VĂN THƠ LẠC VIỆT-KQ LÊ VĂN HẢI SINH HOẠT San Jose: Mừng Tết Giáp Thìn 2024, Với Những Khách Không Nhà! (Homeless)

 VĂN THƠ LẠC VIỆT-KQ LÊ VĂN HẢI SINH HOẠT San Jose: Mừng Tết Giáp Thìn 2024, Với Những Khách Không Nhà! (Homeless)


San Jose: Mừng Tết Giáp Thìn 2024, Với Những Khách Không Nhà! (Homeless)

 
Đánh Dấu Năm Thứ 29! Nhóm Mõ Nhân Ái, Đem Không Khí Mừng Tết Giáp Thìn 2024, Đến Với Những Khách Không Nhà! (Homeless)

 -Bao nhiêu năm nay, vì coi những người không nhà, như người thân trong gia đình, trong ý nguyện, mang không khí các Ngày Lễ lớn trong năm đến với Họ, như một món quà tinh thần an ủi rất lớn, vì Họ hầu hết là những người độc thân, sa cơ lỡ bước trên đường đời, rất cô đơn. Cần sự an ủi, quan tâm. Nên ngoài vật chất, món ăn tinh thần cũng rất cần thiết.

Nên nhân dịp Mừng Tết Giáp Thìn, Nhóm đã có những sinh hoạt mang không khí Tết đến với Khách Không Nhà, (Homeless) trong bữa cơm thân mật phục vụ hàng tuần.

Thứ Năm tuần trước, nhân cuối tuần của năm cũ, bước qua Năm Mới, trong bữa cơm nóng hổi, mà Nhóm Mõ Nhân Ái, phục vụ bền bỉ bao nhiêu năm qua, năm nay đánh đánh dấu năm thứ 29!

 Bữa cơm Mừng Tất Niên, với nhiều món ăn truyền thống, như thịt trứng gà, heo kho, dưa giá và với đầy đủ các tiết mục vui ngày Tết, có cả ban nhạc thân hữu Hàn Quốc, cả chục nhạc công giúp vui, trong khi dùng bữa, trên bàn còn trang trí có bình hoa Mai vàng mừng Tết, anh trưởng nhóm, trang trọng trong chiếc áo dài truyền thống Việt, đã nói lời Chúc Mừng Năm Mới và phân phát những bao đỏ Lì Xì đến từng Khách Không Nhà lấy hên ngày Tết! nét mặt ai cũng vui mừng, tươi vui đón nhận. Khách ngoại quốc, cũng biết nói tiếng Việt: “Chúc mừng năm mới!” và nói tiếng: “Cám ơn!”

Nhiều khách không nhà, còn ôm anh trưởng nhóm tâm sự: “Chỉ có Nhóm Mõ Nhân Ái, mới đối xử với chúng tôi, đầy Tình Gia Đình, Tình Người như thế! Không bao giờ quên mang đến cho chúng tôi, niềm an ủi bất cứ ngày lễ nào! trong năm!”

Nhân ngày Tết, anh trưởng nhóm, cũng không quên gởi tí quà và tiền mừng tuổi đến các thành viên thiện nguyện, như một lời cám ơn, cả năm, Quý Anh Chị, nắng cũng như mưa, bền bỉ phục vụ những mảnh đời khốn khổ, như hình ảnh của Chúa: “Con chim có tổ, con chồn có hang, Con Người, không có…hòn đá!...gối đầu!” và chúc mừng năm mới.

 Sau đây là một vài hình ảnh sinh hoạt với những thiện nguyện viên:

 Tin không vui đầu năm: San Jose, ngoài nổi danh, một trong 10 thành phố, đông dân, giầu có nhất nước Mỹ! giờ cũng nổi danh Thành phố số 1 nước Mỹ, về thanh niên vô gia cư!

 

*Người thường, dù có công việc lương căn bản, cũng không đủ tài chánh để thuê một nơi cư trú!

(Trần Nguyên)

(Ảnh năm 2023: Các thành viên của Liên minh Sinh viên Vô gia cư đã diễu hành qua khuôn viên Bang San Jose vào tháng 2022 năm XNUMX để nâng cao nhận thức về việc sinh viên cần những nơi an toàn để ngủ.)

 
-San Jose đứng đầu danh sách 100 thành phố lớn có số lượng thanh niên vô gia cư trên đầu người cao nhất, cho thấy cuộc khủng hoảng Homeless đang gia tăng trầm trọng trong khu vực.

 


Ở trung tâm Thung lũng Silicon, cứ 85 cư dân thì có gần 18 cư dân vô gia cư, tuổi từ 24 đến 30, đưa San Jose lên vị trí số 1 trên toàn nước Mỹ. Nghiên cứu do United Way of the National Capital Area thực hiện đã phân tích dữ liệu từ Cục điều tra dân số và Bộ phát triển nhà và đô thị tại 100 thành phố lớn trên toàn quốc. Nghiên cứu được công bố vào cuối tháng Giêng 2023.

 Nghiên cứu cũng cho thấy vấn đề an sinh ở San Jose đặc biệt nghiêm trọng. Thành phố có gần 50 thanh niên vô gia cư trên đầu người, nhiều hơn so với thành phố cao thứ hai trong danh sách, Thành phố New York, nơi có khoảng 36 thanh niên vô gia cư trên 100,000 người. Los Angeles đứng ở vị trí thứ 3, với 32 thanh niên vô gia cư trên 100,000 cư dân.

“(Điều này) nhấn mạnh sự cần thiết của các giải pháp hiệu quả hơn để giải quyết tình trạng vô gia cư của thanh niên trong khu vực này, đặc biệt là đối với những người trẻ da màu,” nghiên cứu cho biết, đồng thời chỉ ra nhu cầu về nhà ở giá cả phải chăng hơn, các dịch vụ dành cho người vô gia cư và các chính sách giải quyết các rào cản mang tính hệ thống.

 (Hình: Bản đồ thể hiện tỷ lệ thanh niên vô gia cư trên đầu người ở Hoa Kỳ. Được phép của United Way.)

 San Jose đã chứng kiến số lượng người vô gia cư bùng nổ trong thập kỷ qua, với hơn 6,650 người sống trên đường phố kể từ năm 2022. Thành phố đang chờ đợi số lượng mới nhất, sau hàng trăm tình nguyện viên tiến hành kiểm đếm mới đầu năm nay.

 Theo dữ liệu từ năm ngoái, 28% cư dân vô gia cư ở San Jose trong độ tuổi 18-24, lần đầu tiên trải qua tình trạng vô gia cư. Con số này đã tăng gấp đôi kể từ năm 2017.

 Consuelo Hernandez, Văn phòng Giám đốc Nhà ở Hỗ trợ của Hạt Santa Clara đã không trả lời kịp thời cho việc thống kê.

 Scott Myers-Lipton, giáo sư xã hội học của Đại học bang San Jose, cho biết những phát hiện này không gây sốc. Một cuộc khảo sát học kỳ mùa thu năm 2021 của SJSU Cares cho thấy, 11.2% sinh viên, hay 624 trong số 5,680 người được hỏi, trải qua tình trạng vô gia cư vào một thời điểm nào đó trong năm.

 “Đây là một cuộc khủng hoảng trong nhiều năm,” Myers-Lipton nói với San José Spotlight, đồng thời cho biết thêm rằng, SJSU đã không làm đủ để giải quyết các vấn đề. “Tại SJSU, việc yêu cầu họ thực hiện thỏa thuận cung cấp giường cấp cứu giống như nhổ răng.”






***

TIN VUI ĐẦU NĂM MỚI 2024

Chờ Đợi Gần 20 Năm, Mới Nhận Được Tin Vui Này

San Jose Sẽ Khánh Thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt & Mỹ Trong Năm Nay!

 
Bản Tường Trình của Ủy Ban Thúc Đẩy, Xây Dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt & Mỹ (Thank You America) Tại Thành Phố San Jose.

 Kính Thưa Quý Đồng Hương Tị Nạn Cộng Sản

Nơi đâu có người Người Việt định cư tại Hải Ngoại, Cộng Đồng nơi đó, dù to hay nhỏ, đều kiếm mọi cách, xây dựng 2 tượng đài:

-Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, nhằm ghi nhớ công ơn Các Chiến Sĩ VNCH và Đồng Minh, đã nằm xuống, để bảo vệ cho Miền Nam dân chủ tự do, trong cuộc chiến trên 20 năm, chống quân CS xâm lược.

-Tượng Đài Thuyền Nhân, đánh dấu gần nửa triệu Thuyền Nhân, đã lấy đại dương mênh mông là mồ chôn, trên đường đi tìm tự do, trốn chạy CS. Mà thập niên 80, 90, lương tâm thế giới rúng động trước thảm trạng đau thương này, mà chữ “Boat People” đã trở thành ngôn ngữ quốc tế, dành riêng cho Thuyền Nhân Việt!

Rất nhiều các thành phố rất nhỏ, so với thành phố lớn như San Jose, (lại là thành phố có đông người Việt cư ngụ đông nhất tại hải ngoại), thì đã làm được chuyện này dễ dàng, còn San Jose thì không! Bao nhiêu năm nay, một tượng đài cũng chưa có, đừng nói là hai!

Tượng đài mà cả cộng đồng vận động gần 20 năm nay, bao nhiêu lần hội họp, chính quyền hứa lên hứa xuống, nhưng bao năm rồi, vẫn chưa thấy đâu?

Tại sao thế?

Câu trả lời chính xác, chỉ vì người Việt tại San Jose chưa tranh đấu đúng mức, đúng đường. Chưa kiếm được đúng chiếc chìa khóa vàng, để mở cánh cửa!

Các chính trị gia tại đây, đã dùng dự án Tượng Đài như cái mồi câu phiếu cho mỗi kỳ bầu cử: “Cứ bầu cho tôi đi, tượng đài sẽ có!” Khi họ có chức rồi, dự án lại được cất vào…tủ lạnh! Bao nhiêu lần cộng đồng người Việt tại San Jose, được cho uống nước đường, nghe những lời hứa ngọt như thế! Vườn Truyền Thống Việt, bao nhiêu năm vẫn chưa hoàn tất, cũng vì tin vào chiêu trò chính trị, “họ hứa” này.

  
Hiểu được nguyên do này, một số các Cựu Quân Nhân có lòng với biểu tượng ý nghĩa này, vì Tổ Quốc, vì Tình Đồng Đội, cách đây hơn 3 năm, đã ngồi lại với nhau, thành lập một Ủy Ban, nhằm kiếm mọi cách đẩy dự án, vào tiến trình phải thực hiện.

Thành viên trong Ủy Ban, hầu hết là Những Người Lính Năm Xưa, gồm có:

-Lê Văn Hải, Trưởng Ban

-Nguyễn Minh Đường, Phó Ban Nội Vụ

-Triệu Ngọc Hà, Phó Ban Ngoại Vụ

-Ngô Văn Tôn, Tổng Thư Ký

-Hoàng Thưởng, Phụ Tá

Ngoài ra còn có sự góp sức của Phương, Kiến trúc sư Thuyên và nhiều ân nhân ẩn danh khác.

Đàng sau có rất nhiều các đoàn thể Cựu Quân Nhân yểm trợ như:

-Các Hội Đoàn Quân Đội Trong Liên Hội CQN VNCH Bắc Cali

-Tập Thể Chiến Sĩ VNCH

-Lực Lượng Sĩ Quan Thủ Đức

-Hội Địa Phương Quân và Nghĩa Quân

-Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali.

Với mục tiêu, bằng mọi cách, thúc đẩy giới chính quyền đã hứa, thì phải thực hiện! Kiếm cách mở lại hồ sơ dự án xây dựng, đã bị “đông lạnh” nhiều lần.

Có bắt tay vào việc, mới thấy nhiêu khê!

Đầu tiên là ngân sách. Mới đầu tượng đài dự tính nằm trên đất Quận Hạt Santa Clara, nên ngân sách xây dựng do quận hạt nắm giữ, cuối cùng quyết định nằm trên đất thành phố San Jose, khu vực 7, trong Vườn Truyền Thống Việt. Việc chuyển ngân sách về thành phố, không ngờ phải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn, chưa kể như tiền chùa, bị hao hụt cho nhiều mục đích khác. Có lần một giới chức chính quyền liên hệ từ chối: “Không đủ ngân sách thực hiện!” Ủy Ban đã đề nghị, ứng trước ngay 100 ngàn, để bắt tay tiến hành. Đủ để thấy, Ủy Ban với quyết tâm, sẵn sàng bỏ công, bỏ của, miễn là đạt được mục đích!

Rồi chuyện chi, qua một giai đoạn khó khăn khác, nào phải thông qua bản vẽ, mô hình tượng, phải thông qua nhiều ý kiến, cư dân quanh khu vực, nhất là ý kiến quần chúng. Hội đủ điều kiện rồi mới chuẩn chi!

Để đạt được mục đích này, Ủy Ban đã phải thực hiện, gần hàng chục bữa tiệc thân mật, với giới chức chính quyền liên hệ, để thúc đẩy cho công việc trôi chảy, qua từng giai đoạn một.

Một cửa không ngờ khó khăn cuối cùng phải đi qua, không qua được cửa này, coi như bế tắc! gần như lại phải thực hiện lại từ đầu! Đó là phải có được sự đồng ý của đa số thành viên của “Public Art” (Ban Nghệ Thuật Công Cộng của Thành Phố) Tượng ra sao? Điêu khắc gia nào thực hiện! đủ tiêu chuẩn mỹ thuật hay không…vv...

Qua được cửa này, thành phố mới bắt đầu chi tiền, điêu khắc gia mới bắt đầu có ngân quỹ thực hiện.

 
Ngày mai, Thứ Năm, nghị viên Biên Đoàn khu vực 7, có lời mời cộng đồng góp ý kiến, thực ra giai đoạn này, là giai đoạn cuối cùng, thực hiện phần đế, để bức tượng lên trên, và khung cảnh vườn tược cây cối, ghế ngồi chung quanh tượng đài….

Coi như tượng đài đã hoàn tất 80 đến 90%! và sẽ khánh thành vào khoảng cuối mùa Hè năm nay, 2024. Với chi phí trên nửa triệu đô la!

Nhân dịp tượng đài trong giai đoạn hoàn tất, Ủy Ban xin được tường trình những công tác đã làm, không phải kể công, mà như một bản tường trình, về sự đóng góp khiêm nhường của Ủy Ban, trong công tác hình thành tượng đài, là niềm hãnh diện chung của tất cả Người việt Tị Nạn CS tại San Jose ra sao.

Và sau khi có tượng đài, Anh Em chúng tôi sẽ giải tán, vì đã hoàn tất công tác.

Một Lần Nữa: Chào Mừng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ (Thanks America) Hoàn Tất Khánh Thành Trong Năm Nay! Giấc mơ đã thành…hiện thực! Chúc Mừng!

San Jose, ngày 21 tháng 2 năm 2024

Thay mặt Ủy Ban

 Người Lính LVHải.

 San Jose: Tượng Đài Thuyền Nhân cũng đã trong giai đoạn hoàn tất, sẽ được khánh thành trong mùa Hè năm Nay!

*Thêm một tin cực vui nữa, Tượng Đài Thuyền Nhân cũng đã trong giai đoạn hoàn tất, sẽ được khánh thành trong mùa Hè năm Nay! (Ở đâu? Ai thực hiện, chi phí bao nhiêu? Xin theo dõi trong những thông báo kế tiếp) Như vậy San Jose, trong năm nay, một lúc, có 2 tượng đài! Năm Rồng có khác, mọi chuyện thăng tiến, thành công như…Rồng Bay!...Thăng Thiên! Chúc Mừng Cộng Đồng Tị Nạn CS tại San Jose!

*** 

Giới Thiệu Sinh Hoạt Hội Đoàn Mừng Xuân: Hôm Nay! Nhớ Tham Dự Hội Quốc Học Đồng Khánh Bắc Cali, Mừng Tân Niên Giáp Thìn 2024

 Hôm Nay: Nhớ Tham Dự! Hội Quốc Học Đồng Khánh Bắc Cali, Mừng Tân Niên Giáp Thìn 2024!

 -Có lẽ không có ngôi trường nào, có tình thân thiết keo sơn tuổi học trò, như ngôi trường này cả, dù qua gần nửa thế kỷ, không năm nào không có những sinh hoạt, hay những cuộc Hội Ngộ Tân Niên Mùa Xuân, tổ chức quy mô, bền bỉ bao nhiêu năm nay?

Tại sao thế?

Vì nữ học sinh học ngôi trường này, quá nhiều ưu điểm, nên dù thời gian có dài bao lâu đi chăng nữa, cũng không thể tẩy xóa hình ảnh ngôi trường thân yêu này trong tim!

*Quốc Học Đồng Khánh là một trường nữ lớn nhất, thành lập sớm nhất tại Miền Trung Việt Nam. Ngôi trường được sơn sáng dễ thương, nữ sinh mặc áo dài tím, là những hình ảnh đẹp nhất, nên thơ nhất của miền Sông Hương Núi Ngự! Bóp nát biết bao nhiêu trái tim của những chàng trai khắp các miền đất nước! Nhất là những người trai, là những người Lính trong thời chinh chiến!

*Trường có chiều dài lịch sử, đã đào tạo rất nhiều nhân tài yêu nước để phục vụ cho quê hương Tổ Quốc.

 

*Nhớ nhé, nữ sinh một thời Đồng Khánh, Hôm nay! Nhớ tham dự Hội Quốc Học Đồng Khánh Bắc Cali Mừng Tân Niên Giáp Thìn 2024

Lúc 11 giờ trưa Chủ Nhật (Hôm nay) ngày 25 tháng 2 năm 2024

Tại Nhà hàng Dynasty, 1001 Story Rd, San Jose, Ca 95122

*** 

 Chút Lịch Sử Về Ngôi Trường Thân Yêu Này: Trường Đồng Khánh Huế!

-Trường Đồng Khánh Huế là niềm tự hào của cựu nữ sinh, là hành trang dành cho các thế hệ nữ sinh bước vào con đường tương lai.

Đầu thế kỷ XX, ít người phụ nữ Việt Nam, có cơ hội được đi học. Ở Huế, trường Quốc Học ra đời (1896) nhưng chỉ dành cho nam giới. Ở thuộc địa Nam Kỳ có trường Chasseloup-Laubat (tại Sài Gòn), ở đất Bảo Hộ Bắc Kỳ có trường trung học Bảo Hộ (Collège du Protectorat) cũng chỉ dành cho nam sinh. Sau đó ít lâu, do càng ngày con gái những người Pháp ở Việt Nam càng đông, thì Sài Gòn mới mở một trường Nữ trung học đầu tiên, còn ở Huế không có trường nữ trung học, ban đầu chỉ có trường tiểu học Jeune Fille ở đường Paul Bert (nơi tọa lạc trường Phú Hòa A – Thượng Tứ ngày nay).

Cho mãi đến năm 1915, sau khi có sắc lệnh bãi bỏ thi hương ở Bắc Kỳ, phá bỏ ngôi trường mái tranh Quốc Học để xây dựng lại thành hai dãy lầu Quốc Học xinh xắn, chính quyền Pháp và Nam triều mới nghĩ đến việc xây dựng ở Huế một trường nữ trung học để cho phụ nữ xứ “An Nam” có điều kiện học tập, thi thố tài năng với phái nam. Suy nghĩ đúng đắn đó đã không thành hiện thực vì cuộc khởi nghĩa năm 1916 của vua Duy Tân bất thành.

 (Hình: Cổng trường Đồng Khánh xưa.)

Đến năm 1917, công cuộc xây dựng trường Quốc Học hoàn thành được một nửa, vua Khải Định được sự đồng ý của toàn quyền Albert Sarraut, quyết định thành lập trường nữ trung học đầu tiên ở Trung Kỳ (tức nước An Nam). Sau lễ kỷ niệm cách mạng Pháp 1789 lần thứ 128, vua Khải Định ngự giá lên mảnh đất bên phía phải trường Quốc Học của thủy quân hoàng gia xưa, đặt viên đá đầu tiên xây dựng trường Nữ trung học, lấy tên Đồng Khánh (Hoàng khảo của vua Khải Định) để đặt cho trường.

 
Từ hôm ấy, hàng trăm người thợ Huế bắt tay làm việc dưới sự điều khiển của nhà thầu Leroy. Trong vòng chưa đầy hai năm, ngôi trường nữ trung học duyên dáng, khang trang đã sừng sừng soi bóng bên dòng Hương Giang, thêm một nét Huế vĩnh cửu, một nguồn cảm xúc cho biết bao thế hệ thi nhân. Nguồn cảm hứng vô tận!

Người Hiệu trưởng đầu tiên của trường nữ trung học Đồng Khánh là bà Yvonne Lebris. Bà Yvonne xuất thân trong một gia đình có nhiều người đi dạy học và nổi tiếng ở Đông Dương lúc ấy. Một trong những người được người Huế kính phục là thầy Eugène Lebris, giáo viên trường Quốc Học.

Tuy được mang tên là trường Trung học (collège), nhưng trường Đồng Khánh ban đầu có cả các lớp tiểu học chuyển từ Jeune Fille bên bắc sông Hương qua.

Buổi đầu, trường Đồng Khánh là một sản phẩm của thực dân Pháp. Người Pháp lập ra trường Đồng Khánh để đào tạo nhân tài nữ làm công bộc cho chính quyền bảo hộ. Nhưng dù sao, nữ sinh Việt Nam vào học trường Đồng Khánh, cũng được tiếp xúc với văn minh văn hóa phương Tây, văn học cách mạng Pháp, phần nào đã ảnh hưởng và khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự trọng vốn có trong lòng người Việt Nam. Và người Pháp đã không ngờ rằng chính những nữ sinh học giỏi của trường Đồng Khánh lại là những người có tinh thần độc lập chống với Pháp mạnh mẽ nhất!

 (Ảnh: Dưới mái trường thân thương này, lớp lớp nhiều thế hệ đã có nhiều đóng góp đáng tự hào cho đất nước!)

Gần ba mươi năm dưới thời Pháp thuộc (1917-1945), mặc dù trường Đồng Khánh do người Pháp trực tiếp điều hành và kỷ luật rất nghiêm khắc, song nữ sinh trường Đồng Khánh vẫn luôn sát cánh cùng nam sinh trường Quốc Học tham gia hoạt động bí mật và đấu tranh công khai với chính quyền Bảo hộ. Năm 1925, cô giáo (đứng đầu là bà Trần Thị Như Mân) và nữ sinh Đồng Khánh đã đánh điện yêu cầu Toàn quyền Varen phải tha bổng nhà yêu nước Phan Bội Châu! Năm 1927, cô Đào Thị Xuân Yến (Đệ tứ niên) là người cầm đầu học sinh Đồng Khánh tham gia cuộc bãi khóa chống Pháp năm 1927! và nhiều hành động chống đối khác, nói lên tinh thần đấu tranh yêu nước dũng cảm của các nữ học sinh Đồng Khánh luôn luôn bộc lộ mạnh mẽ

Nhắc đến trường Đồng Khánh là gợi lại sự trẻ trung, duyên dáng đáng yêu, dũng cảm yêu nước. Hôm nay nhìn lại lịch sử, trường đã ngót đã gần hàng trăm niên khóa. Bà Yvonne Lebris – người hiệu trưởng đầu tiên (1917) và bà Martin – người hiệu trưởng Pháp cuối cùng (1945). Từ ngày được bàn giao cho chính quyền Việt Nam, trường Đồng Khánh đã được các vị nữ hiệu trưởng kế tiếp nhau điều hành như sau: Bà Võ Thị Thể, bà Hồ Thị Thanh, bà Nguyễn Đình Chi, bà Nguyễn Thị Quýt, bà Nguyễn Thị Tiết, bà Đặng Tống Tịnh Nhơn, bà Tôn Nữ Thanh Cầm, bà Thân Thị Giáng Châu, bà Lê Thị Tường Loan, bà Phan Thị Bích Đào.

Bà Nguyễn Đình Chi (Đào Thị Xuân Yến) – Hiệu trưởng thứ 9  (1952-1955) và là người Hiệu trưởng Việt Nam thứ 3 trường nữ Trung học Đồng Khánh Huế

 

Giáo viên chính thức của trường (thời Pháp thuộc cũng như thời tự chủ) chủ yếu là nữ. Nhưng nhà trường luôn tìm mời những giáo viên giỏi dạy giờ để tranh thủ tri thức của họ. Trải qua gần hàng trăm niên khóa không thể nào kể hết tên tuổi những thầy giáo đã góp phần làm nên truyền thống yêu nước và học giỏi của trường Đồng Khánh Huế, chỉ xin nêu một số nhỏ:

•Về văn: Cụ Lâm Mậu (người giúp cho cụ Đào Duy Anh làm Tự điển Hán Việt), cụ Vân Bình Tôn Thất Lương (chú giải nhiều tác phẩm cổ văn), cụ Phan Văn Dật (một nhà văn, một trí thức uyên bác của Huế).

•Về âm nhạc: cụ Nguyễn Trung Phán, nhạc sĩ Văn Giảng…

•Về họa: cụ Tôn Thất Sa, họa sĩ Lê Yên, họa sĩ Hiếu Đệ, họa sĩ Đinh Cường…

•Ngoại ngữ: thầy Phạm Kiêm Âu (Pháp văn), Cao Xuân Duẩn (Anh văn)…

•Toán: thầy Châu Trọng Ngô…

Về giáo viên nữ, ngoài những cô dạy văn hóa, còn có nhiều cô dạy nữ công gia chánh. Các cô dạy nữ công gia chánh có một ảnh hưởng lớn đối với học sinh là bà Ngọc Lan, bà Bửu Tiếp, và đặc biệt là cô Hoàng Thị Kim Cúc. Suốt cuộc đời, bao nhiêu tâm huyết cô Cúc đều dành cho bộ môn nữ công gia chánh trường Đồng Khánh. Những giáo trình dạy ở trường, cô Cúc đã in thành sách phổ biến rộng rãi trong nước và cả cho người Việt hải ngoại.

(Ảnh: Cựu nữ sinh trường Đồng Khánh.)

(Ảnh: Dù là thế nào đi nữa, hàng năm họ vẫn về thăm lại trường xưa và ôn lại những kỷ niệm đẹp !

Trước năm 1954, trường Đồng Khánh chỉ có cấp I và cấp II, thi bằng Thành chung xong phải sang trường Quốc Học học ban Tú Tài (cấp III). Từ năm 1955 đến 1965 có thêm hai lớp đệ tam và đệ nhị (nay là lớp 10, lớp 11), thi Tú Tài bán phần xong (Tú Tài 1) qua Quốc Học học Đệ Nhất (lớp 12). Từ sau 1965 đến nay trường Đồng Khánh mở thêm lớp Đệ Nhất dạy chương trình Tú Tài II (thi Tú Tài toàn phần), có vị trí ngang hàng với trường Quốc Học.

Sau gần hàng trăm niên khóa, trường Đồng Khánh đã đào tạo cho đất nước biết bao thế hệ nhân tài nữ, trong nhiều lãnh vực: nhà giáo, nhà văn, nhà báo, nhà khoa học, nhà ngoại giao… Nữ sinh Đồng Khánh dù sống trong mọi miền đất nước hay ở hải ngoại, hoạt động trong bất cứ lãnh vực ngành nghề nào, ở bờ nam hay bờ bắc sông Hương đều có chung một ý nghĩ rất tự hào mình là cựu học sinh Đồng Khánh. Cái gì đã tạo nên niềm tự hào chung ấy?

Thời Pháp thuộc, các bà hiệu trưởng và giáo viên của trường phần lớn được đào tạo từ dòng chính, có khả năng chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao. Ví dụ như trường hợp bà hiệu trưởng Boudron Damasy là một thạc sĩ sử địa. Bằng cấp và năng lực của bà con cao hơn cả học chánh trung kỳ Délétie. Những hiệu trưởng người Việt một trăm phần trăm là cựu nữ sinh Đồng Khánh, đã nổi tiếng về trình độ học vấn, về tư cách, đạo đức một thời. Các bà có nữ tính cao, tận tụy với nghề nghiệp, thương yêu học sinh, luôn giữ được truyền thống công dung ngôn hạnh của người phụ nữ phương Đông, nhất là, đậm nét phụ nữ Huế! Các thế hệ giáo viên chịu ảnh hưởng của các bà hiệu trưởng, truyền dạy lại cho các thế hệ học sinh như một dòng sông không dứt. Chính cái dòng sông ấy tạo nên niềm tự hào chung của người phụ nữ Việt, qua hình ảnh nữ sinh Đồng Khánh!

Ngôi trường thân yêu đặc biệt, nổi tiếng như thế, thì ai có thể nào Quên!

(Theo Phi Yến)

*Nhớ nhé, nữ sinh một thời Đồng Khánh, Hôm nay! Nhớ tham dự Hội Quốc Học Đồng Khánh Bắc Cali Mừng Tân Niên Giáp Thìn 2024

Lúc 11 giờ trưa Chủ Nhật (Hôm nay) ngày 25 tháng 2 năm 2024

Tại Nhà hàng Dynasty, 1001 Story Rd, San Jose, Ca 95122

 ***

 


Tags: TÁC GIẢ
Tags: TÁC PHẨM

Đăng nhận xét

Tin liên quan