Văn
nghệ: Một câu chuyện rất cảm động nhân Lễ Tạ Ơn! (Sự hy sinh âm thầm của những
người Lính)
(Thanh
Trúc),
Thanksgiving
Day, Ngày Lễ Tạ Ơn, một truyền thống tri ân cao đẹp ở đất nước Mỹ mà chính các di dân đến Hiệp Chủng Quốc cũng thấy mình học hỏi được rất nhiều điều
hay từ ngày lễ này.
Và
nhân ngày Lễ Tạ Ơn để xin được chia sẻ cùng quí vị câu chuyên cảm động và ý nghĩa về một người đã khuất,
ông Al Christine, còn gọi là Alex Christine Sr., qua lời thuật từ linh mục Martino Nguyễn Bá Thông.
Một
người Mỹ luôn tươi cười
Giáo
đường Saint Mary On The Hill, Augusta, Georgia, đã không biết tự bao giờ, hàng
cuối cùng bên tay phải, ghế thứ ba từ ngoài đếm vào, mỗi chiều thứ Bảy, đó là
chỗ ngồi của ông.
Một
người Mỹ trắng, cụt một tay, cụt một chân, mặt luôn tươi cười mà chừng như thân
xác đang chịu đựng nỗi đau triền miên, đó là Alex Christine. Và câu chuyện bắt
đầu:
Chúng
ta đang sống được trên thế giới tự do, chúng ta phải cám ơn những người như
ông. Trong ngày Lễ Tạ Ơn này chúng tôi cám ơn ông.
LM
Nguyễn Bá Thông
“Thật
sự đó là một phần mình viết cho bài giảng trong Lễ Tạ Ơn này. Như quí vị biết
tôi chịu chức linh mục năm 2004, về một giáo xứ hoàn toàn là người Mỹ trắng.
Tôi cứ nói đùa là giáo xứ chỉ có một mình
tôi không giống ai.
Trong
mỗi buổi thánh lễ thì tôi cũng nhìn ông
và ông cũng nhìn tôi. Là một linh mục thì tôi cũng chào hỏi ông, dừng lại hỏi
năm ba câu. Được vài tháng thì bà vợ của ông đến nói: “Cha ơi xin Cha, bà dùng
chữ là xin Cha thân mật với ông một tí, bởi vì ông có nhiều điều muốn chia xẻ với
Cha lắm, mà thật tình ông không dám. Ông có những tâm sự bên trong bởi vì ông
đã từng ở chiến trường Việt Nam.”
Sau
đó, linh mục Martino cố tình làm thân và trò chuyện với người đàn ông tàn tật
đó nhiều hơn, biết được ông là người
chuyên tháo gỡ mìn, đã qua chiến trường Việt Nam hai lần:
“Đầu
tiên ông qua chiến trường Việt Nam là năm 65, sau đó ông trở lại nữa. Ông là
người chuyên môn hướng dẫn các quân nhân cách
gỡ mìn và bom đạn được cài đặt.
Năm
70 khi ông trở lại chiến trường Việt Nam lần thứ hai, lúc đó ông đứng đầu quân
đoàn chuyên dạy cho người ta cách gỡ bom mìn. Trong một lần như thế thì mìn nổ,
ông mất đi một chân và cụt một tay, trong thân xác còn nhiều mảnh đạn và ông cứ
đau đớn triền miên như vậy...
Chắc
quí vị đặt câu hỏi là chuyện này
dính gì đến Lễ Tạ Ơn? Câu chuyện dính với
Lễ Tạ Ơn là bởi vì sáu năm sau đó, năm 2010, tôi là người chủ tế nghi thức tẩm
liệm cho ông tại nhà quàn vào đêm hôm
trước thánh lễ an táng. Có nhiều điều làm cho tôi phải nghĩ tới, nhất là trong
Lễ Tạ Ơn này. Bởi có những điều ông chưa bao giờ kể với tôi, và ngày hôm đó tôi và mọi người đều bất ngờ.”
Sau
khi hoàn tất nghi thức tẩm liệm, linh mục Martino Nguyễn Bá Thông mời trưởng
nam của ông Alex, một luật sư, lên nói đôi lời về người cha quá cố của mình. Và
Alex Christine Jr. bắt đầu như thế này:
Nhưng,
con yêu dấu, một người đàn ông còn có nhiều trách nhiệm khác cũng quan trọng
không kém trách nhiệm đối với gia đình của mình.
Alex
Christine Sr.
“Bạn thử hình dung khi đang ở trong trận chiến khốc liệt, tại một chiến trường xa
tổ quốc, với cái chết rình rập chung quanh, tương lai không biết đi về đâu. Hơn
thế nữa, bạn không biết bạn còn có cơ hội để gặp gia đình một lần nữa không. Giữa
không gian đó, bạn tìm dăm ba phút gởi một thông điệp tới người thân của bạn. Bạn
sẽ nói gì viết gì?
Bốn
mươi lăm năm trước, cha chúng tôi, ông Al Christine, đã đối mặt với tình huống ấy.
Ngày 26 tháng Bảy năm 1965, khi đang phục
vụ tại chiến trường Việt Nam trong binh đoàn Mũ Xanh Green Beret đặc trách thao
gỡ bom mìn, ông đã viết lá thư đầu tiên cho người con trai trưởng trong gia
đình, Alex Junior, lúc đó 14 tuổi. Đó là tôi. Ông không biết rằng đúng bốn mươi
lăm năm sau ngày ông thảo lá thư đó từ chiến trường, tôi, em trai Brian, em gái
Kathleen, em trai út Bobby, lại có mặt
nơi đây để đưa tiễn ông.
Ông
đã bị thương tại chiến trường Việt Nam, nhưng vẫn tiếp tục hoàn thành hai năm
phục vụ trước khi trở về quê hương. Năm 1969 ông trở qua Việt Nam, đến ngày 7
tháng Mười Một năm 1970, trong một lần chỉ huy tháo gỡ bom mìn, ông đã mất cánh tay phải và một chân trái khi đang cùng
các binh sĩ Hoa Kỳ và Việt Nam chiến đấu chống lại một lực lượng quân đội hùng
hậu của Cộng sản miền Bắc.
Cha
tôi đã nhận lãnh nhiều huy chương danh dự và cao quí của quân đội Hoa Kỳ và Đồng
Minh, những huân chương như Purple Hearts, Chiến Thương Bội Tinh, Silver Star,
Bronze Star, Air Medal, Bảo Quốc Huân Chương Vietnamese Cross Of Gallantry.
Cuộc
chiến Việt Nam đã cướp đi cánh tay phải và chân trái của cha tôi, để lại trong
người ông hàng trăm mảnh đạn. Từ ngày đó, năm 1970, ông phải hàng ngày đối diện
với nỗi đau đớn triền miên của thân xác.
Thế nhưng ông luôn tươi cười và muốn làm cho mọi người chung quanh cười tươi.
Hôm nay, tôi xin phép đọc lại lá thư ông viết năm 1965 từ chiến trường. Có điều
tôi e rằng tôi khó có thể hoàn tất, nên tôi xin nhờ cha Martino đọc giùm cho
tôi.”
Đó
là những lời phát biểu của Alex Jr. về người cha thân yêu của anh hiện đang nằm kia, một buổi chiều năm 2010.
Ông Al Christine nằm đó mà như mỉm cười, lặng lẽ, bình an, không còn đau đớn.
Trở lại với linh mục Martino Nguyễn Bá Thông:
“Thì
quí vị tự hỏi chuyện này có liên quan gì với Lễ
Tạ Ơn? Thưa quí vị có liên quan. Trong cuộc đời linh mục của tôi thì đám
tang này là đám tang thứ hai ba trăm rồi, có gì phải nói? Nhưng phải nói bởi vì câu chuyện đang được từ từ mở ra,
cho tôi cảm nhận được tình yêu của ông, và đó tại sao tôi nói là ý nghĩa của
Ngày Tạ Ơn.”
Ý
nghĩa của Ngày Tạ Ơn
Thưa
quí vị, trong lá thư đó, ông Alex Sr. viết như sau:
“Alex,
Con yêu dấu:
Tối
nay cha không thể ngủ được và cha quyết định viết thư cho con. Cha thật sự
không muốn phải xa con, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh, nhưng cha muốn con
hiểu được lý do tại sao cha phải quyết định xa con.
Chắc
đã có nhiều lần con tự hỏi tại sao cha rời con, rời mẹ con, và cả gia đình! Và
chắc cũng không ít lần con buồn phiền, bực tức và là cha không có mặt để chơi với
con, để dẫn con đi câu cá, và làm những việc rất bình thường mà tất cả các người
cha làm với các đứa con trai của mình! Và có thể, con còn ghét cha nữa.
Con,
có nhiều điều mà người đàn ông phải làm! Dĩ nhiên cha rất thương con, thương mẹ
con, thương các em của con! Và bởi vì cha thương các con, cha muốn được gần gũi
với con!
Cha
không ao ước gì hơn là được ở bên con và mẹ con, để được thấy con và giúp con khôn lớn.Cha sẽ rất
hạnh phúc khi được làm điều đó, bởi vì người đàn ông sẽ không có gì cả nếu ông
ta không có con cái. Vì một ngày nào đó, cha sẽ chết đi, và qua con và các em của
con mà tên của cha sẽ tiếp tục sống.
Nhưng,
con yêu dấu, một người đàn ông còn có
nhiều trách nhiệm khác cũng quan trọng không kém trách nhiệm đối với gia đình của
mình. Cha có trách nhiệm này đơn giản thôi, vì cha là một người đàn ông tự do,
sống trong một đất nước tự do, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Đúng
bốn mươi lăm năm sau ngày viết lá thư đó, ông Alex đã không còn đau đớn. Ông đã
được diễm phúc nhìn thấy bốn đứa con của mình trưởng thành và thành đạt.
LM
Nguyễn Bá Thông
Tất
cả các quyền lợi và cơ hội mà con được hưởng, đôi lúc có phần lạm dụng, không
phải dễ dàng mà có đâu con. Chúng ta được hưởng những cơ hội đó vì đã có những
người đàn ông khác xả thân để bảo vệ
nó. Có thể bây giờ con không hiếu được
điều ấy, nhưng một ngày nào đó con sẽ hiểu. Chắc chắn con sẽ phải hiểu. Đó là tại sao đêm hôm
nay cha viết lá thư này cho con.
Con,
đừng bao giờ chần chừ bước ra khỏi cái ích kỷ của mình để chiến đấu bảo vệ tự
do và quyền lợi đó. Vì nếu con chần chừ, con sẽ mất tất cả. Nếu con không sẵn
sàng chiến đấu để bảo vệ nó, người ta sẽ cướp nó ra khỏi tay con. Cha tin rằng
đó là chân lý, là sự thật như cha tin rằng Chúa đã ban con cho cha để tiếp nối
cuộc đời khi cha nằm xuống.
Cha
đang mong tới ngày cha trở về quê hương và sống bên cạnh con như cha con ta đã
từng sống cách đây vài tháng. Cha mong ước điều đó hơn bất cứ điều gì khác.
Nhưng con yêu dấu, nếu điều đó không xảy ra, con hãy hiểu cho cha là “tại sao
cha quyết định phải xa con”, Cha tin rằng con sẽ trưởng thành và trở nên người
đàn ông mà bất cứ người cha nào cũng phải hãnh diện.
Chiến
trường Việt Nam 1969,
Cha
của con,
Alex
Christine.”
Chúng
tôi cám ơn ông
Chia
sẻ, linh mục Martino Nguyển Bá Thông cho biết nước mắt ông đã tuôn trào khi đọc
lá thư của người quá cố, một cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, nay
đã xuôi tay nhắm mắt:
Linh mục Martino Nguyễn Bá Thông. Courtesy
OBV.“Có thể tôi là người đầu tiên mở màn cho những giọt nước mắt, thế là cả nhà
nguyện được tự do khóc, cha con chúng tôi cùng khóc. Tôi khóc, những người Công
giáo khóc, những anh em Tin Lành khóc, những người Phật giáo cũng khóc, những
người vô thần cũng khóc.
Nhưng
quí vị thân mến, chúng tôi khóc vì chúng tôi hãnh diện và chúng tôi tự hào.
Chúng tôi tự hào và chúng tôi cám ơn nữa. Cám ơn bởi vì trên thế giới này cũng
vẫn có những người như ông.
Đặc
biêt đối với tôi, tôi cám ơn ông đã cùng đồng hành với bố tôi, mẹ tôi, các cậu
của tôi, cả giòng họ nhà tôi trong chiến trường. Ông không phải người Việt Nam
nhưng ông tin vào một thế giới tự do và ông muốn chia xẻ cái tự do đó không phải
chỉ với con cái của ông mà đối với tất cả chúng ta. Quí vị thân mến, giờ đây
tôi đang ngồi chia sẻ lá thư này mà nước mắt tôi vẫn tuôn giống như lúc đó.
Ngày
hôm nay nghe câu chuyện này, có thể chúng ta cảm thấy mơ hồ, nhất là các bạn trẻ. Nhưng các bạn
thân mến, chúng ta đang sống được trên thế giới tự do, chúng ta phải cám ơn những người như ông. Trong ngày Lễ
Tạ Ơn này chúng tôi cám ơn ông.”
Quí
vị vừa theo dõi câu chuyện cảm động về một cựu chiến binh Al Chritine, đã về
bên kia thế giới và đã để lại một phần thân thể của mình ở Việt Nam, trong tinh
thần và trách nhiệm của một người lính chiến.
Một
chút suy tư của linh mục Martino Nguyễn Bá Thông, một lời tri ân trong buổi tối
Lễ Tạ Ơn này:
"Đúng
bốn mươi lăm năm sau ngày viết lá thư đó, ông Alex đã không còn đau đớn. Ông đã
được diễm phúc nhìn thấy bốn đứa con của mình trưởng thành và thành đạt. Các
con của ông tiếp tục làm những gì ông đã làm dang dở.
Alex,
người con trưởng, trở thành một luật sư và cũng là chủ tịch hội đồng tài chánh
của nhà thờ chính tòa giáo phận Saint Augustine. Người em gái kế, cô Kathleen,
có bằng cao học giáo dục, và ông rất hãnh diện nói về người con gái này vì cô
là phụ nữ đầu tiên trong cả giòng họ nhà ông, những di dân từ Ý, có bằng đại học.
Người con trai thứ ba, anh Brian, là một
bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ rất nổi tiếng. Cậu con út, anh Bobby,là thẩm phán của
quận mà chúng tôi đang sống, cũng là chủ tịch hội đồng mục vụ thuộc giáo xứ tôi
đang chăm sóc lúc bấy giờ.”
Hãy
cảm ơn Thượng Đế đã ban cho đời những con người như ông!
**
Cả Thế Giới Lần Đầu Tiên Nhìn Thấy: Lãnh Tụ Bắc Hàn
Ra Mắt Con Gái Cưng Tại Vụ Thử Phi Đạn-Đạn Đạo
*(Hình: Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un cùng
với con gái thị sát một phi đạn-đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trong bức ảnh
không đề ngày tháng này do Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố
vào ngày 19/11/2022.)
Lãnh tụ Cộng sản Bắc Hàn Kim Jong Un lần đầu tiên tiết
lộ con gái của mình trước thế giới vào ngày thứ Bảy (19/11/2022) trong những bức
ảnh cho thấy hai cha con nắm tay nhau trước vụ phóng phi đạn-đạn đạo lớn nhất của
nước này một ngày trước đó.
Thông tấn xã trung ương Triều Tiên KCNA ngày thứ Bảy
đưa tin Bắc Hàn đã phóng thử một phi đạn-đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-17
vào ngày thứ Sáu.
Điều gây ngạc nhiên là sự hiện diện của con gái ông
Kim. Sự tồn tại của cô bé chưa bao giờ được xác nhận công khai trước đó.
Sự xuất hiện bất ngờ này khơi ra viễn cảnh quyền
lãnh đạo nhà nước độc tài toàn trị có thể được truyền lại cho thế hệ Kim thứ
tư, và cho thấy rằng vũ khí nguyên tử sẽ là một phần của di sản đó, các nhà
phân tích nhận định.
KCNA không nêu tên cô bé. Em được nhìn thấy trong
các bức ảnh mặc áo khoác phồng màu trắng, nắm tay cha khi họ ngắm nhìn phi đạn
khổng lồ.
“Đây là lần đầu tiên chúng ta thấy con gái của Kim
Jong Un tại một sự kiện công cộng”, Michael Madden, một chuyên gia về giới lãnh
đạo Bắc Hàn tại Trung tâm Stimson ở Mỹ, cho biết. “Việc ông ta đưa cô bé ra
ngoài công chúng theo cách như vậy là điều có ý nghĩa rất quan trọng và cho thấy
một sự thoải mái nhất định về phía ông ta”.
Chuyên gia Jenny Town của 38 North, một tổ chức
chuyên nghiên cứu về Bắc Hàn tại Hoa Thịnh Ðốn, nói rằng việc ông Kim đưa con
gái đi xem một vụ thử nghiệm ICBM và công bố những bức ảnh chụp hai người họ
đang xem vụ phóng cho thấy ông ta sẽ không khuất phục trước áp lực buộc làm chậm
lại các chương trình vũ khí của mình hoặc quay lại đàm phán.
“Điều này quan trọng ở chỗ là truyền lại một di sản”,
bà nói “Những hình ảnh này đem lại cảm giác rằng đây cũng là một phần di sản của
cô bé”.
Ông Kim được cho là có tới 3 người con, hai gái và một
trai, các chuyên gia nói. Một số nhà quan sát tin rằng một trong những đứa trẻ
đó đã được nhìn thấy trong đoạn phim quay cảnh đón mừng một ngày lễ quốc gia
vào tháng Chín.
Năm 2013, ngôi sao bóng rổ người Mỹ đã giải nghệ
Dennis Rodman cho biết ông Kim có một “em bé” gái tên là Ju Ae. Sau chuyến đi tới
Bắc Hàn năm đó, Rodman nói với báo The Guardian rằng ông có đến chơi với ông
Kim và gia đình, và ẵm em bé.
Ju Ae ước tính khoảng 12-13 tuổi, có nghĩa là trong
4-5 năm tới, cô bé sẽ chuẩn bị vào Đại học hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự, ông
Madden nói.
“Điều này có nghĩa là cô bé sẽ được giáo dục và đào
tạo để trở thành lãnh đạo – đó có thể là chuẩn bị để cô bé đảm nhận vị trí lãnh
đạo trung tâm, hoặc có thể trở thành Cố vấn và người điều khiển trong hậu trường
giống như cô của mình”, ông nói.
**
Nhân Quyền Cho Việt Nam: Uỷ Ban Bảo Vệ Ký Giả CPJ,
Trao Giải Tự Do Báo Chí Quốc Tế 2022, Khiếm Diện Cho Nhà Báo Phạm Đoan Trang
* (Hình: Nhà báo Phạm Đoan Trang với Báo cáo Đồng
Tâm trên tay.)
Nhà báo Phạm Đoan Trang vừa được Uỷ ban Bảo vệ Ký giả
(CPJ) vinh danh và trao giải khiếm diện giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế thường
niên năm 2022. Buổi lễ được tổ chức tại trụ sở của tổ chức này ở tiểu bang New
York vào đêm 17/11 (giờ miền Đông Hoa Kỳ).
Trên trang web chính thức, CPJ - một tổ chức phi
chính phủ hoạt động với mục đích thúc đẩy tự do báo chí và bảo vệ nhà báo trên
toàn thế giới - nhận định rằng những người nhận được giải thưởng mà tổ chức
trao năm nay đều đã vượt qua những thách thức to lớn để đưa tin một cách độc lập
đến với công chúng trong bối cảnh tin giả và chiến tranh lan tràn.
Bà Trần Quỳnh Vi, đồng sáng lập Luật khoa Tạp chí,
cũng là người đến nhận giải thay cho nhà báo Phạm Đoan Trang nói với RFA rằng một
trong những tiêu chí mà Phạm Đoan Trang nhận được giải này là vì Đoan Trang vẫn
thực hiện công việc làm báo của mình một cách chuyên nghiệp, mặc dù luôn có những
nguy hiểm chực chờ:
“Tôi nghĩ đây là một giải thưởng rất vinh dự bởi vì
nó chứng minh rằng những việc chúng tôi làm chỉ vì tôn chỉ của báo chí. Chúng
tôi là những người làm báo chuyên nghiệp và muốn giữ vững nền tảng báo chí Việt
Nam. Và Đoan Trang là một nhà báo được công nhận bởi một tổ chức uy tín trên thế
giới, đó là một niềm hãnh diện chung của Luật khoa Tạp chí”.
Ngoài bà Phạm Đoan Trang, năm nay còn có ba nhà báo
khác cùng nhận giải thưởng này là các nhà báo Niyaz Abdullah đến từ Iraq,
Abraham Jiménez Enoa đến từ Cuba, và Sevgil Musaieva đến từ Ukraine.
Theo điều tra của CPJ vào năm 2021, bà Trang là một
trong số ít nhất 23 nhà báo bị giam giữ vì đã cố gắng đưa tin một cách độc lập
về Việt Nam. Điều này khiến quốc gia độc đảng trở thành một trong năm quốc gia
bỏ tù nhà báo nhiều nhất trên thế giới.
Nhà báo Phạm Đoan Trang là sáng lập viên của Luật
khoa Tạp chí và là biên tập viên cho The Vietnamese, một mạng báo viết bằng tiếng
Anh về tình hình chính trị-xã hội-nhân quyền Việt Nam. Bà còn là tác giả của
nhiều cuốn sách bị cấm ở Việt Nam như Chính trị Bình dân, Cẩm nang nuôi tù,
cùng với nhiều báo cáo khác bằng song ngữ Anh-Việt như Toàn cảnh thảm họa
Formosa, Báo cáo Đồng Tâm....
Chính vì các hoạt động báo chí một cách độc lập của
mình, vào ngày 6/10/2020, bà Trang bị bắt với cáo buộc “phát tán tài liệu chống
nhà nước”, theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Từ đó, bà bị biệt giam trong hơn
một năm trời suốt giai đoạn điều tra vụ án, trước khi bị kết án chín năm tù
giam trong phiên Tòa Phúc thẩm hồi tháng 12/2021.
Bà Quỳnh Vi cũng cập nhật thêm rằng hiện nay, sức
khoẻ của nhà báo Phạm Đoan Trang ở trong tù cũng đã ổn định hơn giai đoạn bị biệt
giam trước đây:
“Hiện nay, Phạm Đoan Trang đã được chuyển đến Bình
Dương. Có một số thông tin cũng khá tích cực đó là họ (trại giam - PV) đã chấp
nhận cho Đoan Trang mang một cây đàn guitar vào trong trại để một nơi chung.
Đoan Trang có thể chơi đàn mỗi ngày, có thể nhận đồ tiếp tế từ gia đình. Và
theo gia đình thì tình hình của Đoan Trang hiện nay cũng đang khá là ổn tuy sức
khỏe vẫn yếu nhưng tinh thần thì cũng ổn định”.
Bên cạnh giải thưởng về Tự do báo chí Quốc tế của
CPJ, bà Trang từng được nhiều tổ chức cũng như Chính phủ nhiều nước trao giải
vì các hoạt động cổ vũ cho tự do báo chí và nhân quyền của mình.
Một số giải thưởng nổi bậc như Giải Homo Homini của
People in Need năm 2017; Giải thưởng Tự do Báo chí 2019, hạng mục Tầm ảnh hưởng
của CPJ; giải Martin Ennals 2022 dành cho những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền;
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trao giải thưởng “Phụ nữ can đảm quốc tế” cho bà Trang
vào giữa tháng 3/2022.
**
Đăng nhận xét