự thử cát cứ bản quốc, nhân thị cải xưng vi Đại Việt vân!
Vấn đáp
mỗi vị thông sự thố mậu, thị dĩ bất
phục đa ngôn.
/ Hải Ngoại Kỷ Sự. Qu. I /.
~ Cơm xong,
(vua) mời: - Lão hòa thượng trước đây có được cúng dường ca vũ không?
Tôi nói: - Trong 10
thứ cúng dường âm nhạc là một.
Vua nói: - Phải nói
qua mới dám thỉnh.
Liền đó gọi
4, 5 chục cung nữ ra… mặt mày trang điểm, đứng theo hàng lối thứ tự, các thứ
nhạc khí đồng thời tấu, người ca tiếng ca
ngân nga cho đắm lòng người, ống
tay áo múa tung bay như tư thái hái
sen, ca nhạc khúc của mình.
Diễn (ca vũ)
xong, xuất tiền vương phủ đưa tôi
50,000 tiền thưởng các tiểu hầu, tiểu hầu là tên gọi các cô ca kỹ, cũng chẳng là tiếng
gọi thanh nhã sao? Trong lúc nói chuyện các cô này thường tỏ lộ hoài niệm Đông Kinh, nói Đông Kinh vốn là cương thổ nước mình, nói đời trước của
vua (hiện nay) là rể của vua An Nam,
được cho ra trấn thủ đất này, đến sau
trở nên cường thịnh…. từ đó cát cứ bản quốc đây, nhân đó đổi quốc hiệu là Đại
Việt.
Trong khi
đối đáp, thường vì thông sự dịch sai lạc
cho nên tôi không nói nhiều!
Minh Di:
Sự kiện Lê Thánh tông đánh Chiêm Thành năm 1473, bắt cả nhà vua Chiêm Thành Bàn La Trà
Duyệt, chiếm đất đổi tên khác, không thấy “Đại
Việt Sử Ký” ghi chép.
Về quan hệ Việt / Chiêm, Việt / Trung, rồi Chiêm Thành và Trung Quốc, có bao nhiêu Sử liệu trong tay, trong đó
có một số tác phẩm của những người đã từng tới
xứ Chiêm và sống tại đây một thời
gian vài ba tháng, 1 năm hay năm ngoài, với tư cách là Sứ giả Trung Quốc, tôi
đều dẫn hết trong cuốn “Nam Biên”.
Tuy chưa thể
gọi là đầy đủ nhưng ít ra những Sử liệu
này cũng có thể cho người đọc một cái nhìn tổng quát về những nét chủ yếu
về Chiêm Thành.
&
Sau cùng,
cũng có một đôi điều cần nói thêm ở đây.
Cuối tác
phẩm “Nam Biên” tôi có mấy giòng:
~ Duyệt
lại Cổ sử người ta thấy có một sự tránh né của Sử gia Việt Nam thời cổ, nói rõ
ở đây là bộ “Đại Việt Sử Ký”, khi
viết về “hành trình về phương Nam” của
An Nam. - hoặc nói rõ ra là cuộc Chiến tranh giữa Chiêm thành và Đại Việt.
Trong hơn
1,000 năm lệ thuộc phương Bắc thư tịch
của chúng ta bị Trung Quốc, hoặc lấy đi hoặc tiêu hủy không là ít lắm, thế
nhưng vẫn còn một số được họ lưu giữ - và có một số trong số này
được họ ấn hành để nghiên cứu! Đây là chưa kể trong khá nhiều thư tịch của
học giả, nhất là Sử gia nước họ chúng
ta, người Việt ngày nay, còn có thể thấy lại được con người của chúng ta ngàn
năm trước.
Trong khi
đó thư tịch của Chiêm Thành cổ nhân chúng ta thẳng tay tiêu diệt, không còn
manh mối gì! Nguồn Sử liệu chủ yếu còn lại về Chiêm Thành đến từ phía Trung
Quốc!
Ngoài ra,
có thể Cao Miên, tức Chân Lạp cổ cũng có vài ghi chép về Chiêm Thành!
Có lẽ cần
học thêm tiếng Miên nếu muốn thêm phần nào về dân tộc Chiêm Thành.
Lại nữa, có vẻ Sử gia, học giả của chúng ta những thời trước đã không mấy
người có hứng thú chép về một Quốc gia - một Dân tộc, một thời đã bị chúng ta tiêu diệt!
~ Phải
chăng đây là một mặc cảm? Phải chăng hay chẳng phải?
Mất nước
đã là một nỗi bất hạnh lớn lao, con cháu ngày nay rồi cũng không rõ gì nhiều về
tổ tiên mình lại là nỗi bất hạnh khác, đây là nỗi bất hạnh của người Chàm
còn lại!
Sử gia
thường nói tới điều gọi là “bài học lịch
sử”, và cũng chính Sử gia lại đã thường quên nhắc tới một điểm trong “bài học lịch sử” đó:
~ Niềm tự hào của một Dân tộc luôn luôn
được trải bằng xương, tưới bằng máu của một Dân tộc khác.
Muốn tiêu diệt một nước, tiêu diệt Văn hóa của nước đó trước!
Việt Nam của những thời trước, là Giao
Chỉ, là An Nam…. đã áp dụng triệt để nguyên tắc này, và áp
dụng đến lạnh lùng, một sự lạnh lùng của Lịch sử!
Lịch sử vốn lạnh lùng, như Sử
gia phải bình thản trước sự kiện Lịch
sử, chính xác là phải “lãnh tĩnh” trước mọi biến động - nhưng “lãnh
tĩnh” rồi không có nghĩa là lạnh lùng sắt đá trước cảnh tang thương, lầm
than của con người, của đồng loại!
Đây là góc
cạnh nhân bản của Sử gia, và chính tấm lòng “nhân
bản” này mới làm nên một Sử gia
chân chính, ngoài những đức tính khác phải có của Sử gia.
&
Vì phải tiếp xúc với Trung Quốc để nhờ giúp đỡ chống lại Giao Chỉ từ đó người Chiêm dần dần đã học chữ Hán, viết văn, làm thơ chữ Hán - và hơn thế nữa, còn đọc tới cả Kinh điển Trung Quốc như Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư….
Tập “Trạc Anh Đình Bút Ký”
(濯纓亭筆記) kể rằng sau khi Nguyên triều diệt
Tống triều Thẩm Kính Chi (? - ?) lưu vong phương Nam tới Chiêm Thành xin giúp
quân chống với Nguyên triều, khôi phục Tống triều! Chiêm Thành nói nước mình nhỏ
để từ chối.
Thẩm Kính Chi vào tận triều khóc lóc van xin cũng không được.
Thẩm Kính Chi ở lại Chiêm Thành, vua Chiêm đối đãi như khách
nhưng trước sau vẫn không cho làm quan. Thẩm Kính Chi lo nghĩ đến phẫn hận,
sinh bệnh mà chết.
Vua Chiêm làm một bài thơ thương tiếc như sau:
Động (慟) khốc Giang Nam lão cự khanh (鉅卿),
Xuân phong thức lệ (拭淚) vị thương tình.
Vô đoan thiên hạ biên niên nguyệt,
Trí sử nhân gian hữu tử sinh.
Vạn điệp (萬疊) bạch vân già cố quốc,
Nhất phôi (一抔) hoàng thổ cái (蓋) hương danh.
Anh hồn (英魂) hảo trục (好逐) Đông lưu khứ,
Mạc hướng biên ngu (邊隅) oán bất bình!
Khóc thảm Giang Nam lão đại khanh,
Gió xuân quét lệ mà thương tình.
Cớ chi thiên hạ ghi năm tháng,
Để khiến nhân gian
có tử sinh.
Mây trắng vạn tầng che cố quốc,
Đất vàng một nắm lấp hương danh.
Hồn thiêng nếu nhập giòng Đông cuốn,
Chớ hướng góc trời dạ bất bình!
Tham khảo:
Thù Vực Chu Tư Lục. Qu. VII. Nam man. Chiêm Thành.
Dưới bài thơ của vua Chiêm nói trên, Nghiêm Tòng Giản viết:
~ Quan thử tắc Chiêm Thành bất duy thô thông [粗通] văn mặc nhi thả đôn trọng (敦重) tiết nghĩa; bất duy kỳ thần hữu
thi tài nhi kỳ chủ dịch thiện biên chương, bân bân (彬彬) hồ thanh danh văn vật, thất (匹) vu Triều Tiên, siêu vu Nhật Bản viễn hĩ!
Ngã Thái tổ khoa cử chiếu chi ban, chân bất bỉ lậu kỳ nhân nhi dục
nạp chi vu hợp giáo đồng văn (同文) chi thịnh dã, nghi tai!
~ Coi đây thì (người) Chiêm Thành chẳng những thông thi văn mà
còn trung hậu, trọng tiết nghĩa; chẳng những
bề tôi nước này có tài làm thơ mà rồi vua của họ cũng giỏi việc văn chương,
tiếng tăm về các phương diện lễ, nhạc, Điển chương đều trọn vẹn, ngang với Triều
Tiên, vượt xa Nhật Bản.
Thái tổ triều ta ban chiếu về khoa cử đúng là không coi người xứ này là quê mùa, mà muốn chiêu nạp họ nhập nền
giáo hóa hay đẹp rực rỡ của những nước cùng văn tự.
(Phụ chú.
+ Hảo trục (好逐). Chữ “hảo” ở đây nghĩa là “nếu như”.
+ Đồng văn (同文). Cùng dùng 1 thứ văn tự (chữ viết),
ở đây tức chỉ văn tự Trung Quốc).
Tập “Thù Vực Chu Tư Lục” sưu tập được tất cả 5 bài Đường thi của Chiêm Thành:
3 bài thất tuyệt cú và 2 bài thất ngôn bát cú, bài dẫn trên đây
là 1 trong 5 bài này.
4 bài kia được dẫn từ tập bút ký “Cận Phong Văn Lược” (近峰聞略) là các bài:
(1). Sơ phát (初發).
(2). Dương Châu đối khách
(揚州對客).
(3). Giang lâu lưu biệt
(江樓留別).
(4). Nhất trượng hồng
(一丈紅).
Bài thứ 5 trên đây không thấy Nghiêm Tòng Giản cho biết đề tựa.
Trong các tập bút ký của
danh nhân, học giả, Trung Quốc ngày trước
đâu đó chúng ta có thể tìm được một
vài bài Đường thi chẳng những của Sứ giả Chiêm Thành mà còn của các Sứ
giả Nhật Bản, Giao Chỉ khi đi Sứ
qua Trung Quốc.
Chẳng những giỏi Đường thi, giới học thức Chiêm Thành cũng giỏi cả văn xuôi.
Một tờ Biểu văn viết Hán văn của Quốc vương Chiêm Thành gởi vua Tống
triều.
~ Cảnh Đức…… Tứ niên. Khiển sứ Bố Lộc Gia Địa Gia đẳng phụng Biểu lai
triều.
Biểu hàm tịch dĩ văn cẩm, từ viết:
~ Chiêm Thành Quốc vương Dương Phổ Câu Tỳ Trà Thất Li đốn thủ ngôn:
~ Thần văn nhị đế phong cương Nam chỉ giới ư Tương, Sở,
tam vương cảnh giới Bắc bất cập ư U, Yên ¾ ngưỡng chúc (矚) xương thời, thực mại (實邁) vãng tích, phục duy hoàng đế bệ hạ!
Càn Khôn thụ khí, nhật nguyệt trừ anh (儲英),
xuất Chấn cư tôn, thừa cơ ngự cực, từ bi phu (敷) ư thiên hạ, thanh giáo bị (被)
ư vực trung; nghiệp mậu (茂) tiền vương, công phương (芳) tồ hậu (徂后), thương sinh thị niệm, hoàng ốc phi
tâm. Vô phương bất thị sinh linh, hữu thổ tịnh vi thần thiếp. Chân phong
biến bố, bái trạch (霈澤) chu hành, phàm mộc chiếu lâm, cộng
tăng tủng biến (聳抃).
Thần sinh ư biên bỉ, hạnh tập Hoa phong, nghị điệt (蟻垤) phong phòng (蜂房), liêu (聊) vi toại tính. Long lâu, phụng các, thượng (尚) trở (阻) quan quang, tái niệm tự hà (自假) thiên uy, hoạch toàn phong bộ (封部), lân vô xâm đoạt, tục hữu thư tô (舒蘇).
Mỗi tuế bái khiển, hạ thần vấn ninh (問寧)
thượng quốc. Mông thánh hạ ân triêm (恩霑)
hành vĩ (行葦), phúc cập đồn ngư (豚魚). Đặc nhân hồi ban tứ nhung khí,
thần bản thổ duy vọng khuyết phần hương, hoan hô bái thụ! Tâm tri đa hạnh, hạt
(曷) đáp hồng ân? Thánh quân ký niệm ư tân vương, vi khẩn khẳng vong ư
thuật chức.
Kim khiển chuyên (專) tín thần Bố Lộc Gia Địa Gia, phó Sứ
thần Trừ Bô Ma Hà Ca Gia, Phán quan Thần Bì Bá Để, nhất hàng nhân lực đẳng, bộ
thự (部署) thổ mao viễn xung tuế cống. Tuy
biểu Sở mao (楚毛)
chi lễ, thực hoài Lỗ tửu (魯酒) chi ưu! Kiền (虔) vọng duệ minh (睿明), phủ khoan khiển lục (甫寬譴戮). Chuyên tín thần đẳng hồi
nhật, quân dung (軍容) khí trượng, diệu vũ chi vật, phục
nguyện trùng gia tứ lai.
Cái niệm thiêm vi thần tử, hợp cáo quân, thân. Phục sức, xa dư, uy nghi
phủ việt bất cảm tư chế, duy vọng ân ban. Can mạo miện lâu bất nhiệm tử tội.
/ Tống Sử. Qu. CDXXCIX. Ngoại quốc 5.
Chiêm Thành /.
(KỲ 19)
~ Niên hiệu Cảnh Đức….
Năm thứ 4.
Sai Bố Lộc Gia Địa Gia mấy người cầm Biểu tới triều.
Biểu văn đựng trong hộp lót gấm hoa, văn viết:
- Quốc vương Chiêm Thành Dương Phổ Câu Tỳ Trà Thất Li cúi đầu thưa:
- Thần nghe cương vực của nhị đế ở phương Nam cũng chỉ tới vùng Tương,
Sở, biên cảnh của tam vương ở phương Bắc chưa tới các vùng U,
Yên - ngước nhìn thời thịnh vượt hơn các thời đã qua
chỉ có hoàng đế bệ hạ! Trời đất trao cho khí thiêng, trăng sao tích tụ tinh
anh, đế xuất phương Đông, nối nghiệp ở ngôi cao, từ bi tỏ khắp thiên hạ, uy
thanh, giao hóa bao trùm trong cõi, sự nghiệp rực rỡ hơn các vua trước,
công trạng lưu tiếng thơm tới các đời sau, dân chúng tưởng nhớ, chẳng trái ý
vua!
Dân phương nào mà không là dân của vua, dân cõi nào cũng là tôi tớ của
vua, giáo hóa trải khắp, ân đức lan khắp, những chỗ ân trạch của vua chiếu tới
rồi làm thêm cao lòng kính ngưỡng!
Thần ở chốn quê mùa xa xôi, may mắn được
tiếp xúc với giáo hóa của Trung Hoa, cái trí nhỏ nhoi của loài ong, kiến
nhờ đó mà tăng tiến. Lầu rồng gác phụng ánh sáng rực rỡ còn cách trở; (nhưng)
nghĩ lại nhờ cái uy trời nơi xa xôi mà giữ được Cương thổ, nước láng giềng
không xâm lấn, chiếm đoạt, lại được hồi sinh, sống đời an lành!
Mỗi năm [thần] sai chức quan nhỏ tới vấn an thượng quốc! Mong ân thánh
thấm nhuần cho tươi tốt loài lau sậy, phúc tới loài heo nhỏ, cá nhỏ (loài nhỏ
nhít). Đặc biệt nhân lúc Sứ giả trở về xin ban cho (các thứ) binh khí, (cả)
nước thần hướng về Cung khuyết mà thắp hương, vui mừng nhận lãnh! Tự biết mình
có nhiều may mắn (nhưng) làm sao mà báo được ân lớn này? Thánh quân đã có lòng
tưởng nhớ vua mới (này) thì thần thành khẩn không quên phận chư
hầu.
Nay [thần] phái Đặc sứ Bố Lộc Gia Địa Gia, phó sứ Trừ Bô
Ma Hà Ca Gia, Phán quan Thần Bì Bá Để, nhân lực 1 đoàn, sắm sửa thổ sản cho
việc tiến cống xa xôi hàng năm. Tuy biện lễ tiến cống mà lòng thực lo lễ vật
bạc! Kính mong bệ hạ sáng suốt soi xét mà nhẹ phần trách phạt. Ngày các bề tôi
trong đoàn Đặc sứ trở về thì binh khí, nghi trượng biểu dương sức mạnh
mong bệ hạ gia ân ban thêm!
Nghĩ mà thẹn cho phận thần tử khi phải cáo tế vua, cha! Phục sức, xe
cộ, các vật dụng uy nghi xử phạt trong Quân không dám tự làm lấy, mong
bệ hạ ra ơn ban cho. Giáp trụ khiên thuẫn, vật trang sức cờ xí (cũng không dám
chế), không dám gánh lấy tội chết!
Minh Di:
Biểu văn trên đây vua Chiêm viết vào năm cuối Niên hiệu Cảnh Đức (1004
- 1007), tức năm 1007, thời Tống Chân tông (968 - 1022; tại vị: 997 - 1022).
Biểu văn này cho thấy vào đầu thế kỷ 11 tiến trình Hán hóa của
Chiêm Thành đã bước được những bước khá xa.
Biểu
văn
trên cho thấy rõ Quốc vương Chiêm Thành Dương Phổ Câu Trà Tỳ Thất Li là
một người thông hiểu Kinh, Sử Trung Quốc.
A.
Kinh.
(1).
Kinh Dịch.
(a).
Câu “Chấn xuất cư tôn” trong Biểu văn
xuất từ Kinh Dịch:
~ Đế xuất hồ Chấn.
/ Dịch. Thuyết Quái. V /.
~
Bậc đế vương khởi lên từ phương Đông.
(b).
Quan quang. Tân vương.
Đây
là những chữ trong Quẻ Quan (Tốn / Khôn):
~ Quan quốc chi quang, lợi dụng vu tân vương.
/ Dịch.
Quan. Lục tứ /.
~
(Muốn) quan sát sự thịnh vượng của Quốc gia thì thuận lợi là ở vào địa vị khách
của vua.
(c). Đồn ngư.
Chữ
lấy từ Quẻ Trung Phu (Tốn / Đoài):
~ Trung Phu, đồn ngư cát, lợi thiệp đại xuyên, lợi trinh.
/ Dịch. Trung Phu. Quái từ /.
~ Quẻ Trung Phu, tâm thành đến cảm
hóa được loài heo nhỏ, cá nhỏ thì tốt lành, lợi cho
việc vượt sông lớn, bền chí sẽ được lợi.
(2). Kinh Thư (Thượng Thư).
+ Nhị đế. Tam vương.
Nhị đế là vua Nghiêu, vua Thuấn.
Tam vương là Hạ Vũ, Thành Thang, Chu Văn vương, 3 vị vua
khai sáng 3 triều đại mà Sử gọi là Tam Đại (Hạ. Thương. Chu).
Cuốn Vĩ thư “Xuân Thu Thuyết Đề Từ” viết:
~ “Thượng Thư” giả, nhị
đế chi tích, tam vương chi nghĩa, sở suy kỳ vận, minh thụ mệnh
chi tế.
~ “Thượng Thư” là Sách chép về
công trạng của nhị đế, về cái uy nghi của tam vương - những suy giải thời vận trong
Sách là nhằm làm rõ sự tiếp nối của việc nhận mệnh trời.
(3). Kinh Thi.
+ Vô phương bất thị sinh
linh, hữu thổ tịnh vi thần thiếp.
Kinh Thi viết:
Phổ thiên chi hạ,
Mạc phi vương thổ.
Suất thổ chi tân,
Mạc phi vương thần.
/ Thi Kinh. Tiểu Nhã. Bắc phong /.
Khắp cả thiên hạ,
Đều là đất vua.
Bến bãi sông, biển,
Ai chẳng vương thần.
B. Sử.
(1).
Tả Truyện.
+ Tuy biểu Sở mao chi lễ, thực hoài Lỗ tửu chi ưu.
Sách
Tả Truyện chép:
~ Tứ niên Xuân.
Tề hầu dĩ chư hầu chi Sư xâm Thái. Thái hội toại phạt Sở.
Sở tử Sứ dữ Sư ngôn viết:
- Quân xử Bắc hải, quả nhân xử Nam hải, duy thị phong [風]
mã ngưu bất tương cập dã, bất ngu (不虞)
chi thiệp ngô địa dã, hà cố?
Quản Trọng đối viết:
- Tích Thiệu Khang Công mệnh ngã tiên quân Thái Công viết:
- Ngũ hầu, cửu bá, nhữ thực (實) chinh chi, dĩ hiệp
phụ (夾輔)
Chu thất, tứ ngã tiên quân lý (履)
Đông chí vu hải, Tây chí vu Hà, Nam chí vu Mục Lăng, Bắc chí vu Vô Đệ.
Nhĩ cống bao mao (包茅) bất nhập, vương tế bất cung, vô dĩ
súc tửu (縮酒).
/ Tả Truyện. Hi Công tứ niên /.
~ Năm thứ 4, mùa Xuân.
Tề
hầu điều động quân chư hầu xâm lăng nước Thái -
Quân nước Thái tan rã lại tiến đánh nước Sở.
Sứ
giả nước Sở nói với (Tướng) chỉ huy quân nước Tề:
-
Ông ở biển Bắc, quả nhân ở biển Nam, 2 bên chẳng dính dáng gì với nhau,
không ngờ ông lại xâm phạm đất tôi, đây là duyên cớ gì vậy?
Quản
Trọng trả lời:
-
Ngày xưa Thiệu Khang Công lệnh cho vua đời trước nước tôi là Thái Công, nói
rằng:
-
Ngũ hầu, cửu bá, ngươi cứ việc đánh để giúp Chu triều, ban
cho tiên quân tôi cai quản ở phía Đông tới biển, phía Tây tới Hoàng
Hà, phía Nam tới Mục Lăng, phía Bắc tới Vô Đệ.
Ông
không tiến cống cỏ bao mao làm thiên tử lúc tế tự không có cái để lược
cặn rượu.
(Phụ chú.
+ Phong mã ngưu.
Trâu, ngựa, con đực con cái dẫn dụ nhau; đây là chuyện nhỏ không đáng
để ý tới, cho nên dùng ở đây để hàm ý chẳng dính dáng gì tới nhau.
+ Bao mao. Súc tửu.
Thời cổ, khi tế tự thì lấy cỏ tranh bó thành từng bó đặt đứng trước đàn
Tế, lấy rượu rót lên trên đầu bó tranh, rượu chảy qua kẽ của bó tranh, xuống
đất, giống như Thần uống rượu.
2 chữ “Sở mao” trong bài Biểu tiến cống của Chiêm Thành ở đây
chỉ “vật tiến cống”.
+ Lỗ tửu.
Sách Trang Tử có câu:
~ Lỗ tửu bạc nhi Hàm Đơn vi.
/ Trang Tử. Khư khiếp /.
~ Rượu nước Lỗ lạt lẽo mà thành Hàm Đơn bị
vây.
Lục Đức Minh chú câu trên viết:
~ Sở Tuyên vương triều chư hầu, Lỗ Cung Công hậu chí nhi tửu bạc.
Tuyên vương nộ, dục nhục chi. Cung Công bất thụ mệnh nãi viết:
- Ngã Chu Công chi dận (胤), trưởng ư chư hầu, hành
thiên tử Lễ, Nhạc, huân (勳) tại Chu thất, ngã tống tửu dĩ thất
lễ, phương thanh kỳ bạc vô nãi đại thậm
Toại bất từ nhi hoàn.
Tuyên vương nộ, nãi phát binh dữ Tề công Lỗ.
Lương Huệ vương thường dục kích Triệu nhi úy Sở cứu. Sở dĩ Lỗ vi sự cố
Lương đắc vi Hàm Đơn - ngôn sự tương do dã, dịch thị cảm ứng.
…………
Hứa Thận chú “Hoài Nam Tử” vân:
- Sở hội chư hầu, Lỗ, Triệu câu hiến tửu ư Sở vương.
Lỗ tửu bạc nhi Triệu tửu hậu, Sở chi chủ Tửu lại (酒吏)
cầu tửu ư Triệu, Triệu bất dữ.
Lại nộ, nãi dĩ Triệu hậu tửu dịch Lỗ bạc tửu tấu chi Sở vương. Dĩ Triệu
tửu bạc cố vi (故圍) Hàm Đơn dã.
/ Kinh Điển Thích Văn. Qu. XXVII.
Trang Tử âm nghĩa Trung. Khư khiếp 10 /.
~ Sở Tuyên vương triều kiến các nước chư hầu,
Lỗ Cung Công tới trễ mà rượu đem tới lại lạt lẽo.
Tuyên vương nổi giận, muốn làm nhục Cung
Công. Cung Cung đã không tuân lệnh mà còn nói rằng:
- Tôi là con cháu
Chu Công - người đứng đầu
trong hàng chư hầu, trông coi việc Lễ, Nhạc cho thiên tử, có công lao lớn với
Chu triều; tôi dâng rượu có thất lễ nhưng rượu mới cất độ lạt cũng không
quá lắm!
Sau đó không từ tạ mà bỏ về.
(Sở) Tuyên vương nổi giận cùng với Tề khởi
binh đánh Lỗ.
Lương Huệ vương vẫn muốn đánh nước Triệu
nhưng sợ nước Sở cứu Triệu. (Bây giờ) Sở bận rộn việc đánh Lỗ nên
Lương Huệ vương được dịp vây thành Hàm Đơn - đây là nói về duyên do của sự việc, mà cũng là lẽ
cảm ứng.
…………
Hứa Thận chú giải sách “Hoài Nam Tử”,
viết:
- Nước Sở hội chư
hầu, nước Lỗ, nước Triệu đều dâng rượu lên vua Sở.
Rượu nước Lỗ lạt lẽo, rượu nước Triệu thì đậm
đà, chức quan trông coi về Rượu nước Sở xin rượu nước Triệu, Triệu không cho.
Chức về rượu nổi giận, tráo rượu
đậm đà của Triệu với rượu lạt lẽo của Lỗ, rồi tâu với vua nước Sở. Vì cớ rượu
nước Triệu lạt cho nên Sở đem quân vây thành Hàm Đơn.
Sau này 2 tiếng “Lỗ tửu” được dùng để chỉ “rượu dở”.
Sau hết, 2 tiếng “Tương, Sở” đề cập trong tờ
biểu văn của Quốc vương Chiêm Thành tức chỉ 2 tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc hiện
nay; 2 tiếng “U, Yên” tức chỉ tỉnh Hà Nam hiện nay.
&
Coi thi văn chữ Hán của Chiêm Thành dẫn trên đây thì rõ giới học thức Chiêm Thành những thời trước cũng tinh thông Hán văn ở một trình độ cao, cho nên
đương thời nếu Chiêm Thành có những sáng tác, những biên soạn về Văn học, Lịch
sử… Đất nước họ bằng Hán văn thì đây không phải là sự kiện lạ! - và chắc chắn là có!
[Có khác chi người Giao Chỉ thuở trước, cũng đọc Hán văn, sáng
tác bằng Hán văn].
Những sáng tác, những biên soạn như vừa nói, nếu có, cũng đã bị Giao Chỉ hủy diệt - nằm trong sách lược tiêu diệt
Văn hóa, không còn gì!
Đáng tiếc, nếu không chúng ta có thêm một số Sử liệu để hiểu rõ hơn về Đất nước, và Con người Chiêm
Thành.
Trung Quốc đô hộ Giao
Chỉ hơn 1 ngàn năm - nói cho chính xác là 1049 năm, bắt đầu từ
năm 111 trước Tây lịch cho tới năm 939 Tây lịch (939 Tl - 111 tr. Tl).
Thế nhưng, những sách của tiền nhân chúng ta viết họ không hủy
diệt, trái lại có khi họ in lại, nếu thấy
có giá trị! Lý do là họ chỉ nhằm đồng hóa người Giao Chỉ, không nhắm
tới sự tiêu diệt.
Một điểm sau cùng có lẽ cũng cần nói ở đây.
Chiêm Thành một mặt phải tiến cống Trung Quốc để nhờ giúp đỡ chống
lại An Nam và mặt kia cũng phải nạp cống An Nam để được yên thân, một cổ mà 2
tròng.
Tuy nhiên, người Chiêm không học tiếng Việt, vì mối thù giữa 2
bên quá sâu nặng; gặp lúc trùng kỳ tiến cống, vào triều, Sứ giả nước này ngồi
bên Đông thì Sứ giả nước kia ở bên Tây, không muốn nhìn mặt nhau (coi ở trước)….
Cũng vậy, ngày trước, khi vào
triều cống, Sứ bộ Giao Chỉ vẫn theo ngã Quảng
Tây để từ đây lên Kinh, vì lẽ đó
Sứ bộ Chiêm Thành xin Trung Quốc vào tỉnh Quảng
Đông để từ đây lên Kinh, để khỏi chạm
mặt nhau, trường hợp cùng lúc vào tiến cống.
(Mở ngoặc:
Về định kỳ triều cống
của Chiêm Thành, Hoàng Tỉnh Tăng đời Minh chép:
~ Kỳ triều cống dĩ tam
tái; kỳ truyền vị thụ hoàng đế chi phong.
Hồng Vũ nhị niên, kỳ chủ
A Đáp A Giả thủ khiển kỳ thần Hổ Đô Man lai triều cống.….
Vĩnh Lạc hậu, kỳ quốc dữ
chư quốc giai lai triều cống, thủy định mỗi tam niên nhất lai.
/
Tây Dương Triều Cống Điển Lục.
Qu. Thượng. Chiêm Thành /.
~ Việc triều cống của nước
này cứ 3 năm 1 kỳ; việc truyền vị ngôi vua của nước này thì thụ phong từ hoàng
đế.
Năm thứ 2 Niên hiệu Hồng
Vũ, vua A Đáp A Giả nước này đầu tiên sai bề tôi là Hổ Đô Man tới triều cống….
Sau niên hiệu Vĩnh Lạc,
nước này và các nước đều tới triều cống, (chừng
đó) mới bắt đầu ấn định 3 năm triều cống một lần.
Thế nhưng, vì tình
thế cấp bách thường xuyên, bị An Nam tấn công, xâm lăng, do đó mà không chờ
tới kỳ cống Chiêm Thành vẫn vào tiến cống Trung Quốc liền liền để cầu cứu.
(KỲ 20)
Bộ Minh Sử chép:
~ Chính Thống nguyên
niên.
Quỳnh Châu tri phủ Trình
Oanh ngôn Chiêm Thành tỉ niên (比年) nhất Cống, lao phí (勞費) thực đa, khất như Tiêm
La chư quốc, lệ tam niên nhất cống.
Đế thị chi, sắc kỳ Sứ
như Oanh ngôn.
/ Minh
Sử. Qu. CCCXXIV. Ngoại Quốc 5. Chiêm Thành
/.
~ Năm đầu Niên hiệu Chính
Thống.
Tri phủ Quỳnh Châu Trình
Oanh nói Chiêm Thành cứ mỗi năm mỗi vào Cống, nhân lực và tài
khoản bỏ ra cho việc này thực nhiều, xin y
theo như lệ của các nước như nước Tiêm La 3 năm vào cống 1 lần.
Vua cho là phải, ra sắc
chỉ cho Sứ giả Chiêm Thành làm như lời trình của Trình Oanh.
Quan Tri phủ Quỳnh Châu Trình Oanh than phiền việc Chiêm Thành cứ mỗi năm mỗi đến triều cống làm triều đình phải điều động nhân lực, và còn phải dành ra 1 tài khoản, cho việc phục dịch Sứ bộ lên Kinh, vì vậy Trình Oanh xin qui định 3 năm 1 lần cống.
Vua thuận theo, thế nhưng Chiêm Thành vẫn cứ tới liền
liền.
11 năm sau, năm 1446, Sứ giả Chiêm Thành tới
triều thì triều đình hỏi Sứ giả về việc này:
~ Tiên thị định tam niên nhất cống chi lệ, kỳ Quốc bất
tuân.
Cập cật (詰), kỳ Sứ giả tắc vân tiên vương dĩ thệ (逝) nhi sắc vô tồn, cố bất tri
thử lệnh.
/ Minh
Sử. Qu. CCCXXIV. Ngoại Quốc 5. Chiêm Thành
/.
~ Trước đây qui định 3 năm
triều cống 1 lần, nhưng Nước này không tuân theo.
Chừng hỏi Sứ giả nước này
về sự việc thì Sứ giả nói rằng vua đời trước đã chết, sắc chiếu về việc này
(cũng) không còn, cho nên không hay biết lệnh này).
Do đó, người Chiêm học chữ Hán một mặt để giao tiếp với Trung Quốc, một mặt nhằm giao tiếp với một nước thù địch qua một ngôn ngữ trung gian mà 2 bên đều rành, tránh dùng ngôn ngữ của kẻ thù.
&
Trở lại với ông Tạ Chí Đại Trường.
Không truy
tận gốc, chỉ trích dẫn lại từ người khác, cho nên, ông Tạ Chí Đại Trường có
những lúc đã sai một cách thảm hại, sai “rất kỹ”.
Lấy một vài
thí dụ:
Ông Tạ Chí
Đại Trường viết:
~ “Năm Đại Thông thứ 11 (Hậu Tề, 537) có chiếu bắt buộc một
mạch ăn một trăm mà dân không chịu”.
/ Sử Việt
Đọc Vài Quyển. IV. Tiền bạc, Văn Chương và Lịch Sử - tr. 180 /.
Những cái SAI của ông Tạ Chí Đại Trường:
(1). Trong Lịch sử Trung Quốc không có một triều đại nào là “Hậu
Tề” hết!
Thời kỳ gọi là Nam - Bắc
Triều (420 - 589) có 2 triều Tề,
một ở miền Nam mà Sử học Trung Quốc gọi
là Nam Tề (479 - 502), và một ở
phương Bắc là Bắc Tề (550 - 577).
(2). Đại Thông là Niên hiệu
của Lương Vũ đế Tiêu Diễn (464 - 549; tại vị: 502 - 549) - người khai sáng triều Lương (502 - 557).
Niên hiệu này chỉ trải 2 năm
và 7 tháng - từ tháng
3 năm 527 tới tháng 10 năm 529.
Và như vậy, năm (“537”) Tạ Chí Đại Trường ghi chú trong ngoặc đơn
rồi chẳng khớp vào đâu: Nam Tề chẳng
hợp, mà Bắc Tề cũng chẳng khớp, nếu nói triều
Tề.
Nếu năm 537 là
năm 11 Niên hiệu Đại Thông như Tạ Chí
Đại Trường ghi, nguyên niên của Niên hiệu này là năm 527, tức phù hợp với năm thứ nhất Niên hiệu Đại Thông của Lương
Vũ đế.
Bây giờ cứ cho là Tạ Chí Đại
Trường nói lộn đi, Niên hiệu kể trên là của Lương Vũ đế, nếu vậy thì Tạ Chí Đại Trường giải thích ra sao về cái
năm thứ 11 này? - Vì như đã dẫn ở trên, Niên hiệu Đại Thông này chỉ có 2 năm và 7 tháng!
Tiếp đến, cứ cho là in ấn sai mà năm
thứ 1 thành năm thứ 11, và năm 527 thành 537 thì
rốt cục Niên hiệu này cũng không là của triều
“Hậu Tề”, một triều đại không từng có trong Lịch Sử Trung Quốc, chỉ có qua
cái Học chưa tới, Vấn chưa thông, hoặc là do sự cẩu thả, làm việc không có
phương pháp, không tra cứu của Tạ Chí Đại Trường.
Kết lại, nói xuôi / nói ngược, nói tới / nói lui, nói chiều nào đi nữa, Tạ Chí Đại Trường cũng
SAI cả!
Sau hết, tôi không rõ Tạ Chí Đại Trường đọc từ đâu ra được cái triều Hậu Tề, cho đến cái Niên hiệu Đại Thông của cái
triều đại lạ lùng này và cái năm thứ 11
(năm 537) của cái Niên hiệu này?
Tiếp đến, ở một đoạn
khác, ông Tạ Chí Đại Trường viết:
-
“Lí có nguồn gốc Trung Quốc đã là điều khẳng định
bình thường với người có đọc sách ngày nay từ khi quyển Lí
Thường Kiệt của Hoàng Xuân Hãn ra đời năm 1949. Trần
cũng vậy”.
/ Sđd.
VII. Các Trung Tâm Quyền Lực Trong Lịch Sử Việt Nam. Tr.316 /.
Minh Di:
Té
ra rằng… trước năm 1949 chẳng có“người có đọc sách ngày nay” nào
biết được Lý Công Uẩn và người kiến lập triều đại Trần thuộc gốc Hoa.
Tôi chưa đọc cuốn “Lý Thường Kiệt” của Hoàng Xuân Hãn cho
nên không rõ ông này dẫn từ đâu để nói Lý Công Uẩn người Hoa? Trừ phi ông ta
dẫn các sách tiếng Miên và tiếng Lèo… thì tôi đây không biết, còn như nếu ông
ta dẫn những điều này từ các sách Hán văn thì lại té ra một điều nữa là “chỉ có” ông họ Hoàng tên Xuân Hãn là đọc
được chữ Hán, và nhờ ông ta dịch ra “người có đọc sách ngày nay” mới biết được điều mà Tạ Chí Đại Trường cứ tưởng - theo cái kiến thức rất hạn hẹp của ông ta về Cổ sử, là nếu không có ông họ Hoàng, tên
Xuân Hãn, này thì những “người có đọc sách” - và
ở lãnh vực chuyên môn là giới nghiên cứu Sử học, rồi mãi mãi mờ mịt trong “vô tri”, theo như “lời ca”, mà không biết mình ca cái chi, của ông Tạ Chí Đại Trường!
[Ghi chú sau này.
Trước đây,
năm 2007, khi viết bài phê bình này, tôi không có cuốn “Lý Thường Kiệt” của Hoàng Xuân Hãn.
Tới năm 2012 tôi mượn được cuốn sách kể trên
của một người quen, đem từ Việt Nam khi qua Úc đoàn tụ gia đình (khoảng 1991,
1992 gì đó).
Đọc cuốn “Lý Thường Kiệt” tôi không ngờ Hoàng Xuân Hãn bất thông Hán văn - những Sử liệu ông ta dùng để viết cuốn sách
này là những sách Hán văn dịch ra Pháp
văn.
Lại điều không ngờ nữa, Hoàng Xuân Hãn đã lập lờ đánh lận làm như ông ta tham
khảo trực tiếp bản Hán văn. Chuyện đánh lận này của Hoàng Xuân Hãn tôi đã trưng dẫn rất rõ trong bài phê bình cuốn
“Lý Thường Kiệt”, với những chứng cứ
không thể chối cãi được!
Ở thời
buổi INTERNET như ngày nay, một bài viết đã
lên diễn đàn thì chỉ vài phút sau
cả Thế giới đều hay biết, cho nên chuyện đánh
lận như kiểu Hoàng Xuân Hãn, và
của một số tôi phê bình gần đây, như Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Chính…., thiên
hạ cũng hay, cũng biết rất mau chóng,
không gạt thiên hạ được lâu như Hoàng
Xuân Hãn đâu, đừng có mà ngây thơ điên đảo mộng tưởng!
Tạ Chí Đại
Trường đã đọc 2 bài tôi phê bình cuốn
“Lý Thường Kiệt” , chắc hẳn là vậy!].
&
Ông Tạ Chí Đại Trường hãy đọc những giòng sau đây:
Phạm Thành Đại (1126 -
1293) thời Nam Tống (1127 - 1279) viết:
~ Bất năng
tạo chỉ, bút, cầu chi tỉnh địa.
Kỳ nhân
thiểu thông văn mặc, Mân nhân phụ hải bạch (海舶) vãng giả tất hậu ngộ
chi - nhân mệnh chi quan, tư dĩ quyết sự. Phàm văn di ngụy, loạn, đa
tự du khách xuất! Tương truyền kỳ tổ Công Uẩn dịch bản Mân nhân.
/ Quế Hải
Ngu Hành Chí. Chí Man /.
~ Dân xứ này không chế
được giấy, bút, những thứ này đều kiếm ở tỉnh địa chúng ta!
Xứ này ít người thông
chữ nghĩa, người Phúc Kiến đi biển qua thì chắc chắn họ đối đãi rất hậu - rồi nhân đó cho làm
quan, được tham dự và quyết đoán công việc. Nói chung công văn viết sai văn
pháp và lộn xộn phần lớn rồi từ đám du khách này mà ra!
Tương truyền Công Uẩn,
người khai sáng triều đại này, vốn cũng là người Phúc Kiến.
Những giòng trên đây
viết vào năm 1173. Ở đây, Phạm Thành
Đại nói “tương truyền” tức việc này
đã được đề cập trước ông đã lâu, không phải vào năm 1173.
+ Tập “Quế Hải Ngu Hành Chí” là một trong những tác phẩm quan trọng về Giao Chỉ. Tác giả Phạm Thành Đại ngoài là một học giả còn là thi nhân lớn cuối thời Nam Tống.
Về họ Trần, Chu Mật (1232 - 1298) viết:
~ An Nam quốc
vương Trần Nhật Cự [14] bản Phúc ChâuTrường Lạc ấp nhân,tính danh vi Tạ Thăng
Khanh.
/ Tề Đông
Dã Ngữ. Qu. XIX. An Nam Quốc vương
/.
~ Quốc vương An Nam Trần
Nhật Cự [14] vốn là người ấp Trường Lạc, Phúc Châu, họ và tên là Tạ Thăng
Khanh.
Chú thích số [14] ghi:
~ An Nam
quốc vương Trần Nhật Cự giả, “Cự” (炬) nguyên tác “Chiếu” (照), cứ “Tống Sử” Quyển
tứ nhị “Lý tông kỷ” Nhị, quyển tứ bát bát “Giao Chỉ truyện” cải.
~ Quốc vương
An Nam Trần Nhật Cự, chữ “Cự” [炬] nguyên viết là chữ “Chiếu” [照], (nay) y cứ “Tống Sử” - Qu. XLII,
“Lý tông kỷ” 2, Qu. CDLXXXVIII, “Giao
Chỉ truyện” mà sửa lại.
Trữ Nhân
Hoạch (? - ?) vào sơ kỳ Thanh triều (1644 - 1911) viết:
~ Nhất Chi Mai (一枝梅).
Giao Chỉ
quốc vương nguyên (原) tính Trần thị.
Hậu hữu
Giang Tây Lê Quí Li ấu thời thương phân (商販) kỳ quốc, đăng ngạn
thời kiến sa thượng hữu cú vân: - Quảng hàn cung lý nhất
chi mai.
Li hậu dần
duyên (夤緣) đắc quan.
Nhất nhật
Trần vương tỵ thử ư Thanh Thử Điện (清署殿), đình hữu quế (桂) thiên thụ. Vương xuất đối viết:
~ Thanh Thử Điện tiền thiên thụ quế.
Quần thần
giai vị đối, Li ức sa thượng sở kiến, toại dĩ đối chi.
Vương đại
kinh viết:
~ Tử hà dĩ
tri ngã cung sự?
Quí Li dĩ
thực cáo,vương viết:
~ Thử
thiên số dã!
Cái vương
hữu nữ danh Nhất Chi Mai, kiến Quảng Hàn Cung dĩ xử chi.
Toại phối
chi.
/ Kiên Hồ
Tập. Ngũ Tập. Qu. IV. Nhất Chi Mai
/.
~ Một cành mai.
Quốc vương
Giao chỉ nguyên họ Trần.
Về sau có Lê
Quí Li người tỉnh Giang Tây thuở nhỏ đến nước này buôn bán, lúc lên bờ thấy
trên bãi cát có một câu: ~ Quảng Hàn cung
ấy một cành mai.
Sau nhờ lân
la quen biết người này người kia mà (Quí Li) được một chức quan.
Một ngày kia
vua Trần nghỉ mát ở Điện Thanh Thử, trong sân Điện có ngàn cây quế.
Vua Trần ra
câu đối:
~ Thanh Thử Điện kia ngàn gốc quế.
Các quan đều
chưa kịp đối, (Quí) Li chợt nhớ câu trên bãi cát, liền lấy câu này đối lại.
Vô cùng kinh
ngạc, vua hỏi:
~ Sao ông
lại biết việc trong cung của ta?
Quí Li tình
thực thưa lại sự việc, vua nói:
~ Đây là số
trời!
Số là
vua có người con gái tên Nhất Chi Mai, xây cung (đặt tên là) Quảng Hàn cho ở.
Do đó gả cô
con gái này cho Quí Li.
[Chú thích.
+ Lê Quí Li.
Khi cướp
ngôi của họ Trần Lê Quí Ly đổi lại họ Hồ, lấy Quốc hiệu là Đại Ngu (大虞).
Lê Quí Li
tự nhận mình là con cháu của Ngu Thuấn, một vị Đế thời tối cổ của Trung Hoa.
Chu Vũ
vương diệt Thương triều, phong con cháu Ngu
Thuấn là Hồ Công Mãn (胡公滿) ở đất Trần, Lê Quí Li nhân đó mới đổi lại họ Hồ.
(Tham
khảo:
Thông Chí. Qu. XXVI. Thị tộc lược 2. Dĩ Quốc vi Thị).
Về Quốc hiệu Đại Ngu (大虞) nói trên của Hồ Quí Li tôi có một kỷ niệm thực khó phai mờ. Năm lớp 5 tôi học Sử với một thầy tên Dậu (tôi không còn nhớ tên họ của thầy là gì?).
Vốn ghét
Hồ Quí Li, khi dạy tới triều Hồ, giải
nghĩa Quốc hiệu “Đại Ngu” trên đây,
thầy Dậu nói với bọn con nít chúng tôi như sau:
- Quốc hiệu mà đặt là Đại
Ngu thì các em thấy Hồ Quí Li ngu như thế nào!
Chữ “ngu” (愚) là ngu ngốc, về Hán
tự, viết khác chữ “Ngu” trong Quốc
hiệu Đại Ngu! Thầy Dậu vì không biết Hán văn nên giảng quá sai lạc và tức cười,
nhưng cũng không kém phần tai hại, như vậy!
Sau này lớn lên học chữ Hán, đọc Sử tôi mới biết chữ “NGU” đây nhằm chỉ vua Thuấn, ông vua hiền năng thời tối cổ của Trung Quốc.
Đúng là
một sự trùng hợp, thời xưa con cháu đế Thuấn được phong ở đất Trần, bây giờ Lê Quí
Li cướp ngôi của họ Trần ở Việt Nam!
(KỲ 21)
Thời nay ở
chốn “vu xứ” này bỗng nảy ra vài ba ông ngè Tây học, hoặc nói
theo bây giờ là ông “tiến sĩ”, chẳng biết Hán văn lại quờ quạng viết ẩu, bàn loạn về Lịch sử cổ, Văn hóa cổ
Việt Nam và Trung Hoa, để rồi viết bậy viết bạ những điều không sao tưởng ra
nổi!
Mấy ông
“ngè” này cứ tưởng cái bằng của mấy ông to lắm, thiên hạ nghe phải khiếp vía!
Tôi cũng
khiếp vía, nhưng khiếp vía vì cái dốt
của mấy ông “ngè” Tây học này!
+ Kiên Hồ Tập (堅瓠集).
Danh xưng “Kiên
Hồ Tập” lấy từ một ngụ ngôn
trong sách “Hàn Phi Tử”.
Hàn Phi (280
- 233 tr. Cn) viết:
~ Tề hữu cư sĩ Điền
Trọng giả, Tống nhân Khuất Cốc kiến chi, viết:
~ Cốc văn tiên sinh chi
nghĩa, bất thị nhân nhi thực, kim Cốc
hữu thụ hồ chi đạo, kiên như thạch, hậu nhi vô khiếu, hiến
chi.
Trọng viết:
~ Phù hồ sở quí giả, vị kỳ khả dĩ thành (盛) dã. Kim hậu (厚) nhi vô khiếu (竅), tắc bất khả phẫu dĩ thànhvật; nhi nhiệm trọng như kiên thạch
tắc bất khả dĩ phẫu nhi dĩ châm (斟), ngô vô dĩ hồ vi dã.
Viết: ~ Nhiên, Cốc tương
khí chi!
Kim Điền Trọng bất thị
nhân nhi thực dịch vô ích nhân chi Quốc,
dịch kiên hồ chi loại dã!
/ Hàn Phi Tử Tập Giải. Qu. XI. Ngoại Trừ Thuyết. Tả Thượng đệ 32 /.
~ Nước Tề có
cư sĩ Điền Trọng, người nước Tống là Khuất Cốc tới gặp ông và nói:
- Cốc tôi nghe nói tiên sinh là người nghĩa khí, không ăn bám người khác, Cốc tôi đây có
giống bầu cứng như đá, dày chắc mà
đặc ruột, xin biếu tiên sinh.
Điền Trọng
nói:
~ Trái bầu quí ở chỗ có thể dùng làm vật chứa. Bây giờ trái bầu (của ông) dày, cứng mà ruột không rỗng thì không thể
xẻ khoét để chứa đựng; lại cứng như
đá thì rồi không thể xẻ khoét để đựng
nước, đựng rượu, tôi không làm gì được với thứ bầu này.
(Khuất Cốc)
nói:
~ Nếu vậy
Cốc tôi sẽ bỏ giống bầu này đi!
Bây giờ Điền
Trọng không nương dựa người khác để ăn thì cũng có khác chi Quốc gia mà không làm điều lợi ích cho
con người, cũng như loại bầu cứng đặc
ruột vậy!
(Phụ chú.
Tiếng “Cư sĩ” trong đoạn trên chỉ người có học
thức mà không ra làm quan).
Tác giả của “Kiên Hồ Tập” là Trữ Nhân Hoạch, học giả sơ kỳ Thanh triều (1644 - 1911).
Ông có tên Hiệu là Giá Hiên,cho nên cũng được học giới gọi
là Trữ Giá Hiên.
- “Kiên Hồ Tập” là tên
của một Tổng tập Bút ký gồm 6 Tập,
mỗi Tập có một tên gọi riêng:
(1). Kiên Hồ Tập. Tập này lại phân 10 Tập, từ Thủ Tập (Tập Đầu) đến Thập Tập, và phân đều mỗi Tập gồm 04 Quyển, cộng tất cả 40 Quyển.
(2). Kiên Hồ Tục Tập. 04 Quyển.
(3). Kiên Hồ Quảng Tập. 06 Quyển.
(4). Kiên Hồ Bổ Tập. 06 Quyển.
(5). Kiên Hồ Bí Tập. 06 Quyển.
(6). Kiên Hồ Dư Tập. 04 Quyển.
Cộng 6 Tập, được tất cả
66 Quyển.
Nội dung “Kiên Hồ Tập” rất phong phú, tự thuật
bao quát rất nhiều lãnh vực, như Kinh,
Sử và Thi văn, Nhân vật, Phong tục
Tập quán, ẩm thực, Danh lam Thắng cảnh….
Lấy 2 chữ “KIÊN HỒ” đặt tên tựa Sách Trữ Nhân
Hoạch có ý khiêm tốn là Bút ký
của mình vốn không có ích lợi gì về mặt thực tế.
Đề tựa cho “Kiên Hồ. Tam Tập”, Mao Tông Cương (1632 - 1710 ?), Phê bình gia tiếng tăm
trong lãnh vực tiểu thuyết sơ kỳ Thanh triều, có đoạn viết:
- “…. Cố thư thành nhi thủ
nghĩa ư vật chi vô dụng như kiên hồ
giả dĩ danh kỳ biên”.
- “…. Cho nên sách viết xong thì lấy ý nghĩa của một vật vô dụng như trái bầu cứng, đặc mà đặt
tên cho tập sách của mình”.
Năm sinh, năm tử đích xác của Trữ Nhân Hoạch cho đến nay vẫn chưa truy cứu ra.
Cuối bài đề Tựa đã dẫn trên Mao Tông Cương
ghi:
- “Đồng học Kiết Am Mao Tông Cương,
Tự Thủy Thị, mạn đề”.
-
“Bạn đồng học, Kiết Am Mao Tông Cương, Tự là Thủy Thị, tùy tiện
đề (mấy giòng)”.
Bạn đồng học của Trữ Nhân Hoạch, Mao Tông Cương, sinh năm 1632:
+ Cứ đó thì có thể suy đoán Trữ Nhân Hoạch sinh trong khoảng năm
1630 tới 1632 - hoặc trễ lắm là trước, sau năm 1635 một chút].
Những ghi chép như loại dẫn trên về nguồn gốc, tịch quán của một vài nhân vật lịch sử Việt Nam cổ thư tịch Trung Quốc ít nhiều có ghi chép, nếu có hứng thú với Cổ sử học người đọc được Hán văn có thể tìm thấy tương đối dễ dàng.
Tạ Chí Đại
Trường cũng rõ là tiền nhân ta viết
chữ Hán, đọc Hán tự, và rồi cho đến cả nhiều “người
có đọc sách ngày nay” cũng đọc được Hán văn - và đọc tới nơi tới chốn chứ không phải lõm bõm như họ Hoàng tên
Xuân Hãn.
Không lẽ là “những người đọc sách mấy trăm năm trước”
rồi không biết tới điều mà một kẻ
“hậu bối” như Hoàng Xuân Hãn biết? tiền nhân không viết, không nói ra đó thôi!
Tạ Chí Đại
Trường rồi quá tâng bốc Hoàng Xuân Hãn, quá, tới độ lố bịch!
Cũng như có lần ông Tạ Chí Đại Trường lấy làm tiếc, có lẽ là rất tiếc, khi không được có cái hân hạnh quen biết tiến sĩ Cổ sử học người Mỹ là Keith Weller Taylor - tác giả cuốn “The Birth of Vietnam” rất nổi tiếng, nổi tiếng vì cái kiến thức Cổ sử Việt Nam và Trung Hoa quá tệ của ông tiến sĩ cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam.
Có một lúc,
có 1 số ông bà khoa bảng Việt Nam ở hải ngoại đã ồn ào ca tụng, tâng bốc Keith
Weller Taylor mà chẳng ông nào, bà nào biết rõ mình ca tụng cái chi nữa!
Trong Tập san Văn Lang, Số 3 ~ tháng 6 / 1992, Tạ Chí Đại Trường có một
bài viết có tựa đề “Những hoàng đế điền chủ
đại việt (thế kỷ X - XIV)”.
Ngay dưới tên ông -
Tạ Chí Đại Trường -
ông ghi mấy giòng như sau:
- “Tặng ông Keith Weller Taylor (1).
Không được hân
hạnh quen biết”.
Và ở Cước chú ghi số (1) trên đây Tạ Chí Đại
Trường cho biết:
“1. “Tham dự hội thảo “Tìm hiểu lịch sử Việt nam” từ 7
đến ngày 12 - 1 1991 tại thành phố Hồ Chí Minh (Phỏng vấn của Tuổi trẻ chủ nhật
số 3 / 91 ngày 20 – 1 -1991)”.
Ông Tạ Chí Đại Trường (hình như là Cao học, hay tiến sĩ Sử học chi đó) thì như vậy!
Ông
tiến sĩ Sử học Phạm Cao Dương thì trích dẫn ào
ào cuốn “The Birth of Vietnam” trong bài một bài viết tựa là “Góp phần Nhận định Về Sự Du Nhập Nho Giáo Vào VN Dưới Thời Bắc
Thuộc”, mà
trích dẫn những cái sai - và sai nặng, mới chết người
đọc không rành về Cổ sử, và người chết trước hết là ông tiến sĩ Sử học Phạm Cao
Dương!
Vốn liếng về Cổ sử Việt Nam và Trung Hoa ông chẳng có
tôi tới chẳng rõ ông tiến sĩ Phạm Cao Dương rồi “Góp phần” với cái gì đây? “nhận định” theo cái ngã nào đây? - Hỡi ơi!
K W Taylor viết trong “The Birth of Vietnam” như sau:
“Lieu
Huu Phuong was from Giao Province. To go from Giao to Ch’ang-an in T’ang times,
it was usual to embark and sail 250 miles downriver and along the coast to Sea
Gate, the port in western Kuang-tung where the land route began. From there to
the capital, a horse would have had cover 1,200 miles”.
Dịch văn:
“Liêu Hữu Phương vốn gốc ở Giao châu. Vào thời Đường,
muốn đi từ Giao châu tới Trường An thường là phải đi thuyền xuôi giòng sông và
lần theo bờ biển qua 1 đoạn thủy lộ dài 250 dặm tới Hải Môn, hải cảng ở mặt tây
Quảng-đông, nơi mà đường bộ bắt đầu. Từ đó tới kinh đô, đi ngựa thì phải trải
qua 1 đoạn đường là 1,200 dặm”.
Và như vậy, như đoạn văn trên của ông tiến sĩ Cổ sử học K W Taylor, vào thời Đường đoạn đường từ Giao châu tới thành Trường An, Kinh đô Đường triều xa:
250 dặm + 1,200 dặm =1,450
dặm.
Chữ “dặm” ở đây, Anh ngữ là “mile”, người Việt chúng ta thường gọi
là “dặm Anh”, để phân biệt với “dặm Tàu” (lý).
Dặm
Anh tính SI [Système International] = 1.60934 cs - tính tròn là 1.609 cây số.
Vậy
khoảng cách Giao châu – Trường An thời Đường, theo K W Taylor, xa:
1,450 dA x 1.609 cs = 2,333.05
cs - tính cho tròn là 2,333 cây số.
Không
rõ K W Taylor đã lấy số liệu trên đây từ đâu? không thấy ông tiến sĩ ghi xuất
xứ!
Con đường đâu có gần vậy ông tiến sĩ Taylor!
Tôi
không nghĩ đoạn đường Giao châu – Trường An thuở đó lại có thể gần tới
vậy!
Đoạn
văn trên đây của Taylor nằm trong phần có tiêu đề:
~ “T’ang-Viet Society, (Xã hội Đường-Việt),
Economy and Culture”. (Kinh tế và Văn hóa).
Và
phần trên đây là 1 phần trong Chương 5 cuốn “The Birth of
Vietnam”, đó là Chương có tựa đề “The Protectorate of An-Nam” (An
Nam Đô Hộ Phủ).
~
Chương “An Nam Đô Hộ Phủ” trải từ trang 166 tới trang 221; trong suốt 56
trang của Chương này ông tiến sĩ Sử học, và là Sử học cổ, đã đề cập bộ Chính sử
đời Đường là bộ “Cựu Đường Thư” - mà ông ta ghi tắt theo phát âm Quốc
ngữ [tức Phổ thông] của Hoa ngữ là CTS
(Chiu T’ang Shu), đâu đó tôi đếm được tất cả 24 lần ở phần
cước chú cuối mỗi trang.
(Phụ chú.
Ở đây K W Taylor dùng Hệ
thống ký âm Hoa ngữ Thomas Francis Wade
(1818 - 1895), là hệ thống ký âm tiêu chuẩn vẫn được học giới Tây phương sử
dụng tới hiện nay.
Thomas Francis Wade là
giáo sư Hoa ngữ tại Đại học Cambridge từ năm 1888).
Thế nhưng, có điều hết sức là khó hiểu, nói khác đi, tôi có điều thắc mắc:
Nếu như Keith Weller Taylor có đọc Bộ “Cựu
Đường Thư” thế thì tại sao, tại sao,
ông tiến sĩ Cổ Sử lại không biết đoạn
đường “Giao châu – Trường An” vào thời Đường là bao xa? Nói rõ hơn là tại
sao ông ta lại không biết là ngay trong “Cựu
Đường Thư” có một đoạn chép về An Nam Đô Đốc Phủ, và chép rất rõ như sau:
~ An Nam Đô Đốc Phủ……
chí Kinh sư thất thiên nhị bách
ngũ thập tam lý.
/ Cựu
Đường Thư. Qu. XLI. Địa lý chí 4 /.
~ An
Nam Đô Đốc Phủ…… (từ đây) tới Kinh sư là 7 ngàn 2 trăm 5 mươi 3 dặm.
Kinh sư (Kinh đô) nói ở đây tức chỉ thành Trường An, Thủ đô của Đường triều.
Để
tôi nói luôn cho ông tiến sĩ Sử học Keith Weller Taylor, và những ông / bà Việt
Nam dạy Sử học mà “chỉ có cái bằng cấp” thôi mà phục ông tiến sĩ K W Taylor sát đất
rõ:
1 dặm
thời Đường (618 - 907) tính ra Hệ thống SI
= 559.8
m, tức 0.5598 cs (km).
Vậy, 7,253 dặm (lý) = 7,253 x 0.5598 m = 4,060.2294 km, tính tròn số là 4,060 cây số.
Và
như vậy, so với khoảng cách ông tiến sĩ K W Taylor đã chỉ đưa ra khơi khơi thì sự sai biệt ở đây cũng khá:
4,060 cây số - 2,333 cây số = 1,727 cây số.
Ông tiến sĩ Phạm Cao Dương đã trích dẫn đoạn đường nêu trên của K W Taylor trong bài “Góp phần nhận định về sự du nhập Nho giáo vào VN dưới thời Bắc thuộc” và không có 1 mảy thắc mắc là đoạn đường “Giao Châu - Trường An” này từ đâu mà ra? - ở Sách nào? Quyển thứ mấy? ở Mục nào, Phần nào của Sách nào? Hỡi ơi!
Trưng
dẫn ở đây một thí dụ, trong rất nhiều thí
dụ, trong cuốn “The Birth of Vietnam”
của K W Taylor để cho thấy cái lối làm
việc không phải thiếu mà là không có khoa học chút nào của ông ta - chưa nói tới sự lập lờ của Taylor khi dẫn
Sử liệu Hán văn, từ đó mà thấy cái kiến
thức lem nhem của ông tiến sĩ về lãnh
vực Cổ sử.
Keith Weller Taylor đưa ra một con số khơi khơi, không trưng ra xuất xứ của con số được nêu ra đó, vậy mà ông tiến sĩ Phạm Cao Dương lại cứ thế
mà tin, mà dẫn theo!
Ông Lê Thọ Giáo ở Mỹ cũng ồn ào không kém, giới thiệu:
Tại miền Đông Hoa kỳ, G.S. Huỳnh Sanh Thông chủ biên tạp
chí The Viet Nam Forum, dưới sự bảo trợ của Council on Southeast Asia Studies,
thu hút sự đóng góp đáng kể của nhiều học giả lỗi lạc về Việt Nam như Keith Taylor, David Haines, John
Whitmores…
/ VĂN
LANG. Tập San Nghiên Cứu Việt Học. Số 4 Tháng 12. 1992. tr. 12, 12 /.
Dĩ nhiên, tôi không nói giữa hư không, nói không có chứng cứ, cũng không nói quá về Keith Weller Taylor, vì tôi đã viết 2 bài phê bình chỉ ra rất rõ cái lơ mơ, cái kém cỏi của ông ngè Mỹ này về Cổ sử với những chứng cứ rành rành, không chạy vào đâu được!
Sau 2 bài phê bình Keith Weller Taylor tận tình của tôi có lẽ rồi ông Tạ Chí Đại
Trường đã bỏ đi cái lòng hăm hở muốn có được cái “hân hạnh quen biết” ông tiến sĩ lỗi, lạc tên
Keith Weller Taylor! Nếu không, Tạ Chí Đại Trường rồi cũng thành “lỗi, lạc” luôn!
Và,
các ông….
Tóm lại, tôi muốn nói ở đây là mấy ông Việt Nam dạy Sử trích dẫn mấy ông Tây viết về Cổ sử Việt Nam, Trung Hoa mà mấy ông không có vốn Hán văn khả quan thì mấy ông có khác chi giao mạng cho những người chẳng hiểu bao nhiêu về Cổ sử Việt Nam và Trung Hoa, chưa nói là có nhiều điều viết bậy, viết sai, như Keith Weller Taylor đây.
&
(KỲ 23)
Bài
viết này cũng là một câu trả lời cho một số
khoa bảng Tây học cứ nghĩ rằng có thể tin tưởng dẫn dụng sách vở Tây phương, và
nhất là những bản dịch từ Hán qua Việt ở bên kia bờ hiện nay, viết về Cổ
sử Việt Nam và Trung Hoa.
2 năm trước, và mấy
tháng trước đây thôi, có vài kẻ biện hộ cho việc nghiên cứu cổ sử Việt Nam cũng
như Trung Hoa nói riêng, Cổ học nói
chung, qua các tài liệu của những người Tây phương. Biện hộ này, suy cho cùng,
chỉ là biện hộ cho sự yếu kém của họ
về Hán văn để có thể đọc tận nguồn
vấn đề họ nghiên cứu! Và “cùng” tới nữa điều này cũng xuất từ lòng tự ái, để từ sự tự ái này họ lên tiếng công kích
tôi! Rất tiếc, họ nói mà chẳng biết mình nói cái chi! Họ lấy cái sở đoản của
bản thân hòng đối lại cái sở trường của người, thất bại, đuối lý cũng là chuyện
dễ hiểu!
Tôi phải tạm ngưng bài “Nam biên” để viết bài này, vì theo tôi biết thì hiện nay cũng có khá nhiều người, chuyên môn và không
chuyên môn, đã mua bản dịch bộ Sử kể trên!
Ở đây, tạm thời tôi chỉ trưng dẫn một số sai lầm, và là những sai lầm rất căn
bản mà một người học Hán văn
thực sự không bao giờ sai, đủ để cho mọi người - nhất là mấy ông, mấy bà
khoa bảng Tây học Việt Nam, xóa tan đi “cái ảo tưởng” về khả năng và trình độ
của những kẻ được gọi là “nghiên cứu Hán Nôm” trên vùng “đỉnh cao” ở phía “bên kia bờ” hiện nay trong lãnh vực Cổ sử học nói riêng, và Cổ học
nói chung!
Tôi nhớ trước năm 75 ở
miền Nam VN ông tu sĩ Thiên Chúa giáo Thanh
Lãng có soạn một cuốn văn học sử, trong đó trích dẫn loạn những gì dân cư ở vùng “đỉnh cao” viết - và có 2 ông nọ (tôi không còn nhớ tên) cũng viết 1 cuốn sách, và cũng trích dẫn những đoạn y như vậy! Thế là
ông tu sĩ Thanh Lãng lôi hai ông kia ra tòa
vì tội “đạo văn” của ông ta.
Ra
tòa, 2 ông kia thưa tòa rằng ông ta (tu
sĩ Thanh Lãng) leo lên tận “đỉnh
cao” mà lấy những thứ đó, chúng tôi cũng leo lên đó mà lấy, sao lại gọi
chúng tôi là “đạo văn” của ông ta
được! Thế là ông tu sĩ Thanh Lãng thua kiện!
Hỡi ơi, vùng “đỉnh
cao” kia, nhìn lại, rồi chỉ là cõi “vô hà hữu”!
Tôi lấy trường hợp Hoàng Xuân Hãn trong cuốn “Lý Thường Kiệt”.
Về địa giới
Giao Chỉ và Tống triều, Hoàng Xuân Hãn viết:
“Một nơi quan-trọng thuộc trại Vĩnh-bình. Sách LNĐĐ chép : “Trại
Vĩnh-bình kề Giao-chỉ, chỉ cách bằng một con sông mà thôi. Phía bắc sông có trạm Giao-chỉ (ở đất
Tống). Phía nam sông có đình Nghi-hòa. Đều là
chỗ để buôn bán trao đổi, do chúa trại Vĩnh-bình cai quản”.
(CHƯƠNG V. BANG-GIAO LÝ TỐNG. 2. –
GIAO-DỊCH. Tr. 121).
Về địa giới
giữa Giao Chỉ và Tống triều “Lãnh Ngoại
Đại Đáp” chép như sau:
~ Ung châu Hữu giang Vĩnh Bình Trại dữ Giao Chỉ vi cảnh, cách
nhất giản nhĩ! Kỳ Bắc hữu Giao Chỉ dịch, kỳ Nam hữu Tuyên Hòa đình (宣和亭), tựu vi bác dịch trường.
/ Sđd.
Qu. V. Tài Kế môn. Ung châu Vĩnh Bình Trại bác dịch trường /.
- Trại Vĩnh Bình ở vùng sông Hữu giang, thuộc Ung Châu, tiếp
giới với Giao Chỉ, cách một khe suối thôi! Phía Bắc khe suối có
trạm (tên gọi là) Giao Chỉ, phía Nam (suối) có
đình Tuyên Hòa, là nơi buôn bán giao dịch.
Có thể thấy liền Hoàng Xuân Hãn đã sai lầm khi ghi rằng đường ranh giữa Giao Chỉ và Trại Vĩnh Bình là “một con sông”.
Lằn ranh
này tập bút ký “Lãnh Ngoại Đại Đáp” chép rõ là “một khe suối” (nhất giản).
Sông và Suối khác nhau rất xa!
Nếu như
Hoàng Xuân Hãn đọc nguyên tác Hán văn
thì không bao giờ ông ta lại dịch chữ
“Giản” (澗) là “Sông” hết!
Vậy tại sao
“khe suối” Hoàng Xuân Hãn lại viết là “Sông”?
Lý do cũng
không có gì là khó hiểu hết, vì lẽ những ông học giả Hán học người Pháp ở
trường “Viễn Đông Bác Cổ” đã dịch chữ
“giản” hoặc là “fleuve”, hoặc là “rivière” gì đó cho nên Hoàng Xuân
Hãn cứ thế mà tin theo, mà viết xuống!
Chưa kể 2
chữ “Tuyên Hòa” Hoàng Xuân Hãn đọc ra
làm sao mà thành “Nghi Hòa”.
Khi chỉ ra cái sai của một người nào tôi đều
trưng dẫn Sử sách, tài liệu rõ ràng - và biện luận, nếu thấy cần, không nói giữa hư không!
Minh Di.
Bản đầu tiên, viết mẫu
chữ VPS.
19 tháng 3 năm 2007.
Đánh lại Unicode (23 –
26 / 10. 2017).
Viết thêm nhiều trang.
08 tháng 11 năm 2017.
(KỲ 24)
Thư
mục.
[1]. Xuân Thu Tả Truyện
Tập Giải.
Tây Tấn. Đỗ
Dự.
Thập Tam Kinh Bản.
Thượng Hải
Thư Điếm (TQ) 1997 / Sơ.
[2]. Sử Ký.
Tây Hán. Tư
Mã Thiên.
Lưu Tống.
Bùi Ân tập giải (Bùi Ân, Ân cũng đọc âm Nhân).
Đường. Tư Mã
Trinh sách ẩn. / Trương Thủ Tiết chính nghĩa.
Thượng Hải
Thư Điếm 1988 / Sơ.
[3]. Hậu Hán Thư Tập Giải.
Lưu Tống. Phạm Việp.
Thanh. Vương Tiên Khiêm tập giải.
Dân Quốc. Hoàng Sơn hiệu bổ.
Trung Hoa Thư Cục
(TQ) 1984 / Sơ.
[4]. Tống Thư. (1).
Nam Bắc
triều - Lương. Thẩm Ước,
[5]. Tân Ngũ Đại Sử. (2).
Bắc Tống. Âu
Dương Tu.
[6]. Tống Sử. (3).
Nguyên. Thoát Thoát.
[7]. Minh Sử. (4).
Thanh.
Trương Đình Ngọc.
Nhị Thập Ngũ Sử Bản. [3]. [4]. [5]. [6].
Thượng Hải
Cổ Tịch Xuất Bản Xã 1991 / 8.
[8].
Minh Giám.
Thanh.
Cao tông (Càn Long) sắc soạn.
Dân
Quốc. Ấn Loan Chương hiệu đính.
Thượng
Hải Thư Điếm (TQ) 1984 / Sơ.
[9]. Tư Trị Thông Giám.
Bắc Tống. Tư
Mã Quang.
Nguyên. Hồ
Tam Tỉnh chú.
Trung Hoa
Thư Cục (TQ) 1987 / 7.
[10]. Thái Bình Hoàn Vũ Ký.
Bắc Tống.
Nhạc Sử.
Vương Văn Sở
điểm hiệu.
Trung Hoa
Thư Cục (TQ) 2007 / Sơ.
[11]. Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập.
Đệ ngũ Sách.Tùy. Đường. Ngũ Đại Thập
Quốc thời kỳ.
[12]. Trung Quốc Lịch Sử Địa Đồ Tập. Đệ Thất Sách.
Nguyên. Minh thời kỳ.
Đàm Kỳ Tương
chủ biên.
Địa Đồ Xuất
Bản Xã (TQ) 1996 / 2. (Tinh trang bản).
[13].
Thông Điển.
Đường.
Đỗ Hựu.
[14].
Thông Chí.
Nam
Tống. Trịnh Tiều.
Thập Thông Bản. (Đệ nhị Bản).
Chiết
Giang Cổ Tịch Xuất Bản Xã 2000 / Sơ.
[15]. Cổ Đại Nam
Hải Địa Danh Hối Thích.
Trần Giai Vinh. Tạ Phương. Lục Tuấn Lãnh.
Trung Hoa Thư Cục (TQ) 2002 / 2.
[16]. Quế Hải Ngu
Hành Chí. (Phạm Thành Đại Bút Ký Lục Chủng).
Nam Tống.
Phạm Thành Đại.
Khổng Phàm
Lễ điểm hiệu.
Tập bút ký
này đã thất lạc vào khoảng giữa thời Minh, bản đang lưu hành được sao lục từ
các thư tịch khác. Danh từ chuyên môn gọi loại ấn bản này là “Tập phục bản” (輯復本).
Như tựa sách cho thấy, Tổng tập này gồm 6 tác phẩm của Phạm Thành Đại.
Ngoài Tập “Quế Hải Ngu Hành Chí”, 5 Tập kia là:
Tham Loan Lục. Lãm Bí Lục. Ngô Thuyền Lục. Mai Phổ. Cúc Phổ.
+ Mai Phổ, Cúc Phổ chỉ là 2 bài viết ngắn, Mai
Phổ 3 trang, Cúc Phổ khoảng 4
trang.
Trung Hoa
Thư Cục (TQ) 2004 / 2.
[17]. Thù Vực Chu Tư Lục. [Trung, Ngoại Giao
Thông Sử Tịch Tùng San].
Minh. Nghiêm
Tòng Giản.
Dư Tư Lê điểm hiệu.
Trung Hoa
Thư Cục (TQ) 2000 / 2.
[18]. Hàm Tân Lục. (1). [Trung, Ngoại Giao
Thông Sử Tịch Tùng San].
Minh. La
Viết Cảnh.
Dư Tư Lê điểm hiệu.
+ Tây Vực Hành Trình Ký. (2).
+ Tây Vực Phiên Quốc Chí. (3).
Minh. Trần
Thành (1365 - 1457). Lý Tiêm (1376 - 1445).
Chu Liên Khoan hiệu chú.
Trung Hoa Thư Cục
(TQ) 2000 / 2.
[19]. Đông Tây Dương Khảo. [Trung, Ngoại Giao
Thông Sử Tịch Tùng San].
Minh. Trương
Tiệp (1574 - 1640).
Tạ Phương điểm hiệu.
Trung Hoa
Thư Cục (TQ) 1981 / Sơ.
[20]. Nhật Bản Quốc Khảo Lược.
Minh. Tiết
Tuấn toản thuật.
Kim Lăng
Vương Văn Quang tăng bổ trùng san
Quốc Triều Điển Cố Bản.
Minh. Đặng
Sĩ Long tập.
Chủ điểm
hiệu: Hứa Đại Linh & Vương Thiên Hữu.
Bắc Kinh Đại
Học Xuất Bản Xã 1993 / Sơ.
[21]. Hải Ngoại Kỷ Sự. (1). [Trung, Ngoại Giao
Thông Sử Tịch Tùng San].
Thanh. Đại
Sán.
Dư Tư Lê điểm hiệu.
+ An Nam Chí Lược. (2).
An Nam. Lê
Tắc.
Vũ Thượng
Thanh điểm hiệu.
Trung Hoa
Thư Cục (TQ) 2000 / Sơ.
[22].
Kinh Sở Tuế Thời Ký.
Nam
Bắc triều – Bắc Tề. Tông Lẫm.
(Các
Từ điển Từ Hải, Từ Nguyên đều ghi Tông Lẫm người thời Lương [502 - 557]).
Lịch Đại Tiểu Thuyết Bút Ký Tuyển Bản. (Hán. Ngụy. Lục triều)
Dân
Quốc. Giang Dư Kinh tuyển.
Thương
Vụ Ấn Thư Quán (HC) 1976 / Khuyết.
[23]. Khai Nguyên Thiên Bảo Di Sự.
Ngũ
Đại. Vương Nhân Dụ.
Khai Nguyên Thiên Bảo Di Sự Thập Chủng Bản.
(1). Thứ Liễu Thị Cựu
Văn.
(2). Minh Hoàng Tạp Lục.
(3). Khai Nguyên Truyện
Tín Ký.
(4). Khai Nguyên Thiên Bảo Di Sự.
(5). Khai Nguyên Thăng
Bình Nguyên.
(6). Cao Lực Sĩ Ngoại
Truyện.
(7). Trường Hận Ca
Truyện.
(8).Dương Thái Chân
Ngoại Truyện.
(9). Lý Lâm Phủ Ngoại
Truyện.
(10). Mai Phi Truyện.
Đinh
Như Minh tập hiệu.
Thượng
Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã 1985 / Sơ.
[24]. Tĩnh
Khang Tương Tố Tạp Ký.
Bắc
Tống. Hoàng Triều Anh.
Ngô
Xí Minh điểm hiệu.
Thượng
Hải Cổ Tịch Xuất Bản Xã 1986 / Sơ.
[25]. Tề Đông Dã Ngữ.
Nam Tống.
Chu Mật.
Trương Mậu
Bằng điểm hiệu, hiệu khám.
Trung Hoa
Thư Cục (TQ) 1983 / Sơ.
[26]. Tiền Văn Ký.
Minh. Chúc
Hi Triết.
Quốc Triều Điển Cố Bản. [Minh.
Đặng Sĩ Long tập].
Chủ điểm
hiệu. Hứa Đại Linh & Vương Thiên Hữu
Bắc Kinh Đại
Học Xuất bản Xã (TQ) 1993 / Sơ.
[27]. Tảo Lâm Tạp Trở. (1).
Minh. Đàm
Nhụ Mộc (Đàm Thiên).
[28]. Kiên Hồ Tập (Ngũ Tập). (2).
Thanh. Trữ Nhân
Hoạch.
Bút Ký Tiểu Thuyết Đại Quan Bản.
(1). Tập
VII. Sách 15. (2). Tập XVI. Sách 32.
Giang Tô
Quảng Lăng Cổ Tịch Khắc Ấn Xã 1984 /
Sơ.
[29]. Chu Thuấn Thủy.
Quách Viên
biên trứ.
Chính Trung
Thư Cục (ĐL) Dân Quốc 53 niên (1964)
/ Đài nhất bản.
(Dân Quốc 26
niên [1937] Sơ bản).
[30]. Liễu Nam Tùy Bút. (1).
Thanh. Vương Ứng Khuê.
Vương Bân. Nghiêm Anh Tuấn
điểm hiệu:
+ Liễu Nam Tục Bút. (2).
Trung Hoa Thư Cục
(TQ) 1997 / 2.
[31]. Trung Quốc Độ Lượng Hành Sử.
Dân Quốc.
Ngô Thừa Lạc (1872 - 1955).
Thượng Hải
Thư Điếm 1984 / Sơ.
(Thương Vụ
Ấn Thư Quán 1937 Sơ bản).
[32]. Tống Hình Thống.
Bắc Tống.
Đậu Nghi.
Ngô Dực Như điểm hiệu.
Trung Hoa
Thư Cục (TQ) 1984 / Sơ.
[33]. Lịch Đại Hình Pháp Khảo.
Thanh. Thẩm
Gia Bản.
Đặng Kinh
Nguyên. Biền Vũ Khiên điểm hiệu.
Trung Hoa
Thư Cục (TQ) 1985 / Sơ.
[34]. Chu Dịch Vương Hàn Chú. (1)
Tam Quốc ~
Ngụy. Vương Bật. (Lục thập tứ Quái).
Đông Tấn.
Hàn Khang Bá chú (Truyện).
+ Chu Dịch Lược Lệ. (2).
Tam Quốc ~
Ngụy. Vương Bật.
Đường.
Hình Thọ chú.
Tân Hưng Thư
Cục (ĐL) Dân Quốc 50 niên (1961) /
Khuyết.
[35]. Thư Kinh Độc Bản. (Thư Kinh
Tập Truyện).
Nam Tống. Thái Trầm (1167
- 1230) tập truyện.
Đại Phương Xuất Bản Xã
(ĐL) Dân Quốc 67 niên (1978) /
Khuyết.
[36]. Thi Tập Truyện.
Nam Tống.
Chu Hi.
Trung Hoa
Thư Cục (HC) 1983 / Trùng ấn.
[37]. Thi Nghĩa Hội Thông.
Thanh. Ngô
Khải Sinh.
Trung Hoa
Thư Cục (HC) 1961 / Sơ bản.
[38]. Mao Thi Cổ Âm Khảo.
Minh. Trần
Đệ.
Khang Thụy
Tông điểm hiệu.
Trung Hoa
Thư Cục (TQ) 1988 / Sơ.
[39]. Thi Thảo Mộc Kim Thích.
Lục Văn Úc.
Vạn Diệp
Xuất Bản Xã (HC) Nhà Xuất bản này không bao giờ ghi năm xuất bản.
[40]. Xuân Thu Thuyết Đề Từ.
Vô danh.
Vĩ Thư Tập Thành Bản.
Nhật Bản. An Cư Hương Sơn.
Trung Thôn Chương Bát.
Hà Nam Nhân Dân Xuất Bản Xã 1994 / Sơ.
[41]. Vương Dật Chú Sở Từ. (Tăng đính bản).
Đông Hán.
Vương Dật.
Lê Minh Văn
Hóa Sự Nghiệp (ĐL) Dân Quốc 62 niên
(1973) Tái bản.
[42]. Sở Từ Bổ Chú.
Nam Tống.
Hồng Hưng Tổ.
Điểm hiệu: Bạch Hóa Văn. Hứa Đức Nam. Lý Như Loan. Phương Tiến.
Trung Hoa
Thư Cục (TQ) 2006 / 5.
[43]. Đường Âm Thống Thiêm.
Minh. Hồ
Chấn Hanh.
Thượng Hải
Cổ Tịch Xuất Bản Xã 2003 / Sơ.
[44]. Toàn Đường Thi. (1).
Thanh. Thánh
tổ (Khang Hi) sắc soạn.
+ Toàn Đường Thi Dật. (2).
Nhật Bản.
Thượng Mao Hà Thế Ninh toản tập.
Thượng Hải
Cổ Tịch Xuất Bản Xã (TQ) 1986 / Sơ.
[45]. Cổ Dao Ngạn.
Thanh. Đỗ
Văn Lan.
Chu Thiệu
Lương hiệu điểm.
Trung Hoa
Thư Cục (TQ) 2000 / 3.
[46]. Thập Nhất Gia Chú Tôn Tử.
Tam Quốc ~
Ngụy. Tào Tháo đẳng chú.
Quách Hóa
Nhược dịch.
Trung Hoa
Thư Cục (HC) 1985 / trùng ấn
[47].
Luận Ngữ. (1).
+ Đại Học. (2).
+ Trung Dung. (3).
+ Mạnh Tử. (4).
Nam Tống.
Chu Hi tập chú.
Tứ Thư Tập Chú Bản.
Thái Bình
Thư Cục (HC) 1986 / 7.
[48]. Trang Tử Giải.
Thanh. Vương
Phu Chi.
Trung Hoa
Thư Cục (HC) 1985 / Trùng ấn.
[49]. Hàn Phi Tử Tập Giải.
Chiến Quốc.
Hàn Phi.
Thanh. Vương
Tiên Thận tập giải.
Chung Triết điểm hiệu.
Trung Hoa
Thư Cục (TQ) 1998 / Sơ.
[50]. Hoài Nam Tử Tập Thích.
Tây Hán. Lưu
An.
Hà Ninh tập thích.
Trung Hoa
Thư Cục (TQ) 2006 / 2.
[51]. Dương Nhất Thanh Tập.
Minh. Dương
Nhất Thanh.
Đường Cảnh
Thân. Tạ Ngọc Kiệt điểm hiệu.
Trung Hoa
Thư Cục (TQ) 2001 / Sơ.
[52]. Mục Thiên Tử Truyện. (1). [Vô danh].
Đông Tấn.
Quách Phác chú.
+ Thần Dị Kinh. (2).
+ Thập Châu Ký. (3).
Tây Hán.
Đông Phương Sóc.
+ Bác Vật Chí. (4).
Tây Tấn.
Trương Hoa.
Thượng Hải
Cổ Tịch Xuất Bản Xã 1990 / Sơ.
[53]. Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sớ.
Luận. Toản Yếu.
Đường. Thanh
Lương Quốc Sư Trừng Quán Sớ sao.
Phương Sơn Trưởng giả Lý Thông Huyền Luận.
Thanh. Tư
Thục Tỳ khâu Đạo Bái Toản yếu.
Cao Hùng Văn Thù Giảng Đường (ĐL) cung ấn Dân Quốc 86 niên [1997] / Sơ bản.
[54]. Bản Bản Thông Nghĩa.
Dân Quốc.
Tiền Cơ Bác (1887 - 1957).
Nghiêm Tá
Chi đạo độc.
Nghiêm Tá
Chi. Mao Văn Ngao chú.
Thượng Hải
Cổ Tịch Xuất Bản Xã 2007 / Sơ.
[55]. Cổ Tịch Bản Bản Giám Định Tùng Đàm.
Ngụy Ẩn Nhu.
Vương Kim Vũ.
Ấn Loát Công
Nghiệp Xuất Bản Xã (TQ) 1984 / Sơ.
[56]. Tiên Tần Chư Tử Hệ Niên. (Tăng định Bản.
1956).
Tiền Mục
(1895 - 1990).
Trung Hoa
Thư Cục (TQ) 1985 / Sơ. [Thương Vụ
Ấn Thư Quán 1935 Sơ bản].
[57]. Trung Quốc Cận Hiện Đại Nhân Danh Đại Từ
Điển.
Lý Thịnh
Bình chủ biên.
Trung Quốc
Quốc Tế Quảng Bá Xuất Bản Xã 1989 /
Sơ.
[58]. Kinh Điển Thích Văn.
Đường. Lục Đức Minh.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất
Bản Xã 1985 / Sơ.
[59]. Nhĩ Nhã Nghĩa Sớ.
Thanh. Hách
Ý Hạnh.
Thượng Hải
Cổ Tịch Xuất Bản Xã 1983 / Sơ.
[60]. Thuyết Văn Giải Tự Chú.
Đông Hán. Hứa Thận.
Thanh. Đoàn Ngọc Tài chú.
Thượng Hải Cổ Tịch Xuất
Bản Xã (TQ) 2006 [Nhị bản] / 15.
(1988 [Nhị bản] / Sơ).
[61]. Từ Hải (Hợp đính Bản).
Chủ
biên: Thư Tân Thành. Thẩm Di. Từ Nguyên Cáo. Trương Tướng.
Trung Hoa
Thư Cục (HC) 1983 / Trùng ấn.
[62]. Từ Hải. (Ngũ Quyển Bản. Thái đồ Súc ấn Bản
- 1999 Bản).
Thượng Hải
Từ Thư Xuất Bản Xã 2007 / 6.
[63]. Từ Nguyên (Súc ấn Hợp đính Bản. 1987
Bản).
Chủ biên: Quảng Đông. Quảng Tây. Hồ Nam. Hà Nam Tu đính Tổ.
Thương Vụ Ấn
Thư Quán (HC) 1987 / Sơ.
[64]. Vương Lực Cổ Đại Hán Ngữ Tự Điển.
Vương Lực (1900 - 1986) chủ biên.
Đường Tác Phiên. Quách
Tích Lương. Tào Tiên Trạc.
Hà Cửu Doanh. Tưởng
Thiệu Ngu. Trương Song Đê.
Trung Hoa Thư Cục
(TQ) 2003 / 4.
[65]. Từ Vị.
Văn Hóa Đồ
Thư Công Ty Biên Thẩm Ủy Viên Hội biên tập.
Lục Sư Thành
chủ biên.
Văn Hóa Đồ
Thư Công Ty (ĐL) Dân Quốc năm 74
(1985) / Khuyết.
[66]. Ngữ Ngôn Học Từ Điển.
Biên
trứ:
Trần Tân
Hùng. Trúc Gia Ninh. Diêu Vinh Tùng.
La Triệu
Cẩm. Khổng Trọng Ôn. Ngô Thánh Hùng.
Tam Dân Thư
Cục (ĐL) Dân Quốc 78 niên (1989) /
Sơ bản.
Việt Nam.
(1). Hán
văn.
[1]. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Tập IV [Hán văn]. Nội Các Quan Bản).
Việt Nam - Trần triều.
Lê Văn Hưu.
Việt Nam - Hậu Lê. Ngô
Sĩ Liên.
Nhà Xuất Bản
Khoa Học Xã Hội (Hà Nội. Việt Nam)
1998 / 2.
[2]. An Nam Chí Lược. (1). [Trung, Ngoại Giao
Thông Sử Tịch Tùng San].
An Nam. Trần triều - Lê Tắc.
Vũ Thượng Thanh điểm hiệu.
+ Hải Ngoại Kỷ Sự.
(2).
Thanh. Đại Sán.
Dư Tư Lê điểm hiệu.
[3]. Nam Ông Mộng
Lục. (1).
Hồ. Lê Trừng.
+ Nam Thiên Trung Nghĩa Thực Lục. (2).
Lê (Trung
hưng). Phạm Phỉ Kiến.
+ Nhân Vật Chí. (3).
Triều đại
(vô khảo). Tác giả (dật danh).
Việt
Nam Hán Văn Tiểu Thuyết Tùng San.
(Đệ Nhất Tập. Lục Sách. Bút ký Tiểu thuyết loại).
Chủ
biên. Trần Khánh Hạo. Vương Tam Khánh.
Pháp Quốc Viễn Đông Học
Viện [Ecole Française d’Extrême-Orient (EFEO)] xuất
bản.
Đài Loan Học Sinh Thư Xã
ấn hành Dân Quốc 76 niên (1987) /
Tinh trang Sơ bản.
[4]. Lãnh Nam Chích Quái Liệt Truyện.
Hậu Lê. Vũ Quỳnh (1452 -
1516) tập.
Trần Nghĩa hiệu điểm.
[5]. Thiên Nam Vân Lục. (Dật danh).
Uông Quyên hiệu điểm.
Việt
Nam Hán Văn Tiểu Thuyết Tùng San.
(Đệ Nhị Tập.Nhất Sách. Thần thoại Truyền thuyết loại).
Pháp Quốc Viễn Đông Học
Viện [Ecole Française d’Extrême-Orient (EFEO)] xuất
bản.
Đài Loan Học Sinh Thư Xã
ấn hành Dân Quốc 81 niên (1992) /
Tinh trang Sơ bản.
[6]. Mẫn Hiên Thuyết Loại. (1).
Nguyễn. Cao Bá Quát.
+ Vũ Trung Tùy Bút. (2).
Nguyễn.
Phạm Đình Hổ.
+ Hội Chân Biên. (3).
Nguyễn.
Thanh Hòa Tử. Quế Hiên Tử.
+ Tân Truyền Kỳ Lục. (4).
Nguyễn.
Phạm Quí Thích.
Việt
Nam Hán Văn Tiểu Thuyết Tùng San.
(Đệ Nhị Tập. Ngũ Sách. Bút ký. Truyền kỳ Tiểu thuyết loại).
Chủ
biên. Trần Khánh Hạo. Trịnh A Tài. Trần
Nghĩa.
Pháp Quốc Viễn Đông Học
Viện [Ecole Française d’Extrême-Orient (EFEO)] xuất
bản.
Đài Loan Học Sinh Thư Xã
ấn hành Dân Quốc 81 niên (1992) /
Tinh trang Sơ bản.
(2). Việt văn.
Bangsa Champa. Tìm về với một cội nguồn cách xa.
Dohamide &
Dorohiêm.
SEACAEF &
VIET FOUNDATION.
California, Hoa Kỳ,
2004.
(3). Ngoại ngữ khác.
[1]. Eden in the East.
Anh. Stephen
Oppenheimer.
Phoenix, a division of
Orion Books Ltd. (London) 1998.
Đăng nhận xét